Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐÁP ÁN MÔN BÀO CHẾ THUỐC HIỆN ĐẠI THI HẾT MÔN ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.47 KB, 20 trang )

MỘT SỐ KỸ THUẬT BÀO CHẾ HIỆN ĐẠI
Câu 1: Anh chị hãy trình bày khái niệm Pellet, ưu nhược điểm của pellet?
Khái niệm
Pellet được xem là những hạt thuốc nhỏ có dạng hình cầu hoặc như hình cầu, thường có đường kính từ 0,251,5 mm, được hình thành do quá trình liên kết các tiểu phân dược chất với các tá dược khác nhau
Ưu điểm:
1.Khác với viên nén, viên nang thông thường: pellet dễ dàng phân tán đều khắp trong dạ dày, dược chất
không tập trung tại một vị trí nên hạn chế được tác dụng kích ứng tại chỗ của dược chất, giảm bớt nguy cơ
gây tổn thương niêm mạc dạ dày
2.Do kích thước nhỏ lại hình cầu, các pellet dễ dàng dàng đi qua môn vị xuống ruột, tạo điều kiện cho dược
chất hấp thu nhanh hơn, triệt để hơn vì ruột non là vị trí hấp thu thuốc chủ yếu của các thuốc dùng theo đường
uống
3.Sử dụng pellet khắc phục được hiện tượng dồn liều, hoặc không rã trong dịch ruột (viên nén bao tan ở ruột).
4.Nhờ công nghệ bào chế pellet nên các chất có tương kị với nhau vẫn phối hợp được trong 1 viên thuốc
5.Để tăng cường bảo vệ dược chất chống lại các tác động của ngoại môi như hơi ẩm, oxy không khí, người ta
thường bao màng pellet với các polyme thích hợp. Dễ hơn so với bao viên nén
6. So với bột thuốc hay hạt thuốc, Pellet có khả năng trơn chảy tự do nên dễ dàng thu được các nang thuốc
hoặc viên nén có khối lượng hoặc hàm lượng dược chất đồng nhất và có độ lặp lại cao. Ngoài ra kết hợp
nhiều pellet có màu sắc khác nhau làm tăng độ hấp dẫn của sản phẩm
7. Pellet tác dụng kéo dài hạn chế được sự bùng liều (là hiện tượng toàn bộ dược chất có trong viên được giải
phóng ồ ạt do cấu trúc kéo dài của viên không toàn vẹn) có thể gặp ở những dạng thuốc kéo dài chỉ 1 liều duy
nhất.
8. Phối hợp các loại pellet có chứa cùng một dược chất nhưng có tốc độ giải phóng khác nhau trong cùng 1
viên nén hay nang thuốc cho phép tạo ra biệt dược có khả năng giải phóng hoạt chất theo chương trình
Nhược điểm
1.Quy trình bào chế kéo dài và chi phí cao.
2.Là sản phẩm trung gian, vì thế mức độ đồng nhất về kích thước tỷ trọng của các pellet đem đóng viên ảnh
hưởng trực tiếp đến sự đồng nhất về khối lượng, hàm lượng dược chất trong từng viên thuốc
3.Với dược chất có hoạt lực mạnh cần phải thêm một lượng tá dược pha loãng trơ thích hợp với kích thước
của vỏ nang dự định dùng để đóng pellet đó. Nếu không chỉ cần thiếu hoặc thừa 1 vài pellet cũng sẽ dẫn đến 1
sự dao động lớn về hàm lượng hoạt chất trong viên



Câu 2: Anh chị hãy kể một số tá dược thường dùng trong bào chế pellet
Nhóm tá
dược

Tên hóa chất

Độn

Calci sulfat, calci dibasic phosphat, lactose, manitol, cellulose vi tinh thể, tinh bột,
saccarose…

Dính

Gelatin, hydropropyl cellulose, hydropropyl methyl celulose, methyl celulose,
polyvinyl pyrrolidon

Trơn

Calci strearat, glycerin, dầu thực vật hydrogen hóa, magnesi stearat

Chống dính

Kaolin, talc, silicon dioxyd..



Các alginat, natri croscarmellose, crosspovidon, tinh bột biến tính,

Điều chỉnh

pH

Các muối citrat, phosphat

Tạo cầu

Cellulose vi tinh thể, hỗn hợp cellulose vi tinh thể, carboxymethylcellucose, chitosan

Điều hòa sự Magnesi stearat, tinh bột, talc…
chảy
Điều khiển
giải phóng
hoạt chất

Ethylcelulose, sáp carnauba, shelac, cellulose vi tinh thể, natri carboxymethyl
cellulose, hydroxypropy cellulose..

