TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
***************
NGUYỄN THỊ CHÚC
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở
MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU
VỰC SÓC SƠN - HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
HÀ NỘI - 2010
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
***************
NGUYỄN THỊ CHÚC
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở
MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU
VỰC SÓC SƠN - HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Thạc sĩ: Đỗ Xuân Đức
HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Đỗ Xuân
Đức đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành khóa
luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong 2 trường:
Trường mầm non Mai Đình A và Trường mầm non Tiên Dược đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các số liệu về trường.
Tôi xin cảm ơn các bạn trong đoàn thực tập của cả 2 trường mầm non
cùng những người bạn thân thiết trong ký túc xá nhà 12 đã luôn ở bên động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Đây là bước đầu tiên tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên
khơng tránh khỏi sự thiếu sót. Tơi mong sẽ nhận được sự góp ý của các thầy
cơ và tồn thể bạn đọc để khóa luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Chúc
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một
số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn-Hà Nội” là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Đỗ Xuân Đức không trùng
với kết quả nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, kết quả thu thập được trong khóa luận là: Trung thực, rõ ràng,
chính xác, chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu
nào.
Nếu sai tơi xin chịu hồn tồn mọi trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Chúc
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
II. Lịch sử nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3
III. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................. 3
IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài........................................................... 3
V. Đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................................ 4
VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4
VII. Giả thuyết khoa học của đề tài ............................................................ 4
VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ........................................................ 4
IX. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
X. Dự kiến nội dung cơng trình ................................................................. 5
XI. Kế hoạch triển khai ............................................................................. 6
PHẦN II: NỘI DUNG............................................................................... 7
Chƣơng 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo .............. 7
1.1. Ý nghĩa .............................................................................................. 7
1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ....................................... 8
1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự tăng
trưởng hài hoà của trẻ.............................................................................. 9
1.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm
chất vận động ....................................................................................... 10
1.2.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ
xảo vệ sinh ........................................................................................... 10
1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo............. 11
1.3.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh...................................... 11
1.3.2. Tổ chức cho trẻ ăn ....................................................................... 13
1.3.3. Tổ chức cho trẻ ngủ ..................................................................... 14
1.3.4. Sự phát triển vận động ................................................................. 16
1.3.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mẫu giáo .................................. 17
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số
trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội ........................................... 20
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian ....................................... 21
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên .......................... 22
2.2.1. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và chỉ đạo
trong các cơ sở giáo dục mầm non ......................................................... 22
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên........................................................ 24
2.2.2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ của đội ngũ giáo viên ......... 24
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo ..................................................................... 25
2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo ........................................................................................................ 25
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non ............................................. 27
2.4.1. Thực trạng giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh cho trẻ
mẫu giáo............................................................................................... 27
2.4.2. Thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo ... 29
2.4.2.1. Thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý............................. 29
2.4.2.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn .................................................. 31
2.4.2.3. Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ ................................................ 34
2.4.2.4. Thực trạng tổ chức cho trẻ vận động ........................................ 36
2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương
về công tác giáo dục mầm non................................................................. 39
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo........................ 41
Chƣơng 3: Nguyên nhân và giải pháp .................................................... 44
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ... 44
3.2. Giải pháp ......................................................................................... 45
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 47
1. Kết luận .............................................................................................. 47
2. Kiến nghị ............................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 51
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp
có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác
định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục - đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” [1]. Vì vậy, hiện nay giáo
dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm non có
một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc
học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống
là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của
đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi
đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế
giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại,
được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa
tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội,
đối với cộng đồng.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ
thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục
thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương
4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân
dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã
hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
1
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển tồn
diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.
Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn
bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành
nhanh, bộ máy hơ hấp đang hồn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển
lệch lạc, mất cân đối nếu khơng được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể
gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục
được. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần
đây đã đặc biệt chú trọng tới cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy
nhiên, trong q trình thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khoẻ
cịn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh
dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột… các điều kiện đảm bảo
và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các
trường và gia đình cịn q chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh mơi trường cho trẻ
sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được
tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn
xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất.
