Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM MẠ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA HĐ1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.59 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

NGUYỄN THỊ CAM

ẢNH
CÁC@PHƯƠNG
PHÁP
MẠ cứu
Trung tâm
HọcHƯỞNG
liệu ĐH CỦA
Cần Thơ
Tài liệu học
tập LÀM
và nghiên
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LÚA HĐ1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - Năm 2007

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL

NGUYỄN THỊ CAM



ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM MẠ
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG LÚA HĐ1
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: TT0211

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH TRỒNG TRỌT
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. NGUYỄN HỒNG CÚC
KS. HUỲNH NHƯ ĐIỀN

CẦN THƠ - Năm 2007

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa đuợc ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Cam

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iii



LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
-

Họ và tên: Nguyễn Thị Cam

-

Giới tính: Nữ

-

Ngày sinh: 19/10/1983

-

Nơi sinh: Sóc Trăng

-

Quê quán: Sóc Trăng

-

Dân tộc: Kinh

-

Điện thoại nhà: 079.867257, Điện thoại di động: 097. 6349487


II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
-

Từ năm 1990 - 1994: Học tại Trường Tiểu Học Thị Trấn Phú Lộc

-

Từ năm 1995 - 1998: Học tại Trường THCS Thị Trấn Phú Lộc

- Từ
nămliệu
1999 ĐH
- 2001:
Học tại
Trường
Thị Trấn
Lộcvà nghiên cứu
Trung tâm
Học
Cần
Thơ
@ THPT
Tài liệu
họcPhútập
-

Từ năm 2002 đến nay: Học tại Trường Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày


tháng

Người khai ký tên

Nguyễn Thị Cam

iv

năm 2007


CẢM TẠ
Chân thành cám ơn

ThS. Nguyễn Hồng Cúc đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện: kinh phí
nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu và lý luận khoa
học để em hoàn thành luận văn.
Ths. Phạm Văn Phượng - cố vấn học tập, đã tạo điều kiện cho em định hướng và
hoàn thành tốt khoá học.
Anh Huỳnh Như Điền và các thầy cô, các anh chị làm việc tại Viện Nghiên Cứu
Phát Triển ĐBSCL - Đại Học Cần Thơ
Chú Dương Thanh Bình và Chị Trần Thị Ngọc Sương làm việc tại Trung Tâm
Giống Sóc Trăng đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thí nghiệm
Gia đình chú Ba Bảo đã tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành thí nghiệm
mẹ,liệu
các anh
và những
đìnhtập
đã định
và tạo

Trung tâm Cha
Học
ĐHchịCần
Thơngười
@ thân
Tài trong
liệugia
học
và hướng
nghiên
cứu
mọi điều kiện thuận lợi cho con học tập và thực hiện đề tài.
Những người bạn đã giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập và thực
hiện đề tài.

v


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Ảnh hưởng các phương pháp làm mạ đến sự phát triển và năng suất
giống lúa HĐ1” tại Thạnh Trị - Sóc Trăng từ tháng 10/2006 - 01/2007.
Từ năm 2000, chương trình bảo tồn phát triển đa dạng sinh học cộng đồng
(CBDC) được thực hiện ở 12 tỉnh ĐBSCL dưới sự điều phối của Viện Nghiên Cứu
Phát Triển ĐBSCL – Đại Học Cần Thơ (ĐHCT) và cơ quan nông nghiệp các tỉnh.
Tháng 10/2006, Trung Tâm Giống Cây Trồng tỉnh Sóc Trăng và Viện Nghiên Cứu
Phát Triển ĐBSCL - ĐHCT đã phối hợp thực hiện chương trình với đề tài: “Ảnh
hưởng các phương pháp làm mạ đến sự phát triển và năng suất giống lúa HĐ1” tại
Thạnh Trị - Sóc Trăng nhằm giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập trong sản xuất
lúa và có phương pháp làm mạ thích hợp.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại và

5 nghiệm thức:
1. Mạ khô
2. Mạ ướt hay mạ mộng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3. Mạ bùn hay mạ khô cải tiến
4. Mạ sân 500g/m2
5. Mạ sân 250g/m2
Kết quả thí nghiệm cho thấy, phương pháp mạ ướt có thời gian phục hồi SKC
nhanh nhất và có số chồi/buội cao nhất. Kế đến là mạ khô và mạ bùn thời gian phục
hồi chỉ sau mạ ướt 1 ngày. Phương pháp mạ sân gieo với mật độ 500g/m2 và 250g/m2
có thời gian phục hồi SKC chậm nhất. Cây mạ ốm yếu, sau khi cấy mạ chết và nổi
nhiều khoảng 20-40%. Thời gian phục hồi là 5 NSKC đối với mật độ 250g/m2 và
khoảng 7 NSKC đối với mật độ 500g/m2. Điều này dẫn tới sự chênh lệch về thời gian
trổ giữa 5 phương pháp mạ. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch ít khác biệt hơn so với thời
gian sinh trưởng của giống (95 ngày).
Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về năng suất và
thành phần năng suất giữa các phương pháp mạ, trừ yếu tố % hạt chắc có khác biệt với
mức ý nghĩa 5%.
vi


Như vậy, so sánh sự phát triển và năng suất của giống lúa HĐ1 trên 5 phương
pháp làm mạ tại Thạnh Trị - Sóc Trăng trong vụ đông xuân không có sự khác biệt.
Khả năng áp dụng các phương pháp này trong sản xuất lúa là như nhau, tùy thuộc vào
đất đai, giống và điều kiện của nông hộ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii



MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan
i
Lý lịch cá nhân
ii
Lời cảm tạ
iii
Tóm lược
iv
Mục lục
vi
Danh sách hình
viii
Danh sách bảng
ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1. Nguồn gốc, tình hình sản xuất lúa trong nước và thế giới ..............................2
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa ...................................................................................2
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ..........................................................3
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam...........................................................3
1.2. Đặc điểm hình thái của cây lúa .......................................................................4
1.2.1. Rễ ............................................................................................................4
1.2.2. Thân.........................................................................................................5


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.3. Lá.............................................................................................................6
1.2.4. Bông lúa...................................................................................................7
1.2.5. Hoa lúa ....................................................................................................8
1.2.6. Hạt lúa .....................................................................................................8
1.3. Dinh dưỡng cần cho cây lúa ...........................................................................8
1.3.1. Vai trò của Đạm đối với cây lúa...............................................................9
1.3.2. Vai trò của lân đối với cây lúa..................................................................9
1.3.3. Vai trò của Kali đối với cây lúa.............................................................. 10
1.4. Phương pháp và kỹ thuật gieo trồng.............................................................. 10
1.4.1. Mạ ướt .................................................................................................. 12
1.4.2. Mạ Khô.................................................................................................. 13
1.4.3. Các phương pháp làm mạ đặc biệt khác ................................................. 14
1.4.4. Cấy lúa................................................................................................... 16
1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất ..................................................................... 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM....................... 20
2.1. Phương tiện ................................................................................................. 20
viii


