Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

HD giai de thi KSCL lop 12 tinh thanh hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.23 KB, 7 trang )

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12
BÀI GIẢI THAM KHẢO
Mã đề 485
Câu 41. Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với
A. nước muối
B. giấm ăn
C. Cồn
D. nước
Đáp án B
Do giấm ăn là axit có khả năng trung hòa amin sẽ làm hết mùi tanh.
Câu 42. Este CH3COOCH3 có tên gọi là
A. Metyl axetat
B. Metyl propionat
C. Etyl axetat
D. Metyl fomat
Đáp án C. Các thím xem lại phần danh pháp este nhé!
Câu 43. Chất nào sau đây là chất điện ly yếu
A. CH3COOH
B. HCl
C. NaCl
D. C2H5OH
Đáp án A.
HCl, NaCl là chất điện li mạnh
C2H5OH coi như không điện li.
Câu 44. Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường không khí
A. Khí thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp.
B. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
C. Khí thải của các phương tiện giao thông
D. Hoạt động của núi lửa
Đáp án B (Các thím đọc cho kỹ đề nhé)
Câu 45. Polime nào sau đây không phải là polime thiên nhiên


A. thủy tinh hữu cơ
B. xenlulozo
C. protein
D. cao su tự nhiên
Đáp án A nhé
Câu 46. Este nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra 2 muối
A. Metyl axetat
B. Phenyl axetat
C. Etyl fomat
D. Benzyl fomat
Đáp án B.
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Câu 47. Thành phần chính của quặng Pirit là
A. Fe2O3
B. FeS2
C. Fe3O4
D. FeCO3
Đáp án B Xem SGK bài sắt
Câu 48. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Na+
B. Fe2+
C. Cu2+
D. Ag+
Đáp án D. Xem bài dãy điện hóa
Câu 49. Ngày nay, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là
A. Etilen
B. Axetilen
C. Metan
D. Propilen
Đáp án A (Cái này thầy nhớ đã đọc ở đâu đó rồi lâu quá nên quên tài liệu trích dẫn)

Câu 50. Phương pháp chủ yếu sản xuất N2 trong công nghiệp là
A. Nhiệt phân muối NH4NO2
B. Phân hủy protein
C. Nhiệt phân muối NH4NO3
D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Đáp án D
A: Điều chế N2 trong phòng thí nghiệm
B, C: không thu được N2
Câu 51. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm IA là
A. ns2
B. (n-1)d10ns1
C. ns2np1
D. ns1
Đáp án D (Xem bài kim loại kiềm)
Câu 52. Cho các phản ứng sau
(a) Đimetylaxxetilen + dung dịch AgNO3/NH3 →
(b) Fructozo + dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) →
(c) Toluen + dung dịch KMnO4 (đun nóng) →
(d) Phenol + dung dịch Br2 →
Số phản ứng tạo ra kết tủa là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Đáp án B
(a) Đimetylaxetilen CH3-C≡C-CH3 không có phản ứng với AgNO3/NH3
(b) Fructozo + AgNO3/NH3 → 2Ag


(c) Toluen C6H5-CH3 + KMnO4 → C6H5COOK + KOH + MnO2 + H2O. Kết tủa là MnO2 màu đen nhé!

(d) Phenol C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH kết tủa trắng ạ!
Câu 53. Để phân biệt các dung dịch đựng riêng biệt AlCl3, ZnCl2, CuCl2, NaCl chỉ cần dùng thuốc thử
A. dung dịch NH3
B. quỳ tím
C. dung dịch Ba(OH)2
D. dung dịch NaOH
Đáp án A.
Hình như phần chữ nhỏ SGK lớp 11 bài NH3 thì phải, các bạn đọc lại nhé!
Hiện tượng: AlCl3 tạo kết tủa trắng keo
ZnCl2 ban đầu có kết tủa trắng keo sau đó tan khi NH3 dư
CuCl2 ban đầu có kết tủa xanh lam sau đó cũng tan khi dư NH3
NaCl không có hiện tượng gì.
Câu 54. Cho các chất CH2=CH-COOH, C6H5OH, C2H5OH, KOH, Ba(OH)2, Al(OH)3, AlCl3, HCl, BaSO4.
Những chất (số chất) tác dụng với Na2CO3 là
A. 6
B. 7
C. 5
D. 4
Đáp án C
CH2=CH-COOH + Na2CO3 → CH2=CH-COONa + NaHCO3
C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaOH
2AlCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Al(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl
HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3
Câu 55. Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam hợp chất hữu cơ X người ta thu được 3,36 lít CO2(đktc) và 2,7 gam
nước. Cho 7,4 gam X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 2M thì tạo 8,2 gam muối. Công thức
cấu tạo của X là
A. CH3COOC2H5
B. HCOOC2H5
C. CH3COOCH3

