Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG DUNG DỊCH KALI PHUN QUA LÁ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA OM 2514 TẠI XÃ ĐÔNG HÒA, HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.2 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & ỨNG DỤNG SINH HỌC

NGUYỄN THỊ THU THẮM

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG DUNG DỊCH KALI
PHUN QUA LÁ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA OM 2514 TẠI
XÃ ĐÔNG HÒA, HUYỆN AN MINH, TỈNH
KIÊN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM - 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên Ngành : TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & ỨNG DỤNG SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên Ngành : TRỒNG TRỌT

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG DUNG DỊCH KALI
PHUN QUA LÁ ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA OM 2514 TẠI
XÃ ĐÔNG HÒA, HUYỆN AN MINH, TỈNH
KIÊN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM - 2010

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện


PGS.TS NGUYỄN BẢO VỆ

NGUYỄN THỊ THU THẮM
MSSV: 3077199
Lớp: TT0711A1

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỰNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG DUNG DỊCH KALI PHUN QUA LÁ ĐẾN
NĂNG SUẤT CỦA LÚA OM 2514 TẠI XÃ ĐÔNG HÒA, HUYỆN AN MINH,
TỈNH KIÊN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN – 2010

Do sinh viên Nguyễn Thị Thu Thắm thực hiện và đề nạp. Kính mong Hội
đồng xem xét và chấp nhận.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS NGUYỄN BẢO VỆ

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỰNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề
tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG DUNG DỊCH KALI PHUN QUA LÁ ĐẾN
NĂNG SUẤT CỦA LÚA OM 2514 TẠI XÃ ĐÔNG HÒA, HUYỆN AN MINH,
TỈNH KIÊN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN - 2010

Được tiến hành từ tháng 9/2010 đến tháng 1/2011 do sinh viên Nguyễn Thị
Thu Thắm thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: ...............................................................
....................................................................................................................................
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn: .......................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011

TRƯỞNG KHOA NN & SHƯD

Chủ tịch hội đồng

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thắm

iii


LỊCH SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên:

Nguyễn Thị Thu Thắm

Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh:

18/05/1988

Nơi sinh:

Đông Hòa – An Minh – Kiên Giang

Điện thoại:


01226633459

Email:



II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1.Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1995 đến năm 200
Trường tiểu học Đông Thạnh
Địa chỉ: Đông Thạnh – An Minh – Kiên Giang
2.Trung học cơ sở
Thời giai đào tạo từ năm 2000 đến 2004
Trường THCS Đông Thạnh
Địa chỉ: Đông Thạnh – An Minh – Kiên Giang
3.Trung học cơ sở
Thời giai đào tạo từ năm 2004 đến 2007
Trường THPT Nguyễn Văn Xiện
Địa chỉ: Đông Thạnh – An Minh – Kiên Giang

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2011
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thắm

iv


LỜI CẢM ƠN


Kính dâng
Cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời này cho con và đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho con ăn học đến ngày hôm nay.
Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, người đã hết lòng hướng dẫn, tạo điều kiện và
đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn.
Anh Phạm Đức Trí, người đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi
trong thời giai tiến hành thí nghiệm.
Chị Bùi Thị Cẩm Hường tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa cách trình bày luận
văn.
Anh Nguyễn Văn Xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho việc bố trí
thí nghiệm trên ruộng nhà.
Xin chân thành cám ơn
Bạn Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Liên Hương đã giúp đỡ trong thời gian
tiến hành thí nghiệm và hoàn thành luận văn này.
Thân gửi đến
Tập thể trồng trọt K33 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai.

v


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG
TÓM LƯỢC
1

MỞ ĐẦU
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT NHIỄM MẶN
1.2 ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ NHIỄM MẶN LÊN ĐẶC TÍNH

vi
viii
ix
x
1
3
3

VẬT CỦA ĐẤT
4
1.2.1 Ảnh hưởng lên cấu trúc của đất
4
1.2.2 Ảnh hưởng lên mức độ thấm nước của đất
5
1.3 ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI CỦA MẶN LÊN SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY LÚA
1.3.1 Ảnh hưởng giai đoạn nảy mầm và đầu giai đoạn mạ
1.3.2 Ảnh hưởng của mặn lên chiều cao cây lúa
1.3.3 Ảnh hưởng của mặn lên số chồi lúa
1.3.4 Ảnh hưởng của mặn lên chiều dài bông lúa

1.3.5 Ảnh hưởng của mặn lên số hạt chắc trên bông và số
phần trăm hạt chắc
1.3.6 Ảnh hưởng của mặn lên trọng lượng 1000 hạt
1.3.7 Ảnh hưởng của mặn lên năng suất lúa
1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN QUA LÁ
1.4.1 Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá
1.4.2 Tầm quan trọng thực tiễn việc áp dụng dinh dưỡng
khoáng phun qua lá
1.5 VAI TRÒ CỦA NITROGEN, KALI, LƯU HUỲNH, CLOR
ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
1.5.1 Vai trò của clor đối với cây trồng
1.5.2 Vai trò của lưu huỳnh đối với cây trồng
1.5.3 Vai trò của nitrogen đối với cây trồng
1.5.4 Vai trò của kali đối với cây trồng
1.5.5 Một số kết quả nghiên cứu về phân kali trên
cây trồng

vi

5
6
6
7
7
8
8
9
9
9
9

11
11
11
12
13
16


2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

4

18
18
18
18
19

19
20
21
23
24
24

3.2 TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
3.2.1 Chiều cao
3.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
3.3.1 Chiều dài bông
3.3.2 Số hạt trên bông
3.3.3 Hạt lép trên bông
3.3.4 Trọng lượng ngàn hạt
3.3.5 Số bông trên m2
3.3.6 Hạt chắc trên bông
3.3.7 Phần trăm hạt chắc trên bông
3.4 NĂNG SUẤT
3.4.1 Năng suất lý thuyết
3.4.2 Năng suất thực tế
3.5 HIỆU QUẢ KINH TẾ
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.2 ĐỀ NGHỊ