2.1.1. Đặc điểm và thời gian thí nghiệm........................................................... 20
2.1.2. Giống .................................................................................................... 20
2.1.3. Phân bón ................................................................................................ 20
2.1.4. Thuốc bảo vệ thực vật ............................................................................ 20
2.1.5. Các phương tiện khác:............................................................................ 21
2.2. Phương pháp thí nghiệm............................................................................... 21
2.2.1. Bố trí thí nghiệm: .................................................................................. 21
2.2.2. Kỹ thuật làm mạ.................................................................................... 22
2.2.3. Kỹ thuật canh tác .................................................................................. 23
2.2.4. Chỉ tiêu nông học theo dõi ..................................................................... 24

2.2.5. Thời gian sinh trưởng............................................................................. 25
2.2.6. Đánh giá sâu bệnh .................................................................................. 25
2.2.7. Năng suất và thành phần năng suất:....................................................... 27
2.2.8. Phương pháp phân tích kết quả .............................................................. 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 29
3.1. Ghi nhận tổng quát ....................................................................................... 29
đai ...................................................................................................
Trung tâm3.1.1.
HọcĐấtliệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên29cứu
3.1.2. Nước...................................................................................................... 29
3.1.3. Cỏ dại .................................................................................................... 29
3.1.4. Tình hình khí tượng thuỷ văn ................................................................. 30
3.1.5. Sâu bệnh ................................................................................................ 31
3.2. kết quả thí nghiệm ........................................................................................ 32
3.2.1. So sánh sự phát triển của cây lúa qua 5 phương pháp mạ ....................... 32
3.2.2. Năng suất và thành phần năng suất ........................................................ 36
3.2.3. Đánh giá từng phương pháp mạ............................................................. 40
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 44
PHỤ CHƯƠNG........................................................................................................ 46

ix


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình


Trang

1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

22

2

Sự biến thiên chiều cao cây qua các thời điểm trên 5 phương pháp mạ
của giống lúa HĐ1 tại Thạnh Trị - Sóc Trăng (10/2006 – 01/2007)
Sự biến thiên số chồi/buội qua các thời điểm trên 5 phương pháp mạ
của giống lúa HĐ1 tại Thạnh Trị - Sóc Trăng (10/2006 – 01/2007)

35

3

36

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng


Trang

1

Diện tích, năng suất và sản lượng ở Việt Nam qua các năm (IRRI,
1990).
Ghi nhận các cấp thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis
medinalis)
Ghi nhận các cấp thiệt hại do sâu đục thân hai chấm (Scirpophaga
incertular) từ đâm chồi tích cực đến lúc lúa trổ
Bảng phân cấp bệnh theo tỉ lệ bộ phận cây/cây nhiễm bệnh, trong
điều tra qui luật phát sinh phát triển của bệnh hại cây trồng. Bộ
môn BVTV-ĐHCT, 1986.
Thành phần hoá học của đất (tại Phòng Tài Nguyên Môi TrườngThạnh Trị-Sóc Trăng).
Ghi nhận tình hình sâu bệnh trên 5 phương pháp mạ thí nghiệm
Thời gian phục hồi và sinh trưởng của giống lúa HĐ1 qua 5
phương pháp mạ tại Thạnh Trị-Sóc Trăng
Năng suất và thành phần năng suất của 5 phương pháp mạ đối với
giống lúa HĐ1 tại Thạnh Trị - Sóc Trăng (10/2006 – 01/2007)

4

2
3
4
5
6
7
8


25
26
26
29
32
32
39

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi


MỞ ĐẦU
Năm 1989 Việt Nam xuất khẩu được trên 1,4 triệu tấn gạo, gây bất ngờ cho các
nước xuất khẩu gạo truyền thống trên thế giới như Thái Lan. Những năm tiếp theo sản
lượng gạo Việt Nam tăng ổn định, đã khẳng định được khả năng và lợi thế của Việt Nam
trong sản xuất lúa gạo. Có được như vậy đó là nhờ sự đổi mới chính sách đầu tư phát triển
thủy lợi, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhất là
việc phát triển các giống lúa ngắn ngày năng suất cao, chất lượng tốt, giảm giá thành sản
xuất (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đã ứng dụng và nghiên cứu thành công
những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất và chọn tạo giống lúa mới chất lượng
cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn mang tính đơn
lẻ và rời rạc. Bên cạnh những thành tựu thì một trong những yếu tố trở ngại trong tiến
trình nâng cao chất lượng lúa gạo để hội nhập khu vực là công tác giống đặc biệt ở mức
độ cộng đồng và nông hộ. Lượng giống lúa từ cơ quan nhà nước cung cấp cho hộ sản xuất
hàng vụ khoảng 5% nhu cầu thực tế, phần lớn là nông dân tự để giống hay trao đổi lúa thịt
giống.

Song
songĐH
đó, hệ
thốngThơ
phân phối
còn nhiều
bất cập như:
Trung làm
tâm
Học
liệu
Cần
@ hạt
Tàigiống
liệuở ĐBSCL
học tập
và nghiên
cứu
cung cầu chưa cân đối, dòng phân phối chưa nhịp nhàng, những chính sách và chế độ đối
với nguồn phân phối giống chưa được quan tâm đúng mức.
Từ năm 2000, chương trình bảo tồn phát triển đa dạng sinh học cộng đồng
(CBDC) được thực hiện ở 12 tỉnh ĐBSCL dưới sự điều phối của Viện Nghiên Cứu
Phát Triển ĐBSCL – Đại Học Cần Thơ (ĐHCT) và cơ quan nông nghiệp các tỉnh.
Hoạt động của chương trình rất đa dạng như: huấn luyện, chuyển giao khoa học kỹ
thuật, nghiên cứu chọn tạo sản xuất lúa giống…Hoạt động của chương trình CBDC
giúp bà con nông dân cộng đồng sản xuất lúa giống chất lượng cao, thông qua đó phổ
biến cho bà con nhiều khoa học kỹ thuật sản xuất lúa giống. Trong kỹ thuật sản xuất
lúa giống bằng phương pháp cấy, khâu làm mạ cần được quan tâm chặt chẽ vì ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển và năng suất lúa giống. Để giúp bà con nông dân tăng
thêm thu nhập trong sản xuất lúa và có phương pháp làm mạ thích hợp, Viện Nghiên

