Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hoạt động can thiệp của Mỹ vào quá trình điều tra tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.11 KB, 26 trang )

Trong quan hệ quốc tế thời kỳ đương đại, các quốc gia trong đó có Mỹ
thường áp dụng nhiều cơng cụ khác nhau nhằm hỗ trợ việc thực hiện chính
sách đối ngoại của mình. Can thiệp nhân đạo nói chung và can thiệp vào quá
trình điều tra các cụ án xâm phạm ANQG đã từng được Mỹ sử dụng trong
chính sách đối ngoại nhằm giải quyết “vấn đề vi phạm nhân quyền” bởi theo
cách lập luận của Mỹ “nó có thể gây nên thảm họa cho một số nhóm dân tộc
thiểu số” hoặc “nhằm giải quyết mối nguy cơ diệt chủng”. Trên thực tế, biện
pháp can thiệp vào quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG xuất hiện
khá sớm trong đời sống kinh tế, tuy nhiên trước đây chủ yếu áp dụng đối với
các vụ án về gián điệp, phản bội tổ quốc.
Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 làm thay đổi bàn cờ phân bố lực lượng trên
thế giới vốn được định hình nhưng chưa chắc chắn giữa các cường quốc, tác
động mạnh đến nền tảng, cơ sở của mối quan hệ an ninh giữa Mỹ và các
nước đồng minh, đồng thời làm thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá của các
nước về sức mạnh của các quốc gia. Cách ứng xử Mỹ đã trở thành mối quan
tâm hàng đầu trong tính tốn, hoạch định chính sách của nhiều nước, trong
đó có Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ đang tăng cường các hoạt động can thiệp
nhân đạo tại các quốc gia khác với nhiều lý do, nhiều loại đối tượng, nhiều
thủ đoạn khác nhau. Trong đó, việc can thiệp với quá trình điều tra các vụ án
xâm phạm ANQG đã khơng ít khó khăn cho q trình điều tra vụ án cũng
như cho xây dựng, thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại của ta.
Vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều, các học giả chủ yếu đi vào
nghiên cứu một số vụ việc cụ thể, chưa có mấy ai rút ra các kết luận có tính
chất tổng kết.
Cơng trình này sẽ đề cập đến một số trường hợp cụ thể, có thể coi là
điển hình trong việc Mỹ can thiệp vào quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG ở Việt Nam, đồng thời


Chương I. HOẠT ĐỘNG CỦA CAN THIỆP QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM ANQG


1. Can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG
1.1. Khái niệm và bản chất của can thiệp quá trình điều tra các vụ án
xâm phạm ANQG
Cho đến nay, trong nghiên cứu quốc tế đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu vấn đề can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG nhưng
chưa có quan điểm nào thống nhất về nội dụng khái niệm can thiệp quá trình
điều tra các vụ án xâm phạm ANQG. Có hai trường phái khác nhau liên
quan đến khái niệm về can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG. Đó là khái niệm đưa ra những tiêu chuẩn pháp lý. Một số học giả
cho rằng có những tiêu chuẩn cụ thể đặt ra khi can thiệp được coi là hoạt
động vì mục đích nhân đạo. Khái niệm này nhằm vào trường hợp khi chính
phủ nước bị coi là vi phạm có những hành động “mang tính hủy diệt trên
phạm vi rộng chống lại người dân nước mình và các nước thực hiện can
thiệp nhân đạo sẽ chỉ hạn chế phạm vi hoạt động của mình vào mục đích
chấm dứt và ngăn chặn thảm họa giết người hàng loạt, khơng nhằm vào mục
đích mở rộng ảnh hưởng của mình tại nước chịu can thiệp”. Trường hợp thứ
hai, tập trung vào tính hợp pháp của hoạt động quá trình điều tra các vụ án
xâm phạm ANQG và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế quan hệ quốc tế.
Theo quan điểm này thì cần có sự phân biệt rõ ràng dựa trên Hiến chương
Liên hợp quốc : Thứ nhất, các nước không được sử dụng vũ lực ngoại trừ vì
mục đíchtự vệ. Thứ hai, việc bảo vệ nhân quyền là mục đích chủ yếu và lâu
dài của Liên hợp quốc.
Những hành động này có thể hành động đơn phương của một quốc gia
mà không có sự thơng qua của cộng đồng quốc tế hoặc cũng có thể là hành
động của một quốc gia hay của một liên minh với các quá trình điều tra các
vụ án xâm phạm ANQG một cách hợp pháp theo nghj quyết của một tổ chức
quốc tế đa phương như Liên hợp quốc. Nhưng cũng có nhiều quan điểm cho


rằng can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG là hành động

của một quốc gia hay nhóm quốc gia liên quan đến việc sử dụng chính sách
đối ngoại trên lãnh thổ quốc gia khác không cần sự chấp thuận của của chính
phủ nước sở tại và của Liên hiệp quốc với mục đích ngăn chặn hoặc chấm
dứt sự vi phạm nghiêm trọng và trên diện rộng quyền con người hay “luật
nhân quyền quốc tế”. Theo định nghĩa được đai đa số các luật gia quốc tế
chấp nhận thì can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG gắn
với việc sử dụng chính sách đối ngoại, nhưng trên thực tiễn, hành động can
thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG cfon bao gốm các hoạt
động can thiệp sử dụng vũ lực, kinh tế, chính trị.
So sánh với nội dung của một số nguyên tắc cơ bản trong luật quốc tế
như nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, nguyên tắc không can thiệp
vào công việc nội bộ, nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng
vũ lực cùng với các quyền cơ bản của con người đã được quy định trong luật
quốc tế thì chúng ta có thể thấy quyền thực hiện can thiệp quá trình điều tra
các vụ án xâm phạm ANQG là một quyền còn gây nhiều tranh cãi. Hơn nữa,
hiện nay kháu niệm nhân quyền cũng chưa có sự thống nhất, đặc biệt là
trong quan niệm giữa phương Đông và phương Tây. Việc bảo vệ quyền con
người giữa các nước cũng khác nhau. Các quốc gia khi tham gia vào các mối
quan hệ quốc tế theo đuổi những lợi ích khác nhau, vì vậy, các hành động
can thiệp của họ được tiến hành gắn với những lợi ích riêng của quốc gia
mình. Các quốc gia chỉ hành động khi quyền lợi quốc gia bị đe dọa hay khi
mục đích bảo vệ quyền con người và lợi ích quốc gia song hành với nhau.
Đây chính là các nguyên nhân dẫn đến các quan niệm khác nhau về can
thiệp nhân đạo.
Theo quan niệm cổ điển thì can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm
phạm ANQG bao gồm mọi hình thức can thiệp của một quốc gia nhằm bảo
vệ cuộc sống và tự do của công dân nước mình đang cư trú trê lãnh thổ quốc
gia khác khỏi sự điều tra, xử lý về tội xâm phạm ANQG do quốc gia đó
khơng tự nguyện và khơng có khả năng để làm việc đó một mình. Vào thời