Chất diện
hoạt

Tween, natri laurylsulfat…


Câu 3: Kể tên các phương pháp điều chế Pellet? Vẽ sơ đồ điều chế pellet theo phương pháp đùn tạo
cầu:
Kể tên các phương pháp điều chế Pellet
1. Đùn –tạo cầu 2. Bồi dần 3. Phun sấy 4. Phun đông tụ
Vẽ sơ đồ điều chế pellet theo phương pháp đùn tạo cầu:

Dược chất, tá dược được làm

thành bột có kích thước thích hợp

Trộn thành hỗn hợp bột kép đồng nhất

Tá dược dính lỏng
Nhào trộn thành khối bột ẩm, đủ dẻo

Đùn và cắt đoạn các sợi hình trụ

Tạo cầu các đoạn sợi thành pellet

Làm khô pellet


Câu 4: Anh chị hãy trình bày mục đích của bao viên? Các phương pháp bao viên?
Anh chị hãy trình bày mục đích của bao viên
- Che dấu mùi vị khó chịu của dược chất
- Bảo vệ dược chất, tránh được các yếu tác động của môi trường: độ ẩm, ánh sáng, oxy
không khí…. làm tăng độ ổn định của chế phẩm
- Tăng khả năng phân biệt, tránh nhầm lẫn không chỉ trong quá trình sản xuất mà cho người
sử dụng
- Thuận lợi trong quá trình đóng gói vì không gây bẩn thiết bị, nhiễm chéo trong quá trình
đóng gói
- Cải thiện hình thức của viên, tăng độ cứng cho viên
- Cải thiện SKD của dược chất: bao tan ở ruột, bao giải phóng dược chất kéo dài…
- Hạn chế tương tác, tương kị giữa các thành phần trong viên bằng cách bao riêng Pellet
trước khi đóng nang hay dập viên.
Các phương pháp bao viên?
- Bao đường
- Bao film

- Vi nang
- Bao bằng phương pháp dập viên


Câu 5: Anh chị hãy trình bày về bao đường (ưu điểm, các giai đoạn, một số khó khăn
khi bao đường?
Là quá trình bao nhiều bước để tạo vỏ có thành phần chính là đường, ngoài ra trong
thành phần vỏ bao có một số tá dược độn, tá dược màu.
Ưu điểm của bao đường
- Nguyên liệu rẻ và phổ biến
- Không đòi hỏi thiết bị phức tạp
- Quy trình bao không cần nghiêm ngặt như bao film
- Viên bao có bề mặt nhẵn, ngọt, dễ nuốt
- Nhân bao không cần độ bền cơ học như bao film
CÁC GIAI ĐOẠN BAO ĐƯỜNG
1. Nhân bao (viên)
2. Bao cách ly (shellac, cellulose acetat phtalat, nhựa acrylic)
3. Bao nền và bao nhẵn (siro gôm, siro đơn, dịch thể gelatin, dung dịch PVP+ Tinh bột,
đường, calcicarbonat, talc…)
4. Bao màu (màu tan/ không tan trong nước- màu + siro hoặc muối nhôm)
5. Bao bóng (parafin, sáp ong, sáp carnauba, PEG rắn…
MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI BAO ĐƯỜNG
• Nứt, vỡ vỏ bao: do hàm ẩm trong giai đoạn bao vượt quá giới hạn cho phép làm cho lớp
bao co giãn khác nhau sau một thời gian
• Vỏ bao dính: do dịch bao có chứa chất màu có tính acid nhẹ hoặc trong khi bao nhiệt độ
sấy cao hoặc sấy lâu làm thủy phân đường
• Viên lốm đốm: sáp đánh bóng tập trung ở những chỗ lõm trên bề mặt viên





CÂU 6: Mục đích của bao tan trong ruột? yêu cầu của nguyên liệu dùng bao tan
trong ruột, kể tên một số nguyên liệu bao tan ở ruột, các đặc tính của Shellac?
Mục đích của bao tan ở ruột

 Tránh phân hủy dược chất trong môi trường acid (enzym, kháng sinh…)
 Tránh kích ứng dạ dày (natri salicylat, aspirin, diclofenac, ketoprofen…)
 Thuốc tác dụng tại chỗ ở ruột (các thuốc kháng khuẩn đường ruột..).
 Các thuốc chỉ hấp thu ở ruột non nên cần tập trung nồng độ thuốc cao hơn tại vùng hấp
thu
 Thuốc giải phóng kéo dài hay nhắc lại.
YÊU CẦU NGUYÊN LIỆU
• Kháng dịch vị
• Dễ thấm dịch ruột
• Đáp ứng các yêu cầu chung của màng bao film: bền vững, không độc hại, giá thành chấp
nhận được, dễ áp dụng không đòi hỏi các thiết bị đăc biệt
MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU BAO TAN Ở RUỘT
• CAP (acetyl phtalyl cellulose)
• PVAP (Polyvinyl acetat phtalat)
• Shellac
• Polyme acrylic
• CAT (Cellulose acetat trimellitat)
• HPMCP (Hydroxypropylmethylcellulose phtalat)