Cứu Phát Triển ĐBSCL - ĐHCT kết hợp với Trung Tâm Giống Cây Trồng tỉnh Sóc
Trăng tiến hành thí nghiệm “Ảnh hưởng của các phương pháp làm mạ đến sự phát
triển và năng suất giống lúa HĐ1” tại Thạnh Trị - Sóc Trăng.
1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. NGUỒN GỐC, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRONG NƯỚC VÀ TRÊN
THẾ GIỚI
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa
Cây lúa là cây trồng thân thiết và lâu đời của dân tộc ta và nhiều nước châu Á
khác. Đa số các nhà nghiên cứu thống nhất rằng cây lúa trồng hiện nay thuộc họ Hòa
Thảo (Graminea), tộc Oryzea, chi Oryza. Về nguồn gốc của cây lúa trồng có rất nhiều
ý kiến mâu thuẩn nhau. Makkey E. cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy
trên các di chỉ đào ở vùng Penjob Ấn Độ. Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những
hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur (bang Uttar
Pradesh - Ấn Độ). Theo Grish D.H., cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó lan dần
lên phía Bắc. Đinh Dĩnh dựa vào lịch sử của cây lúa hoang ở trong nước lại cho rằng
cây lúa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng
câyliệu
lúa làĐH
ở miền
NamThơ
nước ta@
và Tài
Campuchia.
Pampath
Kaonghiên

lại cho rằng
Trung nguồn
tâm gốc
Học
Cần
liệu học
tậpvàvà
cứu
sự hiện diện của nhiều loài lúa hoang ở Ấn Độ và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ,
Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của cây lúa trồng (Nguyễn Ngọc Đệ,
1998).
Bùi Huy Đáp (1999) cho rằng với chế độ gió mùa Châu Á có mùa khô kéo dài,
hầu như không mưa và khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh ở Bắc Việt Nam đan xen tự
nhiên gây ra các đột biến cộng với sự thuần dưỡng và chọn lọc của con người bằng kỹ
thuật trồng trọt qua các vụ …đã làm cho Oryza dại lâu năm phát triển Oryza trồng
hàng năm. Theo ông, hiện nay trên thế giới có 2 cây lúa trồng. Cây lúa trồng Oryza
sativa L. được thuần hóa ở châu Á và cây lúa trồng Oryza Glaberrima Steud được
thuần hóa ở châu Phi. Tuy nhiên, Nguyễn Chí Thuộc và ctv (1974) thì cho rằng cây lúa
trồng ngày nay là do loài lúa hoang được chọn lọc, sinh ra. Đó là loài Oryza Sativa
Variete Fatua.
Tuy có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di
tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của
nhiều cây lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là
2


ở vùng đầm lầy Đông Nam Á. Theo T. T.Chang (1976) và De Datta (1981), trong 2
loại lúa trồng, loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận
diện tích thế giới là Oryza sativa L.
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

Khoảng 40% dân số trên thế giới lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính, ở
đâu trên khắp thế giới cũng có dùng đến lúa gạo hoặc các sản phẩm từ lúa gạo. Từ năm
1955 đến năm 1980 diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,36 triệu ha/năm.
Từ 1980 trở về sau, diện tích lúa gần như ổn định ở mức 144 - 145 triệu ha, chủ yếu
tập trung ở các nước châu Á (90,4%), lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc; Việt Nam đứng
hàng thứ 6. Năng suất bình quân tăng khoảng 1,3 tấn/ha chỉ trong vòng 30 năm từ
1955 - 1985 đặc biệt là sau cuộc cách mạng xanh (1965 - 1970).
Năm 1990 dẫn đầu thế giới về năng suất lúa là Triều Tiên, Úc, Mỹ…Trong khi
các nước có diện tích lúa lớn nhưng do ảnh hưởng điều kiện thời tiết, điều kiện đầu tư
….nên năng suất lúa vẫn còn rất thấp. Điều này làm năng suất lúa bình quân trên thế
giới cho đến nay ở khoảng 3,0 - 3,6 tấn/ha, bằng 1/2 năng suất lúa ở các nước phát

Trung triển.
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ở châu Á, mặc dù năng suất lúa còn thấp nhưng do diện tích sản xuất lớn nên có
thể nói châu Á là vựa lúa quan trọng nhất thế giới. Việt Nam có tổng sản lượng lúa
hàng năm đứng hàng thứ 5 - 7 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng
hàng thứ 2 - 3 trên thế giới hiện nay.
(Nguồn từ Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
1.1.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Ở nước ta trên 3000 năm nay, lúa là cây lương thực quan trọng nhất, hiện nay và
lâu dài sau này cũng vậy. Diện tích trồng lúa chiếm 80% diện tích canh tác (Nguyễn
Chí Thuộc và ctv, 1974).
Trong thời gian chiến tranh, diện tích trồng lúa cả nước biến động trong khoảng
4,4 - 4,9 triệu ha, năng suất có tăng nhưng rất chậm. Từ sau năm 1975, diện tích lúa
tăng lên khá nhanh và ổn định ở khoảng 5,5 - 5,7 triệu ha. Cuối thập niên 1979, năng
suất lúa nước ta giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh,…Bước sang
thập niên 1980, năng suất lúa do các công trình thủy lợi đặc biệt là ĐBSCL đã phát
3



huy được tiềm năng. Năm 1982, nước ta chuyển từ nhập khẩu gạo sang tự túc được
lương thực. Đến 1989 gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới là nước xuất khẩu
gạo đứng hàng thứ 3 sau Mỹ và Thái Lan.
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng ở Việt Nam qua các năm (IRRI, 1990).
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

1955

4,42

1,44

6,36

1960

4,60

1,99

9,17

1965


4,83

1,94

9,37

1970

4,72

2,15

10,17

1975

4,94

2,13

10,54

1980

5,54

2,11

11,68


1985

5,70

2,78

15,87

1990*

5,96

3,21

19,14

* Số liệu từ chi Tổng Cục Thống Kê VN, 1990.
Riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ sau 1975 đến nay, việc sản xuất lúa đã

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vươn lên mạnh mẽ. Năng suất bình quân cả năm của toàn đồng bằng đã gia tăng từ
2,28 tấn/ha (1980) đến 3,64 tấn/ha (1989). Với tổng diện tích gieo trồng lúa là 2,44
triệu ha trong tổng số 5,90 triệu ha (chiếm 41,3 %).
1.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY LÚA
1.2.1. Rễ
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Có nhiều ý kiến khác nhau về hệ rễ của cây lúa.
Shouichi Yoshida (1981) cho rằng cây lúa phát triển một rễ mầm, các rễ của trung diệp
và những rễ của mắt (rễ bất định). Sau khi nảy mầm, một rễ mầm mọc và dài tối đa 15
cm; nó hoạt động đến giai đoạn lá thứ 7. Các rễ của trung diệp mọc từ trục giữa mắt

