Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất chè an toàn trên địa bàn thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.88 KB, 99 trang )



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Các
số liệu và tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Quỳnh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự quan tâm,
giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô và các đơn vị liên quan, tôi đã hoàn thành luận văn
này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo, Ban
chủ nhiệm Khoa KT&PTNT cùng các thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi thực hiện đề
tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn cô giáo TS. Kiều Thị Thu Hương, đã hướng dẫn chỉ
bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: UBND
TPTN, Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Các tổ chức hội đoàn thể, UBND các xã
Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những
người đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể


và cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả

Lê Thị Quỳnh


1
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................. viii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1................................................................Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

1

2.....................................................................................................Mục tiêu nghiên cứu

2

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................4
1.1............................................................................................................Cơ sở lý luận

4


1.1.1..................................................... Lịch sử phát triển cây chè tại Việt Nam

4

1.1.2.............................Một số khái niệm liên quan đến sản xuất chè an toàn

7

1.2........................................................................................................ Cơ sở thực tiễn

19

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới.....................................19
1.2.2...................................... Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam

27

1.2.3...................... Tình hình sản xuất chè an toàn ở một số tỉnh trong nước

31

1.2.4. Bài học kinh nghiệm được rút ra trong sản xuất chè an toàn cho Thành phố Thái

Nguyên.............................................................................................................35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU41
2.1...................................................................... Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

38

2.1.1..................................................................................... Đối tượng nghiên cứu


38

2.1.2.........................................................................................Phạm vi nghiên cứu

38

2.2..............................................................................................Nội dung nghiên cứu

38

2.3...................................................................................... Phương pháp nghiên cứu

38

2.3.1......................................................................Lựa chọn địa điểm nghiên cứu

38

2.3.2.................................................... Phương pháp điều tra thu thập thông tin

39

2.3.3...........................................................Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

40

2.3.4................................................. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

41



1
2.3.4.1................................................................Phương pháp thống kê kinh tế

41

2.3.4.2............................................................Phương pháp nghiên cứu số liệu

41

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.................................................................41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 43
3.1.............................................................................. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

43

3.1.1.........................................................................................................Vị trí địa lý

43

3.1.2............................................................... Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên

44

3.1.3................................................................................ Hệ thống kết cấu hạ tầng

46

3.1.4.................................................................................................Nguồn nhân lực


50

3.1.5...............................................................................Điều kiện kinh tế - xã hội

50

3.2................................................................................................................................Thực trạng

sản xuất chè an toàn tại tỉnh Thái Nguyên................................................48
3.3.................................Thực trạng sản xuất chè an toàn tại các hộ nghiên cứu

55

3.3.1............................................................................... Tình hình sản xuất chung

58

3.3.2..............................................................................................Cơ cấu giống chè

59

3.3.3............................................................................Đặc điểm nhóm hộ điều tra

60

3.3.4..........................................................................................................................Năng suất, sản

lượng bình quân các hộ trồng chè..........................................................59
3.3.5.................................................Chi phí cho sản xuất của các hộ trồng chè


60

3.3.6....................................................................Lợi nhuận của các hộ trồng chè

62

3.3.7.........................Thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của các hộ trồng chè

63

3.4........................ So sánh hiệu quả sản xuất chè an toàn và chè truyền thống

66

3.4.1. So sánh hiệu quả kinh tế hộ sản xuất chè an toàn và hộ sản xuất truyền thống

66
3.4.2.................................................................Hiệu quả xã hội của sản xuất chè
3.5.

