Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

CON NGƯỜI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA SOCRATES VÀ PLATON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 61 trang )

HỘI DÒNG XITÔ THÁNH GIA VIỆT NAM
LỚP BỒI DƯỠNG TRIẾT HỌC
NIÊN KHÓA 2015 – 2017

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CON NGƯỜI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA
SOCRATES VÀ PLATON

GIÁO SƯ HƯỚNG DẪN

LM. VINH SƠN LIÊM NGUYỄN HỒNG THANH
SINH VIÊN THỰC HIỆN

M. MAURO BÙI ĐỨC TRIỀU
ĐAN VIỆN THÁNH MẪU AN PHƯỚC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tháng 05 / 2017

1


2


LỜI TRI ÂN
“Chim trời ai dễ đếm lông,
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày”.
Chân lý trong câu ca dao thật là thực tế và hiện nhiên, không ai có thể đếm nổi


lông chim cũng như không ai kể kết công lao dưỡng dục của mẹ cha. Những ai muốn
có kiến thức thì cần có một người thầy, không ai tự nhiên mà có kiến thức nếu không
qua sự hướng dẫn của người khác.
Trong tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Thân là môn sinh của Học Viện Hội Dòng
Xitô Thánh Gia Việt Nam. Con xin chân thành nói lên lời tri ân:
Trước tiên, con xin tri ân đến cha mẹ, các anh chị em đã nâng đỡ động viên
con, đặc biệt luôn hiện diện và đồng hành với con trong lời cầu nguyện.
Tiếp đến, con xin tri ân tới Cha Viện Trưởng, Quý Cha Và Quý Thầy Trong
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu An Phước đã nâng đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho con
ăn học.
Con xin tri ân Cha Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh đã tận tình nâng đỡ và
hướng dẫn, động viên và khích lệ con trong những năm qua, và nhất là luôn đồng hành
hỗ trợ cho con khi con gặp khó khăn trong quá trình nguyên cứu để hoàn thành bài
luận văn này.
Bên cạnh đó, con cũng xin tri ân tới quý Viện Phụ, quý Cha và quý Thầy Giáo
Sư đã tận tình truyền dạy những kiến thức và những kinh nghiệm sống cho con trong
những năm học qua.
Sau cùng, trong tinh thần hiệp thông huynh đệ, em cũng xin cám ơn quý Anh
Em đồng môn đã đồng hành cùng em trong suốt khóa học này. Nhất là các anh đã tận
tình chia sẽ, góp ý và cộng tác với em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha của lòng thương xót ban cho quý Viện Phụ, ban
Giám Đốc, quý Cha, quý Thầy Giáo Sư và hết thảy mọi người ân sủng và bình an
trong Chúa Giêsu Kitô
Con xin chân thành tri ân.

Con: M. Mauro Bùi Đức Triều

3



Nhận xét của giáo sư hướng dẫn
Đề tài: “Con người dưới góc nhìn của Socrates và Platon”.
Đề tài luận văn sinh viên chọn để nghiên cứu viên khá rõ ràng. Qua đó cũng
xác định giới hạn của đề tài chỉ dừng lại nơi hai triết gia cổ đại là Socrates và Platon.
Mặc dù đây là một đề tài xưa như trái đất, vì trình bày về tư tưởng của hai triết gia cổ,
nhưng nội dung thì vẫn mới. Bởi vì con người luôn là một huyền nhiệm dang dở.
Về hình thức, luận văn này đã đáp ứng được những yêu cầu của phương pháp
nghiên cứu và biên soạn. Các nguồn tài liệu sinh viên trích dẫn cũng khá dồi dào và
phong phú.
Về nội dung, luận văn của sinh viên được trình bày qua ba phần chính liên kết
chặt chẽ với nhau. Hai phần đầu trình bày về con người theo quan niệm của hai triết
gia cổ đại là Socrates và Platon. Phần thứ ba sinh viên đưa ra những nhận định nối kết
giữa hai triết gia này qua những điểm tương đồng và dị biệt nhau. Qua đó cho độc giả
có được một cái nhìn khái quát về huyền nhiệm con người, đặc biệt là tư tưởng cổ đại
về con người như thế nào.
Nhìn chung, sinh viên đã hoàn thành luận văn của mình một cách tốt đẹp.
Chắc chắn rằng, sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu này, sinh viên có được tầm
nhìn sâu xa hơn về chính mình và về huyền nhiệm con người. Đồng thời cũng giúp
cho những ai đọc qua luận văn này được hiểu biết thêm về thân phận người.

Thành Phố Hồ Chí Minh

Điểm :

Ngày 20 tháng 05 năm 1917

Lm. M. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh

4



MỤC LỤC
DẪN NHẬP……………………………………………………………………….…07
PHẦN I. CON NGƯỜI THEO CÁI NHÌN CỦA SOCRATE ................................09
I.

Đôi Nét Về Cuộc Đời Và Tư Tưởng Triết Học…………………………………09
1. Đôi nét về cuộc đời .......................................................................................09
2. Tư tưởng triết học .........................................................................................12

II.

Con Người Theo Cái Nhìn Của Socrate…………………………………….......14
1. Con người gắn liền với tri thức và đức hạnh ................................................15
1.1. Tri thức theo quan điểm của Socrates ......................................................15
1.2. Đức hạnh theo quan điểm của Socrates ...................................................18
2. Tri thức và đức hạnh giúp con người nhìn ra với thế giới ............................19

III. Con Người Chỉ Đạt Được Chân Lý Khi Biết Mình……………………………..21
1. Đâu là những điểm nổi bật giúp con người đạt tới chân lý ..........................22
2. Luân lý và thần linh theo Socrates ................................................................24
PHẦN II . CON NGƯỜI THEO CÁI NHÌN CỦA PLATON ............................................ 28
I.

Đôi Nét Về Cuộc Đời Và Tư Tưởng……………………………………………28
1. Đôi nét về cuộc đời ........................................................................................28
2. Thế giới ý niệm ..............................................................................................30

II.


Con Người Theo Cái Nhìn Của Platon………………………………………….34
1. Thân Xác Con Người .....................................................................................34
1.1. Thân xác là tù ngục của linh hồn ............................................................34
1.2. Vượt ra khỏi chính mình để vươn lên tới Đấng Siêu Việt ......................37
2. Linh Hồn Con Người ......................................................................................39
2.1. Mối tương quan giữa thân xác và linh hồn .............................................39
2.2. Linh hồn con người mang tính bất tử......................................................41

PHẦN III. ĐÁNH GIÁ & NHẬN ĐỊNH .................................................................43
I.

Những Điểm Tương Đồng Và Dị Biệt Của Hai Triết Gia………………………43
1. Những điểm tương đồng ................................................................................43
2. Những điểm dị biệt.........................................................................................46

II.

Một Vài Nhận Định Cái Nhìn Về Con Người Trong Đời Sống Hôm Nay……..50
1. Biết mình coi như là đích điểm ......................................................................50
2. Nhìn vào chính mình để vương ra với thế giới ..............................................52

5


3. Là một tu sĩ, đan sĩ cần có những áp dụng thực hành bằng cách “hiểu mình”
như thế nào trong cuộc sống hôm nay ...........................................................54
KẾT LUẬN .................................................................................................................56
SÁCH THAM KHẢO .................................................................................................59