của diệp tiêu và gốc của rễ mầm. Những rễ của trung diệp chỉ phát triển ở điều kiện sạ
sâu hoặc hạt được xử lý hóa chất. Hệ thống rễ lúa cơ bản gồm các rễ ở mắt. Mỗi mắt
thường phát triển 5 - 25 rễ. Tuy nhiên, đa số các ý kiến thống nhất với Nguyễn Ngọc
Đệ (1998) rằng cây lúa có hai loại rễ: rễ mầm và rễ bất định.
Rễ mầm là rễ mọc ra đầu tiên khi cây lúa nảy mầm. Mỗi hạt lúa chỉ có một rễ
mầm. Rễ không ăn sâu, ít phân nhánh, dài khoảng 10-15cm. Rễ sẽ chết đi sau 10 - 15
4


ngày, lúc cây mạ đựơc 3 - 4 lá (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Tác dụng chủ yếu của rễ là
hút nước trong giai đoạn mầm hạt cung cấp cho phôi phát triển (Nguyễn Chí Thuộc và
ctv, 1974).
Rễ bất định là rễ mọc từ các mắt trên thân lúa, mỗi mắt có từ 5 - 25 rễ. Rễ mọc
dài, có nhiều nhánh. Tại mỗi mắt có 2 vòng rễ: vòng rễ trên to và khỏe, vòng rễ dưới
nhỏ hơn và kém quan trọng hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Trương Đích (2000) cho
biết các rễ này có đường kính khoảng 0,5-1mm. Ở đất xốp rễ có thể ăn sâu 1m, nhưng
ở đất ngập nước rễ chỉ sâu khoảng 40cm. Tổng chiều dài của bộ rễ lúa sẽ tăng lên cùng
với sự sinh trưỏng của thân lá. Giống có bộ rễ ăn sâu, phần rễ ở lớp sâu dưới 30cm
nhiều thì lúa có khả năng chịu hạn tốt hơn so với giống có rễ ăn nông. Chức năng
chính của rễ là hút nước, hút chất dinh dưỡng cung cấp cho cây và chống đổ ngã. Sau
thu hoạch, lượng rễ còn lại có tác dụng làm tăng độ xốp và chất hữu cơ cho đất.
Nói chung, sự phát triển của bộ rễ tốt hay xấu tùy thuộc vào loại đất, điều kiện
nước ruộng, tình trạng dinh dưỡng của cây và giống lúa. Một bộ rễ tốt sẽ giúp cho cây
phát triển tốt, sức chống chịu và thích nghi cao, cho năng suất như mong muốn.

Trung 1.2.2.
tâmThân
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hầu hết các ý kiến đều đồng ý rằng thân lúa gồm những mắt và lóng nối tiếp
nhau. Lóng là phần thân rõng ở giữa 2 mắt và thường được bẹ lá ôm chặt. Theo

Shouichi Yoshida (1981), thân được bao trong bẹ lá trước trổ gié và một phần nhỏ của
thân nằm ngay phía dưới bông nhô ra sau trổ gié. Thông thường lóng dưới ít phát triển
nên các mắt rất khít nhau, chỉ khoảng 3 - 8 lóng trên cùng bắt đầu vươn dài khi lúa có
đòng đòng từ (2 - 2,5cm) (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Trương Đích (2000) cho biết khả
năng vươn dài lóng tùy thuộc vào giống: các giống lúa nổi và chịu úng vươn dài lóng
tốt hơn. Ngoài ra, theo Hosoda và Iwasaki (1960); Vergara và ctv (1965), sự vươn
lóng còn có liên hệ mật thiết với thời gian sinh trưởng. Ở những giống chín sớm và
chín vừa, sự vươn lóng thường bắt đầu khoảng tượng khối sơ khởi của bông. Ở những
giống chín muộn, nó bắt đầu trước sự tượng khối sơ khởi của bông. Ở những giống
mẫn cảm với quang kỳ, quang kỳ kéo dài làm tăng số lượng và chiều dài tổng cộng các
lóng. Ở những giống không mẫn cảm với quang kỳ, quang kỳ không có ảnh hưởng lên
sự vươn lóng. Theo Sekiya (1953), trong điều kiện môi trường bất thường như sạ sâu
và nước sâu, làm vươn lóng ngay ở giai đoạn sinh trưởng sớm. Để hạt sâu 2cm trong
5


đất không làm vươn lóng, nhưng đặt sâu hơn 3 cm có thể làm lóng thứ nhất và lóng
thứ 2 vươn dài (Shouichi Yoshida, 1981). Tốc độ ra lóng khoảng 25 cm/ngày, bình
thường 2 - 10 cm/ngày (Trương Đích, 2000). Đường kính ngoài của lóng khoảng 2 6mm, thay đổi theo vị trí lóng, loại thân (thân chính hay chồi) và điều kiện môi trường
(Shouichi Yoshida, 1981).
Đặc tính chống đổ gãy của lúa phụ thuộc chủ yếu vào chiều dài của các lóng
dưới thấp, độ cứng của giống, độ ôm chặt và chắc của bẹ lá (Trương Đích, 2000). Cây
lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dày, bẹ lá ôm sát thân thì thân lúa sẽ cứng chắc, khó
đổ ngã và ngược lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Theo Nguyễn Chí Thuộc và ctv (1974), thân giữ cho cây đứng, vận chuyển và
dự trữ các chất dinh dưỡng, nước, các vật chất đồng hóa qua lá tới các cơ quan. Thân
dự trữ đường bột cung cấp cho bông lúa. Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng và ánh
sáng, mầm chồi sẽ phát triển thành một chồi thật sự, thoát ra khỏi bẹ lá (Nguyễn Ngọc
Đệ, 1998). Thông thường mỗi thân chính có khoảng 5 - 20 nhánh (Nguyễn Chí Thuộc
và ctv, 1974). Đối với lúa cấy sự đẻ nhánh có ý nghĩa rất quan trọng đến năng suất thu

hoạch vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số bông trên đơn vị diện tích. Những ruộng lúa

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu2 học tập và nghiên cứu
cấy năng suất cao thường có khoảng 300 - 350 bông/m và số hạt chắc trên bông trên

dưới 100 hạt. Trong khi đối với lúa sạ thì năng suất cao hay thấp là do số bông chính
và tỷ lệ hạt chắc quyết định. Vì vậy, số lượng hạt giống gieo, tỷ lệ nảy mầm và số hạt
chắc trên bông quan trọng hơn đẻ nhánh (Trương Đích., 2000).
1.2.4. Lá
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), lá lúa mọc ở 2 bên thân lúa, lá ra sau nằm về
phía đồi diện với lá ra trước đó. Lá trên cùng gọi là lá cờ hay lá đòng. Một lá lúa điển
hình gồm bẹ lá, phiến lá, lá thìa, tai lá và cổ lá. Bẹ lá là phần đáy lá kéo dài cuộn thành
hình trụ bao cả phần non của thân. Phiến lá hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ở tất cả các lá
trừ lá thứ 2. Lá thìa là vảy nhỏ, trắng hình tam giác giống như phần tiếp nối của bẹ lá.
Ở đáy phiến lá, vùng tiếp giáp giữa phiến lá và bẹ lá có 1 băng trắng gọi là cổ lá. Một
cặp tai lá hình lưỡi liềm có lông ở vùng giữa cổ lá và bẹ lá (Shouichi Yoshida, 1981).
Tuy nhiên cũng có giống không có lá thìa và tai lá (Trương Đích, 2000).
Mỗi giống có một tổng số lá nhất định. Các giống chín sớm và vừa có từ 10 - 18
lá trên thân (Shouichi Yoshida, 1981). Ở các giống lúa quang cảm, tổng số lá có thể
6