68

Kênh tiêu thụ sản phẩm của nhóm hộ sản xuất chè an toàn và nhóm

hộ sản xuất chè truyền thống........................................................................... 69
3.5.1..................Kênh tiêu thụ sản phẩm của nhóm hộ sản xuất chè an toàn

69



3.5.2........Kênh tiêu thụ sản phẩm của nhóm hộ sản xuất chè truyền thống

73

3.6. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất chè an toàn.....71
3.7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của sản xuất chè an toàn tại thành phố Thái

Nguyên giai đoạn 2018 - 2020 định hướng 2025............................................ 73
3.7.1..................................................................................Giải pháp về chính sách

73

3.7.2....................................................................Giải pháp về thị trường tiêu thụ

74

3.7.3................................................................ Giải pháp về khoa học công nghệ

75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................80
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP


:

An toàn thực phẩm ĐVT

:

Đơn vị tính
FAO

:

Food and Agriculture Organization of the United Nations GO

Tổng giá trị sản phẩm
GTSX

:

Giá trị sản xuất

Ha

:

Héc ta

HTX

:


Hợp tác xã

IC

:

Chi phí trung gian

IPM

:

Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp KHCN

:

Khoa học công nghệ

:

Khoa học kỹ thuật

KHKT

NN&PTNT :

Nông nghiệp và phát triển nông thôn Pr :

Lợi nhuận
TCHQ


:

Tổng cục Hải quan TPTN

Thành phố Thái Nguyên TTg
Thủ tướng
UBND

:

Uỷ Ban Nhân Dân VA:

Giá trị gia tăng
VSATTP

:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

:
:

:


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số

nước trồng chè chính năm 2016....................................................22
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn hàm lượng đồng và chì trong chè...............................25
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng trong đất............................ 25
Bảng 1.4: Hàm lượng tồn dư thuốc trong chè............................................... 26
Bảng 1.5: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam giai đoạn
2012-2016..................................................................................... 31
Bảng 1.6: Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017.....33
Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng chè búp tươi theo huyện, thành phố, thị xã......51
Bảng 3.2: Cơ cấu giống chè ở Thái Nguyên..................................................53
Bảng 3.3: Tình hình xuất khẩu chè Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016....55
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đất của Thành phố Thái Nguyên.....................58
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại Thành phố Thái Nguyên giai
đoạn 2014- 2016........................................................................... 58
Bảng 3.6: Cơ cấu giống các hộ điều tra.........................................................60
Bảng 3.7: Tình hình nguồn nhân lực của nhóm hộ điều tra.......................... 61
Bảng 3.8: Năng suất, sản lượng chè của nhóm hộ điều tra........................... 62
Bảng 3.9: Chi phí sản xuất chè của nhóm hộ điều tra...................................63
Bảng 3.10: Diện tích, năng suất, lợi nhuận của các hộ điều tra.......................65
Bảng 3.11: Thị trường tiêu thụ của các hộ trồng chè.......................................67
Bảng 3.12: So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra................................ 69


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1.

Sơ đồ địa giới Thành phố Thái Nguyên.......................................46

Hình 3.2.


Kênh tiêu thụ của hộ sản xuất chè an toàn.................................. 73

Hình 3.3.

Kênh tiêu thụ của hộ sản xuất chè truyền thống..........................74


1
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chè (trà) là thức uống ngày càng được ưa chuộng trên thế giới vì các giá trị

dinh dưỡng có trong thành phần của búp chè (như là amino acid, vitamin, alkaloid
và polysaccharide…) được nghiên cứu là có lợi cho sức khỏe. Chè còn được coi là
thực phẩm chức năng có tác dụng giảm cholesterol, chống lại sự phát triển của các tế bào
ung thư, hỗ trợ giảm cân…
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Châu Á, vùng được coi là cái nôi của cây
chè. Là một trong 6 nước sản xuất chè đứng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, trồng
chè gắn với lịch sử trên 3000 năm và uống trà đã trở thành văn hóa của người Việt.
Trà gắn với hầu hết các sự kiện quan trọng quanh năm của người Việt như đón năm
mới, các ngày lễ tết, cưới, hỏi…
Đối với Vùng Núi và Trung Du phía Bắc Việt Nam - vùng được coi là nghèo
nhất trong cả nước, cây chè có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế xã hội
của vùng. Thu nhập từ chè cao hơn so với từ các cây trồng khác, do đó cây chè
được coi là cây xóa đói giảm nghèo, thậm chí là cây làm giàu cho 1 số địa phương.
Bên cạnh đó, với diện tích lớn đất đồi núi là đất dốc thì trồng chè là lựa chọn phù
hợp cho việc bảo vệ đất cũng như tạo cảnh quan đẹp.

