Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác trong dạy học chủ đề con người và sức khoẻ môn khoa học lớp 4 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
------------------------------------

HÀ THỊ HÀ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
TƢƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CON
NGƢỜI VÀ SỨC KHỎE MÔN KHOA HỌC LỚP 4
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Giáo dục Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S NGUYỄN THỊ DUYÊN

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các
bạn sinh viên trong lớp, em đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài
“Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác trong dạy học chủ đề Con
người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4 với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin”.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ phương pháp dạy
học tự nhiên xã hội đã tạo điều kiện cho em hoàn thiện khóa luận này. Và đặc
biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Duyên người đã trực
tiếp hướng dẫn em hồn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Hà Thị Hà


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được hồn thành là kết quả của q trình tìm tịi, tích lũy
kiến thức của bản thân tôi dưới mái trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cùng
với đó là q trình học hỏi, nghiên cứu dưới sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của cơ
giáo Nguyễn Thị Dun.
Vì vậy, tơi cam đoan rằng khóa luận này khơng trùng với bất kỳ khóa
luận nào trước đó.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Hà Thị Hà


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài

........................................................................... .......... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Đối tượng, mức độ, phạm vi nghiên cứu .................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
7. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................... 4
B. NỘI DUNG ............................................................................................... 6
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ................................................. 6

1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 6
1.1.1. Một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan ............................................ 6
1.1.1.1. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tương tác ......... 6
1.1.1.1.1. Trắc nghiệm khách quan ................................................................. 6
1.1.1.1.2. Trắc nghiệm tương tác .................................................................... 6
1.1.1.2. Ưu điểm, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan .......................... 7
1.1.1.3. Phân loại trắc nghiệm khách quan ..................................................... 8
1.1.1.4. Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học Khoa học nói
chung và chủ đề Con người và sức khỏe mơn Khoa học 4 nói riêng ............. 13
1.1.1.5. Vai trò của trắc nghiệm tương tác trong dạy học chủ đề Con người
và sức khỏe môn Khoa học 4 .......................................................................... 13
1.1.2. Phần mềm MS Powerpoint và việc xây dựng bài tập trắc nghiệm
tương tác nhờ MS Powerpoint ........................................................................ 15
1.1.2.1. Thiết lập ban đầu ................................................................................ 15
1.1.2.1.1. Thiết lập chế độ bảo mật ................................................................. 15
1.1.2.1.2. Bật thanh công cụ ............................................................................ 16


1.1.2.2. Cách sử dụng chung ........................................................................... 16
1.1.2.3. Những điểm cần chứ ý ....................................................................... 17
1.1.2.4. Tóm tắt các bước sử dụng VBA trong Powerpoint ........................... 17
1.1.3. Một số vấn đề về chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp
4 ....................................................................................................................... 18
1.1.3.1. Mục tiêu của chủ đề ........................................................................... 18
1.1.3.2. Nội dung chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4 ......... 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 19
1.2.1. Thực trạng dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học
lớp 4 ................................................................................................................. 19
1.2.2. Thực trạng sử dụng trắc nghiệm quan trong dạy học chủ đề Con
người và sức khỏe môn Khoa học 4 ................................................................ 25

1.2.3. Thực trạng sử dụng hệ thống trắc nghiệm tương tác trong dạy học
chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học 4 ............................................ 28
Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tƣơng tác trong dạy
học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe môn Khoa học lớp 4 với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin ................................................................................... 30
2.1. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ
đề Con người và sức khỏe môn Khoa học 4 ở trường Tiểu học ..................... 30
2.1.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan .... 30
2.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..................................................... 30
2.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chương trình .......... 30
2.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của
học sinh ........................................................................................................... 31
2.1.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................... 32
2.1.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................... 32
2.1.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan ............. 32


2.1.3. Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Con
người và sức khỏe 4 ........................................................................................ 36
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác trong dạy học chủ
đề Con người và sức khỏe môn Khoa học 4 với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin........................................................................................................... 41
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng ............................................................................ 41
2.2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác giữa học sinh và hệ thống bài
tập .................................................................................................................... 41
2.2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kĩ thuật ...................................................... 41
2.2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................... 42
2.2.2 Quy trình xây dựng ................................................................................ 42
2.2.3. Hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác trên Powerpoint ..................... 49
2.2.4. Một số lưu ý khi sử dụng trắc nghiệm tương tác .................................. 51