thay đổi đôi chút tùy theo mùa trồng, biến thiên từ 16 - 21 lá. Các giống lúa ngắn ngày
thường có tổng số lá từ 14 - 16 lá. Tốc độ ra lá, chiều dài và tuổi thọ của từng lá phụ
thuộc vào giống, điều kiện môi trường và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa (Nguyễn
Ngọc Đệ, 1998).
Chức năng quan trọng của cây lúa là quang hợp, làm nhiệm vụ tổng hợp và
cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt, rễ và các bộ phận khác của cây (Trương Đích,
2000).
1.2.5. Bông lúa

Bông lúa là cả một phát hoa gồm nhiều nhánh gié có mang hoa (Nguyễn Ngọc
Đệ, 1998). Theo Shouichi Yoshida (1981), bông lúa gồm các thành phần chính: gốc
bông, trục bông, nhánh sơ cấp và thứ cấp, cuống bông, dỉnh thô sơ và gié hoa. Trục
chính gồm nhiều nhánh (gié cấp 1). Mỗi nhánh lại gồm những nhánh con (gié cấp 2).
Trên nhánh con mang một hoa lúa (Nguyễn Chí Thuộc và ctv, 1974).
Nguyễn Ngọc Đệ (1998) cho biết, bông lúa có nhiều dạng: bông túm hoặc xòe,
đóng hạt thưa hay dày, cổ hở hay cổ kín tùy đặc tính giống và điều kiện môi trường.

Trung Bông
tâmlúa
Học
liệu tùy
ĐH
Cần
Thơkiện@bênTài
liệu
họcbông
tậpvàvà
nghiên
cứu
dài, ngắn
giống
và điều
ngoài.
Nhánh
số hạt
nhiều hay
ít tùy giống và điều kiện trồng trọt. Sự phân bố hạt trên bông lúa dày hay thưa tùy các
giống khác nhau, lúa chiêm thường có bông ngắn hơn lúa mùa. Số hạt trên bông lúa từ
50 - 120 hạt đối với lúa chiêm và 60 - 120 hạt đối với lúa mùa (Nguyễn Chí Thuộc và

ctv, 1974).
Khi bông lúa còn nằm trong bẹ lá gọi là đòng lúa. Thời gian hình thành đòng
đến khi trổ bông kéo dài từ 17 - 35 ngày (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Theo Trương Đích
(1981), tổng thời gian cần thiết để phát triển một bông lúa hoàn chỉnh từ 27 - 46 ngày
tùy thuộc vào giống và thời tiết khí hậu, trong đó đối với giống lúa chín sớm cần ít thời
gian hơn giống trung ngày và giống chín muộn; vùng nhiệt đới cần ít ngày hơn vùng á
nhiệt đới và vùng ôn đới thời gian trổ bông dài hay ngắn tùy giống, điều kiện môi
trường và độ đồng đều trong ruộng. Những giống lúa ngắn ngày thời gian trổ nhanh,
trung bình từ 5 - 7 ngày. Những giống dài ngày thì thời gian trổ kéo dài từ 10 - 14
ngày. Một bông lúa từ khi bắt đầu xuất hiện đến khi trổ hoàn toàn mất 3 - 4 ngày hoặc
lâu hơn (5 - 6 ngày) tùy giống và điều kiện môi trường (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).

7


1.2.6. Hoa lúa
Hạt lúa khi chưa thụ phấn, thụ tinh và ngậm sữa thì gọi là hoa lúa. Hoa lúa là hoa
lưỡng tính. Hoa lúa thuộc loại hoa dĩnh gồm trấu lớn (dưới), trấu nhỏ (trên), một bộ
nhụy cái, một bộ nhị đực và vảy bao hoa. Bộ nhụy cái gồm một bầu noãn và vòi nhụy
chẻ đôi với hai nuốm ở tận cùng để hứng phấn (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Đầu nuốm hoa
có thể không màu hoặc màu tím, đỏ. Nuốm hoa là con đường để ống phấn đi vào bầu
nhụy, trong bầu nhụy có 1 phôi châu. Bộ nhị đực gồm 6 chỉ nhị, mỗi nhị gồm cuống nhị
và bao phấn. Bao phấn có 4 phòng có chừng 500 - 1000 hạt phấn (Nguyễn Chí Thuộc và
ctv, 1974). Bên trong hai vỏ trấu, chỗ gần sát bầu noãn có hai mày hoa (vảy cá) giữ
nhiệm vụ đóng mở hai vỏ trấu khi hoa nở (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
1.2.7. Hạt lúa
Hạt lúa (đúng hơn là trái lúa) thường được gọi là hột, gồm có trái thật hay gạo
lức (dỉnh quả) và trấu, bao quanh gạo lức. Gạo lức gồm phần lớn là phôi và nội phôi
nhủ. Bề mặt chứa nhiều lớp mô thực vật mỏng chuyên hóa bao bọc phôi và nội phôi
nhủ (Shouichi Yoshida, 1981). Nhưng theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), hạt lúa gồm phần

lúa và
hạt gạo.
lúa gồm
trấu @
ghépTài
lại (trấu
và trấu
nhỏ)
gốc 2 vỏ trấu
Trung vỏ
tâm
Học
liệuVỏĐH
Cần2 vỏ
Thơ
liệulớnhọc
tập
vàở nghiên
cứu
gắn vào đế hoa mang hai tiểu dỉnh. Hạt gạo gồm phôi và phôi nhũ. Phôi nằm ở góc
dưới hạt gạo, chỗ dính vào đế hoa và ở về phía trấu lớn. Phôi nhũ chứa chất dự trữ, chủ
yếu là tinh bột. Bên ngoài hạt gạo được bao bọc bởi 1 lớp vỏ lụa mỏng chứa nhiều
Vitamin, nhất là Vitamin nhóm B.
Một hạt lúa nặng khoảng 12 - 44 mg ở ẩm độ 0%. Chiều dài, chiều rộng và độ
dày của hạt thay đổi nhiều giữa các giống. Trọng lượng trung bình của trấu khoảng
21% trọng lượng toàn hạt (Shouichi Yoshida, 1981).
Như vậy, tùy giống lúa và điều kiện môi trường mà sự phát triển của từng bộ
phận cây lúa khác nhau. Do đó, cần phải hiểu rõ đặc tính của giống, đặc điểm hình thái
của cây lúa để từ đó tìm ra những biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm đạt được năng
suất như mong muốn.

