Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trường mầm non khu vực bình xuyên vĩnh phúc (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.7 KB, 71 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
********************

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA VIỆC
CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC TÁC PHẨM VĂN
HỌC Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC
BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Trịnh Thị Xinh

HÀ NỘI - 2014

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

GVHD: ThS TRịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, em luôn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn chỉ
bảo tận tình của Thạc sĩ Trịnh Thị Xinh – Giảng viên tổ Tâm lý – giáo dục
học Tiểu học – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trịnh Thị Xinh cùng toàn thể các
thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp em hoàn thành khoá luận này.
Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế nên
khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn đọc để em tiếp tục hoàn thiện quá
trình học tập và giảng dạy sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
HÀ NỘI, Tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Tâm

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

GVHD: ThS TRịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài này

chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.

HÀ NỘI, Tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Tâm

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

GVHD: ThS TRịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
MỤC LỤC

A. PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài. ............................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. .................................................................................. 3
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Giả thuyết khoa học. .......................................................................................................... 4
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................... 4
9. Kế hoạch nghiên cứu ......................................................................................................... 4
10. Nội dung. ......................................................................................................................... 5
B. PHẦN II: NỘI DUNG ...................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN

THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC ........... 8
1. 1. Một số vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ................................. 8
1.1.1. Khái niệm về giáo dục ................................................................................................. 8
1.1.2. Khái niệm về đạo đức .................................................................................................. 8
1.1.3. Khái niệm về giáo dục đạo đức.................................................................................... 9
1.1.4. Khái niệm về giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.................................................. 9
1.2. Một số vấn đề về trẻ em mẫu giáo .................................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm trẻ em.......................................................................................................... 9
1.2.2. Khái niệm trẻ em mẫu giáo .......................................................................................... 9
1.3. Một số vấn đề về tác phẩm văn học. ............................................................................. 10
1.3.1. Khái niệm về tác phẩm văn học ................................................................................. 10
1.3.2 Khái niệm về tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn. ............................................... 10
1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn ........................................................ 11
1.4.1: Đặc điểm sinh lí ........................................................................................................ 11
1.4.2. Đặc điểm tâm lí .......................................................................................................... 14
1.5. Ý nghĩa của các tác phẩm văn học đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
............................................................................................................................................. 14

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

GVHD: ThS TRịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.6. Các tác phẩm văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ............................. 18
1.6.1. Những nét đặc trƣng cơ bản của tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu giáo .............. 18
1.6.2. Cách thức tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với các tác phẩm văn học ................. 25

1.6.3. Các tác phẩm văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn .................... 26
1.7. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các tác phẩm văn học .................... 28
1.7.1 Nội dung giáo dục đạo đức thông qua tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo ............... 28
1.7.2. Phƣơng pháp giáo dục đạo đức thông qua tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo ....... 31
CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC .................................. 37
CHO TRẺ MẪU GIÁO THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC TÁC
PHẨM VĂN HỌC Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC BÌNH XUYÊN –
VĨNH PHÚC. ....................................................................................................................... 37
2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên ........................................................................................ 37
2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của tác phẩm văn học đối với việc giáo
dục đạo đức cho trẻ (5 – 6 tuổi). .......................................................................................... 39
2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ làm quen với
các tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non khu vực Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. ........ 40
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc
cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học. ........................................................................ 41
2.5. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với các
tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non khu vực Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. .............. 43
2.6. Thực trạng việc sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua việc cho trẻ làm quen vói các tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non khu vực
Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. .................................................................................................... 45
2.7. Thực trạng việc khai thác tác dụng của tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn thông
qua đó để giáo dục đạo đức cho trẻ em các trƣờng mầm non khu vực Bình Xuyên – Vĩnh
phúc. ..................................................................................................................................... 47
2.8. Thực trạng kết quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ làm
quen với các tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non khu vực Bình Xuyên – Vĩnh
Phúc. .................................................................................................................................... 48
2.9. Kết quả thu đƣợc qua phỏng vấn. ................................................................................. 51
CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ


SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

GVHD: ThS TRịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LÀM QUEN VỚI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON
KHU VỰC BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC. ....................................................................... 55
3.1 Nguyên nhân .................................................................................................................. 55
3.2. Giải pháp ....................................................................................................................... 57
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 58
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 65