kỳ trước khi Liên hiệp quốc ra đời, nhiều học giả chấp nhận tính hợp pháp
của hoạt động can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG trên
cơ sở của luật tập quán quốc tế.
Từ khi Liên hiệp quốc được thành lập (năm 1945), Hiến chương Liên
hiệp quốc đã tạo ra những sự thay đổi lớn tác động đến tính hợp pháp của
việc sử dụng các biện pháp của các quốc gia và Hiến chương khơng có quy
định cụ thể về vấn đề can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG. Theo nội dung can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG đã nêu trên thì rõ ràng can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm
phạm ANQG mâu thuẫn với việc “không can thiệp vào công việc nội bộ của
quốc gia khác” đã được quy định tại khoản 7, Điều 2 của Hiến chương Liên
hiệp quốc. Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng việc can thiệp quá trình
điều tra các vụ án xâm phạm ANQG khơng bị loại bỏ theo quy định tại
khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hiệp quốc bởi vì hành động can thiệp
khơng trực tiếp chống lại “sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập về chính trị”
của quốc gia bị can thiệp. Để tăng thêm tính pháp lý cho hoạt động can thiệp
Hiến chương Liên hiệp quốc, các nhà luật học phương tây ngoài việc viện
dẫn các quy phạm điều ước, học còn viện dẫn các quy phạm tập quán quốc
tế. Nhưng ngược lại, có rất nhiều vụ việc có liên quan tới việc hành hung
người bị bắt giữ là người da màu, tra tấn can phạm, xâm phạm đời tư cá
nhân trong q trình điều tra mà khơng có sự can thiệp hay giúp đỡ của bất
kỳ một nước nào. Thái độ thờ ơ của các nước trước các trường hợp trên thể
hiện rõ lập trường của các nước phương Tây về vấn đề can thiệp quá trình
điều tra các vụ án xâm phạm ANQG. Vì vậy, can thiệp quá trình điều tra các
vụ án xâm phạm ANQG cổ điểnko thể được coi là nguồn hợp lý viện dẫn
cho hoạt động can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG trong
luật quốc tế hiện hành.
2. Cơ sở lý luận của vận dụng hoạt động can thiệp quá trình điều
tra các vụ án xâm phạm ANQG trong quan hệ quốc tế



Hoạt động can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG
được đề cập từ hồi thế kỷ XVI và XVII, cùng với sự ra đời của học thuyết
can thiệp nhân đạo, gắn với luật tự nhiên và chủ nghĩa tự do. Tuy nhiên,
trong nội bộ những người theo chủ nghĩa tự do còn tồn tại nhiều bất đồng
xung quanh một số vấn đề có liên quan tới sự hình thành nội dung của can
thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG. Các nhà lý luận tự do
kinh điển cho rằng cá nhân là đơn vị quan trọng nhất, các nhà nước và dân
tộc chit đóng một vai trị tối thiểu trong xã hội, chủ yếu làm trọng tài phân
xử các tranh chấp giữa các cá nhân và đảm bảo quy trì các điều kiện để các
cá nhân tận hưởng các quyền của mình. Trong chủ nghĩa tự do, những người
tự do dân chủ cho rằng sự lan rộng của hệ thống chính trị dân chủ sẽ khiến
cho quyền lực khơng cịn tập trung vào tay một thiểu số người. Một số lý
luận theo trường phái này được nhiều người biết đến trong lĩnh vực quan hệ
quốc tế là I. Kant và H. Grotius. Theo quan niệm của Kant, trên thế giới ln
có một giá trị đạo đức, nhân đạo phổ quát, vĩnh cửu, bất biến. Những nhân tố
này khi cần thiết có thể địi hỏi sự lật đổ hệ thống các quốc gia, thành lập
một cộng đồng phổ quát của loài người. Các nước phương Tây dựa trên học
thuyết Kant cho rằng giá trị cơ bản của con người là hồn tồn giống nhau.
Chính vì vậy, các nước này thường gắn các quyền cơ bản của con người và
dân chủ của nước mình cho các quốc gia khác. Tuy nhiên trên thực tế, nhân
quyền khơng hồn tồn giống nhau ở các quốc gia khác nhau về văn hóa, xã
hội và trình độ phát triển kinh tế. Chính vì vậy, sự can thiệp của một quốc
gia này đối với một quốc gia khác là không thể chấp nhận được.
Trong khi đó, luật gia quốc tế nổi tiếng Hugo Grotious mong muốn điều
chỉnh quan hệ quốc tế bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức và chính trị
mới, trong mối quan hệ với những quy định khác liên quan đến sự tôn trọng
chủ quyền quốc gia và các thỏa thuận. Với mục đích cải thiện trật tự thế giới,
ông cũng đưa ra thuật ngữ “can thiệp chính nghĩa” nhấn mạnh rằng can thiệp

chỉ có thể được cho phép nếu có những lý do chính nghĩa rõ ràng. Ơng mơ tả
chính trị quốc tế như một xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, khác với


trường phái của Kant, trường phái này cho rằng các quốc gia là chủ thể
chính của xã hội quốc tế. Các quốc gia này trong quan hệ quốc tế, không
những bị giới hạn bới những nguyên tắc cẩn trọng và lợi ích thiết thực mà
bởi cả những yêu cầu về đạo lý và pháp luật. Ông cho rằng sự tồn tại quyền
thực hiện các cuộc cách mạng, đặc biệt trong trường hợp chế độ độc tài. Nếu
trong trường hợp đối tượng bị đàn áp yêu cầu sự giúp đỡ từ bên ngồi thì
can thiệp nhân đạo, trong đó có can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm
phạm ANQG sẽ được thực hiện ngay. Lập luận của Hugo Grotius được gắn
với học thuyết chống lại sự đàn áp và cuối cùng dựa trên cơ sở thực tế rằng
nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ không tồn tại vào thời
điểm này.
Quan điểm của Grotius về sau cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều luật
gia quốc tế. Vào thế kỷ XIX, can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm
phạm ANQG được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ XIX,
nguyên tắc không can thiệp dần trở thành nguyên tắc ưu tiên, nhưng nhìn
chung vấn đề can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG vẫn
được thừa nhận cho đến tận cuối thế kỷ XIX. Trong khuôn khổ cân bằng
quyền lực và sự phối hợp của các nước châu Âu, một số can thiệp được xác
định trên cơ sở bảo vệ quyền con người đã được diễn ra từ 1927 đến 1908.
Đến thế kỷ XX, ý thuyết can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm
phạm ANQG dần dần mất cơ sở thực tế trong quan hệ giữa các nước và cũng
khơng cịn có cơ sở trong pháp luật quốc tế. Sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, tính hợp pháp của việc can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG chỉ còn hạn chế trong một số trường hợp.
3. Cơ sở pháp lý của vấn đề can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm
phạm ANQG

Với tư cách là hành vi mang tính cưỡng ép, bản thân vấn đề can thiệp
quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG gây ra sự xung đột giữa hai
nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật quốc tế: quyền con người và quyền
độc lập của quốc gia là đối tượng của hành vi can thiệp. Luật pháp quốc tế


không cho phép các quốc gia thực hiện các hành động đơn phương không bị
hạn chế chống lại nền độc lập của quốc gia khác.
Quy định về việc không can thiệp vào cơng việc nội bộ của quốc gia
khác có nguồn gốc từ một số hiệp ước sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Hiến chương Hội quốc liên là hiệp ước quốc tế đầu tiên kiểm soát hành vi
can thiệp của các quốc gia. Điều 10 của Hiến chương quy định “Tất cả các
quốc gia thành viên của Hội có nghĩa vụ tôn trọng và kiềm chế hành vi xâm
phạm sự tồn vẹn lãnh thổ, nền độc lập chính trị của các quốc gia thành viên
khác”. Bản Hiến chương, một mặt đã tạo ra một khung pháp lý quy định về
khơng can thiệp, mặt khác đã bảo vệ sự tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính
trị của các quốc gia. Đây là hai trụ cột của khái niệm pháp lý hiện đại về
không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Tại châu Mỹ, từ
năm 1928 đến năm 1933, các quốc gia trong khu vực đã thông qua Công ước
về các Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong tranh chấp dân sự (1928)
và Công ước về các Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia (1933). Công ước
năm 1928 không chỉ bao gồm các điều khoản ngăn cấm hành vi can thiệp
của các quốc gia mà cịn quy định các quốc gia có trách nhiệm ngăn chặn
hành vi can thiệp của công dân nước mình và cơng việc nội bộ của quốc gia
khác. Cơng ước năm 1933 khẳng định trong Điều 8 như sau “Khơng một
quốc gia nào có quyền can thiệp vào các công việc đối nội cũng như đối
ngoại của quốc gia khác”. Năm 1936, nhằm hoàn chỉnh hơn nữa các quy
định về chống can thiệp, các quốc gia trong khu vực đã họp tại Buenos Aires
và bổ sung vào Công ước năm 1933 bản Nghị định thư bổ sung liên quan tới
vấn đề không can thiệp. Điều 1 của bản Nghị định thư quy định “Các quốc

