Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BẤM ĐỌT LÊN NĂNG SUẤT HẠT GIỐNG BẦU KURUME LÀM GỐC GHÉP,VỤ THU ĐÔNG 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRIỆU MINH TƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BẤM ĐỌT LÊN
NĂNG SUẤT HẠT GIỐNG BẦU KURUME
LÀM GỐC GHÉP, VỤ THU ĐÔNG 2009

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Tên đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BẤM ĐỌT LÊN
NĂNG SUẤT HẠT GIỐNG BẦU KURUME
LÀM GỐC GHÉP, VỤ THU ĐÔNG 2009

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Trần Thị Ba


ThS. Võ Thị Bích Thủy

Triệu Minh Tường
MSSV: 3077226
Lớp: Trồng Trọt K33

Cần Thơ - 2010


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Trồng trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BẤM ĐỌT LÊN
NĂNG SUẤT HẠT GIỐNG BẦU KURUME
LÀM GỐC GHÉP, VỤ THU ĐÔNG 2009

Do sinh viên Triệu Minh Tường thực hiện

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS Trần Thị Ba

ii



iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Trồng trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BẤM ĐỌT LÊN
NĂNG SUẤT HẠT GIỐNG BẦU KURUME
LÀM GỐC GHÉP ĐẠI HỌC CẦN THƠ,
VỤ THU ĐÔNG 2009

Do sinh viên Triệu Minh Tường thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức ...........................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2010

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch Hội đồng


iii


iv

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!
- Cha Mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con.
Thành kính biết ơn!
- PGS.TS Trần Thị Ba, ThS. Võ Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kinh nghiệm, gợi ý, động viên và giúp đỡ em trong công việc nghiên cứu
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn!
- Thầy Bùi Văn Tùng, chị Thúy Kiều, và cán bộ thuộc Bộ môn Khoa học
Cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng trường Đại học Cần Thơ đã
đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành cuốn luận
văn tốt nghiệp này.
- Cố vấn học tập thầy Trần Văn Hâu đẫ tận tình dìu dắt lớp hoàn thành khóa
học.
- Lê Thị Châu Ngân, Huỳnh Phước Tính, Nguyễn Hồng Vương Quang và
các bạn Trồng trọt K33B đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn tốt
nghiệp.
Thân gởi đến!
- Các bạn Trồng trọt K33B lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai.

Triệu Minh Tường

iv



v

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Triệu Minh Tường

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 13/03/1989

Dân tộc: Khmer

Nơi sinh: ấp Bắc Dần - xã Phú Mỹ - huyện Mỹ Tú - tỉnh Sóc Trăng
Con ông: Triệu Sanh
Và bà: Trịnh Thị Riêng
Nơi ở hiện nay: ấp Bắc Dần - xã Phú Mỹ - huyện Mỹ Tú - tỉnh Sóc Trăng
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1995 đến năm 2000
Trường: Tiểu học Đại Tâm 2
Địa chỉ: xã Đại Tâm - huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm 2000 đến năm 2004
Trường: Trung học cơ sở Đại Tâm
Địa chỉ: xã Đại Tâm - huyện Mỹ Xuyên - tỉnh Sóc Trăng
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm 2004 đến năm 2007

Trường: Trung học phổ thông Hoàng Diệu
Địa chỉ: Số 1 Mạc Đỉnh Chi - phường 4 - Thành Phố Sóc Trăng

Ngày… tháng… năm 2010
Người khai

Triệu Minh Tường

v


vi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Triệu Minh Tường

vi


vii

Triệu Minh Tường, 2010 “Ảnh hưởng của biện pháp bấm đọt lên năng suất hạt
giống bầu Kurume làm gốc ghép, Đại học Cần Thơ, vụ Thu Đông 2009”. Luận văn
tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại

học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của biện pháp bấm đọt lên năng suất hạt giống bầu Kurume
làm gốc ghép, Đại học Cần Thơ, vụ Thu Đông 2009” được thực hiện tại trại Thực
nghiệm Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ nhằm chọn ra số lần bấm đọt thích
hợp cho năng suất hạt giống bầu Kurume cao nhất, góp phần giải quyết lượng hạt
giống làm gốc ghép nhằm nâng cao hiệu quả thâm canh tăng vụ dưa hấu trong
nước, giảm giá thành từ việc nhập nội hạt giống này. Thí nghiệm được bố trí theo
khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 lần lặp lại và 4 nghiệm thức với số lần bấm đọt
khác nhau: 1). Bấm đọt 1 lần chừa 2 nhánh; 2). Bấm đọt 2 lần chừa 4 nhánh; 3).
Bấm đọt 3 lần chừa 5 - 8 nhánh; 4). Bấm đọt 4 lần chừa 9 - 12 nhánh. Diện tích thí
nghiệm là 160 m2, diện tích mỗi lô 20 m2, hạt giống bầu Kurume do công ty
Kurume của Nhật phân phối.
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở nghiệm thức bấm đọt 4 lần chừa 9 - 12 nhánh
cho tổng năng suất hạt (343,92 kg/ha) và năng suất hạt loại 1 (221,83 kg/ha) cao
nhất, số trái trên cây (1,35 trái/cây) và trọng lượng trái trên cây (2,75 kg/cây) cao
gấp 1,9 lần so với bấm đọt 3 lần chừa 5 - 8 nhánh và bấm đọt 2 lần chừa 4 nhánh.
Tuy nhiên, trọng lượng hạt trên trái không ảnh hưởng giữa số lần bấm đọt, dao động
trong khoảng 48,23 - 63,84 g/trái. Năng suất hạt thấp nhất là bấm đọt 1 lần chừa 2
nhánh (84,13 kg/ha), số trái trên cây 0,25 trái/cây, trọng lượng trái trên cây 0,69
kg/cây, năng suất hạt loại 1 là 55,14 kg/ha.
Nhân giống bầu Kurume lấy hạt giống làm gốc ghép vụ Thu Đông tại Tp. Cần
Thơ có thể áp dụng biện pháp bấm đọt 4 lần chừa 9 - 12 nhánh để đạt hiệu quả cao.