ĐẶC TÍNH CỦA Shellac
Shellac là nhựa đã tinh chế của loài sâu Laccifer lacca tiết ra có nguồn gốc từ Ấn Độ và
vùng Viễn Đông, không tan trong nước, không tan trong dung dịch acid, tan trong dung
dịch kiềm nên thích hợp cho màng bao tan ở ruột. Shellac được dùng rất lâu với mục đích

khác nhau như: bao nền đẻ chống ẩm, bao tan ở ruột, bao tác dụng kéo dài. Shellac tan tốt
trong dung dịch Ethanol nóng nên thương dùng dung dịch 35-40% trong cồn để bao.
Trong quá trình bảo quản màng Shellac có xu hướng làm tăng thời gian rã, thay đổi tốc độ
hòa tan dược chất từ viên.


CÂU 7: Anh chị hiểu gì về các chất màu dùng trong bao viên?
• Chất màu đưa vào trong công thức nhằm tăng vẻ đẹp cho sản phẩm, dễ dàng phân biệt sản
phẩm, cản ánh sáng để tăng độ ổn định của thuốc, ngoài ra có thể giúp cho nhà sản xuất
quảng cáo tên sản phẩm. Các chất màu phải là nguyên liệu an toàn dùng thực phẩm hoặc
dược phẩm, bền vững, giá thành chấp nhận được, các chất màu dùng trong bao viên có
thể là
• Các chất màu hữu cơ tan và không tan
• Các chất màu vô cơ
• Các chất màu nguồn gốc tự nhiên
CHẤT MÀU HỮU CƠ
• Tan : sunset yellow, patent blue, tatrazine, erythrosin
• Không tan: phức hợp của các chất màu tan được phối hợp trong nhôm clorid và natri
carbonat, được hấp thụ trên bề mặt nhôm hyđrat
Ưu điểm của chất màu không tan
• Làm giảm tính thấm của màng bao với ẩm và oxy
• Không thấm vào thuốc
• Là chất độn và tăng độ dày màng bao
• Màu ổn định. Có độ bền cao
• Giảm hiện tượng dính viên trong quá trình bao
• Thích hợp với các loại dung môi khác nhau
CHẤT MÀU VÔ CƠ
• Có độ ổn định cao hơn các chất màu hữu cơ
• Vd: titan dioxyd, oxyd sắt (vàng, đỏ, đen)
• Hạn chế: không tạo ra được màu sắc phong phú

CHẤT MÀU TỰ NHIÊN
• Riboflavin
• Beta caroten
• Carmin
• Anthocyanin
Các chất màu tự nhiên thường ảnh hưởng đến độ mềm dẻo của màng bao làm cho màng
bao kém mềm dẻo hơn















Câu 8: Khái niệm và phân loại các thuốc tác dụng kéo dài
Khái niệm thuốc tác dụng kéo dài
Thuốc TDKD là thuốc có khả năng kéo dài quá trình giải phóng và hấp thu dược chất từ
dạng thuốc nhằm duy trì nồng độ dược chất trong máu, trong vùng điều trị một thời gian
dài với mục đích kéo dài thời gian điều trị, giảm số lần dùng thuốc cho bệnh nhân, giảm
tác dụng không mong muốn và nâng cao hiệu quả điều trị
Theo dược điển Mỹ: thuốc tác dụng kéo dài ít nhất phải giảm được 1 nửa số lần dùng
thuốc cho người bệnh

