Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Đề cương ôn thi HKII môn ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.49 MB, 48 trang )

Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

Họ và tên:…………………………………………………………….

Năm học: 2017-2018
 Phần văn bản
(phải nắm được nội dung và nhân vật của từng văn bản để viết đoạn văn nêu cảm nghĩ…. theo yêu cầu của
đề.)

Hịch là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một
phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
Chiếu là Văn bản có tính quy phạm được dùng rộng rãi trong nhà nước phong kiến do nhà
vua ban bố cho các quan lại và dân chúng. Nội dung của chiếu là những quy định bắt buộc
mọi người phải tuân theo.
Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh
dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng
biết Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn
biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai
vế đối nhau
Tấu là 1 loại văn thơ của bề tôi thành danh gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề
nghị. Tấu có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần hay văn biền ngẫu.

BÀI 1. NHỚ

RỪNG


*Bài thơ:
(Lời con hổ ở vườn Bách thú)
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
- 1/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
I.Giới thiệu:

1. Tác giả:
- Thế Lữ (1907 – 1989) tên Nguyễn Thứ Lễ
- Nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới
2. Tác phẩm:
- Thơ 8 chữ hiện đại
- Góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Nhân hóa, từ ngữ giàu sức biểu cảm
- Giọng điệu dữ dội bi tráng, vầng thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn
2.Nội dung
NHỚ RỪNG của THẾ LỮ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán
ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu
nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
- 2/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

3. Ý nghĩa
Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tính cảm yêu nước, niềm khao khát
thoát khỏi kiếp đời nô lệ
- Mượn lời con hổ ở vường bách thú với nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm

khao khát tự do, được sống đúng với bản chất của mình, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và
niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm nô lệ. Bài thơ đã khơi
dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khao khát tự do của con người VN khi đang bị
ngoại bang thống trị. Phảng phất trong bài thơ có nỗi đau thầm kín của Thế Lữ và cũng là của
những người thanh niên thuở ấy trước cảnh nước mất nhà tan.

BÀI 2. QUÊ

HƯƠNG

*Bài thơ:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Tế Hanh (1921 – 2009)
- Đến với thơ mới khi phong trào này có nhiều thành tựu
2. Tác phẩm:
- Rút trong tập NGHẸN NGÀO (1939)
- In lại trong tập HOA NIÊN, xuất bản năm 1945
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Vần thơ bình dị, gợi cảm, so sánh, nhân hóa, miêu tả, từ ngữ gợi tả
- 3/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

2.Nội dung
Bài thơ QUÊ HƯƠNG của TẾ HANH đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng
quê miền biểnm trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và
sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà
thơ.
3. Ý nghĩa
Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả về 1 tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.

Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở chất thơ bình dị nhưng tràn ngập cảm xúc. Nhà thơ viết về
quê hương với tình cảm thiết tha, từ niềm tự hào về 1 miền quê tươi đẹp, có những đoàn
thuyền, những người trai mạnh mẽ đầy sức sống, đương đầu với sóng gió trùng dương vì c/s,
niềm vui và hp của làng chài.

BÀI 3. KHI

CON TU HÚ

*Bài thơ: (miêu tả+biểu cảm)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Tố Hữu (1920 – 2002) tên Nguyễn Kim Thành
- Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi đang học ở trường QUỐC HỌC
2. Tác phẩm:
- Sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi ông bị bắt giam
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật

Lục bát, thiết tha, miêu tả, động từ, tính từ, nhịp thơ bất thường, động từ mạnh, từ ngữ gợi
cảm, kết cấu đầu cuối tương ứng
2.Nội dung
Bài thơ thề hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến
sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
3. Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh
ngục tù.
Bài thơ nói lên nỗi nhớ quê nhà khi mùa hè đã đến, đồng thời thể hiện niềm uất hận và lòng
khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng đang bị cùm trói trong nhà tù đế quốc.

BÀI 4. TỨC
*Bài thơ:
- 4/49 -

CẢNH PÁC BÓ


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
I.Giới thiệu:

1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 –1969)
- Quê ở Nghệ An (nhà thơ, nhà văn, chiến sĩ cách mạng, doanh nhân văn hóa thế giới)
2. Tác phẩm:
- Thất ngôn tứ tuyệt
- 2/1941 ở Cao Bằng
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, từ láy, phép đối, tứ thơ độc đáo, bất ngờ, thú vị
và sâu sắc
2.Nội dung
Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách
mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm
vui lớn.
3. Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần HCM, luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp
cách mạng.

BÀI 5. NGẮM

TRĂNG

*Bài thơ:

Vọng nguyệt 望望 • Ngắm trăng
PHIÊN ÂM:

DỊCH THƠ:


Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 –1969)
- Quê ở Nghệ An (nhà thơ, nhà văn, chiến sĩ cách mạng, doanh nhân văn hóa thế giới)
2. Tác phẩm:
- Sáng tác vào 1942
- Trích NHẬT KÍ TRONG TÙ
- Viết bằng chữ Hán
II.Đọc-hiểu văn bản:
- 5/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

Xem kĩ trong vở

III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Bài thơ giản dị hàm súc
2.Nội dung
Bài thơ cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách
mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm
vui lớn.
3. Ý nghĩa
Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần HCM, luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp
cách mạng.
Nhật kí trong tù phản ánh một dũng khí lớn, một tâm hồn lớn, một trí tuệ lớn của người
chiến sĩ vĩ đại. Nó cho thấy một ngòi bút vừa hồn nhiên giản dị, vừa hàm súc sâu sắc. Chất thép
và chất tình, màu sắc cổ điển và tính chất hiện đại, bình dị kết hợp một cách hài hoà.
- Nhật kí trong tù có tác dụng bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần và nhân sinh quan
cách mạng cho thế hệ trẻ chúng ta.
- Trong bài “Đọc thơ Bác”, thi sĩ Hoàng Trung Thông viết:
Ngục tối trong tim càng cháy lửa
Xích xiềng không khoá nổi lời ca.
Trăm sông nghì núi chân không ngã,
Yêu nước, yêu người, yêu cỏ hoa…
…Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình

BÀI 6. ĐI

ĐƯỜNG

*Bài thơ:
PHIÊN ÂM:


Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.

DỊCH THƠ:

Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 –1969)
- Quê ở Nghệ An (nhà thơ, nhà văn, chiến sĩ cách mạng, doanh nhân văn hóa thế giới)
2. Tác phẩm:
Trích nhật kí trong tù
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Bài thơ tứ tuyệt giản dị hàm súc
2.Nội dung
- 6/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018

Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

Bài thơ mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc từ việc đi đường đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian
lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
3. Ý nghĩa
Bài thơ nói lên những suy ngẫm của tác giả về đường đời vô cùng gian lao vất vả, luôn luôn
đứng trước bao thử thách khó khăn, phải có dúng khí và quyết tâm vượt lên để giành thắng lợi. Con
đường ở đây mang hàm nghĩa là con đường cách mạng
Ý nghĩa triết lí .
- Con đường cách mạng nhiều thử thách chông gai nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp .
- Người cách mạng phải rèn luyện ý chí kiên định, phẩm chất kiên cường.

BÀI 7. CHIẾU

DỜI ĐÔ

(Thiên đô chiếu)
I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ
- Là vị vua đầu sáng lập ra triều Lí
- Vị vua anh minh có chí lớn và lập nhiều chiến công
2. Tác phẩm:
Thế loại: Chiếu
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật

Phép đối giọng văn trang trọng, lập luận chặt chẽ
2.Nội dung
Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về 1 đất nước độc lập, thống nhất, đồng thòi
phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục
mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
3. Ý nghĩa
Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự
phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
Chiếu dời đô là 1 văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó đánh dấu sự vươn dậy, ý chí tự cường
của dt ta. Nó thể hiện sự lớn mạnh của đất nước ta, nhân dân ta trên con đượng xây dựng 1 chế
độ phong kiến tập quyền hùng mạnh để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Đại Việt. Nó mở ra 1 kỉ
nguyên mới, kỉ nguyên Thăng Long huy hoàng.
Tuy là 1 bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô lại có sức thuyết
phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng 1 hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc
bén, giọng điệu mạnh mẽ, khoẻ khắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ kế hoạch dời đô
của mình.
Hình thức :
-Gồm có bố cục 3 phần chặt chẽ.
-Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan
trọng của đất nước.
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại:
+ Là mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
+ Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc, người nghe tiếp nhận, suy nghĩ và
hành động một cách tự nguyện.