6



 DẪN NHẬP
Trong cuộc sống, con người luôn tìm và hướng về Chân - Thiện - Mỹ, đó là đích
điểm cho một cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu mà mỗi người luôn khát khao. Khi nói đến
triết học là cần nghĩ ngay tới những bầu trời chung của mọi nền khoa học. Trong bầu trời
rộng lớn đó đã làm lóe lên rất nhiều ngôi sao lấp lánh nối tiếp nhau tìm về nguồn chân lý
vĩnh cửu, tìm về với cội nguồn, tìm về một thế giới cao đẹp và đầy huyền bí. Trong bầu
trời đầy sao, có một trong những vì sao luôn lấp lánh đang dọi chiếu cho các thế hệ mai
sau nhìn nhận giá trị của một con người. Đó là triết gia Hy-Lạp Socrates. Có thể nói ông
là khúc nhạc dạo đầu cho một bản giao hưởng, hợp xướng cho một nền triết học Tây
Phương. Để nối tiếp bản hòa tấu đó, giữa một bầu trời đầy sao tỏa sáng không thể thiếu
một đệ tử xuất sắc như Platon và còn nhiều triết gia khác nữa, nhưng qua đề tài người
viết chỉ muốn nêu lên hai triết gia Socrates và Platon hay có thể gọi là hai thầy trò cùng
đi và nhìn về một hướng, cùng hội ngộ chung những điểm tương đồng và cùng một mục
đích, hai thầy trò đó đang trò chuyện hàn huyên với nhau làm cho hệ thống triết lý Tây
Phương luôn tỏa sáng để phần nào hiểu biết một chút về thân phận con người.
Có thể nói: “Triết học là môn học về con người và đời người”1. Khi đã đề cập tới
con người và đời người là nói đến chỗ đứng, địa vị của con người trong vũ trụ này.
Theo quy luật phát triển thì cái đến sau sẽ là sự bổ túc giúp cái trước hoàn thiện hơn.
Con người cũng vậy, các bậc cha ông đi trước nhằm nêu gương cho con cháu mình ý
thức rằng gieo quả nào thì sẽ gặt được quả đó. Nhưng thực tế mà nói, dù mỗi thời đã có
ai dám nhận rằng tôi đã hiểu biết bản thân mình, và tôi có thể biết về người khác hay
dám khẳng định là biết mọi lẽ khôn ngoan trong vũ trụ bao la này. Nếu có ai cho rằng
mình đã thụ đắc được tất cả chân lý thì đó chỉ là ảo tưởng. Chỉ có “Niềm tin giúp con
người tìm kiếm sự hiểu biết một cách nào đó mà thôi”2.
Con người trong quá trình tìm kiếm đó, mỗi người tự truy tìm cho mình một
hướng đi sao cho thích hợp với thực tại của chính mình để có thể đạt đến đích cuối cùng
cho một cuộc sống Vĩnh Cửu. Tuy nhiên, bao lâu vẫn là con người thì chưa thể hiểu


1
2

/>Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Phần Dẫn Nhập Thông Điệp, Đức Tin Và lý Trí.

7


mình và không thể biết chính bản ngã của mình, khi đó vẫn chưa thể vươn đến sự Thiện
Tuyệt Đối và chưa có cuộc sống hạnh phúc đích thực được.
Con người sống trong thế kỷ XXI, với nền khoa học kỷ thuật phát triển tột bật chỉ
cần ngủ một đêm sáng thức dậy đã có những phát minh mới. Do đó, đời sống con người
được bảo đảm hơn. Tuy nhiên, với sự tham lam muốn thống trị nhau mà đã có những phát
minh mới muốn hủy diệt nòi giống trên địa cầu này bằng những vũ khí hóa học tối tân để
chứng tỏ sức mạnh nơi mình. Vậy từ cái nhìn triết học, với cương vị một “triết sinh”, người
viết muốn đi tìm kiếm sự Thiện ấy qua đề tài: “Con Người Dưới Góc Nhìn Của Triết Gia
Socrates & Platon”. Qua đề tài này, người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về huyền nhiệm con
người.
Nhìn vào thực trạng xã hội hôm nay đáng báo động về sự tục hóa, coi mình là cái
rốn của vũ trụ để coi khinh người khác. Qua nghiên cứu này, người viết muốn nhắc nhở
chính mình hãy tự biết mình, biết mình thật mỏng giòn bé nhẻ, tri thức nhân loại thì bao la
mà sức thụ hưởng của con người thì có giới hạn, cần khiêm tốn nhìn nhận và tìm tòi thêm.
Với tư cách là một tu sĩ sống trong môi trường đan viện, với linh đạo “ORA ET
LABORA”, chắc chắc tương lai sẽ không đi phục vụ bên ngoài mà chỉ gắn bó với nơi
mình sống để cảm nghiệm một tình yêu nhưng không mà khó có thể dùng ngôn ngữ để
diễn tả. Nhưng muốn cảm nghiệm thì trước hết hãy tự biết mình. Vậy biết mình như thế
nào? Đó là thao thức làm động lực giúp người viết tìm hiểu đề tài này với hy vọng đời
sống mình được cải thiện.
Trở lại với đề tài: “Con Người Dưới Góc Nhìn Của Triết Gia Socrates &
Platon”. Chúng ta biết rằng Socrates không để lại tác phẩm triết học nào. Những gì

chúng ta biết là qua những tác phẩm của người học trò Platon và một số môn đồ khác
viết lại, còn với triết gia Platon thì có một số tác phẩm mà chính ông để lại hay một số
triết gia khác viết về ông. Chính vì vậy, muốn hiểu được phần nào về hai thầy trò
Socrates và Platon thì dùng phương pháp so sánh và tổng hợp cùng thu thập những
nguồn tư liệu khác để hiểu hơn về tư tưởng của hai triết gia cổ đại bằng ngôn từ của
ngày hôm nay.
Như vậy, bài viết này sẽ được trình bày theo phương pháp so sánh và tổng hợp.
Ngoài việc sử dụng hai phương pháp này, người viết còn sử dụng những suy tư và cảm

8


nghiệm cá nhân với mong muốn hiểu rõ hơn về chính bản thân mình để vươn tới một
Đấng Siêu Việt mà ai ai cũng đang khắc khoải kiếm tìm.
Đề tài này xem ra không gì mới mẽ nhưng lại là một đề tài khá rộng và chuyên
sâu. Chính vì thế trong cái nhìn hạn hẹp của một triết sinh non kém, người viết cũng chỉ
mong nói lên quan niệm của mình về con người trên chặng đường tìm kiếm Chân Thiện - Mỹ theo cái nhìn của hai triết gia thời cổ như Socrates và Platon.
Trong chiều hướng ấy, người viết sơ lược qua phần nội dung cụ thể như sau:
Phần I: Trình bày đôi nét về tiểu sử và tư tưởng của triết gia Socrates để thấy và
cảm nhận rõ hơn về cuộc sống sinh thời, những hoàn cảnh sống, ảnh hưởng của xã hội
trên các triết gia và nội dung triết lý của chính triết gia, nhờ đó phần nào hiểu rõ hơn con
người của triết gia thời đó và đối chiếu với con người hôm nay. Đặc biệt người viết
muốn đi sâu hơn vào triết thuyết và phương thế của triết gia nhằm giải thích vấn đề mà
đề tài đã đưa ra. Với chương này người viết muốn đi từ những cấp độ tri thức và đức
hạnh để dần dần tới với một mức độ hiểu biết về thần linh qua con đường chân lý.
Phần II: Tìm hiểu sơ lược đôi nét về tiểu sử và tư tưởng của triết gia Platon nhằm
hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa thân xác và linh hồn.
Phần III: Đánh giá cái nhìn chung về con người giữa hai triết gia.
Chương này người viết muốn so sánh những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai
triết gia như thế nào? Đồng thời nêu lên việc áp dụng cách sống của triết gia cho con

người trong đời sống hôm nay, đặc biệt trong đời sống đan tu.
Với sự hạn hẹp của tri thức và lòng khao khát Chân-Thiện-Mỹ người viết chỉ
muốn đưa ra những ý kiến cá nhân hạn hẹp để học hỏi thêm, cách riêng với sự giúp đỡ
và hướng dẫn của các Giáo Sư, đặc biệt là Cha Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh
giúp con trực tiếp hoàn thành đề tài này.
Với lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu và nội dung bài viết được giới hạn
trên đây, người viết sẽ giới hạn đề tài vào việc triển khai vấn đề hãy tự biết mình để
sống mối tương quan với linh hồn và thân xác giữa hai triết gia Socrates và Platon, chứ
không tham vọng đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng của các triết gia để nói về đề tài này.