D. C2H5COOCH3
Đáp án C
Số mol CO2 = H2O = 0,15 mol suy ra X là este no, đơn chức mạch hở.
Số mol NaOH = 0,1 = nX = nmuối suy ra MX = 74 và Mmuối = 82. Vậy CTCT của X là CH3COOCH3.
Câu 56. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng
B. Dung dịch lysin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
C. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
D. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng
Đáp án A
Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu trắng.
Câu 57. Cho sơ đồ: 2CrO42↔
Cr2O72- chứng tỏ
A. Ion CrO42- tồn tại trong môi trường axit
B. Dung dịch từ màu da cam CrO42- chuyển sang dung dịch màu vàng Cr2O72C. Ion Cr2O72- tồn tại trong môi trường bazo
D. Sự chuyển hóa qua lại giữa muối cromat và đicromat
Đáp án D
A. Ion CrO42- tồn tại trong môi trường bazo
B. Dung dịch từ màu vàng CrO42- chuyển sang dung dịch màu da cam Cr2O72C. Ion Cr2O72- tồn tại trong môi trường axit
Câu 58. Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3- và
0,02 mol Cl-. Đun sôi nước trong cốc một hồi lâu thì thi được nước thuộc loại nào
A. Nước cứng toàn phần
B. Nước mềm
C. Nước cứng vĩnh cửu
D. Nước cứng tạm thời
Đáp án C
Khi đun
2HCO3- → CO32- + CO2 + H2O
0,05
0,025

22+
CO3 < (Ca +Mg2+) nên trong nước vẫn còn ion này nên nước trở thành vĩnh cửu
Câu 59. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. điện phân nóng chảy CaCl2
B. điện phân dung dịch CaCl2
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2
D. nhiệt phân CaCl2
Đáp án A. Xem lại bài kim loại kiềm thổ
Câu 60. Một loại phân supephotphat kép chứa 69,62% canxi đihidrophotphat, còn lại là các chất không
chứa photopho. Độ dinh dưỡng của loại phân này là


A. 39,76%
B. 42,25%
C. 48,52%
D. 45,75
Đáp án B.
Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong phân lân.
Ca(H2PO4)2

P2O5
234 gam
142
69,62
x = 69,62.142/234 = 42,25
Câu 61. Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. Thành phần nguyên tố nhất thiết phải có C và H
2. Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O
3. Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị
4. Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết ion

5. Dễ bay hơi, khó cháy
6. Phản ứng hóa học xảy ra nhanh
Nhóm các ý đúng là
A. 2, 4, 6
B. 1, 2, 3, 5
C. 4, 5, 6
D. 2, 3
Đáp án D. Xem lại SGK 11 bài hợp chất hữu cơ
Câu 62. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư
(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Đáp án C ( thí nghiệm a và d)
Câu 63. Một hỗn hợp (X) gồm anđehit acrylic và một anđehit no đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn
1,44 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 1,624 lít khí oxi (đktc) thu được 2,86 gam CO2. Cho hỗn hợp X tác
dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 8,64
B. 11,88
C. 10,80
D. 7,56
Đáp án B
Số mol O2 = 0,0725, CO2 =0,065,
BTKL: mnước = 0,9 gam. Suy ra mol H2O = 0,05
BTNT O: mol hỗn hợp = 0,05+0,065.2 – 0,0725.2 = 0,035

