Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG METHIONINE, CHOLINE TRONG THỨC ĂN LÊN NĂNG SUẤT TRỨNG CỦA CHIM CÚT ĐẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.32 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG METHIONINE, CHOLINE
TRONG THỨC ĂN LÊN NĂNG SUẤT TRỨNG
CỦA CHIM CÚT ĐẺ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 08/2012


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Trần Thị Thu Hương
Tên khóa luận: “Ảnh hưởng của việc bổ sung methionine, choline trong thức
ăn lên năng suất trứng của chim cút đẻ”, đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của
giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt
nghiệp Khoa ngày

/08/2012.
Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng



i


LỜI CẢM ƠN
Xin mãi khắc ghi công ơn
Cha mẹ và gia đình, những người đã tận tụy chăm sóc, dạy bảo, động viên con trên
suốt chặng đường đời, cho con có được ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình dạy
bảo, truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt thời gian học tập và thực tập tại
trường
Thành kính ghi ơn
Thầy Dương Duy Đồng, người thầy đáng kính dù bận rộn với biết bao công việc
vẫn dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Văn Hiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng
em trong thời gian thực tập tại Trại Thực Nghiệm khoa Chăn nuôi – Thú Y.
Xin gửi lời cảm ơn đến
Tập thể lớp Thú Y 33, các em trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 06 năm 2012

TRẦN THỊ THU HƯƠNG

ii


TÓM TẮT

Đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung methionine, choline trong thức ăn lên năng
suất trứng của chim cút đẻ” được tiến hành tại trại thực tập chăn nuôi, khoa Chăn nuôi
– Thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, trong thời gian từ ngày 02/03/2012 đến
ngày 02/07/2012. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên trên 228 cút
mái từ 4 tuần tuổi, chia làm 3 lô, mỗi lô được lặp lại 5 lần, mỗi lần lặp lại có từ 21 – 22
cút. Lô 1: đối chứng, dùng thức ăn căn bản. Lô 2: thức ăn căn bản + 500 mg choline/kg
thức ăn. Lô 3: thức ăn căn bản + 1 kg methionine/ tấn thức ăn.
Về năng suất trứng: việc bổ sung methionine đã làm tăng tỉ lệ đẻ lên 2,68%, bổ
sung choline đã làm giảm tỉ lệ đẻ 9,73% so với lô đối chứng. Trọng lượng trứng ở lô có
bổ sung methionine tăng 1,91% so với lô đối chứng, lô có bổ sung choline giảm 0,2%
so với lô đối chứng. Về chất lượng trứng: việc bổ sung choline và methionine chưa đem
lại sự cải thiện đáng kể về chất lượng trứng.
Tỉ lệ chết: không có sự khác biệt về tỉ lệ chết giữa 2 lô thí nghiệm và lô đối
chứng.
Hiệu quả sử dụng thức ăn: lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của lô 3 cao hơn
4,2% so với lô 1, lô 2 cao hơn 1,5% so với lô 1. Đối với chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn cho 1
quả trứng, không có sự khác biệt giữa lô 3 và lô 1 nhưng ở lô 2 chỉ tiêu này tăng 28,7%
so với lô 1. Còn tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng lô 3 thấp hơn 1,36%, lô 2 cao hơn
30,17% so với lô 1.
Bệnh tích vi thể: ở lô đối chứng, mô gan bị thoái hóa mỡ nặng ở mức độ 3+ và
4+, trong khi đó mô gan ở lô có bổ sung choline tương đối bình thường, thoái hóa mỡ ở
mức độ 2+ và 3+, còn mô gan ở lô bổ sung methionine chỉ thoái hóa mỡ ở mức độ 1+ và
2+.
Hiệu quả kinh tế: chi phí thức ăn để tạo ra 1 kg trứng của lô có bổ sung
methionine thấp hơn 0,02%, lô có bổ sung choline cao hơn 30,39% so với lô đối chứng.