24
24
25
25
26

27
28
29
31
31
32
32
34
35
37
37
37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

PHỤ CHƯƠNG

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1


Sự nhiễm mặn gây ra bởi tưới nước có muối

3

1.2

Gié lúa bất thụ do ảnh hưởng của mặn vào giai đoạn sinh sản

8

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm phun dung dịch kali

19

2.2

Sơ đồ lấy mẫu năng suất thực tế

22

3.1

Ruộng lúa bố trí thí nghiệm phát triển bình thường

24

3.2


Chiều cao cây lúa theo thời giai ở những nghiệm thức phun các
dạng kali khác nhau tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

25

3.3

Trọng lượng ngàn hạt ở các nghiệm thức phun dạng kali khác
nhau

28

3.4

Năng suất lý thuyết của lúa ở các nghiệm thức phun dạng kali
khác nhau

32

3.5

Năng suất thực tế của lúa ở các nghiệm thức phun dạng kali khác
nhau

34

viii



DANH SÁCH BẢNG
Tựa bảng

Bảng

Trang

2.1

Thành phần dung dịch kali

18

2.2

Các nghiệm thức trong thí nghiệm

19

2.3

Thời kỳ và lượng phân bón cho lúa tại xã Đông Hòa, huyện An
Minh, tỉnh Kiên Giang vụ Đông Xuân 2010

21

3.1

Ảnh hưởng của các dạng dung dịch kali lên thành phần năng suất
lúa


26

3.2

Ảnh hưởng của phun các dạng dung dịch kali lên thành phần
năng suất lúa

30

3.3

Hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức phun dung dịch kali khác
nhau trên heta

36

ix


NGUYỄN THỊ THU THẮM 2011, “ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG DUNG
DỊCH KALI PHUN QUA LÁ ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA LÚA OM 2514 TẠI XÃ
ĐÔNG HÒA, HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG, VỤ ĐÔNG XUÂN 2010” Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Cần Thơ. Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN BẢO VỆ.

TÓM LƯỢC
Trong những năm gần đây đang phát triển phong trào mô hình tôm lúa ở các
các tỉnh ven biễn như Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liệu. Việc cho nước
mặn vào ruộng để nuôi tôm lâu dần gây ra sự mặn hóa ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển cây lúa. Hậu quả dẫn đến năng suất lúa giảm trầm trọng. Do vậy yêu

cầu đặt ra của ngành là tìm giải pháp làm tăng năng suất lúa trên vùng đất nhiễm
mặn. Các nhà khoa học cho rằng kali có vai trò chống chịu mặn, tuy nhiên liều
lượng và dạng hợp chất nào thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Vì vậy đề tài “Ảnh
hưởng của các dạng dung dịch kali phun qua lá đến năng suất lúa OM 2514 tại xã
Đông Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang vụ Đông Xuân-2010” nhằm tìm ra
dạng dung dịch kali cho hiệu quả cao nhất. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn
toàn ngẩu nhiên với 5 lần lặp lại và 5 nghiệm thức. 1/Đối chứng không phun;
2/Phun dung dịch K2CO3; 3/phun dung dịch KNO3; 4/phun dung dịch KCl; 5/phun
dung dịch K2SO4. Dung dịch kali được phun qua lá với liều lượng 4 g/l vào 3 thời
điểm: tượng đòng, trước và sau trổ 7 ngày. Diện tích mỗi lô thí nghiệm là 49 m2,
giống lúa OM 2514, lúa được sạ tay với lượng giống là 180 kg/ha. Kết quả cho thấy
các nghiệm thức phun dung dịch kali cho chiều dài bông, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt
chắc, trọng lượng ngàn hạt và năng suất cao hơn so với đối chứng. Đặc biệt ở
nghiệm thức phun K2SO4 giúp lúa tăng trọng lượng ngàn hạt lên 16,8% và tăng
năng suất thực tế 70,63% so với đối chứng không phun.

x


MỞ ĐẦU
Cây lúa luôn giữ một vị trí quan trọng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Hiện nay, nhiều diện tích đất trồng lúa đang bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhiễm mặn.
Trên thế giới có khoảng 405 triệu ha đất nhiễm mặn và 70 triệu ha đất mặn
(Silvertooth, 2005). Vùng đất lúa nhiễm mặn tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) với khoảng 0,81 triệu ha (Cao Văn Phụng và Nguyễn Văn
Luật, 1995). Diện tích đất nhiễm mặn được chuyển sang canh tác theo mô hình
“Lúa-Tôm” bước đầu mang lại hiệu quả cao.
Đất mặn là một trong những yếu tố khó khăn trong chiến lược phát triển sản
lượng nông sản và thách thức trong an toàn lương thực, điều kiện khí hậu toàn cầu
thay đổi, mực nước biển sẽ nâng lên đe dọa đến các vùng canh tác đất thấp ven