Phân loại
Thuốc giải phóng kéo dài: loại kéo dài- Extand- release , Substained- release, prolongrelease, retard : chỉ chung các chế phẩm có khả năng giải phóng dược chất trong khoảng
thời gian mong muốn để duy trì nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị, thời
gian mong muốn có thể là hàng ngày với thuốc uống hay hàng tuần hàng tháng với thuốc
tiêm
Thuốc giải phóng có kiểm soát (controlled – release) cũng là thuốc tác dụng kéo dài
nhưng ở mức cao hơn. Hàm ý duy trì nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị
Thuốc giải phóng theo chương trình: Programmed- release, time- release) tương tự như
thuốc giải phóng có kiểm soát nhưng tốc độ giải phóng dược chất chặt chẽ hơn theo một
thời gian định sẵn. Thường là các hệ trị liệu (theurapeutic systems) như hệ trị liệu qua da
(TTS) chứa Nitroglycerin hoặc scopolamin..
Thuốc giải phóng nhắc lại: repeat- release: là những chế phẩm chứa những liều dược chất
được giải phóng ngắt quãng sau những khoảng thời gian nhất định, nồng độ dược chất
dược chất trong máu duy trì trong vùng điều trị nhưng không hằng định
Thuốc giải phóng tại đích : targret- release, side- specific release: là các chế phẩm TDKD
giải phóng phần lớn dược chất tại nơi điều trị, do đó tập trung được nồng độ dược chất
cao tại đích, tiết kiệm được dược chất và phát huy tối đa hiệu quả điều trị , tránh ảnh
hưởng đến các cơ quan không bị bệnh khác. (thuốc điều trị ung thư..)


Câu 9: Anh chị hãy trình bày các ưu nhược điểm của thuốc tác dụng kéo dài
ƯU ĐIỂM
• Duy trì nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị, giảm được dao động nồng độ
thuốc trong máu (tránh được hiện tượng đỉnh- đáy), do đó giảm được tác dụng không
mong muốn của thuốc
• Giảm được số lần dùng thuốc cho người bệnh, giảm được phiền phức, quên thuốc, bỏ
thuốc, thức dậy giữa đêm để uống thuốc, từ đó đảm bảo được sự tuân thủ của người bệnh
góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đặc biệt là những bệnh mạn tính
• Nâng cao được SKD của thuốc do thuốc hấp thu được triệt để hơn. Trong trường hợp
thuốc tác dụng tại đích sẽ phát huy tối đa được hiệu quả điều trị

• Giảm được liều thuốc cho cả đợt điều trị, tuy giá thành một liều thuốc cao hơn dạng quy
ước nhưng giá thành của cả liệu trình điều trị lại giảm.
NHƯỢC ĐIỂM
• Nếu có hiện tượng ngộ độc, tác dụng không mong muốn hay không chịu thuốc thì thuốc
không thải trừ ngay ra khỏi cơ thể được
• Đòi hỏi kỹ thuật cao. Khi uống quá trình giải phóng dược chất tại đường tiêu hóa lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó nếu có sai sót trong quá trình bào chế hay những thay đổi
sinh học ở cá thể người bệnh đều có thể dẫn đến những thất bại so với thiết kế ban đầu.
• Chỉ có một số ít dược chất chế đươc tác dụng kéo dài


Câu 10: Anh chị hãy nêu nguyên tắc, các giai đoạn giải phóng dược chất, nguyên liệu
tạo màng, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược chất của thuốc tác dụng
kéo dài cấu tạo theo hệ màng bao khuếch tán ?
Nguyên tắc: màng bao polyme không tan trong dịch tiêu hóa, đóng vai trò là hàng rào
khuếch tán kiểm soát tốc độ giải phóng dược chất.
• Quá trình gp dược chất qua 3 giai đoạn
- Nước từ môi trường bên ngoài thấm vào màng: màng hút nước và trương nở. Giai đoạn
này cần một thời gian tiềm tàng, tùy theo khả năng thấm môi trường của
- Hòa tan dược chất trong hệ
- Khuếch tán dược chất ra bên ngoài: trước khi khuếch tán dược chất cần được phân bố bão
hòa trong màng
 Nguyên liệu tạo màng:
-

Thường là các Polyme không tan trong nước như: ethyl cellulose, polyvinyacetat, hỗn
hợp Eudragit, có thể thêm các chất hóa dẻo PEG, Glycerin, acid stearic, dibutyl sebacat .
- Khi cần điều chỉnh tốc độ khuếch tán dược chất người ta cho vào mang các chất tan trong
nước (bột đường, natri clorid…) để khi các chất này hòa tan sẽ tạo các kênh khuếch tán
mới.

- Một số chat diện hoạt (natri lauryl sulfat cũng được cho vào màng để tăng khả năng thấm
nước của màng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng của dược chất
- Bản chất của dược chất : kích thước phân tử (phân tử lớn khó khuếch tán qua màng), ái
lực của dược chất với màng, độ tan của dược chất.
- Bản chất của màng: bản chất polymer dùng để bao màng quyết định tốc độ giải phóng
dược chất. Ngoài ra các chất phụ khác như chất làm dẻo, chất làm tăng độ thấm, chất thân
nước…thành phần màng bao khác nhau sẽ tạo nên khả năng trương nở và hòa tan khác
nhau, do đó sẽ tạo nên mật độ và kích thước kênh khuếch tán khác nhau làm thay đổi khả
năng khuếch tán dược chất qua màng

Câu 11: Anh chị nêu nguyên tắc, quá trình giải phóng hoạt chất, ưu- nhược điểm,
nguyên liệu tạo cốt và các yếu tố ảnh hưởng đến giải phóng hoạt chất của hệ cốt trơ
khuếch tán trong bào chế thuốc tác dụng kéo dài?