9


Đề tài không phải là khám phá mới, bởi đã có nhiều bậc thầy nghiên cứu và suy tư
trước rồi. Tuy nhiên, người viết vẫn muốn chọn đề tài này để tìm hiểu, khám phá nhằm giải
đáp những thắc mắc, ưu tư của bản thân. Tuy vậy, với một trở ngại khá quan trọng là giới
hạn về khả năng ngôn ngữ và thiếu nguồn tài liệu để nghiên cứu sâu rộng nên người viết
không thể sử dụng bản văn gốc, mà chỉ có thể tìm hiểu qua các bậc thầy, các dịch giả để làm
tài liệu tham khảo và nghiên cứu cho đề tài. Với những giới hạn đó, người viết chỉ nhằm là
trình bày đề tài tiểu luận một cách ngắn gọn trong quá trình nghiên cứu. Dù rằng một chút
cố gắng của người viết chỉ là như một hạt cát nhỏ bé giữa một sa mạc tri thức mênh mông.

10


PHẦN I
CON NGƯỜI THEO CÁI NHÌN CỦA SOCRATES
I

Đôi Nét Về Cuộc Đời Và Tư Tưởng Triết Học

1. Đôi nét về cuộc đời
Con người sinh ra và lớn lên đều phải có một nguồn gốc. Chính vì thế mỗi người

đều có những giai đoạn phát triển riêng cho bản thân mình, mỗi giai đoạn đó có thể coi là
những huyền thoại cho cuộc đời, sống thế nào thì huyền thoại sẽ theo mãi cho tới các thế
hệ mai sau. Vì vậy triết gia Socrates là một người mẫu điển hình. Như đã biết tìm hiểu về
triết gia này rất khó vì ông không để lại hay lưu lại sách vở gì cho thế hệ mai sau được rõ,
nhưng cuộc đời của ông được biết tới nhờ ba người đương thời với ông. Đó là Aristote,
Xenophane, đặc biệt là Platon một học trò ưu tú đã kể lại cuộc đời người thầy kính yêu
của mình.
Socrates sinh vào khoảng năm 470 trước công nguyên, ở ngoại ô thành Athèns.
Thân phụ là Sophronisque làm nghề điêu khắc, thân mẫu là bàPhénarete làm nghề sản
phụ. Socrates có vợ và ba người con. Ông sống nghèo, thanh bạch, rất giản dị, không
ham mê chức quyền lợi lộc.
Socrates có một khuôn mặt xấu xí, đầu hói, trán nhô, mũi tẹt, thân hình lại nhỏ,
bụng thì to. Đây là điều làm cho người dân Athèns luôn thắc mắc tại sao một con người
xấu xí về bề ngoài như ông lại có một tâm hồn cao thượng đến thế? Vì theo quan điểm
Hy-Lạp thời đó nét đẹp bên ngoài là những yếu tố bộc lộ cái đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn.
Do đó Việt Nam ta có câu truyền cho nhau rằng: “Nhân hiền tại mạo, có trắng gạo thì
mới ngon cơm”.Ở điểm này Socrates đã không bằng học trò của mình là Platon, vì ông
này cao lớn, và thân hình lý tưởng. Quả thực điều này làm cho chúng ta phần nào phải
suy nghĩ, chỉ mình Thượng Đế mới hiểu rõ được mỗi người mà thôi. Tuy vậy, ông sống
rất khiêm tốn nhưng lại rất độc lập về tinh thần. Lối sống của ông còn biểu lộ cho thấy
một thái độ can trường và tiết độ phi thường. Một cuộc đời không dành riêng cho mình

11


mà cho người khác, ông luôn đàm đạo với bất cứ ai, không phân biệt tầng lớp, giai cấp,
màu da3…

Trong Kinh Thánh Cựu Ước, ngôn sứ Hôsê không may cưới phải người vợ bất
trung. Socrates cũng lấy vợ nhưng bà rất khó tính, nổi tiếng là gắt gỏng nhưng ông vẫn
kiên nhẫn chịu đựng và trung thành với vợ. Ông còn lạc quan nói rằng: “Nếu lấy vợ hiền
thì hạnh phúc, còn lấy phải vợ khó tính thì dễ trở thành triết gia4”. Điều đó mà đã ứng
nghiệm cho chính bản thân ông.
Vào thời của Socrates chiến tranh loạn lạc xảy ra triền miên giữa các thành phố,
các phe phái cụ thể là: giữa nhóm ngụy biện và nhóm hoài nghi đã gây ra không ít hoang
mang cho những hàng ngũ tri thức. Đứng trước tình thế đó, Socrates không thể nhắm
mắt làm ngơ được, lúc ấy dù chỉ mới 40 tuổi, ông đã cương quyết đứng lên muốn cải tạo
xã hội về mặt luân lý và đạo đức. Lối giáo dục của ông thật khác với thời nay nhưng lại
giống với các nhà truyền giáo thời Trung Cổ, làdạy học không có trường lớp,đi khắp nơi
chiêu mộ môn sinh và dạy học không công. Trường lớp của ông là đường phố, hội
đường, sân vận động, xó chợ… Hằng ngày ông ra những nơi công cộng gặp ai cũng bắt
chuyện, đặt vấn đề, suy tư thắc mắc giúp họ nhận ra đâu là chân lý và lẽ sống. Ông mạnh
dạn đương đầu với đối phương không chút sợ hãi và dồn đối phương vào chân tường để
họ phải chấp nhận những sự sai lạc của mình mà tìm về với chính mình5. Tuy thân hình
ông không được đẹp như bao người khác, thay vào đó ông lại có một sức hút lạ kỳ làm
cho giới thanh niên thời đó luôn chú ý và mến phục ông. Bên cạnh những đức tính tốt
ông còn có một đời sống tôn giáo gương mẫu, luôn giữ những tục lệ trong dân, dâng
cúng thần thánh, tôn thờ tổ tiên…
Có lẽ vì hoàn cảnh xảy ra không bình thường tại thành phố Athèns, cộng với
những thay đổi quá lớn làm cho bao người, nhất là nhóm ngụy biện phải bẽ mặt. Cũng
như các thánh tử đạo Kitô Giáo ngày xưa, ông đã bị nhiều người ghét bỏ,tố cáo về ba tội
danh: (1) không tin tưởng vào tôn giáo của thành phố. (2) tuyên truyền việc sùng bái
những vị thần mới (3) làm hư hỏng thanh thiếu niên.

3

4
5


X. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Tập 1, 1995, tr 142.

› Cuộc sống › Kỹ năng sống ( lấy ngày 15-06-2016)
X. Vp Dominico Phạm Văn Hiền, Triết Sử Tây Phương, Cour Học 2016, tr. 8.

12


Với những tội danh này ông đã bị kết án tử hình là phải uống thuốc độc. Bạn bè của
ông tìm nhiều cách để ông có thể trốn thoát và ông có thể cứu được chính mình nhưng ông
một mực từ chối, vì không muốn làm gương mù gương xấu cho người khác. Ông muốn
chứng tỏ lời dạy của ông đi đôi với hành động. Thế là ông phải uống thuốc độc và chết năm
399. Lúc Socrates được 70 tuổiông đã lưu danh cho hậu thế tưởng nhớqua ngòi bút của
người học trò của ông là Platon đã viết lại. Có lẽ Socrates đã trở thành người bất tử, vì một
cuộc đời của ông phải đánh đổi cả mạng sống để minh chứng về triết lý vànhững điều
mìnhdạy dỗ6.
2. Tư tưởng triết học
Như đã biết Socrates là một triết gia bậc nhất của Hy-Lạp, cũng là triết gia bậc
nhất của nền triết học Tây Phương.Khác với những nhà vũ trụ luận, Andre Cresson đã
nói lên lập trường của Socrates khi tố cáo những khuyết điểm của các nhà triết học siêu
hình như sau: “Công việc ấy không thể làm được với các tài liệu nhân loại mà có, công
việc ấy làm thì vô ích và không mang lại một tiêu chuẩn hướng dẫn nào cho sinh hoạt
đạo đức, là công việc duy nhất có quan trọng hay không7”. Vậy dựa vào đâu mà có
khẳng định như thế? Thiết nghĩ vì ông cũng là một nhà cách mạng đã đứng lên làm đảo
lộn hoàn toàn triết học cổ Hy-Lạp đi trước chuyển sang một giai đoạn triết học mới là
nghiên cứu về con người, vì đối với ông con người là đối tượng đáng được để ý và quan
tâm hơn cả.
Vậy vì sao hay vì lý do gì mà Socrates lại làm cuộc cách mạng để chuyển đổi nền
triết học có trước sang một nền triết học mới và hiện đại? Theo sử sách nguyên nhân