- 7/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri


Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

BÀI 8. HỊCH

TƯỚNG SĨ

I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Trần Quốc Tuấn (1231-1300) trước Hưng Đạo Vương
- Là danh tướng đòi Trần có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân MôngNguyên
2. Tác phẩm:
Thế loại: Hịch
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ , sắc bén với
lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2.Nội dung
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm,thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
3. Ý nghĩa
“Hich tướng sĩ” nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
“Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng đối
phó với âm mưu của giặc Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần hai (1285).
Hình thức :
- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác .

- Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ …) chặt chẽ (từ hiện tượng đến quan niệm, nhận
thức ; tập trung vào một hướng nhiều phương diện).
- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc .

BÀI 9. NƯỚC

ĐẠI VIỆT TA
(Trích Bình ngô đại cáo)

I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Nguyễn Trãi
- Là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, doanh nhân văn hóa thế giói
2. Tác phẩm:
Thế loại: Cáo
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn
2.Nội dung
Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có
nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ
xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
3. Ý nghĩa
- 8/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri


Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

Nước Đại Việt ta thể hiện qua niệm tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc , và có ý nghĩa
như bản tuyên ngôn độc lập.
"Nước Đại Việt ta" là một đoạn trích tiêu biểu trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo có nội
dung tư tưởng sâu sắc.
Hình thức :
Đoạn văn tiêu biểu cho nghệ thuật hùng biện của văn học trung đại:
- Viết theo thể văn biền ngẫu.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào.

Bình Ngô đại cáo: Do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo đầu năm 1428, công bố cuộc kháng
chiến chính nghĩa của quân LS chống giặc Minh đã kết thúc thắng lợi, mở ra 1 kỉ nguyên thanh bình
độc lập của đất nước.
- Nước Đại Việt ta: Là đoạn văn trích phần mở đầu bài cáo.
- Đoạn văn trích có ý nghĩa nêu tiêu đề chính nghĩa cho toàn bài. Nguyễn Trãi đã khẳng định
2 chân lí làm nền tảng để phát triển nội dung bài cáo: Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự
tồn tại độc lập có chủ quyền củ dt Đại Việt.
- Với cách lập luận chặt chẽ và hùng hồn, đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập:
Nươc ta là 1 nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ
quyền riêng, có truyền thống lịch sử; kẻ XL là phản nhân nghĩa, nhất định thắng lợi.

______________________________________________________________________________

BÀI 10. BÀN

LUẬN VỀ PHÉP HỌC

(Luận học pháp)

I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Nguyễn Thiếp (1723-1804) gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
2. Tác phẩm:
Thế loại: Tấu - 8/1791
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Với cách lập luận chặt chẽ
2.Nội dung
Bài văn giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm
hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho
rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
3. Ý nghĩa
Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sự
học.
- Với cách lập luận chặt chẽ, bài “Bàn luận về phép học” giúp ta hiểu đượcmục đích của việc
học để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải
cầu danh lợi. Muốn học tốt, phải có phương pháp học đúng đắn, học cho rrọng nhưng phải nắm
cho gọn, học phải đi đôi với hành.
- Lập luận: đối lập hai quan niệm về việc học, lập luận của Nguyễn Thiếp bao hàm sự lựa chọn. Quan
niệm, thái độ phê phán ấy cho thấy trí tuệ, bản lĩnh, nhận thức tiến bộ của người trí thức chân chính.
Quan niệm ấy vẫn còn có ý nghĩa đối với chúng ta hôm nay.
- Có luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết , thể hiện tấm lòng của người trí thức chân
chính đối với đất nước.
- 9/49 -



Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

______________________________________________________________________________

BÀI 11. THUẾ

MÁU
(Trích bản án chế độ thực dân Pháp)
Thuế máu là một ẩn dụ làm ta liên tưởng đến một thứ thuế bằng xương máu, tính mạng con
người. Nhan đề đã gợi cho ta thấy những hình ảnh đau thương, căm thù đối với chủ nghĩa
thực dân Pháo. Chúng đã lợi dụng những con người thuộc địa nghèo khổ ấy để phục vụ cho
chiến tranh phi nghĩ- tham vọng của chúng (Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918).
I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Nguyễn Ái Quốc tên gọi của chủ tịch HCM
2. Tác phẩm:
Trích bản án chế độ thực dân Pháp
Gồm 12 chương và phần phụ lục
Thuế Máu (Chương I)
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Đoạn trích Thuế máu có nhiều nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa

đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.
2.Nội dung
Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để
phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần
sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút sắc sảo.
3. Ý nghĩa
Văn bản có ý nghĩa như một “bản án” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực
dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
- Xuất bản 1925 bằng tiếng Pháp.
- TP gồm 12 chương và phần phụ lục “Gửi thanh niên”.
- TP vạch trần bộ mặt xảo quyệt của bọn thực dân được che đậy bằng những mĩ từ khai
hoá, văn minh, công lí… Thực chất chúng đã áp bức, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ,
đầu độc dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn vô cùng dã man. TP chính luận này có giá trị lớn,
đóng góp về nhiều mặt: chính trị, sử học, văn học.

BÀI 12. ĐI

BỘ NGAO DU
(Trích Ê-min hay về giáo dục)
"đi bộ ngao du" muốn nói đến sự bổ ích và lí thú khi con người đi bộ và tìm hiểu đc nhìu điều
mới mẻ cho mình.
I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
Ru – xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ nước Pháp ở thế kỷ XVIII.

- Giăng Giắc Ru-xô (1712 – 1778) là nhà văn, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp TK 18.

2. Tác phẩm:
- 10/49 -



Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

PTBĐ: nghị luận Trích quyển V - 1762
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống
tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau.
2.Nội dung
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao du lập luận chặt chẽ, có sức
thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung
cho nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên
nhiên.
3. Ý nghĩa
Qua văn bản nhà văn cho ta thấy qua việc đi bộ ngao du ta cần qúy trọng tự do và tình yêu thiên
nhiên.
Văn bản trích trong tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục” và nêu quan điểm muốn ngao du học hỏi, cần
phải đi bộ.

- Tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (1762), Ru-xô bàn về chuyện gioá dục một em bé từ
lúc sơ sinh cho đến lúc trưởng thành qua câu chuyện về chú bé Ê-min.
- Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, tg dùng những lí lẽ và thực tiễn c/s mà
bản thân đã trải qua để tạo nên lập luận chặt chẽ, sinh động, có sức thuyết phục. Qua bài văn,

có thể thấy rõ tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
- Đưa dẫn chứng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống .
- Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục : một thầy và một học.
- Sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”, “ ta” hợp lí, gắn kết được nội dung mang tính khái quát và kiến thức
mang tính chất trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm của bản thân người viết, làm cho lập luận thêm
thuyết phục.