iii


MỤC LỤC

TRANG
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
2.1 TỔNG QUAN VỂ CÚT ......................................................................................... 3
2.1.1 Vị trí phân loại ..................................................................................................... 3
2.1.2 Nguồn gốc ............................................................................................................ 3
2.1.2.1 Trên thế giới...................................................................................................... 3
2.1.2.2 Ở Việt Nam ....................................................................................................... 4
2.1.3 Một số đặc tính sinh lý của giống cút Nhật ......................................................... 4
2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của giống cút Nhật ............................................ 5
2.2 QUY TRÌNH NUÔI CÚT HẬU BỊ ...................................................................... 10
2.2.1 Con giống........................................................................................................... 10
2.2.2 Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị vật tư chăn nuôi .................................... 11
2.2.2.1 Chuồng trại ..................................................................................................... 11
2.2.2.2 Trang thiết bị vật tư chăn nuôi ........................................................................ 12
2.2.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng chim cút hậu bị ......................................................... 12
iv


2.3 TỔNG QUAN VỀ METHIONINE ...................................................................... 12

2.3.1 Công thức cấu tạo .............................................................................................. 12
2.3.2 Vai trò sinh học .................................................................................................. 13
2.3.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của methionine ........................................................ 13
2.4 TỔNG QUAN VỀ CHOLINE .............................................................................. 14
2.4.1 Công thức cấu tạo .............................................................................................. 14
2.4.2 Vai trò sinh học của choline .............................................................................. 14
2.4.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của choline .............................................................. 14
2.5 ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC VỀ CHỨC NĂNG GAN ............................................... 15
2.5.1 Tổng quan về gan............................................................................................... 15
2.5.2 Các bệnh lý liên quan đến gan ........................................................................... 15
2.5.2.1 Viêm gan ......................................................................................................... 15
2.5.2.2 Xơ gan............................................................................................................. 17
2.5.3 Tiêu bản vi thể tế bào gan .................................................................................. 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 19
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................. 19
3.1.1 Thời gian ............................................................................................................ 19
3.1.2 Địa điểm............................................................................................................. 19
3.1.3 Nội dung ............................................................................................................ 19
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 19
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 19
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 19
3.2.3 Điều kiện khảo sát ............................................................................................. 20
3.2.3.1 Chuồng trại và trang thiết bị ........................................................................... 20
3.2.3.2 Thức ăn, nước uống và giờ chiếu sáng ........................................................... 21
3.2.3.4 Quy trình vệ sinh và phòng bệnh .................................................................... 23
3.3 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .............................................................................. 24
3.3.1 Tỉ lệ đẻ ............................................................................................................... 24
3.3.2 Trọng lượng trứng.............................................................................................. 24
3.3.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn .................................................................................. 24
v



3.3.4 Tỉ lệ trứng loại ................................................................................................... 25
3.3.5 Trứng kì hình ..................................................................................................... 25
3.3.6 Tỉ lệ chết ............................................................................................................ 25
3.3.7 Đánh giá phẩm chất trứng.................................................................................. 25
3.3.8 Đánh giá tiêu bản vi thể của gan........................................................................ 26
3.3.9 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................. 27
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU ...................................................................... 27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 28
4.1 Tỷ lệ đẻ ................................................................................................................. 28
4.2 Trọng lượng trứng................................................................................................. 30
4.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn ..................................................................................... 32
4.4 Tỷ lệ trứng loại ..................................................................................................... 37
4.5 Tỷ lệ trứng kì hình ................................................................................................ 38
4.6 Tỉ lệ chết ............................................................................................................... 40
4.7 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng ................................................................. 40
4.8 Tiêu bản vi thể tế bào gan ..................................................................................... 41
4.9 Hiệu quả kinh tế .................................................................................................... 43
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 45
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 45
5.2 ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 47
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 49

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG – BIỂU ĐỒ


Bảng 2.1 Thành phần hóa học của trứng cút.................................................................... 7
Bảng 2.2 So sánh thành phần trứng cút và trứng gà ........................................................ 7
Bảng 2.3 Thành phần hóa học của thịt cút ....................................................................... 9
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn............................................................ 21
Bảng 3.2 Thành phần và liều lượng pha trộn thức ăn .................................................... 22
Bảng 3.3 Chương trình ánh sáng cho cút đẻ .................................................................. 23
Bảng 3.4 Quy trình phòng bệnh ..................................................................................... 24
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ đẻ trung bình qua các tuần (%) .......................................................... 28
Bảng 4.1 Tỷ lệ đẻ trung bình qua các tuần (%).............................................................. 29
Bảng 4.2 Trọng lượng trứng trung bình qua các tuần (g) .............................................. 31
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày (g/con/ngày) ............................................ 33
Bảng 4.4 Tiêu tốn thức ăn cho một quả trứng (g/trứng) ................................................ 35
Bảng 4.5 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng (kg thức ăn/ kg trứng) .................................. 36
Bảng 4.6 Tỷ lệ trứng loại (%) ........................................................................................ 37
Bảng 4.7 Tỷ lệ trứng kì hình (%) ................................................................................... 39
Bảng 4.8 Tỉ lệ chết (%) .................................................................................................. 40
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng (25 trứng/lô) ............................................... 40
Bảng 4.10 Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg trứng ......................................................... 43