vii


viii


MỤC LỤC
Trang
CẢM TẠ................................................................................iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ............................................................. v
TÓM LƯỢC ......................................................................... vii
MỤC LỤC ............................................................................viii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................ x
DANH SÁCH HÌNH .............................................................xi
MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................... 2
1.1 Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và đặc tính thực vật của cây bầu.................... 2
1.1.1 Nguồn gốc của cây bầu..................................................................... 2
1.1.2 Đặc tính thực vật của cây bầu ........................................................... 2
1.2 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bầu ......................................... 4
1.2.1 Thời kỳ nảy mầm.............................................................................. 4
1.2.2 Thời kỳ cây con ................................................................................ 4
1.2.3 Thời kỳ tăng trưởng .......................................................................... 4
1.2.4 Thời kỳ ra hoa, kết trái...................................................................... 5
1.2.5 Thời kỳ già cõi.................................................................................. 5
1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của cây bầu ................................................................... 5
1.3.1 Nhiệt độ............................................................................................ 5
1.3.2 Ánh sáng .......................................................................................... 5
1.3.3 Ẩm độ và nước ................................................................................. 6
1.3.4 Đất và dinh dưỡng ............................................................................ 6
1.4 Giống............................................................................................................ 6
1.5 Một vài nghiên cứu về biện pháp bấm đọt trên nhóm dưa, bầu, bí................. 8
1.6 Một vài kết quả nghiên cứu và ứng dụng về gốc ghép bầu bí ....................... 10
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP............................................. 12
2.1 Phương tiện ................................................................................................. 12
2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện ....................................................... 12

2.1.2 Tình hình khí hậu............................................................................. 12
2.1.3 Nguyên vật liệu................................................................................ 13

viii


ix

2.2 Phương pháp................................................................................................ 13
2.2.1 Bố trí thí nghiệm.............................................................................. 13
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ............................................................................. 16
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 17
2.2.4 Phân tích số liệu............................................................................... 18
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 19
3.1 Ghi nhận tổng quát ...................................................................................... 19
3.2 Chỉ tiêu tăng trưởng .................................................................................... 19
3.2.1 Thời gian và số lần thu trái .............................................................. 19
3.2.2 Chiều dài chồi dài nhất .................................................................... 20
3.2.3 Số lá trên chồi dài nhất .................................................................... 21
3.2.4 Đường kính gốc thân ....................................................................... 22
3.2.5 Kích thước trái................................................................................. 22
3.3 Năng suất và thành phần năng suất trái ........................................................ 23
3.3.1 Số trái trên cây................................................................................. 23
3.3.2 Trọng lượng trái trên cây ................................................................. 24
3.3.3 Tổng số trái ..................................................................................... 25
3.4 Năng suất và thành phần năng suất hạt......................................................... 26
3.4.1 Tổng năng suất hạt........................................................................... 26
3.4.2 Năng suất 3 loại hạt ......................................................................... 27
3.4.3 Trọng lượng hạt trên trái.................................................................. 28
3.4.4 Tỷ lệ nảy mầm của 3 loại hạt ........................................................... 29

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 30
4.1 Kết luận....................................................................................................... 30
4.2 Đề nghị........................................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 31
PHỤ CHƯƠNG....................................................................................................

ix


x

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Loại, lượng và thời kỳ bón phân của cây bầu Kurume.

16

3.1

Thời gian và số lần thu trái của bầu Kurume ở số lần bấm đọt
khác nhau, tại Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần
Thơ, Thu Đông 2009.


20

Số lá trên chồi dài nhất của bầu Kurume ở số lần bấm đọt
khác nhautại Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần
Thơ, Thu Đông 2009.

21

Đường kính gốc thân của bầu Kurume ở số lần bấm đọt khác
nhau, tại Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ,
Thu Đông 2009.

22

Kích thước trái của bầu Kurume ở số lần bấm đọt khác nhau,
tại Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu
Đông 2009.

23

Năng suất 3 loại hạt của bầu Kurume ở số lần bấm đọt khác
nhau, tại Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ,
Thu Đông 2009.

28

Trọng lượng hạt trên trái của bầu Kurume, tại Trại thực
nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu Đông 2009.

29


Tỷ lệ nảy mầm của 3 loại hạt bầu Kurume, tại Trại thực
nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu Đông 2009.

29

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6
3.7

x


xi

DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1
2.2

2.3
3.1


3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

Tựa hình

Trang

Tình hình khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm, tại Trại thực
nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu Đông 2009.

