Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận môn Kiểm soát QLC Vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quản lý công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.85 KB, 14 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TIỂU LUẬN
MÔN: KIỂM SOÁT QUẢN LÝ CÔNG
Đề tài: Vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong
kiểm soát quản lý công

Giảng viên
Học viên
Lớp

: TS. Bùi Thị Thanh Thuỷ
: Cầm Bình Như
: HC21B8

Hà Nội, tháng 5/2017

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................3
I. KHÁI QUÁT CHUNG......................................................................4
1. Kiểm soát quản lý công......................................................................4
2. Kiểm toán............................................................................................4
II. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT QUẢN LÝ CÔNG CỦA KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC .......................................................................................5
1. Kiểm toán nhà nước...........................................................................5
2. Vai trò, trách nhiệm của kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quản lý
công...................................................................................................................6
III. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT QUẢN LÝ CÔNG CỦA KIỂM


TOÁN NHÀ NƯỚC........................................................................................10
IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT QUẢN LÝ
CÔNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC......................................................11
KẾT LUẬN............................................................................................13

2


LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý tài chính công là một trong những nội dung của quản lý công. Cơ
quan nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát nguồn tài chính, tài sản công
chính là Kiểm toán nhà nước. Chức năng kiểm soát quản lý công của kiểm toán
nhà nước nhằm góp phần làm lành mạnh hoá tình hình ngân sách Nhà nước, tạo
môi trường tài chính ổn định có lợi cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân,
thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
Để góp phần quản lý tốt nền kinh tế quốc dân, cơ quan Kiểm toán Việt
Nam ra đời theo nghị định ngày 11/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Kiểm toán
nhà nước thành lập để thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn,
hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà
nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
Bài tiểu luận nghiên cứu về đề tài “Vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán
nhà nước trong kiểm soát quản lý công” bao gồm 4 nội dung chính: Khái quát
chung; Hoạt động kiểm soát quản lý công của Kiểm toán nhà nước; Thực trạng
và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát quản lý công của Kiểm toán nhà nước.
Do sự hạn chế về thời gian cũng như khả năng vốn có của bản thân nên
bài tiểu luận của em chắc hẳn còn rất nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự
giúp đỡ và ý kiến đóng góp của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


3


I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Kiểm soát quản lý công
Quản lý công là hoạt động mang tính chuyên môn nghề nghiệp cao, dựa
trên nền tảng khoa học quản lý, có nhiệm vụ nghiên cứu các mối quan hệ nhằm
tìm ra những quy luật, những vấn đề có tính phổ biến của hoạt động quản lý
trong khu vực công và cơ chế tác động lên con người, thông qua đó mà tác động
đến các yếu tố vật chất khác một cách có hiệu quả.
Kiểm soát là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái quy định. Bất
kì một hoạt động nào sử dụng quyền lực mà không có kiểm soát sẽ dẫn đến lạm
quyền, bởi vậy kiểm soát là tất yếu.
Kiểm soát quản lý công là tổng hợp các hình thức và biện pháp do pháp
luật quy định được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và
công dân nhằm thiết lực trật tự trong quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước,
lợi ích xã hội cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Kiểm toán
a) Khái niệm
Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin
nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn
được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ
năng lực và độc lập.
b) Phân loại kiểm toán
- Phân loại theo người thực hiện:
+ Kiểm toán nội bộ: là 1 chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên
trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư
cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó.
+ Kiểm toán Nhà nước: là công việc kiểm toán do các cơ quan của Nhà
nước ( tài chính, thuế…) và cơ quan kiểm toán nhà nước chuyên trách tiến hành.