C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và có kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Vậy
muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục đó chúng ta phải làm gì? Nghị quyết
trung ương 4 khóa VII đã chỉ rõ: “Phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại
chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học,
bậc học…” áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học
sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, bởi xét đến cùng thì
khoa học giáo dục là khoa học về phương pháp, sáng tạo về khoa học giáo
dục xét cho cùng là sáng tạo về phương pháp giáo dục. Cùng với việc đổi mới
phương pháp là đổi mới kiểm tra đánh giá, trong đó có việc vận dụng hình
thức kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan vào quá trình kiểm tra
đánh giá.
Bậc học tiểu học là bậc học “nền tảng”, đặt những viên gạch đầu tiên
cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Do đó, việc dạy và học
ở bậc tiểu học được các nhà giáo dục vô cùng quan tâm. Là một giáo viên tiểu
học trong tương lai, được trực tiếp giảng dạy bộ môn Khoa học trong nhà
trường tiểu học, tôi nhận thấy muốn dạy tốt mơn học này thì bên cạnh việc
chuẩn bị về kiến thức, phương tiện kĩ thuật dạy học, vận dụng các phương
pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại,… thì việc xây
dựng hệ thống bài tập là rất quan trọng trong việc giảng dạy.
Trong môn Khoa học lớp 4, học sinh được học 3 chủ đề: Con người và
sức khỏe; Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật với rất nhiều kiến

thức về sự vật, hiện tượng, vấn đề xã hội, con người, gia đình,… Chủ đề Con
người và sức khỏe là chủ đề đầu tiên trong chương trình mơn Khoa học lớp 4.

1


Nội dung của chủ đề tập trung vào nhu cầu cần thiết đề duy trì sự sống, quá
trình trao đổi chất, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trị của chúng,
cách sử dụng hợp lí để có một sức khỏe tốt, phòng một số bệnh và tai nạn
đuối nước,…
Đặc biệt, chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, với sự bùng nổ của
khoa học – kĩ thuật cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, xã hội và
nhà trường yêu cầu chất lượng giáo dục ngày càng cao. Đồng thời chất lượng
cuộc sống không ngừng đi lên, các bậc phụ huynh tạo điểu kiện hết sức thuận
lợi cho con em mình với các đồ dùng, thiết bị,…hỗ trợ học tập. Một trong
những công cụ đắc lực cho việc học tập đó là máy vi tính và mạng internet.
Thực tế cho thấy rằng, số lượng học sinh sử dụng máy vi tính trong học tập
ngày càng nhiều và khơng ngừng tăng qua các năm. Đó là điều rất thuận lợi
cho việc giáo viên xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác với sự hỗ
trợ của công nghệ thông tin. . Người giáo viên nên biết cách đưa vào trong bài
dạy của mình một hệ thống bài tập với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để
vận dụng linh hoạt và kết hợp với các yếu tố đã có để nâng cao hiệu quả, tạo
hứng thú cho học sinh khi sử dụng hệ thống bài tập để tự đánh giá.
Chính vì những lí do trên, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài “Xây
dựng hệ thống bài tập tương tác trong dạy học chủ đề Con người và sức
khỏe môn Khoa học lớp 4 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đề xuất quy trình xây dựng và tiến hành xây dựng hệ thống bài
tập trắc nghiệm tương tác với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, để kiểm tra
đánh giá trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4,

dùng để hỗ trợ cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh. Đồng thời cũng là một cơ sở tham khảo để giáo viên Tiểu học có thể xây
dựng các hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác trong quá trình giảng dạy.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ
thống bài trắc nghiệm tương tác với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong
dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4.
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ
đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4.
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa
học lớp 4.
4. Đối tƣợng, mức độ, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4.
4.2. Mức độ và phạm vi nghiên cứu
- Mức độ nghiên cứu: xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề Con người và sức
khỏe môn Khoa học lớp 4.
- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành
xây dựng một số hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác nhiều lựa chọn (4 lựa
chọn) trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4 với
sự hỗ trợ của Powerpoint.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác trong dạy học chủ

đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4 với sự trợ giúp của công nghệ
thông tin phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Khoa học
lớp 4 và tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.