chính đó là việc cản trở thăng tiến đạo đức nơi con người, là sự vô trật tự trong lãnh vực
tri thức8. Sự vô trật tự đó phát xuất từ các triết gia đi trước - các triết gia thiên về vũ trụ
đã dẫn đưa nhân loại tới sự bế tắc: Vì đối tượng mà họ nghiên cứu vượt quá khả năng trí
hiểu biết của con người. Do đó trong cuộc sống họ đã xảy ra xung đột mâu thuẫn nhau.
Lập trường triết học nơi Socrates cũng phần nào giống với lập trường của các nhà
ngụy biện là hướng suy tư triết học vào cuộc sống con người. Tuy nhiên, ông cũng luôn
bận tâm với lối sống và cách suy nghĩ của các trường phái ngụy biện. Có lẽ ông không
6

X. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Tập 1, 1995, tr. 143-144.
X. Andre Cresson, Socrates, tr. 70.
8
X. Tư Tưởng Của Triết Gia Vĩ Đại, Nxb Tp HCM, tr. 53.
7

13


chịu nổi lối trình bày nặng về tính cách hào nhoáng, nhất là ông không chấp nhận thái độ
hoài nghi của họ. Các triết gia ngụy biện, mặc dù chú trọng đến vấn đề đạo đức và đời
sống xã hội, nhưng cách trình bày của họ quá rườm rà với lối lập luận rất hoa mỹ nhưng
lại tương khắc. Các nhà ngụy biện còn chối bỏ tri thức siêu hình về vũ trụ thì đồng nghĩa
cũng chối bỏ luôn mọi khả năng trí hiểu về con người và về mọi vấn đề.
Sau một cuộc đời mòn mỏi suy tư về chính mình, Pascal đã nói: “Con người chỉ
là một cậy sậy, nhưng là cây sậy biết suy tư”9. Con người là một con vật có lý trí, ý chí
và tự do đã được Thượng Đế dựng nên. Chính vì ý thức được điều đó mà triết lý của
Socrates đã không ngừng tập trung khám phá về con người và đời người. Theo ông một
triết gia chân chính phải tập chú vào con người hơn và là vào vũ trụ. Như thế, ông dùng
hết sức lực, trí hiểu của mình để giúp con người có thể tự tìm thấy những kiến thức chắc
chắn về vấn đề luân lý. Nhưng để khảo sát con người thì các triết gia không nên sử dụng

các phương pháp của phái ngụy biện, vậy đâu là phương pháp của Socrates10?
Phương pháp triết học của Socrates được đúc kết bằng câu châm ngôn: “Hãy tự
biết mình11”. Như thế ông muốn nói về tầm quan trọng của sự “nhận biết chính mình” và
đã để lại cho hậu thế một triết lý tuyệt vời. Triết lý ấy được đúc kết và xây dựng trên
luân lý, nhân sinh và nhân bản nhằm đổi mới xã hội. Triết lý của Socrates có một giá trị
được thể hiện qua phương pháp “Hộ sinh và tinh thần”. Đó là những giá trị rất cao quý
nằm ngay trong tâm linh của mỗi người. Chính ông đã đặt chân lý lên hàng đầu để nhận
biết sự khôn ngoan, coi đó là Sự Thiện Tối Cao và Tuyệt Đối. Chính vì muốn cho mọi
người thủ đắc được đức khôn ngoan mà ông đã dành tất cả cuộc đời mình để giảng dạy
cho hậu thế biết thế nào là nhân đức, thế nào là hạnh phúc thật.Ông luôn cho rằng ông
chỉ biết một điều duy nhất là ông không biết gì hết: “Như vậy ông chối bỏ quan niệm cổ
truyền về kiến thức và sự hiểu biết. Phương pháp của ông vẫn luôn là nhắm truyền đạt
kiến thức, nghĩa là không nhắm trả lời những câu hỏi của các môn sinh nhưng là chất
vấn các môn sinh, bởi lẽ ông không có gì là hiểu biết lý thuyết để có thể nói với họ và
dạy cho họ”12. Người ta biết tới ông vì ông đã tạo ra một tinh thần nhân bản của nền triết
lý Phương Tây mới. Lioneru in Schvicg có viết: “sáng kiến của Socrates về chính mình,
9

Lm Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Đan Viện Thánh Mẫu Khiết Tâm Phước Lý, Dẫn Vào Triết Học, 2013. tr. 12.
X. Viện Phụ Dominico Phạm Văn Hiền, Triết Sử Tây Phương, tr. 9.
11
Lê Tôn Nghiêm, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Tập II, tr. 49.
12
Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 38.
10

14


và những lời hô hào sẽ làm đổi mới và đánh dấu một bước tiến trong nền văn minh nhân

loại mà có lẽ từ nay không thể lu mờ được”13.
Cuộc sống là sống chung như nhà thơ John Donnengười Anh đã từng nói “Không
ai là một hòn đảo” (no man is an island),do đó cuộc sống luôn có sự so sánh người này
với người khác. Có một học giả đã từng dí dỏm: So sánh Chúa Giêsu với triết gia
Socrates. Quả thực, hai vị đều có một tầm ảnh hưởng rất rộng mặc dầu chỉ hoạt động
trong một thời gian và không gian rất hạn hẹp so với lịch sử của thế giới: một thành phố
bé nhỏ và một quốc gia khiêm tốn, cộng với số mônsinh ít ỏi. Cả hai vị đều không để lại
bút tích bằng văn bản nhưng nhân loại nhận được từ các vị những chứng tích “ tai nghe
mắt thấy”. Về Socrates có tác phẩm Mémorables của Xénophon, các tác phẩm đối thoại
của Platon; đối với Đức Giêsu chúng ta có các sách Tin Mừng. Như thế, sau khi các ngài
tạ thế các môn sinh mới quảng bá tư tưởng và đời sống của các ngài.14
Socrates luôn tin rằng mình có một vị thần linh hộ mệnh, vị thần linh ấy đã biến
đổi cuộc đời của ông, giúp ông tránh được những sai lầm. Chính nhờ lòng tin tưởng ở vị
thần linh hộ mệnh đó nên ông rất bình thản đón nhận những nghịch cảnh ập đến, và chấp
nhận cái chết một cách anh hùng như các thánh tử đạo ngày xưa. Trong những lần bào
chữa trước tòa án ông chỉ để cho sứ mệnh dẫn dắt là:“Nếu người ta vu cáo cho tôinhư
thế thì chỉ có một cái gì ở trong tôi; đó là Đức Khôn Ngoan, Đức Khôn Ngoan ở đây
không phải của loài người, vì nếu của loài người thì tự tôi có thể đạt tới. Đàng này đây
không phải là Đức Khôn Ngoan nằm trong mực thước của loài người”15. Chính Đức
Khôn Ngoan đó tôi chẳng hiểu được. Như thế Đức Khôn Ngoan không đến từ con người
nhưng đến từ Thần Linh và chính Ngài phú bẩm cho ai thì người đó mới được. Do đó
cuộc đời của Socrates với một ý thức là để cho Thần Linh dẫn dắt.
II