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

GVHD: ThS TRịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
A. PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.
1.1. Cơ sở lý luận:
Sinh thời Chủ tịch Hố Chí Minh đã nhắc nhở tầng lớp học sinh, sinh

viên cũng nhƣ những ngƣời làm công tác giáo dục về nhiệm vụ của mình:
Đến trƣờng đầu tiên cần học, cần dạy là lễ nghi, phép tắc, là đạo đức, sau đó
mới đến kiến thức khoa học. Cần phải học những điều bình thƣờng trƣớc sau
đó mới mong làm đƣợc những điều phi thƣờng. Ngƣời cũng đã từng nói: “kẻ
có tài mà không có đức là kẻ vô dụng, kẻ có đức mà không có tài thì làm việc
gì cũng khó”.
Thật vậy, đức và tài phải luôn đi liền với nhau, song cái đức lại là cái
cần phải có trƣớc và đƣợc hình thành trƣớc. Đạo đức là cái gốc trong nhân
cách toàn diện của mỗi con ngƣời. Từ xƣa đến nay, vai trò của đạo đức đã
đƣợc nhiều nhà giáo dục, nhà triết gia quan tâm và khẳng định: “Đạo đức nhƣ
gốc của cây, ngọn nguồn của cuộc sống, có sức mạnh mới gánh đƣợc nặng và
đi đƣợc xa”. Tất cả chúng ta muốn trở thành ngƣời công dân có ích thì trƣớc
hết đều phải học cách làm ngƣời, học cách rèn luyện tu dƣỡng phẩm chất đạo
đức cho bản thân mình.
Vậy, giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng trong giáo dục nhân cách
con ngƣời phát triển toàn diện. Chính vì vậy mà việc nâng cao chất lƣợng
giáo dục đạo đức trong trƣờng mầm non là rất cần thiết.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Về mặt thực tiễn của kết quả rèn luyện giáo dục con ngƣời, ông cha ta
đã đúc kết thành kinh nghiệm:
“Uốn cây từ thủa còn non
Dạy con từ thủa con còn ngây thơ”

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

1

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Rõ ràng về lý luận cũng nhƣ thực tiễn, không phải hôm nay mà từ lâu
ngƣời ta đã khẳng định vai trò của giáo dục, tác động to lớn của giáo dục
trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục mầm non đã có những cải
tiến nội dung, chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ. Cho trẻ làm quen với các
tác phẩm văn trên thực tế mới chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ thuộc và hiểu nội
dung bài thơ, câu chuyện. Còn việc gợi lên những tình cảm, xúc cảm ở trẻ
giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn con ngƣời thì còn hạn
chế. Để làm đƣợc điều đó, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải không ngừng học
hỏi, nâng cao trình độ văn hóa.
Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục
đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác
phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non khu vực Bình Xuyên – Vĩnh Phúc”
để làm đề tài nghiên cứu khóa luận.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, giáo dục đạo đức ngày càng đƣợc các quốc gia và toàn xã
hội quan tâm. Bàn về vấn đề này đã có rất nhiều tác giả đề cập đến.
Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Giáo dục mầm non những vấn đề lí
luận và thực tiễn” đã đƣa ra vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ
thơ.
Nguyễn văn Tuân “sự hình thành các giá trị đạo đức ở trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi” Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội năm 1997.
Môn Thị Xuyến “nghiên cứu mức độ lĩnh hội một số kinh nghiệm đạo
đức quy tắc hành vi qua hình ảnh của trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi” Đại Học Sƣ
Phạm Hà Nội năm 1998.
Đào thị Mi “Văn Học thiếu nhi với giáo dục đạo đức cho trẻ tuổi mầm

non” Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội năm 2000.

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

2

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

“Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các tiết
học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học”.
Tạp chí (số 4-2008) có bài giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non
của TS. Tạ Ngọc Thanh cũng đề cập việc hình thành đạo đức cho trẻ, những
yếu tố tác động đến việc hình thành đó và một số cách thực hiện.
Còn rất nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này nhƣng chƣa có tác giả nào
đề cập cụ thể đến thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua
việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non
khu vực Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn
học ở một số trƣờng mầm non khu vực Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, và nguyên
nhân dẫn đến thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc
phục thực trạng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ em
mẫu giáo lớn.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.

Đối tƣợng: Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trƣờng
mầm non khu vực Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu của đề tài này là 100 trẻ
mẫu giáo lớn, trong đó: 50 trẻ mẫu giáo lớn tại trƣờng mầm non Hoa Lan –
Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, 50 trẻ mẫu giáo lớn tại trƣờng mầm non Hoa Mai –
Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do phạm vi có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ dừng lại
ở việc tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

3

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non
khu vực Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
6. Giả thuyết khoa học.
Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho
trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non khu vực
Bình Xuyên – Vĩnh Phúc là chƣa tốt. Một trong những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến thực trạng đó là do cơ sở vật chất của trƣờng chƣa đảm bảo, trình độ
giáo viên còn chƣa cao, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng còn thiếu

chặt chẽ, giáo viên chƣa khai thác hết khả năng giáo dục đạo đức của các tác
phẩm văn học và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học là chƣa hợp lý.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận.
- Tìm hiểu thực trạng.
- Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận.
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi (giành cho giáo viên).
- Phƣơng pháp phỏng vấn (phỏng vấn giáo viên và học sinh).
- Phƣơng pháp thống kê toán học.
9. Kế hoạch nghiên cứu
11/12/2014: Nhận đề tài và hoàn thành đề cƣơng.
12/01/2014: Tìm hiểu cơ sở lí luận.
02/04/2014: Tìm hiểu thực trạng.
05/2014: Hoàn thành đề tài nghiên cứu và bảo vệ.