12

Sơ đồ thí nghiệm “Ảnh hưởng của biện pháp bấm đọt lên năng
suất hạt giống bầu Kurume làm gốc ghép, Đại học Cần thơ,
Thu Đông 2009”

14

Các biện pháp bấm đọt bầu tại trại Thực nghiệm Nông nghiệp,
trường Đại học Cần Thơ, Thu Đông 2009.

15


Chiều chồi dài nhất của bầu Kurume ở số lần bấm đọt khác
nhau, tại Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu
Đông 2009.

21

Số trái trên cây của bầu Kurume ở số lần bấm đọt khác nhau
tại trại Thực Nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu
Đông 2009.

24

Trọng lượng trái trên ha của bầu Kurume ở số lần bấm đọt khác
nhau, tại Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu
Đông 2009.

25

Tổng số trái của bầu Kurume ở số lần bấm đọt khác nhau, tại
Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu Đông
2009.

26

Năng suất hạt (kg/ha) của bầu Kurume ở số lần bấm đọt khác
nhau, tại Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu
Đông 2009.

27


Phân biệt 3 loại hạt của bầu Kurume ở số lần bấm đọt khác
nhau, tại Trại thực nghiệm Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Thu
Đông 2009.

28

xi


1

MỞ ĐẦU
Rau thuộc loại bầu bí (Cucurbitacecae) ngoài những cây có giá trị kinh tế cao
như dưa hấu, dưa leo…thì cây bầu cũng không kém phần quan trọng. Bầu ngoài
việc trồng lấy trái làm thực phẩm, bầu còn có vai trò quan trọng dùng làm gốc ghép
để kháng bệnh.
Bầu Kurume là một trong những loại giống được trồng làm gốc ghép mang
lại hiệu quả cao, nhờ khả năng tăng trưởng nhanh, bộ rễ rất phát triển, ăn sâu và lan
rộng nên dễ dàng cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây; lại có khả năng ra rễ bất
định trên các đốt thân nên có khả năng chịu hạn cao; thân lá phát triển mạnh có khả
năng chống chịu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh héo do nấm Fusarium oxysporium f.sp
lycopersici (là một loại bệnh nguy hiểm nhất, đến nay chưa có thuốc phòng trị hữu
hiệu).
Do áp dụng kỹ thuật ghép rộng rãi nên cần số lượng gốc ghép lớn mới đáp
ứng yêu cầu sản xuất, thế nhưng, gốc ghép này hiện nay phải nhập nội hạt giống với
giá thành khá cao, chưa được sản suất trong nước để cung cấp cho người trông dưa.
Nhưng bầu Kurume là giống nước ngoài nên chưa biết được những biện pháp kỹ
thuật, chăm sóc thích hợp để cho năng suất cao. Bấm đọt là một trong những biện
pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất hạt bầu. Nhưng để xác định được biện pháp
bấm đọt nào cho năng suất hạt cao nhất là vấn đề cần được quan tâm hiện nay.

Chính điều này, đề tài nghiên cứu về “Ảnh hưởng của biện pháp bấm đọt lên
năng suất hạt giống bầu Kurume làm gốc ghép, vụ Thu Đông 2009” được thực hiện
nhằm xác định biện pháp bấm đọt thích hợp cho năng suất hạt giống cao nhất trong
vụ Thu Đông.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
CÂY BẦU.
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cây bầu
Cây bầu có tên khoa học là Lagernaria siceraria (Molina) Standl, tên tiếng
Anh: Bottle gourd, thuộc họ bầu bí (Cucurbitacecae), có nguồn gốc ở Châu Mỹ,
ngày nay được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới
(Võ Văn Chi, 2005). Theo Mai Thị Phương Anh (1996) cho rằng, bầu có nguồn gốc
ở Châu Phi và Madagasca, nó xuất hiện ở Hi Lạp khoảng 3.000 - 3.500 năm trước
công nguyên, ở Thái Lan 10.000 - 6.000 năm trước công nguyên, ở Mêhicô 7.000 5.000 năm trước công nguyên. Peru 4.000 - 3.000 năm trước công nguyên, ở Trung
Quốc 500 sau công nguyên.
Theo Phạm Hồng Cúc và ctv. (2001) tỷ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn
các cây khác trong họ, trái non chứa 90,7% nước, 0,7% chất đạm, 0,2% chất xơ và
0,6% chất khoáng. Võ Văn Chi, (2005) cho rằng bầu chứa 0,5% protein, 0,1% lipid
và 0,8% cellulose. Thịt trái non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa
bệnh đáy tháo và mụn lở.
1.1.2 Đặc tính thực vật cây bầu
Cây bầu là loại cây một năm, có tua cuốn (vòi bám) dài, phân nhánh nhiều và
chịu được điều kiện khô hạn.
- Rễ: Cây bầu có bộ rễ phát triển rất sâu và rộng để cung cấp nước và dinh
dưỡng cho cây, ngoài ra bầu còn có khả năng ra rễ bất định ở các đốt cây nên có

tính chịu hạn cao (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999). Tương tự, Tạ Thu
Cúc (2005) cũng cho rằng rễ bầu có khả năng hút nước ở tầng đất sâu, có khả năng
chịu hạn tốt. Hệ rễ ăn sâu từ 0,6 - 1 m.