MTB X = 1,44/0,035 = 41,14
Vậy anđehit cần tìm là HCHO (M=30)
Từ đó giải hệ PT: 56x + 30y = 1,44 và 3x + y = 0,065
Giải ra được x = 0,015 và y = 0,02
Vậy m = 108(0,015.2 + 0,02.4) = 11,88 gam
Câu 64. Cho các chất sau: HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và NaOH. Số chất tác dụng được với dung
dịch FeCl3 là
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
Đáp án C: KI, Al, Cu, AgNO3 và NaOH
Câu 65. Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra
được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung
dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là
A. 810
B. 750
C. 650
D. 550
Đáp án B
Tổng số mol CO2 = 5,5 + 2.1 = 7,5 mol
C6H10O5

2CO2 + 2C2H5OH
162
2
m
7,5
Giá trị của m = (7,5.162/2).100/81 = 750 gam
Câu 66. Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ,

cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035
khí ở catot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khi thu được ở cả hai điện cực là
0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 4,48
B. 4,788
C. 1,680
D. 3,920
HD


Thời điểm Tại catot
t (s)

M2++2e→M

Tại anot
2H2O → 4e + 4H+ + O2
0,14 ← 0,035

M2++2e→M
a→2a
2H2O →4e + 4H+ + O2
2t (s)

2H2O + 2e → 2OH + H2
0,28 ←
0,07
2b ←
b
Tại thời điểm 2t (s), xét hỗn hợp:

BT e: 2nM2+ + 2nH2= 4nO2
nH2 = 0,1245−nO2 = 0,1245 – 0,07
⇒2a+2b = 0,28
⇒ b = 0,0545 ⇒ a=0,0855
⇒MSO4=13,68/0,0855=160 ⇒ M là Cu
Tại thời điểm t (s) thì nCu=2nO2=0,07mol ⇒ mCu = 4,48gam
Câu 67. Cho 8,6 gam hỗn hợp X gồm Cu, Cr, Fe nung nóng trong oxi (dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 11,8 gam hỗn hợp Y. Để tác dụng hết các chất trong Y cần V lít dung dịch HCl 2M. Giá trị
của V là
A. 0,10
B. 0,25
C. 0,15
D. 0,20
Đáp án D
BTKL: mO = 11,8 – 8,6= 3,2 ⇒ nO = 0,2
Khi tác dụng với HCl: 2H+ + O → H2O
Vậy số mol HCl = 0,4 ⇒ Vdd = 0,20 lít
Câu 68. Hỗn hợp X gồm: C2H6, C2H2, C2H4 có tỉ khối so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam X,
sau đó cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của
m là
A. 62,4
B. 73,12
C. 51,4
D. 68,5
Đáp án C
Ta thấy: MX = 28,5 ⇒ nX= 11,4/28,5 = 0,4 mol
Số mol CO2 = 2nX = 0,8 ⇒ mC = 0,8.12 = 9,6 gam
BTKL: mH = 11,4 – 9,6= 1,8 gam ⇒ nnước = 0,9 mol
Vậy m = 0,8.44 + 0,9.18 = 51,4 gam
Câu 69. Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn

toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo
ứng với CTPT X là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Đáp án C
Ta có: mHCl = 9,55-5,9 = 3,65 gam
Suy ra nHCl = 0,1 ⇒ nX = 0,1 ⇒ MX = 59 ⇒ C3H9N
CTCT: C-C-C-NH2; C-C(NH2)-C; C-C-NH-C và (CH3)3N
Câu 70. Hỗn hợp X gồm C2H5OH, C2H5CHO, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt
cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 8,55
gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thu được p gam Ag. Giá trị của p là
A. 8,64
B. 11,0808
C. 18,59
D. 21,6
Đáp án C
Đặt số mol C2H5CHO = x; CH3CHO = y và C2H5OH = x + y
Ta có: 3x + 2y + 2x + 2y = 0,14 và 3x + 2y + 3x + 3y = 0,17
Giải ra: x = 0,02 và y = 0,01
Khối lượng X = 0,02.58 + 0,01.44 + 0,03.46 = 2,98 gam
Khối lượng Ag thu được khi thực hiện tráng bạc 2,98 gam X = 0,06.108 = 6,48 gam
Vậy khi cho 8,55 gam X tham gia phản ứng tráng bạc thì p = 8,55.6,48/2,98 = 18,59
Câu 71. X là một α aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 23,4 gam X tác dụng với
HCl dư thu được 30,7 gam muối. Công thức cấu tạo cảu X là
A. CH3-CH(CH3)CH(NH2)COOH
B. CH3-CH(NH2)-COOH
C. CH2=C(CH3)CH(NH2)COOH
D. H2N-CH2-COOH