Vì thế, là một giáo viên mầm non tương lai, tôi rất quan tâm tới vấn đề
giáo dục thể chất cho trẻ nên tơi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục
thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn Hà Nội” nhằm phát hiện ra thực trạng giáo dục thể chất, tìm ra nguyên nhân
và đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ mầm non. Nhưng do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
2
II. Lịch sử nghiên cứu đề tài
– Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ
trong các trường mẫu giáo quận Thanh Xuân - Hà Nội (Luận văn thạc sĩ
Dương Thuý Quỳnh - 1999)
– Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ (Huỳnh Kim Vui, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005)
– Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua trị chơi đóng vai theo chủ đề (Lục Thị Trung Hải, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005)
– Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong
hoạt động chung có mục đích giáo dục thể chất (Lý Thị Anh, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005)
Như vậy, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề thể chất nhưng chưa có
ai nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo ở một số trƣờng mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội”. Vì vậy, tơi
chọn đề tài này để nghiên cứu.
III. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở
một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội đồng thời phát hiện ra
nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trường
mầm non.
IV. Khách thể nghiên cứu của đề tài
Khách thể nghiên cứu của đề tài là vấn đề giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa
tuổi mẫu giáo.
3
V. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
trong trường mầm non.
VI. Mức độ, phạm vi nghiên cứu
– Mức độ: Tìm hiểu thực trạng.
– Phạm vi: Một số trường mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội.
VII. Giả thuyết khoa học của đề tài
Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm non
khu vực Sóc Sơn - Hà Nội chưa cao. Một trong những nguyên nhân đó là cơ
sở vật chất của các trường cịn hạn chế, trình độ giáo viên chưa cao, sự phối
hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ.
VIII. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
– Tìm hiểu cơ sở lý luận.
– Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường mầm
non.
– Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho trẻ mẫu giáo.
IX. Phƣơng pháp nghiên cứu
– Phương pháp đọc sách.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp thống kê toán học.
4
X. Dự kiến nội dung cơng trình
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.1. Ý nghĩa
1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.3. Nội dung và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Chương 2: Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở một số trường
mầm non khu vực Sóc Sơn - Hà Nội
2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và không gian
2.2. Thực trạng về công tác quản lý và đội ngũ giáo viên
2.3. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo
2.4. Thực trạng thực hiện nội dung và phương pháp giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo trong các trường mầm non
2.5. Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa
phương về cơng tác giáo dục mầm non
2.6. Thực trạng kết quả giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp
3.1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo
3.2. Giải pháp
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
5
XI. Kế hoạch triển khai
– Tháng 11/2009 - 12/2009: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương
– Tháng 12/2009 - 01/2010: Tìm hiểu cơ sở lý luận
– Tháng 02/2010 - 4/2010: Tìm hiểu thực trạng
– Tháng 4/2010 - 5/2010: Hồn thành đề tài nghiên cứu
6
PHẦN II: NỘI DUNG
Chƣơng 1: Một số vấn đề về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo [3]
1.1. Ý nghĩa
Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đảm bảo
cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người,
nguồn lực con người phải tiến hành không ngừng ngay từ khi trẻ mới sinh,
thậm chí ngay từ khi trẻ cịn là bào thai trong bụng mẹ. Vì vậy, cơng tác chăm
sóc - giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục thể chất có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển tồn
diện. Đó là q trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ thông qua việc rèn luyện
cơ thể và hình thành phát triển các kỹ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt và giữ
gìn vệ sinh nhằm làm cho cơ thể phát triển hài hoà cân đối, sức khoẻ được
tăng cường làm cơ sở cho sự phát triển tồn diện nhân cách.
Khơng ai có thể phủ nhận vai trò của sức khoẻ đối với sự phát triển của
mỗi con người. C.Mác cho rằng “việc kết hợp lao động sản xuất với trí dục và
thể dục không những chỉ là một trong những phương tiện tăng thêm sản xuất
xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn
diện” [2]. Nhận thức rõ được điều đó, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân tập
thể dục, bởi mỗi người dân khoẻ mạnh là làm cho cả nước hùng mạnh.