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

4

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


10. Nội dung.
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Nội dung.
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN
VỚI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
1.1. Một số vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.
1.1.1. Khái niệm về giáo dục.
1.1.2. Khái niệm về đạo đức.
1.1.3. Khái niệm về giáo dục đạo đức.
1.1.4. Khái niệm về giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.
1.2. Một số vấn đề về trẻ em mẫu giáo.
1.2.1. Khái niệm trẻ em.
1.2.2. Khái niệm trẻ em mẫu giáo.
1.3. Một số vấn đề về tác phẩm văn học.
1.3.1. Khái niệm về tác phẩm văn học.
1.3.2. Khái niệm về tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn.
1.4. Một số đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn.
1.4.1. Đặc điển tâm lí.
1.4.2. Đặc điểm sinh lí.
1.5. Ý nghĩa của các tác phẩm văn học đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo lớn.
1.6. Các tác phẩm văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.
1.6.1. Những nét đặc trƣng cơ bản của tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu
giáo.
1.6.2 Hình thức tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với các tác phẩm văn học.
1.6.3. Các tác phẩm văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm


5

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.7. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các tác phẩm văn học.
1.7.1. Nội dung giáo dục đạo đức thông qua tác phẩm văn học cho trẻ mẫu
giáo.
1.7.2 Phƣơng pháp giáo dục đạo đức thông qua tác phẩm văn học cho trẻ mẫu
giáo.
CHƢƠNG 2: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM
QUEN VỚI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM
NON KHU VỰC BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC.
2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên.
2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của tác phẩm văn học đối
với việc giáo dục đạo đức cho trẻ (5 – 6 tuổi).
2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ
làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non khu vực Bình
Xuyên – Vĩnh Phúc.
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.
2.5. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn làm
quen với các tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non khu vực Bình
Xuyên – Vĩnh Phúc.
2.6. Thực trạng việc sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

lớn thông qua việc cho trẻ làm quen vói các tác phẩm văn học ở một số
trƣờng mầm non khu vực Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
2.7. Thực trạng việc khai thác tác dụng của tác phẩm văn học cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua đó để giáo dục đạo đức cho trẻ em các trƣờng mầm non
khu vực Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

6

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.8. Thực trạng kết quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc
cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trƣờng mầm non khu vực
Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC
TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC
BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC.
3.1 Nguyên nhân.
3.2 Giải pháp.

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm


7

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
B. PHẦN II: NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI
CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. 1. Một số vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
1.1.1. Khái niệm về giáo dục
Giáo dục ở đây đƣợc hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp.
Giáo dục ( theo nghĩa rộng – nghĩa xã hội học ) là một quá trình toàn
vẹn hình thành nhân cách đƣợc tổ chức một cách có mục đích và có kế
hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa ngƣời giáo dục và ngƣời
đƣợc giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của
loài ngƣời.
Giáo dục ( theo nghĩa hẹp ) là bộ phận của quá trình sƣ phạm ( quá
trình giáo dục ) là quá trình hình thành niềm tin, lý tƣởng, động cơ, tình cảm,
thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thái quen cƣ xử đúng đắn trong
xã hội thuộc các lĩnh vực tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lao động và học tập,
thẩm mỹ, vệ sinh,..
1.1.2. Khái niệm về đạo đức
Đạo đức là một tổ hợp những nguyên tắc hay là những quy tắc, những
tiêu chuẩn sinh hoạt chung trong xã hội nhằm điều chỉnh sự ứng xử của con
ngƣời trong mọi lĩnh vực của đời sống, đảm bảo cho xã hội một trật tự nhất

định cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nó.
Đạo đức đƣợc sinh ra từ nhu cầu của xã hội, điều hòa và thống nhất các
mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. Để giải quyết các mâu thuẫn
đó, xã hội đề ra các yêu cấu dƣới dạng chuẩn mực giá trị, đƣợc mọi ngƣời
công nhận và đƣợc củng cố bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, dƣ luận,
lƣơng tâm…

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

8

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.1.3. Khái niệm về giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm
giúp cho trẻ có những hiểu biết về các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội
mà trẻ đang sống. Từ đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, những
nét tính cách của con ngƣời Việt Nam mới.
1.1.4. Khái niệm về giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm giúp cho tre em có những nét tính
cách, phẩm chất đạo và bồi dƣỡng cho các em những tiêu chuẩn và quy tắc
hành vi quy định thái độ của chúng đối với nhau, đối với gia đình, đối với
ngƣời khác, đối với nhà nƣớc và tổ quốc.
1.2. Một số vấn đề về trẻ em mẫu giáo