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Chim cút trống và chim cút mái ........................................................ 10
Hình 2.2 Sơ đồ sự chuyển hóa của methionine ................................................ 13
Hình 3.1 Chuồng nuôi chim cút đẻ ................................................................... 20
Hình 3.2 Đo chiều rộng trứng........................................................................... 26
Hình 3.3 So màu lòng đỏ trứng ........................................................................ 26
Hình 4.1 Tiêu bản vi thể tế bào gan lô đối chứng ............................................ 41

Hình 4.2 Tiêu bản vi thể tế bào gan lô bổ sung choline ................................... 42
Hình 4.3 Tiêu bản vi thể tế bào gan lô bổ sung methionine ............................. 43

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm là một trong những ngành nghề truyền thống đã gắn bó với
người nông dân Việt Nam từ bao đời nay. Trong đó, ngành chăn nuôi chim cút là
một trong những ngành đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người dân đặc biệt
là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ do chi phí đầu tư tương đối thấp, thời gian quay vòng
vốn nhanh.
Trong cơ thể động vật, gan là một cơ quan rất quan trọng, đảm trách nhiều chức
năng như tổng hợp protein huyết tương, chuyển hóa các chất dinh dưỡng được hấp
thu từ ruột, sản sinh ra các enzyme để điều hòa các hoạt động sinh lý và loại thải
các chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, gan còn sản xuất dịch mật để hỗ trợ cho quá
trình tiêu hóa thức ăn. Nhiều phản ứng sinh hóa quan trọng được thực hiện tại gan
nhằm điều hòa hoạt động trao đổi chất của cơ thể, giúp động vật nuôi sinh trưởng và
phát triển một cách bình thường.
Hiện nay, hầu hết các mô hình nuôi cút công nghiệp với mật độ và năng suất
cao. Trong mô hình này, nếu việc quản lý thức ăn, nguồn nước và sức khỏe kém sẽ
gây stress cho động vật nuôi. Trong điều kiện như vậy, hoạt động của các tế bào gan
sẽ bị ảnh hưởng và chức năng của gan sẽ bị suy yếu. Điều này dẫn đến tốc độ tăng
trưởng chậm, chất độc không được loại thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể nên sức khỏe
giảm sút và dễ mẫn cảm với mầm bệnh.
Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trên
động vật là sorbitol, inositol, choline và methionine. Trong đó, choline và
methionine được sử dụng nhằm cung cấp nhóm methyl (-CH3) cho các phản ứng


1


chuyển hóa chất độc trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về việc bổ sung methionine, choline vào thức ăn để tăng cường chức năng gan.
Xuất phát từ vấn đề trên và được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y, bộ
môn Dinh Dưỡng, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Dương Duy Đồng, chúng tôi
tiến hành đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG METHIONINE,
CHOLINE TRONG THỨC ĂN LÊN NĂNG SUẤT TRỨNG CỦA CHIM CÚT
ĐẺ”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu về khả năng của methionine, choline được sử dụng làm chất bổ
sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm tăng cường chức năng gan, tăng năng suất chăn
nuôi.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sản lượng, phẩm chất trứng và hệ số chuyển hóa
thức ăn của từng lô thí nghiệm, tiêu bản vi thể của gan.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỂ CÚT
2.1.1 Vị trí phân loại
Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I (1995) có phân loại như sau:
Chim cút thuộc:
Ngành


Chordata

Ngành phụ

Vertebrata

Tổng lớp

Tetrapoda

Lớp

Chim (Aves)

Bộ

Gà (Galliformes)

Họ

Trĩ (Phasianidae)

Giống

Cun cút (Curturnix)

