Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tìm hiểu vị ngữ trong các câu văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình tiếng Việt ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.98 KB, 44 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BẾ THỊ NGỌC ANH

TÌM HIỂU VỊ NGỮ
TRONG CÁC CÂU VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT
THUỘC CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: THS. PHAN THỊ THẠCH

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
rất nhiều thầy cô giáo và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Phan
Thị Thạch- GVC khoa Ngữ Văn.
Tôi xin gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy
cô phản biện khóa luận, đặc biệt tôi xin trân trọng gửi tới cô giáo - Thạc sĩ
Phan Thị Thạch lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất!
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014
Tác giả

Bế Thị Ngọc Anh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
kết quả và số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức
nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014
Tác giả

Bế Thị Ngọc Anh


DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
CN

: Chủ ngữ

KN

: Khởi ngữ

Nxb

: Nhà xuất bản

SGK

: Sách giáo khoa

THCS

: Trung học cơ sở


TRN

: Trạng ngữ

PN

: Phụ ngữ

VD

: Ví dụ

VN

: Vị ngữ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG ..................................................... 8
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học .................................................................................... 8
1.1.1 Vị ngữ ............................................................................................... 8

1.1.2. Câu trong Tiếng Việt ..................................................................... 13
1.1.3. Mối quan hệ giữa CN, VN từ góc nhìn của kết học, nghĩa học, dụng
học ................................................................................................................... 16
1.1.4. Văn bản ......................................................................................... 17
1.2. Cơ sở tâm lí học, giáo dục học ................................................................. 19
1.2.1. Cơ sở tâm lí học ............................................................................ 19
1.2.2. Cơ sở giáo dục học ....................................................................... 20
1.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 21
CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU VỊ NGỮ TRONG CÁC CÂU VĂN XUÔI
NGHỆ THUẬT THUỘC CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU
HỌC ................................................................................................................ 22
2.1. Khái quát kết quả khảo sát, thống kê văn bản và câu trong văn bản ....... 22
2.1.1. Tỉ lệ câu đơn trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc SGK
Tiếng Việt ở Tiểu học ...................................................................................... 22


2.1.2. Tỉ lệ câu ghép trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật ở Tiểu học ........24
2.2. Kết quả thống kê VN trong các câu văn xuôi nghệ thuật ở SGK Tiếng
Việt Tiểu học ................................................................................................... 25
2.2.1 Tiêu chí thống kê phân loại VN...................................................... 25
2.2.2. Kết quả thống kê phân loại VN ..................................................... 25
2.3. Nhận xét về việc dùng VN trong câu văn xuôi nghệ thuật thuộc chương
trình SGK Tiếng Việt Tiểu học ....................................................................... 28
2.3.1. Về việc dùng VN trong những câu là chuẩn mực hoặc là biến thể
cú pháp ............................................................................................................ 28
2.3.2. Về việc dùng VN trong các kiểu câu được phân loại theo đặc điểm
cấu tạo ngữ pháp (câu đơn, câu ghép) ........................................................... 30
2.3.4 Về ngôn ngữ tham gia cấu tạo VN trong các câu văn xuôi nghệ
thuật ................................................................................................................. 34
2.3.5 Về vị trí và vai trò của VN trong câu văn xuôi nghệ thuật thuộc ngữ

liệu thống kê .................................................................................................... 35
KẾT LUẬN .................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 38


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Các nhà khoa học cho rằng: Câu là đơn vị cơ bản của cú pháp học. Nó
là đơn vị độc lập nhỏ nhất của lời nói, đơn vị hiện thực của giao tiếp. Loại
đơn vị này được cấu tạo bằng từ, cụm từ. Các đơn vị cấu tạo câu được tổ chức
theo kết cấu cú pháp và nòng cốt là kết cấu C-V (kết cấu giữa hai thành phần
chính: chủ ngữ và vị ngữ). Có thể nói, từ khi ngữ pháp học, hẹp hơn là cú
pháp học được ra đời đến nay việc nghiên cứu các thực từ, nghiên cứu câu
không tách rời nghiên cứu CN, VN. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
ngôn ngữ học, việc nghiên cứu câu đã được mở rộng ở ba bình diện: kết học,
nghĩa học, dụng học. Tuy rằng, nhiều người đã nghiên cứu về thành phần câu
nhưng đây là vấn đề không bao giờ cũ. Trong ngữ pháp học, hẹp hơn là trong
cú pháp học tiếng Việt, việc nghiên cứu về VN là vấn đề rất phức tạp, nhưng
cũng rất thú vị bởi sự nghiên cứu, tìm hiểu về thành phần này, đúng như
GS.TS Đinh Văn Đức đã từng khẳng định “Nó tăng thêm sự hiểu biết phong
phú, suy nghĩ đa dạng cho mỗi người”.
Việc tìm hiểu thành phần VN của câu không những có ý nghĩa khoa
học mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Bởi khi thực hiện đề tài này chúng tôi hệ
thống hóa được các kiến thức về VN trong các câu văn xuôi nghệ thuật ở
tiếng Việt. Từ đó những kiến thức về VN của bản thân được củng cố vững
chắc hơn. Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, chúng tôi phải khảo sát
chương trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học, tìm hiểu kĩ hơn với những tác phẩm
văn xuôi. Điều đó giúp chúng tôi nắm chắc chương trình SGK, làm giàu
nguồn ngữ liệu về VN ngoài ra còn trang bị cho chúng tôi phương pháp thích
hợp để bồi dưỡng cho học sinh Tiểu học có được kiến thức cơ bản về VN.