1.2.1. Khái niệm trẻ em
Có quan niệm cho rằng trẻ em là “người lớn thu nhỏ lại”, sự khác nhau
về (cơ thể, tƣ tƣởng, tình cảm) chỉ tầm cỡ, kích thƣớc chứ không khác nhau
về chất. Theo J.J.Rutxo (1712 – 1778) trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ
lại và ngƣời lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu đƣợc trí tuệ, nguyện
vọng và tình cảm độc đáo của trẻ vì có những cách nhìn, suy nghĩ và cảm
nhận riêng.
Tâm lí học duy vật biện chứng khẳng định: Trẻ em là đứa trẻ nó vận
động, phát triển theo quy luật riêng của trẻ. Ngay từ khi ra đời là một con
ngƣời, có nhu cầu giao tiếp với ngƣời lớn. Sự khác biệt giữa trẻ và ngƣời lớn
là về chất.
1.2.2. Khái niệm trẻ em mẫu giáo
Trẻ em mẫu giáo là những đứa trẻ ở giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Từ
lúc lọt lòng cho đến 6 tuổi nói chung và trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) nói riêng là
một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

9

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

trẻ. L.N Toonxtooi đã nhận định khi nhấn mạnh ý nghĩa của thời kỳ đó rằng:
“Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu
nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại những cái mà nó thu

nhận được chỉ đáng một phần trăm những thứ đó mà thôi”.
Chính vì vậy, các nhà giáo dục (các bậc cha mẹ, các cô giáo) cần phải
quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển cuae trẻ về mọi mặt và không hề phạm
phải những sai lầm trong giáo dục. Đặc biệt là giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo.
1.3. Một số vấn đề về tác phẩm văn học.
1.3.1. Khái niệm về tác phẩm văn học.
Văn học là một loại hình nghệ thuật, nó là một bộ phận hoạt đọng tinh
thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tƣ
tƣởng, tình cảm, trí tƣởng tƣợng, niềm tin và hành động nhân đạo của con
ngƣời trong môi trƣờng xã hội và tự nhiên.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng, là
nguồn suois quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con
ngƣời cần tiếp thu và phát triển.
Nhƣ vậy tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của
tiến trình lao động nghệ thuật (hoạt động sáng tác) của cá nhân, nhà văn hoặc
kết quả của sự nỗ lực sáng tác tập thể.
1.3.2 Khái niệm về tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn.
Qua tìm hiểu các tài liệu tôi đƣa ra khái niệm tác phẩm văn học cho trẻ
mẫu giáo lớn nhƣ sau:
Tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn là các tác phẩm văn học có giá
trị nhân văn và ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.
Các tác phẩm văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tƣợng
thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy đƣợc, cũng nói về những gì gần gũi trong

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

10

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

môi trƣờng sống của trẻ nhƣ: làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp
học, khu phố.... Qua tác phẩm văn học trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những
mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cô cháu.... Trẻ cũng dần
nhận ra có một xã hội ràng buộc con ngƣời với nhau trong lịch sử đấu tranh
cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. Tác phẩm văn học còn đề cập đến
những lực lƣợng siêu nhiên nhƣ: Thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ
và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức dân tộc.
1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo lớn
1.4.1: Đặc điểm sinh lí
Trẻ lứa tuổi này đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp sinh
hoạt hằng ngày. Trẻ nắm vững đƣợc ngữ âm và ngữ điệu trong khi sử dụng
tiếng mẹ đẻ. Trẻ cũng đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội
dung giao tiếp. Trẻ thƣờng sử dụng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu
thƣơng trìu mến đối với ngƣời thân và những ngƣời xung quanh. Ngƣợc lại
khi giận giữ trẻ lại sử dụng ngữ điệu thô và mạnh.
Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp. Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích
lũy đƣợc khá phong phú.
Vì vậy trẻ mẫu giáo lớn đã có thể hiểu đƣợc phần lớn các nội dung câu
chuyện mà trẻ đƣợc nghe và thể hiện chúng khá sinh động khi tham gia các
tiết kể lại chuyện hay đóng kịch. Trẻ hiểu đƣợc nội dung nên dễ dàng tiếp
nhận các bài học rút ra từ câu chuyện cũng nhƣ tự mình hiểu đƣợc trong câu
chuyện nhân vật nào đáng khen, nhân vật nào đáng chê. Đáng khen, đáng chê
ở điểm nào, cần học tập ai, phê bình ai.
Khi mới bƣớc vào tuổi mẫu giáo, trẻ chƣa biết gì mấy về bản thân

mình. Nhƣng đến cuối tuổi mẫu giáo trẻ mới hiểu đƣợc mình là ngƣời nhƣ thế
nào, có những phẩm chất gì, những ngƣời xung quanh đối xử với mình ra sao,
và tại sao mình có hành động này hay hành động khác...Ý thức bản ngã hay