Loài

Curturnix japonics


(Loài này do người Nhật tuyển chọn và lai tạo)
2.1.2 Nguồn gốc
2.1.2.1 Trên thế giới
Theo tài liệu cổ, người ta thấy chim cút xuất hiện cách đây 6000 năm ở Ai Cập.
Vào thời đó, các Pharaon bắt dân chúng đọa đày xây dựng các Kim Tự Tháp, người lao
động sống nhờ bắt chim cút bên bờ sông Nile để ăn, một loài chim cút mang tên
Pharaon cũng xuất hiện từ đó.
Người Nhật đã thuần hóa được giống chim cút hoang trên từ thế kỷ 11, sau đó
phân bố rộng rãi khắp Châu Âu và Châu Á. Ở Mỹ, đến năm 1870, chim cút cũng được
giới thiệu ở đây và nhanh chóng được người chăn nuôi chấp nhận. Ngày nay, chim cút
đã được phân bố rộng khắp thế giới. Các quốc gia đã không ngừng chọn lọc và lai tạo,
tạo nên những giống riêng biệt và năng suất cao. Ngoài giống cút Curturnix japonics do
3


người Nhật tuyển chọn và lai tạo ở trên, một số giống cút nổi tiếng khác cũng được biết
đến là:
- Machurian Golden: giống ở Mãn Châu, lông vàng rơm.
- Bristish Range: gốc ở Anh, lông đen tuyền.
- English White: gốc ở Anh, lông màu trắng.
- Bobwhite: được ưa chuộng ở Mỹ, lông màu sẫm.
2.1.2.2 Ở Việt Nam
Chim cút đã được nhập vào Việt Nam từ những năm 1970. Từ trước đến nay,
người Việt Nam không ngừng lai tạo giữa các giống cút nhập về ban đầu với các giống
nhập sau này để tạo ra các giống lai có năng suất thịt, trứng cao hơn các thế hệ trước.
Hiện nay, các giống cút đang được nuôi phổ biến ở nước ta là giống cút lai, kết quả từ
sự lai tạo của con mái giống cút Nhật với con giống giống Bobwhite. Tuy nhiên chim
cút được chọn nuôi phổ biến vẫn còn mang nhiều máu giống cút Nhật hơn do thành tích
sinh sản cao của nó.

2.1.3 Một số đặc tính sinh lý của giống cút Nhật
Sinh lý máu và thân nhiệt
Theo Huỳnh Thị Minh (1990), cút con một ngày tuổi có:
- Hồng cầu: 1,94 triệu/mm3
- Bạch cầu: 7000/mm3
Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997), thân nhiệt chim cút: 420 C – 430 C.
Trọng lượng một ngày tuổi
Theo Đào Đức Long và cộng sự (1992) trọng lượng cút 1 ngày tuổi là 6–12 gram và
là 6–7 gram theo Lâm Thị Minh Thuận (1997).
Trọng lượng lúc trưởng thành

4


Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997), trọng lượng lúc trưởng thành con mái đạt 120–
130 gram, con trống đạt 140–150 gram. Nhưng theo Sam K.Varghese (1998), trọng
lượng lúc trưởng thành con mái là 120–160 gram và con trống là 100-140 gram.
Theo Nguyễn Xuân Bình và cộng sự (1999) thì chim cút vào lúc 6 tháng tuổi con
mái đạt được 150-170 gram.
Tuổi đẻ trứng đầu tiên
Theo Lê Thị Vân Long (1989) tuổi đẻ trứng đầu tiên là 5 tuần tuổi còn theo Sam.
K.Varghese (1998) tuổi đẻ trứng đầu tiên là 6 tuần tuổi.
Một số nhà chăn nuôi có kinh nghiệm thì cho rằng chim cút có thể đẻ quả trứng đầu
tiên vào 38-45 ngày tuổi.
Thời gian ấp nở
Theo Sam. K.Varghese (1998) thời gian ấp nở của chim cút từ 14-19 ngày. Theo
Lee và Febiger (1968) thời gian ấp nở từ 15-16 ngày và theo Lâm Thị Minh Thuận
(2002) thì thời gian ấp nở từ 16-17 ngày.
Tuổi thành thục
Theo Sam. K.Varghese (1998) tuổi thành thục của cút là 5-6 tuần tuổi. Nhưng theo