BÀI 13. ÔNG

GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
(Trích Trưởng giả học làm sang)

I.Giới thiệu:
1. Tác giả:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Tác phẩm:
………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
II.Đọc-hiểu văn bản:
Xem kĩ trong vở
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của Mô-li-e được xây dựng hết sức
sinh động
2.Nội dung
- 11/49 -



Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của Mô-li-e được xây dựng hết sức sinh
động, khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên
tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
3. Ý nghĩa
Kể việc ông Giuốc-đanh muốn thay đổi cách ăn mặc , tác giả phê phán thói học đòi cao sang của
tầng lớp trưởng giả.
Mô-li-e – nhà viết hài kịch nổi tiếng của chủ nghĩa cổ điển Pháp. Nét độc đáo của kịch Mô-li-e là
tg luôn phát hiện ra những khía cạnh bi đát của XH Pháp thời vua Lu-i XIV và thẻ hiện chúng
dưới hình thức hài kịch.
“Trưởng giả học làm sang”: trình diễn lần đầu vào ngày 14/11/1670 tại Săm-bơ cho triều đình
xem; Là 1 trong những vở kịch thành công nhất của Mô-li-e.
- Đoạn trích:
+ Là lớp kịch kết thúc hồi II của vở kịch 5 hồi.
+ Gồm 2 cảnh: Ông giuốc-đanh và bác phó may.
Ông Giuốc-đanh và các thợ phụ.
+ Đoạn trích được XD hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách lố lăng của 1 tay
trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiến cười sảng khoái cho khán giả.
- Khắc họa tính cách nhân vật thông qua lời nói , hành động.
- Dựng nên lớp hài kịch ngắn với mâu thuẫn kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười .

………………………………………………………………………………………………………
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN:

Câu 1:Bài thơ là lời của ai? Việc mượn lời như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 2: Đoạn 3 của bài thơ được xem như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Em hãy chứng minh.
2-Ông đồ:
Câu 1: Hình ảnh ông đồ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Câu 2: Phân tích để là rõ cái hay trong những câu thơ sau:
-Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
-Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Câu 3: Em có nhận xét gì về cách mở đầu và kết thúc bài thơ.
Câu 4: Những câu thơ nào thể hiện nỗi niềm của tác giả?
3- Quê hương:
Bài thơ quê hương là một bức tranh mang vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển. Em
hãy chứng minh.
4- Khi con tu hú:
Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?
Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện qua những câu thơ nào? Cảm
nhận của em về những câu thơ đó.
Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.
5- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:
Câu 1: Tình yêu thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.
Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
6- Chiếu dời đô:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Chiếu
Câu 2: Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đô" phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân
tộc?
7- Hịch tướng sỹ:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Hịch
Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn văn đó.

8- Nước Đại Việt ta:
- 12/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
Lớp: 87
Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Câu 2: Vì sao nói đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc?
9- Bàn luận về phép học:
* Tác giả bàn như thế nào về cách học?
10- Thuế máu:
Câu 1: Em hãy hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của
tác giả.
Câu 2: Em hãy tìm hiểu tấm lòng của tác giả qua đoạn trích ?
MỘT SỐ GỢI Ý:
A-Phần I: Văn học:
1- Nhớ rừng:
Câu 1: Là lời con hổ trong vườn bách thú. Tác giả mượn lời như vậy để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc
tâm sự y uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là những thanh niên trí thức “tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá
nhân, cảm thấy bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng giả dối, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái tôi
được khẳng định và phát triển trong cuộc sống rộng lớn tự do. Nhưng đó cũng là tâm sự chung của người Việt
Nam trong cảnh mất nước lúc bấy giờ.
2- Ông đồ:
Câu 1: Gợi ý: Hình ảnh ông đồ hiện lên trong bài thơ trong không gian: “Bên phố” và thời gian : Mỗi năm
hoa đào nở, mỗi năm mỗi vắng, năm nay.... Với hai thời kỳ khác nhau: Thời xưa và thời hiện tại. Phân tích để
thấy được hình ảnh ông đồ có sự đối lập ở hai thời điểm lhác nhau.
Câu 3: Kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề. Khổ thơ có cái tứ “cảnh cũ người đâu”

thường gặp trong thơ xưa, đầy gợi cảm. Sau mấy cái tết ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng không được ai để ý thì
đến năm nay đào lại nở nhưng ông đồ hoàn toàn vắng bóng.
Câu 4: Hai câu thơ cuối là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng
ông đồ xưa.. Nhà thơ bâng khuâng xót xa nghĩ tới những người muôn năm cũ không bao giờ còn thấy nữa.
Câu hỏi không có trả lời, gieo vào lòng người đọc những cảm thương tiếc nuối không dứt.
3- Quê hương:
Bài thơ quê hương là một bức tranh mang vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển.
Em hãy chứng minh.
4- Khi con tu hú:
Câu 1: Sáng tác vào tháng 7- 1939 tại nhà lao Thừa phủ Huế khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu. Trước
đó ở lứa tuổi 18, TH cảm thấy sung sướng vô biên vì bắt gặp lý tưởng cộng sản, đang tự do say mê hoạt động
cách mạng thì bị bắt.
Câu 2: 6 câu thơ đầu mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh mùa hè được đưa vào
bài thơ: tiếng ve ran trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều
chao lượn, trái cây đượm ngọt...tiéng chim tu hú đã thức dậy mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã
âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do...trong cảm nhận của người tù. Qua
đó ta thấy được sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và
khao khát tự do đến cháy lòng.
Câu 3: Đó là tâm trạng đau khổ uất ức, ngột ngạt được nhà thơ bộc lộ trực tiếp. Đoạn thơ với cách ngắt nhịp
bất thường...dùng những từ ngữ mạnh, từ ngỡ cảm thán...
5- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:
Câu 2:
-- Sang -> sang trọng, giầu có, cao quý đẹp đẽ ; còn là cảm giác hài lòng, vui thích).
-> Cũng có phần là cách nói khoa trương, khẩu khí, nói cho vui như trong thơ truyền thống. Nhưng niềm vui
của Bác là rất thật, chân thành, không hề gượng gạo.
- Niềm vui lớn nhất của Bác không phải chỉ là thú lâm tuyền như người ẩn sĩ xưa mà là niềm vui của người
chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa cách nay được trở về sống giữa lòng đất nước, trực tiếp lãnh đạo cách
mạng…
Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
Câu 3: - Điệp ngữ ''tẩu lộ'' khẳng định nỗi gian lao của người đi đường. Giọng thơ suy ngẫm, rút ra qua những

trải nghiệm của người tù bị giải đi hết nhà lao này đến
nhà lao khác.
- Trùng san chi ngoại hựu trùng san
+ Điệp ngữ ''trùng san''; hết lớp núi này lại đến ngay lớp núi khác, khó khăn chồng chất liên miên
- 13/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri
Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

 Đường đời, đường CM: gian lao triền miên.

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

- Hình tượng ý thơ vút lên bất ngờ lan chuyển mạch thơ: Mọi gian lao đã kết thúc, lùi lại phía sau khi người đi
lên tới đỉnh cao chót. Nỗi gian lao không phải là bất tận, càng nhiều gian lao thì thắng lợi càng lớn.
- Từ đỉnh cao, người du khách ung dung say xưa ngắm cảnh đẹp. Đó cũng là niềm vui sướng đặc biệt của
người chiến sĩ CM khi đứng trên đỉnh cao thắng lợi.
- Bài thơ thiên về suy nghĩ, triết lí nhưng giọng thơ giống người tâm tình, kể chuyện  giàu sức thuyết phục.
Lời thơ cô đọng, bình dị chứa đựng tư tưởng sâu xa.
- Bài thơ có 2 lớp nghĩa: nghĩa đen nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường CM là gian khổ
nếu kiên trì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi.
6- Chiếu dời đô:
Câu 2: ý chí tự cường của một dân tộc đang trên đà lớn mạnh. Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng băng chứng tỏ
triều đình đủ sức chấm dứt nạn PK cát cứ, thế và lực sánh ngang phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực
hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường.
7- Hịch tướng sỹ:
Câu 2: “Ta thường tới bữa.... ta cũng vui lòng”
-Ta thường: +quên ăn...vỗ gối, Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa  ẩn dụ, so sánh  Thể hiện sự lo lắng đau