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

11

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

sự tự ý thức đƣợc thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công hay thất
bại của mình, về những ƣu điểm hay khuyết điểm của bản thân, về những khả
năng và cả sự bất lực.
Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đần tiên đứa trẻ phải học cách
đánh giá ngƣời khác và nghe những ngƣời xung quanh đánh giá về mình nhƣ
thế nào.
Thoạt đầu sự đánh giá của trẻ về ngƣời khác ( cử chỉ, phẩm chất ) còn
phụ thuộc nhiều vào tình cảm của nó đối với ngƣời này. Trẻ mẫu giáo thƣờng
lĩnh hội những chuẩn mực và quy tắc hành vi nhƣ là những thƣớc đo để đánh
giá ngƣời khác và đánh giá bản thân. Nhƣng do tình cảm còn chi phối mạnh
nên không cho phép nó dùng thƣớc đo ấy để đánh giá hành vi của những
ngƣời khác cũng nhƣ của chính mình một cách khách quan. Đến tuổi mẫu
giáo lớn, trẻ mới nắm đƣợc kĩ năng so sánh mình với ngƣời khác, điều này là
cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và cũng là cơ sở để trẻ noi gƣơng
những ngƣời tốt, việc tốt.

Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn thể hirnj rõ trong sự phát triển
giới tính của trẻ. Ở tuổi này trẻ không những nhận ra mình là trai hay giái mà
còn biết rõ ràng nếu mình là trai hay gái thì hành vi phải thể hiện nhƣ thế nào
cho phù hợp với giới tính của mình. Ở đây tấm gƣơng của ngƣời lớn tác động
rất mạnh đến trẻ.
Vì thế, giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn đã dễ dàng hơn rất nhiều
vì trẻ đã lớn hơn, hiểu biết hơn, ý thức và tự ý thức cũng phát triển. Trẻ không
còn phụ thuộc nhiều vào ngƣời khác nữa , trẻ đã biết tự suy nghĩ về hành
động của bản thân cũng nhƣ của ngƣời khác và đánh giá chúng một cách khá
chính xác.
Ở tuổi mẫu giáo lớn việc đặt mục đích cho hành đọng và lập kế hoạch
để thực hiện hành động thƣờng đƣợc thể hiện rất rõ nét. Điều đó thúc đẩy các

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

12

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

hành động định hƣớng bên trong ( tức là quá trình tâm lí ) phát triển mang
tính chủ định rõ ràng.
Trẻ mẫu giáo lớn là thời kì trẻ đang phát tiến vào bƣớc ngoặt với sự
biến đổi của hoạt động chủ đạo. Hoạt động vui chơi vốn giữ vai trò chủ đạo
trong suốt thời kì mẫu giáo, nay những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu
nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo ở giai đoạn sau bƣớc ngoặt 6 tuổi.

Bƣớc ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng khiến các nhà giáo dục
cần phải quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thanh tựu phát
triển tâm lí trong suốt thời kì mẫu giáo, mặt khác là tích cực chuẩn bị cho trẻ
có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sông ở trƣờng
phổ thông.
Một mặt quan trọng của trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lí cho
việc học tập là làm sao cho trình độ phát triển ý trí của trẻ đủ sức để có thể
điều chỉnh hành vi của mình tuân theo nội quy của nhà trƣờng và thực hiện
những yêu cầu của giáo viên hay của tập thể lớp đề ra, tự giác tuân theo quy
định nơi công cộng.
Những hoạt động nhƣ quan sát, trí nhớ, tƣ duy... cần phải đƣợc đạt tới
một mức độ nhất định để có thể lĩnh hội các tri thức khoa học một cách dễ
dàng.
Cuối cùng, trình độ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lí cho việc học tập ở
trƣờng phổ thông bao gồm những phẩm chất của nhân cách giúp trẻ nhanh
chóng gia nhập vào tập thể lớp, tìm đƣợc vị trí của mình trong tập thể đó, có ý
thức trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động chung. Đó là những động cơ xã
hội của hành vi, là cách ứng xử với ngƣời xung quanh, là kĩ năng xá lập và
duy trì những mối quan hệ qua lại lẫn nhau với các bạn cùng lứa tuổi.
Chính vì thế khi giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn ngƣời ta đã chú
ý để giáo dục trẻ các quy tắc, lễ nghi, phép lịch sự cần có cũng nhƣ trang bị