3


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu tài liệu,
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp trao đổi, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học.
7. kế hoạch nghiên cứu
- Tháng 11- 12: Nhận đề tài và ho àn thành đề cương.
- Tháng 1: Tìm hiểu cơ sở lí luận.
- Tháng 2- 3: Thu thập số liệu và tài liệu.
- Tháng 4- 5: xử lý số liệu và tài liệu, hoàn thành đề tài.
8. Dự kiến cấu trúc của đề tài
A. Mở đầu
B. Nội dung
Chƣơng 1 cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan
1.1.2. Phần mềm MS Powerpoint và việc xây dựng bài tập trắc nghiệm
tương tác nhờ MS Powerpoint
1.1.3. Một số vấn đề về chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa
học lớp 4
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa
học lớp 4 ở trường Tiểu học
1.2.2. Thực trạng sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề
Con người và sức khỏe trong môn Khoa học lớp 4 ở trường Tiểu học

4


1.2.3. Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác trong
dạy học chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học lớp 4 ở
trường Tiểu học
Chƣơng 2. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tƣơng tác trong dạy
học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe môn Khoa học lớp 4 với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin
2.1. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề
Con người và sức khỏe trong môn Khoa học 4 ở trường Tiểu học
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm tương tác trong dạy học chủ đề
Con người và sức khỏe trong môn Khoa học 4 với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin
C. Kết luận
Tài liệu tham khảo

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số vấn đề về trắc nghiệm khách quan
1.1.1.1. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tƣơng tác

1.1.1.1.1. Trắc nghiệm khách quan
Căn cứ vào dạng thức của bài trắc nghiệm có: trắc nghiệm khách quan
và trắc nghiệm tự luận [9, Tr 63].
Trắc nghiệm khách quan là bài kiểm tra, trong đó nhà sư phạm đưa ra
các mệnh đề và có các câu trả lời khác nhau, yêu cầu người học phải chọn đáp
án phù hợp.
Một đề thi trắc nghiệm khách quan gồm nhiều câu hỏi, thời gian dành
cho học sinh trả lời mỗi câu hỏi ít. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan
thường gồm hai phần: phần thông tin và phần lựa chọn.
Trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều mệnh đề, câu hỏi hay
mơ hình và được trả lời bằng các dấu hiệu đơn giản, hay một từ, cụm từ, đôi
khi là các con số…Trắc nghiệm khách quan thường mang tính quy ước vì bài
trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần học sinh trả lời đúng. Do đó hệ
thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm.
1.1.1.1.2. Trắc nghiệm tương tác
Theo chúng tôi:
Tương tác là sự tác động qua lại thông tin giữa đối tượng này với đối
tượng kia.
Trắc nghiệm tương tác là dạng bài tập trắc nghiệm khách quan được
thiết kế nhờ phần mềm máy tính, cho phép học sinh sử dụng các thao tác trên
bàn phím hoặc chuột để lựa chọn các phương án trả lời phù hợp.

6


1.1.1.2. Ƣu điểm, nhƣợc điểm của trắc nghiệm khách quan
* Ưu điểm
TNKQ có một số ưu điểm cần chú ý sau:
- Trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện đặc biệt là khâu chấm bài. Trắc
nghiệm cho phép trong thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức khác

nhau, chống khuynh hướng học tủ. Hơn nữa, giáo viên có thể đánh giá thành
quả học tập của học sinh với phạm vi kiến thức rộng, bao quát cả một chương
trình học dài.
- Các câu hỏi, đáp án được quy định về số lượng, nội dung và đã chuẩn
hóa nên dễ dàng sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp và xử lý
kết quả.
- Trắc nghiệm khách quan đảm bảo tính khách quan, đặc biệt trong việc
chấm điểm. Khi cho điểm trong bài kiểm tra truyền thống cùng một bài làm
có thể đánh giá khác nhau, có khi điểm số chênh lệch khá lớn tùy thuộc vào
người chấm. Chấm bài bằng TNKQ sẽ tránh được những sai lầm hạn chế đó
(tất nhiên là vẫn có phần chủ quan trong việc lựa chọn nội dung để kiểm tra
và định ra câu hỏi).
- Bài trắc nghiệm được soạn tốt có thể kiểm tra được khả năng phân
tích, suy nghĩ đa dạng, óc phê phán của học sinh.
- Trắc nghiệm khách quan nếu được sử dụng thích hợp có thể gây được
hứng thú và tính tích cực học tập cho HS. Dạng bài tập này không phải là mới,
tuy nhiên việc vận dụng loại bài tập này vào trong kiểm tra, đánh giá trong
những năm gần đây mới được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này không những
đem lại hiệu quả cao mà cịn được các em học sinh rất u thích.
* Nhược điểm
Cũng như bất kì một phương pháp nào, TNKQ bên cạnh những ưu
điểm thì ln có những mặt hạn chế:

7


- Các bài tập trắc nghiệm chủ yếu rèn trí nhớ máy móc khó phát triển tư
duy và đánh giá quá trình suy nghĩ dẫn tới kết quả làm bài trắc nghiệm. Đây
là nhược điểm lớn nhất của trắc nghiệm
- Để có được những bài tập có chất lượng địi hỏi q trình soạn thảo

phải cơng phu, tốn kém thời gian, u cầu người soạn câu hỏi khơng những
có kiến thức mà cịn phải có cả kĩ năng cao.
- Khi đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên khó biết được hứng
thú, thái độ nhiệt tình của học sinh trước những câu hỏi giáo viên đưa ra,
không rèn được kĩ năng trình bày văn bản cho học sinh.
- Các câu trắc nghiệm có thể khơng đo được khả năng phán đoán tinh vi
và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi tự
luận soạn kỹ.
- Tốn nhiều giấy để in loại câu hỏi này so với các câu hỏi khác và HS
cần nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
1.1.1.3. Phân loại TNKQ
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại TNKQ với những tên
gọi khác nhau. Nhiều quan điểm thống nhất và đưa ra 4 loại TNKQ sau:
a, Trắc nghiệm điền khuyết
Những câu hỏi và bài tập dạng này có chứa những chỗ trống để HS
điền những cụm từ này hoặc do HS tự nghĩ ra hay nhớ ra hoặc được cho sẵn
trong những phương án có nhiều lựa chọn.
* Ưu điểm
- Dễ sử dụng.
- Giúp HS luyện trí nhớ khi học tập.
- HS có thể đốn mị vì HS phải viết câu trả lời của mình khi trả lời câu
hỏi trắc nghiệm.

8


* Nhược điểm
- Thường dùng để kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản.
- Đơi khi khó đánh giá đúng nội dung câu trả lời khi HS viết sai chính
tả hoặc khi câu trắc nghiệm gợi ra nhiều hướng đáp án đúng.

- Giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu từ sách
giáo khoa.
- Việc chấm bài mất nhiều thời gian.
- Tích khách quan kém, có thể chịu tác động bởi yếu tố chủ quan của
giáo viên.
* Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi
- Không nên để quá nhiều chỗ trống trong mỗi câu, nên bố trí chỗ trống
ở giữa hoặc cuối câu, khơng nên đặt ở đầu câu.
- Các phương án trả lời là các từ, cụm từ, các con số cho trước tương
đương hoặc không tương đương với số lượng ô trống. Nếu các từ, cụm từ
khơng cho trước thì đó phải là các từ, cụm từ có nghĩa trong thực tế.
Ví dụ 1:
Điền các từ: thực vật, trao đổi khí, trao đổi chất, mơi trường vào chỗ
chấm sao cho phù hợp
Q trình………là q trình con người lấy thức ăn, nước, khơng khí
từ……..và thải ra mơi trường những chất thừa, cặn bã.
Để duy trì sự sống, con người,……..và động vật phải trao đổi chất với
môi trường.
b, Trắc nghiệm đúng – sai
Câu trắc nghiệm đúng – sai bao gồm:
- Phần 1: Là một câu hỏi hoặc một phát biểu, còn gọi là phần đề.
- Phần 2: Là phương án chọn lựa đúng – sai, phải – không phải, đồng ý
– không đồng ý.