Sức khoẻ là vốn quý giá nhất có ý nghĩa sống còn đối với con người, đặc
biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất
nhanh chóng, nhưng cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của
những tác động bên ngoài, sức đề kháng của trẻ kém cho nên trẻ dễ mắc các
loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, trẻ chỉ có thể phát triển thể lực
7
tốt nếu như người lớn chú ý đến việc chăm sóc giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ hệ
thần kinh khoẻ mạnh cho trẻ. Khi đứa trẻ khoẻ mạnh, hiển nhiên sẽ có ảnh
hưởng tốt đến sự phát triển chung của trẻ.
Giáo dục thể chất có mối quan hệ mật thiết tới việc giáo dục đức, trí, thẩm
mỹ và lao động cho trẻ. Bởi sự thành công của bất cứ hoạt động nào của trẻ
đều phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của nó. Nếu cơ thể khoẻ mạnh sẽ làm
cho trẻ yêu đời hơn, tri giác cái đẹp sâu sắc, tinh tế hơn và trẻ có khả năng tạo
ra cái đẹp trong mọi hoạt động và đời sống. Giáo dục thể chất cịn có mối liên
hệ chặt chẽ với giáo dục lao động. Thể dục giúp trẻ có sức khoẻ dẻo dai, vận
động nhanh nhẹn, chính xác hơn, trẻ có cảm giác về nhịp điệu và sự định
hướng không gian tốt hơn.
Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
cịn gặp nhiều khó khăn, tình hình sức khoẻ còn nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Nhiều trẻ mắc bệnh cịi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh đường hơ hấp, các
bệnh đường ruột… các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ của trẻ cịn
nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và gia đình cịn q chật hẹp,
chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục
thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn
diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được
phát triển tốt nhất.
1.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
Quyết định 55 của Bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của
Nhà trẻ - Mẫu giáo Hà Nội, 1990, trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non
là “… Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới
XHCN Việt Nam:
– Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối.
8
– Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người
gần gũi (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
– Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở
xung quanh.
– Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tịi khám phá, có một số kỹ năng
sơ đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận…) cần thiết để vào trường
phổ thơng, thích đi học”.
Thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là chuẩn bị tiền đề quan trọng đảm
bảo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục sau.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non thì giáo dục thể chất trong trường
mẫu giáo cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
1.2.1. Bảo vệ tính mạng và tăng cƣờng sức khoẻ, đảm bảo sự tăng trƣởng
hài hoà của trẻ
– Rèn luyện cơ thể, nâng cao tính miễn dịch đối với các loại bệnh trẻ
thường mắc phải và đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển đúng lúc và hoàn
chỉnh của trẻ. Giúp trẻ có trạng thái hoạt động cân bằng, có trạng thái tâm lý
vui tươi, ngăn ngừa sự mệt mỏi cho hệ thần kinh.
– Cần đảm bảo chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ, học tập, vận
động) hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tượng trẻ. Bên cạnh đó phải
tích cực phịng bệnh cho trẻ, tiêm cho trẻ đúng đủ các loại vắc-xin theo quy
định của bộ y tế. Cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh quần áo
thân thể sạch sẽ, đảm bảo sự luân phiên hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, đảm
bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt.
– Tổ chức cho trẻ vận động, rèn luyện sức khoẻ cho trẻ một cách hợp lý
nhằm nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng cho trẻ, giúp cơ thể phát triển một
cách cân đối hoàn chỉnh, tăng cường khả năng vận động, sự định hướng trong
9
khơng gian và sự thích ứng của trẻ với sự thay đổi của thời tiết xung quanh,
tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.
1.2.2. Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm
chất vận động
– Cùng với việc bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khoẻ, đảm bảo sự
tăng trưởng hài hoà của trẻ thì chúng ta cần hình thành, phát triển và hồn
thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, leo trèo, ném,
trườn. Rèn luyện kỹ năng phối hợp cảm giác với vận động, phối hợp các vận
động của các bộ phận cơ thể với nhau như đầu, thân mình, chân, tay; năng lực
định hướng trong vận động như trái, phải, trước, sau… để vận động của trẻ
được nhanh nhạy, chính xác hơn.
– Tiếp tục hồn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động đồng thời rèn luyện
những phẩm chất vận động cho trẻ, dần hoàn thiện các động tác để các động
tác trở nên nhanh nhạy, chính xác, linh hoạt, gọn gàng, dẻo dai, khơng cịn
những động tác thừa như nghoẹo cổ, thè lưỡi, xô người về phía trước hay phía
sau khi khơng cần thiết. Trẻ biết thực hiện các bài tập vận động một cách hợp
lý trong các điều kiện khác nhau và biết kết hợp các bài tập vận động đã học
khác.