xót đến tột độ.
-Căm tức +xả thịt, lột da, Nuốt gan, uống máu  động từ mạnh  lòng căm thù tột độ.
- Dẫu cho trăm thân này ... vui lòng.  phóng đại, điển cố  Sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa lớn mà coi
thường xương tan, thịt nát.
 Giọng văn tha thiết, đanh thép, hùng hồn.
� Lòng yêu nước thiết tha của tác giả.
� Khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần xả thân của các tướng sỹ
* Có thể nói đây là đoạn văn đậm chất trữ tình trong bài chính luận. Mỗi chữ mỗi dòng trong đoạn văn như
máu chảy như nước mắt. Đó là gan ruột, là tấc lòng, là tâm huyết của vị tổng chỉ huy đang bày tỏ tâm sự.
Chính tâm sự ấy đã tiếp thêm sức mạnh, hun đúc thêm tinh thần của các tướng sỹ.
8- Nước Đại Việt ta:
Câu 1:- Hai nội dung: Yên dân và điếu phạt.
+ Yên dân: là làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc.
+ Điếu phạt: thương dân đánh kẻ có tội.
- Người dân mà mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh
cướp nước.
 trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân.
- Nhân nghĩa theo quan niệm trước đó (nho giáo) là quan hệ giữa người với người giờ đây nhân nghĩa gắn liền
với yêu nước chống xâm lược, thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đó là nét mới, là sự phát
triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi.
- Đây là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa
- Nguyễn Trãi, Lê Lợi là người thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc.
Câu 2: - Nhân nghĩa gắn liền với chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới
thực hiện được mục đích cao cả là ''Yên dân''
- Nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng ''Núi sông ...'';
''phong tục''; ''Từ Triệu ... ''; ''Cửa ...''
 Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc.
* đất nước có độc lập, chủ quyền là có nền văn hiến, có lãnh thổ, phong tục, lịch sử, chế độ riêng. Đó là những
yếu tố căn bản nhất của một quốc gia, dân tộc.
 Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định

dân tộc. Đó là thực tế, tồn tại với chân lí khách quan khi kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định.
* So với thời Lí, quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi có sự kế thừa và phát triển cao hơn bởi tính
toàn diện và sâu sắc của nó.
9- Bàn luận về phép học:
* Tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập.
- Tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.
+ Học ở trường lớp, ở thày, ở bạn, ở thực tế cuộc sống ''Đi một ngày đàng ... ''; ''Học thày ... ''
- Theo Chu Tử, học tiểu học để bồi lấy gốc rồi tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử, phải biết luân thường
đạo lí: tam cương, ngũ thường.
- 14/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
Lớp: 87
- Học lấy gốc rồi rồi tuần tự tiến lên, học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
+ Truyền thống hiếu học của nhân dân ta ''muốn sang ...''; ''bán tự vi sư ...''; nội dung học ''tiên học lễ ...'' học
đạo đức trước và tri thức sau.
+ Bác Hồ ''người có tài ... vô dụng''
+ Nhà nước ta: chính sách khuyến học, mở nhiều trường lớp, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện
thuận lợi cho người đi học (trường dân lập, bán công, công lập, ...)
- Tác giả xem thường lối học chuộng hình thức, lấy mục đích danh vọng cá nhân là chính; coi trọng lối học
lấy mục đích thành người tốt đẹp.
- Đó là thái độ đúng đắn và tích cực, cần phát huy.
10- Thuế máu:
Câu 1: Em hãy hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột ''thuế máu'' theo trình tự miêu tả của
tác giả.
Câu 2:- Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú, với tấm lòng của một người yêu nước, 1

người cộng sản, tác giả đã khách quan trong từng sự việc nhưng ta vẫn thấy trong các câu văn ứ trào căm hờn,
chứa chan lòng thương cảm  tất cả làm thành mục đích chiến đấu mãnh liệt của văn chương Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh.

 Phần tiếng việt
BẢNG THỐNG KÊ CÁC KIỂU CÂU
1.Câu * Câu nghi vấn là câu:
VD:
nghi
vấn

- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có
từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
* Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
*Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi
mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình
cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời

2.Câu
cầu
khiến

* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy,
đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để
ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm
than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có
thể kết thúc bằng dấu chấm.


3.Câu
cảm
thán

* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi
VD:
ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc
người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày
hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than

4.Câu
trần
thuật

* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu
câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể,
thông báo, nhận đinh, miêu tả,..
- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng
để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là
chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm,
nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc
dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao
tiếp.

VD:

5.Câu

phủ

* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như:
không, chưa, chẳng, đâu.....

VD:

- 15/49 -

VD:


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
định

*Câu phủ định dùng để :
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất,
quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác
bỏ).

2. Hành động nói
* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :
- Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )

- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa )
- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
- Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa )
- Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này )
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó
( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp)
3. Hội thoại.
*Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác
định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) .
- Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người
khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
4. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết
cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có tác dụng :
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.
PHẦN II: TIẾNG VIỆT:
I.

CÂU:

TT
1


Câu
Câu nghi
vấn

2

Câu cầu
khiến

Đặc điểm hình thức
- Có những từ nghi vấn (ai,
gì, nào, sao, tại sao, đâu,
bao giờ, bao nhiêu ...hoặc
từ hay (nối các vế có quan
hệ lựa chọn
- Kết thúc câu bằng dấu
hỏi chấm (?). Ngoài ra còn
kết thúc bằng dấu chấm,
dấu chấm than hoặc dấu
chấm lửng.
- có từ cầu khiến: hãy,
đừng, chớ,đi, thôi,
nào...hay ngữ điệu cầu
khiến
- Kết thúc bằng dấu chấm
than
- 16/49 -

Chức năng chính

- Dùng để hỏi
- Ngoài ra còn dùng để đe
doạ, yêu cầu, ra lệnh, bộc lộ
tình cảm cảm xúc...

Ví dụ
- Mai cậu có phải đi lao động
không?
- Cậu chuyển giùm quyển
sách này tới H được khong?

- Dùng để ra lệnh, yêu cầu,
đề nghị, khuyên bảo....

- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ
Tiên Vương.
- Ra ngoài!


Trường THCS Thị trấn Ba Tri
Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
- ý cầu khiến không mạnh
kết thúc bằng dấu chấm.
3
Câu cảm
- Có từ ngữ cảm thán: ôi,
thán
than ôi, hỡi ôi, biết bao,
xiết bao, biết chừng nào...
- Kết thúc bằng dấu chấm

than
4
Câu trần
- Không có đặc điểm hình
thuật
thứccủa các kiêu câu nghi
vấn, cảm thán....
- Kết thúc bằng dấu chấm
đôi khi kết thúc bằng dấu
chấm, hoặc dấu chấm lửng
5

Câu phủ
định

- Có từ ngữ phủ định:
Không, chẳng, chả, chưa...

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87
- Dùng để bộc lộ cảm xúc
trực tiếp của người nói (viết)
xuất hiện chủ yếu trong
ngôn ngữ nói hàng ngày hay
ngôn ngữ văn chương.
- Dùng để kể, thông báo
nhận định, miêu tả....
- Ngoài ra còn dùng để yêu
cầu, đề nghị, bộc lộ tình
cảm, cảm xúc...

- Là kiểu câu cơ bản và
được dùng phổ biến trong
giao tiếp.
- Thông báo, xác nhận
không có sự vật, sự việc,
tính chất, quan hệ nào đó ->
Câu phủ định miêu tả.
- Phản bác một ý kiến, một
nhận định-> Câu phủ định
bác bỏ.

- Than ôi! Thời oanhliệt nay
còn đâu?

- Trời đang mưa.
- Quyển sách đẹp quá! Tớ
cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn!

- Tôi không đi chơi.
- Tôi chưa đi chơi.
- Tôi chẳng đi chơi.
- Đâu có! Nó là của tôi.