Lee và Febiger (1968) thì tuổi thành thục về giới tính của chim cút là 6-8 tuần tuổi.
Theo Sam. K.Varghese (1998), chọn trứng có phôi thì chỉ chọn vào thời điểm từ 2-8
tháng tuổi và tỉ lệ trống mái là 1: 2.
Cùng ý trên, nhưng theo Lâm Thị Minh Thuận (1997) thì cho rằng, ta có thể
khai thác trứng giống vào tuần tuổi thứ 8-40 với tỉ lệ trống mái là 1: 4.
Ở Mỹ, theo Stan Redfern (1990) 5-8 trống trên 10 mái thì cho kết quả thụ tinh
cao nhất.
2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của giống cút Nhật
Trọng lượng xuất thịt
Theo Nguyễn Xuân Bình và cộng sự (1999) thì chim cút có thể xuất thịt từ 42 ngày
tuổi và đạt trọng lượng từ 120-140 gram.
5


Năng suất trứng
Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997) năng suất trứng là 290-310 trứng/năm, gấp 2425 lần thể trọng của chim cút đẻ, so với gà mái đẻ thì chỉ gấp 8-10 lần thể trọng. Theo
Sam. K.Varghese (1998) năng suất trứng là 200-300 trứng/năm và chim cút đã hoàn
toàn mất tập tính ấp so với cút hoang (mỗi một chu kì đẻ từ 5-12 trứng sau đó tự ấp
lấy). Theo Tô Du (1996) năng suất trứng là 250-340 trứng/năm. Theo Nguyễn Xuân
Bình và cộng sự (1999) thì năng suất trứng là 300-360 trứng/năm và khai thác liên tục
trong 60 tuần.
Trọng lượng trứng
Theo Lee và Febiger (1968), Sam. K.Varghese (1998) thì trọng lượng trứng là 10
gram. Theo Lâm Thị Minh Thuận (2002) thì trọng lượng trứng thay đổi từ 11-15 gram.
Tỉ lệ trứng có phôi
Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997) tỉ lệ trứng có phôi trên 90%. Theo Lee và
Febiger (1968) tỉ lệ trứng có phôi trên 75%, còn theo Tô Du thì tỉ lệ thụ tinh từ 95-97%.
Tỉ lệ ấp nở
Theo Lâm Thị Minh Thuận (1997), tỉ lệ ấp nở 85-95%. Theo Lee và Febiger (1968),
tỉ lệ ấp nở 60-75%. Theo Tô Du (1996), tỉ lệ này từ 75-85%.

Thành phần trứng cút
Thành phần hóa học của trứng cút được trình bày qua Bảng 2.1

6


Bảng 2.1 Thành phần hóa học của trứng cút
Trứng cút
Thành phần

Đơn vị tính
Lòng trắng (1)

Lòng đỏ (2)

Nước

(%)

66,04

19,3

Protein

(%)

12,43

15,43


Lipid

(%)

0,18

16,06

Chất khoáng

(%)

0,94

0,20

Calcium

(mg %)

10,00

-

Phosphor

(mg %)

-


200,00

(%)

-

12,54

(mg %)

-

1000,00

Lecitin
Cholesterole

(Trích dẫn bởi Trần Cao Vân, 1999)
(1) Phạm Văn Tất (1969)
(2) Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Hà Nội
Trứng cút bổ hơn trứng gà, nếu lấy 100 gram lòng đỏ và lòng trắng của trứng cút
đem so với trứng gà ta thấy như sau
Bảng 2.2 So sánh thành phần trứng cút và trứng gà
Thành phần (%)

Trứng gà

Trứng cút


Lòng đỏ

30

31,9

Lòng trắng

59

47,4

Vỏ trứng

11

20,7
(Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2002)
7


Thành phần hóa học của thịt cút
Phong trào nuôi cút ngày dần phát triển mạnh và đã chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ,
bởi thịt cút thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp với nhu cầu của con
người.
Thịt chim cút gần giống thịt gà nhưng tốt hơn, có hàm lượng protein cao, chất béo
thấp (khi bỏ da, chất béo giảm khoảng 60% - 80% so với gà). Trong thành phần lipit, có
mỡ không no và acid béo không bão hòa, giàu khoáng chất, nhất là phospho, sắt, đồng,
kẽm và selenium. Thịt chim cút giàu vitamin niacin (vitamin B3) và pyridoxine
(vitamin B6) hơn một cách đáng kể so với thịt gà.