Tuy nhiên sản xuất chè hiện nay đang có nhiều bất cập. Đó là, do thiếu kiến
thức trong sản xuất, người sản xuất chè đã và đang lạm dụng phân vô cơ và thuốc bảo
vệ thực vật. Kết quả điều tra của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho thấy, có tới
49% nông dân các vùng trồng chè được hỏi sử dụng thuốc với nồng độ cao hơn
hướng dẫn, 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun và có 14% nông dân
trộn 3 loại thuốc khi phun trong khi bà con không hề biết việc phối trộn này sẽ làm
tăng nồng độ thuốc lên nhiều lần; gần 50% nông dân phun trên 7 lần/vụ, có hộ phun
tới 4 lần/tháng,


gây lãng phí trong sử dụng thuốc, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới thiên
địch và mất an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè. Tình trạng sử dụng thuốc tùy
tiện, nồng độ cao hơn quy định, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng trên chè là
nguyên nhân chính tạo nên dư lượng thuốc trên sản phẩm chè cao như hiện nay [24].
Việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh cho chè ở nhiều nơi còn khá tuỳ tiện, không
đảm bảo thời gian cách ly còn phổ biến ở nhiều vùng chè. Chính điều đó không những
không làm tăng hiệu quả của sản xuất mà còn để lại một dư lượng lớn các chất hóa
học tồn dư trong đất, nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe
con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè ở quốc tế ngày
càng yêu cầu sản phẩm chè với chất lượng ngày một cao. Để đáp ứng nhu cầu thực
tiễn đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất
chè an toàn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

-

Nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số giải pháp phát triển sản xuất chè an


toàn tại Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2025.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thực trạng sản xuất chè an toàn tại thành phố Thái Nguyên.

-

So sánh hiệu quả kinh tế hộ sản xuất chè an toàn với hộ sản xuất chè truyền

thống.
-

Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè an toàn tại thành phố Thái

Nguyên.
-

Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hiệu quả sản xuất chè an toàn tại Thành phố

Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2025.


2.3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học hữu ích cho việc nghiên
cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại các trường, các viện nghiên cứu về vấn
đề liên quan đến sản xuất chè và chè an toàn.
Ý nghĩa thực tiễn

-

Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, dự án phát triển mô hình

sản xuất chè an toàn tại địa phương khác.
-

Cho thấy những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, những điều chưa làm

được và cần phải làm ở địa phương để có thể đưa ra giải pháp phù hợp để phát triển
sản xuất chè an toàn tại tỉnh Thái nguyên nói riêng, khu vực miền núi phía Bắc nói
chung.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.
Lịch sử phát triển cây chè tại Việt Nam
1.1.1.1. Nguồn gốc cây Chè Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè vườn
hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía Bắc. Cây chè
Suối Giàng trong sách "Vân Đài loại ngữ" có ghi trong mục IX, Phẩm vật như sau:
"... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn,
tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi
trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát,
ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên...". Năm 1882, các nhà
thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê
Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu,
qua Lai Châu; đến tận Ipang (Vân Nam), nơi có những cây chè đại cổ thụ. “Hàng

ngày, những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa chất đầy muối và gạo khi đi và nặng chĩu chè
khi về. Ipang nổi tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự trà cống nộp cho Hoàng đế
Trung Hoa. Loại chè cao cấp này không bán ngoài thị trường và ai cũng cố giấu lại một
phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị trừng trị nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè
loại này màu trắng ngà, bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai
của Đèo Văn Trị ở Lai Châu, là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang". Sau những
chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam (1923) và Tây Nam Trung
Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và Hà Lan, đã viết "...những rừng chè, bao giờ