Đáp án A


Ta thấy: mHCl = 30,7-23,4 = 7,3 gam
Suy ra: nHCl = 0,2 mol từ đó biết được ma.a= 0,2 và Ma.a= 117
Câu 72. Cho 16,6 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp qua bình đựng H2SO4 đặc, ở nhiệt
độ thích hợp thu được 13 gam hỗn hợp B gồm (2 anken, 3 ete, 2 ancol dư). Đốt cháy hoàn toàn B thu
được 17,92 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Thành phần % thể tích của ancol có KLPT nhỏ hơn là
A. 66,67%
B. 43%
C. 33,33%
D. 57%
Đáp án C
Ta có: số mol CO2 = 0,8; số mol H2O = 0,9
Lượng H2O tách ra khi đun A với H2SO4 đặc = 16,6-13 = 3,6 gam (0,2 mol)
Nếu đốt cháy hỗn hợp A sẽ thu được 0,8 mol CO2 và 0,9 + 0,2 = 1,1 mol H2O
Suy ra: nA = 1,1 – 0,8 = 0,3 mol
MA= 16,6=0,3 = 55,33
Vậy 2 ancol là C2H5OH và C3H7OH
Giải hệ PT: x + y = 0,3 và 46x + 60y = 16,6 tìm được x = 0,1 và y = 0,2.
Câu 73. Cho dãy các chất: Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3, CaCO3, NaHCO3. Số chất trong dãy vừa phản ứng
được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Đáp án A gồm Al(OH)3, Al2O3 và NaHCO3
Câu 74. X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozo, anilin, fructozo và phenol. Tiến hành các thí
nghiệm để nhận biết chùng và ta có kết quả như sau
Thuốc thử

Nước Br2
Dd AgNO3/NH3
Dd NaOH

X
Kết tủa
(-)
(-)

Y
Nhạt màu
Kết tủa
(-)

Z
Kết tủa
(-)
(+)

T
(-)
Kết tủa
(-)

(+): phản ứng
(-): không phản
ứng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. phenol, fructozo, anilin, glucozo

B. glucozo, anilin, phenol, fructozo
C. fructozo, phenol, glucozo, anilin
D. anilin, fructozo, phenol, glucozo
Đáp án D
X không phản ứng với NaOH và AgNO3/NH3 nên X là anilin
Z không phản ứng với AgNO3/NH3 nhưng phản ứng với NaOH nên Z là phenol
Câu 75. Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa
X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 560
ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là:
A. 3,94 gam
B. 7,88 gam
C. 11,28 gam
D. 9,85 gam
Đáp án B
Đặt K2CO3 = a; NaHCO3 = a, Ba(HCO3)2 = b
Ta có: Ba2+ + CO32- → BaCO3
Khi cho HCl vào bình đến hết thoát khí, HCl sẽ phản ứng với BaCO3, NaHCO3, Ba(HCO3)2 và K2CO3 có
trong bình
Ta có: 2H+ + CO32- → H2O + CO2
H+ + HCO3- → H2O + CO2
Suy ra: Tổng mol CO32- = a và HCO3- = a + 2b
Mà HCl = 0,56.0,5 = 0,28
Từ đó ta có: 2a + a +2b = 0,28 tức là 3a + 2b = 0,28 (1)
Khi cho dung dịch Y tác dụng với vừa đủ dung dịch NaOH thì chỉ có HCO3- phản ứng
HCO3- + OH- → CO32Suy ra: mol HCO3- = nOH- 0,2 tức là a + 2b = 0,2 (2)
Giải (1) và (2) được a = 0,04 và b = 0,08
Vậy mBaCO3 = 197a = 7,88 gam
Câu 76. Cho 10 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (trong đó O chiếm 16% khối lượng hỗn
hợp X) tác dụng vừa đủ với 0,335 mol H2SO4 đặc (đun nóng) sinh ra 0,2125 mol khí SO2 và dung dịch Y.
Nhúng hanh Mg dư vào dung dịch, sau khi các phản ứng xả ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra cân lại thấy