8


Bảng 2.3 Thành phần hóa học của thịt cút
Đơn vị

Thịt cút

tính

(1)

Nước

(%)

Protein

Thịt bò (2)

Thịt gà (2)

Cá lóc

72,80

70,50

66,60


79,97

(%)

19,87

18,00

20,30

18,80

Lipid

(%)

5,08

10,00

13,10

0,16

Glucid

(%)

1,08


-

-

0,05

Năng lượng

(Cal)

159,52

171,00

205,00

77,00

Chất khoáng

(%)

1,17

1,00

1,00

1,01


Calcium

(mg %)

-

10,00

12,00

14,28

Phosphor

(mg %)

210,00

194,00

200,00

166,00

Fe2+

(mg %)

2,50


2,70

1,50

0,29

Vitamine B1

(mg %)

0,08

0,10

0,15

0,05

Vitamine B2

(mg %)

0,012

0,17

0,16

-


Vitamine PP

(mg %)

2,65

4,20

8,10

-

Thành phần

(Trích dẫn bởi Trần Thị Mỹ Hạnh, 2001)
Chú thích:
(1): Viện Pasteur, Tp. Hồ Chí Minh, 1982
(2): Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Hà Nội

9


2.2 QUY TRÌNH NUÔI CÚT HẬU BỊ
2.2.1 Con giống
Cút giống phải có xuất xứ ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ tin tưởng. Cút giống
phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, háu ăn, không dịch bệnh, dị tật... Cút phải có tỉ lệ đẻ, ấp
nở, nuôi sống cao, tăng trọng nhanh, ổn định và đồng đều, tránh đồng huyết. Từ ngày
25, người ta tiến hành chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống để nuôi riêng và
ghép đôi giao phối. Quy cách chọn giống:

-

Cút trống: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình gọn, đầu nhỏ,
mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90g.

-

Cút mái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen,
xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại, trọng lượng lớn hơn cút
trống.

Ngoài ra có một số giống cút như cút nâu không thể phân biệt được trống mái qua
màu lông cổ và ức ở tuần tuổi thứ 3. Trường hợp này phải đợi cút đến 6 tuần tuổi, lúc
đó con trống có bầu tinh phát triển rõ ở sau đuôi, nếu không có bầu tinh là con mái (Võ
Thị Ngọc Lan, 2004).

Hình 2.1 Chim cút trống và chim cút mái
(con mái lông ngực có đốm đen, con trống lông ngực vàng)

10


2.2.2 Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị vật tư chăn nuôi
2.2.2.1 Chuồng trại
Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Nhiệt độ thích hợp: nhiệt độ thích hợp cho chim cút đẻ là 18-250C, nóng quá hay
lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để
điều tiết thân nhiệt. Trong điều kiện nóng ẩm, sức sản xuất của chim bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, chim giảm lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày, giảm hiệu quả sử dụng thức
ăn, giảm khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng, giảm sức đề kháng và khả năng đáp

ứng miễn dịch, tăng hiện tượng cắn mổ nhau...
Thoáng khí: nhu cầu không khí sạch của chim cút tương tự như của các loài gia cầm
khác: 21% O2, CO2 và hàm lượng các khí độc khác: NH3, H2S... không vượt quá 0,3%.
Để đảm bảo nhu cầu đó, chuồng nuôi cút cần có độ thoáng mát cao, không khí sạch
được luân chuyển thường xuyên trong chuồng nuôi.
Yên tĩnh: chim cút có bản tính rất nhút nhát, thần kinh nhạy bén, lại có thính giác và
thị giác rất phát triển nên chúng dễ bị kích động bởi các tác động của môi trường, đặc
biệt là âm thanh, ánh sáng, người lạ. Hiện tượng xấu nhất thường thấy trong chuồng
nuôi là khi có tiếng động mạnh hay người lạ vào chuồng... chim cút sẽ đột ngột bay
dựng lên, đập đầu vào trần, vỡ đầu hay chấn thương sọ não, nếu bị stress nhiều, kéo dài,
chẳng hạn khi chuyển chuồng, tiêm phòng... sẽ xuất hiện hiện tượng phân ướt như sáp,
màu vàng nâu. Do đó, để cút sinh trưởng,sinh sản tốt, cần giữ một môi trường yên tĩnh
và không xáo trộn.
Vệ sinh
Cần xây dựng một môi trường chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, hợp vệ sinh, tạo
điều kiện thuận lợi để cho cút phát triển, phát huy được tối đa tiềm năng di truyền của
phẩm chất giống.
Đề phòng mèo chuột