Những việc làm này rất hữu ích cho chúng tôi trong đợt thực tập sư phạm
cuối khóa cũng như trong giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu học trong tương lai.

1


Từ nhận thức giá trị nhiều mặt của việc nghiên cứu về VN, chúng tôi
lựa chọn đề tài “Tìm hiểu vị ngữ trong các câu văn xuôi nghệ thuật thuộc
chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học”.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu VN trong câu là một đề tài được rất nhiều người quan tâm,
tìm hiểu. Chúng ta có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về VN từ các nguồn
tài liệu sau:
2.1 Các giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt
Rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu câu, thành phần câu, trong đó có
VN. Kết quả nghiên cứu câu của họ được phản ánh trong các giáo trình, các
công trình nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt. Chúng tôi chỉ viện dẫn ra ở
đây một số giáo trình tiểu biểu của một số nhà ngữ pháp học có tên tuổi sau:
- Ngữ pháp Tiếng Việt, Hoàng Văn Thung - Lê A, Nxb Giáo dục, 1984.
- Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 1, Diệp Quang Ban, Nxb Giáo dục, 1991.
- Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2, Diệp Quang Ban, Nxb Giáo dục, 1992.
- Ngữ pháp Tiếng Việt, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nxb Từ điển bách khoa,
1996.
- Thành phần câu Tiếng Việt, Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn
Hiệp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1988…
Các giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt nêu trên, đặc biệt công trình nghiên
cứu về thành phần câu của Nguyễn Minh Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp đã cung
cấp cho người học một số hiểu biết quý báu về VN, đặc điểm, cấu tạo và chức
năng của thành phần này trong câu.
Trong các giáo trình kể trên, nội dung nghiên cứu VN ngày càng phong

phú, ngày càng hiện đại. Điều này được thể hiện khi có rất nhiều nhà khoa
học, nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm, phân loại và tìm hiểu chức năng của
VN.

2


Trong cuốn "Thành phần câu Tiếng Việt" của tác giả Nguyễn Minh
Thuyết - Nguyễn Văn Hiệp (1988) thì VN là bộ phận của câu truyền đạt thông
báo chính và bắt đầu (hoặc có thể bắt đầu) bằng các động từ tình thái, phủ
định từ hoặc hư từ chỉ phương thức tồn tại của hành động hay tính chất (như,
đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, đều…)
Trong giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2 (1992) của tác giả Diệp
Quang Ban thì VN được định nghĩa như sau:
"Vị ngữ nói lên cái đặc trưng (quan hệ, tính chất, trạng thái, hành động)
vốn có ở vật nêu ở chủ ngữ hoặc có thể áp đặt một cách hợp lý cho vật đó và
thường đứng sau chủ ngữ"
Cũng trong cuốn Thành phần câu Tiếng Việt, các tác giả cho rằng:
VN là bộ phận của nòng cốt câu có thể chen thêm phó từ chỉ thời thể
hoặc cách thức vào phía trước.
Nhiều khái niệm khác nhau của các tác giả về VN đã được nêu ra
nhưng giữa chúng có sự thống nhất khi cho rằng VN là một trong những
thành phần chính của câu, thông báo một hoạt động, một đặc điểm, tính chất
nào đó.
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã thống nhất, phân loại VN trong
tiếng Việt thành ba loại là:
- Những VN nối kết trực tiếp với CN, không cần đến hệ từ ở cả hình
thức khẳng định lẫn hình thức phủ định. Loại này thường là những VN do
động từ, tính từ đảm nhận.
- Những VN nối kết với CN nhờ hệ từ ở cả hình thức khẳng định lẫn

hình thức phủ định nhờ hệ từ “là”.
Ví dụ: “Tôi là sinh viên”
- Những VN ở hình thức khẳng định nối kết trực tiếp với CN, còn ở
hình thức phủ định thì nối kết với CN nhờ hệ từ. Loại này thường cấu trúc:

3


+ Kết cấu C-V
+ Kết cấu “Số từ + danh từ”
+ Kết cấu “Giới từ + danh từ”
+ Thành ngữ
2.2 Các SGK Tiếng Việt ở Tiểu học, SGK Ngữ Văn THCS
2.2.1 Trong chương trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học, những kiến thức về
VN được đưa vào mục Luyện từ và câu. Nội dung dạy học về VN được
thực hiện cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.
Ở SGK Tiếng Việt lớp 2; 3, nội dung dạy học về VN không trình bày
dưới hình thức lí thuyết mà được thể hiện qua bài tập thực hành.
Ví dụ học về thành phần câu, học sinh không cần dùng đến các thuật
ngữ CN, VN, TRN, PN mà chỉ thông qua các bài tập đặt và trả lời câu hỏi:
Ai? Làm gì? Ở đâu? Bao giờ? Vì sao? Để làm gì?...
Đến lớp 4, các em mới biết các bộ phận của câu tương ứng là CN, VN
hay TRN. Thông qua nhiều bài tập gắn với yêu cầu về Tập làm văn hoặc các
tình huống giao tiếp tự nhiên là nội dung dạy học VN ở lớp 5.
Có thể thấy, trong SGK Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5, nội dung dạy
học về VN chủ yếu theo hướng thực hành từ dễ đến khó. Các kiến thức ở lớp
2, 3 được tái sử dụng và mở rộng ở lớp 4, 5.
2.2.2 Đối với bậc THCS, nội dung dạy học về VN đã được đề cập đến trong
SGK Ngữ Văn lớp 6. Kiến thức về VN được đưa vào ở bậc học này có sự mở
rộng trên cơ sở kế thừa kiến thức học sinh đã biết ở Tiểu học. Các bài lí

thuyết và thực hành có sự gắn bó chặt chẽ. Học sinh được tìm hiểu sâu hơn về
khái niệm VN, các loại VN, cấu tạo VN… Các bài tập thực hành giúp các em
củng cố kiến thức về VN đồng thời giúp các em rèn kĩ năng lập đoạn văn có
sử dụng các kiểu câu theo chủ đề sát hơn với hoàn cảnh giao tiếp.

4


2.3 Các khóa luận của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học, khoa Ngữ Văn
Trong những năm gần đây, một số SV khoa Ngữ Văn và khoa Giáo dục
Tiểu học đã quan tâm nghiên cứu về ngữ pháp câu thông qua các khóa luận
tốt nghiệp, chẳng hạn:
Chức năng câu hỏi trong một số văn bản văn xuôi nghệ thuật, Phạm
Thu Vân, K27B khoa Ngữ Văn.
Câu phân theo mục đích nói và cách sử dụng, Đào Thị Hưởng, K29
khoa Ngữ Văn.
Tìm hiểu hiệu quả của những cách dùng câu trong các văn bản văn
xuôi nghệ thuật thuộc chương trình Tiếng việt Tiểu học, Khuất Thị Như, K34
khoa Giáo dục Tiểu học.
Như nhan đề của khóa luận, các tác giả khóa luận mặc dù nghiên cứu
câu tiếng Việt nhưng họ không thiên về nghiên cứu một thành phần câu như
VN.
Điểm lại tình hình nghiên cứu về câu trong ba nguồn tài liệu trên, có
thể thấy rõ: Nghiên cứu về VN không phải là vấn đề mới vì nó đã được nhiều
nhà nghiên cứu, nhà khoa học về một số sinh viên đề cập đến. Tuy vậy, việc
tìm hiểu VN trong câu văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình SGK Tiếng
Việt ở Tiểu học, thì không hề trùng lặp với bất cứ tác giả nào.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận của chúng tôi là: "Vị ngữ trong
các câu văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học".

4. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài khóa luận, chúng tôi nhằm hướng đến các mục đích
sau:
4.1 Củng cố kiến thức cho bản thân về thành phần VN, đồng thời giúp mình
hiểu được đặc thù của VN trong một loại văn bản nghệ thuật ngôn từ.