3

- Thân: Bầu thuộc loại thân thảo, bò lan, thân lá phát triển rất mạnh, sinh
nhánh rất lớn, có thể ra tới nhánh cấp 4, cấp 5 (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc
Thi, 1999) . Thân được bao phủ bởi lớp lông cứng để tránh thoát nước. Theo Trần
Thị Ba và ctv (1999), cây bầu có thân leo bò, chiều dài thân chính 2 - 8 m, mọc
chậm giai đoạn đầu, thân trong rỗng và xốp, bên ngoài có nhiều lông tơ, đốt trên
thân mang nhánh, lóng thân phát triển rất nhanh. Còn theo Tạ Thu Cúc (2005), khả
năng sinh trưởng của thân thay đổi theo thời gian, kỹ thuật trồng. Ở thời kỳ cây có 1
- 5 lá, cây có thân đứng, đốt ngắn, mảnh. Thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh
trưởng nhanh, lóng dài ở thời kỳ ra hoa. Đến cuối đời cây già thì đạt độ dài tối đa.
- Lá: Bầu thuộc loại 2 lá mầm, 2 lá mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua
đỉnh sinh trưởng, hình trứng. Lá thật mọc cách trên thân chính, lá có độ lớn tối đa
vào thời kỳ sinh trưởng mạnh, ra hoa rộ. Lá hơi tròn, có lớp lông dày nhưng mềm
(Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), lá mầm lớn dạng hình trứng,
nếu chăm sóc tốt tuổi thọ kéo dài đến hết thời kỳ sinh trưởng của cây. Lá thật là lá
đơn, mọc cách, có chia thùy và che thùy cạn. Bầu có diện tích mặt lá lớn nên quang
hợp mạnh và khả năng tiêu thụ nước cũng hạn chế vì lá có nhiều lông tơ bao phủ.
- Hoa: Hoa bầu nở vào buổi chiều, là loài thụ phấn tự do nên nó cần có côn
trùng tham gia vào quá trình thụ phấn. Nếu lượng côn trùng không đáp ứng được thì
phải thực hiện thủ công, bằng cách chọn những hoa đực và cấy truyền hạt phấn đến
những hoa cái. Hoa thuộc loại đơn tính, đồng chu, thụ phấn chéo nên cần thụ phấn
bổ sung để tăng tỷ lệ đậu trái. Số lượng hoa đực nhiều hơn hoa cái gấp 10 - 30 lần.
Hoa có 5 cánh, màu trắng, nằm đơn độc ở nách lá, hoa có bầu noãn hạ, cuống hoa
dài, nở vào buổi chiều. Hoa cái chủ yếu xuất hiện ở nhánh và thân chính. Khi nở,

hoa hướng lên nhưng trái phát triển hướng xuống (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo
Tạ Thu Cúc (2005), hoa bầu đơn tính, hoa đực nhiều hơn hoa cái tỷ lệ đực/cái là
24:1 trên cùng một cây.
- Trái và hột: Trái thuộc loại phì quả, có 3 tâm bì (Trần Thị Ba và ctv.,
1999). Theo Tạ Thu Cúc (2005), trái có hình dạng khác nhau như hình trụ, tròn,…
Vỏ ngoài nhẵn hoặc có sọc, màu sắc quả xanh nhạt, xanh thẫm hay trắng,… Võ Văn


4

Chi (2005) cho rằng quả bầu tròn, dài, có lông, vỏ màu lục nhạt hay sẫm, hoặc có
đốm khi già thì vỏ ngoài hóa gỗ.
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), hột bầu dẹp hơi dài, một đầu nhọn và một
đầu tròn. Kích thước 5 - 12 mm; nhiều hột trên trái. Hạt chứa nhiều chất béo nên dễ
mất sức nảy mầm. Hạt khô chứa 45% chất dầu. Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần
Khắc Thi (1999), hột bầu chứa 30 - 40% chất dầu thực vật.
1.2 CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY BẦU
1.2.1 Thời kỳ nảy mầm (từ gieo đến khi 2 lá mầm)
Theo Tạ Thu Cúc (1999), ở thời kỳ này, hai lá mầm sinh trưởng rất nhanh,
ảnh hưởng đến đời sống của cây, đặc biệt là thời kỳ cây con. Hột bầu lớn nên chứa
nhiều chất dinh dưỡng thuận lợi cho quá trình mọc mầm. Yêu cầu quan trọng trong
thời gian nảy mầm là nhiệt độ, thích hợp nhất là 25 - 30oC. Khi nhiệt độ trên 12oC
thì hạt nảy mầm, nhiệt độ dưới 10oC không mọc mầm.
1.2.2 Thời kỳ cây con (từ lúc xuất hiện 2 lá mầm đến khi cây có 4 – 5 lá thật)
Ở thời kỳ này thân, lá phát triển chậm, lóng ngắn, lá nhỏ, chưa phân cành. Rễ
phát triển tương đối nhanh về chiều sâu và rộng, rễ phụ mạnh (Trần Thị Ba và ctv.,
1999). Tạ Thu Cúc (2005), bầu sinh trưởng rất yếu, rất mẫn cẩm với điều kiện ngoại
cảnh và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại kém ở thời kỳ này. Vì vậy, tăng
cường chăm sóc kết hợp giữa vun xới với bón thúc, tưới giữ ẩm để kích thích ra rễ
và thúc đẩy sinh trưởng của thân là biện pháp cần thiết.