4


Hệ thống kiểm toán nhà nước do nhà nước thành lập, quản lý, là một công cụ
quan trọng nhằm tăng cường chúc năng kiểm tra giám sát việc chi tiêu, sử dụng
tài nguyên, tài sản quốc gia.
+ Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán
viên thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Kiểm toán độc
lập là hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ.
Quan hệ giữa các chủ thể kiểm toán (kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán và đơn vị
kinh tế được kiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được kiểm
toán trả phí dịch vụ cho các kiểm toán viên theo thoả thuận trong hợp đồng kiểm
toán. Các kiểm toán viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo
chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán.
- Phân loại theo mục đích:
+ Kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động là một quá trình đánh giá có
hệ thống về sự hữu hiệu, tính hiệu quả, và tính kinh tế của các hoạt động dưới sự
kiểm soát của nhà quản lý và báo cáo cho các cá nhân thích hợp về kết quả của
việc đánh giá, đồng thời đưa ra những kiến nghị để cải tiến.
+ Kiểm toán tuân thủ: là loại kiểm toán nhằm xem xét đơn vị được kiểm
toán có tuân thủ theo đúng các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên
hoặc cơ quan chức năng của nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay
không.
+ Kiểm toán báo cáo tài chính: là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác
nhận về tính trung thực, hợp lý của các Báo cáo tài chính được kiểm toán.
II. Hoạt động kiểm soát quản lý công của Kiểm toán nhà nước
1. Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài
chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật.


5


Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán
tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước.
Hoạt động kiểm toán nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà
nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực
hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn
hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản
nhà nước.
Kiểm toán nhà nước bao gồm 3 loại hình sau:
- Kiểm toán báo cáo tài chính: kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận
tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính.
- Kiểm toán tuân thủ: kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc
tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
- Kiểm toán hoạt động: kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu
lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước
2. Vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong kiểm soát quản
lý công
a) Vai trò, trách nhiệm Kiểm toán nhà nước trong giám sát ngân sách
nhà nước
Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn tài chính cho tất cả các lĩnh vực hoạt
động của Nhà nước. Ngân sách Nhà nước là đối tượng kiểm toán chủ yếu và
thường xuyên của cơ quan Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước nhằm góp
phần làm lành mạnh hoá tình hình ngân sách Nhà nước, tạo môi trường tài chính
ổn định có lợi cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Những kết quả kiểm
toán trung thực, chính xác, khách quan của cơ quan Kiểm toán Nhà nước báo
cáo lên Chính phủ và Quốc hội không chỉ cho phép đánh giá tình hình tài chính,

ngân sách đúng mà còn cung cấp những thông tin làm căn cứ cho việc hoạch

6


định chính sách, các giải pháp quản lý ngân sách, khắc phục những yếu kém
trong quản lý thu – chi ngân sách Nhà nước.
Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán và cung cấp thông tin cho Quốc
hội, Hội đồng Nhân dân để xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.
Đây là công việc kiểm toán sau (hậu kiểm) – một chức năng mang tính truyền
thống của cơ quan kiểm toán nhà nước, trợ giúp Quốc hội, Hội đồng Nhân dân
phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
Cơ quan kiểm toán nhà nước chỉ ra những sai lệch của dự toán ngân sách
Nhà nước so với các nguyên tắc của tính tuân thủ, tính hợp lý, khả thi và tiết
kiệm. Đây là hình thức tiền kiểm của kiểm toán nhà nước, đảm bảo các nguồn
lực được động viên và phân bổ vào những mục tiêu mà quốc gia theo đuổi cũng
như tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước; tránh
được những sai phạm ngay từ khi lập và phân bổ dự toán.
Kiểm toán nhà nước tham gia với Quốc hội trong việc quyết định những
chính sách về tài chính, ngân sách. Đây chính là hoạt động tư vấn của cơ quan
kiểm toán nhà nước để phát hiện kịp thời những hạn chế, bất cập trong bản thân
các văn bản pháp luật, nhất là trong trường hợp luật pháp đã lạc hậu, xa rời thực
tiễn. Trên cơ sở đó, kiểm toán nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các
bộ, ngành và địa phương hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách và chế
độ quản lý. Các ý kiến tham gia của kiểm toán nhà nước sẽ tạo nên luồng thông
tin đa chiều, làm cơ sở cho việc thảo luận và quyết định.
Kiểm toán nhà nước cung cấp các thông tin dữ liệu cho các cơ quan quản
lý phục vụ tốt hơn công tác quản lý ngân sách Nhà nước. Thông qua kết quả
kiểm toán, ngoài việc cung cấp thông tin cho Quốc hội, Chính phủ, Kiểm toán
hhà nước còn cung cấp cho các cơ quan quản lý những yếu kém bất cập trong