5


4.2 Những kết quả nghiên cứu đó không những giúp ích cho tác giả khóa
luận, mà còn giúp ích cho các bạn sinh viên và các giáo viên Tiểu học - những
người mong muốn làm giàu kiến thức ngữ pháp câu để dạy tốt tiếng Việt ở
Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lí luận cho đề tài khóa luận.
5.2 Hệ thống hóa kiến thức về VN trong các tài liệu ngữ pháp đáng tin cậy.
5.3 Khảo sát, thống kê việc sử dụng VN trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật
thuộc chương trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học.
5.4 Sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp để chỉ ra đặc thù của VN
trong tác phẩm văn xuôi nghệ thuật thuộc đối tượng khảo sát.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung tìm hiểu VN trong các câu
văn xuôi nghệ thuật thuộc chương trình SGK Tiếng Việt ở Tiểu học trên các
bình diện: kết học, nghĩa học, dung học.
6.2 Giới hạn tác phẩm khảo sát thống kê
Chúng tôi khảo sát 65 văn bản (đoạn văn bản) văn xuôi nghệ thuật
thuộc kiểu bài Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt
lớp 2, 3, 4, 5 ở Tiểu học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để xử lí đề tài khóa luận, chúng tôi lựa chọn, để thống kê, sử dụng các
phương pháp sau:
7.1 Phương pháp thống kê phân loại
Phương pháp này được chúng tôi dùng để thống kê, phân loại các kiểu
VN đã được các nhà văn sử dụng trong văn bản văn xuôi nghệ thuật thuộc
phạm vi nghiên cứu.

6


7.2 Phương pháp phân tích
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích ngữ liệu nhằm chỉ ra
hiệu quả của VN trong các văn bản văn xuôi nghệ thuật.
7.3 Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp được chúng tôi vận dụng để tổng hợp các tài liệu
nghiên cứu về VN nhằm hệ thống hóa những lí thuyết cơ bản làm cơ sở lí
luận cho đề tài. Phương pháp này cũng được chúng tôi sử dụng trong các tiểu
kết, kết luận.
7.4. Ngoài những phương pháp đã nêu trên, chúng tôi còn sử dụng phương
pháp miêu tả để xử lí đề tài

7


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1 Vị ngữ
1.1.1.1 Khái niệm

Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, khi tìm hiểu thành phần câu đã
đưa ra khái niệm VN. Chúng ta có thể kể ra một số định nghĩa như:
Nguyễn Văn Tu đã dựa vào ý kiến của các nhà ngôn ngữ học Liên Xô
đưa ra định nghĩa về VN như sau:
“Vị ngữ cũng là một trong hai bộ phận tạo thành chủ yếu của câu, nói
lên hành động, tình trạng, tính chất hay chủng loại của chủ ngữ”.
(Nguyễn Văn Tu, Khái luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H, 1960, tr.218)
Nguyễn Kim Thản khi nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt đã cho rằng:
“Vị ngữ là một thành phần chủ yếu của câu song phần về mặt ngữ pháp
phụ thuộc vào chủ ngữ, thường được động từ, danh từ, tính từ hay tính động
từ, diễn đạt đặc trưng (hoạt động, trạng thái, thuộc tính, tính chất) của sự vật
biểu thị ở chủ ngữ”.
(Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt, tập 2, tr.160)
Theo Đái Xuân Ninh
“Vị ngữ là thành phần cơ bản nhất, thành phần trung tâm, chủ đạo lập
nên cái cốt thông báo của câu”.
(Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, tr.418)
Diệp Quang Ban đã định nghĩa về VN như sau:
“Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua lại
với chủ ngữ, nói lên cái đặc trưng (quan hệ, tính chất, trạng thái, hành động)
vốn có ở vật hoặc có thể áp đặt một cách hợp lý cho vật nêu ở chủ ngữ”.
(Diệp Quang Ban, Cấu tạo của câu đơn Tiếng Việt, Trường ĐHSP Hà
Nội I, H, 1984, tr.142)

8


Trong những định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng định nghĩa của Diệp
Quang Ban có sức thuyết phục nhất vì: VN là một trong những thành phần
chính của câu. Bởi vì thông qua định nghĩa đó, ông không chỉ khẳng định VN

là một trong hai thành phần chính của câu, mà còn chỉ ra mối quan hệ qua lại
giữa CN với VN và đặc trưng của VN.
1.1.1.2 Phân loại vị ngữ
Có rất nhiều cách phân loại VN. Điều đó tùy thuộc vào tiêu chí mà
chúng ta lựa chọn. Chẳng hạn:
Dựa vào từ loại cấu tạo thành phần VN.
Căn cứ vào tiêu chí này, có thể phân chia VN như sau:
a1: VN do động từ, cụm động từ đảm nhiệm.
VD1: Chim hót.
CN

VN

VD2: Bé Hòa thét lên.
CN

VN

VD3: Mọi người ngạc nhiên.
CN

VN

VD4: Chúng em đã đến trường.
CN

VN

a2: VN do tính từ, cụm tính từ đảm nhiệm
VD5: Bạn ấy rất giống bố.