1.2.3 Thời kỳ tăng trưởng (từ 4 - 5 lá thật đến khi ra hoa cái đầu tiên)
Thân, lá sinh trưởng mạnh, số lá và diện tích lá tăng, chiều dài và đường kính
thân tăng vượt trội so với thời kỳ cây con. Các nhánh cấp 1, cấp 2 và tua cuốn được
hình thành liên tục. Cây xuất hiện hoa cái đầu tiên sau khi gieo trồng từ 50 - 70
ngày (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), thân chuyển sang bò,
phát triển nhanh, tốc độ ra lá mạnh, kích thước lá lớn. Hoa đực nhiều, có hoa cái
đầu tiên, bộ rễ sinh trưởng nhanh hơn thân, lá nên xảy ra hiện tượng lốp cần chăm
sóc đúng kỹ thuật.


5

1.2.4 Thời kỳ ra hoa, kết trái (ra hoa, đậu trái tập trung)
Thân, lá, rễ phát triển tối đa. Thân vượt hơn rễ và cho lứa trái đầu tiên. Cây
yêu cầu nhiều nước và dinh dưỡng nhất (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Tạ Thu
Cúc (2005), trái được hình thành một cách liên tục, tăng nhanh về kích thước và
khối lượng trái phát triển cân đối, mẫu mã đẹp. Vì thế, cần bón phân đầy đủ để đạt
năng suất trái thương phẩm cao. Đường Hồng Dật (2002) cho rằng thời kỳ này cần
giữ cho đất có 70 - 80% độ ẩm đồng ruộng.
1.2.5 Thời kỳ già cỗi (trái tập trung đến cây tàn)
Sinh trưởng thân, lá giảm nhanh, hoa, trái ít, dị dạng nhiều, kém phẩm chất.
Cần chăm sóc để kéo dài tuổi thọ bộ lá xanh và giảm tỷ lệ trái dị dạng (Trần Thị Ba
và ctv., 1999).
1.3 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY BẦU
1.3.1 Nhiệt độ
Theo Tạ Thu Cúc (2005) bầu là cây chịu nóng, khi nhiệt độ cao 35 - 40oC
vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 23 - 30oC.
Nhiêt độ xuống thấp 10 - 15oC thì sự sinh trưởng và phát triển gặp trở ngại, gây khó
khăn cho quá trình thụ phấn, thụ tinh dẫn đến rụng nụ, rụng hoa. Mai Thị Phương
Anh (1996); Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999) cũng cho rằng nhiệt độ

thích hợp để cây sinh trưởng từ 20 - 30oC.
1.3.2 Ánh sáng
Ánh sáng rất cần thiết cho cây bầu vì là nguồn năng lượng cho quang tổng
hợp. Sự tổng hợp chất xanh của lá, sự chuyển động của lá, sự tổng hợp vitamin hay
sự biến đổi về chất để cây ra hoa kết trái đều có liên quan đến ánh sáng (Phạm Hồng
Cúc và ctv., 2001).
Đào Duy Cầu (2004) cho rằng cường độ ánh sáng mạnh và thời gian chiếu
sáng ngắn thì khả năng phát triển của cây bầu nhanh và mạnh. Yêu cầu về thời gian
chiếu sáng không nghiêm khắc với chế độ chiếu sáng từ 10 - 12 giờ và cường độ


6

ánh sáng mạnh (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999),
yêu cầu ánh sáng đối với cây bầu ngày ngắn 8 - 12 giờ chiếu sáng trong ngày,
quang kỳ ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy ra hoa cái nhiều, tăng
tỷ lệ đậu trái, trái chín sớm, năng suất cao. Theo Tạ Thu Cúc (2005), trong điều kiện
trời mây âm u, mưa phùn hạn chế côn trùng hoạt động nên cần thụ phấn bổ sung để
tăng tỷ lệ đậu trái.
Cây bầu cần nhiều ánh sáng ngay từ khi xuất hiện lá mầm đầu tiên cho đến
khi kết thúc sinh trưởng, nắng nhiều và nhiệt độ cao là hai yếu tố làm tăng chất
lượng trái. Cây không đủ ánh sáng hay do trồng dày, bị che khuất cây sẽ sinh trưởng
kém, ra hoa chậm làm giảm tỷ lệ đậu trái và kích thước trái nhỏ (Mai Thị Phương
Anh, 1996).
1.3.3 Ẩm độ và nước
Độ ẩm không khí thích hợp 45 - 55%, độ ẩm cao dễ bị bệnh hại xâm nhiễm.
Cây bầu có khối lượng thân, lá lớn, thời gian ra hoa, kết trái kéo dài nên những thời
kỳ quan trọng như: thời kỳ sinh trưởng thân, lá; thời kỳ hình thành hoa cái và thời
kỳ trái phát triển cần cung cấp đầy đủ nước (Tạ Thu Cúc, 2005). Các tác giả
Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999), Trần Thị Ba và ctv. (1999), Tạ Thu