Nguyên tắc cấu tạo: dược chất được phân tán vào một cốt trơ xốp, không tan trong đường tiêu hóa, cốt
này đóng vai trò như 1 bộ khung mang thuốc. Sau khi uống, thuốc giải phóng cốt bằng cách khuếch tán từ
cốt ra dịch tiêu hóa và cốt được thải nguyên vẹn ra ngoài
• Quá trình giải phóng dược chất
Cốt thấm môi trường khuếch tán
Hòa tan lớp dược chất ở bề mặt hệ
Dung môi thấm sâu vào phía trong cốt thông qua hệ thống vi mao quản của cốt, tiếp tục thấm
sâu vào lớp dược chất bên trong cốt
Dung dịch dược chất khuếch tán từ cốt ra dịch tiêu hóa
Cốt đã giải phóng hết dược chất và được đào thải qua đường tiêu hóa.
 Ưu – nhược điểm
Ưu điểm của hệ cốt: Kỹ thuật bào chế đơn giản hơn các hệ TDKD khác (phương pháp tạo hạtdập viên)
Nhược điểm của hệ cốt: sự khuếch tán thay đổi theo đường kính viên thuốc và khó đạt tốc độ
hằng định

• Nguyên liệu tạo cốt:
Là các polyme không tan trong nước như Ethyl cellulose, polyvinyl clorid, polyme
methylmethacrylat..thêm các chất vô cơ như Dicalci phosphat, calci sulfat….Có thể thêm một số
chất diện hoạt và các chất thân nước để tạo các kênh thân nước..
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng dược chất từ cốt trơ khuếch tán
• Bản chất dược chất- bản chất tá dược tạo cốt
• Tỷ lệ dược chất và tá dược tạo cốt
• Bản chất và lượng dung môi tạo hạt
• Phương pháp tạo hạt
• Phân bố kích thước hạt
• Lực dập viên
• Công thức dập viên
• Hình dạng, khối lượng cốt


Câu 12: Anh chị hãy nêu nguyên tác cấu tạo, nguyên liệu tạo màng và các yếu tố ảnh
hưởng đến màng bao hòa tan trong bào chế thuốc tác dụng kéo dài?


Nguyên tắc cấu tạo: Dược chất được bao bởi 1 lớp màng hòa tan chậm hoặc ăn mòn
dần trong đường tiêu hóa, đóng vai trò là các hàng rào làm chậm sự giải phóng dược chất
ra khỏi thuốc. Khi bao các phần dược chất khác nhau bằng loại màng bao có độ dày khác
nhau, dược chất sẽ được giải phóng ngắt quãng thành nhiều đợt kế tiếp nhau, do đó sẽ đạt
được mục đích kéo dài tác dụng của thuốc
• Nguyên liệu tạo màng:
- Dùng các Polyme thân nước (CMC, Na CMC, HPMC, PVP, gôm, gelatin….) hoặc các
hợp chất có phân tử lượng lớn bị thủy phân, ăn mòn bởi pH hoặc hệ enzyme trong đường
tiêu hóa (CAP, Eudragit, sáp, dầu hydrogen hóa
• Sự giải phóng hoạt chât phụ thuộc vào các yếu tố.
Bản chất chất bao

Độ dày màng bao
Khả năng thấm nước của màng bao
Phương pháp bao màng
Số nhóm hạt có độ dày màng bao khác nhau
Bản chất và nồng độ dược chất
Tá dược và lực nén khi đóng hay dập viên


Câu 13: Anh chị hãy nêu nguyên tắc cấu tạo , thành phần, các bước giải phóng hoạt chất từ
cốt thân nước và cốt sơ nước ăn mòn trong điều chế thuốc tác dụng kéo dài?