tăng 2,8 gam (giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 10 gam X (sản phẩm


gồm Fe2O3, CuO và SO2) bằng lượng vừa đủ V lít (đkc) hỗn hợp A gồm O2 và O3 tỉ lệ mol 1:1. Giá trị của
V là
A. 1,568
B. 1,5232
C. 1,4336
D. 1,4784
Đáp án D
Quy đổi hỗn hợp X gồm Fe (x mol), Cu (y mol), S (z mol) và O (0,1 mol)
Ta có: 56x + 64y + 32z + 1,6 = 10 (1)
Bảo toàn nguyên tố S: 1,5x + y = z + (0,335-0,2125) suy ra: 1,5x + y - z = 0,1225 (2)
Nhúng thanh Mg vào:
mtăng = 56x + 64y – 24(1,5x+y) = 2,8
Suy ra: 20x + 40y = 2,8 (3)
Giải ra được: x = 0,1; y = 0,02; z = 0,0475
Khi đốt cháy X:
BTNT O: 5a + 0,1 = 0,15 + 0,02 + 0,095 (trong đó a là số mol O2 cũng là số mol O3)
Tìm được a = 0,033. Vậy V = 2a.22,4 = 0,066.22,4 = 1,4784 lít
Câu 77. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp Na2SO4 và Al2(SO4)3 ta có đồ thị
biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:

Dựa vào đồ thị hãy xác định giá trị của x là:
A. 0,40 mol
B. 0,30 mol
C. 0,20 mol
D. 0,25 mol
Đáp án B
Tại số mol Ba(OH)2 = 0,32 mol thì lượng kết tủa ổn định sau khi đã giảm

Lúc này kết tủa chỉ còn BaSO4 = 0,3 mol
Khi đó OH- = 0,64 mol và Al3+ + 4OH- → [Al(OH)4]Từ đó suy ra Al3+ = 0,16 mol
Tại vị trí đồ thị gấp khúc ta thấy lượng kết tủa tăng chậm hơn chứng tỏ lúc này đã có sự hòa tan Al(OH)3
nhưng do lượng kết tủa vẫn tăng nên kết tủa BaSO4 vẫn tiếp tục được tạo ra.
Giai đoạn đầu tăng đều vì có cả Al(OH)3 và BaSO4. Khi nBa(OH)2 = x thì lượng BaSO4 tối đa và chỉ còn
sự tan Al(OH)3 dẫn đến đồ thị đi xuống.
Suy ra x = mol BaSO4 = 0,3 mol
Câu 78. Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa
NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương
ứng 1:4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch
Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản
phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 37,33%
B. 48,80%
C. 29,87%
D. 33,60%
Đáp án A
Ta có: nNO = 0,03 và nCu = 0,135 suy ra H+ còn dư trong Y = 4nNO = 0,12 mol
BT electron: nFe3+ = 0,18 mol vậy Fe(OH)3 = 0,18 suy ra m Fe(OH)3 = 19,26 gam
Mà khối lượng kết tủa = 154,4 gam nên suy ra mol BaSO4= 0,58 mol
Vậy dung dịch Y có: Fe3+ = 0,18 mol; SO42- = 0,58 mol; Na+ = 0,58 mol, H+ dư = 0,12 mol và NO3- còn
0,08 mol.
Đặt số mol Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 lần lượt là x, y, z và t
Ta có: 56x + 232y + 116z + 180t = 15 (1)
BTNT Fe: x + 3y + z + t = 0,18 (2)
Số mol CO2 = FeCO3 = z thì nNO = 4z
BT electron: 3x + y + z + t = 4z.3 =12 t
Tức là: 3x + y +z – 11t = 0 (3)
BTNT N: 2t + 0,16 = 4z + 0,08 tức 4z – 2t = 0,08 (4)
Giải hệ PT (1), (2), (3) và (4) được x = 0,1; y = 0,01, z = 0,03, t = 0,02