II. HÀNH ĐỘNG NÓI:
Hành động nói
- Là hành động
được thực hiện
bằng lời nói
nhằm một mục
đích nhất định


Các kiểu hành động nói
- Hành động hỏi.
- Hành động trình bày (báo tin,
kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...)
- Hành động điều khiển (cầu
khiến, đedoạ, thách thức...)
- Hành động hứa hẹn.
- Hành động bộc lộ cảm xúc.

Cách thực hiện hành động nói
- Thực hiện hành động nói trực tiếp:
Vd: - Đưa cho tôi cái bút.
- thực hiện hành động nói gián tiếp.
Vd: Bạn có thể đưa giùm tôi cái bút này cho A được
không?

III. HỘI THOẠI:
1. Khái niệm:
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại.
+ Quan hệ trên dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
+ Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp
2 Lượt lời trong hội thoại:
- Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người
khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
IV. LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU:
1. Khái niệm:

Trong một câu có thểcó nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng
2. Tác dụng:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm....
- Nhấn mạnh, hình ảnh, đặc điểm của sự vật hiện tượng.
- Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
- Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói

Bài tập :
- 17/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII

. Bài 1 : Câu nghi vấn .
a. Hồn ở đâu bây giờ? -> Dùng để bộc lộ thái độ bộc lộ tình cảm hoài niệm, tâm trạng nuối tiếc
b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? ->. Dùng với hàm ý đe dọa
c. Có biết không?...lính đâu? Sao bay dám để cho nó xồng xộc vào đây như vậy?
Không còn phép tắc gì nữa à
? -> hàm ý đe dọa
d. Một người hàng ngày chỉ lo lắng vì mình… há chẳng phải…của văn chương.
- >. Dùng để khẳng định.
e. Con gái tôi vẽ đấy ư? ->e. Dùng để cảm thán, bộc lộ sự ngạc nhiên.
Bài 2:
a. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để kiếm ăn ư?
->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc thái độ ngạc nhiên.

b. Trợ từ than ôi và các câu còn lại đều là câu nghi vấn.
->Tác dụng : Phủ định cảm xúc nuối tiếc.
cSao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc,thể hiện sự phủ định.
d. Ôi nếu thế thì đâu là quả bóng bay.
->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc, thể hiện sự phủ định.
. Bài 3
a- Sao cụ lo xa quá thế? b - Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền để lại?
b- c- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
-> Nó thể hiện trên văn bản bản bằng dấu chấm hỏi và bằng các từ nghi vấn ( Sao gì)
-> Cả 3 đều mang ý nghĩa phủ định.
Bài 2 :* Câu cầu khiến .
1. Bài tập1. - Thôi đừng …->khuyên bảo, động viên
:
- Cứ về đi…-> Yêu cầu nhắc nhở.
- Đi thôi con-> Yêu cầu
-> Các từ cầu khiến.
a. Thông tin sự kiện , trả lời câu hỏi
b. yêu cầu đề nghị ra lệnh. -> Chức năng: Ra lệnh , yêu cầu đề nghị hay khuyên bảo.
- Dấu câu: Dấu chấm than hoặc dấu chấm
* Bài tập 2
a. Hãy lấy gạo làm bánh mà tế Tiên Vương - Nhờ từ hãy - Vắng CN Lang liêu người đối thoại
b. Ông giáo hút thuốc đi - Nhờ từ đi - chủ ngữ là ông giáo ngôi thứ 2 số ít.
c. Nay chúng ta đừng làm gì nữa…- nhờ từ đừng - chủ ngữ là chúng ta ngôi thứ nhất số nhiều.
a. thêm chủ ngữ : ý nghĩa không thay đổi nhưng tính chất nhệ nhàng hơn
b. Bớt CN ý nghĩa không đổi nhưng yêu cầu mang tính chất ralệnh kém lịch sự hơn.
c. Thay đổi CN : (Các anh) ý nghĩa bị thay đổi chúng ta bao gồm cả người nói và người nghe,
các anh chỉ có người nghe.
*Bài tập 3: a. Thôi….đi ->Từ cầu khiến: đi - Vắng CN
b. Các em đừng khóc. -> Từ cầu khiến - CN ngôi thứ 2 số nhiều

c. Đưa tay cho tôimau! cầm lấy tay tôi này ! -> Ngữ điệu cầu khiến: Vắng CN
Tình huống cấp bách đòi hỏi nhanh ngắn gọn - Vắng CN
*Bài tập 4:
a.Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
b.Thầy em hãy cố ngồi dậy..
-Giống:Câu cầu khiến vcó từ cầu khiến Hãy
-Khác: a.Vắng Cn có từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến mang tính chất ra lệnh
b. có CN ý nghĩa động viên khích lệ.
Bài 3:* Câu cảm thán .
-.Hỡi ơi lão Hạc!
-. Than ôi!
- Anh đến muộn quá - Trời ơi! anh đến muộn quá.
- Buổi chiều thơ mộng – Buổi chiều thơ mộng biết bao.!
*Bài 4 : câu phủ định..
Là câu có những từ ngữ phủ định như: ( Không , chẳng , chả ) .
Dùng để xác nhận , thông báo không có sự vật , sự việc , tính chất , quan hệ nào đó . Hoặc phản bác ý kiến , một nhận
định .
. * Đặt câu :
- Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn …
- đâu có!

- 18/49 -


Trng THCS Th trn Ba Tri

Nm hc: 2017 - 2018
Lp: 87

cng mụn ng vn 8 HKII

- Nam khụng i Hu .

Phn III. TP LM VN
Vn bn ngh lun.
Cõu 1: ? Th no l lun im trong bi vn ngh lun ? (SGk trang 75).
Biu
-L nhng t tng quan im , ch chng m ngi vit ,núi nờu ra trong bi ....
cm
Cõu 2: ?Vai trũ cỏc yu t t s , miờu t v biu cm trong vn ngh lun ?
úng vai trũ ph tr. Giỳp cho ngh lun cú hiu qu thuyt
=> Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị
luận rõ ràng, cụ thể, sinh động, sức thuyết phục hơn.

* Vn ngh lun: Mt s v dn ý tham kho
1
Tỏc dng ca sỏch i vi i sng con ngi
A. M bi
- Vai trũ ca tri thc i vi loi ngi
- Mt trong nhng phng phỏp con ngi cú tri thc l chm ch c sỏch bi sỏch l ti sn quý giỏ,
ngi bn tt ca con ngi .
B. Thõn bi
* Gii thớch : Sỏch l ti sn vụ giỏ, l ngi bn tt bi vỡ sỏch l ni lu gi ton b sn phm trớ tu ca con
ngi, giỳp ớch cho con ngi v nhiu mt trong cuc sng
* Chng minh tỏc dng ca sỏch
- Sỏch giỳp ta cú kin thc, m rng tm hiu bit , thu nhn thụng tin mt cỏch nhanh nht+ DC chng minh
- Sỏch bi dng tinh thn , tỡnh cm cho chỳng ta chỳng ta tr thnh ngi tt + DC
- Sỏch l ngi bn ng viờn ,chia x lm vi i ni bun ca ta + DC
* Tỏc hi ca vic khụng c sỏch : Hn hp v tm hiu bit tri thc, tõm hn cn ci
* Phng phỏp c sỏch
- Phi chn sỏch tt, cú giỏ tr c