gia tham gia công ước tuyên bố không chấp nhận can thiệp dưới bất kỳ hình
thức nào, gián tiếp hay trực tiếp và vì bất kỳ lý do nào vào công việc đối nội
và đối ngoại của bất kỳ quốc gia nào tham gia vào công ước”.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hiến chương Liên hợp quốc là văn bản
pháp lý quan trọng nhất quy định về vấn đề chống can thiệp. Khoản 4, Điều
2 Hiến chương ghi “Tất cả các quốc gia thành viên kiềm chế hành vi can


thiệp vào cơng việc nội bộ và độc lập chính trị của các quốc gia khác không
phù hợp với mục đích của Liên hợp quốc”, hành vi nào vi phạm điều khoản
này sưe bị coi là vi phạm trừ khi có đủ cơ sở thuyết phục. Năm 1947, Hiệp
ước liên Mỹ về hỗ trợ lẫn nhau (Hiệp ước Rio) một lần nữa nhắc lại nội
dung Khoản 4 Điều 2 của Hiến chương. Hiến chương của Tổ chức các quốc
gia châu Mỹ vũng nghiêm cấm hành vi can thiệp. Điều 18 Hiến chương này
ghi rõ “Khơng một quốc gia hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực
tiếp hay gián tiếp, vì bất kỳ lý do nào vào cơng việc đối nội và đối ngoại của
quốc gia khác. Nguyên tắc này không chỉ nghiêm cấm hành vi can thiệp vũ
trang mà cả bất kỳ cố gắng can thiệp hoặc đe dọa nào chống lại quốc gia
hoặc cơ sở kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia đó”. Vấn đề tồn vẹn lãnh
thổ, chống can thiệp cịn được quy định tại điều 20 của Hiến chương “Lãnh
thổ quốc gia không thể trở thành đối tượng của sự can thiệp của bất kỳ quốc
gia nào, trực tiếp hay gián tiếp vì bất kỳ lý do nào”.
Ngoài ra, một số văn kiện pháp lý quốc tế khác cũng coi can thiệp là
hành vi bất hợp pháp, trong số này phải kể đến Tuyên bố không chấp nhận
hành vi can thiệp vèo công việc nội bộ của quốc gia khác và bảo vệ độc lập
và chủ quyền của các quốc gia bị can thiệp của Liên hợp quốc năm 1965.
Hai điều khoản đầu của Tuyên bố đã trở thành cơ sở cho quy định về chống
can thiệp của luật quốc tế hiện nay:
“1. Khơng một quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp
và vì bất kỳ lý do nào vào cơng việc của quốc gia khác. Vì vậy, tất các hành

vi can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp khác hoặc đe dọa can
thiệp chống lại cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia khác đều bị
nghiêm cấm.
2. Không một quốc gia nào được phép sử dụng các biện pháp kinh tế,
chính trị hoặc bất kỳ biện pháp nào khác để ép buộc quốc gia khác nhằm đạt
được từ quốc gia do sự phụ thuộc trong việc thực thi các quyền chủ quyền
hoặc bất kỳ lợi thế nào khác. Không một quốc gia nào được phép tổ chức,
giúp đỏ, xúi giục, cung cấp tài chính, kích động hoặc dung túng cho các hoạt


động lật đổ, khủng bố hoặc các hoạt động vũ trang nhằm sử dụng vũ lực lật
đổ chính quyền hoặc can thiệp vào các xung đột dân sự tại quốc gia khác”.
Như vậy, bản Tuyên bố này nghiêm cấm bất kỳ hành vi can thiệp dưới
bất kỳ hình thức và vì bất kỳ lý do nào. Nguyên tắc này đã được Đại hội
đồng Liên hợp quốc nhắc lại trong tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc
tế về thân thiện và hợp tác giữa các quốc gia. Các tuyên bố trên của Đại hội
đồng Liên hợp quốc mặc dù không ràng buộc về mặt pháp lý song đã cho
thấy quan điểm giống nhau giữa các quốc gia chống lại việc sử dụng bất hợp
pháp hành vi can thiệp. Như vậy có thể thấy rõ một điều rằng, can thiệp q
trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG khơng hề dựa trên cơ sở pháp lý
được các nước trong cộng đồng quốc tế công nhận. Những thực tiễn quốc
gia và các quan điểm luật cho thấy một mớ ý kiến lộn xộn về nguyên tắc của
hoạt động can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG. Như vậy,
can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG được công nhận như
một quyền trong luật quốc tế và là một hành động trái với pháp luật quốc tế.
Mặc dù, các q uy định về cấm lạm dụng hành vi can thiệp đã được quy
định đầy đủ và rõ ràng trong luật pháp quốc tế nhưng trong những năm qua,
và đặc biệt là từ sau Chiến tranh lạnh kết thúc trong quan hệ quốc tế vẫn
chứng kiến sự tồn tại của can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG như một thực tế. Thời ký sau Chiến tranh lạnh, can thiệp quá trình

điều tra các vụ án xâm phạm ANQG đang ngày càng trở lên phổ biến và
cũng vấp phải những phản ứng mạnh mẽ nhất do loại hình này một mặt can
thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền quốc gia sở tại, mặt
khác hiện chưa có bất kỳ một cơ chế siêu quốc gia nào giám sát các yêu cầu
hạn chế về mặt hành vi của nó do vậy can thiệp quá trình điều tra các vụ án
xâm phạm ANQG có thể dễ dàng bị các nước lớn lợi dụng để phục vụ ý đồ
riêng của họ.
II. VIỆC VẬN DỤNG CAN THIỆP QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA CÁC VỤ
ÁN XÂM PHẠM ANQG TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ


1. Can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG trong thời
kỳ chiến tranh lạnh
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, đi kèm theo sau là sự ra đời của
Liên hợp quốc và Hiến chương Liên hợp quốc đã tạo cho các nước lớn có
những quyền lực nhất định trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến
chiến tranh và hịa bình trên thế giới. Hiến chương Liên hợp quốc và hàng
loạt các hiệp ước khác được ban hành nhằm mục đích bảo vệ nhân quyền,
ngăn chặn chế độ phân biệt chủng tộc và bảo vệ nạn nhân chiến tranh.
Quyền phủ quyết của năm nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc được áp dụng với mục đích cân bằng lực lượng giữa các nước lớn
và bảo đảm hịa bình, an ninh và trật tự thế giới được định hình từ sau chiến
tranh Thế giới kết thúc.
Tuy vậy, ngay sau khi Hiến chương Liên hợp quốc được ký, cạnh tranh
về tư tưởng và cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng giữa hai nước lớn là Liên xơ
và Mỹ, đã có những tác động tiêu cực nhất định đến việc thực hiện những
mục đích tốt đẹp được đề cập đến trong Hiến chương Liên hợp quốc. Sự tê
liệt Hội đồng bảo an Liên hợp quốc trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã hạn
chế hệ thống an ninh của Liên hợp quốc. Đồng thời, Hội đồng bào an Liên
hợp quốc cũng khơng có nhiều quyền hạn trong việc đưa ra những quyết