biển, gây thiếu nước ngọt phục vụ cho sản suất. Việc đưa nước mặn vào mùa khô
dẫn đến một số vấn đề về mặn hóa đất canh tác, sau vụ tôm canh tác lúa thường gặp
khó khăn, lúa phát triển chậm hoặc không thể sống được. Diện tích canh tác lúa
ngày càng bị thu hẹp do việc xâm nhập mặn. Do vậy nhiệm vụ đặc ra của ngành là
làm thế nào để hạn chế thiệt hại và tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết những
khó khăn trên. Việc sử dụng phân bón lá là một trong những giải pháp mang lại hiệu
quả tích cực giúp lúa tăng khả năng chống chịu và làm tăng năng suất. Trong vùng
đất mặn, vai trò kali rất quan trọng, nó làm tăng tính chống chịu mặn cho cây trồng
chẳng hạn như giống lúa chịu mặn làm giảm độc chất Na+ bằng cách duy trì mức độ
K+ trong thân ở nồng độ cao (Krishnamurty và ctv., 1987; Prat và Fathi, 1990).
Những bằng chứng về sinh hóa cho thấy phân tử Na+ ảnh hưởng cấu trúc của tế bào
và vai trò K+ trong tế bào chất làm giảm ảnh hưởng do mặn. Hơn nữa sự mất cân
bằng của Na+/ K+ sẽ ảnh hưởng bất lợi đến năng suất hạt (Devitt, 1981). Tỷ lệ Na+/
K+ trong thân của giống chống chịu mặn nhỏ hơn giống nhiễm mặn trong điều kiện
mặn (Subbarao và ctv., 1990).
Để phát huy tiềm năng đất mặn ven biển cho sản xuất lúa, cần xem xét kali,
vì vai trò quan trọng của kali trong việc vừa làm giảm độ độc của Na+ trong môi
trường đất mặn vừa cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng làm cây tăng quang hợp,
cứng cây, chống đỗ ngã, đặc biệt là trên đất một vụ tôm một vụ lúa. Biện pháp phun
dung dịch dinh dưỡng kali nhằm mục đích tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng trong
khi rễ lúa bị hư hại do ngộ độc mặn. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón lá chứa kali
ở dạng nào thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của
các dung dịch kali phun qua lá đến năng suất lúa OM2514 tại xã Đông Hòa, huyện

1


An Minh, tỉnh Kiên Giang” nhằm xác định dạng dung dịch kali phun qua lá cải thiện
năng suất lúa tại vùng đất nhiễm mặn.


2


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT NHIỄM MẶN
Theo Brouwer và ctv. (1985), đất có thể chứa nhiều muối vì đá mẹ có chứa
muối. Nước biển là một nguồn muối khác ở vùng đất thấp ven biển. Một nguồn
muối khác rất phổ biến là nguồn nước tưới. Hầu hết nước tưới có chứa một số muối,
sau khi tưới nước bổ sung vào đất, nước được cây trồng sử dụng hoặc bay, muối
được giữ lại trong đất. Nếu không được lấy đi, muối tích tụ trong đất, quá trình này
được gọi là sự mặn hóa. Đất mặn nhiều được nhận biết bởi một lớp màu trắng của
muối khô trên mặt đất.

Hình 1.1 Sự nhiễm mặn gây ra bởi nước tưới có chứa muối
(Nguồn: Nguyễn Văn Bo (2010))

Theo Brouwer và ctv. (1985), nước mặn ngầm cũng đóng góp cho sự nhiễm
mặn. Khi mực nước mặn ngầm dâng cao có thể đạt đến các lớp đất phía trên, do đó
cung cấp muối tới vùng rễ. Loại đất có chứa một lượng muối có hại thường được
gọi là đất mặn. Đất hoặc nước có một hàm lượng muối cao được cho là có độ mặn
cao.
Sự mặn hóa là một trong nhiều nguyên nhân làm cho đất suy thoái đi ngày
càng nhiều trên thế giới. Đất nhiễm mặn là hiện tượng tự nhiên do trong đất có chứa
một nồng độ cao của những dung dịch muối. Muối trong đất có thể bắt nguồn tại chỗ
từ trầm tích hoặc do sự xâm nhập của nước biển hay được cung cấp vào bởi việc sử
3



dụng nước mặn (Camberato, 2001). Sự tích tụ của muối trong đất bắt đầu xuất hiện
khi lượng nước bốc hơi vượt quá lượng nước cung cấp vào đất bởi mưa hoặc sự tưới
(Hình 1.1).
Theo Nguyễn Như Hà (2005), đất mặn khi trong dung dịch đất có chứa
nhiều muối, các phân tử chủ yếu như là Na, Ca, Mg, Cl, SO42+. Trong đó NaCl là
chính, có hai vùng đất nhiễm mặn khác nhau, vùng đất ven biển và vùng mặn khô
cằn, bán khô cằn.
Đất nhiễm mặn ở ĐBSCL chiếm diện tích khá lớn so với diện tích toàn vùng,
đứng thứ hai sau đất phù sa, với 809,034 ha (21,38% diện tích) (Cao Văn Phụng và
Nguyễn Văn Luật, 1995).
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ NHIỄM MẶN LÊN ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CỦA
ĐẤT
1.2.1 Ảnh hưởng lên cấu trúc của đất
Warrence và ctv. (2003) cho rằng đất mặn có thể ảnh hưởng đến các tính chất
vật lý của đất bằng cách làm cho các hạt mịn kết dính với nhau trong một khối. Quá
trình này được gọi là keo tụ và có lợi về mặt thoáng khí đất, quá trình xâm nhập và
sinh trưởng của rễ. Tăng độ mặn của dung dịch đất có ảnh hưởng tích cực lên sự ổn
định cấu trúc, ở mức độ mặn cao có thể có tác động tiêu cực và có khả năng gây
chết cây. Kết quả là độ mặn không thể tăng lên để duy trì cấu trúc đất mà không
xem xét tác động tiềm tàng về sức khỏe cây trồng.
Natri có tác động ngược lại của độ mặn lên đất. Các quá trình vật lý chính
liên kết với nồng độ Na+ cao là sự phân tán keo đất, sự phồng lên của đoàn lạp và
phiến sét. Các lực liên kết những hạt sét lại với nhau bị phá vỡ khi có quá nhiều ion
Na+ lớn nằm giữa chúng. Khi sự ngăn cách này xảy ra, các hạt sét mở rộng gây ra
sự phòng lên và phân tán đất. Sự phân tán đất làm cho các hạt đất bít các lỗ rỗng
trong đất, dẫn đến giảm độ thấm nước của đất. Khi đất bị ướt và khô nhiều lần thì
sự phân tán keo đất xảy ra, sau đó nó sửa đổi lại và trở nên cứng gần giống như xi
măng với cấu trúc ít hoặc không có. Ba vấn đề chính mà Na+ tạo ra sự phân tán là
giảm tính thấm, giảm tính dẫn nước và phủ một lớp vỏ trên bề mặt (Warrence và
ctv., 2003).