9


Yêu cầu: Chọn một trong 2 phương án trả lời.
* Ưu điểm
- Dễ sử dụng

- Có thể ra nhiều câu một lúc vì tốn ít thời gian cho mỗi câu. Nhờ vậy
khả năng bao quát chương trình lớn.
* Nhược điểm
- Có thể khuyến khích sự phán đốn ngẫu nhiên của học sinh, độ may
rủi là 50%.
- Thường chỉ dùng để kiểm tra ở mức độ biết và hiểu đơn giản, ít kích
thích tư duy, ít khả năng phân biệt trình độ học sinh.
- Độ phân biệt học sinh giỏi và học sinh kém thấp.
* Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi
- Câu viết phải ngắn gọn, rõ ràng, câu hỏi phải xếp chính xác là đúng
hay sai.
- Đặt ra một mệnh đề và yêu cầu người học xác định mệnh đề đó đúng
hay sai, khơng nên bố trí số câu đúng bằng số câu sai, khơng nên trích ngun
câu trong sách giáo khoa.
Ví dụ 2:
Hãy điền Đ vào  trước câu trả lời em cho là đúng, S vào  trước
câu trả lời em cho là sai.
 Chúng ta cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên
thay đổi món ăn để có một sức khỏe tốt.
 Một loại thức ăn có thể đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho con
người.
 Ăn nhiều chất béo sẽ rất tốt cho cơ thể.
 Những chất cơ thể cần phải lấy từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau.
 Trong một tháng, nên ăn dưới 300g muối.

10


c. Trắc nghiệm ghép đôi
Bài tập dạng này gồm 2 phần: Phần thông tin bảng truy (câu hỏi) và

phần thông tin bảng chọn (câu trả lời). Hai phần này được thiết kế thành 2 cột.
- Yêu cầu đặt ra là lựa chọn yếu tố tương đương hoặc có sự kết hợp của
mỗi cặp thông tin từ bảng truy và bảng chọn. Giữa các cặp ở 2 bảng có mối
liên hệ trên một cơ sở nhất định. Có 2 hình thức: Đối chiếu hoàn toàn (số mục
ở bảng truy bằng số mục của bảng chọn), đối chiếu khơng hồn tồn (số mục
ở bảng truy ít hơn số mục ở bảng chọn).
* Ưu điểm
- Dễ sử xây dựng và dễ sử dụng, yếu tố may rủi, ngẫu nhiên giảm dần,
hạn chế sự đốn mị.
* Nhược điểm
- Mất nhiều thời gian cho việc thiết kế và xây dựng loại câu trắc
nghiệm này.
* Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi
- Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có
liên quan đến nhau, sắp xếp nội dung của hai dãy một cách rõ ràng, mang tính
đồng nhất.
- Thơng tin ở hai cột khơng nên bằng nhau, nên có thơng tin dư ở một
cột để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn. Thứ tự các câu của hai cột không khớp
với nhau để gây khó khăn trong việc lựa chọn và ghép đơi.
Ví dụ 3:
Nối thơng tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp

11


Cột A

Cột B

Những chất cơ thể thiếu


Hậu quả

Chất đạm

Cơ thể phát triển chậm, kém thông
minh, dễ bị bướu cổ.

I - ốt

Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù lịa.

Vi – ta – min D

Bị suy dinh dưỡng.

Vi – ta – min A

Bị cịi xương.

d, Trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Có rất nhiều loại trắc nghiệm, mỗi loại trắc nghiệm lại có những ưu
điểm, hạn chế riêng. Ở đề tài này, tôi đi vào xây dựng hệ thống bài tập trắc
nghiệm tương tác với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học chủ đề
Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4 chủ yếu ở dạng trắc nghiệm
nhiều lựa chọn.
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn được sử dụng phổ biến nhất.
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn là loại câu thông dụng nhất, còn gọi là câu
đa phương án, loại câu này gồm 2 phần là phần câu dẫn và phần câu lựa chọn.
+ Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu lơ lửng tạo cơ sở cho sự lựa

chọn.
+ Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời. Người trả lời sẽ lựa chọn
một phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất, hoặc khơng có liên quan gì đến
trong số các phương án cho trước. Những phương án còn lại là những phương
án gây nhiễu.
* Ưu điểm
- Độ tin cậy cao, yếu tố ngẫu nhiên, mang tính đơn giản, đảm bảo độ
giá trị, có thể đo được khả năng của người học: nhớ, thơng hiểu áp dụng, phân
tích,…