Con Người Theo Cái Nhìn Của Socrate
Mỗi một người đều có những cái nhìn khác nhau về người khác. Con người không

ai là hoàn hảo cả, người thiếu cái này kẻ thiếu cái kia. Do đó các triết gia đã dành cả một
đời tìm hiểu về con người nhưng cũng chưa biết tường tận về con người.Trái đất này với
hơn 6 tỷ người mà mỗi người mỗi vẻ, không ai giống ai. Phải chăng đó là một điều kỳ

13

X. Lê Tôn Nghiêm, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Tập II, tr. 7.
X. Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 32.
15
Platon, Apologie, Trích Lại Của Giáo Sư Nguyễn Đình Hoan, tr. 56.
14

15


diệu mà con người không thể hiểu nổi thì Thượng Đế đã lại làm ra như vậy? Với thân
phận bất toàn của con người ai cũng muốn kiếm tìm cho mình một điều gì đó để gắn liền
với chính mình và nhận ra đâu là điểm hẹn nơi mỗi người.
1 Con người gắn liền với tri thức và đức hạnh
Đối với Socrates cái khôn ngoan chính là “tri thức và đức hạnh”. Điều này không
chỉ là những lý thuyết suông mà nhằm hoàn thiện chính đời sống thực của con người.
Trong cuộc sống nhân đức là cái không thể thiếu vì nó rất quan trọng, còn cái biết chỉ đi
đến cái thực hiện nhân đức mà thôi. Do đó: “Không ai cố tình làm điều xấu nếu khi đó
họ biết điều tốt.”Hay “Con ngườikhông thể làm điều thiện nếu họ không biết cái thiện ấy
là gì”16. Cái biết phải được thực hành chứ không phải biết để biết, hay để khoe khoang
mà thôi.Hành trang gắn liền nơi mỗi người suốt cuộc hành trình dương thế không gì
khác hơn là tri thức và đức hạnh. Vậy tri thức và đức hạnh là gì? Trước hết, người viết
xin nói về tri thức theo quan điểm của Socrates.
1.1 Tri thức theo quan điểm Socrates
Tri thức của nhân loại thì vô hạn, mà khả năng nhận thức của con người thì hữu
hạn.Không ai có thể biết được mọi thứ và cũng không ai tự nhiên không tìm tòi mà biết
được tri thức. Khởi đi từ triết gia Socrates và các nhà Ngụy Biện, nền triết học Tây
Phương đã xoay chiều quan tâm trực tiếp đến tri thức con người. Các nhà ngụy biện theo
Thuyết Hoài Nghi; họ hoài nghi về khả năng con người có thể đạt đến tri thức một cách

tương đối không đáng tin cậy, còn Socrates cho rằng con người có thể đạt được tri thức
rất đáng tin cậy. Nền tảng để xây dựng tri thức không phải ở bên ngoài mà nằm ngay bên
trong con người. Ông luôn cho rằng đời sống nội tâm là trung tâm sinh hoạt của tri thức,
từ hoạt động đến hành động thực tiễn.
Socrates tin rằng con người có thể đạt được tri thức chắc chắn và đáng tin cậy.
Như vậy ông muốn đạt được tri thức này trước hết phải hiểu và làm sáng tỏ chính mình.
Để làm sáng tỏ việc đầu tiên là nêu lên các câu hỏi có phương pháp về những vấn đề đó,
sau đó ông sử dụng phương pháp gọi là “Hộ Sinh” một phương pháp biện chứng. Nhờ
việc đặt câu hỏi xoay quanh những vấn đề tranh luận mà những người tham gia có thể
hiểu rõ hơn vấn đề đó và làm sáng tỏ ý kiến của mình. Từ những vấn đề đối thoại với
16

Lê Tôn Nghiêm, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Tập II, tr. 15.

16


người khác đã chuyển sangnhững vấn đề của chính bản thân (nhận biết mình). Như vậy
một cách nào đó Socrates đã vô tình làm cho một số người ghen tức vì không tìm ra
những lý lẽ để chống lại tri thức khôn ngoan nơi Socrates và họ phải chấp nhận chịu
thua. Đây là một trong những phản ứng của Hippias nói về Socrates: “Ông Socrates chỉ
muốn xâu xé người khác bằng những câu hỏi và đẩy họ vào chân tường, ông không bao
giờ cho ai là có lý cả, cũng không cho ai có ý kiến với ông, ông đã chọc tức tôi và tôi
không muốn ông chọc tức như vậy”(Xénophon)17.
Tri thức của con người thuộc về thế giới mà con người cảm nhận được cũng là sự
chưa hoàn hảo do sự bất toàn của các giác quan. Không chỉ sự bất toàn về thị lực, thính
lực…ảnh hưởng đến nhận thức của con người; ngay cả các thiết bị hỗ trợ cũng chẳng tạo
được một cơ sở hoàn hảo hơn cho một tri thức chính xác về thế giới thực tại. Socrates đã
dẫn đưa những người đàm thoại với ông tới chỗ tự kiểm điểm bản thân, ý thức về chính
bản thân mình. Người đối thoại không biết do đâu, vì sao mình sống và hành động.

Người đối thoại nhận ra những mâu thuẫn trong nội tâm mình, như thế họ hoài nghi về
chính họ dẫn đến việc họ nghĩ họ chẳng biết gì cả. Chính đây là thái độcần thiết giúp
người ta đạt được những tri thức chắc chắn trong tiến trình truy tìm chân lý mà triết gia
Hy-Lạp này muốn nhắm tới18.
Mọi lời mời gọi của Socrates là muốn con người sống và hiện hữu một cách xứng
đáng trong cuộc sống này. Do đó; ông không chỉ rao truyền bằng những lời chất vấn hay
bằng thái độ mỉa mai châm biếm, nhưng còn bằng những phong cách và cách sống của
chính con người ông nữa. Đối với ông kiến thức hay những hiểu biết không phải là một
khối mệnh đề hay công thức để viết ra, truyền đạt, đem bán19. Trong tác phẩm ‘bữa tiệc’
ta thấy rằng ông bắt trí hiểu phải tập trung vào chính bản thân mình. Sau khi vào nhà ông
Agathon; ông này muốn ngồi cạnh Socrates để một chút nào đó chạm vào con người
Socrates mà từ lâu ông đã ngưỡng mộ và bái phục.Ông nói: “Nhờ chạm sát vào bác, tôi
may ra được hưởng nhờ phần nào những khám phá khôn ngoan”. Socrates trả lời: “Nếu

17

Lê Tôn Nghiêm, Socrates, Ca Dao, tr. 31.
X. Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 40-41.
19
X. Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 36.
18

17


như kiến thức là cái gì đó đầy tràn hơn và do đó có thể chạy vào một cái gì đó hao vơi
hơn thì quả là hạnh phúc biết mấy”20.
Socrates luôn trả lời về tri thức của ông rằng: kiến thức hay sự hiểu biết không
phải là một đồ vật đã được chế tạo hay những gì được tích lũy. Ông luôn khẳng định
rằng:“Điều tôi biết là tôi không biết gì cả”21. Như thế một cách nào đó ông đã chối từ

quan điểm cổ truyền về kiến thức hay sự hiểu biết. Phương pháp triết học của ông do đó
sẽ không nhắm vào truyền đạt kiến thức. Theo ông không có chuyện chờ đợi để nhận
kiến thức và chân lý, như thế thì chẳng khác gì những món ăn sẵn, kiến thức và chân lý
cần phải được cá nhân tự mình sản sinh ra 22.
Trong vấn đề truy tìm tri thức Socrates là người hộ sản. Hình ảnh cưu mang và
sinh hạ giúp con người hiểu rằng tri thức là những gì chất chứa trong chính tâm hồn mà
từng cá nhân có bổn phận khám phá. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao
conngười có thể tìm được tri thức ngay trong con người mình? Và làm sao biết được
nguồn tri thức đó là chắc chắn?
Bên cạnh đó ông còn đưa ra quan điểm cho chính ông mà bác bỏ hay phản bác các
nhà vũ trụ luận. Chính ông đã dùng lý trí để truy tìm căn nguyên vạn vật là không thể
điều mà các nhà triết học đi trước ông đã từng làm. Vì đối với con người vấn đề về vũ
trụ vượt trên nhận thức trí hiểu của con người. Hơn nữa việc suy tư triết học mang chiều
kích hướng ngoại thì không hữu ích cho đời sống con người nhất là ở khía cạnh đạo đức.
Thế giới này đầy huyền bí mà chính các thần đã dựng nên, các thần đã giấu kín nó nên
việc con người cất công khám phá là việc làm bất tín và phạm thượng23.
Ông còn can đảm cho rằng trong thiên hạ có ba hạng người;(1) hạng người dốt mà
không biết mình dốt.(2) hạng người dốt mà biết mình dốt.(3) biết mình biết lại là người
dốt nhất24. Một cách khiêm tốn ông tự xếp mình vào hạng người thứ hai-‘người dốt mà
biết mình dốt’, để từ đó mà vươn lên. Trái lại như quan điểm của Khổng Tử về cái biết
như sau: “Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, ấy mới thật là biết25. Thiết