4


1.2.2 Ảnh hưởng lên mức độ thấm nước của đất
Đất phân tán không chỉ làm giảm lượng nước vào đất, mà còn ảnh hưởng đến
thủy lực của đất. Thủy lực đề cập đến tốc độ mà tại đó nước chảy xuyên qua đất. Ví
dụ, loại đất có cấu trúc rõ ràng sẽ chứa một số lượng lớn các tế khổng lớn, rạn nứt và
vết nứt cho phép lưu lượng tương đối nhanh chóng của nước xuyên qua đất. Khi Na+
tạo ra sự phân tán đất gây mất cấu trúc đất, thủy lực cũng bị giảm. Nếu nước không
thể đi qua đất, sau đó các lớp trên có thể trở nên căng ra và nước lưu lại. Kết quả là
đất không thoáng khí có thể làm giảm hoặc ngăn chặn sự sinh trưởng của cây trồng,
giảm tốc độ phân hủy chất hữu cơ. Việc giảm phân hủy chất hữu cơ là nguyên nhân
làm cho đất trở nên cằn cỗi, đất kiềm xấu đi (Warrence và ctv., 2003).
Việc phủ lớp vỏ bề mặt là một đặc tính của đất bị ảnh hưởng Na+. Những
nguyên nhân chính của phủ lớp vỏ bề mặt là do sự phân tán vật lý gây ra bởi tác động
của giọt mưa hoặc nước tưới và sự phân tán hóa học phụ thuộc vào tỷ lệ của độ mặn
và sự sodic của nước được sử dụng. Việc phủ lớp vỏ bề mặt do lượng mưa được
làm tăng bởi Na+ gây ra sự phân tán keo sét. Khi các hạt keo sét phân tán trong
nước của đất, chúng cắm vào các tế khổng lớn ở bề mặt đất theo hai cách. Đầu
tiên, chúng ngăn chặn con đường nước và rễ di chuyển xuyên qua đất. Thứ hai,
chúng tạo thành một lớp bề mặt giống như xi măng khi đất khô. Lớp phía trên
cứng, phủ lớp vỏ bề mặt, hạn chế tính thấm nhập nước và sự nảy mầm của cây
trồng.
1.3 ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI CỦA MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY LÚA
Mặn được biết là ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và trao đổi chất do những tác
động thẩm thấu của nó, những tác động độc đặc trưng của ion, làm xáo trộn tính
nguyên của màng tế bào và hoạt động gây trở ngại liên quan tới sự cân bằng chất
tan cùng với sự hấp thu dưỡng chất cần thiết (Poljakoff-Mayber và Gale, 1975).
Cây lúa trồng ở đất mặn phải đối mặt với khủng hoảng thẩm thấu cao, nồng

độ cao của các ion độc tố như Na+ và Cl- mà cuối cùng gây ra sự giảm sinh trưởng
(Martinez và Lauchli, 1993). Sự hấp thu ion làm cho việc điều chỉnh thẩm thấu dễ
dàng nhưng có thể dẫn đến ngộ độc ion và mất cân bằng dinh dưỡng. Sự ức chế của
muối gây ra mất cân bằng dinh dưỡng có thể được giảm tới mức tối thiểu cùng với
việc cung cấp đúng dinh dưỡng cho cây (Alsam và ctv., 2000).
Mặn gây ra những triệu chứng chính cho cây lúa như: đầu lá trắng được theo
sau bởi sự cháy chóp lá (đất mặn), màu nâu của lá và chết lá (đất sodic), sinh trưởng
của cây bị ức chế, số chồi thấp, sinh trưởng của rễ kém, lá cuộn lại, tăng gié bất thụ,
5


số hạt trên bông thấp, giảm trọng lượng 1000 hạt, thay đổi khoảng thời gian trổ, chỉ
số thu hoạch thấp, năng suất hạt thấp (Tagawa và Ishizaka, 1965).
1.3.1 Ảnh hưởng giai đoạn nảy mầm và đầu giai đoạn mạ
Các giống lúa chống chịu được mặn trong thời gian nảy mầm. Độ mặn trì
hoãn sự nảy mầm nhưng không làm giảm đáng kể phần trăm nảy mầm cuối cùng
(Akbar, 1975). Cây lúa giành được sự chống chịu trong thời gian sinh trưởng
dinh dưỡng (Iwaki, 1956; Kaddah và Fakhry, 1961; Pearon và Bernstein, 1959).
Theo Tagawa và Ishizaka (1965), nghiên cứu ảnh hưởng của mặn bắt đầu lúa 30,
60 và 90 ngày sau khi cấy nhận thấy rằng mặn gây hại nhiều nhất ở thời kỳ non
nhất. Khi cây già hơn sự chống chịu của chúng gia tăng. Ở 90 ngày cây hầu như
không bị ảnh hưởng bởi mặn trong đất ở nồng độ 1‰. Paerson (1959) cũng đã
báo cáo tính chống chịu mặn của cây mạ gia tăng dần lên từ 1 tuần, 3 tuần đến 6
tuần tuổi.
Đầu giai đoạn mạ mặn gây ra sự khô và cuộn tròn lá, màu nâu của chóp lá và
cuối cùng là sự chết cây mạ (Tagawa và Ishizaka, 1965). Nói chung, triệu chứng
gây hại của mặn xuất hiện trước hết trên lá thứ nhất, sau đó đến lá thứ hai và cuối
cùng đến lá trưởng thành. Mặn ngăn cản sự kéo dài lá và sự hình thành lá mới
(Akbar, 1972). Sự sinh trưởng giảm với việc gia tăng áp suất thẩm thấu (Shimose,
1963a) cũng như giảm hấp thu nước (Tagawa và Ishizaka, 1963a), Na+, Cl- trong lá