1.2.3. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen và các kỹ năng, kỹ xảo
vệ sinh
– Thói quen thường để chỉ những hành động của cá nhân được diễn ra
trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất
định. Thói quen có nội dung tâm lý ổn định và thường gắn với nhu cầu cá
nhân. Khi đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lý trở nên ổn định, cân
bằng và khó loại bỏ.
– Giáo dục cho trẻ nếp sống có giờ giấc, rèn luyện thói quen ăn, ngủ, thức
đúng giờ và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động
10
khác. Thói quen này giúp đưa trẻ vào nề nếp, thúc đẩy q trình tiêu hố, có
khả năng làm việc cao hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất diễn ra
bình thường và sức khoẻ của trẻ được củng cố.
– Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với
việc bảo vệ sức khoẻ và tăng cường thể lực. Bởi khi trẻ biết vệ sinh thân thể,
vệ sinh ăn uống, vệ sinh quần áo và môi trường xung quanh sẽ tăng cường
khả năng miễn dịch cho trẻ, giúp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ môi
trường xung quanh với trẻ. Tuy nhiên, khả năng nhận thức cũng như vận động
của trẻ cịn hạn chế nên chúng ta cần hình thành, rèn luyện những thói quen
đó một cách tỉ mỉ, kiên trì trong thời gian dài để thói quen được củng cố, ổn
định.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo
1.3.1. Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh
Giáo dục các kỹ xảo và thói quen vệ sinh là một nội dung khơng thể thiếu
được trong việc giáo dục thể chất và hình thành nhân cách cho trẻ. Trong
cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần đến nhiều loại thói quen khác nhau.
Đối với trẻ mầm non, cần giáo dục trẻ các loại thói quen sau đây:
Vệ sinh thân thể: Trẻ biết giữ gìn thân thể sạch sẽ, có thói quen đánh
răng, rửa mặt, rửa tay, rửa chân, chải tóc gọn gàng, sạch sẽ. Trẻ không nghịch
bẩn đất cát, cho đồ chơi hay bất cứ vật gì vào mồm, có thói quen rửa ráy, giữ
gìn cơ thể sạch sẽ hàng ngày.
Vệ sinh quần áo: Trẻ phải biết tại sao phải mặc quần áo sạch sẽ. Trẻ cần
biết lúc nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo, trẻ biết giữ gìn quần áo sạch
sẽ, không quỳ gối, lê la làm bẩn quần áo.
Vệ sinh ăn uống: Vệ sinh ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu
sinh lý của cơ thể, mà còn có khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ. Trẻ cần nắm được
các quy định vệ sinh ăn uống như:
11
+ Trước khi ăn: Rửa mặt, rửa tay, ngồi đúng vị trí, mời mọi người xung
quanh.
+ Vệ sinh trong khi ăn: Biết sử dụng các dụng cụ ăn uống, biết nhai và
nuốt đồ ăn, không làm rơi vãi, đổ thức ăn.
+ Vệ sinh sau khi ăn: lau mồm, súc miệng, dọn dẹp dụng cụ ăn uống, bàn
ghế vào nơi quy định.
Vệ sinh môi trƣờng: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa
bãi, không làm bẩn nhà, lớp học. Trẻ biết giúp đỡ người lớn một số công việc
nhẹ nhàng: nhổ cỏ, nhặt lá trong trường, quét nhà…
Chúng ta cần giáo dục trẻ cả bốn kỹ xảo và thói quen trên, đồng thời cần
tăng dần lên tính phức tạp mức độ yêu cầu, và tính độc lập khi thực hiện các
thói quen đó theo độ tuổi. Để hình thành tốt kỹ xảo và thói quen văn hố - vệ
sinh cần phải:
– Sắp xếp các thao tác nên hành động theo một thứ tự nhất định, hợp lý.
– Lập kế hoạch thứ tự các hành động.
– Ở giai đoạn đầu tiên phải lặp đi lặp lại các kỹ năng cách nhau không xa,
cho trẻ thường xuyên được luyện tập với trình tự nhất định của hành động.