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

13

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

cho trẻ một số kĩ năng cần thiết... Để trẻ tự tin bƣớc vào một môi trƣờng mới
với hoạt động chủ đạo mới.
1.4.2. Đặc điểm tâm lí
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn sự phát triển diễn ra chậm hơn so với giai
đoạn trƣớc. Cụ thể nhƣ: về số lƣợng cân nặng tăng khoảng 15,7kg; về chất
lƣợng thì có sự thay đổi rõ rệt.
Về hệ thần kinh, trẻ mẫu giáo lớn có cƣờng độ và tính linh hoạt của các
quá trình thần kinh tăng rõ rệt. Trẻ có thể tập trung chú ý vào một đối tƣợng
nhất định trong thời gian 15-20 phút. Cùng với đó là vai trò của hệ thống tín
hiệu ngày càng tăng, tƣ duy ngày càng tăng, ngôn ngữ bên trong xuất hiện.
Chức năng khái quát hóa của từ đã có bƣớc nhảy vọt gần nhƣ ở ngƣời lớn, ở
chỗ sự khái quát hóa đƣợc thể hiện theo hoạt động với đồ vật. Vì vậy mà tƣ
duy trực quan hành động vẫn giữ vai trò quan trọng trong thần kinh cấp cao
của trẻ. Trẻ lứa tuổi này đã có thể học đọc và học viết. Ngoài ra, do số lần ngủ
trong ngày và thời gian ngủ của trẻ giảm xuống còn 11 giờ trong ngày.
Về hệ vận động, trẻ 5-6 tuổi có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm
cơ nhƣ ngƣời lớn. Còn việc tiếp thu những thói quen vận động còn phụ thuộc
vào đặc điểm của từng cơ thể trẻ, nhất là luyện tập phù hợp.
Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ 5-6 tuổi cũng f cầutăng lên và
biến đổi về chất: huyết sắc tố: 80-90%, hồng cầu 4,5-5 triệu đơn vị, bạch cầu:
7-10 nghìn, tiểu cầu 200-300 nghìn. Ngoài ra, tần số co bóp của tim cũng tăng
lên từ 80-110 lần trong phút.
Về hệ hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ phát
triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển.
1.5. Ý nghĩa của các tác phẩm văn học đối với việc giáo dục đạo đức cho
trẻ mẫu giáo lớn.


SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

14

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các tác phẩm văn học có
ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ
em.
Từ xa xƣa ông cha ta đã từng tâm niệm: “ Văn dĩ tải đạo”, với chức
năng này, trong các phƣơng pháp tạo ra ý niệm, tình cảm, đạo đức văn học có
một vị thế đặc biệt.
Bác Hồ của chúng ta khi sinh thời đã rất quan tâm đến việc giáo dục đạo
đức cho tuổi thơ, Bác đã dạy các cháu thiếu niên nhi đồng: “ Yêu Tổ quốc,
yêu đồng bào,... Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.Đây chính là nội dung, nền
tảng đạo đức chân chính của con ngƣời ở mỗi thời đại, nó đòi hỏi sự nghiệp “
trồng người” của chúng ta phải hƣớng tới.
Những quan niệm giáo dục đạo đức truyền thống ấy đã đƣợc đƣa vào
những tác phẩm văn học và đƣợc trẻ em rất yêu thích. Vì vậy, chúng ta cần
đọc và kể cho trẻ nghe những tác phẩm văn chƣơng có giá trị đích thực, chứa
đựng những nội dung giáo dục đạo đức cao cả, phù hợp với lứa tuổi mà tâm
hồn tình cảm đang trong nhƣ suối tận nguồn. Ở trƣờng mẫu giáo, khi tiếp xúc
với tác phẩm văn học qua nghe, đọc, kể diễn cảm và sự dẫn dắt của cô giáo,
những ấn tƣợng nghệ thuật mà trẻ thu nhận đƣợc sẽ hình thành ở các em
những phẩm chất đạo đức bền vững. Không ai có thể phủ nhận vai trò của cái

đẹp trong giáo dục đạo đức bởi “ thông qua cái đẹp vươn tới nhân tính” –
(V.G.Bbielinxki, nhà nghiên cứu văn học Nga thế kỉ XIX ). Vì vậy cái đẹp
phải đƣợc coi là phƣơng pháp cơ bản nhàm khơi gợi những tình cảm đạo đức
cho trẻ.
Ngôn ngữ thể hiện cái tinh hoa của dân tộc, của Tổ quốc. Từ ngôn ngữ
toàn dân, bằng sức sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ, vẻ đẹp lóng lánh của ngôn
.ngữ nghệ thuật đã truyền đến cho các em tình yêu Tổ quốc, yêu tiếng mẹ đẻ