và thân gia tăng (Shimose, 1963b) và sự hấp thu bề mặt của K+ và Ca2+ bởi cây lúa
giảm (Shimose, 1963a). Chức năng quang hợp và hàm lượng chlorophyll giảm tỷ lệ
với việc gia tăng nồng độ muối, giảm kích cỡ khí khẩu cho thấy nồng độ CO2 trong
lá thấp chứa nhiều NaCl dẫn đến tỷ lệ quang hợp giảm (Ota và Yasue, 1962). Mặn
cũng ảnh hưởng bất lợi sự phát triển của rễ, giảm đáng kể bắt đầu sau sự thiết lập
cây mạ và tiếp tục cho tới lúc thu hoạch.
1.3.2 Ảnh hưởng của mặn lên chiều cao cây lúa
Chiều cao cây thay đổi đáng kể với mức độ mặn khác nhau. Chiều cao cây
giảm khi mức độ mặn tăng. Javed và Khan (1975), Saxena và Pandey (1981) đã báo
cáo rằng chiều cao cây giảm một cách tuyến tính với việc gia tăng mức độ mặn.
Akbar và ctv. (1972) cũng báo cáo rằng trong suốt giai đoạn sinh trưởng dinh
dưỡng, chiều cao cây, trọng lượng rơm, số chồi trên cây, trọng lượng khô của rễ và
chiều dài rễ tất cả đều bị ảnh hưởng bất lợi của mặn, nhưng các thông số sinh
trưởng không bị ảnh hưởng như nhau.

6


Trong thời gian sinh trưởng dinh dưỡng chiều cao cây, số chồi trên cây,
trọng lượng rơm, trọng lượng khô của rễ, chiều dài rễ, thời gian từ cấy đến trổ bông
tất cả đều bị ảnh hưởng bởi mặn. Sự sinh trưởng ở ngọn thường bị ngăn cản hơn sự
sinh trưởng ở rễ. Mặn ảnh hưởng sự kéo dài của rễ hơn sự sản xuất vật chất khô ở rễ
(Akbar và ctv., 1972). Trong thời gian sinh dưỡng ảnh hưởng phổ biến của mặn là
kiềm hãm sinh trưởng của thân, sự héo lá ít rõ ràng (Tagawa và Ishizaka, 1963).
Tổn thương mặn gay gắt hơn ở nhiệt độ cao (30,7oC) và ẩm độ thấp (63,5%) bởi gia
tăng bốc thoát hơi nước và hấp thu mặn của cây lúa (Ota và Yasue, 1962).
1.3.3 Ảnh hưởng của mặn lên số chồi lúa
Số chồi trên cây bị giảm một cách ý nghĩa ở 4‰ và 5‰ ở giống Bluebonnet.
Giống IR 8 và Jhona 349 đã ít bị ảnh hưởng bởi việc xử lý mặn và thậm chí sản xuất
nhiều chồi hơn đối chứng ở 3‰ và 4‰, ảnh hưởng xảy ra ở 5‰ (Akbar và ctv.,

1972). Sajjad (1984) và Heenan và ctv. (1988) cũng đã báo cáo rằng khủng hoảng
mặn làm giảm số chồi. Grattan và ctv. (2002) đã quan sát thấy rằng mặn có ảnh
hưởng sâu sắc trên số lượng bông.
Năng suất hạt phụ thuộc nhiều vào số chồi mang bông trên bụi. Sự hoảng
mặn đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và sức sống của chồi. Số lượng chồi giảm
dần dần với việc gia tăng mức độ mặn. Số chồi giảm mạnh ở 150 mM NaCl. Số
bông trên bụi lúa giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn. Số bông giảm đáng kể
được quan sát ở mức độ mặn 150 mM NaCl. Số lượng bông thấp hơn ở độ mặn cao
có thể do sự tích lũy của các chất đồng hóa thấp hơn đối với các cơ quan sinh sản
(Hasamuzzaman và ctv., 2009). Khi cây bị tiếp xúc liên tục với môi trường mặn,
mặn ảnh hưởng sự tượng khối sơ khởi. Khan và ctv. (2007) cho rằng số bông trên
m2 cũng bị ảnh hưởng đáng kể khi sử dụng thạch cao và cao hơn đối chứng. Số
bông thấp nhất đạt được từ lô đối chứng và cao nhất được ghi nhận ở liều lượng 2,0
và 1,0 tấn thạch cao trên ha nhưng không khác biệt ý nghĩa thống kê.
1.3.4 Ảnh hưởng của mặn lên chiều dài bông lúa
Ở độ mặn thấp (chẳng hạn 2‰), chiều dài bông giảm đáng kể ở các giống
nhiễm mặn. Giống chống chịu mặn bị ảnh hưởng ở 3‰ (Akbar và ctv., 1972).
Hasamuzzaman và ctv. (2009) đã ghi nhận chiều dài bông cũng bị ảnh hưởng bởi
các mức độ mặn khác nhau. Chiều dài bông lúa giảm đáng kể được quan sát sau
mức độ 30 mM NaCl trở đi. Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào khả năng
nảy chồi của cây cũng bị ảnh hưởng bởi mặn. Kết quả tương tự được báo cáo trước
đó ở cây lúa bởi Marassi và ctv. (1989).