cũng mọc bên bờ các con sông lớn, như sông Dương Tử, sông Tsi Kiang ở Trung
Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ (Việt Nam), sông Mê Kông ở Vân Nam, Thái
Lan và Đông Dương, sông Salouen và Irrawađi ở Vân Nam và Myanmar, sông
Bramapoutrơ ở Assam". Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên
Xô, sau những nghiên cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân tích chất catechin trong
chè mọc hoang dại, ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc và các vùng chè
cổ Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An...), đã viết:... Cây chè cổ
Việt Nam, tổng hợp các catechin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam.... Từ đó, có sơ
đồ tiến hoá cây chè thế giới như sau "Chi Camelli → Chè Việt Nam → Chè Vân Nam lá
to → Chè Trung Quốc → Chè Assam (Ấn Độ)" [8].
Cho đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận: Cây chè xuất hiện đầu tiên
từ một vùng sinh thái hình quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Myanmar và Lushai, dọc
theo đường biên giới giữa Assam và Myanmar ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở
phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Myanmar và Thái Lan vào
Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 950 đến 1200 Đông, trục Bắc Nam từ vĩ độ 290 đến
110 Bắc [1].
1.1.1.2. Sự phát triển của cây Chè Việt Nam
Thời kỳ trước năm 1882: Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình:
Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè đồng bằng sông Hồng ở Hà
Đông, chè đồi ở Nghệ An. Chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một nửa, như

vùng Hà Giang, Bắc Hà...
Thời kỳ 1882-1945: Ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chè công
nghiệp; chè đen công nghệ truyền thống OTD và chè xanh sao chảo Trung Quốc.
Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với thiết


bị công nghệ hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tại hộ gia đình và tiểu
doanh điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang thị trường Bắc
Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305ha, sản lượng
6.000 tấn chè khô/năm.
Thời kỳ độc lập (1945- nay): Sau năm 1954, Nhà nước xây dựng các Nông
trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; chè đen OTD xuất khẩu sang
Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến hết năm 2015, tổng
diện tích chè là 108.000ha, trong đó có 87.000ha chè kinh doanh. Tổng số lượng chè sản
xuất 1924.5 nghìn tấn, trong đó xuất khẩu
329.7 nghìn tấn [14].
1.1.1.3. Các vùng chè Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông Nam Á, cái nôi của cây chè. Khí hậu
đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước mưa dồi dào 17002000mm/năm, nhiệt độ 21-22,60C, ẩm độ không khí 80-85%. Đất đai trồng chè gồm
2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ. Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-22.50, chia
thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300m, vùng giữa 300- 600m, vùng cao 600 đến trên
1000m, nên chất lượng chè rất tốt.
Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung du và Shan, làm được chè xanh và chè
đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, được thị trường
quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra, còn những giống chè tốt làm chè đen, chè xanh, chè ô
long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ và Srilanka, Inđônêsia [14].
1.1.1.4. Vai trò của cây chè
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nó có vai trò quan
trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con



người. Sản phẩm chè có rất nhiều tác dụng như kích thích thần kinh làm cho tinh thần
minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, tăng sức đề
kháng cho cơ thể…
Sản phẩm chè không chỉ phục vụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng
góp nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế nước ta. Cây chè đem lại nguồn thu nhập cao
và ổn định cho người dân, cải thiện đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội và tạo ra công ăn
việc làm cho lực lượng lao động dư thừa.
Chè là cây trồng sinh trưởng tốt ở Trung Du và Miền Núi, loại cây trồng này
ngoài việc giúp người dân nâng cao thu nhập còn giúp cải tạo môi trường, phủ xanh,
chống xói mòn đất.
Như vậy, việc phát triển cây chè hoàn toàn phù hợp với các vùng Trung Du và
Miền Núi phía Bắc. Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm cho khu
vực nông thôn hiện nay [14].
1.1.2.