20

Paul Vicaire, Platon Le Banquer, Dịch Giả, Đậu Văn Hồng, Nxb Tôn Giáo, 1995, tr. 37.
Phạm Văn Pháp, Triết Cổ Đại Tây Phương, (Lưu Hành Nội Bộ) 2016, tr. 7.
22
X, Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, 2004, tr. 35.
23
X. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, tr. 144.

24
Viện Phụ Dominico Phạm Văn Hiền, Triết Sừ Tây Phương Thời Thưởng Cố, (Lưu Hành Nội Bộ) tr. 43.
25
Nguyễn Hiến Lê, Khổng Tử, Nxb Văn Hóa, 1992, tr. 219.
21

18


nghĩ chỉ riêng tri thức để làm phát triển một con người thì có lẽ chưa đủ phải có đức
hạnh đi kèm. Có tri thức và đức hạnh thì mới hội đủ một con người tốt được. Vậy đức
hạnh theo quan điểm Socrates là gì?

1.2 Đức hạnh theo quan điểm Socrates
Nói tới đức hạnh thì thời nào cũng cần và rất đề cao, đó là lòng can đảm, tiết độ,
kiên trì và biết làm việc, hiếu thảo, tôn kính tổ quốc và các thần linh, tình cảm26...
Đứchạnh là đạo đức và phẩm hạnh, là sự hoàn thiện về đời sống mà con người cấn đạt
tới27. Mọi người được thần minh phú bẩm một lòng khao khát điều thiện “nhân chi sơ tính
bổn thiện”. Chính lòng khao khát này mà đã khơi dậy lên điều thiện còn tiềm ẩn nơi mỗi
người. Từ đó chúng ta mới hiểu câu: “Không ai độc ác một cách cố tình hay con người mà
làm điều xấu là do vô tình hay nữa là vì thiếu vắng tri thức và đức hạnh nơi mình”.
Nhưng trong đó đức hạnh vẫn chi phối và giúp con người làm chủ bản thân, công
bình, can đảm, kiên trì và biết làm việc. Như thế, có thể nói một cách nào đó đức hạnh
chính là tự biết mình, xem mình đang đứng ở đâu trong vũ trụ bao la này. Có lẽ con
người biết điều gì đúng, tất sẽ thực hiện điều đó. “Hành vi sai trái chỉ xuất hiện từ sự vô
minh. Nếu một người hành động không đúng chỉ vì anh ta không biết cái gì là đúng đắn.
Không một người tỉnh táo lành mạnh nào lại chủ tâm làm tổn hại bản thân mình. Nếu
quả thực anh ta có làm điều tổn hại đơn giản chỉ vì phạm phải sai lầm nào đó trong quá
trình hành động, hoàn toàn không phải do cố ý. Không ai chủ định chọn lựa điều sai
trái, bởi lẽ hành vi tội lỗi mang đến tai họa cho bản thân họ và người khác”28.

Chúng ta có thể xem tri thức và đức hạnh là một. Do đó đức hạnh lo cho linh hồn
nên tốt đến mức có thể, còn đức hạnh phải hoàn thành chức năng của mình để cải thiện
bản thân vì bản tính con người là luôn đi tìm cái tốt nhất cho mình. Đức hạnh phải phát
xuất từ cái biết, cái biết của lý trí. Chính vì thế mà Socrates chủ trương; “Không ai cố
tình làm điều ác nếu người ta biết điều thiện, người nào có được tri thức và đức hạnh thì
26

X. Platon, Phédon, tr. 295-296.
Trần Văn Hiến Minh, Từ Điển Triết Học.
28
William S. Sahakan, Mabel L. Sahakan, Bản Dịch Lâm Thiện Thanh, Lâm Duy Chân, Tư Tưởng Của Các Triết Gia
Vĩ Đại, Nxb Tp HCM, 2001, tr. 54.
27

19


cuộc sống của họ luôn luôn hợp lý, còn người nào chỉ có ý kiến đúng thì đôi khi chưa
hợp lý29”. Đây chính là những cái hay, cái đẹp mà Socrates muốn trình bày. Chỉ cần con
người có tri thức và đức hạnh để hành động theo cái thiện thì chắc chắn giữa hai điều tốt
họ sẽ chọn điều tốt nhất.
Ngoài ra theo Socrates, đức hạnh không chỉ là tri thức mà nó còn đồng nghĩa với
hạnh phúc. Bởi lẽ “Hành vi đạo đức (đức hạnh) cũng chính là hành vi mang đến những
điều tốt đẹp cho ai biết thực hiện nó30”.Thiếu nhận thức đúng đắn chính là lý do khiến
một số người không thể kiềm chế được chính mình trước những cám dỗ; bởi lẽ bất cứ
người nào biết điều gì là đúng tất họ sẽ thực hiện. Đó mới chính là tính chất duy lý trong
đạo đức của Socrates.
2. Tri thức và đức hạnh giúp con người nhìn ra với thế giới
Với một xã hội phát triển không ngừng rất cần những con người tri thức để làm cho xã
hội phát triển bền vững hơn. Như vậy theo triết gia Socrates ‘con người cần phải có tri

thức và đức hạnh trong khi tri thức là sự thiện và con người cần sự khôn ngoan của đức
hạnh mới thấu hiểu được sự thiện đó’31. Có thể nói ‘tri thức là cuộc gặp gỡ giữa chủ thể
và đối tượng, chẳng hạn khi con người nhìn vào vũ trụ, suy nghĩ, tìm kiếm tư duy về nó,
lúc ấy con người đã tri thức về đối tượng rồi’32.
Triết học ra đời là nhằm vào con người để phục vụ những lợi ích hay nhu cầu
sống của con người. Vì thế, Cicéron đã định nghĩa triết học như sau: “Triết học là khoa
học mà những người yêu quý sự khôn ngoan, học biết về cả những thực tại thần linh và
con người cùng các nguyên lý bao hàm trong các thực tại đó33. Như vậy, triết học luôn
trả lời những thắc mắc của con người về vũ trụ, con người và Thượng Đế như thế nào?
Triết học giúp con người biết mình sống để làm gì? Cuộc đời này có ý nghĩa gì không?
Tại sao cuộc đời con người lại gắn liền với đau khổ và sự chết? Đâu là hạnh phúc thực
mà con người truy tìm. Chính vì những thắc mắc đó mà đã giúp con người nhìn ra với

29

Thiên Phong Bữu Dưỡng, Vấn Đề Đau Khổ, tr. 128.
William S. Sahakan, Mabel L. Sahakan, Bản Dịch Lâm Thiện Thanh, Lâm Duy Chân, Tư Tưởng Của Các Triết Gia
Vĩ Đại, Nxb Tp HCM, 2001, tr. 55.
31
X. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, tr. 151.
32
X. Nguyễn Hồng Giáo, Triết Học Nhập Môn, tr. 20.
33
Lm Vinh Sơn Liêm, Nguyễn Hồng Thanh, Dẫn Vào Triết Học, 2013, tr. 19.
30

