ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT THAM KHẢO
NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12
Thời gian 150 phút (không kể thời gian
phát đề)
PHẦN I: Phần dùng chung cho tất cả thí sinh
Câu 1: (2 điểm)
Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê.
Câu 2: (3 điểm)
Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp
viết thì gặp một trường hợp khá thú vị:
Anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh
A trở thành một chàng trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội
và bạo lực gia đình. Còn anh B thì lại là một phiên bản của cha anh. Nhà xã hội
học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh trở nên như thế
?”
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha
như thế, nên tôi phải như thế".
Anh, chị hãy viết một bài luận ngắn (không quá 400 từ), trình bày suy nghĩ
của mình về câu chuyện trên.
PHẦN II: Phần dành riêng cho từng ban. Thí sinh học ban nào thì làm theo ban
đó.
Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn
Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia
đình” của nhà văn Nguyễn Thi.
Câu 3b: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao
Anh, chị hãy phân tích đoạn văn sau:
"Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết,
Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không
bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi
chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái
cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn
trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống
chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau ! Nếu có nắm
là ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.
Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài
đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi ...”
(Trích "Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài,
Ngữ Văn 12, tập 2)
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12 NĂM HỌC 2008
– 2009
PHẦN I: Phần dùng chung cho tất cả thí sinh
Câu 1: (2 điểm) HS cần nêu được các ý:
- Huê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn vĩ đại người Mỹ, đạt giải Nobel văn học
năm 1954.(0,5đ)
- Ông tham gia cả hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất và thứ hai (chống phát
xít).(0,5đ)
- Huê-minh-uê là nhà văn đề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi” trong
sáng tác văn chương.(0,5đ)
- Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả.
(0,5đ)
Câu 2: (3 điểm)
- Yêu cầu về hình thức: Viết được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo
lí.
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, nhưng
phải đảm bảo được hai ý sau:
+ Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách
con người là gia đình. (Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài - Gần mực thì đen, gần đèn
thì sáng)
+ Sức mạnh của con người nằm ở ý chí và nghị lực.
*Thang điểm:
- Điểm 2 - 3 : Bài viết mạch lạc, truyền cảm. Đảm bảo đầy đủ yêu cầu.
- Điểm 1 -2 : Bài viết hoặc chỉ có ý 1 nhưng vẫn trôi chảy, có cảm
xúc,hoặc có đủ 2 ý nhưng còn mắc vài lỗi diễn đạt.
-Điểm 0: Lạc đề hoặc không viết được gì cả.
PHẦN II: Phần dành riêng cho từng ban. Thí sinh học ban nào thì làm theo ban
đó.
Câu 3a: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn
Các ý chính cần đạt:
3.1. Vẻ đẹp của một cô gái đời thường:
- Cô 18 tuổi, đôi lúc tính khí còn trẻ con (Tranh công bắt ếch, vết đạn bắn tàu
giặc) song có cái duyên dáng của thiếu nữ mới lớn (Bịt miệng cười khí chú Năm
cất giọng hò, chéo khăn hờ ngang miệng, thích soi gương - đi đánh giặc còn cái
gương trong túi, ...).
- Thương em, biết nhường nhịn em; biết tính toán việc nhà.
- Thương cha mẹ (tâm trạng cô khi khiên bàn thờ má gửi trước ngày tòng
quân...).
- Chăm chỉ: đọc chưa thạo nhưng chăm chỉ đánh vần cuốn sổ gia đình.
Chiến là hình ảnh sinh động của cô gái Việt Nam trong cuộc sống đời thường
những năm chiến tranh chống Mỹ.
3.2. Vẻ đẹp của phẩm chất người anh hùng:
- Gan góc: có thể ngồi lì suốt buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi công gia đình
của chú Năm.
- Dũng cảm: cùng em bắn cháy tàu giặc.
- Quyết tâm lên đường trả thù cho ba má: "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm
thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: nếu giặc còn thì tao mất, vậy à".
- Những phẩm chất đẹp đẽ của Chiến luôn được nghệ thuật miêu tả trong sự soi
rọi với hình tượng người mẹ. Nhưng nếu câu chuyện của gia đình Chiến là một
"dòng sông" thì Chiến là khúc sông sau - cô giống mẹ nhưng cũng rất khác mẹ ở
hành động quyết định vào bộ đội, quyết định cầm súng đi trả thù cho gia đình,
quê hương.
3.3. Chiến mang trong mình vẻ đẹp người con gái Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ
trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng. Cô tiếp nối và làm rạng rỡ
truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Nghệ thuật thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật nữ
anh hùng thời chống Mỹ.
Câu 3b: (5 điểm) Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao
- Yêu cầu về hình thức: Viết được một bài văn nghị luận về một đoạn trích
văn xuôi, linh hoạt trong thao tác lập luận.
- Yêu cầu về nội dung:
+ Mâu thuẫn đầy xa xót đang xảy ra trong người đàn bà nhạy cảm nhưng
mỏi mòn, câm lặng.
+ Từ đó, thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
• Thang điểm:
Điểm 4 - 5 : Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Bài viết giàu cảm xúc.
Điểm 2 - 3 : Đáp ứng được yêu cầu. Diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc. Tuy
nhiên, bài làm có chất văn.