Một số khái niệm liên quan đến sản xuất chè an toàn

1.1.2.1. Khái niệm về chè an toàn
Trong sản xuất chè, hiện nay có nhiều thuật ngữ khái niệm để gọi các sản phẩm chè
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: Chè an toàn hay chè “sạch”.
Chè an toàn được hiểu là sản phẩm chè được tạo ra trong quá trình sản xuất thông
thường nhưng được kiểm soát và đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm đạt
các chỉ tiêu như: Chất lượng tốt, dư lượng hoá chất độc hại, hàm lượng kim loại nặng
và các vi sinh vật gây hại trong sản phẩm thấp hơn ngưỡng cho phép.
Khái niệm về chè an toàn tại Việt Nam được hướng dẫn cụ thể tại thông tư số
TT59/2012/TT BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012 do Bộ Nông Nghiệp PTNT
ban hành:



“Chè an toàn là sản phẩm chè búp tươi được sản xuất phù hợp quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc phù hợp quy trình sản
xuất chè an toàn (bao gồm cả sản phẩm) hoặc phù hợp với các quy định liên quan đến
đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
cho chè búp tươi an toàn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn GAP khác và được chế biến
theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và mẫu
điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định [3]
Bên cạnh đó còn có 1 số khái niệm về sản xuất chè an toàn khác như:
UTZ Certified là chương trình chứng nhận toàn cầu trong lĩnh vực cấp chứng
chỉ sản xuất các sản phẩm chè tốt, có trách nhiệm, truy nguyên nguồn gốc, an toàn
thực phẩm và bền vững trong ba lĩnh vực: Kinh tế - Môi trường - Xã hội.
Nhiệm vụ của UTZ Certified là để tạo ra một thế giới nơi mà nông nghiệp
bền vững là tiêu chuẩn, nơi nông dân thực hiện các thực hành nông nghiệp tốt và quản
lý trang trại của họ mang lại lợi nhuận với sự tôn trọng con người và hành tinh của ngành
công nghiệp [11].
Quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất an toàn
* Cơ quan cấp chứng nhận là Sở NN & PTNT
* Điều kiện cơ sở được cấp chứng nhận:
-

Có đăng ký sản xuất chè an toàn;

-

Cơ sở có hệ thống kiểm soát vùng nguyên liệu về sử dụng phân bón, thuốc

BVTV, các loại hoá chất trong sản xuất chè nguyên liệu, có sổ nhật ký theo dõi quá
trình canh tác chè hàng ngày, cơ sở chế biến đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực
phẩm theo tiêu chuẩn 10 TCN 606- 2004;



- Cơ sở đã áp dụng qui trình sản xuất chè an toàn;
-

Mẫu sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định của

nhà nước và được phân tích, đánh giá bởi tổ chức có chức năng, đủ điều kiện và được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
-

Bao bì, nhãn hiệu hàng hoá phải tuân thủ đúng qui định TCVN, của các cơ

quan chức năng;
* Thanh tra - kiểm tra:
Cơ quan cấp chứng nhận tiến hành kiểm tra thực tế để xác nhận cơ sở đạt tiêu
chuẩn sản xuất chè an toàn và chịu trách nhiệm về xác nhận của mình.
Thời gian tiến hành thanh tra - kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần, nếu khi phát hiện
thấy có dấu hiệu vi phạm các qui định, cơ quan cấp chứng nhận sẽ tiến hành kiểm tra
đột xuất.
Khi kiểm tra, nếu các cơ sở không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ
xử lý: cấm lưu thông, tiêu thụ số sản phẩm đã sản xuất. Cho phép cơ sở cải tạo, chuyển
đổi trong 6 tháng sau đó kiểm tra lại nếu vẫn không đạt yêu cầu sẽ chấm dứt hoạt động
của cơ sở đó.
1.1.2.2. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài
người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con
người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó sản
xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Theo Ph.Ăngghen: “điểm
khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm
chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất” Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt

động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn
tại, phát triển của


con người và xã hội. Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có
tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.
Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con
người; nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của toàn
bộ đời sống xã hội. Sự vận động, phát triển của xã hội suy cho cùng có nguyên nhân từ
sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Do đó, để giải thích và giải quyết các vấn đề của
đời sống xã hội thì phải xuất phát từ thực trạng sản xuất vật chất của xã hội.
Nhận thức được vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội. Trên cơ sở đó trong nhận thức là cơ sở giúp cho chúng ta nhận thức được
rằng, mọi hoạt động thực tiễn và nhận thức phải dựa trên nền tảng sản xuất vật chất [2].
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong
thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu
hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Tùy theo sản phẩm, sản xuất được phân thành ba khu vực:
-