20


thế giới và thấy mình thật nhỏ bé chẳng khác gì một giọt nước giữa một đại dương, hay

một hạt cát giữa sa mạc.
Như thế, tri thức và đức hạnh điều khiển đời sống con người theo những nguyên
tắc của lý trí và niềm tin. Trên hành tinh này chỉ có con người mới có tri thức và đức
hạnh, đồng thời có tự do, lý trí, ý chí để nhìn vào chính mình rồi vươn cao và vươn xa.
Triết học luôn đề cao con người vì con người là một “nhân vị” không gì có thể thay thế.
Ngoài đạo đức tri thức giúp con người đi vào chính nội tâm của mình, suy tư những
lý lẽ để tìm ra những nguyên nhân phát xuất từ đâu? Triết học có một giá trị rấtlớn, có tầm
ảnh hưởng đến đời sống con người và xã hội. Mọi quốc gia đều xây dựng đất nước mình
trên những hệ thống chính trị, trên những học thuyết triết học nào đó mà họ coi là phù hợp
với con người và bối cảnh xã hội. Một học thuyết đưa ra có thể làm thay đổi cục diện của
thế giới, của đất nước, điều này đã chứng minh trong lịch sử nhân loại rồi34.
Thật vậy, nếu người ta biết vận dụng tri thức cách đúng đắn thì sẽ gặt hái được rất
nhiều thành công trong cuộc sống. Nó sẽ khai mở tận căn mọi vấn đề có liên quan tới
con người và đời người, nhờ đó người ta có thể thâu nhận được nhiều giá trị trong thực
tiễn nhằm phục vụ chăm lo cho đời sống con người. Tuy nhiên con người không chỉ
được xây dựng nhờ vào các giá trị của tri thức mà còn phải nhờ đức hạnh bổ túc và nuôi
dưỡng nhằm xây dựng nên một con người có đạo đức nhân bản tốt hầu giúp nhau sống
tốt trong thế giới đang trên đà tục hóa này35.
Con người sinh ra và lớn lên luôn mang nơi mình tính xã hội nên cần phải có luật
lệ và đạo đức, hay nói cách khác luân lý đạo đức đặt nặng về mối tương quan qua lại
cũng như phong tục hay tập quán trong xã hội. Như vậy, đức hạnh vừa là một giá trị, vừa
là một yêu cầu. Môi trường của đức hạnh là đời sống cộng đồng, xã hội, nhưng mang ý
nghĩa của đức hạnh là tính cách chủ thể của cá nhân 36. Nguyên tắc của đức hạnh là “làm
điều lành tránh điều dữ”. Hay là giúp để nhận ra đâu là điều lành và điều dữ.
Con người học tập nâng cao tri thức cho mình và luyện tập đức hạnh để muốn
hoàn thiện bản thân,đồng thời đi trên con đường thực hành triết học. Như vậy, tự bản
chất tri thức và đức hạnh luôn có trong lĩnh vực triết học. Trong tiếng Hy-Lạp có chữ
34

X. Hào-Nguyên Nguyễn Hóa, Triết Học Cổ Hy Lạp Giản Yếu, Nxb Thanh Niên, tr. 67.

X. Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 49.
36
X, Võ Hùng Thanh, Từ Thực Tại Vũ Trụ Đến Triết Học, Nxb Tp HCM 2002, tr. 92.
35

21


‘philosophie’ là tìm kiếm sự khôn ngoan, là nghệ thuật sống, thì cũng vậy theo tinh thần
người Hy Lạp một người khôn ngoan là người hiền nhân sống tốt và là một bác học uyên
thâm. Như thế, hiền nhân và bác học cùng đồng nghĩa với nhau. Người khôn ngoan vừa
biết sống thế nào cho hợp lý vừa biết ngọn nguồn mọi sự 37. Tri thức và đức hạnh là luôn
hướng về nhau để chọn lựa, hành động và quyết định. ‘Nó không phải tập hợp một mệnh
đề, một lý thuyết trừu tượng nhưng là một thái độ dứt khoát, vững chắc cho một sự chọn
lựa, một guyết định, một bước khởi động. Qua đó mới giúp con người nhìn sâu rộng hơn
vào thế giới38.
Như vậy theo Socrates “Không có vấn đề chờ chực để đón nhận kiến thức và đức
hạnh như thể đó là món ăn đã nấu sẵn, tri thức và đức hạnh cần được từng cá nhân tự
mình tìm kiếm sản sinh ra39”.Với chính bản thân mình tìm về tri thức và đức hạnh là tìm
về với cội nguồn của mình. Đó là truy tìm chân lý đích thực chứ không phải là chiếm
đoạt chân lý40. Như vậy đức hạnh rất được đề cao và có thể coi nó là thước đo sự tiến lên
của con người, còn tri thức chỉ là phương tiện, là con đường để đạt tới đích. Nói tóm lại,
tri thức và đức hạnh luôn là bộ đôi đi song hành bên nhau, hỗ trợ cho nhau trong cuộc
sống. Thật vậy, tri để hành nghĩa là “Biết đúng để hành động đúng.Biết cái gì đúng để
vươn lên và hành động, biết để sống chứ không phải biết để biết41”. Tri thức và đức
hạnh dẫn đưa con người tới hành động, mà hành động đó cần biết mình để nhận ra chân
lý.
III.

Con Người Chỉ Đạt Được Chân Lý Khi Biết Mình


Đúng vậy con người chỉ có thể đạt được chân lý khi biết mình. Tuy nhiên nếu ai
không nhận biết mình thì chẳng khác gì câu nói của Socrates:“Hầu hết thế nhân chỉ là
những con rối giữa cuộc đời mà không còn là con người đích thực của họ42”. Họ nói mà
không biết mình nói, làm mà không rõ việc mình làm với mục đích gì. Tất cả chỉ là trống
rỗng và dối gạt. Một con người không tự chủ là một con rối giữa đời. Vậy để hiểu biết
chính mình chúng ta phải làm gì để đạt tới chân lý?

37

X, Nguyễn Trọng Viễn, Trăm Năm Trong Cõi Người Ta, tr. 33.
X. Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 46.
39
Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 47.
40
Lm Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Dẫn Vào Triết Học, 2013, tr. 18.
41
Lm Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Dẫn Vào Triết Học, 2013, tr. 19.
42
Hào-Nguyên Nguyễn Hóa, Triết Học Cổ Hy Lạp Giản Yếu, Nxb Thanh Niên, tr. 65.
38

22


1. Đâu là những điểm nổi bật giúp con người đạt tới chân lý
Ta có quyền tự hỏi phải chăng Socrates đã có thể tự mình khám phá nơi chính
mình một tri thức nào đó. Câu châm ngôn sống là “nhận biết chính mình’.Chữ biết đó
không phải là biết suông nhưng là phải biết ưu tiên chọn lựa, nghĩa là biết sống. Theo
Socrates chỉ có ‘tri thức mới thực sự giúp khám phá ra nội tâm để vượt ra khỏi mình và