-

Nguyên tắc cấu tạo: phối hợp dược chất với 1 polyme thân nước hoặc sáp hay chất beó
đóng vai trò như một cốt mang thuốc, sau khi uống cốt sẽ hòa tan hoặc ăn mòn từ từ trong
đường tiêu hóa để kéo dài giải phóng dược chất
Nguyên liệu tạo cốt thân nước: là các tá dược có phân tử lượng lớn trương nở và hòa tan
trong nước như: alginat, gôm adragant, gôm xanthan, HPMC, Khi bào chế cốt thân nước ,
người ta trộn dược chất với tá dược và dập thành viên nén
Nguyên liệu tạo cốt sơ nước: nguyên liệu tạo cốt là các tá dược sơ nước, trong đó chủ yếu
là các chất béo và sáp (alcol béo và các acid béo, ester của các acid béo. Khi bào chế cốt
sơ nước, người ta phối hợp dược chất với tá dược , xát hạt rồi dập viên
CÁC BƯỚC GIẢI PHÓNG CỐT THÂN NƯỚC

Cốt thấm nước và hòa tan dược chất ở bề mặt cốt
Polyme trương nở tạo thành hàng rào gel hóa kiểm soát quá trình giải phóng hoạt chất
Môi trường hòa tan khuếch tán qua lớp gel thấm vào trong cốt hòa tan dược chất và cốt
Dung dịch dược chất khuếch tán qua lớp gel ra môi trường bên ngoài
CÁC BƯỚC GIẢI PHÓNG CỐT SƠ NƯỚC
Sau khi uống cốt sẽ bị hệ enzyme thủy phân và ăn mòn dần trong ống tiêu hóa, chủ yếu là
ở ruột. Do vậy sự giải phóng dược chất phụ thuộc vào điều kiện ngoại môi (pH, hệ
Enzym….)


Câu 14: Khái niệm vi nang, ưu nhược điểm của vi nang?
• Khái niệm vi nang:
Là những tiểu phân hình cầu hoặc không xác định, kích thước từ 0,1 Micromet tới 5 mm
thông thường là từ 100- 500 micromet. Các vi nang được được chế tạo bởi quá trình bao
dược chất lỏng hoặc rắn bằng một lớp màng bao mỏng polyme liên tục . Vi nang được cấu
tạo bởi 2 phần: nhân và vỏ
Ưu điểm
• Các dược chất thể lỏng, nhớt có thể bào chế dạng thuốc rắn, giống như thuốc bột ( dầu cá,
dầu Vaseline, các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K…)
• Che dấu mùi vị khó chịu và tính kích ứng của một vài dược chất khi dùng đương uống
(phenylbutazon, tetracyclin….)
• Hạn chế sự bay hơi và thăng hoa của một số dược chất: tinh dầu, long não, methyl
salicylat
• Tăng khả năng ổn định bền vững về mặt hóa, lý tính của một số dược chất nhờ hạn chế
quá trình oxy hóa khử , thủy phân, tương tác giữa các dược chất, ví dụ như đối với
Vitamin C, Vitamin A, tương tác của Aminopropylen với thiamin, pyridoxine, cobalamin,
acid acetyl salicylic với Propoxyphen hydroclorid.
• Có thể kiểm soát được sinh khả dụng của dược chất qua chế tạo vi nang, thiết lập thuốc
tác dụng kéo dài thông qua chế tạo vi nang.
HẠN CHẾ

• Không thể có 1 kỹ thuật duy nhất dể chế tạo các vi nang áp dụng cho tất cả các dược chất.
• Khó để chế tạo vỏ bao đồng nhất


CÂU 15: Anh chị hãy nêu các yêu cầu của vỏ vi nang, kể tên các phương pháp chế tạo vi
nang, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng và hấp thu dược chất từ vi nang










Vỏ vi nang: phải đáp ứng các yêu cầu sau
Phù hợp với mục đích đặt ra khi đưa dược chất vào vi nang: ổn định, giảm bay hơi, cải
thiện mùi vị, điều chỉnh mức độ và tốc độ giải phóng hoạt chất
Phù hợp với phương pháp và thiết bị dùng để chế tạo vi nang
Vật liệu dùng làm vi nang phải tạo được lớp màng liên tục, đồng nhất xung quang dược
chất, không gây tương kị với dược chất
Đảm bảo một số tính chất cơ lý như độ cứng, độ dẻo dai, tính thấm và độ ổn định
Các phương pháp chế tạo vi nang
Tách pha đông tụ
Trùng hiệp
Tĩnh điện
Cơ học
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG VÀ HẤP THU
DƯỢC CHẤT TỪ VI NANG

Điều chỉnh tốc độ giải phóng dược chất từ vi nang bằng cách thay đổi kích thước của vi
nang hoặc thay đổi tỷ lệ giữa nhân và vỏ.
Tốc độ giải phóng hoạt chất phụ thuộc vào tính thấm của lớp vỏ nang, tức là phụ thuộc
vào vật liệu dùng để chứa vỏ nang và kỹ thuật điều chế chúng
Việc thêm tá dược có thể làm cho vỏ nang chắc hơn , mặt khác cũng có thể điều khiển
được quá trình giải phóng hoạt chất.