Khu vực một của nền kinh tế: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản.
Khu vực hai của nền kinh tế: Khai thác mỏ, Công nghiệp chế tạo (công

nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng), Xây dựng.
- Khu vực ba của nền kinh tế, hay Khu vực dịch vụ [10]



1.1.2.3. Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là
yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực
hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu
dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và
phân phối và một bên là tiêu dùng.
Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí
bằng các hình thức khác nhau.
Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được
người tiêu dùng chấp nhận. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức
bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của
người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ
sản phẩm phản ánh đầy đủ điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để lập ra kế hoạch sản xuất cái gì, sản xuất với khối
lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Nếu không căn cứ vào sức tiêu thụ trên thị
trường mà sản xuất ồ ạt, không tính đến khả năng tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng ế thừa,
tồn đọng sản phẩm, gây ra sự đình trệ trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến nguy cơ
phá sản. Ngoài ra tiêu thụ sản phẩm quyết định khâu cung ứng đầu vào thông qua sản
xuất.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với các hoạt động
nghiệp vụ khác của doanh nghiệp như : Nghiên cứu thị trường, đầu tư mua sắm trang
thiết bị, tài sản, tổ chức sản xuất, tổ chức lưu thông, dịch vụ… Nếu không tiêu thụ được
sản phẩm thì không thể thực hiện được quá trình tái


sản xuất, bởi vì doanh nghiệp sẽ không có vốn để thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh kể trên.
Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn, bù đắp chi phí và có
lãi. Nó giúp cho doanh nghiệp có các nguồn lực cần thiết để thực hiện quá trình tái

sản xuất tiếp theo, công tác tiêu thụ được tổ chức tốt sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất
và là yếu tố tăng nhanh vòng quay của vốn. Bởi vậy tiêu thụ sản phẩm càng được tiến
hành tốt bao nhiêu thì chu kỳ sản xuất kình doanh càng ngắn bấy nhiêu, vòng quay
vốn càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh. Lợi nhuận là nguồn bổ xung các quỹ của doanh nghiệp trên cơ sở đó các doanh
nghiệp có điều kiện đầu tư máy móc, thiết bị, xây dựng mới từng bước mở rộng và
phát triển quy mô của doanh nghiệp. Lợi nhuận còn để kích thích vật chất khuyến
khích người lao động, điều hoà lợi ích chung và lợi ích riêng, khai thác sử dụng các
tiềm năng của doanh nghiệp một cách triệt để.
Như vậy để có lợi nhuận cao ngoài các biện pháp giảm chi phí sản xuất
doanh nghiệp còn phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng
hoá luân chuyển, tăng doanh thu bán hàng. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm càng cao thì thời
gian sản phẩm nằm trong khâu lưu thông càng giảm điều đó có nghĩa là sẽ giảm
được chi phí lưu thông, giảm chi phí luân chuyển, tồn kho, bảo quản, hao hụt,
mất mát… Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và giá bán, tăng
sức cạnh tranh và đảm bảo mức lợi nhuận dự kiến [31].


1.1.2.4. Vai trò của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè
Sản phẩm chè đã và đang là nhu cầu phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới,
nhiều quốc gia sử dụng chè sau chế biến như là một nhu cầu thiết yếu. Điều đó đã được
khẳng định ở thị trường tiêu thụ chè đen ở Liên Xô trước đây cũng như là các quốc gia:
Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Irac, Ấn Độ…
Trong quá trình phát triển, cây chè đã tự khẳng định được vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm chè không chỉ là nguồn hàng hóa phục vụ nhu
cầu đời sống hàng ngày mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu
ngoại tệ lớn.
Sản xuất tiêu thụ chè góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, giải quyết
lao động việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân, khai thác hiệu quả sức lao