1.3. DINH DƯỠNG CẦN CHO CÂY LÚA
Như những cây trồng khác, cây lúa cũng cần đầy đủ dưỡng chất mới cho năng
suất cao. Do đó, phân bón là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
8


1.3.1. Vai trò của Đạm đối với cây lúa
Đạm (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây lúa. Theo Nguyễn
Xuân Trường và ctv (2000), đạm là cơ sở cấu tạo nên protein, tế bào, mô cây, thúc đẩy
quá trình quang hợp tích lũy chất hữu cơ. Đạm còn giữ vai trò quan trọng trong việc
hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh và cần thiết cho sự sinh trưởng,
phát triển của thân và lá. Bón đủ đạm, cây phát triển tốt , đẻ nhánh tập trung, đòng to,
bông lớn, năng suất cao.
Cây lúa có thể hấp thu và sử dụng đạm ở các dạng sau: N-amon, N-nitrat, Nurea và N-acid amin. Ở gai đoạn sinh trưởng sớm và dùng N đến 200 ppm cây lúa sinh
trưởng trong amon tốt hơn trong nitrat. Theo Field và ctv (1965), sự hấp thu của cây
lúa nghiêng về amon hơn nitrat trong dung dịch chứa cả 2 loại này. Rễ tách rời từ mạ
hấp thu amon cao gấp 5 - 20 lần so với nitrat. Tuy nhiên, vẫn còn tùy thuộc vào pH đất
(Shouichi Yoshida, 1981).
Theo De Datta (1979) tỉ lệ hấp thu đạm của cây lúa trên lượng đạm bón chỉ vào
khoảng 30 - 50% ở vùng nhiệt đới, tùy thuộc vào tính chất đất, phương pháp, số lượng,
gian
bón phân…(Nguyễn
Ngọc
Đệ, @
1998).
Hiệu
quảhọc
của phân
khi bón đủ
Trung thời

tâm
Học
liệu ĐH Cần
Thơ
Tài
liệu
tậpđạm
vàcao
nghiên
cứu
lân cho lúa. Theo nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam tỷ lệ N:P là 1:0,5. Theo Nguyễn
Vi (1995) lượng N tiêu tốn để tạo ra 1 tấn thóc trên đất phù sa ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long khoảng 16 - 17 kg trong điều kiện có bón lân (Trương Đích, 2000).
Đạm ảnh hưởng nhiều đến số bông/đơn vị diện tích, làm tăng số gié và số hạt
trên bông. Do đó, cần hiểu rõ tác dụng của phân ta mới có thể lựa chọn kỹ thuật bón
thích hợp nhưng còn tùy thuộc vào giống, đất đai, mùa vụ và trình độ thâm canh
(Nuyễn Xuân Trường và ctv, 2000).
1.3.2. Vai trò của lân đối với cây lúa
Lân (P) là nguyên tố cần thiết đối với lúa, đứng thứ 2 sau đạm. Lân rất cần cho sự
đẻ nhánh của lúa và có trong men tham gia vào quá trình quang hợp (Trương Đích, 2000).
Lân là chất tạo năng lượng, là thành phần cấu tạo ATP và NADP…, thúc đẩy
việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây. Lân rất cần thiết cho sự phát triển của rễ,
giúp rễ mau hồi phục và ra rễ mới sau khi cấy. Lân kích thích lúa nở bụi mạnh, kết
nhiều hạt chắc, tăng phẩm chất hạt gạo, giúp lúa chín sớm và tập trung hơn. Lân còn là
9


thành phần cấu tạo acid nhân thường tập trung nhiều trong hạt. Cây lúa cần nhất trong
giai đoạn đầu nên cần bón lót trước khi sạ cấy. Khi lúa trổ khoảng 37 - 83% chất lân
được chuyển lên bông. Hiệu quả phân lân ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối do

lân cần cho sự nở buội. Nhu cầu về lân của cây lúa thấp hơn đối với đạm (Nguyễn
Ngọc Đệ, 1998).
Tuy nhiên, tùy giống, loại đất, thời tiết và mùa vụ mà lượng lân bón khác nhau.
Theo Nguyễn Xuân Trường và ctv (2000), đối với đất xám và đất bạc màu bón 60 - 80
kg P2O5/ha, đối với đất phèn bón 90 - 150 kg P2O5/ha. Giống lúa lai đòi hỏi lượng lân
bón cao hơn đối với giống lúa địa phương. Vụ hè thu lượng lân cần bón nhiều hơn ở
vụ đông xuân và vụ mùa.
Tóm lại, P giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành năng suất lúa. Bón lót đủ P
là biện pháp quan trọng để để tăng năng suất lúa, đặc biệt là trên những đất thiếu lân.
1.3.3. Vai trò của Kali đối với cây lúa
Nếu N là nguyên tố của sự sinh trưởng thì Kali (K) là nguyên tố của chất lượng.
Kali giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương

Trung của
tâm
Học
liệu
Thơ
@ Tài
liệuchống
họcchịu
tậpsâuvàbệnh,
nghiên
cứu
tế bào,
giúp
cây ĐH
cứng Cần
cáp tăng
khả năng

đề kháng
chống đổ
ngã, tăng khả năng chịu hạn và chịu rét. Kali còn làm tăng số hạt chắc trên bông và
làm hạt no đầy hơn (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Ngoài ra, K còn giúp cho lá đòng cứng
chắc, tuổi thọ kéo dài nên làm nâng cao tỷ lệ hạt chắc, tăng trọng lượng 1000 hạt. K
cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, năng suất cao, hạt lép ít (Nguyễn Xuân Trường và
ctv, 2000).
Theo Nitos và Evan (1969), kali còn là thành phần chủ yếu trong các men hoạt
động như enzime tổng hợp glucid. Bón K làm tăng hiệu lực của đạm và lân, tăng
cường tổng hợp glucid, tăng tỷ lệ C/N, thúc đẩy sự ra hoa (Trương Đích, 2000).
Tóm lại, phân bón có vai trò quan trọng trong việc làm tăng năng suất, tăng chất
lượng hạt giống. Ngoài việc cung cấp đầy đủ còn cần chú ý đến việc bón phân cân đối
tỷ lệ N, P, K và chú ý các nguyên tố vi lượng để phát huy tối đa tiềm năng của giống.
1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
Ở nước ta, hai phương pháp làm lúa chính thường được sử dụng là cấy và gieo
thẳng (sạ). Trước tiên cần phân biệt giữa sạ và cấy. Lúc nào cần phải sạ và lúc nào cần
10