12


* Hạn chế
- Có thể khuyến khích sự đốn mị của người học.
* Yêu cầu khi xây dựng câu hỏi
- Phần dẫn phải diễn đạt rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Phần câu dẫn đôi
khi là câu hỏi hoặc câu nhận định chưa hoàn chỉnh.
- Các phương án trả lời có cùng một cách viết, và gần giống nhau để
tăng độ nhiễu.
- Các phương án nhiễu cần được diễn đạt sao cho hợp lí và cảm giác có
độ tin cậy cao.
- Các phương án lựa chọn được sắp xếp ngẫu nhiên, khơng theo một
trình tự logic nào cả.
Ví dụ 4:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Trong một số loại thức ăn dưới đây, thức ăn nào không chứa chất bột
đường?
A. Khoai lang
B. Ngô

C. Gạo
D. Tôm
1.1.1.4. Vai trò của trắc nghiệm khách quan trong dạy học chủ đề Con
ngƣời và sức khỏe môn Khoa học 4
Ngày nay theo quan điểm tích cực thì trắc nghiệm khách quan được sử
dụng phổ biến với nhiều mục đích khác nhau.
- Giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập về kiến thức, kĩ năng của học
sinh: Giáo viên thông qua sử dụng trắc nghiệm khách quan sẽ biết được khả
năng, năng lực của học sinh để có những đánh giá, nhận xét chính xác về học
sinh đối với mơn Khoa học nói riêng và các mơn học ở Tiểu học nói chung.

13


Bên cạnh đó, nhà trường có thể biết được trình độ cũng như năng lực của giáo
viên trực tiếp giảng dạy để có những biện pháp thay đổi cho phù hợp.
- Hỗ trợ quá trình giảng dạy, giúp học sinh phát hiện ra những kiến
thức, kĩ năng mới thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách
quan
- Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh.
- Giúp học sinh tự đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng của
bản thân
- Khi học sinh được giao bài tập về nhà bởi hệ thống bài tập trắc
nghiệm thì học sinh sẽ dần trở nên chủ động, tích cực hơn trong học tập và tạo
được hứng thú, say mê cho các em.
- Đặc biệt khi dạy chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4
sẽ gây được nhiều hứng thú cho học sinh. Chủ đề này rất gần gũi, thậm chí ở
chính trên cơ thể các em cho nên khi sử dụng trắc nghiệm khách quan sẽ tạo
cơ hội cho các em liên hệ với thực tế theo các gợi ý của câu trắc nghiệm để
tìm ra câu trả lời; đồng thời mang đến cho các em rất nhiều kiến thức khác

nhau bởi những phương án khác nhau. Khi giáo viên xây dựng hệ thống bài
tập trắc nghiệm nó sẽ phù hợp, sát với khả năng của học sinh. Học sinh có
thêm nhu cầu học và trở nên phấn khởi hơn.
1.1.1.5. Vai trò của trắc nghiệm tƣơng tác trong dạy học chủ đề Con
ngƣời và sức khỏe môn Khoa học lớp 4
Khác với trắc nghiệm khách quan bình thường, trắc nghiệm tương tác
sẽ tạo ra những phản hồi ngắn ngay sau khi học sinh lựa chọn bất kì đáp án
nào. Nhờ có những phản hồi ngắn đó, mà học sinh có thể:
+ Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
+ Cung cấp lượng thông tin nhiều hơn so với trắc nghiệm thông
thường, những phản hồi ngắn gọn, xúc tích giúp học sinh dễ nhớ hơn nhiều so
với những đoạn văn bản dài.

14


+ Giúp học sinh tự đánh giá kiến thức của bản thân, khơng chỉ là kết
quả đúng, sai mà cịn là sai như thế nào, hay nhầm lẫn ở đâu, tiếp cận cái
đúng ở mức độ nào. Từ đó học sinh có thái độ điều chỉnh hợp lí.
+ Việc được trực tiếp tương tác với câu trắc nghiệm và khám phá
những phản hồi đã kích thích sự hứng thú, tập trung và học sinh có trách
nhiệm hơn khi suy nghĩ và ra quyết định.
1.1.2. Phần mềm MS Powerpoint 2003 và việc xây dựng bài tập trắc
nghiệm tƣơng tác nhờ Powerpoint 2003
Trong thời gian gần đây việc thiết kế bài giảng tương tác với sự hỗ trợ
của máy tính đang là vấn đề quan tâm của nhiều giáo viên. Có rất nhiều phần
mềm máy tính hỗ trợ thiết kế tương tác chuyên nghiệp như Director, Flash.
Tuy nhiên đa số các giáo viên ưa thích dùng Powerpoint hơn vì họ đã quen
thuộc với phần mềm này từ trước.
Với Powerpoint truyền thống giáo viên thường sử dụng các hiệu ứng