- Phi c k, va c va nghin ngóm ,suy ngh , ghi chộp nhng iu b ớch
- Thc hnh , vn dng nhng iu hc c t sỏch vo i sng.
C. Kt bi
- Khng nh sỏch l ngi bn tt
- Li khuyờn phi chm ch c sỏch , phi yờu quý sỏch
2
Hóy vit mt bi vn ngh lun khuyờn mt s bn cũn li hc, i hc khụng chuyờn cn.
A. M bi
Gii thiu bi : Li hc l tỡnh trng ph bin i vi hc sinh hin nay, nht l hc sinh vựng nụng thụn v
vựng sõu xa
B. Thõn bi
- t nc ang rt cn nhng ngi cú tri thc xõy dng t nc
- Mun cú tri thc , hc gii cn chn hc : kiờn trỡ lm vic gỡ cng thnh cụng
- Xung quanh ta cú nhiu tm gng chm hc hc gii :
- Th m mt s bn hc sinh cũn chnh mng trong hc tp khin thy cụ v cha m lo bun
- Cỏc bn y cha thy rng bõy gi cng ham vui chi thỡ sau ny cng khú tỡm c nim vui trong cuc
sng = > Vy thỡ ngay t bõy gi cỏc bn hóy chm ch hc tp
C. Kt bi :
- Liờn h vi bn thõn
3
Hóy vit bi ngh lun vi ti : Bo v mụi trng thiờn nhiờn l bo v cuc sng ca chỳng ta
A. M bi : Gii thiu v mụi trng thiờn nhiờn: khụng khớ, nc, cõy xanh
B. Thõn bi
- Bo v bu khụng khớ trong lnh
+ Tỏc hi ca khúi x xe mỏy, ụ tụ Tỏc hi ca khớ thi cụng nghip
- 19/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri


Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
- Bảo vệ nguồn nước sạch
+ Tác hại của việc xả rác làm bẩn nguồn nước sạch .Tác hại của việc thải chất thải công nghiệp
- Bảo vệ cây xanh Nếu rừng bị chặt phá thì :
+ Cây cối bị chết, chim thú bị huỷ diệt. Cây cối chết sông ngòi khô cạn
+ Khí hậu trái đất sẽ nóng lên ảnh hưởng đến sức khoẻ.Hiện tượng xói mòn lũ lụt thiệt hại đến sản xuất
C. Kết bài . Mỗi chúng ta hãy có ý thức trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của chúng ta
ĐỀ 4
Bạn em chỉ thích trò chơi điện tử mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm tới thiên nhiên, em hãy chứng minh cho
bạn thấy: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết, niềm vui vô tận. và vì thế, chúng ta cần gần gũi
với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên
A. Mở bài :- Dẫn dắt, nêu vấn đề: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết niềm vui và chúng ta cần gần
gũi thiên nhiên.
B. Thân bài:
+ Luận điểm 1: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ
- Nếu đứng trong một căn phòng nhỏ, và dầy khói thuốc lá và ở ngoài kia là thiên nhiên hùng vĩ, có núi, có
sông thì bạn sẽ chọn nơi nào? - Con người nếu như không có thiên nhiên thì con ngời chỉ như một cái máy,
chắc chắn không ai có thể thoát khỏi hội chứng của sự căng thẳng. Thiên nhiên chính là liều thuốc bổ đối với
sức khoẻ của con người
+ Luận điểm 2: Thiên nhiên đem đến cho ta sự hiểu biết niềm vui
- Tham quan thiên nhiên ta sẽ tích luỹ được các kiến thức về sinh học, vật lý hay hoá học.
- Thiên nhiên là nơi ta thực hành những kiến thức mà ta tích luỹ được qua sách vở
- Gần gũi với thiên nhiên là thêm yêu đời, yêu cuộc sống, tạo nên cảm hứng sáng tác văn học.
(Dẫn chứng một số nhà văn gần gũi với thiên nhiên trong văn học:Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca)
* Cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến với thiên nhiên. Bằng cách: Cùng gia đình có những ngày nghỉ cuối
tuần đến với thiên nhiên; su tần các mẫu trong thiên nhiên; vẽ tranh phong cảnh; chăm sóc cây xanh ...
C. Kết bài -Khái quát lại vai trò của thiên nhiên với đời sống con người. Lời kêu gọi mọi người hãy gần gũi

với thiên nhiên.
ĐỀ 5
Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền
thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng
đắn hơn.
A. Mở bài - Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con ngời có văn hoá nói chung và tuổi học trò nói
riêng.
B. Thân bài:
- Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh
+ Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá
+ Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh ( đan yếu tố tự sự, miêu tả )
- Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh
+ Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập
+ lại không có văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách của con người
- ăn mặc như thế nào là có văn hoá ?
+ Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
- 20/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
Lớp: 87
+ Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là người lịch sự, có văn hoá, biết tự trọng
và tôn trọng mọi người
C. Kết bài :- Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng đắn
ĐỀ 6
.Trong các môn thể thao bóng đá là môn thể thao có lợi cho sức khoẻ.Hãy nêu những lợi ích của môn
thể thao đó và suy nghĩ của bản thân.

A. Mở bài :
-Giới thiệu hoạt động thể dục thể thao rất cần thiết.
-Giới thiệu môn thể thao bóng đá đem lại lợi ích gì?
B. Thân bài:
-Bóng đá là một môn thể thao rất có lợi.Bóng đá có lợi cho sức khoẻ
+Chơi bóng đá các cơ quan của cơ thể hoạt động mạnh hơn,tăng sức dẻo dai,linh hoạt.
+Chơi bóng đá cũng như hoạt đông thể thao khác làm cho hình thể phát triển đẹp.
-Bóng đá rèn luyện tinh thần:
+Rèn luyện sự dũng cảm
+Rèn luyện ý thức đồng đội.
+Chơi bóng đá giải trí sau khi lao động,học tập
+(dẫn chứng ngắn gọn...)
-Suy nghĩ của bản thân:
+Bóng đá là môn thể thao đang được hâm mộ nhất...
+Em thích tham gia bóng đá để rèn luyện thân thể và tinh thần không dam mê đến mức quên việc học
tập,không chơi vô tổ chức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt nhất là không chơi trên đường giao thông.
C. Kết bài
-Khẳng định bóng đá là môn thể thao có ích.
-Bóng đá có ích khi biết chơi đúng chỗ,đúng cách.
Đề 7
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam độc lập , Bác Hồ thiết tha căn
dặn : “Non sông Việt Nam có trở ... học tập của các cháu” Em hiểu lời dạy trên của Bác như thế nào
A. Mở bài : Giới thiệu nội dung câu nói của Bác Hồ gửi học sinh
B. Thân bài
- Thế nào là một dân tộc vẻ vang: Dân tộc độc lập , đời sống vật chất no đủ, đời sống tinh thần lành mạnh, xã
hội văn minh tiên tiến
- Sánh vai với các cường quốc năm châu có nghĩa là đưa nước ta phát triển ngang tầm vóc với các cường quốc
, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh cùng nền văn hoá đa dạng , đậm đà bản sắc
- Muốn có được điều đó phần lớn dựa vào công lao học tập của các cháu-> làm rõ mối quan hệ giữa tương lai
tươi sáng của dân tộc với …

- Liên hệ thực tế học sinh và thế hệ trẻ hiện nay đang và đã làm gì cho sự phát triển của đất nước , liên hệ bản thân
C. Kết bài :Khẳng định lại vai trò của học sinh với tương lai đất nước
ĐỀ 8
Hình ảnh Bác hồ qua các bài thơ: “Ngắm trăng” “Đi đường” “Tức cảnh Pác Bó”
A. Mở bài : -Dẫn dắt, giới thiệu về 3 bài thơ có trong đề.
- Giới thiệu hình ảnh của Bác qua 3 bài thơ: Hoà nhập với thiên nhiên, yêu thiên nhiên; luôn lạc quan
trong mọi hoàn cảnh, có nghị lực phi thường.
B. Thân bài:
- Lần lượt làm rõ nội dung các luận điểm:
+Yêu thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên ( dẫn chứng và phân tích dẫn chứng )
+ Có tinh thần lạc quan ( lấy dẫn chứng và phân tích )
+ Nghị lực phi thường ( lấy dẫn chứng và phân tích )
C Kết bài:- Khẳng định lại vấn đề. Nêu cảm xúc, suy nghĩ.
ĐỀ 9
Lời ca tiếng hát làm con người thêm vui vẻ,cuộc sống thêm tươi trẻ.Em hãy chứng minh nhận xét trên.
- 21/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
A. Mở bài :
-Hàng ngày lời ca tiếng hát đến với con người và trở thành món ăn tinh thần của con người làm cho con
người trở lên vui vẻ,cuộc sống thêm tươi trẻ
B. Thân bài:
-Tiếng hát gắn liền với cả cuộc đời của con người.
-Tiêng hát là niềm vui của con người trong lao động để quyên hết mệt nhọc,vất vả.