– Người lớn phải là tấm gương mẫu mực về các thói quen văn hoá vệ sinh
để cho trẻ noi theo.
– Cần cho trẻ thấy được ý nghĩa và sự hợp lý của các thao tác và các hành
động văn hoá vệ sinh để từ đó hình thành nhu cầu về thói quen văn hố vệ
sinh.
– Phối hợp với gia đình để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được vận dụng,
củng cố những kỹ năng đã học ở gia đình để những kỹ xảo và thói quen vệ
sinh nhanh chóng được hình thành và bền bỉ hơn.
12
Do khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ mau quên, dễ chán, chưa
hiểu được hết ý nghĩa của thói quen vệ sinh ấy nên người lớn cần hướng dẫn
tỉ mỉ, kiên trì và nhẹ nhàng với trẻ.
1.3.2. Tổ chức cho trẻ ăn
Để giúp cơ thể trẻ phát triển tốt, đảm bảo phát triển bình thường của các
cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, cần tổ chức chế độ ăn uống hợp lý cho
trẻ. Khẩu phần ăn phải hợp lý, cân đối giữa các thành phần protit, gluxit, lipit,
muối khoáng, vitamin… Đồng thời, phải quan tâm đến cách chế biến các loại
thực phẩm sao cho phù hợp với khả năng tiêu hoá của từng lứa tuổi cũng như
từng trẻ. Vì vậy, trong trường mầm non, vấn đề chế biến thức ăn và vệ sinh an
toàn thực phẩm của nhà bếp giữ một vị trí rất quan trọng, nó giúp cho trường
mầm non thực hiện được một trong các chức năng của nó là chăm sóc trẻ nhỏ
và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giáo dục và phịng
bệnh cho trẻ.
Tuy nhiên, ngồi việc đảm bảo cơ cấu thành phần bữa ăn phù hợp với lứa
tuổi và khẩu vị của trẻ, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ của các lớp cũng có ý
nghĩa nhất định đối với tiêu hoá thức ăn của trẻ. Do vậy, cần phải thực hiện
các yêu cầu sau đây khi tổ chức bữa ăn cho trẻ.
Trƣớc khi ăn:
+ Chuẩn bị phịng ăn sạch sẽ, thống mát. Bàn ghế sắp xếp thuận tiện cho
trẻ đứng lên, ngồi xuống.
+ Dụng cụ ăn uống đảm bảo sạch sẽ, kích thước phù hợp và được sắp xếp
hợp lý.
+ Không cho trẻ vận động quá nhiều, ăn vặt trước khi ăn. Cho trẻ rửa tay,
rửa mặt trước khi ăn.
+ Cho trẻ ăn vào những thời điểm nhất định trong ngày tạo phản xạ có
điều kiện, kích thích cảm giác ngon miệng.
13
Trong khi ăn:
+ Cho trẻ ăn theo nhu cầu của cơ thể, cần tạo ra bầu khơng khí thoải mái,
dễ chịu trong phòng ăn.
+ Cần rèn luyện cho trẻ ăn hết xuất ăn của mình và các kỹ xảo ăn có văn
hố. Khơng ăn vội vàng, nhai kỹ, khơng nói chuyện đùa nghịch khi ăn, cầm
thìa, bát đĩa đúng động tác.
+ Khi trẻ ăn cần quan sát xem trẻ ăn có ngon khơng, trẻ có ăn hết xuất
khơng, trẻ có biểu hiện gì khác thường khơng… Tìm hiểu ngun nhân và đề
ra biện pháp khắc phục.
Sau khi ăn:
+ Cho trẻ lau miệng, rửa tay, uống nước, súc miệng bằng nước muối.
+ Cho trẻ ngủ, nghỉ ngơi sau khi ăn.
1.3.3. Tổ chức cho trẻ ngủ
Ngủ là nhu cầu sinh lý không thể thiếu được của cơ thể. Trẻ sơ sinh ngủ
20 giờ trong ngày, người lớn ngủ từ 7 đến 8 giờ. Trẻ càng lớn ngủ càng ít. Sự
thức của trẻ có liên quan đến hoạt động tích cực - kích thích các tế bào thần
kinh vỏ não, được hình thành chủ yếu do ảnh hưởng của các tác động từ bên
ngồi vào vỏ đại não thơng qua các cơ quan cảm giác. Trung ương thần kinh
của trẻ hoạt động còn rất yếu và rất dễ bị mệt mỏi khi trẻ thức. Để có thể khội
phục lại trạng thái bình thường của các tế bào thần kinh, việc tổ chức giấc ngủ
tốt cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ của
trẻ.