quản lý ngân sách Nhà nước; những đơn vị vi phạm chính sách, chế độ quản lý
ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý đề ra các biện pháp
quản lý thích hợp nhằm quản lý ngân sách Nhà nước tốt hơn. Đối với những
trường hợp vi phạm chính sách, chế độ quản lý ngân sách Nhà nước mà kiểm
7


toán nhà nước đã phát hiện, các cơ quan quản lý có biện pháp thu hồi cho ngân
sách Nhà nước như thu hồi các khoản thuế gian lận, thu hồi các khoản chi sai
chế độ, ...duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý ngân sách Nhà nước.
b) Vai trò của kiểm toán nhà nước đối với việc kiểm tra, kiểm soát hệ
thống Hành chính Nhà nước
Với tính chất là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước,
sự ra đời của cơ quan kiểm toán nhà nước sẽ đáp ứng yêu cầu cơ bản trong việc
giải quyết các vấn đề bất ổn trong việc kiểm tra, kiểm soát hệ thống hành chính
Nhà nước. Bởi vì sự ra đời của cơ quan này một mặt tạo ra sự hoàn chỉnh đồng
bộ trong hoạt động kiểm tra, đặc biệt là trong kiểm tra tài chính; mặt khác, do
tính độc lập của kiểm tra từ bên ngoài đối với hệ thống hành chính sẽ làm tăng
được khả năng ngăn chặn và loại trừ các tiêu cực trong bộ máy hành chính Nhà
nước hiện nay.
Kiểm toán Nhà nước là một công cụ quan trọng thực hiện kiểm tra một
cách thường xuyên, liên tục việc chấp hành luật báo cáo chế độ chính sách trong
quá trình quản lý và chấp hành thu – chi ngân sách Nhà nước. Qua kết quả kiểm
toán, kiểm toán nhà nước đưa ra các ý kiến đánh giá, nhận xét giúp đỡ đơn vị sử
dụng kinh phí đúng mục đích nhằm tiết kiệm các nguồn lực tài chính góp phần
nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và
các chương trình, dự án cải cách hành chính Nhà nước. Đồng thời hoạt động của
Kiểm toán Nhà nước đang góp phần vào mặt trận đấu tranh chống lãng phí,
ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm trong sạch bộ máy
hành chính Nhà nước.

Thông qua kết quả kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ,
kiểm toán nhà nước đã tiến hành cắt giảm các khoản chi tiêu không đúng nội
dung, vượt định mức của các cơ quan hành chính công, thu hồi các khoản chi
không đúng chế độ quy định nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời kiến nghị với
các đơn vị được kiểm toán khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý và sử
dụng ngân sách Nhà nước nhằm phát huy hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước,
8


nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà
nước.
Thông qua kết quả kiểm toán việc tuân thủ, các định mức biên chế, các
chế độ thanh toán, chi trả tiền lương của các đơn vị hành chính sự nghiệp Nhà
nước, kiểm toán nhà nước đã xuất toán các khoản chi trả tiền lương không đúng
chế độ theo hợp đồng ngoài biên chế, chi thưởng, chi trả không đúng ngạch bậc,
chi lễ tết, phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ không đúng chế độ. Việc làm này đã có
những tác động tích cực đến công tác tổ chức nhân sự của các cơ quan hành
chính Nhà nước. Đây cũng là một nội dung hết sức quan trọng trong việc kiểm
tra thực hiện tinh giảm tổ chức và biên chế.
c) Vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong kiểm soát hoạt
động của các doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận quan trọng của kinh tế Nhà nước,
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay, có hàng nghìn doanh nghiệp
Nhà nước đang hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, lưu thông phân phối, cung
ứng dịch vụ trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, bưu điện, tài
chính, tín dụng ngân hàng... Hàng năm nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà
nước là từ nguồn thu của các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp Nhà
nước là một trong những đối tượng của kiểm toán nhà nước.
Với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kiểm toán nhà nước trước tiên là
kiểm tra, đối chiếu số liệu trên quyết toán với tình hình thực tế của tài sản nguồn