đạt tới chân lý’43. Có lẽ ở đây ta sẽ gặp một ý niệm luân lý đang trong tình trạng phác
thảo, một ý niệm về sau triết gia Kant đã triển khai. Chính khi hoàn toàn khước từ lợi lộc
cá nhân, nghĩa là chính khi ý hướng tới một hành động là trong sáng vô vị lợi nhằm
hướng tới sự thiện tuyệt đối. “Chân lý là một nhận định phù hợp với thực tại, rằng thế
giới thực tại và tri thức của chúng ta về nó là hoàn toàn tương hợp với nhau, rằng các
hệ thống tư tưởng mà chúng ta hiện có, xét về mặt tổng thể, tương ứng một cách chính
xác với thế giới thực tại”44.
Chân lý không những luôn ẩn tàng trong trí tuệ, mà còn tiềm ẩn nơi thực tại. Vì
thế mà George E. Moore đã nói: “chân lý như sự tương hợp giữa ý tưởng và thực tại45”.
Do đó ta có thể hiểu rằng: “triết giaSocrates không ngần ngại gặp gỡ và trao đổi với
những người dân dã vốn chỉ biết sống sơ sài và vốn chỉ hành động dưới hành động của
thành kiến mà không tìm cách phản tỉnh. Ông muốn chỉ cho họ thấy rằng hiểu biết của
họ là vu vơ không nền móng46”. Chính nhờ những sự trao đổi gặp gỡ đó mà triết gia HyLạp này đã giúp người ta đạt tới chân lý đích thực(hạnh phúc) chứ không phải một chân
lý mau qua mà nhiều người đã sai lầm chạy theo.
Socrates đã nói về yếu tính của chân lý là tự do. Ôngđã đưa ra một cuộc đàm thoại
để kiểm điểm bản thân như sau: “Sao lại thế, này anh bạn, bạn là dân thành Athènes, là
công dân của một thành phố tầm cỡ, nổi tiếng hơn bất cứ thành phố nào khác về tri thức
và quyền lực, vậy mà không lấy làm xấu hổ vì chỉ biết dốc sức chăm lo gia tăng của cải,
chăm lo đuổi theo danh giá và vinh dự; còn về tư tưởng về chân lý và về tâm hồn mà
đáng lẽ bạn phải chỉnh đốn và tu bổ thì bạn lại chẳng hề đếm xỉa, chẳng hề nghĩ

43

X. Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 47.
William S. Sahakan, Mabel L. Sahakan, Bản Dịch Lâm Thiện Thanh, Lâm Duy Chân, Tư Tưởng Của Các Triết Gia
VĩĐại, Nxb Tp HCM, 2001, tr. 42.
45
William S. Sahakan, Mabel L. Sahakan, Bản Dịch Lâm Thiện Thanh, Lâm Duy Chân, Tư Tưởng Của Các Triết Gia
VĩĐại, Nxb Tp HCM, 2001, Tr. 43.
46

Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, Tr. 37.
44

23


tới47.Như thế phải chăng chân lý mà Socrates đề cập ở đây là chân lý tương đối và chủ
quan hay chân lý là tuyệt đối và khách quan?
Theo triết gia Socrates chân lý đích thực phải là chân lý tuyệt đối mà con người
cần hướng đến. Thật vậy, mỗitriết gia phải có một lý trí trong sáng để giúp người khác
không bị đắm chìm trong những phù hoa, ngoại cảnh mà đưa con người tới tư tưởng
thích nghi, hòa hợp với chí thiện và với tình yêu thương. Đó là sự hòa hợp và cũng là
những nét làm nổi bật lên triết thuyết của Socrates. Với một sự khiêm tốn, Socrates đã
nói: “Triết gia không hiểu biết gì, nhưng triết gia ý thức về sự vô tri của mình48”. Vấn đề
đích thực không phải là biết điều này điều nọ nhưng là biết hiện hữu như thế nào, biết
sống như thế nào.
Sống trong xã hội con người lại quên đi cái “thiện”, cái lý trí trong sáng, cái tình
yêu thương mà Thượng Đế đã phú cho. Do đó “Những con người quên đi cái cốt yếu thì
họ vẫn luôn là người ích kỷ, là một nô lệ mà không phải là mình đích thực. Trái lại, càng
quên con người giả tạo chóng qua thì lúc đó họ mới đích thực là mình49”. Như thế, triết
gia Socrates đã dành trọn đời để kêu gọi mọi người hãy trở về với ánh sáng tâm linh, để
nhờ ánh sáng tâm linh dọi chiếu vào cuộc sống thì chắc chắn đường tới bến bờ chân lý,
đó sẽ là điểm hội tụ mọi người cần vươn tới.
Vì thế ông đã nói“Hãy tự biết mình”.Đó là một câu châm ngôn sống nổi bật trong
triết học Socrates, và qua câu châm ngôn ấy giúp cho ta nhìn lại mình, trở về với chính
mình, tự tìm hiểu, khám phá mình, không để cho mình lầm lạc nữa, dùng hết khả năng
của mình qua các biểu hiện để hiểu và thấy được con người đích thực của mình. Tự biết
mình, trở về với chính mình là trở về với ánh sáng nội tâm. Vì thế học giả Protagoras đã
nói: “Cái gì đúng với tôi chỉ là chân lý của tôi, cái gì đúng với bạn là chân lý của
bạn”50.

Ánh sáng nội tâm chính là đạo đức luân lý và tinh thần sáng suốt có lý trí trong
sáng. Socrates đã kêu gọi trở về với ánh sáng nội tại, tức là trở về với đạo đức và luân lý;
cái mà người ta xao lãng để theo đuổi những cái không bền, không thật. “Cái mà giúp
47

Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 40.
Đậu Văn Hồng, Triết Sử Tây Phương Thời Thượng Cổ, Nxb Tôn Giáo, tr. 35.
49
Hào-Nguyên Nguyễn Hóa, Triết Học Cổ Hy Lạp Giản Yếu, Nxb Thanh Niên, tr. 65.
50
William S. Sahakan, Mabel L. Sahakan, Bản Dịch Lâm Thiện Thanh, Lâm Duy Chân, Tư Tưởng Của Các Triết Gia
VĩĐại, Nxb Tp HCM, 2001, tr. 48.
48

24


người ta sống đời tốt đẹp và hoàn thiện phải chăng là nhờ ánh sáng nội tại làm nên. Xã
hội loài người hòa bình, hòa hợp, thịnh vượng ấm no cũng là nhờ người dân trở về với
ánh sáng tâm linh ấy. Nó là căn bản của những người đích thực là người. Nó là điều
kiện duy nhất cho một thế hệ thái bình đáng mơ ước”51.Ở đây, ta có thể nói những nét
nổi bật nơi triết học của Socrates là một triết học luân lý, nhân sinh, nhân bản, hay là một
thông thông điệp gói gọn trong triết lý sống của ông:

 Hãy sống đạo đức.
 Gìn giữ con người đúng là con người đích thực của mình.
 Hãy xây dựng con người của mình là một con người chân chính.
2. Luân lý và thần linh theo Socrates
Triết gia Socrates rất chú tâm đến luân lý và thần linh trong cuộc sống để từ đó
mong muốn mọi người vươn lên tới sự hoàn thiện bản thân để đạt tới hạnh phúc. Con

người không ai cố ý làm điều xấu, vì trong con người đạo đức thì có sẵn như câu nói của
Mạnh Tử “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Socrates nói: “Không ai làm điều ác một cách
thoải mái, không ai đem tâm hồn vào việc ác. Bởi vì người ta trong khi làm điều ác, thì
cái thiện trong bản thân nó bị giằng co, cản trở không ít thì nhiều52”.
Socrates muốn nhắm tới luân lý để chủ trương trở về với chính mình, khám phá ra
những chân lý được tiềm ẩn trong đó, giúp con người đi đúng hướng để mong tìm thấy
hạnh phúc. Với câu châm ngôn của ông đã được ghi trên cửa đền thờ Delphes “ Hãy tự
biết mình”. Câu nói của ông chính là nền tảng và lập trường nhân bản đã có một tầm ảnh
hưởng rất lớn đến các tư tưởng của các triết gia sau này. Và đây cũng là một dấu ấn, một
bước ngoặc trong lịch sử triết học tây phương.
Chữ ‘biết’ là không biết gì có nghĩa là biết tất cả con người mình và nắm bắt được
mình là gì, và như thế nào? Thông thường cái nguy hiểm là ở chỗ người ta dốt chỉ vì
người ta biết ít hoặc chẳng biết gì về bản thân mình mà cứ tưởng mình biết. Như vậy, họ
không chịu học hỏi, tìm hiểu tới nơi tới chốn mà chỉ có mập mờ… trong khi đó triết gia

51
52

X. Hào-Nguyên Nguyễn Hóa, Triết Học Cổ Hy Lạp Giản Yếu, Nxb Thanh Niên, tr. 65.
Hào-Nguyên Nguyễn Hóa, Triết Học Cổ Hy Lạp Giản Yếu, Nxb Thanh Niên, tr. 65.

25


×