phải cấy. Đối với giống lúa ngắn ngày, nở buội kém, thâm canh tốt, chủ động được
nước, đất ít cỏ thì sạ có nhiều ưu thế hơn cấy, có thể rút ngắn hơn 4 - 5 ngày so với cấy
(Võ Tòng Xuân, 1984). Tuy nhiên, đối với lúa dòng F2 là thế hệ quan trọng nên cần
phải cấy vì rất khó lựa chọn. Khoảng cách cấy chuẩn ở quần thể F2 làm cho việc lựa
chọn và khử lẫn dễ dàng hơn. Những giống mới triển vọng nếu cấy ở dòng nhân giống
đầu tiên thì 1 kg hạt giống cấy 1 tép với khoảng cách nhất định có thể sản xuất được 1
tấn hạt (PR. Jenning và ctv, 1979). Trong điều kiện đất ruộng không bằng phẳng, dễ bị
ngập nước và nhiều cỏ thì với lượng giống ít, việc cấy có thể đảm bảo năng suất hơn
so với sạ (Võ Tòng Xuân, 1984).
Hiện nay phương pháp sạ rất được phổ biến trong sản xuất trong khi biện pháp
cấy chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu do biện pháp này có nhiều bất lợi hơn so

với phương pháp sạ. Nhược điểm của phương pháp này trước hết là tốn công lao động
để làm mạ, nhổ mạ và cấy. Gieo mạ và cấy dễ dẫn tới việc nhổ mạ không đúng tuổi, dễ
bị mạ già, là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, không phát huy được
tiềm năng của giống, nhất là các giống lúa mới thấp cây, ngắn ngày. Thời gian sinh
trưởng của lúa cấy (tính từ ngày gieo mạ) so với lúa gieo thẳng (cùng gieo với mạ) có

Trung đủ
tâm
liệu
Cần7 Thơ
@ Tài
liệunhững
họctrường
tập và
cứu
nướcHọc
thường
kéoĐH
dài thêm
- 10 ngày.
Lúc gặp
hợp nghiên
không thuận
(rét, hạn, mặn…) thì mạ mới cấy thường chống đỡ khó khăn (Bùi Huy Đáp, 1978).
Ngoài ra, việc làm mạ còn dễ gặp hiện tượng mạ nhổ bị dập gan “đứt chồi”, đứt một
phần hay đứt cả gốc rễ, tỷ lệ là 40% hoặc cao hơn đối với lúa ngắn ngày. Sau khi cấy,
dãnh mạ đứt chồi bị chết, hoặc dễ bị nhiễm bệnh nhất là bệnh lúa von (Nguyễn Văn
Luật, 2001).
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những ưu điểm vượt trội hơn so với
phương pháp gieo thẳng. Do việc cấy theo hàng nên tiện cho việc chăm sóc và quản lý,

dễ làm cỏ, tăng hệ số nhân và ít tốn giống (Võ Tòng Xuân, 1984). Theo Bùi Huy Đáp
(1978), lúa cấy dễ bám chặt vào đất nên có sức chống đỡ khá hơn lúa sạ. Ngoài ra,
việc cấy lúa còn tạo điều kiện chăm sóc cây lúa trong giai đoạn đầu tiên đầy đủ hơn,
bón phân cho mạ vừa mất ít phân, vừa đảm bảo cho mạ sinh trưỏng bình thường.
Tóm lại, gieo thẳng hay cấy đối với lúa nước phải căn cứ vào nhiều mặt: cơ sở
vật chất kĩ thuật, tình hình chủ động được nước, chế độ canh tác và cơ cấu cây trồng.
Kết hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội về lao động, dân số, kinh tế…Tùy thuộc vào
sự tác động của những nhân tố trên mà các vùng sản xuất lúa với các điều kiện canh
11


tác khác nhau sẽ lựa chọn cách trồng lúa phù hợp. Trong nghiên cứu này chỉ chú ý đến
phương pháp cấy nhằm mục đích so sánh sự sinh trưởng và năng suất của cây lúa trên
các biện pháp làm mạ khác nhau để tìm ra phương pháp tối hảo cho vùng sản xuất lúa
thâm canh.
Muốn đạt năng suất cao với phương pháp cấy, đòi hỏi phải nắm vững các biện
pháp kĩ thuật canh tác trong từng khâu sản xuất, nhất là khâu làm mạ. Yêu cầu trước
tiên trong biện pháp này là cây mạ tốt mới có thể đạt năng suất mong muốn. Theo
Nguyễn Văn Hoan (2004), làm tốt trong giai đoạn mạ tức là tạo ra cơ thể trẻ, khỏe, là
cơ sở để phát huy hiệu quả tất cả các biện pháp thâm canh ở giai đoạn tiếp theo. Ảnh
hưởng của chất lượng mạ đến sinh trưởng và năng suất lúa thường thể hiện rõ đối với
những giống ngắn ngày và trong những điều kiện khó khăn: đất nghèo dinh dưỡng, đất
phèn , hạn, mặn…Một kết quả nghiên cứu cho thấy những lô không chăm bón mạ mùa
làm giảm năng suất không rõ (2 - 3%), với mạ chiêm giảm rõ hơn (7 - 8%), nhưng với
mạ xuân thì giảm 15 - 20%, có trường hợp giảm rất rõ (Nguyễn Văn Luật, 2001). Theo
Hồ Tuấn (1976) một cây mạ tốt phải thỏa các tiêu chí sau:
+ Cứng cây, đanh đảnh (gạt tay mạnh ngang thân cây mạ đứng lên ngay), to gan

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(đường kính gốc 1cm, nữa là 0,45cm).


+ Thân dẹt, bẹ to, dày, nối nhiều gân (nhiều chất xơ và đường bột tích lũy trong bẹ).
+ Lá vứt thẳng, có màu xanh vàng găm găm.
+ Mạ sạch sâu bệnh và đúng tuổi.
Phương pháp làm mạ khá phong phú. Một số phương pháp phổ biến thường
được nông dân áp dụng như làm mạ ướt, mạ khô, mạ tỉa, mạ sân (mạ dapog, mạ bùn).
Ngoài ra, trong quá trình canh tác một số phương pháp làm mạ khác như làm mạ bùn,
mạ khay…được sáng tạo từ các phương pháp trên và cũng được áp dụng trong thâm
canh, chọn giống.
1.4.1. Mạ ướt
Làm mạ ướt (còn gọi là mạ mộng) là phương pháp làm mạ phổ biến ở nhiều
nơi. Ruộng mạ thường được chọn cẩn thận, thường là những lọai đất tốt, cấu tạo trung
bình không sét quá để việc nhổ mạ đỡ khó khăn và cũng không cát quá để ruộng mạ
đỡ mất nước (Bùi Huy Đáp, 1978). Theo Võ Tòng Xuân (1984), đất được đánh bùn
12