Vậy %Fe = 0,1.56/15 = 37,33%
Câu 79. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B mạch hở chứa
đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được
(m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được
Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi qua bình đựng dung dịch
NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất
(đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành
phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:
A. 58,92%
B. 46,94%
C. 50,92%
D. 35,37%
Đáp án B
Ta thấy: A+ 4NaOH → Muối + H2O
B + 5NaOH → Muối + H2O
Đặt nA = x, nB = y
Ta có: (4x+ 5y)40 – 18(x+y) = 15,8. Tức là 142x + 182y = 15,8 (1)
Khi đốt cháy muối: mCO2 + mH2O = 56,04 gam
Và nN2 = 0,22 mol
BTNT N: 4x + 5y = 0,22.2 = 0,44 (2)
Giải (1) và (2) được x = 0,06 và y = 0,04
Số mol NaOH phản ứng = 0,44 mol và số mol Na2CO3 = 0,22 mol
Giải sử A có a Gly và (4-a) Ala còn B có b Gly và (5-b) Ala
Phản ứng cháy: CnH2n+1O2NNa + O2 → ½ Na2CO3 + (n-0,5)CO2 + (n+0,5)H2O + ½ N2
Thấy: nH2O – nCO2 = mol muối vậy ta có: 44x + 18y = 56,04 và y-x = 0,22
Giải ra được x = 0,84 và y = 1,06
BTNT C: nC(trong X) = nCO2 + nNa2CO3
Ta có: 0,06[2a + 3(4-a)] + 0,04[2b + 3(5-b)] = 0,84 + 0,22 = 1,06

Suy ra: 3a + 2b = 13
Do a và b là số nguyên dương nên lấy a =3 và b = 2
Vậy A là (Gly)3Ala còn B là (Gly)2(Ala)3
Dễ dàng tính được mB và %mB = 46,94%
Câu 80. Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y và 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ
có nhóm COOH); trong đó có 2 axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân
hình học, chứa 1 liên kết đôi C = C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch
NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư thu được 896ml
khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88gam X thì thu được
CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là:
A. 40,82%
B. 38,76%
C. 29,25%
D. 34,01%
Đáp án D
- Ancol Y đơn chức có dạng R’OH. Phản ứng của Y với Na:
R’OH + Na → R’ONa + 1/2H2
nH2 = 0,04 → nancol = 0,08mol. mbình tăng = mY – mH2 → mY = 2,56gam → MY = 32 → Y là
CH3OH.
- nY = neste = 0,08 → nO (trong X) = 0,16 → mO = 2,56 → mC = mX – mO – mH = 5,88 – 2,56 –
3,96.2/18 = 2,88 gam (0,24mol).
→ neste không no = 0,24 – 0,22 = 0,02mol và neste no = 0,06.
- C = nCO2/nX = 3 → 2 este no là HCOOCH3 (a mol) và CH3COOCH3 (b mol) còn este không no là
CnH2n-2O2 (0,02mol).
- Bảo toàn C ta có: 2a + 3b + 0,02n = 0,24 và a + b = 0,06 → b + 0,02n = 0,12 → n < 6. Để axit không no
có đồng phân hình học thì số C trong axit không no ít nhất = 4 → trong este của axit với CH3OH, số C ít
nhất là 5 → n = 5.
Với n = 5 → b = 0,02; a = 0,04 → mHCOOCH3 + mCH3COOCH3 = 3,88 gam → meste không no = 2
gam → %meste không no = 34,01%.




×