CN

VN

VD6: Cái nhà này rất đẹp.
CN

VN

VD7: Cái Lan béo quá.
CN

VN

9


a3: VN do danh từ, cụm danh từ đảm nhiệm
VD8: Bố cháu là bác sĩ.
CN

VN

VD9: Đó là những con gà mẹ.
CN

VN

VD10: Bác ấy là hiệu trưởng.
CN


VN

a4: VN do đại từ đảm nhiệm
VD11: Người ngắt điện hôm trước là tôi.
CN

VN

VD12: Hoa đẹp lắm mình ạ.
CN

VN

VD13: Nó tò mò hỏi tôi.
CN

VN

Dựa vào đặc điểm cấu tạo VN trong câu
Dựa vào đặc điểm cấu tạo VN nghĩa là xác định xem thành phần này được
tạo thành bằng một từ, cụm từ đẳng lập, cụm từ chính phụ hay cụm từ C-V.
b1: VN là một từ
VD14: Trời mưa.
CN

VN

VD15: Mèo kêu.
CN


VN

VD16: Áo đẹp.
CN

VN

b2: VN là cụm từ đẳng lập
VD17: Na rất chăm chỉ và thông minh.
CN

VN

10


D18: Chị em vừa nấu cơm vừa quét nhà.
CN

VN

VD19: Các vận động viên đều rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh.
CN

VN

b3: VN là cụm từ chính phụ
VD20: Ông này đang phát phì.
CN


VN

VD21: Công ti sản xuất nhiều hàng tốt.

CN

VN

b4: VN làm cụm C-V
VD22: Cây này lá vàng.
C

CN

V

VN

VD23: Xe này máy hỏng.
C
CN

V
VN

VD24: Việc này phải nhiều người cùng làm.
C
CN


V
VN

VD25: Chúng tôi cần các anh giúp một hôm nữa.
C
CN

V
VN

1.1.1.3 Chức năng vị ngữ
a) Từ góc nhìn bình diện kết học, VN là một thành phần chính trong nòng cốt câu,
nó có thể là một thành tố chính trong cụm C-V thuộc một thành phần câu.

11


VD26: Hoa đào đang nở rộ.
CN

VN

VD27: Trường quy định tất cả học sinh phải mặc đồng phục.

CN

VN

b) Từ góc nhìn của bình diện nghĩa học, VN có chức năng nêu nội dung thông
báo trong câu để làm rõ đặc trưng hành động, đặc trưng tính chất, đặc điểm

của CN.
VD28: Nhà này 60 mét vuông.
CN

VN

VD29: Cái ấm này bằng nhôm.
CN

VN

VD30: Lan đang nhảy dây.
CN

VN

c) Từ góc nhìn bình diện dụng học, VN có chức năng góp phần làm rõ mối
quan hệ giữa người nói, người viết (người dùng ngôn ngữ tạo câu) với hiện
thực được phản ánh trong câu hoặc với người nghe.
VD31: Lão Hạc thổi các mồi rơm, châm đóm.
V1

CN

V2

VN

Ví dụ 31, là một câu đơn có một CN và hai VN, là hai cụm động từ miêu tả
hoạt động của nhân vật Lão Hạc. Thông qua các từ dùng để cấu tạo VN,

chúng ta dễ dàng thấy nhà văn Nam Cao đóng vai trò là người thứ ba kể lại rất
khách quan về nhân vật Lão Hạc.
VD32: Nam dốt như bò.
CN