Điểm 0 - 1 : Bài viết quá sơ sài, lan man không đáp ứng yêu cầu của đề
bài.
Khuyến khích những bài làm có tính sang tạo.
------Hết------
§Ò thi thö tèt nghiÖp THPT N¨m 2009
M«n :V¨n
Thêi gian :150 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
I. Phần dành chung cho tất cả các thí sinh (5 điểm)
Câu 1(2 điểm)
Qua truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa nhan đề của truyện?
Câu 2 (3 điểm)
Trong Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-2-2003, Cô-phi An-nan viết: "
Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im
lặng đồng nghĩa với cái chết" (Ngữ văn 12, tập, NXB Giáo dục, 2008, tr. 82)
Anh/ chị suy nghĩ nh thế nào về ý nghĩ trên?
Ii. Phần dành riêng
Thí sinh học theo chơng trình nào thì chỉ đợc làm câu dành riêng cho chơng trình
đó (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a. Theo chơng trình Chuẩn (5 điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng đợc một
tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều
đó.
Câu 3.b. Theo chơng trình Nâng cao (5 điểm)
Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền trong truyện
ngắn Một ngời Hà Nội của Nguyễn Khải
....................Hết.........................
Thí sinh không đợc sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.................................................SBD:.........................
Sở GD&ĐT Bắc Giang
Cụm Sơn Động
Hớng dẫn chấm thi thử tN THPT Năm 2009
Môn :Văn 12
Câu Nội dung
Thang
điểm
Câu 1
2đ
ý nghĩa nhan đề : Thuốc chứa đựng những lớp nghĩa cơ bản sau
- Đó là thứ thuốc chữa bệnh lao (cách chữa bệnh phản khoa học, vô căn cứ ) trong
quan niệm và niềm tin của ngời Trung Quốc.. Qua đó nhà văn vạch trần sự u mê
lạc hậu của những ngời tin rằng ăn bánh bao tẩm máu ngời sẽ chữa khỏi bệnh lao.
- Đó lại là thứ thuốc độc, thuốc giết ngời- Hoa Thuyên chết khi ăn chiếc bánh bao
tẩm máu ngời.
- ý nghĩa sâu xa : Phải tìm một thứ thuốc khác chứ không thể dùng thứ thuốc cũ
đó là :
+ Thuốc chữa bệnh tinh thần đó là căn bệnh u mê lạc hậu trong nhận thức.
+ Thuốc để chữa bệnh xa rời quần chúng của ngời cách mạng.
0,5đ
0,5đ
1đ
Câu 2
3đ
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. kết cấu bài viết chặt
chẽ, diễn đạt lu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận
0.25
- Trích dẫn ý kiến của Cô-phi An-nan.
b. Thân bài:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhng đảm bảo tính chặt chẽ
và hợp lí theo hệ thống ý sau
- Nêu rõ hiện tợng:
+ Thực trạng của đại dịch HIV/AIDS trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng: tốc độ lây nhiễm, con đờng lây nhiễm, mức độ lây nhiễm...
+ Thái độ của mọi ngời với những bệnh nhân nhiễm HIV còn có sự kì thị, ngăn
cách, phân biệt đối xử.
- Giải pháp:
+ Phê phán những hành động kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử với những bệnh
nhân HIV. Từ đó mọi ngời phải từ bỏ thái độ kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử
với những bệnh nhân HIV (không có khái niệm chúng ta và họ).
+ Phải có hành động tích cực, cụ thể bởi im lặng đồng nghĩa với cái chết.
+ Trách nhiệm của học sinh để góp phần phá vỡ sự ngăn cách giữa mọi ngời và
bênh nhân nhiễm HIV: tuyên truyền, vận động, hành động cụ thể....
c. Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ của ngời viết.
1.0 đ
1.5 đ
0.25 đ
Câu
3.a
5,0đ
3.a. Tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu
1. Giới thiệu chung
- Sau 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ông
là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.
- Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa năm 1983.
Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng đợc một tình huống truyện mang ý
nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
2. Phân tích tình huống truyện
a. Tình huống truyện
- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn
lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa, trong làn sơng sớm, đẹp nh
tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình ảnh không dễ gì gặp đợc
trong đời.
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bớc xuống. Anh
chứng kiến cảnh ngời chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó
lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp nh mơ là bao ngang trái, nghịch lý
của đời thờng.
b. Các nhân vật với tình huống
- Tình huống truyện đợc tạo nên bởi nghịch cảnh giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài
xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mu sinh
đè trĩu trên vai cặp vợ chồng. Ngời chồng trở thành kẻ vũ phu. Ngời vợ vì thơng
con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngợc đãi của chồng mà không biết mình đã làm
tổn thơng tâm hồn đứa con. Cậu bé thơng mẹ, bênh vực mẹ, thành ra căm ghét cha
mình.
- Chánh án Đẩu tốt bụng nhng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên ngời đàn
bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con
khôn lớn.
c.ý nghĩa khám phá, phát hiện của tình huống
- ở tình huống truyện này, cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu
là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con ngời.
- Đẩu hiểu đợc nguyên do ngời đàn bà không thể bỏ chồng là vì những đứa con.
Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
- Phùng nh thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở
rất gần. Câu chuyện của ngời đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý
0,5 đ
1,0 đ
1,5 đ
1,5 đ