Cúc (2005) đều cho rằng ẩm độ đất thích hợp cho bầu là 70 - 80%.
1.3.4 Đất và dinh dưỡng
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), cây bầu không kén đất, đất tơi, xốp, tầng
canh tác sâu, thích hợp trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ, pH trung bình. Giai đọan ra
hoa, đậu trái cần nhiều dinh dưỡng nhất, cân đối NPK và phân chuồng. Theo Tạ
Thu Cúc (2005), cây sinh trưởng và phát triển trong phạm vi độ pH từ 5 - 7. Cây
bầu cần nhiều phân kali nhất, kế đến là phân đạm và ít hơn là phân lân. Công thức
phân: 120 kg N - 150 kg P2O5 - 100 kg K2O/ha.
1.4 GIỐNG
Giống được xem là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc không
ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Các nhà khoa học ước tính khoảng 30 - 50%


7

mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ việc đưa ra sản
xuất những giống tốt mới (Trần Thượng Tuấn, 1992).
Chu Thị Thơm và ctv. (2006) thì cho rằng giống là một nhóm cây trồng, có
đặc điểm kinh tế, sinh học và các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao,
chất lượng tốt ở các vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kỹ thuật phù hợp. Trong
sản xuất, giống được nông dân xếp vào hàng “tứ trụ” để có năng suất cao. Trong
một loài cây có rất nhiều giống, mỗi giống như vậy mang một đặc tính khác nhau về
hình thái, thời gian sinh trưởng và phẩm chất nông sản (Mai Văn Quyền và ctv.,
2005). Giống giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Dựa vào đặc
tính của từng giống để người trồng quyết định áp dụng quy trình trồng trọt thích
hợp, trồng ở đâu và trồng mùa nào, dựa trên đặc tính riêng của từng giống để khai
thác hay cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của người sản xuất (Mai Văn Quyền và
ctv., 2005).
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có
các loại giống bầu lấy trái làm rau ăn được trồng phổ biến như:

Bầu thước: Trái hình trụ dài 60 - 80 cm, vỏ màu xanh nhạt, cho nhiều trái
trên đất phù sa màu mở, trái ít hạt, hạt già màu nâu, trơn, láng. Canh tác bầu thước
phải làm giàn.
Bầu sao: Trái cứng hình trụ, dài 40 - 60 cm, vỏ màu xanh đậm điểm những
đốm trắng. Bầu sao thích nghi với điều kiện đất rộng rãi nên được trồng phổ biến
hơn bầu thước. Một số nơi trồng bầu sao không phải làm giàn, bầu vẫn cho trái
nhưng trái ngắn. Bầu sao chứa nhiều hột, hột già màu nâu sậm với nhiều lông tơ
trắng.
Bầu thúng hay bầu nậm: Trái có hình dáng như cái bình với phần dưới
phình to, trái chứa nhiều ruột và hột, trái quá to nên ít được ưa chuộng trong sản
xuất.


8

Bầu trắng: Trồng phổ biến ở Tiền Giang. Bầu cho trái ngắn, từ 30 - 40 cm,
hình trụ, kích thước đầu và cuối bằng nhau. Bầu trắng được ưa chuộng nhờ cho
nhiều trái, từ 30 - 40 trái/cây.
Bầu Nhật làm gốc ghép: được nhập từ Nhật do công ty Kurume phân phối.
Trái giống như bình rượu (phình to phía đuôi thắt eo ở phần đầu), trái to có màu
trắng hay sọc xanh, chứa nhiều hạt, kích thước 30 - 50 cm, cho từ 200 - 400 kg/ha
hạt (Kurume Vegetable Breeding Co, 1996).
1.5 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP BẤM ĐỌT TRÊN
HỌ DƯA, BẦU, BÍ
Theo Nguyễn Minh Chơn (2004) đỉnh sinh trưởng của cây là nơi tập trung
chất Auxin có tác dụng giúp cây vươn dài. Vì vậy, khi mất đi đỉnh sinh trưởng thì
sự vươn dài của cây bị giảm dẫn đến chiều cao cây ngắn.
Bấm đọt tỉa cành là kỹ thuật thâm canh cao của nghề trồng rau, nó đem lại
hiệu quả kinh tế lớn đối với những cây như bầu, bí dưa, cà chua, cà tím… (Trịnh
Thị Thu Hương, 2001).

Rau họ bầu bí thuộc loại cây một năm, thân leo bò, chiều dài 2 - 8 m, có tua
cuống (vòi bám) dài, phân nhánh nhiều, diện tích mặt lá lớn. Do đó cần phải tỉa
nhánh, bấm đọt, cắt bớt lá già chồng chất lên nhau, để hạn chế sâu bệnh và tăng khả
năng quang hợp của lá (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.5.1 Cây bầu
Ở cây bầu tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh và có tính sinh
nhánh lớn. Cây bầu mang trái ở dây nhánh, nên bấm ngọn thường xuyên bốn đến
năm ngày một lần để bầu không bò dài và cho nhiều trái (Trần Thị Ba và ctv.,
1999).
Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), cây bầu ngắt đọt thân chính khi cây có 4
- 5 lá thật để cây sớm ra nhánh cấp 1 và cấp 2 mang nhiều hoa cái hơn. Ngoài ra,
bấm đọt còn điều chỉnh sự sinh trưởng, phát triển của cây một cách cân đối hài hòa,
cho năng suất cao.