định thực thi can thiệp. Hầu như không một nước lớn nào muốn làm đảo lộn
trật tự thế giới vốn được thiết lập nếu nếu như hành động can thiệp vào vùng
ảnh hưởng của nước khác không được “sự hỗ trợ” của Hội đồng bảo an vì
mục đích bảo vệ nhân quyền hoặc ngăn chặn nạ diệt chủng. Những “tính
tốn về trật tự được định hình chiếm ưu thế hơn là vấn đề bảo vệ lẽ phải bởi
vì những cái được gọi là mối đe dọa có những cái giá qua lớn: nổi lo sợ về
Cuộc xung đột hạt nhân tận thế (nuclear Amargeddon) đã có những tác động
to lớn”. Các luật lệ hoặc nghị quyết được thông qua hoặc ban hành trong
thời kỳ này đều nhằm điều tiết mối quan hệ giữa Liên xô và Mỹ mà về thực
chất là nhằm tránh đối đầu trực tiếp thơng qua những hính thức khác nhau
trong quan hệ quốc tế.


Ngoài ra, bất chấp các cuộc hội nghị quốc tế liên quan đến vấn đề nhân
quyền và ngăn chặn chế độ diệt chủng, khái niệm về công lý bản thân nó đã
lệ thuộc vào bối cảnh thời kỳ đó . Ý chí và khả năng can thiệp tập thể vì mục
đích gọi là nhân đạo theo quan điểm của Phương Tây khơng tồn tại bởi vì
khơng ai và ko một nước nào trong cả hai khối nước XHCN và TBCN muốn
một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra. Thêm vào đó, đa số các quốc gia
thành viên Liên hợp quốc đều coi can thiệp là di tích của chủ nghĩa thực dân
và đều tránh xa các việc này. Cách suy nghĩ và lập luận này không chỉ tồn tại
trong quan hệ giữa hai khối Đông và Tây mà cịn giữa Nam và Bắc. Chính vì
vậy, trong giai đoạn này hầu hết các nước thành viên Liên hợp quốc đều
chống lại việc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác nói chung và
việc can thiệp q trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG nói riêng. Các
nước vừa mới giành được độc lập trong thời kỳ đầu của chiến tranh lạnh đều
coi can thiệp của bên ngồi vào việc giải quyết cơng việc nội bộ của nước
khác là cách nghĩ của chủ nghĩa thực dân mới. Đây cũng chính là lý do cho
việc hạn chế can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG ở một
số quốc gia trên thế giới trong thời kỳ này.

Quyền phủ quyết của năm ủy viên thường trực được các nước lớn sử
dụng như là phương tiện để kiểm soát và hạn chế ảnh hưởng của các nước
khác trong khi giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ quốc tế. Liên xô
và Mỹ không ngần ngại vận dụng những cơ sở pháp lý trong hệ thống luật
quốc tế để bảo vệ cho quyết định và hành động của mình hoặc hỗ trợ cho
những hoạt động nhằm tạo ảnh hưởng trong hai khối Đông và Tây, và các
nước thành viên khác của Liên hợp quốc. Hai nước này đã coi hệ thống luật
quốc tế là đòn bẩy tạo thế chiến lược cho mỗi nước hơn là những thiết chế
thực sự theo chức năng thực sự của nó.
Khái niệm về nhân quyền được vận dụng trong các điều luật quốc tế về
thực chất là theo “khái niệm truyền thống cổ điển về tự do và dân chủ của
Phương Tây” nhằm chống lại các nước trong hệ thống XHCN, đứng đầu là
Liên xô. Các nước phương Tây không hệ ngần ngại hạ thấp các giá trị dân


chủ và nhân quyền của các nước trong khối Đông Âu và gây áp lực thơng
qua tiến trình Helsinki và Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu (CSCE).
Chính những đòi hỏi quá mức về dân chủ và nhân quyền đã phần nào đưa
đến sự sụp đổ của các nước Đơng Âu. Bên cạnh đó, các nước phương Tây và
Mỹ ủng hộ mạnh mẽ về vật chất cũng như tinh thần cho những chế độ hoặc
phần tử chống đối ở châu Phi, châu Á, Trung cận đông và Mỹ latinh mà
“thành tích về vi phạm nhân quyền” thật sự là đáng lên án.
Chính do những nguyên nhân như đã nêu ở trên, hàng loạt các sự vi
phạm quyền con người nghiêm trọng như tra tấn tù nhân; sử dụng nhục hình
để bức cung; bắt giữ người trái pháp luật; vi phạm quyền tự do cá nhân như
nghe lén, đọc trộm thư từ trong quá trình điều tra…trong suốt thời gian này
mà lại khơng có sự can thiệp hoặc phản kháng lại nào của cộng đồng quốc
tế.
Có thể thấy rằng căng thẳng và tranh giành Xô - Mỹ trong thời kỳ chiến
tranh lạnh mà đi liền với nó là chia rẽ sâu sắc trong Liên Hợp quốc là

nguyên nhân làm cho can thiệp quá trình điều tra các tội xâm phạm ANQG
không xảy ra. Hành động can thiệp của bất kỳ một bên nào đều có thể bị coi
là nhằm tạ ảnh hưởng và bị phản đối bởi bên đối lập. Một thực tế tất yếu xảy
ra là mâu thuẫn sâu sắc giữa những hệ thống quyền của các cá nhân và hệ
thống được thiết lập để bảo vệ các quyền này trong trường hợp xảy ra các vụ
vi phạm nhân quyền trong các cuộc trấn áp tội phạm xâm phạm ANQG là
các phần tử của phe đối nghịch chắc chắn nảy sinh.
2. Can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG thời kỳ
hậu chiến tranh lạnh
Sau khi Liên xô và các nước XHCN tan rã, can thiệp quá trình điều tra
các vụ án xâm phạm ANQG đã trở thành một lựa chọn trong thập kỷ 90 của
thế kỷ XX khi nền chính trị thế giới bước vào giai đoạn có phần ít xảy ra
xung đột hơn so với trước. Mục đích thực hiện can thiệp dưới khẩu hiệu “vì
mục đích nhân đạo” của các nước phương Tây vẫn là “tránh sự tổn thương
về thân thể cho người dân vơ tội” nhưng với bối cảnh trong đó can thiệp quá


trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG được tiến hành theo cách khác so
với thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới II.
Trong thời kỳ này, ưu thế vượt trội của Mỹ trong quan hệ quốc tế đã tạo
thuận lợi cho các nước phương Tây và Mỹ chi phối các hoạt động trong Hội
đồng bảo an Liên hợp quốc. Trung Quốc cũng dần tìm cách củng cố và thúc
đẩy quan hệ với Mỹ. Quan hệ thân thiện và phần nào mang tính chất phối
hợp giữa các nước lớn đã hạn chế khả năng xảy ra các cuộc chiến tranh qua
tay người khác và việc tranh thủ gây ảnh hưởng, xây dựng thành các khối
đồng minh đối kháng như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều anỳ cũng có
nghĩa là trong thời ỳ chiến tranh lạnh kết thúc, những nước có chính quyền
cầm quyền khơng mạnh dễ dàng trở thành đối tượng hoặc nạn nhân can
thiệp từ bên ngoài.
Khái niệm về chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm được đề cấp trong