VN

12


Trong ví dụ 32, VN của câu không chỉ thông báo tính chất "dốt" của
chủ thể nêu ở CN, mà còn cho thấy thái độ của người dùng câu (người phát
ngôn) đối với đối tượng được phản ánh trong một câu có sử dụng hành động
kể. Đó là thái độ chê bai đối với chủ thể được nêu ở CN. Chức năng biểu thị
mối quan hệ của người dùng câu với hiện thực phản ánh trong câu được xem
xét từ góc nhìn của dụng học.
1.1.2. Câu trong Tiếng Việt
a) Khái niệm
Hiện nay, trong ngữ pháp Tiếng Việt, một khái niệm câu được các nhà
khoa học trình bày bằng nhiều định nghĩa, chẳng hạn:
Hơn nửa thế kỉ trước, năm 1952, trong cuốn sách có nhan đề là "Để
hiểu văn phạm Việt Nam" tác giả Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra định nghĩa về
câu như sau:
"Câu là một số tiếng diễn đạt một ý độc nhất hoặc một ý chính với
nhiều ý phụ để thêm nghĩa cho ý chính đó như chỉ trường hợp, nguyên nhân,
kết quả.... của ý chính đó".
(Nguyễn Hiến Lê - Để hiểu văn phạm vị ngữ. Nxb Phạm Văn Tươi. SG, tr 86)
Hơn hai thập kỉ sau đó, trong Giáo trình lí thuyết Tiếng Việt, khi tìm
hiểu khái niệm câu, Hoàng Trọng Phiến cho rằng:
"Câu là đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về ngữ pháp và

ngữ điệu theo các quy luật của một ngôn ngữ nào đó, là phương tiện chính
diễn đạt, biểu hiện và giao thể tư tưởng về thực tế và thái độ của người nói đối
với thực tại".
(Hoàng Trọng Phiến, Giáo trình lí thuyết Tiếng Việt. Trường ĐHTH Hà Nội,
H, 1976, tr 170)
Nhà nghiên cứu Hữu Quỳnh đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về câu:
"Câu là đơn vị ngôn ngữ dùng để thông báo, có tính giao tiếp, tính hình
thái và tính vị ngữ".
(Nguyễn Quỳnh, Ngữ pháp Tiếng Việt hiện đại, Nxb giáo dục, H, 1980, tr 136)

13


Trong Ngữ pháp Tiếng Việt, Diệp Quang Ban lại nêu định nghĩa về câu
như sau:
"Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên
trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối
trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ,
sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng,
tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.
(Diệp Quang Ban, Ngữ Pháp Tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, tr.106)
Do có nhiều định nghĩa về câu như vậy, khi tìm hiểu đơn vị này, chúng
ta cần chú ý đến những đặc điểm cơ bản của nó. Những đặc điểm đó là:
- Về mặt nội dung, câu có chức năng diễn đạt trọn vẹn một nội dung tư
tưởng tình cảm nhất định.
- Về mặt hình thức, mỗi câu được cấu tạo theo một kiểu cấu trúc cú
pháp nhất định, cấu trúc đó tự lập, có ngữ điệu kết thúc khi nói, khi viết được
đánh dấu bằng một dấu cuối câu.
- Về mặt chức năng, câu là đơn vị giao tiếp nhỏ nhất để tạo thành văn
bản. Mỗi câu bao giờ cũng gắn với một tình huống giao tiếp, để biểu thị một

hành vi ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp nhất định.
b) Các kiểu câu được phân chia theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của câu, các nhà khoa học đã chia
câu ra làm hai loại, đó là:
Câu đơn và câu ghép.
Trong câu đơn căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, người ta chia kiểu câu này
thành: Câu đơn hai thành phần, câu đơn mở rộng, câu đơn rút gọn, câu đơn
đặc biệt.
Dựa và đặc điểm cấu tạo ngữ pháp, các nhà khoa học chia câu ghép
thành: Câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập.

14


Chúng ta có thể hệ thống hóa lí thuyết về từng kiểu câu cụ thể thông qua
những khái niệm mà các nhà ngữ pháp Tiếng Việt đã thống nhất trình bày.
"Câu đơn là câu chỉ có một cú (đơn hoặc kép). Câu đơn bình thường là
câu gồm đầy đủ hai thành phần đề ngữ và thuyết ngữ".
(Hữu Quỳnh, Ngữ Pháp Tiếng Việt hiện đại, Nxb giáo dục, H, 1980, tr.137)
* Câu đơn 2 thành phần là câu đơn có hai thành phần chính: Chủ ngữ và vị
ngữ.
VD33: Mẹ nấu cơm.
VD34: Bố đọc sách.
VD35: Tôi đang học.
VD36: Hoa sắp nở.
"Câu đơn hai thành phần là câu đơn gồm một đơn vị tính VN có quan
hệ C-V làm nòng cốt tức là 1 đơn vị nòng cốt gồm hai thành phần CN và VN.
Đơn vị tính VN có quan hệ C-V có thể có cấu tạo khác nhau".
(Hữu Quỳnh, Ngữ Pháp Tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo Dục, H, 1980, tr.137)
* Câu đơn mở rộng:

"Câu đơn trong đó ngoài hai thành phần chính còn có những thành phần phụ".
(Diệp Quang ban, Ngữ Pháp Tiếng Việt, tập 2, Nxb giáo dục, tr.177)
* Câu đơn rút gọn:
Trong giao tiếp, người Việt có thể rút gọn CN hoặc VN, hoặc cả hai
thành phần chính của câu, nhưng người nghe vẫn tiếp nhận được một nội
dung thông báo trọn vẹn và có thể khôi phục được những thành phần đó.
Những câu đơn như thế gọi là câu đơn rút gọn.
VD37: - Mai anh có đi Hà Nội không?
- Không.
VD38: - Ở nhà trông em nhá!

15


* Câu đơn đặc biệt:
Đây là kiểu câu đơn chỉ được cấu tạo bằng một từ hoặc cụm từ, không
phân định được đâu là CN, VN; nhưng nó vẫn thông báo một nội dung trọn
vẹn trong một tình huống cụ thể.
VD39: Cháy nhà!
VD40: Mưa! Gió!
VD41: Nước!
* Câu ghép:
Câu có cấu tạo gồm hai hay nhiều vế cùng loại hình cấu trúc ngữ pháp
với câu đơn, làm thành một chỉnh thể về nghĩa, về cấu tạo và ngữ điệu... về
hình thức, câu ghép là sự kết hợp của các câu đơn, có quan hệ với nhau về ý
và được ghép lại với nhau bằng các liên từ, các dấu câu.
* Câu ghép đẳng lập:
Đây là kiểu câu được cấu tạo từ hai kết cấu C-V nòng cốt trở lên. Mỗi
kết cấu C-V nòng cốt làm thành một vế câu. Các vế có quan hệ bình đẳng với
nhau. Giữa các vế có thể được nối với nhau bằng các quan hệ từ bình đẳng (mà,

và, còn, hay, hoặc,...) hoặc bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy trong câu văn viết.
* Câu ghép chính phụ:
Đây là kiểu câu được cấu tạo bởi hai kết cấu C-V nòng cốt, mỗi kết cấu
C-V nòng cốt làm thành một vế câu. Các vế gắn với nhau theo quan hệ chính
phụ. Các vế của câu ghép chính phụ có thể được nối với nhau bằng các cặp
quan kệ từ (các kết từ).
1.1.3. Mối quan hệ giữa CN, VN từ góc nhìn của kết học, nghĩa học, dụng học
a) Kết học và mối quan hệ giữa CN, VN từ góc nhìn của kết học.
a1: Khái niệm của kết học.
"Kết học là lĩnh vực nghiên cứu kí hiệu trong các mỗi quan hệ kết hợp
với các kí hiệu khác".
(Đại cương ngôn ngữ học, tập một, Nxb Giáo dục)

16


a2: Mối quan hệ giữa VN và CN dưới góc nhìn của kết học.
- Từ góc nhìn của kết học các nhà ngữ pháp cho rằng: Mối quan hệ
giữa CN và VN là mối quan hệ qua lại rất mật thiết. Mối quan hệ khăng khít
giữa hai thành phần đó đã làm nên kết cấu C-V nòng cốt trong câu đơn hai
thành phần và trong các vế của câu ghép.
b) Nghĩa học và mối quan hệ của VN, CN dưới góc nhìn nghĩa học.
b1: Khái niệm:
Nghĩa học là lĩnh vực của các mối quan hệ giữa kí hiệu với các sự vật ở
bên ngoài hệ thống kí hiệu.
b2: Mối quan hệ giữa VN và CN dưới góc nhìn của nghĩa học.
Từ góc nhìn của nghĩa học, các nhà ngữ pháp cho rằng mối quan hệ
khăng khít giữa CN và VN giúp câu hoàn thành tốt nhiệm vụ giao tiếp trong
một hoàn cảnh cụ thể. Nhờ CN nêu đối tượng thông báo, VN nêu nội dung
thông báo mà câu đạt tính mạch lạc về nghĩa.

c) Dụng học và mối quan hệ của VN, CN dưới góc nhìn dụng học.
c1: Khái niệm:
Dụng học là lĩnh vực của các mối quan hệ giữa kí hiệu và người sử
dụng nó.
(Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục)
c2: Mối quan hệ giữa VN, CN dưới góc nhìn dụng học.
Từ góc nhìn dụng học, mối quan hệ hữu cơ giữa CN và VN có tác dụng
làm rõ quan hệ giữa người nói (người viết) với hiện thực được phản ánh trong
câu với người nghe, người đọc.
1.1.4. Văn bản
1.1.4.1. Khái niệm
Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói
hoặc lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài... có loại như một
truyện kể, một bài thơ, một biển chỉ đường...
(Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, R.E.Asher (Chủ biên), Dẫn
theo Diệp Quang Ban - Giao tiếp văn bản mạch lạc liên kết đoạn văn, 2003 tr 50)