Phương pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ mầm non:
Ngủ là một phản xạ có điều kiện, vì vậy cần cho trẻ ngủ đúng giờ tạo thói
quen cho trẻ. Để tạo ra nhu cầu ngủ ở trẻ một cách đúng đắn thì chúng ta cần
xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý phù hợp với từng lứa tuổi đồng thời cần
14
tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ ngủ nhanh, ngủ sâu vào những giờ giấc đã định
cho giấc ngủ.
Muốn vậy, khi tổ chức cho trẻ ngủ chúng ta cần lưu ý những cơng việc
sau:
Trƣớc khi ngủ:
+ Vệ sinh phịng ngủ nhằm loại trừ tối đa những kích thích bên ngồi.
Phịng ngủ sạch sẽ, n tĩnh, có diện tích phù hợp, phịng ngủ cần thống mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đơng. Phịng ngủ đảm bảo lưu thơng khơng khí tốt,
hạn chế ánh sáng trong phòng ngủ. Các trang thiết bị trong phịng ngủ có kích
thước phù hợp, sạch sẽ, an tồn với trẻ.
+ Khơng cho trẻ ăn q no, vận động quá nhiều, uống các chất kích thích
trước khi ngủ.
+ Cho trẻ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
Trong khi ngủ:
Giáo viên phải có mặt theo dõi quá trình ngủ của trẻ: tư thế, nhiệt độ, độ
ẩm, khơng khí, ánh sáng, tiếng ồn và xử lý các trường hợp cần thiết khi xảy
ra. Ví dụ: trẻ quấy khóc, đau bụng, trẻ bị sốt… Trẻ có thể thay đổi các tư thế
(ngửa, nghiêng…) vài lần trong một giấc ngủ. Khi trẻ ngủ, không được kéo
chăn chùm kín đầu, khơng được nằm sấp úp mặt vào gối, không được nằm cả
người lên gối.
Sau khi ngủ:
+ Chỉ cho trẻ thức dậy khi đã ngủ đủ giấc. Cho trẻ dậy và đi vệ sinh cá
nhân một cách trật tự, nề nếp, cho trẻ vận động nhẹ nhàng, ăn bữa phụ.
+ Do sự khác biệt cá nhân mà nên cho trẻ ngủ và thức dậy theo nhóm mà
khơng nên làm đồng loạt. Tốt nhất là rèn luyện cho trẻ tự mình thức dậy trong
vịng 30 - 45 phút.
15
1.3.4. Sự phát triển vận động
Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang
phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các
nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỷ XVIII: “Cơ thể không vận động cũng
giống như nước trong ao tù”; “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài
nhi là do thiếu vận động” [7]. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng:
phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần
kinh thực vật thường kém phát triển; hoạt động hệ tuần hồn và hệ hơ hấp bị
hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
Ngồi ra, những trẻ “đói vận động” cịn có các biểu hiện: giảm khả năng chịu
đựng của cơ thể, hay mắc bệnh về đường hô hấp (qua các kết quả điều tra cho
thấy, trẻ thiếu vận động có nguy cơ mắc các bệnh về đường hơ hấp cao hơn
trẻ bình thường 20%).
Vận động có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở
mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy, khi lập
chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những
cơ sở sau:
Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng
thú với trẻ.
– Các bài tập vận động có tác dụng chung đến tồn bộ cơ thể, kích thích
được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan
trong cơ thể.
– Cùng với việc dạy trẻ dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải
chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động.
– Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo
dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ
nhàng, chính xác.
16
– Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong
phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động,
thể dục buổi sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trị chơi thể thao lao động.
Trong đó, trị chơi vận động, trị chơi thể thao là các hình thức hoạt động hấp
dẫn trẻ em và có tác dụng giáo dục nhiều tới các vận động cơ bản và sự phối
hợp các vận động ấy.