Hiến chương Liên hợp quốc khơng cịn mang tính tuyệt đối như trong thời
kỳ trước đó. Tội phạm xuyên quốc gia, các vấn đề toàn cầu như ma túy,
khủng bố, HIV/AIDS, an ninh lương thực, an ninh con người, an ninh tôn
giáo… đã làm chi biên giới quốc gia khơng cịn có tính cố định như trước.
Tổng thư ký Liên hợp quốc, Kofi Annan đã viết “chủ quyền quốc gia, nếu
xét về nghĩa cơ bản của nó đang có những thay đổi - trước lực lượng của
tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Nhà nước được hiểu như là những bộ máy,
phương tiện bảo vệ và phục vụ người dân tồn tại trên lãnh thổ đất nước họ…
Khi chúng ta đọc Hiến chương nagỳ hôm nay, chúng ta cần hiểu rằng mục
tiêu của Hiến chương là nhằm bảo vệ cá nhân con người chứ không phải để
bảo vệ những ai vi phạm đến quyền của các cá nhân”. Thế giới trong thời kỳ
sau chiến tranh lạnh kết thúc, trở lên phức tạp hơn, nhưng cũng có điều kiện
thuận lợi hơn cho các quốc gia cùng phối hợp hành động giải quyết những
vấn đề mang tính chất đa quốc gia.
Đồng thời vấn đề dân chủ và nhân quyền ngày càng trở thành vấn đề
được các nước phương Tây và Mỹ nhấn mạnh trên các diễn đàn quốc tế và
khu vực. Các nước trên thế giới buộc phải tính đến nhân tố này trong quan


hệ với các nước lớn, nhất là trong tiếp nhận viện trợ hoặc các khoản hỗ trợ
từ các tổ chức tài chính quốc tế lớn mà Mỹ có vai trị chi phối như Ngân
hàng thế giới hoặc Quỹ tiền tệ quốc tế…
Như vậy, tình hình thế giới kể từ sau năm 1989 trở đi đã có điều kiện
thuận lợi cho sự can dự mang tính chất quốc tế vào những vụ việc được Mỹ
và phương Tây gọi là “khủng hoảng mang tính chất nhân đạo”. Một trong
những biểu hiện rõ ràng là sự tăng cường hoạt động của các tổ chức quốc tế
về dân chủ, nhân quyền và các nghị quyết liên quan đến vấn đề này của Hội
đồng bảo an ngay sau thời kỳ chiến tranh lạnh kết thúc.
Tuy vậy, vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vụ vi phạm
nhân quyền trong quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG tại các quốc

gia hầu như khơng phát huy tính hiệu quả. Trong một số trường hợp, khi có
vụ việc vi phạm nhân quyền theo giá trị của my và phương Tây, can thiệp
quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG được thực hiện thậm chí
khơng hề có sự đồng ý của Liên hợp quốc.
Nhìn chung, trong thời kỳ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hầu như chỉ
có các nước phương Tây có đủ khả năng để thực hiện những hoạt động can
thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG. Bên cạnh đó, thực tế
quan hệ quốc tế cho thấy rằng can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm
phạm ANQG trong thời kỳ này chủ yếu đều do các nước phương Tây và Mỹ
tài trợ, chỉ đạo thực hiện. Những trường hợp này đã tạo nên đ trong sử dụng
khái niệm trật từ à công lý trong quan hệ quốc tế.
Có thể thấy rằng, can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG đang ngày càng trở lên phổ biến và cũng gặpphải phản ứng mạnh
mẽ. những người phản đổi biện pháp này, đại diện là các nước đang phát
triển và các nước nhỏ. Họ cho rằng loại hình can thiệp này một mặt can
thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ, vi phạm chủ quyền quốc gia sở tại, mặt
khác hiện chưa có bấtkỳ một cơ chế siêu quốc gia anò giám sát các yêu cầu
hạn chế về mặt hành vi của nó do vậy can thiệp quá trình điều tra các vụ án
xâm phạm ANQG có thể dễ dàng bị các nước lớn lợi dụng đr phục vụ ý đồ


riêng của họ. Thực tế diễn ra trong quan hệ quốc tế thời kỳ hậu chiến tranh
lãnh đã chứng minh khá rõ điều này.
Một số nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ quan điểm cho rằng vấn
đề nhân quyền là một vấn đề mang tính quốc tế. Các nước này đề cao
nguyên tắc chủ quyền quốc gia hơn. Chính vì vậy, việc bảo vệ các cá nhân
thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia. Một trong những nước đó là Trung
Quốc. trong sách trắng của quốc gia này, vấn đề nhân quyền được đưa ra vào
tháng 11/1999, Trung Quốc nhắc đến Điều 2 khoản 7 của Hiến chương Liên
hợp quốc và cho rằng việc không tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào

công việc nội bộ của quốc gia đồng nghĩa với việc tôn trọng chủ quyền quốc
gia trong vấn đề nhân quyền.
Tuy nhiên, những người ủng hộ can thiệp quá trình điều tra các vụ án
xâm phạm ANQG, đặc biệt là Mỹ cho rằng trong trường hợp xảy ra sai
phạm trong quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG, khủng hoảng về
nhân đạo, chính quyền sở tại áp bức người dân của chính nước họ thì các
quốc gia khác không thể coi các nguyên tắc cơ bản của trật tự pháp lý quốc
tế về tôn trọng chủ quyền và không can thiệp là bấtkhả xâm phạm. Họ cho
rằng, vềmặt đạo đức, tất cả mọi người đều có trách nhiệm phải làm một điều
gì đó để giúp giảm bớt những nỗi thống khổ mà người dân ở nơi đó phải cjịu
đựng. Những người này khẳng định nhân loại có thể vươn tới những giá trị
chung phổ cập về “nhân quyền”. Họ cho rằng Liên hợp quốc phải đóng vai
trị chính yếu trong việc bảo vệ nhân quyền. Lập luận này được hình thành
trên hai cơ sở:
Thứ nhất, các vụ vi phạm nhân quyền có thể tạo thành mối đe dọa tới
hịa bình và an ninh quốc tế, vì vậy phải có biện pháp can thiệp, cưỡng chế.
Thứ hai, việc ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền bản thân nó đã
là cơ sở hợp pháp cho hành động can thiệp do việc phát huy nhân quyền
cũng quan trọng như việc ngăn chặn xung đột, khủng hoảng nhân quyền.


Trên cơ sở đó, họ cho rằng Liên hợp quốc có quyền bác bỏ những quy
phạm nghiêm cấm can thiệp vào công việc nội bộ của cácqg thành viên. Một
số luậtgia còn cho rằng nếu Liên hợp quốc thấtbại trong hành động, các quốc
gia thành viên có thể can thiệp để bảo vệ nhân quyền. Họ cho rằngcácđiều
khoảng về nhân quyền Điều 1 khoản 3, Điều 55 và 56 của Hiến chương Liên
hợp quốc đã tạo cơ sở pháp lý cho hành động can thiệp đơn phương. Ngồi
ra, họ cịn lập luận răng quyền được tiến hành hoạt động can thiệp quá trình
điều tra các vụ án xâm phạm ANQG tồn tại trong tập quán quốc tế, độc lập
với Hiến chương.