7


1.3.5 Ảnh hưởng của mặn lên số hạt chắc trên bông và phần trăm hạt chắc
Mặn làm giảm trong số hạt trên bông, đặc biệt ở nồng độ mặn 5‰ số hạt trên
bông giảm đáng kể (Akbar và ctv., 1972). Theo Hasamuzzaman và ctv. (2009), số
hạt trên bông giảm đáng kể ở độ mặn tăng. Số hạt trên bông cao nhất được ghi nhận

ở điều kiện đối chứng và số hạt trên bông thấp nhất được ghi nhận ở 150 mM NaCl
của mức độ mặn. Zaibunnisa và ctv. (2002) và Zaman và ctv. (1997) cũng đã báo
cáo rằng hạt chắc trên bông bị giảm bởi mặn.
Phần trăm hạt chắc giảm đồng thời với việc gia tăng nồng độ muối. Việc
giảm 50% hạt chắc xảy ra ở 4‰, ngoại trừ giống kháng Jhona 349 (Akbar và ctv.,
1972).
1.3.6 Ảnh hưởng của mặn lên trọng lượng 1.000 hạt
Sự khác nhau đáng kể ở trọng lượng 1.000 hạt do khủng hoảng mặn. Trọng
lượng 1.000 hạt tối đa là ở đối chứng trong khi trọng lượng thấp nhất nhận được từ
150 mM NaCl. Điều này có thể do sự tích lũy của carbohydrate và các chất khác
thấp hơn (Hasamuzzaman và ctv., 2009). Khatun và Flowers (1995) đã báo cáo rằng
trọng lượng 1.000 hạt giảm cùng với việc gia tăng mức độ mặn.

Hình 1.2 Gié lúa bất thụ do ảnh hưởng của mặn vào giai đoạn sinh sản
(nguồn: www.knowledgebank.irri.org/ricebreedingcourse)
8


1.3.7 Ảnh hưởng của mặn lên năng suất hạt lúa
Theo Akbar và ctv. (1972), mức độ mặn cao gây ra sự giảm rõ ràng trong
năng suất. Năng suất hạt lúa là sản phẩm sau cùng của các thành phần năng suất mà
bị ảnh hưởng nhiều bởi các mức độ mặn. Gia tăng mức độ mặn thì năng suất lúa bị
giảm. Sự khác biệt tối đa trong năng suất hạt được quan sát ở mức độ mặn 30 và 60
mM NaCl. Dưới điều kiện mặn liên tục, sự mất năng suất hạt xuất phát từ sự giảm
số bông trên mét vuông, số hạt trên bông, độ hữu thụ và chỉ số thu hoạch. Trong số
tất cả các thành phần đóng góp vào năng suất được nghiên cứu, độ hữu thụ của hạt
được nhận thấy bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Do đó làm giảm năng suất hạt đáng kể.
Ngoài độ hữu thụ, chiều dài bông và số bông là hai đặc tính bị ảnh hưởng quan
trọng đóng góp vào năng suất hạt (Hasamuzzaman và ctv., 2009).
Ảnh hưởng tổn thương mặn lớn nhất là trên bông. Mặn làm giảm một cách

mạnh mẽ chiều dài bông, số nhánh gié sơ cấp trên bông, số gié trên bông, phần trăm
hạt hình thành, trọng lượng bông do đó giảm năng suất hạt (Pearson, 1961; Akbar
và ctv., 1972). Trọng lượng 1.000 hạt cũng giảm (Ota và ctv., 1956). Tổn thương
mặn cũng dẫn đến hạt nhỏ bởi sự giảm chiều dài hạt, chiều rộng hạt và trạng thái
đặc của hạt (Ota và ctv., 1956). Mặn cũng ảnh hưởng chất lượng hạt lúa (Pan,
1964).
1.4 ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN QUA LÁ
1.4.1 sự hấp thu dinh dưỡng qua lá
Cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh
dưỡng nhanh hơn so với phương pháp cung cấp qua rể. Tuy nhiên việc cung cấp
dinh dưỡng khoáng qua lá mang tính chất nhất thời và có một số vấn đề như: vận
tốc hấp thu chậm, đặc biệt là những lá có lớp cutin dầy (ví dụ: cây thuộc họ cam
quýt và cà phê); dưỡng chất bị rửa trôi đi ở những lá không thấm nước hay bị rửa
trôi do mưa; dung dịch lá bị khô nhanh; sự chuyển vị của một vài dưỡng chất
khoáng nào đó từ nơi được cung cấp đến bộ phận khác của cây bị hạn chế (chẳng
hạn như sự chuyển vị của Ca); đối với khoáng đa lượng cung cấp bị hạn chế qua
một lần phun. Ngoài ra cung cấp dinh dưỡng qua lá thường ở nồng độ thấp, nếu cao
dễ gây tổn thương lá, lá bị cháy (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
1.4.2 Tầm quan trọng thực tiển việc áp dụng dinh dưỡng khoáng phun qua lá
Phun dinh dưỡng qua lá là phương pháp sử dụng phân vi lượng hiệu quả
nhanh, tiết kiệm phân bón, thường dùng để khắc phục các triệu chứng thiếu dinh