CÂU 16: CÁC YẾU TỐ LÝ HÓA CỦA DƯỢC CHẤT LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ
THUỐC TÁC DỤNG KÉO DÀI
Độ tan:
- Độ tan của thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu của dược chất.
- Với thuốc có độ hòa tan nhỏ, tốc độ hòa tan sẽ hạn chế sự hấp thu do đó không cần thiết
kế thuốc TDKD.
- Với dược chất quá dễ tan trong nước, thường hấp thu nhanh và dễ gây nên hiện tượng
đỉnh nồng độ máu vượt quá giới hạn an toàn tối thiểu, các dược chất này khó chế dạng
TDKD
- Thuốc TDKD thường chứa dược chất tương đối dễ tan trong nước (> 0,1 mg/ml)
- Khi chế thuốc TDKD, độ tan của chất quyết định cấu tạo của dạng thuốc. vd: dược chất ít
tan thì không chọn hệ khuếch tán vì không tạo ra được sự chênh lệch nồng độ cần thiết
cho quá trình khuếch tán
- Sự hòa tan của thuốc còn phụ thuộc vào bậc thang pH. Với dạng base yếu các dược chất ít
tan trong dịch ruột không nên chế dưới dạng TDKD. Trong cùng 1 chế phẩm thuốc
TDKD, người ta có thể phối hợp các dược chất hòa tan ở các pH khác nhau trong đường
tiêu hóa để kéo dài tác dụng của thuốc
1. Hệ số phân bố D/N
Màng sinh học có bản chất Lipoprotein , do đó các dược chất phải có hệ số phân bố D/N
thích hợp mới qua được màng, khoảng 1000 thì dễ khuếch tán qua màng loại này thích
hợp cho thuốc TDKD. Nếu quá cao thường lưu giữ lại tỏng màng Lipid tạo nên hiện
tượng tích lũy, nếu quá thấp lại không qua được màng , loại này không thích hợp cho thiết

kế thuốc TDKD
2. Độ ổn định
Dạng thuốc TDKD có nhiều lợi thế trong bảo vệ dược chất tránh hạn chế sự giảm tác
dụng của thuốc thuốc trong đường tiêu hóa: thiết kế viên bao tan ở ruột những thuốc kém
bền trong môi trường dịch vị. Những dược chất không bền trong môi trường pH dịch ruột
thì dạng TDKD cũng không mang nhiều lợi ích, vì dược chất vẫn bị giải phóng và hấp thu
chủ yếu ở ruột.
3. Liên kết Protein huyết tương
Những thuốc liên kết nhiều với Protein huyết tương thì không cần thiết phải thiết kế loại
thuốc tác dụng kéo dài vì bản chất nó đã là một thuốc tác dụng kéo dài (diazepam,
coumarin…)
Câu 17: Anh chị hãy nêu mục tiêu của thuốc tác dụng tại đích, các yêu cầu chung của
thuốc tác dụng tại đích và các hướng nghiên cứu để đưa thuốc đến đích?
MỤC TIÊU CỦA THUỐC TÁC DỤNG TẠI ĐÍCH
• Bảo vệ dược chất tránh tác động bất lợi của môi trường đến nơi dùng











-

Tập trung nồng độ dược chất tại đích cao
Tăng tính thấm của dược chất vào tế bào đích, tăng tác dụng điều trị của thuốc

Giải phóng thuốc trong thời gian dài, có kiểm soát, kéo dài được tác dụng của thuốc
YÊU CẦU CHUNG
Phân bố thuốc lựa chọn tại đích
Không gây dị ứng và ít độc đối với cơ thể
Giải phóng thuốc có kiểm soát
Dễ chế tạo và tiêu chuẩn hóa, dễ đảm bảo đồng nhất, lặp lại giữa các lô mẻ sản xuất
Thời gian bảo quản kéo dài, có thể đưa vào sản xuất quy mô lớn khi cần
CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỂ ĐƯA THUỐC TỚI ĐÍCH
Gắn dược chất với chất mang đặc hiệu có xu hướng tại đích. Theo nhiều cơ chế dưới đây:
Do ái lực đặc hiệu của chúng với tế bào đích.
Do kích thước chất mang khác nhau, khi đưa vào hệ tuần hoàn chúng sẽ định vị tại các
vùng khác nhau.
Dùng hệ điều khiển ngoài cơ thể điều khiển chất mang tới đích


Câu 18: Anh chị hãy vẽ sơ đồ các giai đoạn bào chế vi nang bằng đông tụ đơn giản?
Điều chế dung dịch gelatin trong nước (để trương nở ở nhiệt độ phòng sau đó khuấy cho tan ở
500C ).