9

Việc tỉa nhánh được thực hiện thường xuyên cho đến khi thụ phấn (Phạm
Hồng Cúc, 2000). Tỉa nhánh vào buổi sáng lúc trời nắng ráo để vết cắt mau khô,
thỉnh thoảng nhúng kéo vào dung dịch Benlate hoặc Copper B nồng độ 1 - 2% để
ngừa bệnh lây lan (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.5.2 Cây dưa hấu
Trong kỹ thuật trồng dưa hấu ăn tươi, việc bấm đọt ở khâu chăm sóc là rất
cần thiết để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, giúp dễ chăm sóc,
tuyển trái sau này (Phạm Hồng Cúc, 2002). Trên dưa ăn trái tươi nên tỉa nhánh sớm
khi nhánh vừa nhú ra 5 - 10 cm chỉ chừa 2 nhánh trên cây cho đến khi thu hoạch để
cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.5.3 Cây dưa lê
Khi cây có bảy đến tám lá thật thì tiến hành bấm ngọn để phát triển dây
nhánh, vì phần lớn trái được tạo ở dây thứ cấp một và hai. Dây thứ cấp một có bốn

đến năm lá lại bấm ngọn tiếp và dây thứ cấp hai bấm ngọn khi nách đầu có hoa cái
(Mai Thị Phương Anh, 1996).
1.5.4 Cây dưa gang
Để cây dưa gang cho nhiều trái thì việc ngắt ngọn phải được tiến hành khi
dây cái có bốn dây thứ cấp một mọc ngang, làm như vậy giúp cho dây thứ cấp một
phát triển và khi dây thứ cấp một cho trái lại tiếp tục ngắt ngọn để dây thứ cấp hai
phát triển (Lâm Thế Viễn, 1978).
1.5.5 Cây bí xanh
Bí xanh ra nhiều nhánh, các nhánh đều ra trái. Do đó cần bấm bớt ngọn và
hoa đực để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Mỗi cây để hai đến ba nhánh chính mỗi
nhánh để hai đến ba trái (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi., 1999).
1.5.6 Cây bí đỏ
Bấm ngọn cây bí đỏ để bí cho ra nhánh mỗi cây để hai đến bốn nhánh, tỉa bỏ
cành con kém phát triển và những đám lá già, lá mọc trùng lấp cho thoáng để ong


10

bướm dễ tìm hoa, nhớ đó tăng tỷ lệ đậu trái của bí đỏ lên rất nhiều (Nguyễn Văn
Thắng và Trần Khắc Thi, 1999).
1.5.7 Cây khổ qua
Bấm ngọn cây khổ qua nhằm mục đích cho cây sớm thành lập hoa cái và
thúc đẩy trổ hoa rộ do số lượng hoa cái tăng nhanh theo cấp nhánh. Ngoài ra đối với
khổ qua cần tỉa bỏ hết những nhánh gốc cách mặt đất 40 - 50 cm, nên thực hiện lúc
trời tốt hoặc chiều mát để vết cắt mau lành (Nguyễn Văn Tân, 2010).
1.6

MỘT VÀI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VỀ GỐC GHÉP

BẦU BÍ

Theo Phạm Hồng Cúc (2001) thì có nhiều giống bầu bí được các công ty
Giống cây trồng chọn lọc làm gốc ghép cho dưa. Ở nước ta, bầu sao thường được
chọn làm gốc ghép vì có khả năng tăng trưởng mạnh, bộ rễ rất phát triển, ăn lan
rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt. Theo Trần Thế Tục (2000), gốc ghép
ảnh hưởng đến khả năng chống chịu bệnh của thân ghép. Mức độ sinh trưởng của
thân, cành ghép có mối tương quan thuận đến sự phát triển của bộ rễ gốc ghép.
Ghép dưa là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa liên tục
mỗi năm mà cây con không bị chết héo do nấm Fusarium oxysporium f.sp. Dưa
ghép trên gốc bầu, bí là kỹ thuật trồng phổ biến ở các nước tiên tiến, ở nước ta chỉ
có vùng Phú Tâm (Sóc Trăng)áp dụng kỹ thuật này trong sản xuất đại trà (Phạm
Hồng Cúc, 2002). Năm 1920, người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng phương
pháp ghép để tránh bệnh héo Fusarium oxysporium f.sp trên cây dưa hấu. Phương
pháp này mở ra một hướng mới để phòng trừ các bệnh từ đất đối với cây rau, bởi vì
68% các trường hợp bị bệnh của rau là bệnh bắt nguồn từ đất (Takahashi, 1984 trích
bởi Đỗ Thị Huỳnh Lam, 2006).
Ở các vùng miền Bắc Nhật Bản, người dân thường sử dụng giống bầu Nậm
(Lagernaria) để làm gốc ghép cho dưa hấu vì gốc bầu giúp vỏ dưa hấu mỏng hơn,
tăng hàm lượng đường nhiều hơn so với gốc ghép là bí ngô (Kobayashi, 1988 trích
bởi Lê Thị Thủy, 2000). Nhờ việc sử dụng giống bầu (Cucurbita ficifolia) làm gốc