17


1.1.4.2. Đặc trưng của văn bản
a) Về nội dung
- Mỗi văn bản bao giờ cũng thể hiện một chủ đề. Chủ đề đó được khai
triển theo dụng ý của người tạo lập văn bản. Nội dung của văn bản phải có
tính mạch lạc, tính liên kết và tính hoàn chỉnh.
- Văn bản là một thể thống nhất hoàn chỉnh, một thông báo hoàn chỉnh,
có nội dung riêng. Đặc điểm này được thể hiện trước hết ở nhan đề (tiêu đề,
tên) của văn bản. Giữa nội dung của văn bản và tên gọi của nó có một sự găn
kết chặt chẽ.
- Tính mạch lạc của văn bản thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các

câu trong một đoạn và giữa các đoạn của văn bản.
b) Về hình thức
b1: Mỗi văn bản thuộc một thể loại nhất định.
- Chính đặc trưng thể loại góp phần tạo ra sắc thái riêng không thể trộn
lẫn giữa các văn bản.
Ví dụ văn bản nghệ thuật có thể chia thành ba thể loại lớn là văn xuôi,
thơ, kịch. Trong thể loại văn xuôi người ta lại chia thành các thể loại cụ thể
như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tùy bút, bút kí, phóng sự....
- Các thể loại truyện có đặc trưng riêng như: Cốt truyện, nhân vật,
phương thức kể chuyện, giọng điệu tự sự. Những đặc trưng trên của truyện
không thể có trong thể loại như thơ hoặc kịch.
b2: Mỗi văn bản phải có kết cấu nhất định
- Kết cấu là cách tổ chức văn bản của toàn văn bản và từng phần văn
bản.
b3: Văn bản được phân biệt với các sự vật phi văn bản ở số lượng câu, mỗi
quan hệ giữa các câu và phong cách chức năng ngôn ngữ trong văn bản.
Văn bản là một chỉnh thể thường được tạo ra từ nhiều câu, các câu liên
kết mật thiết với nhau.

18


Ngôn ngữ trong văn bản thường thuộc về một phong cách chức năng
ngôn ngữ nhất định. Chúng mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó.
Chẳng hạn: Trong văn bản văn xuôi nghệ thuật, các phương tiện ngôn
ngữ mang đặc trưng của phong các ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là tính hình
tượng (tính tạo hình, biểu cảm), tính hàm súc và tính cá thể hóa...
1.2. Cơ sở tâm lí học, giáo dục học
1.2.1. Cơ sở tâm lí học
Học sinh Tiểu học thường ở độ tuổi từ 6 - 11 tuổi. Ở lứa tuổi này, các

em có những biến đổi quan trọng trong cuộc sống, lao động, học tập, do đó
những đặc điểm tâm lí thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm,
cảm xúc cũng có những thay đổi cơ bản.
a) Đặc điểm trí nhớ
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học, học tập đã dần trở thành một hoạt
động chủ đạo. Sự say mê học tập của học sinh chưa thể hiện đó là nhận thức
trách nhiệm đối với xã hội, mà chủ yếu là từ các động cơ mang ý nghĩa tình
cảm như: được thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh chị động viên khen ngợi. Do đó
các em cố gắng học tập tốt khi được khích lệ. Học sinh ở các lớp đầu cấp có
khuynh hướng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, chưa có khả năng phân
tích tự giác. Học sinh lớp 3, lớp 4 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng
cho sự vật, biết phân biệt đặc điểm các chi tiết của sự vật, song còn đơn giản.
Ở các lớp cuối cấp (lớp 4, 5) việc ghi nhớ được hình thành và phát
triển.
b) Đặc điểm tư duy
Tư duy của học sinh Tiểu học vẫn còn mang tính chất hình ảnh cụ thể.
Vì thế các em tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với các khái niệm có
kèm theo minh họa. Học sinh Tiểu học tư duy bằng trực quan sinh động
chiếm ưu thế. Tư duy trừu tượng, tư duy khoa học bắt đầu phát triển nhưng
chưa mạnh và vẫn phải dựa trên tư duy cụ thể.

19


×