(effect), hoạt cảnh (animation) cùng các thành phần multimedia như hình ảnh,
âm thanh, siêu liên kết (hyperlink), video nhúng trực tiếp vào Powerpoint.
Những bài trình chiếu này chỉ mang tính minh họa (người xem chỉ nghe và
tiếp nhận) chứ không tương tác với người dùng (người nghe tác động lên bài
trình chiếu và bài trình chiếu trả về kết quả tương ứng).
Bằng cách sử dụng ngơn ngữ VBA (Visual Basic for Application) tích
hợp sẵn trong Powerpoint ta có thể tạo ra tương tác trong các bài trình chiếu
trong đó đặc biệt quan tâm đến trắc nghiệm phản hồi.
1.1.2.1. Thiết lập ban đầu
1.1.2.1.1. Thiết lập chế độ bảo mật
Mặc định Powerpoint không cho phép chạy các macro vì các lý do về
bảo mật. Để thuận tiện trong quá trình sử dụng VBA hãy thực hiện các bước
sau để thiết lập lại chế độ bảo mật cho Powerpoint.

15


Đối với Microsoft Powerpoint 2003, Từ menu Tool, chọn Macro, chọn
Security. Trong tab Security Level chọn mức Medium hoặc Low (tôi thường
dùng Low để cho phép tất cả các Macro).
1.1.2.1.2. Bật thanh cơng cụ
Mặc định thì bộ cơng cụ hỗ trợ làm việc trên VBA không được bật.
Hãy làm các bước sau để hiển thị thanh công cụ này:
Đối với Microsoft Powerpoint 2003, Click phải vào vị trí bất kỳ trên
Toolbar, chọn Control Toolbox.

1.1.2.2. Cách sử dụng chung
Mỗi thành phần trên thanh Toolbox được gọi là một đối tượng, mỗi đối
tượng này sẽ có một nhóm thuộc tính và phương thức tương ứng. Có thể đơn


16


giản hiểu thuộc tính là những đặc điểm của đối tượng như chiều cao (Height),
chiều rộng (Width), màu nền (Back Color), font chữ (Font),…vv. Phương
thức là những hoạt động sẽ diễn ra của đối tượng khi bị tác động chẳng hạn
như khi click chuột vào sẽ xuất hiện thông báo (ta sẽ tạo ra tương tác bằng
chức năng này). Những tác động vào đối tượng như click chuột, rê chuột
qua…vv gọi là các sự kiện (Event).
1.1.2.3. Những điểm cần chú ý
* Ngoài cách click đúp vào đối tượng để mở cửa sổ Visual Basic có thể
dùng tổ hợp phím ALT + F11.
* Có thể thay đổi đối tượng và sự kiện xảy ra trên đối tượng thông qua
2 combobox trong cửa sổ Visual Basic.
1.1.2.4. Tóm tắt các bƣớc sử dụng VBA trong Powerpoint
Bƣớc 1. Chọn và vẽ một đối tượng lên slide.
Bƣớc 2. Thay đổi thuộc tính của đối tượng thông qua hộp thoại
Properties (Click phải vào đối tượng và chọn Properties).
Bƣớc 3. Viết hoạt động cho các sự kiện xảy ra trên đối tượng bằng
cách click đúp vào đối tượng.
Bƣớc 4. Có thể viết hoạt động cho nhiều sự kiện xảy ra trên cùng một
đối tượng bằng cách chọn sự kiện ở combox trong cửa sổ Visual basic.
Trước khi làm việc với VBA trong Powerpoint ta thường thiết lập lại
chế độ bảo mật, bật thanh công cụ Toolbox.
Mỗi thanh đối tượng có thuộc tính và phương thức đặc trưng. Có thể
xem các thuộc tính các đối tượng thơng qua hộp thoại Properties. Thay đổi
thuộc tính của đối tượng sẽ làm thay đổi cách hiển thị của đối tượng.
Có thể mở nhanh cửa sổ Visual Basic thông qua tổ hợp phím ALT +
F11 hoặc click đúp vào đối tượng bất kỳ. Nên đặt tên các đối tượng theo quy
tắc chung để dễ dàng nhận biết kiểu đối tượng khi sử dụng VBA.