Trước những diễn biến trong quốc gia quốc tế, can thiệp quá trình điều
tra các vụ án xâm phạm ANQG đã trở thành tiêu điểm tranh cãi trong các
tuyên bố chính trị trong đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Năm 1991, Tổng thư
ký Liên hợp quốc tuyên bố trong bản báo cáo hàng năm “Hiện nay, nguyên
tắc không can thiệp đối với những công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của
quốc gia được nhận thức rõ hơn, không thể coi là rào cản khi có sự vi phạm
nghiêm trọng và trên diện rộng các quyền cơ bản của con người”.
Như vậy, trong thực tế, vấn đề can thiệp quá trình điều tra các vụ án
xâm phạm ANQG vẫn còn gây nhiều tranh cãi mạnh mẽ trong giới học giả
và hoạch định chính sách, mặc dù điều kiện khách quan hoàn toàn thuận lợi
cho viẹc thực thi hoạt động này. Sau một giai đoạn tranh cãi gay gắt, vấn đề
can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG hiện đang chìm đi
do nhiều ngun nhân, đó là lỗi lo ngại về chủ quyền quốc gia, sự thiếu vắng
những cơ chế an ninh khu vực thực sự hiệu quả , sự bất đồng vẫn tồn tại trên
thực tế, mặc dù có giảm giữa các nước thường trực Hội đồng bảo an…Tuy
nhiên, khơng có nghĩa rằng các nướcphương tây và Mỹ sẽ khơng tìm cách áp
dụng hoạt động này trong quan hệ với nước trên thế giới. Hiện nay, các học
giả phương Tây đều đang cố gắng đưa ra các tiêu chuẩn cho can thiệp quá
trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG nhằmhoàn thiện cơ sở pháp lý cho
hoạt động này, thúc đẩy sự thành công và dành được sự ủng hộ cho những
sự can thiệp này.


III. Các hình thức can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG được áp dụng trong quan hệ quốc tế
Theo nguyên tắc thông lệ về không can thiệp thì can thiệp quá trình
điều tra các vụ án xâm phạm ANQG là biện pháp mang tính chất cưỡng bức,
áp đặt nhằm ép buộc nước bị can thiệp phải chấp nhận những điều kiện nhất
định nào đó. Can thiệp nói chung được hiểu là một hành động tập thể chống
lại một nước bị coi vi phạm những điều cơ bản nhất về quyền con người

nhằm giải quyết những nguy cơ liên quan đến thảm họa các nước phương
Tây gọi là “thảm họa nhân đạo”. Trong quan hệ quốc tế có khá nhiều hình
thức can thiệp, tuy vậy khó có thể phân biệt được ranh giới rõ ràng giữa can
thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG với các hình thức can
thiệp khác. Thực tế trong quan hệ quốc tế đã cho thấy rằng, can thiệp nhằm
vào mục đích nhân quyền hoặc giải quyết các vụ thảm họa nhân đạo có thể
diễn ra dưới hình thức phi vũ lực hoặc vũ lực được một ưnóc hoặc một
nhómnước tiến hành hoặc được sự thông qua của Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc. Vì vậy, để hiểu và phân tích được những hình thức can thiệp nhân đạo
vẫn dc thực hiẹn, có thể chia can thiệp q trình điều tra các vụ án xâm
phạm ANQG thành hai hình thức chủ yếu sau:
1. Can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG bằng
các biện pháp phi vũ lực
Nói chung, hình thức đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực vốn là hình
thức can thiệp cổ điển trong quan hệ quốc tế - cho dù dưới hình thwsc trực
tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế những mối đe dọa nhân đạo xảy ra tại một
nước khác. Bên cạnh đấy, các biện pháp trừng phạt, cấm vận kinh tế hoặc
gây áp lực chính trị trong một số trường hợp cũng được tính như là biện
pháp can thiệp nếu như gây những tác động mang tính chấtép buộc hoặc đe
dọa.
Ngày nay, chúng ta thấy rằng khi bảo vệ nhân quyền nagỳ càng tăng thì
ngun tắc khơng can thiệp vào công việc thực chấtthuộc thẩm quyền nội bộ
quốc gia không cịn mang tính chất tuyệt đối. Trước những sự vi phạm


nghiêm trọng quyền con người, các quốc gia hay các tổ chức quốc tế về
nhân quyền đã tiến hành các hoạt động can thiệp không sử dụng vũ lực. Một
trong những biện pháp được sử dụng nhiều là việc áp dụng các biện pháp
cấm vận, đặc biệt là cấm vận kinh tế. Các hình thức cấm vận cũng rất đa
dạng, có thể là phong tỏa tài khoản tại Ngân hàng quốc tế, lệnh cấm vận

quốc tế, hạ vũ khí… Mặc dù các lệnh cấm vận này đều được thực hiện nhằm
chống lại các chính phủ vi phạm quyền cơ bản của con người trong quá trình
quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG. Nhưng người ta ngày càng
nghi ngờ tính hiệu quả và tính thích đáng của các lệnh cấm vận này.
Trong quan hệ quốc tế những năm gần đây, đặc biệt là sau chiến tranh
lanh, các hoạt động can thiệp vẫn tồn tại như những thực tế “mỉa mai”. Rất
nhiều học giả, học luật từ các nước phương Tây lập luận rằng một số trường
hợp nhấtđịnh thì can thiệp sẽ là hợp lệ như liên quan đến vấn đề quyền con
người, quyề “tự vệ” cá nhân, quyền “tự vệ” tập thể….Các quốc gia này cũng
lập luận và cho rằng cùng với sự phát triển của luật quốc tế, nguyên tắc
không can thiệp và chủ quyền quốc gia khơng mang tính tuyệt đối. Các quốc
gia tham gia nhiều công ước hay điều ước quốc tế hơn và các quốc gia này
cũng chấp nhận sự ràng buộc bởi các điều ước quốc tế nhiều hơn trên mọi
lĩnh vực.
Các học giả phương Tây cho rằng việc bảo vệ quyền con người đã trở
thành “trách nhiệm được chia sẻ” giữa quốc gia và cả cộng đồng thế giới.
Thêo luật quốc tế thì quốc gia vẫn đóng vai trị chính trong việc bảo đảm
quyền con người trên lãnh thổ của quốc gia mình dưới sự giám sát của cộng
đồng quốc tế. Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm ngăn chặn, lên án và trừng
phạt những hành động vi phạm nhân quyền nếu các quốc gia không tự
nguyện thực hiện các cam kết quốc tế, hoặc các quốc gia “yếu kém” và các
quốc gia “thất bại” trong việc đảm bảo các quyền này được tơn trọng trên
lãnh thổ nước mình.
Hiện nay, hình thức can thiệp này được sử dụng chủ yếu trong việc can
thiệp vào quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG tại các quốc gia


khác vì nó mang tính nhân văn, được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng
như cộng đồng dân cư trong nước. Đồng thời, việc tổ chức các hoạt động
can thiệp dưới hình thức này ít tốn kém hơn so với can thiệp bằng hình thức

vũ lực mà hiệu quả đem lại thường cao hơn hẳn.
2. Can thiệp vào quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG có
sử dụng vũ lực
Trong quan hệ quốc tế, như đã được đề cập ở phần trên, can thiệp quá
trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG bao gồm cả việc sử dụng vũ lực
để giúp những nạn nhân vi phạm quyền con người. Đây là một loại hình ít
được Mỹ và phương Tây triển khai, nhấtlà trong giai đoạn hiện nay. Các
cuộc bàn luận, tranh cãi liên quan đến vấn đề can thiệp vào quá trình điều tra
các vụ án xâm phạm ANQG trong quan hệ quốc tế thời kỳ đương đại cũng
khơng coi đây là hình thức can thiệp chủ yếu.