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

15

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Qua vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nƣớc những hành động tình cảm cao
quý của con ngƣời thể hiên trong tác phẩm giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu
nhân dân, ý thức giữ gìn bảo vệ cây xanh, có cách đối xử hiền từ với mọi sinh
vật trên trái đất, xác lập hành vi, thái độ của con ngƣời đối với các hiện tƣợng
của đời sống. Bảo vệ thiên nhiên, chinh phục tự nhiên là một trong những vấn
đề sống còn của thời đại chúng ta và mai sau, nó trở thành đạo đức của ngày
hôm nay. Về những vấn đề này, chúng ta có thể thấy rất nhiều trong những
áng ca dao, những bài thơ, những đoạn văn, những câu chuyện dành cho trẻ.
Tình yêu thiên nhiên vốn là khởi điểm của tình yêu đất nƣớc. Trong kí
ức của ngƣời bình dân, tình yêu Tổ Quốc gắn với quê hƣơng, gắn với một
làng quê và cảnh vật gần gũi, thân thƣơng. Đất nƣớc – Tổ quốc – Quê hƣơng

là những cánh cò bay trên đòng lúa mênh mông.
Dạy trẻ yêu quê hƣơng, đất nƣớc là yêu mái nhà dân tộc gainr dị, đậm
hồn quê, có ấn tƣợng về ngôi nhà truyền thống dân tộc, có ý thức về truyền
thống thơ ca dân gian.
Giáo dục tình cảm cho con ngƣời là một trong những vấn đề quan trọng
trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện với sự phong phú về mặt
tinh thần. Vẻ đẹp trong tính cách con ngƣời đƣợc biểu hiện dƣới nhiều khía
cạnh trong tác phẩm. Những tác phẩm viết về đề tài gia đình đã dạy trẻ biết
yêu thƣơng ông bà, cha mẹ, anh em. Bài thơ “Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa,
“Làm anh” – Phan Thị Thanh Nhàn,.... Truyện “Tích chu”, “Ba cô gái”,
“Bông hoa cúc trắng” hình thành ở các em tình cảm thắm thiết mẹ con, anh
em, bà cháu. Yêu con ngƣời, yêu nhân dân là yêu những ngƣời sống quanh ta.
Câu chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”, “Đôi bạn tốt” đã giáo dục trẻ lòng
biết ơn và kính yêu vị lãnh tụ nhƣ bài thơ: “ Ảnh Bác” – Trần Đăng Khoa,
những ngƣời anh hùng có công với đất nƣớc cả trong quá khứ “Ông gióng; Sự
tích hồ gươm” và hiện tại “Chú giải phóng quân” – Cẩm Thơ. Việc đọc và kể

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

16

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

lại tác phẩm có nghệ thuật của cô giáo về những chiến công anh hùng của
những chú bộ đội làm cho trẻ suy nghĩ, tƣởng tƣợng và ƣớc mơ. Bài thơ “Hạt

gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa đã dạy trẻ lòng biết ơn, kính trọng những
ngƣời lao động, yêu quý, trân trọng những thành quả lao động đƣợc chắt chiu
từ những giọt mồ hôi.
Tuổi ấu thơ các em chƣa có ý thức rõ rệt về tình yêu Tổ Quốc, lí tƣởng
nhƣng những tình cảm giản dị tƣởng nhƣ nhỏ bé này lại là những tình cảm có
tính nhân loại, nó sẽ tạo ra tiền đề cho xu hƣớng tƣ tƣởng của nhân cách.
Có rất nhiều bài học đạo đức khác nữa trong những trang văn học dành
cho trẻ mẫu giáo, mà chúng ta không thể kể hết đƣợc. Trong số đó truyện cổ
tích là một thể loại văn học tự sự dân gian đƣợc trẻ em khắp nơi trên thế giới
yêu thích và đƣợc nhân dân lao động ngàn xƣa coi là một công cụ rất hữu
hiệu để giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ. Ngay từ khi ra đời, truyện cổ tích đã
mang trong mình sứ mạng vẻ vang, là một phƣơng tiện để giáo dục, đặc biệt
để giáo dục đạo đức cho trẻ. Để thực hiện chức năng giáo huấn, truyện cổ tích
luôn thiên về những vấn đề đạo đức. Nó mang nội dung luân lí, đạo đức, triết
học rất rõ ràng. Vì vậy những bài học đạo đức ở đây trở nên sâu sắc. Mọi sự
vật hiện tƣợng đều có mối quan hệ nhân quả: “Gieo gió gặt bão”, “Ở hiền gặp
lành”... Qua những hình tƣợng trong truyện cổ tích, trẻ em nhận thức đƣợc
những khái niệm đầu tiên về sự công bằng và sự bất công về nền văn hóa của
dân tộc mình.
Các tác giả dân gian nhìn hiện thực từ góc độ đạo đức, vì vậy xung đột
của truyện là xung đột thuộc phạm trù đạo đức đối lập thiện ác, tốt xấu, trung
thực xảo quyệt, ích kỉ, vị tha... Truyện cổ tích giới thiệu cái thiện và cái ác
theo cách đơn giản và dễ hiểu đối với trẻ. Cô bé mồ côi tốt bụng và chăm làm,
mụ dì ghẻ độc ác, tham lam. Cái tôt đƣợc đền đáp, cái ác bị trả giá. Trong quá
trình nghe truyện, trẻ em đã tự vận động chính bản thân mình trong mọi bình