9


dưỡng. Phần lớn hiện tượng thiếu dinh dưỡng vi lượng không phải do đất thiếu mà
do điều kiện sinh thái cây trồng không sử dụng được (Nguyễn Như Hà, 2005).
Lớp đất bị khô
Ảnh hưởng của Na+ trong đất mặn làm cho đất phân tán mạnh. Sự phân tán
này làm cho đất cứng lại và cản trở sự thấm nước, ngăn cản con đường nước đến

rễ (Warrence và ctv. 2003). Đối với vùng đất bán khô hạn, lớp đất mặn bị thiếu
nước kéo theo làm giảm hữu dụng các dưỡng chất trong suốt thời gian sinh trưởng
của cây là hiện tượng thường gặp. Mặc dù nước hữu dụng vẫn còn có ở lớp đất phía
dưới, nhưng dinh dưỡng khoáng trở thành yếu tố giới hạn cho sinh trưởng của cây.
Trong điều kiện này việc bón phân dinh dưỡng vào đất ít hiệu quả hơn so với việc
phun qua lá (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Đất có dinh dưỡng hữu dụng thấp
Ở vùng đất đá vôi, có lượng Fe hữu thụ rất thấp và thiếu Fe rất phổ biến.
Việc phun dinh dưỡng qua lá có hiệu quả hơn bón vào đất, dù ở dạng Chelate Fe đắt
tiền và đây cũng là phương pháp làm giảm tính độc của Mn. Trong đất có pH cao và
nhiều hữu cơ, thiếu Mn có thể khắc phục bằng cách phun phân bón lá có chứa chất
Mn. Trong đất axit thì Mo có trong hạt bắt hơn là bón vào đất (Nguyễn Bảo Vệ và
Nguyễn Huy Tài, 2004).
Rễ giảm hoạt động
Độ mặn trong vùng rễ cao làm giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng
khoáng. Nếu độ mặn trong dung dịch đất đủ lớn, nước rút ra khỏi tế bào cây để vào
dung dịch đất, làm cho các tế bào rễ co lại và tan vở (Brady và Weil, 2002) và làm
giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng khoáng.
Mặt khác, rễ giảm hấp thu dinh dưỡng bắt đầu vào giai đoạn sinh sản, là do
sự cạnh tranh carbohydrate giữa rễ và bông. Phun dinh dưỡng qua lá có thể bù đắp
cho sự thiếu dinh dưỡng này. Việc áp dụng hợp chất chứa đạm phun qua lá làm tăng
năng suất hạt của cây trồng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).

10


1.5 VAI TRÒ CỦA NITROGEN, KALI, LƯU HUỲNH, CLOR ĐỐI VỚ CÂY
TRỒNG
1.5.1 Vai trò của clor đối với cây trồng
Clor có nhiều chức năng quan trọng trong cây và cần thiết cho sự duy chuyển

chất lỏng trong cây. Clor có vai trò thiết yếu trong phản ứng quang hợp của cây
trồng. Clor là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic; amylasa; asparagine
synthetate và ATP. Clor có tác dụng kích thích sự hoạt động của một số emzym và
ảnh hưởng đến sự chuyển hóa hydrat carbon, khả năng giữ nước của mô thực vật và
khả năng phân chia tế bào. Clor có tác dụng làm giảm bớt tình trạng sâu bệnh của
cây trồng. Hàm lượng clor trong cây dao động từ 0,015-5,5% chất khô. Hàm lượng
clor trong lá và chồi cao hơn ở rễ (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).
Chức năng quan trọng của clor là kích thích sự phân tách của H2O trong quá
trình quang hợp, nhưng nó cũng là nguyên tố cần thiết cho rễ và trong sự phân chia
tế bào trong lá và chồi. Clor là anion di động cao phụ trách 2 chức năng chủ yếu: (i)
là một phản ion chính để duy trì tính trung hòa điện xuyên qua màng tế bào và (ii) là
một trong những chất tan hoạt động thẩm thấu chính trong ty thể (Lê Văn Hòa và
Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Theo Phạm Đình Thái và Nguyễn Duy Tân (1978), clor ảnh hưởng đến quá
trình quang hợp và hô hấp như làm giảm hoạt của enzyme cytocromoxydase,
peroxydase, polyphenoloxydase và làm tăng hoạt tính của ascorbinoxydase,
catalase, làm tăng cường độ hô hấp, làm giảm lượng diệp lục tố và giảm cường độ
quang hợp. Việc sử dụng phân bón chứa clor thường làm giảm năng suất và phẩm
chất của một số loại cây trồng như khoai tây, củ cải đường, các loại đậu đổ. Clor
ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ nước trong cây làm giảm cường độ thoát nước trong
cây và tăng độ ngậm nước của lá. Clor ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng như thúc
đẩy sự hấp thu K, P, NH4 và kiềm hãm sự xâm nhập của Ca, Mg vào cây.
1.5.2 Vai trò của lưu huỳnh đối với cây trồng
Hiện nay lưu huỳnh được coi là yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau
đạm, lân và kali. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng lượng dinh dưỡng lưu huỳnh
cần cho cây xấp xỉ bằng lượng lân (Nguyễn Như Hà và ctv., 2006)
Lưu huỳnh là chất cấu thành các axit amin và protein mà cấu trúc protein do
nhóm chức -SH quyết định, vì vậy tất cả các cây điều có nhu cầu về lưu huỳnh. Cây
họ đậu thiếu lưu huỳnh chất lượng protein giảm do có tỷ lệ axit amin không thay