11


Chim cút có cơ thể nhỏ, rất vừa ăn đối với mèo hoang và chuột. Vì vậy, khi thiết kế
chuồng trại, trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng... người chăn nuôi cần chú ý chống
các động vật nguy hại và nguy hiểm này.
2.2.2.2 Trang thiết bị vật tư chăn nuôi
Trang thiết bị vật tư chăn nuôi bao gồm tất cả các vật dụng được sử dụng trong
chăn nuôi: máng ăn, máng uống, bể chứa nước...
Máng ăn, máng uống, vật dụng chứa thức ăn, nước uống cần được chà rửa sạch
bằng xà phòng, ngâm thuốc sát trùng sau đó rửa sạch bằng nước thường rồi đem phơi

khô trước khi sử dụng.
2.2.3 Chăm sóc và nuôi dưỡng chim cút hậu bị
Sau 3 tuần tuổi, cần cho chim cút ăn hạn chế để tránh cho đàn chim quá béo
hoặc đẻ quá sớm, cho năng suất không cao và mau tàn. Cho cút ăn hạn chế chỉ 70- 80%
nhu cầu, nghĩa là chim luôn ăn đói. Khi đó, chim sẽ tranh nhau ăn, dẫn đến tình trạng
đàn không đồng đều, con to, con bé... sau này sẽ đẻ kém. Để tránh hiện tượng trên, cần
cho chim ăn ít bữa trong ngày, khi nào cho ăn thì cho ăn thật no để chúng đỡ tranh
nhau, làm tăng độ đồng đều của đàn.
Nước uống: nhu cầu nước uống của chim cút bằng 2,5- 3 lần khối lượng thức ăn
cung cấp.
Yêu cầu về nhiệt độ: trong giai đoạn này, chim đã có thân nhiệt ổn định, song
muốn đạt kết quả tốt vẫn cần phải có nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp, với chim hậu bị là
200 C.
2.3 TỔNG QUAN VỀ METHIONINE

2.3.1 Công thức cấu tạo

12


2.3.2 Vai trò sinh học
Methionine là acid amin chứa lưu huỳnh, nó cũng là một trong số những acid
amin quan trọng nhất. Methionine ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, đến chức năng
của gan và tuyến tụy, có tác dụng điều hòa trao đổi lipid, chống mỡ hóa gan, cần thiết
cho sự sinh sản tế bào, tham gia tích cực vào quá trình đồng hóa, dị hóa trong cơ thể.
Hình 2.2 Sơ đồ sự chuyển hóa của methionine

(Trích dẫn bởi Trương Công Trạng, 2008)
Thiếu methionine làm mất tính thèm ăn, thoái hóa cơ, thiếu máu, nhiễm mỡ gan,
làm giảm quá trình phân hủy các chất độc thải ra trong quá trình trao đổi chất, hạn chế

sự tổng hợp acid nucleotide và hemoglobin. Ngoài ra sự nghèo methionine sẽ làm tăng
nhu cầu choline trong thức ăn vì cả choline và methionine đều có vai trò sinh học là
nguồn cung cấp nhóm metyl (- CH3) cho một số phản ứng sinh hóa học trong cơ thể.
2.3.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của methionine
Theo Tăng Nguyễn Phúc (1990), việc bổ sung methionine ở mức 0,01% vào
khẩu phần cơ sở đã làm tăng tỉ lệ đẻ hàng tuần của chim cút lên 80,47% so với lô đối
chứng 75,71%.
13


Theo Trương Công Trạng (2008), bổ sung methionine ở mức 0,1% chưa đem lại
hiệu quả trong sự tăng trưởng của cá tra.
2.4 TỔNG QUAN VỀ CHOLINE
2.4.1 Công thức cấu tạo

2.4.2 Vai trò sinh học của choline
Choline rất cần thiết cho việc tạo bộ xương bình thường, với sự xúc tác của
Coenzyme-A từ choline và acetyl-CoA tạo ra chất acetylcholine, chất dẫn truyền xung
động ở xynap thần kinh. Ngoài ra, choline còn là nguyên liệu tạo ra hợp chất phospholipid như lecitin, sphyngomyelin…chuyển hóa qua gan để ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
Cùng với methionine, betain thì choline cũng là nguồn cung cấp nhóm methyl
phục vụ cho một số phản ứng chuyển hóa nhóm methyl, nên ta còn gọi chúng là metyl
donor.
Người ta nhận thấy sự thiếu hụt choline trong cơ thể gây cho gà thịt sinh trưởng
và gà tây hội chứng perosis, ở gà lớn gây mỡ hóa gan rất nặng.
2.4.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của choline
Theo Fouladi, Peyman và ctv (2011), việc bổ sung choline ở mức 500mg/kg và
1000mg/kg thức ăn chưa làm tăng trọng lượng quầy thịt nhưng làm giảm trọng lượng
gan, ngăn ngừa hội chứng gan nhiễm mỡ ở chim cút Nhật Bản.