nhuyễn, sạch cỏ, đánh rãnh thoát nước, chia ruộng mạ thành những luống rộng khoảng
1,5m. San bằng mặt ruộng, rút cạn nước chỉ chừa lại dưới rãnh. Tuy nhiên theo
Nguyễn Ngọc Đệ (1998), có thể chia ruộng mạ ra thành những luống nhỏ rộng khoảng
3m. Khi làm đất xong thì trên lớp mặt ruộng thường có một lớp bùn nhuyễn, không
còn gốc rạ và rễ cỏ, dày khoảng 5 - 7cm (Bùi Huy Đáp, 1978). Đất xấu cần bón nhiều
phân hữu cơ và phân lân để cây lúa cứng cáp, khỏe mạnh Võ Tòng Xuân (1984).
Mạ thường được gieo vãi đều trên mặt ruộng. Mật độ gieo cũng thay đổi khá
nhiều. Gieo thưa, mạ sẽ phát triển tốt, to cây, một số cây mạ sẽ đẻ nhánh ngay trong
ruộng mạ. Gieo dày, mạ sẽ nhỏ cây hơn và cũng thường chóng già hơn. Thường ở
những chân đất xấu hoặc đất phèn, mặn thì mạ được gieo dày hơn. Gieo với mật độ
thích hợp sẽ sản xuất được mạ khỏe mạnh, cây lúa sẽ bén rễ nhanh và đẻ nhánh nhanh
(Bùi Huy Đáp, 1978). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), mật độ gieo 40 - 50 kg/1000m2
là vừa. Gieo cho 2/3 hạt lúa lún trong bùn là tốt nhất. Khoảng 3 - 4 ngày sau khi gieo

cho nước vào từ từ theo chiều cao cây mạ và giữ cố định 5 - 10cm. Từ 10 - 12 ngày
sau khi gieo bón 5 kg urea/công cho mạ tốt, sớm có chồi ngạnh trê. Nhưng theo Võ
Tòng Xuân (1984), thì nên cho nước vào từ từ và giữ ổn định khoảng 3 - 5 cm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ưu điểm của phương pháp này là làm mạ, ngâm và ủ mộng rồi mới gieo sẽ làm

cho mạ sau khi gieo chóng ngồi, phát triển nhanh đỡ bị chim chuột phá hại và có thể
sớm đưa nước vào ruộng để hạn chế cỏ dại, thúc đẩy cho mạ sinh trưởng tốt. Vì vậy kỹ
thuật này đã được dùng khá phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, ở những vùng chưa chủ
động được nước, làm mạ ướt có thể gặp khó khăn sau: sau khi gieo nếu bị hạn nặng,
thiếu nước tưới hay bị ngập nước sâu. Nếu bị ngập quá 10cm và trong nước nhiều bùn
có thể làm hạt bị thói khoảng 75%, nếu nước trong thì chỉ mất khoảng 10% (Bùi Huy
Đáp, 1978).
1.4.2. Mạ Khô
Gieo mạ khô là một kỹ thuật sản xuất mạ thường được áp dụng ở những nơi
thiếu nước để làm mạ nước và cấy khi có mưa nhiều tùy theo tình hình đất đai và vụ
sản xuất mà kỹ thuật gieo mạ khô sử dụng hạt đã ủ nảy mộng hay không ngâm và
không ủ. Loại đất làm mạ khô là những loại đất nhẹ hay tương đối nhẹ (Bùi Huy Đáp,
1978). Đất được chuẩn bị trong điều kiện khô, cày cuốc cho tơi xốp. Đánh rãnh và lên
liếp rộng khoảng 1 - 1,5m. Băm đất nhỏ rồi gạch hàng ngang, mỗi hàng cách nhau
13


10cm, sâu 3 cm. Gieo những hạt khô vào những hàng này (6g hạt/hàng). Gieo xong
dùng đất bột, cát hay tro trấu đậy lại để giữ ẩm và tưới nước đủ ẩm hàng ngày. Khoảng
13 - 15 ngày sau khi gieo nên tưới phân urea cho mạ tốt (20 - 30g/10m2) (Nguyễn
Ngọc Đệ, 1998).
Mạ khô thường được áp dụng trong vụ Đông Xuân tranh thủ gieo trên bờ, liếp
trong khi làm mạ ướt phải gieo dưới ruộng gặp khó khăn khi không có hệ thống thủy

nông tốt để kiểm soát nước lũ (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Ngoài ra theo Bùi Huy Đáp
(1978) mật độ gieo từ 200 - 300 kg/ha so với mạ ướt thì mạ khô gieo thưa hơn. Vì vậy
cây mạ khô thường phát triển tốt và có nhiều cây đã đẻ tốt ở sướng mạ. Nói chung, mạ
khô có tính chất tốt hơn mạ ướt. Mạ khô cấy xuống ruộng nước thường phát triển
mạnh hơn. Dùng mạ khô đỡ bị động hơn vì mạ lâu già và có thể chịu được nhiều ngày
tuổi trên ruộng mạ. Tuy nhiên, việc theo dõi và chăm sóc sướng mạ gieo khô vất vả
hơn so với mạ ướt vì trên đất khô lúa mọc chậm, cỏ dễ phát triển.
1.4.3. Các phương pháp làm mạ đặc biệt khác
• Mạ tỉa

Trung tâm Theo
HọcNguyễn
liệu ĐH
Thơphương
@ Tàipháp
liệu
tậplàm
vàgiống
nghiên
cứu
NgọcCần
Đệ (1998),
nàyhọc
có cách
như làm
mạ khô, thường được áp dụng trong vụ đông xuân. Tuy nhiên, làm mạ tỉa ít tốn đất và
dễ nhổ hơn mạ khô, nhưng cây mạ ốm yếu hơn và không thể để lâu quá 1 tháng. Sau
khi đất được cày cuốc lên, phơi khô, băm nhuyễn, tưới nước cho mềm rồi dùng cây
tròn hoặc chày tỉa bằng gỗ làm thành những lổ sâu 2 - 3 cm, cách nhau 5 - 10 cm; sau
đó rải hạt giống đã ngâm ủ nảy mầm vào đáy lổ, lấp hạt bằng tro trấu, xong lại phủ lên

một lớp cỏ khô để giữ ẩm và tưới hàng ngày. Khoảng 5 ngày sau khi gieo thì cào lớp
cỏ khô đi. Đến 10 - 12 ngày sau khi gieo, tưới phân Urea và chăm sóc như mạ khô.
• Mạ nổi
Mạ nổi (còn gọi là mạ bè) là phương pháp làm mạ đặc biệt phổ biến ở một số
vùng ở Malaysia. Cách làm mạ này gồm một nương mạ nổi và nhiều lần cấy tiếp sau
để nhân thêm mạ (Bùi Huy Đáp, 1978). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv (1997),
phương pháp này áp dụng ở những vùng trũng không làm được mạ ướt. Lấy rơm, cỏ
kết thành bè rộng 1 - 1,2 m, nổi lên 3 - 5 cm, dùng đất sét, bùn loãng rải lên rồi gieo
mầm.

14


×