vốn; với tình hình kinh doanh, chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ; tính đầy đủ, trung
thực, chính xác về kết quả hoạt động, nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước... Trên
cơ sở đó xác nhận toàn bộ hay từng phần những nội dung báo cáo quyết toán
hàng năm của doanh nghiệp. Kiểm toán nhà nước sẽ kiểm tra xác định các báo
cáo tài chính và sự tuân thủ chính sách, chế độ tài chính kế toán của các doanh
nghiệp Nhà nước. Qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và kiến nghị giúp cho
doanh nghiệp Nhà nước được kiểm toán chấn chỉnh nề nếp trong quản lý và kiến

9


nghị với các cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nói riêng và
pháp luật nói chung.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT QUẢN LÝ CÔNG
CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Từ khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực đến nay, với phương châm
vừa làm vừa rút kinh nghiệm, Kiểm toán nhà nước đã từng bước nâng dần chất
lượng báo cáo kiểm toán. Qua mỗi năm, báo cáo kiểm toán đều được bổ sung
những nội dung thiết thực, đảm bảo phản ánh phong phú nhất những vấn đề cần
quan tâm đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước; mỗi nội dung nhận
xét, đánh giá đều có những dẫn chứng, minh họa cụ thể để Quốc hội tham khảo
trước khi phê chuẩn quyết toán. Có thể nói Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân
sách nhà nước qua các năm luôn thể hiện đúng vai trò thẩm tra báo cáo quyết
toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
Từ thực tiễn kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, ở tất cả
các niên độ, Kiểm toán nhà nước đều thực hiện phân tích, đánh giá những bất
cập, hạn chế của những vấn đề chưa được các văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh, một số quy định, chính sách, chế độ, quy định không còn phù hợp với
thực tế các hoạt động, quy định trái với các văn bản của cấp trên tại các luật,
nghị quyết, nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện... để đưa ra kiến

nghị và phần lớn các kiến nghị đã được các đơn vị tiếp thu chỉnh sửa để phù hợp
với thực tế. Quá trình phân tích, đánh giá đều chỉ rõ những văn bản nào cần hủy
bỏ, sửa đổi, bổ sung, văn bản nào cần ban hành mới, kết quả này của Kiểm toán
nhà nước đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho
mọi hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước.
Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã có nhiều kiến
nghị về xử lý tài chính. Chỉ tính riêng từ năm 2007 đến năm 2010, tổng kiến
nghị xử lý tài chính trên bảy mươi ngàn tỷ đồng, trong đó tăng thu cho ngân
sách nhà nước trên mười lăm ngàn tỷ đồng; giảm chi ngân sách nhà nước trên