14



2.5 ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC VỀ CHỨC NĂNG GAN
2.5.1 Tổng quan về gan
Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống. Cơ quan này đóng một vai
trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể
như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc.
Gan được xem là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều
hòa rất nhiều phản ứng hóa sinh như chuyển hoá glucid, protid, lipid. Gan là hàng rào
chắn của cơ thể, ngăn các sản phẩm độc hại thâm nhập vào qua đường tiêu hoá, đồng
thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hoá trong cơ thể tạo
nên.
Gan giữ một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc xử lý các loại thuốc và hóa chất.
Trong máu, gan thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc và hóa chất ở nồng độ cao và
gan chính là một nhà máy lọc cực kì hiệu quả đối với các chất này. Chất gây độc cho
gan có thể chính là các thuốc và hóa chất được sử dụng ở dạng nguyên hoặc những chất
độc phát sinh từ các công đoạn chế biến thuốc và hóa chất trong cơ thể.
Bệnh lý ở gan là một trong những bệnh nội khoa phổ biến trên động vật, vì gan
là cơ quan chuyển hóa, là con đường chính mà tất cả các sản phẩm biến dưỡng trong cơ
thể phải đi qua, từ đó dẫn đến tổn thương cấu tạo tế bào và rối loạn chức năng sinh học
(Nguyễn Văn Khanh và ctv).
2.5.2 Các bệnh lý liên quan đến gan
2.5.2.1 Viêm gan
 Viêm gan truyền nhiễm
Vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào gan và lan rộng tấn công vào nhu mô gan và tấn
công một số cơ quan khác
Các đường xâm nhập của vi sinh vật vào gan
- Tĩnh mạch cửa
15



- Động mạch gan
- Tĩnh mạch rốn thú mới sanh
- Hệ thống ống mật
- Tĩnh mạch gan
- Lan tràn trực tiếp
Máu ở tĩnh mạch cửa có thể lớn và dẫn máu chứa từ một vùng ruột lớn nên có nhiều
yếu tố cảm nhiễm vi trùng ở sẵn trong hệ tuần hoàn như vật tắc mạch nhiễm trùng sẽ
theo động mạch gan đến gan.
 Viêm gan cấp tính do độc chất
Viêm gan do độc tố gây các biến đổi trong tế bào gan: trương đục, thoái hóa mỡ và
cuối cùng là hoại tử các tế bào gan. Mắt thường nhìn thấy gan nhạt màu đôi khi có màu
đỏ do xung huyết. tiểu thùy gan nổi elen rõ ràng. Qua kính hiển vi, hoại tử thuộc loại
đông đặc, nhân tế bào teo và tế bào chất ưa màu acid sau đó tế bào tan rã và biến mất,
có thể thấy một ít lympho xâm nhập vào mô liên kết. Tùy theo vị trí, ta chia hoại tử gan
ra làm 5 loại.
- Hoại tử phân tán: Vùng hoại tử rộng lớn, vượt qua ranh giới của một tiểu thùy.
- Hoại tử tụ điểm: Vùng hoại tử rất nhỏ, nằm bên trong tiểu thùy và có rất nhiều điểm
nằm rải rác và ở bất cứ vị trí nào của tiểu thùy.
- Hoại tử ngoại biên: các vùng ngoại biên của tiểu thùy bị hoại tử vì nó chịu ảnh hưởng
do độc tố trong máu gây ra.
- Hoại tử vùng giữa: các biến đổi hoại tử nằm ở vùng giữa trung tâm và ngoại biên tiểu
thùy. Bệnh tích này ít khi xảy ra.
- Hoại tử trung tâm: đây là thể hoại tử thường thấy nhất trong viêm gan cấp tính do độc
tố. Các tế bào vùng tĩnh mạch trung tâm bị ảnh hưởng do độc tố theo máu đến và sự
thiếu oxy do tuần hoàn ngưng trệ gây ra.
16



×