Chương II Can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG của Mỹ
I. Hoạt động can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG của Mỹ qua các thời kỳ lịch sử
Hoạt động can thiệp trong chính sách đối ngoại của Mỹ gắn bó chặt chẽ
với tư tưởng “chủ nghĩa đế quốc dân chủ tự do”. Những tư tưởng này phát
triển khá mạnh trong thời kỳ tổng thống Woodrow Wilson, liên quan đến
cam kết của Mỹ “đối với quyền dân tộc tự quyết, niềm tin vào chính phủ dân
chủ có khả năng đóng góp vào hệ thống hịa bình quốc tế, củng cố một trật
tự kinh tế quốc tế tự do chống lại những tác động gây ảnh hưởng đến tính
hiệu quả của chủ nghĩa trọng thương và ủng hộ việc duy trì một hệ thống an
ninh tập thể trong đó vai trị lãnh đạo của Mỹ sẽ xóa bỏ cơ cấu cân bằng
quyền lực vốn nghiêng về các nước Châu Âu”.
Có hai nhân tố góp phần thúcđẩy Mỹ khuếch trương “chủ nghĩa dân chủ
tự do”. Thứ nhất là khả năng mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ra bên ngoài ngày
càng tăng do sức mạnh của Mỹ. Thứ hai là cơ hội cho một trật tự thế giới
mới hình thành trong thời kỳ hậu chiến tranh Thế giới I. Nỗ lực đầu tiên
nhằm mở rộng ảnh hưởng của Mỹ chính là học thuyếtMonroe, trong đó nhấn

mạnh đến việc “Mỹ sẽ coi bấtkỳ ý định mở rộng nào của các cường quốc
châu Âu ra ngoài biên giới của họ sang bất kỳ bộ phận nào của bán cầu này
(châu Mỹ) là mối đe dọa đối với hòa bình và an tồn của khu vực”. Trong
học thuyết này, tuyên bố coi vùng châu Mỹ không nằm trong vùng ảnh
hưởng của các nước châu Âu, Mỹ cũng tự do cho mình vai trị của mình đối
với các nước chây Mỹ.
Chính với tư tưởng này, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc có thể coi
như bước ngoặt quan trọng đối với Mỹ. Nước Mỹ nhận ra rằng mọi biến
động ở châu Âu đều có tác động đến hịa bình và an ninh châu Mỹ. Chính vì
vậy, Mỹ từng bước thực hiện chính sách can thiệp vào cơng việc nội bộ ở
châu Âu thông qua lời tuyên bố “cần tạo nen một thế giới an toàn cho nền


dân chủ” và “các nước trên thế giới ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau và
những nước dân chủ ó thể củng cố lợi ích của mình thơng qua cách xây dựng
khối thịnh vượng chung trong một trật tự thế giới mới”. Tuy vậy, ý tưởng về
chủ nghĩa dân chru tự do đã gây nên tranh luận giữa các nhà học giả và
hoạch định chính sách ở Mỹ. những nhà lãnh đạo Mỹ theo trường phái thực
dụng như Richard Nixon và Henry Kissnger và một số nhà phân tích, học
giả như George Kennan, Hans Morgenthau đã chỉ trích rằng “chiều hướng
đưa các giá trị như dân chủ và nhân quyền vào quan hệ giữa các nước sẽ tạo
nên sự bình thường hóa những tính tốn về căn bằng quyền lực. Như vậy,
người ta có thể ngây thơ tin rằng việc củng cố các giá trị dân chủ trên phạm
vi thế giới sẽ có khả năng đạt được khi sức mạnh được áp dụng một cách
đúng lúc và cương quyết trong việc bảo vệ lợi ích an ninh sống cịn của quốc
gia”. Cho đến nay, cuộc tranh cãi vẫn còn tiếp tục.
Có thể thấy rằng kể từ cuối thế kỷ XIX, Mỹ đã không ngừng thực hiện
các hoạt động can thiệp ra bên ngài nhằm mở rộng ảnh hưởng, đó là can
thiệp của Mỹ vào nội bộ các nước Trung Mỹ và Mỹ Latinh kể từ khi áp dụng
Học thuyết Monroe, vào công việc nội bộ của các nước châu Âu kể từ sau

chiến tranh thế giới I và vào công việc của thế giới kể từ sau chiến tranh thế
giới II.
2. Chính sách can thiệp q trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh
Trong thời kỳ chiến tranh lanh, như đã phân tích ở chương I, do sự cạnh
tranh ảnh hơngr của Liên xơ và Mỹ, hình thức can thiệp vid lý do nhân đạo
đã khơng được áp dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Can thiệp của
Mỹ trong thời kỳ này chủ yếu diễn ra dưới hình thức như trừng phật kinh tế
hoặc các biện pháp vũ lực.
Chính sách can thiệp của Mỹ trong thời kỳ này chịu sự chi phối cyả
mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và kiềm chế đồng
minh nhằm xây dựng vị trí lãnh đạo của Mỹ trên thế giới. Mỹ đã mở đầu
chính sách can thiệp của mình ra bên ngoài bằng chiến lược “ngăn chặn” do


tổng thống Truman khởi xướng. Chiến lược này đã mở màn cho hàng loạt
các hoạt động can thiệp vào quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG ở
các nước. Mỹ thực hiện dưới nhiều hình thức bao gồm cả phi vũ lực lẫn vũ
lực. Tuy nhiên các biện pháp chủ yếu được Mỹ thực hiện trong thời kỳ này
là cấm vận, đe dọa về kinh tế để bảo vệ những người phục vụ cho mình.
Trong thời kỳ này, con bài vì mục đích dân chủ và nhân quyền chưa được
Mỹ đưa ra làm lý do chính trong can thiệp vào quá trình điều tra các vụ án
xâm phạm ANQG ở các nước.
Nếu xét về các nước mà Mỹ đã can thiệp trong thời kỳ chiến tranh lạnh
thì có thể thấy rõ một thực tế rằng các nước này đều nằm trong các khu vực
có tầm quan trọng về chiến lược đối với Mỹ trong cuộc đấu tranh giành ảnh
hưởng với Liên xơ.
Có thể thấy rằng mặc dù trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hoạt động can
thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG không được sử dụng
rộng rãi trong quan hệ quốc tế, một phần là do tương quan lực lượng giữa

Mỹ và Liên xô, nhưng trên thực tế Mỹ không đề do dự khi quyết định can
thiệp vào quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG của các nước khác.
Tuy nhiên, con bài nhân quyền được Mỹ sử dụng làm một trong các nguyên
nhân dẫn đến can thiệp phải sang đến thời kỳ tiếp theo, thời kỳ hậu chiến
tranh lạnh, mới được vận dụng rộng rãi.
3. Hoạt động can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG của Mỹ trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh kết thúc với lợi thế nghiêng về phía Mỹ trong một thế
giới khơng cịn mối đe dọa của Liên xơ đã khiến cho thì việc thực hiện hàng
loạt các hoạt động dưới danh nghĩa vì lợi ích quốc gia có điều kiện phát
triển. Mỹ ở vào thế thuận lợi trong việc thực thi các mục tiêu chính sách đối
ngoại của mình trong quan hệ với các nước trên thế giới.
Xét về khía cạnh chính trị, sự tan rã của các khối quân sự và liên minh
tại điều kiện dễ dàng hơn cho việc sử dụng vũ lực cũng như phi vũ lực can