-Tiếng hát động viên,khích lệ con người trong chiến đấu:Trong hai cuộc chiến đấu tiếng hát theo anh bộ đội ra
trận(Dẫn chứng)
-Tiếng hát đem lại niềm tin yêu,lạc quan cho những chiến sĩ cách mạng trong nhà tù đế quốc(Dẫn chứng).
-Tiếng hát tạo lên không khí vui tươi trong tuổi trẻ học đường.(Dẫn chứng)
C. Kết bài : -Cuộc sống không thể thiếu tiếng hát.
-Con người mãi mãi cất cao tiếng hát để cuộc sống trở lên tươi vui
ĐỀ 10
Dựa vào “ chiếu dời đô”,”Hịch tướng sĩ”,hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo
anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuần đối với vận mệnh đất nước.
DÀN Ý
A. Mở bài :
-Giới thiệu hoàn cảnh ra đời và mục đích của bài hịch.
- Khái quát giá trị của tác phẩm và dẫn nhận định.
B. Thân bài:
+ Luận điểm 1: Trước hết, “ Hịch tướng sĩ” đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của vị tiết chế trước hoàn
cảnh đất nước trong cảnh nước sôi lửa bỏng
- Tố cáo tội ác và những hành vi ngang nguợc của kẻ thù.
- Bộc lộ tâm trạng đau đớn, dằn vặt và lòng căm thù không đội trời chung với quân xâm lược.
+ Luận điểm 2: Nêu cao tinh thần của vị chủ soái trước hoàn cảnh tổ quốc bị lâm nguy.
- Phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ Khéo léo nêu lên lòng yêu thương sâu sắc của ông đối với các tướng sĩ.
- Hậu quả nghiêm trọng không những sẽ ảnh hưởng cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách
nhiệm ấy, một khi đất nuớc rơi vào tay quân thù.
- Tinh thần trách nhiệm của ông còn được thể hiện ở việc ông viết cuốn “ Binh thư yếu lược”
C. Kết bài
Khẳng định giá trị của " Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô " , cảm nghĩ của bản thân
…………………………………………………………………………………………………………………….
CÂU HỎI
Câu 2 ( thông hiểu-kt tuần 1-thời gian 5’)
Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng “ là gì?
Đáp án :

- Niềm khát khao tự do mãnh liệt
- Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường,gỉa dối
- Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc
Câu 3(vận dụng-kt tuần 1-thời gian 10’)
Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú,việc
mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ ?
Đáp án:
- Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ một cách kín đáo, sâu sắc nỗi chán ghét thực tại và khao khát tự
do mãnh liệt.
- 22/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
- Tạo cho bài thơ có nhiều lớp nghĩa, tạo tính khách quan của cảm xúc
- Giai đoạn 1930-1945 nước ta đang ở trong vòng nô lệ của thực dân Pháp, đây là bài thơ được đăng
lên báo chắc chắn bị bọn thực dân kiểm duyệt vì vậy tác giả phải mượn hình tượng con hổ để nói
lên tâm sự thầm kín của mình.
Câu 5(Thông hiểu-kt tuần 2-thời gian 5’)
Cách đặt tên bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả có gì đặc sắc ?
Đáp án :
- Nhan đề của bài thơ đó chưa phải là một câu,mới chỉ là một mệnh đề phụ.Tên bài thơ tự nó đặt ra
câu hỏi : Khi con tu hú cất tiếng hót thì điều gì sẽ sảy ra ? Nội dung bài thơ là câu trả lời cho câu hỏi
đó.
- Cách đặt tên bài thơ như vậy là một sự gợi ý cho người đọc về tâm trạng của người tù cách mạng
khi nghe tiếng hót của tu hú từ ngoài vọng vào trong ngục

Câu 6(Vận dụng-kt tuần2-thời gian 10’)
Phân tích cái hay của câu thơ :
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Đáp án :
Câu thơ hàn chứa ba vẻ đẹp :
- Các động từ “Giương , rướn” nói về sức vươn mạnh mẽ
- Cách so sánh độc đáo : “cánh buồm – mảnh hồn làng “ khiến cho người đọc nhận thấy cả hình xác
và linh hồn sự vật.Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.
- Màu sắc và tư thế của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng của hình tượng.
Câu 8 (thông hiểu-kt tuần3-thời gian 5’)
Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ “Tức cảnh Pác Bó “ ?
Đáp án :
- Nhan đề bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó “. “Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc,nảy ra tứ thơ,lời
thơ.Tức cảnh sinh tình là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ” đây là một lối làm thơ truyền
thống của cha ông ta xưa.Bác Hồ vốn là người có hiểu biết sâu rộng về thơ văn cổ nên Bác dùng lối
xưa mà viết bài thơ này.
Câu 9(vận dụng-kt tuần3- thời gian 10’)
Nguyển Trãi đã từng ca ngợi “ Thú lâm tuyền” trong bài thơ ‘Côn Sơn ca” .Hãy cho biết thú lâm tuyền ở
Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh có gì giống nhau ?
Đáp án.:
- Giống :- Cả hai đều hòa hợp với thiên nhiên, cảnh vật,đều vui thú với rừng núi,suối khe,đều tìm
thấy trong chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao
- Khác : +.Nguyễn Trãi tìm về thú lâm tuyền vì cuộc đời nhiễu nhương từ bỏ công danh phú quý, lánh
đục về trong để giữ mình trong sạch-là một ẩn sĩ
+.Bác tìm đến chốn lâm tuyền để hoạt động cách mạng,tìm cách cứu dân tộc,cứu đất nước ra
khỏi vòng nô lệ lầm than-một chiến sĩ.
Câu 11(thông hiểu-kt tuần4- thời gian 5’)
Có người cho rằng “Nhật kí trong tù “ là “cuộc vượt ngục về tinh thần “của Bác.Em có đồng ý với ý kiến đó
không ?Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ .

Đáp án
Nhận xét này chính xác : Song sắt nhà tù trở nên vô nghĩa.Nhà tù có thể giam cầm bác về thẻ xác nhưng
không thể giam hãm tinh thẩn tự do của Bác
Câu 12(vận dụng-kt tuần 5-thời gian 10’)
Nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ “ Đi đường” ?
Đáp án
- Từ những ngày tháng tù đày gian nan vất vả,Người suy ngẫm đến một tư tưởng lớn lao hơn : con
đường cách mạng là lâu dài và vô cùng gian khổ,nhưng nếu kiên trì,bền chí vượt qua mọi gian nan
thử thách thì nhất định có ngày sẽ được đứng trên đỉnh cao tột cùng của thắng lợi vẻ vang.
- Bài thơ chỉ bốn câu, bình dị mà cô đọng, ý và lời chặt chẽ,lôgic vừa tự nhiên,chân thực,vừa chứa
đựng tư tưởng sâu xa, thâm trầm.
- 23/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Lớp: 87

Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
Câu 14 ( Thông hiểu-kiến thữc tuần 5- thời gian 7’)
Trình bày các chức năng của câu trần thuật ? Lấy ví dụ
Đáp án :
- Chức năng của câu trần thuật thường dùng để kể, thông báo,nhận định,miêu tả…
- Ngoài chức năng chính câu trần thuật còn dùng để yêu cầu , dề nghị hay bộc lộ cảm xúc , tình cảm…
(vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác )
- Lấy được mỗi chức năng một ví dụ
Câu 15( vận dụng –kiến thức tuần 5 – thời gian 10’)
Ngày nay , sau gần một nghìn năm bài “ Chiếu Dời Đô “ ra đời ( 1010) , được tiếp xúc với “ Chiếu Dời Đô”
của Lý Công Uẩn , em có suy ngĩ và cảm xúc gì về ông cha ta thời nhà Lý ?