11


thế- methionin kém. Lưu huỳnh có trong thành phần coenzynm A, xúc tác quá trình
trao đổi chất trong cây: quanh hợp, hô hấp, cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
Lưu huỳnh đóng vai trò quyết định trong việc tạo các chất tinh dầu, tạo mùi cho loại
cây hành, tỏi, mù tạt. Lưu huỳnh không có trong thành phần diệp lục nhưng lại rất
cần thiết cho việc hình thành diệp lục (Vũ Hữu Yêm, 1995; Nguyễn Như Hà và ctv.,
2006).
Hàm lượng lưu huỳnh tới hạn trong rơm rạ để được trọng lượng tối đa thay
đổi từ 0,16% ở giai đoạn đẻ nhánh tới 0,07% lúc nở hoa và 0,06% lúc chín (Yosida,
1981).
Trong cây lưu huỳnh tồn tại dưới dạng muối sulfat (CaSO4 và K2SO4) hoặc
dưới dạng các hợp chất (axit amin, protein, ête có lưu huỳnh, axit sulfoxianic, dầu
thơm). Cây hút lưu huỳnh ở dạng SO42-, sau khi được hút vào cây các ion SO42- bị
khử thành gốc sulfhydrile (-SH) rồi các axit amin được hình thành đầu tiên: systin
và systein. Quá trình chuyển hóa systin và systein là quá trình thuận nghịch, tạo
thành hệ thống oxy hóa khử. Theo Bacyens chỉ có lưu huỳnh khử -SH là hoạt động
còn SO42- là nguồn lưu huỳnh dự trữ. Lưu huỳnh không giống như đạm NO3- sau
khi đã khử thì không bao giờ oxy hóa lại nữa, còn SO42- sau khi bị khử thành -SH
vẫn có thể được oxy hóa trở lại làm nguồn dự trữ cho cây (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Nhu cầu lưu huỳnh của cây lúa: cây lúa thiếu lưu huỳnh thì các lá chuyển
màu vàng, giảm chiều cao, đẻ nhánh kém và đòng ngắn lại. Để tạo ra 1 tấn thóc, cây
lúa cần lượng lưu huỳnh là 0,94 kg S (Nguyễn Như Hà, 2006).
1.5.3 Vai trò của nitrogen đối với cây trồng
Nitrogen là một trong những chất không thể thiếu đối với đời sống cây trồng,
là yếu tố quan trọng nhất để gia tăng năng suất. Nitrogen là thành phần cấu tạo
nguyên sinh chất, nhân tế bào và là thành phần cấu tạo của enzyme. Có tác dụng
trực tiếp đến phân chia tế bào, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Cụ thể
như nitrogen rất cần thiết cho sự tổng hợp diệp lục tố, cũng như thành phần

vitamine, hệ thống năng lượng trong cây và các amino axit hình thành nên các
protein trong cây, là yếu tố hàng đầu đối với các cơ thể sống vì là thành phần cơ bản
của protein. Nitrogen là yếu tố cơ bản của quá trình đồng hóa cacbon, kích thích sự
phát triển của bộ rể và việc hút các yếu tố dinh dưỡng khác (Vũ Hữu Yêm, 1995).

12


1.5.4 Vai trò của kali đối với cây trồng
Kali là một trong ba yếu dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất của cây và là
một yếu tố dinh dưỡng khá đặc biệt, vì thường được cây trồng hút nhiều nhất,
nhưng lại không tham gia vào cấu tạo của cây. Do tồn tại dưới dạng ion ngậm nước,
kích thước nhỏ nên kali rất linh động, tham gia vào rất nhiều quá trình trao đổi chất
trong cây (Nguyễn Như Hà và ctv., 2006). Nhu cầu cho sinh trưởng tối hảo của cây
nằm trong khoảng 2-5% trọng lượng của thân lá, quả tươi và củ. Khi thiếu K+, sinh
trưởng bị đình trệ và sự tái chuyển vị K+ được thúc đẩy từ lá và thân trưởng thành;
khi thiếu trầm trọng các bộ phận này trở nên vàng úa và hoại tử. Sự hóa lignin của
các bó mạch cũng bị khư hại, điều này cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu
ngập úng đối với cây thiếu K+ (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Vai trò kích hoạt enzyme
Kali là một chất hoạt hóa nhiều enzyme cần thiết cho tổng hợp và hô hấp, và
nó cũng hoạt hóa các enzyme cần để tạo tinh bột và protein (Lê Văn Hòa và Nguyễn
Bảo Toàn, 2004). Theo Dary và Brown (1993), kali kích hoạt trên 60 enzyme trong
cây. Ngoài ra, kali vừa đóng vai trò như một coenzyme, vừa đóng vai trò xúc tác,
với sự tác động đó làm gia tăng tốc độ phản ứng. Kali không chỉ kích hoạt enzyme
khử nitrate mà còn cần thiết cho sự tổng hợp của enzyme này. Do đó cung cấp đủ
kali sẽ giảm thiểu được tác hại bón quá nhiều đạm (Vũ Hữu Yêm, 1995; Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004) cho rằng kali kích hoạt
enzyme tổng hợp tinh bột được phân lập nhiều cơ quan cuả cây (thí vụ như lá, hạt

và củ). Chức năng chủ yếu khác của K+ làm kích hoạt enzyme ATPase liên kết
màng ezyme này cần Mg2+, nhưng được kích hoạt thêm bởi K+. Sự kích hoạt của
enzyme ATPase do K+ không chỉ thuận lợi cho sự vận chuyển của nó từ dung dịch
bên ngoài qua màng sinh chất và trong tế bào rễ nhưng cũng làm cho K+ có vai trò
quan trọng trong sự kéo dài tế bào và điều hòa tính thẩm thấu.
Vai trò trong quá trình quang hợp
Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp các chất
hydratcacbon hay glucid của cây. Cụ thể như kali trung hòa các axit, kích thích quá
trình hô hấp tham gia đóng mở khí khổng, là cơ quan kiểm khuếch tán CO2 vào lá
cây, bước đầu của quá trình quang hợp. Kali ảnh hưởng đến diệp lục tố trong lá cây
và khả năng sử dụng ánh sáng của cây (có mối quan hệ sử dụng ánh sáng và kali
trong cây). Kali lôi cuối các sản phẩm phụ của quá trình quang hợp tạo điều kiện
13


×