thiệp vào các nước. Việc không tồn tại những nguy cơ can thiệp của các
cường quốc khác vào công việc nội bộ của một nước thứba và nguy cơ
cvạnh tranh giữa các cường quốc giảm mặc dù xuất hiện một số trung tâm
quyền lực mới như Tây Âu, Nhật Bản, thậm chí Trung Quốc đối trọng lại
với Mỹ, là sự hỗ trợ trên mọi phương diện cho bấtkỳ nước nào muốn gắn kết
với Mỹ. Hiện nay, Mỹ khơng gặp khó khăn khi đưa ra những quyết định can
thiệp vào quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG ở các nước khác.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chắc chắn rằng những phản ứng từ phía Liên
xơ hoặc Trung Quốc là điều không tránh khỏi.
Thực tế cho thấy, việc sử dụng chiến lược “Diễn biến hịa bình” đã đạt
được nhiều hiệu quả cho mục tiêu của Mỹ là một trong những nhân tố khiến
Mỹ tiếp tục sử dụng chiến lược này để can thiệp vào quá trình điều tra các
vụ án xâm phạm ANQG ở các quốc gia. Bên cạnh đó là sự phát triển của kỹ
thuật tình báo, thơng tin liên lạc… đều góp phần củng cố cho khả năng thành

công của các hoạt động can thiệp triển khai tại các nước.
Một vấn đề khác đặt ra đối với nước Mỹ trong thời kỳ khơng cịn hệ
thống XHCN là vấn đề trong ưnóc trở lên có giá trị hơn so với các vấn đề
đối ngoại. Hơn bao giừo hết, việc tạo nên sự phát triển kinh tế và giải quyết
các món nợ của Mỹ với nước ngồi trở thành ưu tiên hàng đầu. Vì vậy Mỹ
phải cân nhắc khi đưa ra quyết định can thiệp vào một Nước khác khi khơng
có lý do chính đáng có thể giành được sự ủng hộ trong nước. Quốc hội Mỹ
cũng trở nên thận trọng hơn đối với các vấn đề liên quan đến chính sách đối
ngoại do Tổng thống đề xuất. Vai trị của các nhóm lợi ích ngày càng có ảnh
hưởng đối với q trình hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, đặc biệt liên
quan đến những vấn đề ưu tiên của nước Mỹ. Vì vậy, vấn đề dân chủ, nhân
quyền trở thành vấn đề được các Tổng thống Mỹ đề cao trong chương trình
nghị sự chính sách đối ngoại của Mỹ đối với các nước trên thế giới, nhất là
các nước khơng cùng “văn hóa” với Mỹ.
Đối với Mỹ, trong thời kỳ này, khái niệm can thiệp bao gồm các giá trị
về nhân quyền được mhỹ áp dụng như công cụ để gây ảnh hưởng đến chính


sách của nước bị coi là mục tiêu trong các vấn đề đi ngược lại giá trị của Mỹ
hoặc bị Mỹ coi là gây nên những thảm họa nhân đạo mà Mỹ cần có trách
nhiệm can thiệp. Mặc dù khái niệm cơ bản dường như không thay đổi nhưng
đối tượng của việc áp dụng can thiệp đã thay đổi. Lý do chính là do có sự
thay đổi trong mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ và đặc biệt là sự liên
quan đến mức độ nhấn mạnh về vấn đề dân chủ và nhân quyền trong các
chính sách khác nhau của Mỹ. Sự tập trung cyả chính sách đối ngoại đã
chuyển sang các vấn đề trước đây đã từng tốn tại nhưng không phải ưu tiên
của Mỹ. Sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn biên giới và các vấn đề nhân quyền,
dân chủ, chống khủng bố đã trở thành một trong các mục tiêu của chính sách
Mỹ đối với các nước.
Kêt từ sau năm 1990, dường như Mỹ luôn luôn ở tư thế sẵn sàng áp

dụng các biện pháp can thiệp đối với các nước và can thiệp quá trình điều tra
các vụ án xâm phạm ANQG trở thành một trong các phương tiện được Mỹ
vận dụng. Các đời tổng thống liên tiếp dùng Liên hợp quốc làm cái cơ để
can thiệp ra bên ngoài.
Trong thời kỳ này, ở nhiều quốc gia xảy ra nhiều vụ việc xâm phạm
ANQG nhưng Mỹ và các nước Tây Âu chỉ can thiệp vào một số ít các
trường hợp. Rõ ràng, Mỹ có những tính tốn nhất định ít nhiều liên quan đến
lợi ích quốc gia, khi đưa ra quyết định can thiệp vào từng trường hợp nhất
định. Tình hình chính trị nội bộ, những biến đổi trong thế và lực của Mỹ
trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh và cả những tác động của hệ thống thơng
tin đại chúng đã làm cho chính sách can thiệp quá trình điều tra các vụ án
xâm phạm ANQG của Mỹ có những thay đổi trong từng thời kỳ mặc dù vẫn
nhằm phục vụ mục tiêu xuyên suốt, không thay đổi của Mỹ.
II. Hoạt động can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm
ANQG của Mỹ sau sự kiện 11 tháng 9
Tổng thống thứ 43 của Mỹ George W.Bush lên cầm quyền tiếp sau một
cuộc bầu cử không mấy thuận lợi. Đồng thời sự kiện 11/9 đã tạo nên nối
kinh hoàng về sức mạnh củatuyệt đối và khả năng bấtkhả xâm phạm của


nước Mỹ. Sự kiện này đã đưa đến cuộc tranh luận sôi nổi về việc liệu hoạt
động can thiệp quá trình điều tra các vụ án xâm phạm ANQG trở thành
phương tiện được chính quyền Tổng thống George W.Bush vận dụng triệt để
nhằm phục vụ các mục tiêu đối ngoại của mình hay khơng. Mặc dù, Tổng
thống Bush, đại diện của Đảng Cộng hòa vốn mang tinah cứng rắn, một số
nhân tố vẫn có vai trị cốt yếu ảnh hưởng đến mọi điều chỉnh trong chính
sách đối ngoại của Mỹ nói chung lẫn hoạt động can thiệp của Mỹ ra bên
ngồi.
1. Một số nhân tố tác động đến chính sách của Mỹ
Thế và lực đã biến đổi khi thế giới bước sang thế kỷ XXI. Hiện tại, Mỹ

có một ưu thế gần như vượt trội áp đảo, nhưng không bền vững khi xuất
hiện những đối thủ tầm cỡ như Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… Về
chính trị, Mỹ trở thành một nhân tố không thể bỏ qua trong quá trình hoạch
định chính sách của hầu hết các nước trên thế giới và có vai trị quyết định
trong các cơ chế đa phương trên thế giới. Về kinh tế, Mỹ có những bước
phát triển đột biến ngồi dự tính của nhiều nhà nghiên cứu, kinh tế học. Chỉ
với dân số bằng 4,7% dân số thế giới nhưng GDP của Mỹ chiếm 31,2%
trong tổng GDP toàn cầu. Căn cứ vào mức tăng trưởng GDP trên dưới 2%
hiện nay và dự báo tăng trưởng trong thời gian tới là 3-4%, Mỹ sẽ tiếp tục là
nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Về quân sự, Mỹ cũng là cường quốc
quân sự hàng đầu thế giới, vượt xa các nước khác về tiềm năng quân sự.
Hiện nay, Mỹ là nước duy nhấtcó lực lượng quân đội triển khai trên khắp
toàn cầu. Về khoa học cơng nghệ, chi phí cho những phát triển khoa học của
Mỹ là 652,7 tỷ đô la, chiếm hơn 40% tổng chi phí của tồn cầu dành cho
lĩnh vực này. Mỹ đi đầu trong 20 trong tổng số 29 ngành khoa học mũi nhọn
trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học, công nghệ chế tạo vật liệu mới, không gian điều khiển học. Về văn
hóa, Mỹ có ảnh hơngr khá sâu rộng tại nhiều nước trên tôn giáo. Hiện nay,
tại nhiều nước, phim ảnh Mỹ là lực lượng chủ đạo . Số lượng phim trên toàn
thế giứoi do Mỹ tài trợ hoặc sản xuất tại nước Mỹ chiếm khoảng 81,3% số


×