1.3.5. Chế độ sinh hoạt của trẻ ở trƣờng mẫu giáo
Chế độ sinh hoạt là sự luân phiên rõ ràng và hợp lý các dạng hoạt động và
nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thoả mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ,
vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng
thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt.
Chế độ sinh hoạt là điều kiện quan trọng để giáo dục thể chất cho trẻ có
kết quả. Khi chế độ sinh hoạt đã trở thành thói quen thì nó giúp trẻ phát triển
tính độc lập tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ có được những phẩm chất thói
quen đạo đức, sinh hoạt có nề nếp theo trật tự thời gian.
Chế độ sinh hoạt cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Chế độ sinh hoạt ở trường mẫu giáo được xây dựng trên cơ sở những
đặc điểm sinh lý, tâm lý của trẻ, trên cơ sở những nhiệm vụ giáo dục và điều
kiện sinh hoạt quyết định.
– Chế độ sinh hoạt phải thể hiện rõ các hoạt động trong ngày của trẻ, được
sắp xếp theo trình tự nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể, với môi trường
sống.
– Chế độ sinh hoạt cần đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động
trong ngày phù hợp với nhu cầu sinh lý và khả năng hoạt động của các độ
tuổi. Ví dụ: trẻ từ 1-5 tháng ăn 6 bữa trong ngày; trẻ từ 5-12 tháng ăn 5 bữa
trong ngày; trẻ từ 12-72 tháng ăn 4 bữa trong ngày. Thay vào đó khoảng thời
17
gian giữa các bữa ăn lại tăng lên theo lứa tuổi: từ 3.5 đến 4 giờ và 4.5 giờ một
lần.
– Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các hoạt động và nghỉ
ngơi, giúp trẻ có thể tiến hành hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau và tránh
quá sức đối với trẻ.
– Chế độ sinh hoạt phải được lặp đi lặp lại tránh xáo trộn nhiều để tạo thói
quen, nề nếp cho trẻ.
– Chế độ sinh hoạt phải được tổ chức một cách linh hoạt cho phù hợp đối
với mọi trẻ; đồng thời chế độ sinh hoạt cần chú ý tới những đặc điểm riêng
của từng trẻ: với những trẻ yếu, hệ thần kinh dễ bị kích thích thì cần tăng
cường thời gian ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn các trẻ khác.
Để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở trường mầm non cần phải chia trẻ
thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế
độ sinh hoạt riêng, nhằm đảm bảo cho việc giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi và dễ
dàng, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt. Các hoạt động diễn ra trong một ngày của
trẻ là ăn ngủ, vui chơi, dạo chơi, học tập, lao động… Các hoạt động này được
phân định rõ ràng trong chế độ sinh hoạt theo trình tự và thờ i gian khác nhau
theo lứa tuổi.Chế độ sinh hoạt của trẻ được chương trình chăm sóc giáo dục
do Bộ giáo dục - đào tạo ban hành cụ thể như sau:
18
TT
Thời gian
Nội dung
Bé
Nhỡ
Lớn
1 Đón trẻ, chơi tự do, thể dục sáng, điểm danh
1h15
1h15
1h
2 Các tiết học
30ph
1h
1h20p
3 Hoạt động ngoài giờ
50ph
30ph
30ph
4 Trò chơi sáng tạo
50ph
50ph
50ph
1h
50ph
40ph
5 Vệ sinh ăn trưa
6 Ngủ trưa
7
8
2h50ph 2h50ph 2h40ph
Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều (ăn xế
chiều)
Sinh hoạt chiều (nêu gương bé ngoan chiều thứ
bảy)
9 Hoạt động tự chọn, vệ sinh trả trẻ
50ph
40ph
30ph
50ph
1h
1h10ph
1h20ph 1h20ph 1h20ph
Việc thực hiện chế độ sinh hoạt không cứng nhắc, khi áp dụng với mỗi em
cần có sự linh hoạt thích đáng. Có thể xê dịch thời gian biểu ở mức độ cần
thiết. Chẳng hạn, khi trẻ đang quá ham chơi và mệt mỏi, thì có thể kéo dài
thời gian chút ít, nếu cần ngủ sớm hay dậy sớm khi có yêu cầu, một số trẻ suy
dinh dưỡng cần ăn bữa bổ sung…
19