10


mười ngàn tỷ đồng. Các kiến nghị này ngoài việc tăng thu, giảm chi cho ngân
sách nhà nước còn có tác dụng hạn chế các sai sót lặp lại.
Thông qua kết quả kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị tăng thu, tiết kiệm
cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng; trong đó đáng kể nhất là kiến nghị
truy thu thuế, các khoản chi sai chế độ, để ngoài quyết toán ngân sách. Hoạt
động Kiểm toán nhà nước trong những năm qua đã góp phần tăng cường đáng
kể công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính công. Đã cung cấp cho
các cơ quan quản lý Nhà nước các thông tin về tình trạng kinh doanh, thu-chi
ngân sách và công tác quản lý điều hành hành ngân sách của các cấp, các ngành.
Kiến nghị nhiều giải pháp nhằm xử lý các sai phạm được phát hiện trong quá
trình kiểm toán để giúp Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có liên quan điều
hành có hiệu quả các hoạt động quản lý của mình, góp phần ngăn chặn các tệ
nạn về tham ô, lãng phí, thất thoát công quỹ và tài sản quốc gia, giúp cho Chính
Phủ, Quốc Hội đưa ra các quyết định kịp thời trong việc lập lại kỷ cương trong
hoạt động tài chính nói riêng, trong quản lý kinh tế nói chung.
IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT QUẢN LÝ
CÔNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát quản lý công của kiểm toán nhà nước, đề
xuất một số giải pháp như sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm soát quản
lý công của Kiểm toán nhà nước. Hoạt động kiểm toán nhà nước chưa thực sự
đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thu
chi ngân sách nhà nước. Với chức năng kiểm tra tài chính công cao nhất nhưng
kiểm toán nhà nước vẫn chưa có đầy đủ một hành lang pháp lý cao, rõ ràng để
hoạt động nên hiệu lực và hiệu quả hoạt động kiểm toán còn hạn chế.
Hai là, nâng cao năng lực kiểm toán viên và công chức kiểm toán. Xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dài hạn và từng năm về đào tạo, bồi dưỡng
kiểm toán viên, công chức của ngành trên cơ sở xem xét, phân loại đánh giá cán
bộ, công chức, kiểm toán viên và đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi
11


dưỡng hiện nay cũng như yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình cải cách
hành chính.
Ba là, xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất
lượng kiểm toán. Đổi mới công tác kiểm toán trong điều kiện cải cách hành
chính nhà nước và cải cách tài chính công (thực hiện khoán chi hành chính ở các
cơ quan nhà nước và thực hiện cơ chế tài chính trong các đơn sự nghiệp có
thu...); nghiên cứu và từng bước áp dụng có kết quả các cuộc kiểm toán chuyên
đề và kiểm toán hoạt động. Đổi mới quy trình và phương pháp kiểm toán cho
phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu kiểm toán trước khi Quốc hội, Hội
đồng Nhân dân xem xét, phê chuẩn.
Bốn là, phát triển cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động kiểm soát quản lý công của kiểm toán nhà nước. Cần xây dựng các
tiêu chuẩn, định mức chi tiêu phù hợp với đặc thù ngành kiểm toán và đề nghị
Nhà nước có chế độ ưu tiên thích đáng xây dựng trụ sở, trang bị làm việc, hạ
tầng công nghệ thông tin... cho kiểm toán nhà nước để đáp ứng được tốt hơn các

yêu cầu của công việc.

12


KẾT LUẬN
Cơ quan kiểm toán nhà nước mặc dù mới hình thành và đi vào hoạt động
nhưng đã có những cố gắng rất lớn trong việc xây dựng tổ chức bộ máy, xây
dựng lực lượng kiểm toán viên và từng bước triển khai chương trình kế hoạch
kiểm toán hàng năm với phạm vi, quy mô ngày càng đa dạng và phức tạp, với
chất lượng ngày càng cao. Thông qua hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà
nước` đã phát hiện ra những sai phạm trong việc chấp hành chế độ chính sách và
pháp luật của Nhà nước, kịp thời chấn chỉnh và đưa công tác quản lý tài chính
vào nề nếp. Kết quả có ý nghĩa lớn hơn, quan trọng hơn nữa là, thông qua hoạt
động của mình, kiểm toán nhà nước đã kịp thời đề xuất, kiến nghị với Chính phủ
và các cơ quan chức năng về những sơ hở trong công tác quản lý, những bất cập
trong cơ chế, chính sách hiện hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa đổi
cho sát hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế quốc dân.

13


14



×