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

17


GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

diện, đem cái tốt để chống chọi với cái ác. Đây chính là điểm đặc biệt làm ý
nghĩa giáo dục của truyện cổ tích thêm một chất lƣợng mới cao hơn. Thế giới
của truyện cổ tích chan hòa ánh sáng của lòng nhân ái, của tình thƣơng, ƣớc
mơ, hi vọng của niềm tin vào chân lí “chính nghĩa thắng gian tà”.... Điều này
làm nên sức sống trƣờng tồn mãnh liệt của truyện cổ tích và nó thực sự hấp
dẫn với trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp
trẻ hiểu đƣợc nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi
dễ hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận các nhân vật
của trẻ đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp, lo lắng này trẻ em đã nếm
trải ngay cả trong sự kiện đời sống hàng ngày. Hiện tƣợng này là có quy luật.
Trong khi lo lắng và suy nghĩ về những gì diễn ra trong tác phẩm, trẻ em suy
nghĩ đánh giá về hiện thực chúng đang sống, trẻ học cách so sánh, đối chiếu
những sự kiện cuộc sống đơn giản, dễ hiểu với sự thể hiện trong các hình
tƣợng nghệ thuật.
Chính vì vậy các tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu giáo có vai trò và
ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.
1.6. Các tác phẩm văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
1.6.1. Những nét đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu
giáo
Văn học thiếu nhi nằm trong nghệ thuật sáng tác văn học nói chung, vì
thế nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Nhƣng do
đối tƣợng phục vụ chủ yếu là trẻ em nên nó có những đặc điểm đƣợc nhấn

mạnh.
Trƣớc hết tính giáo dục đƣợc coi là một trong những đặc trƣng cơ bản
nhất của văn học dành cho thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to
lớn trong việc giáo dục toàn bộ nhân cách trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ và

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

18

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thẩm mĩ. Nhà văn Tô Hoài ngƣời có nhiều kinh ngiệm trong sáng tác cho các
em đã khẳng đinh tầm quan trọng của chức năng này: “ Nội dung một tác
phẩm văn học viết cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức
tính con ngƣời. Nói thì thừa, cần nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân
chính và có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự
nghiệp nên ngƣời của bạn đọc ấy.”
Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, tác phẩm văn học phải thực sự là
ngƣời bạn đồng hành, ngƣời đối thoại đối với các em. Nhà văn không thể nói
với các em bằng những lời giáo thuyết khô khan mà phải bằng hình

tƣợng

nghệ thuật, bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng để khơi gợi, dẫn dắt các em tìm
hiểu và khám phá thế giới. các em phải biết phân biệt cái hay cái dở; cái cao

quý, cái thấp hèn trong cuộc sống. Văn học phải mang lại cho trẻ thơ cái đẹp,
cái cao quý, cái chân thiện. Tuy nhiên, cũng không nên cực đoan chức năng
giáo dục dành cho thiếu nhi. Không nên nghĩ rằng sau khi đọc một tác phẩm
là ngay lập tức các em có thể trở thành ngƣời tốt hay xấu. Những ảnh hƣởng
của văn học tới các em là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Nó tác động một
cách từ từ nhƣng giá trị nhân văn của nó thì có thể tạo nên sức mạnh, ảnh
hƣởng sâu sắc tới sự hình thành phát triển của con ngƣời.
Nếu tính giáo dục là một đặc trƣng có tính chất sống còn của văn học
thiếu nhi thì khả năng khơi gợi, kích thích trí tƣởng tƣợng, sáng tạo của trẻ
cũng là một đặc điểm không thể thiếu trong văn học viết cho các em. Hơn bất
cứ loại hình nghệ thuật nào, sáng tác văn học thiếu nhi phải đặc biệt quan tâm
tới đặc điểm tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi. Chính điều này cũng làm nên sự
khác biệt giữa văn học thiếu nhi và văn học cho ngƣời lớn. Tuổi thơ hồn
nhiên ngây thơ, tâm hồn trong sáng, dạt dào cảm xúc và trí tƣởng tƣợng
phong phú. Các em cảm nhận bằng cái nhìn “ vật ngã đồng nhất”, bầu bạn với
hết thảy vạn vật xung quanh... Chính vì vậy mà tƣởng tƣợng là một yếu tố

SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm

19

GVHD: ThS. Trịnh Thị Xinh


×