11

ghép cho cây dưa hấu mà diện tích cây dưa hấu ở Nhật Bản tăng 59% năm 1930 so
với 1929. Hơn thế nữa, công nghệ nay đã được người dân tỉnh Phúc Kiến (Trung
Quốc) ứng dụng để cứu nguy cho 5.000 ha dưa hấu bị bệnh héo Fusarium (He,
1988 trích bởi Nguyễn Minh Phú, 2007).
Theo nghiên cứu của Yetiser và Sari (2000) thì khả năng sống của dưa ghép
trên gốc bí là thấp nhất (65%) trong khi ghép trên gốc bầu thì có tỷ lệ sống rất cao
(95%), dưa ghép khi trồng ngoài đồng có trọng lượng trái tăng 148%; trọng lượng

khô tăng 42 - 180%, số lượng và kích thước lá tăng 58 - 100% so với cây trồng bình
thường (trích bởi Đỗ Thị Huỳnh Lam, 2006). Cây ghép giữ được đặc tính của cây
giống muốn nhân, tăng sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng, rút ngắn thời gian chọn
giống, chống lại những bất lợi của môi trường (Lê Thị Thủy, 2000).
Theo Đỗ Thị Huỳnh Lam (2006), thì dưa lê ghép bầu Nhật có sức sinh
trưởng mạnh, tỷ lệ sống cao sau khi ghép (84,3%), tăng chiều dài và số lá trên thân,
trọng lượng trái (0,86 kg/trái) và năng suất (11,20 tấn/ha) cao nhất, ít bị bệnh chết
cây (5,21%) và độ ngọt rất cao (Brix = 11,63%). Dưa lê ghép gốc bầu địa phương
(bầu thước) sinh trưởng mạnh về thân lá, tỷ lệ cây sau ghép cao (88%), trọng lượng
trái trung bình (31%) so với bầu Nhật, độ ngọt kém (Brix = 8,60%), tỷ lệ bệnh chết
cây khá cao (17,54%). Ngoài ra trong mùa mưa dầm, trồng dưa hấu ghép bầu Nhật
cho năng suất trái thương phẩm cao, khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối
chứng trồng không ghép (Trần Thị Ba và ctv., 2009).
Ngày nay, nhu cầu cây ghép càng cao (0,6 - 1,0 tỷ cây/năm ở Nhật Bản).
Nhưng vật liệu quan trọng là giống bầu tốt như bầu Nhật chưa được trồng rộng rãi
làm cho việc sản xuất cây ghép không đủ cung cấp cho người dân, dẫn đến giá
thành cây ghép tăng cao (Lê Thị Thủy, 2000).


12

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: tại Trại Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
- Thời gian: từ tháng 7 – 12/2009 (vụ Thu Đông 2009).
2.1.2 Tình hình khí hậu
Thí nghiệm được thực hiện vào giữa mùa mưa nên lượng mưa biến động rất

lớn đặc biệt là tháng 9 (254 mm) tăng gấp 2 lần tháng 7 (119 mm) và cao hơn gần 2
lần so với tháng 11 (147 mm), nhiệt độ tương đối ổn định từ tháng 7 - 12, dao động
từ 25,6 - 27,3oC, ẩm độ giảm từ 86 - 83% trong tháng 10 - 12 (Hình 2.1 và phụ
chương 2) (Đài khí Tượng Thủy Văn TP. Cần Thơ, 2009).

86

84

83

80

195

60

130

40

65
27,3

26,7

27,3

26,5


26,5

25,6

20

g
án
h
T

Lượng mưa (mm/tháng)

84

260

88

87

o

Nhiệt độ ( C), Ẩm độ (%)

100

0
9
00

2
7/

g
án
h
T

9
00
2
8/

g
án
h
T

Nhiệt độ (oC)

9
00
2
9/

9
00
2
/


10
11
g
g
n
n
á
á
Th
Th
Thời gian

Độ ẩm (%)

9
00
2
/
g
án
h
T

12

9
00
2
/


Lượng mưa (mm/tháng)

Hình 2.1 Tình hình khí hậu trong thời gian thí nghiệm, tại Trại Thực nghiệm Nông
nghiệp, trường Đại học Cần Thơ, Thu Đông 2009.


13

2.1.3 Nguyên vật liệu
- Hạt giống bầu Kurume do công ty Kurume của Nhật phân phối.
- Màng phủ nông nghiệp: khổ 1,6 m gồm 2 mặt màu đen và màu xám bạc.
- Phân bón: Phân NPK (16-16-8), Super lân, Kali (60%) và vôi bột (40%)
- Thuốc trừ sâu: Basudin 10 H, Regent 80 WG, Actara 25 WG, Confidor
700WP, Bian 40 EC, Azimex 40EC, Dầu khoáng DS 98 EC.
- Thuốc trừ bệnh: Agronil 75WP, Daconil 75WP, Topsin 700WP.
- Thuốc kích thích: Progibb 40%.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4
nghiệm thức là 4 biện pháp bấm đọt (Hình 2.3) với 2 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức
gồm:
1. Bấm đọt một lần chừa 2 nhánh.
2. Bấm đọt hai lần chừa 4 nhánh.
3. Bấm đọt ba lần chừa 5 - 8 nhánh.
4. Bấm đọt bốn lần chừa 9 - 12 nhánh.
Bấm ngọn: khi cây được 4 - 5 lá tiến hành bấm đọt, cây cho khoảng 2 - 3
nhánh, khi các nhánh có 4 - 5 lá tiếp theo thì tiến hành bấm đọt lần hai và như thế
cho lần ba và bốn. Mỗi lần bấm đọt chỉ chừa 2 nhánh khỏe nhất.



×