Nhũ hóa dược chất vào dung dịch Gelatin
(nhiệt độ 50 0C, tốc độ khuấy100-150 vòng/ phút)

Làm đông tụ dung dịch Gelatin (nhiệt độ 50 0C, khuấy đều)
Các chất điện ly:
Dung dịch Natri sulfat 20%
Amoni sulfat
Natri sulfat:

Làm lạnh, ngừng cấp nhiệt độ để nhiệt độ giảm xuống 30 0C, thêm nước làm lạnh để nhiệt độ
giảm xuống còn 8-10 0C


Tác riêng vi nang: lọc và rửa ở 10 0C

Làm đông rắn vỏ nang bằng dung dịch formandehyd 37% (pH= 9-11)
Dung dịch 25% aldehyd glutamic

Lọc, rửa nang bằng nước

Sấy khô vi nang


Câu 19: Anh chị hãy vẽ sơ đồ các giai đoạn bào chế vi nang bằng đông tụ phức tạp? Các
giai đoạn điều chế vi nang bằng phương pháp đông tụ?
Dung dịch nước gelatin
pH 8, 50 0C

dung dịch gôm Arabic

Phối hợp, khuấy ở nhiệt độ 50 0C

Dược chất

nhũ hóa ở pH 6,5 (dung dịch NaOH)

Làm đông tụ (pH 4,5: dung dịch 10 % acid acetic, nhiệt độ 50 0C)

Làm rắn vỏ vi nang bằng dung dịch Formandehyd 37%, để lạnh ở 10 0C
CÁC GIAI ĐOẠN BÀO CHẾ VI NANG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG TỤ
Thực chất quá trình đông tụ phải trải qua 3 giai đoạn với điều kiện khuấy liên tục
Giai đoạn 1: bao gồm quá trình tạo hệ 3 pha không trộn lẫn từ môi trường phân tán lỏng: pha

dược chất tạo nhân, vật liệu tạo vỏ và dung môi
Giai đoạn 2: hoàn thiện lớp vỏ bao xung quanh nhân
Giai đoạn 3: làm rắn vỏ








-

-

Câu 20: Anh chị hãy nêu các cách điều chỉnh mùi- vị của dược chất trong bào chế
thuốc uống cho đối tượng trẻ em; nêu nguyên tắc của dùng chất bảo quản trong bào
chế thuốc cho trẻ em?
Các cách điều chỉnh mùi- vị của dược chất
Tạo tiền thuốc (prodrug, thường tạo các muối khó tan, stearat, tanat.. nên vị khó chịu của
thuốc giảm đi mà vẫn giữ được hoạt tính sinh học của dược chất
Làm thay đổi tính chất vật lý của dạng thuốc
Trong môi trường có độ nhớt cao, vị khó chịu của thuốc sẽ giảm đi vì các hợp chất
cao phân tử, các micell của hệ bao bọc các Receptor vị giác của lưỡi và bao bọc các tiểu
phân thuốc.
Thêm vào dạng thuốc các chất nhày: gôm, alginat, dẫn chất Cellulose, các hợp chất
cao phân tử…làm tăng độ nhớt của thuốc
Loại bỏ hoặc giảm cảm giác của vị thuốc
SD Chất phong bế TK vị giác: gây tê (cocain), methol, thymol . Dùng lâu dài làm teo
các receptor vị giác

Điều chỉnh vị khó chịu của thuốc
Điều chỉnh vị đắng của thuốc: siro đơn, siro hoa quả, mật ong, đường- ca cao, saccarin,
cyclamat- hiện nay ít dùng vì nguy cơ gây ung thư.
Điều chỉnh vị mặn của thuốc
Siro anh đào, siro phúc bồn tử đen, thêm vị chua của acid Citric, siro hoa quả chua..
- Điều chỉnh vị khó chịu của các dược chất dầu (dầu cá, dầu Parafin): nhũ dịch kết hợp
với siro và chất thơm
2. Sử dụng các chất phụ khác trong dạng thuốc uống cho trẻ em
Dựa trên nguyên tắc:
Sử dụng các chất bảo quản với hàm lượng tối thiểu nhất
Chỉ sử dụng chất bảo quản thuốc cho TE khi các phương pháp kỹ thuật khác không ngăn
chặn được sự phát triển của vi khuẩn
Sử dụng các chất bảo quản không được ảnh hưởng tới cơ thể trẻ em (độc tính, đột biến tế
bào, gây ung thư…) và không làm thay đổi hiệu lực của thuốc



×