17


1.1.3. Một số vấn đề về chủ đề Con ngƣời và sức khỏe trong môn Khoa
học lớp 4
1.1.3.1. Mục tiêu của chủ đề
* Về mặt kiến thức:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về con người
và quá trình trao đổi chất ở người; một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn và
vai trị của chúng đối với con người; cách ăn uống hợp lí và phòng tránh một
số bệnh.
* Về mặt kĩ năng:
Bước đầu hình thành các kĩ năng:
- Biết quan sát và diễn đạt hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình ảnh,…;
biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, khai thác thông tin.
- Biết quan sát và thực hành một số công việc gần gũi diễn ra hằng
ngày với các em (hít thở, tập điều trị khi bị ốm, tập đi chợ với những đồ ăn
hằng ngày mẹ vẫn hay mua,…).
- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống (bảo
quản thức ăn,…)
* Về mặt thái độ - hành vi:
- Giúp học sinh ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức
đã học vào cuộc sống.
- Thêm u thích mơn học và có nhu cầu muốn khám phá.
- Yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người, sức khỏe,…có ý thức giữ gìn
sức khỏe và có ý thức bảo vệ môi trường trong lành.
1.1.3.2. Nội dung chủ đề Con ngƣời và sức khỏe môn Khoa học lớp 4
Chủ đề Con người và sức khỏe môn Khoa học lớp 4 bao gồm 19 bài
học (từ bài 1 đến bài 19), trong đó có 2 bài ơn tập. Các bài học trong chủ đề

này mang đến cho học sinh những hiểu biết lí thú, mới lạ về con người và sức

18


khỏe vốn rất gần gũi với trẻ; đồng thời giúp trẻ nhận ra điều quan trọng về cơ thể,
môi trường xung quanh, mơi trường sống để từ đó mỗi cá nhân có ý thức hơn.
Nội dung của chủ đề:
- Nhu cầu của con người để duy trì sự sống, quá trình trao đổi chất ở người.
- Các chất dinh dưỡng trong thức ăn và vai trò của chúng, cách bảo
quản thức ăn.
- Phịng tránh một số bệnh: béo phì, bệnh do thiếu chất dinh dưỡng,…
1.2. Cơ sở thực tiễn
Để nắm được thực trạng dạy học, thực trạng sử dụng trắc nghiệm khách
quan, thực trạng sử dụng bài tập trắc nghiệm tương tác trong dạy học chủ đề
Con người và sức khỏe chúng tôi đã tiến hành điều tra tại trường Tiểu học
Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc. Khối 4 có 6 lớp từ A1 đến A6.
1.2.1. Thực trạng dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe môn Khoa học 4
Để nắm được thực trạng dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn
Khoa học 4, trước hết chúng tôi tiến hành điều tra việc sử dụng các phương
pháp dạy học trong quá trình dạy học chủ đề Con người và sức khỏe môn
Khoa học 4 (câu 1 - phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:
Các phương pháp

Thường
xuyên
SL
%

Thỉnh

thoảng
SL
%

Hiếm khi
SL

%

Chưa bao
giờ
SL
%

1. Quan sát

5

83%

1

17%

0

0%

0


0%

2. Thảo luận nhóm

2

33%

3

50%

1

17%

0

0%

3. Đàm thoại

4

67%

2

33%


0

0%

0

0%

4. Hỏi đáp

3

50%

2

33%

1

17%

0

0%

5. Thực hành

1


17%

1

17%

1

17%

3

50%

6. Giải quyết vấn đề

1

17%

1

17%

1

16%

3


50%

Bảng 1: Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp dạy học trong quá trình
dạy học chủ đề Con ngƣời và sức khỏe môn Khoa học 4.

19


×