động hộ nông dân.
Phát triển sản xuất chè ở Trung Du và Miền Núi góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, cải tạo đất, tăng độ phì,
góp phần bảo vệ phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Sản xuất, tiêu thụ chè mang lại thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác. Phát
triển sản xuất, tiêu thụ chè tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập.
Việc xuất khẩu chè dưới dạng chè thành phẩm như chè đen, chè vàng, chè xanh chất
lượng cao cho phép các quốc gia sản xuất, tiêu thụ chè có điều kiện trao đổi hàng hóa,
chuyển giao công nghệ với các quốc gia đối tác [19].
1.1.2.5. Các quan điểm về tăng trưởng, phát triển kinh tế
-

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong

một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế, dưới dạng khái quát, là sự gia tăng của tổng
sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội


(GDP) trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm). Tăng trưởng kinh tế có
vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là điều kiện cần thiết đầu tiên để
khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu; để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho dân cư như: tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật, phát triển giáo dục,
văn hóa, thể thao... Tất nhiên thành quả của tăng trưởng kinh tế phải sử dụng công bằng,
hợp lý mới có những tác dụng đó. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm
việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề này
chỉ được giải quyết có kết quả khi có mức tăng dân số hợp lý. Tăng trưởng kinh tế còn
là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Tăng trưởng
kinh tế có vai trò quan trọng, song không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội như mong muốn. Sự tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn nền
kinh tế đến "trạng thái quá nóng", lạm phát sẽ xảy ra, làm cho kinh tế xã hội thiếu bền

vững; còn sự tăng trưởng kinh tế quá thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Vì vậy, cần tăng trưởng kinh tế hợp lý, tức là sự tăng trưởng phù hợp
với khả năng của đất nước ở mỗi thời kỳ nhất định. Xác định mức tăng trưởng hợp lý
sẽ đảm bảo cho nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng bền vững. Đó là sự tăng trưởng
kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian tương đối dài gắn liền với bảo
vệ môi trường sinh thái và tiến bộ xã hội.
-

Phát triển kinh tế: là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu,

thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế biểu hiện: Một là,
sự tăng lên của GNP, GDP hoặc GNP và GDP tính theo đầu người, tức là sự tăng
trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số. Đồng thời đó phải là sự tăng trưởng kinh
tế ổn định và vững chắc. Hai là, sự thay


đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng của ngành dịch vụ và công nghiệp trong
GDP tăng lên còn tỷ trọng của nông nghiệp giảm xuống, nhưng giá trị tuyệt đối của
các ngành đều tăng lên. Đó là tính quy luật của quá trình vận động của nền sản xuất
nhỏ sang nền sản xuất lớn, hiện đại. Ba là, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân
cư phải được cải thiện, tăng lên. Muốn vậy, không phải chỉ có GNP (hoặc GDP) theo
đầu người tăng lên, mà còn phải phân phối công bằng, hợp lý kết quả tăng trưởng,
bảo đảm sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế... mà mỗi người
dân được hưởng, ổn định lạm phát, ngăn ngừa khủng hoảng nhờ có thể chế kinh tế
tiến bộ; chất lượng sản phẩm ngày càng cao; bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng
trưởng kinh tế là điều kiện, tiền đề cho phát triển kinh tế, phát triển kinh tế là động
lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế biểu hiện rõ rệt nhất ở sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, mọi nhân tố tăng trưởng kinh
tế cũng đồng thời là nhân tố phát triển kinh tế. Nhưng phát triển kinh tế có nội dung
rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Do đó ngoài các nhân tố tăng trưởng kinh tế, còn các

yếu tố khác tác động đến sự phát triển kinh tế [9].
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh tế từ
thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng [12].
1.1.2.6. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là
một phạm trù phản ánh mặt chất của các hoạt động kinh tế, quá trình tăng cường và
sử dụng những nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích con người, có nghĩa là nâng cao
chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao


×