Đáp án:
- Chiếu dời đô ra đời đã gần 1000 năm , nhưng vẫn khiến chúng ta ngỡ ngàng trước cái nhìn sáng suốt
và ý chí cao cả của ông vua đầu thời nhà Lý , đồng thời phản ánh khát vọng , ý chí xây dựng một đất
nước độc lập , thống nhất và bền vững của dân tộc ta từ bao đời nay.
- Trong lịch sử, triều đại nhà Lý đã tồn tại từ năm 1010 đến năm 1225 , tức là 215 năm . Thực tế lịch sử
về sự bền vững của triều đại nhà Lý càng làm cho chúng ta tự hào hơn về quá khứ hào hùng của cha
ông ta.
Câu 17 Thông hiểu-kiến thữ tuần 6- thời gian 7’)
Trong bài “ Hịch Tướng Sĩ “ nét đặc sắc nghệ thuật nào đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận
thức và tình cảm ?
Đáp án : Lập luận chặt chẽ , lí lẽ sắc bén , giọng văn giàu cảm xúc , kết hợp hài hòa giữa lí và tình .
- Câu văn biền ngẫu đối xứng với những hình ảnh của văn chương cổ có sức khơi gợi mạnh mẽ
-Cách liệt kê kể ra liên tiếp các hoạt động sai trái của tướng sĩ dể khuyên răn bày tỏ thiệt hơn .
-Dùng điệp cấu trúc câu “ Chẳng những …mà …” Để nêu lên sự gắn bó giữa chủ và tướng sĩ
-Sử dụng câu hỏi tu từ đắc địa , xoáy sâu vào lòng người đọc .
Câu 18( vận dụng –kiến thức tuần 6 – thời gian 10’)
Qua Chiếu dời đô và Hịch Tướng Sĩ , em hãy nêu nên nế giống nhau và khác nhau giữa hai thể loại Chiếu và
Hịch
Đáp án :
*Giống nhau : - Cả hai loại văn này đều nhằm mục đích ban bố công khai , là lời của bề trên nói với kẻ dưới
- Đều là thể văn nghị luận , kết cấu chặt chẽ , lập luận sắc bén , có thể được viết bằng văn xuôi , văn vần hoặc
văn biền ngẫu .
*Khác nhau :
-Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh
-Hịch dùng để kêu gọi , cổ vũ , thuyết phục nhằm mục đích khích lệ tinh thần tình cảm.
Câu 19(nhận biết-kiến thức tuần 7 thời gian 1’)
Các câu trong đoạn trích “ Nước Đại Việt Ta “ thuộc về lớp hành động nói nào
A. Hành động hứa hẹn
B. Hành động trình bày


C. Hành động bộc lộ cảm xúc
D. Hành động hỏi

Đáp án: Chọn B
Câu 20 Thông hiểu-kiến thức tuần 7 thời gian 5’)
Nước ta mang tên là Đại Việt từ bao giờ ?
Đáp án :
- Năm 1010 , Lý Thái Tổ đổi tên nước từ Đại cồ việt thành Đại Việt và dời đô về ThăngLong
- Năm 1400 , Hồ Quý Ly cưỡng ép vua Trần nhường ngôi cho nình và lập ra triều Hồ , đổi quốc hiệu là
Đại Ngu
- 24/49 -


Trường THCS Thị trấn Ba Tri

Năm học: 2017 - 2018
Đề cương môn ngữ văn 8 HKII
Lớp: 87
- Năm 1428 , Lê Lợi chính thức nên ngôi , lập ra triều đại nhà Lê ( Hậu – Lê ) , khôi phục lại tên nước là
Đại Việt
Câu 21( vận dụng –kiến thức tuần 7– thời gian 10’)
Hãy nêu những nét mới và sâu sắc trong tư tưởng của Nguyễn Trái so với bài Sông núi nước Nam ?
Đáp án :
Nét mới của Nguyễn Trãi :
-Quan niệm về quốc gia , dân tộc hoàn chỉnh hơn . Trong Sông Núi Nước Nam , tác giả mới nói đến hai yếu tố
: Lãnh thổ và chủ quyền ; Còn trong Nước Đại Việt Ta , Nguyễn Trãi bổ sung thêm ba yếu tố : Văn hiến ,
phong tục tập quán , lịch sử dân tộc .
-Sự sâu sắc thể hiện ở chỗ Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất
khẳng định sự tồn tại bền vững của một quốc gia độc lập .
Câu 23( Thông hiểu-kiến thức tuần 8-thời gian 5’)

Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý điều gì ?
Đáp án :
- Thể hiện rõ ràng , chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề .Trong đoạn văn trình bày luận
điểm , câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên .( Đối với đoạn văn diễn dịch ) hoặc cuối cùng (đối
với đoạn văn quy nạp).
- Tìm đủ các luận cứ cần thiết , tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm luận điểm.
- Diễn đạt trong sáng , hấp dẫn để trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
Câu 24 ( vận dụng –kiến thức tuần 8 thời gian 10’)
Từ bài tấu “bàn về phép học “ của Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản
thân ?
Đáp án :
- Học sinh chỉ rõ : +. Mục đích học của mình là gì ?
+. Phương pháp học của bản thân như thế nào để đạt được mục đích đó.
Câu 26( Thông hiểu-kiến thức tuần 9 thời gian 7’)
Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên cho văn bản là “ Thuế máu “?
Đáp án :
- “Thuế máu “ là cách đặt tên một cách hình tượng có sức gợi cảm của tác giả . Chính cách định danh
này đã phản ánh và có sức tố cáo mạnh mẽ những thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các
nước thuộc địa . Đó là biến người dân các nước thuộc địa thành vật hy sinh cho các cuộc chiến tranh
phi nghĩa của chính quyền thực dân.
Câu 27 (vận dụng –kiến thức tuần 9-thời gian 10’)
Qua đoạn trích “ Thuế máu “ , em cảm nhận được gì từ tấm lòng tác giả Nguyễn Ái Quốc ?
Đáp án :
- Qua đoạn trích , ta thấy tác giả vạch trần sự thật tội ác bằng những tư liệu phong phú , xác thực , với
tấm lòng của một người yêu nước , thương nòi . Tuy khách quan trong việc đưa ra sự việc , nhưng ta
vẫn thâý trong các câu văn như trào dâng niềm căm hận , xót xa , thương cảm của một con người có
tấm lòng nhân hậu bao la , một con người suốt đời vì dân vì nước Nguyễn Aí Quốc – Hồ Chí Minh.
Câu 28 (nhận biết-kiến thức tuần 10 thời gian 1’)
Thế nào là hành vi “ Cướp lời “ ( Xét theo cách hiểu về lượt lời ) ?
A. Nói tranh lượt lời của người khác

B. Nói khi người khác đã kết thúc lượt lời của người đó
C. Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời của người đó
D. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu .
Đáp án : Chọn C
Câu 29( Thông hiểu-kiến thức tuần 10 thời gian 7’)
Trình bày ý nghĩa của Đi Bộ Ngao Du ?
Đáp án :
- Chỉ có đi bộ ngao du thì con người mới được tự do tiếp cận với những chân lí , tri thức khoa học thực
sự .
- Nhờ đi bộ họ sẽ cường tráng về thể lực , vĩ đại về đầu óc và thư thái về tâm hồn
- Để con người sống dễ chịu , có thể tận hưởng cuộc sống đầy đủ như nó vốn có
- 25/49 -


×