Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.48 KB, 28 trang )

TiÓu luËn triÕt häc

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT - MỘT TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC TIÊU BIỂU

I.1. Vấn đề cơ bản của triết học
Triết học, cũng như các ngành khoa học khác, phải giải quyết nhiều vấn đề có
liên quan mật thiết với nhau. Những vấn đề này tạo thành hệ vấn đề của từng ngành
khoa học. Tuy nhiên, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề khơng giống nhau, bao giờ
cũng có một hoặc một số vấn đề quan trọng nhất được coi là nền tảng để dựa vào đó
giải quyết các vấn đề cịn lại. Đó chính là vấn đề cơ bản của một ngành khoa học.
Triết học nghiên cứu hàng loạt vấn đề chung, nhưng vấn đề trung tâm là vấn đề
về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh
thần. Trong thế giới có vơ vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai
loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh
thần (ý thức, tư duy). Do đó, vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại
và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt: Mặt
thứ nhất giải quyết vấn đề giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào; Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả
năng nhận thức của con người.

I.2. Các trường phái triết học
Việc phân định các trường phái triết học liên quan đến mặt thứ nhất trong vấn đề
cơ bản của triết học. Giải quyết mặt này có ba cách:
Cách thứ nhất: Thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức và quyết định ý thức. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ
nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.
Cách thứ hai: Cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước, cái quyết định cịn vật
chất là cái có sau, cái bị quyết định. Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý
thức, tính thứ hai của vật chất.
Cách thứ ba: Cho rằng vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong


quan hệ sinh ra hay quyết định nhau.
Trong ba cách giải quyết trên, cách giải quyết thứ nhất và thứ hai tuy khác nhau
về nội dung nhưng giống nhau ở chỗ chỉ thừa nhận tính thứ nhất của một nguyên thể
(vật chất hoặc ý thức) nên thuộc về triết học nhất nguyên. Trong triết học nhất nguyên,
những người khẳng định tính thứ nhất của vật chất thuộc trường phái nhất nguyên duy

1

TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


TiÓu luËn triÕt häc

vật hay chủ nghĩa duy vật. Những người khẳng định tính thứ nhất của ý thức thuộc
trường phái nhất nguyên duy tâm hay chủ nghĩa duy tâm.
Cách giải quyết thứ ba thuộc về triết học nhị nguyên. Triết học nhị ngun có
khuynh hướng điều hồ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nhưng về bản chất lại
nghiêng về chủ nghĩa duy tâm.
Như vậy, tuy các quan điểm triết học thể hiện rất đa dạng nhưng xét cho cùng, tất
cả các quan điểm ấy được chia thành hai trường phái: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm.
II. CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT

Các nấc thang phát triển của chủ nghĩa duy vật gắn liền với các thời kỳ phát triển
của triết học. Trong các thời kỳ triết học khác nhau, chủ nghĩa duy vật biểu hiện thông
qua các trường phái cũng khác nhau. Có nhiều cách phân chia các thời kỳ của triết học.
Song căn cứ vào sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội, triết học có thể được phân
chia thành các thời kỳ:
-


Triết học thời cổ đại

-

Triết học thời trung đại

-

Triết học thời Phục hưng

-

Triết học cận đại

-

Triết học cổ điển Đức

-

Triết học Mác - Lênin

Qua các thời kỳ phát triển đó của triết học, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện
dưới ba hình thức cơ bản:
- Chủ nghĩa duy vật chất phác: Là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy
vật thời cổ đại, mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn
chế nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì đã lấy giới tự
nhiên để giải thích tự nhiên, khơng viện đến thần linh hay thượng đế khi nói về vũ trụ.
-


Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy

vật. Thể hiện khá rõ từ thế kỷ XV, chủ nghĩa duy vật siêu hình đạt đến đỉnh cao vào thế
kỷ XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên
trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy
vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy
móc - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nờn nú

2

Trần Tố Mai Học viên cao học K16


TiĨu ln triÕt häc

ln ở trong trạng thái biệt lập và bất biến. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng
chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống thế giới quan
duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp "từ đêm trường trung cổ sang
thời Phục hưng"
-

Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy

vật, do C. Mác và Ph. Ănghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó
được V.I. Lênin phát triển. Do kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và
sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng
ngay từ khi ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ
đại và chủ nghĩa duy vật siêu hình, thể hiện là đỉnh cao nhất trong sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực như chính
bản thân chúng tồn tại mà cịn là một cơng cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ

trong xã hội cải tạo hiện thực.
Trong bài viết có tiêu đề "Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật từ thời cổ đại
đến triết học cổ điển Đức", tôi chỉ xin được trình bày sự ra đời và phát triển của chủ
nghĩa duy vật vốn vô cùng phong phú và mang nhiều sắc thái trên nhiều phương diện từ
thời Cổ đại là khi chủ nghĩa duy vật ra đời cho đến triết học Cổ điển Đức là khi mà chủ
nghĩa duy vật phát triển đến một tầm cao mới và tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa
duy vật bin chng sau ny.

3

Trần Tố Mai Học viên cao häc K16


TiÓu luËn triÕt häc

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
I. TRIẾT HỌC THỜI CỔ ĐẠI

Triết học cổ đại được sinh ra trong hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ, là
giai đoạn phát triển đầu tiên của triết học, hình thành ở ba trung tâm điển hình nhất là
Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp. Riêng đối với các nước phương Đông (Ấn Độ, Trung
Quốc), sự phát triển của triết học giữa thời kỳ cổ đại và trung đại khơng có sự khác biệt
nhiều do các đặc điểm khu biệt về tự nhiên, xã hội của các nước này. Vì vậy, trong bài
viết này tơi xin được đề cập đến triết học Ấn Độ và Trung Quốc trong thời kỳ cổ đại với
ý nghĩa như giai đoạn phát triển đầu tiên của triết học tức là bao gồm cả triết học cổ đại
và trung đại nếu xét về mặt thời gian.

I.1. Triết học Ấn Độ cổ - trung đại
Phản ánh những cơ sở kinh tế, chính trị, khoa học và văn hóa của xã hội Ấn Độ

thời cổ, nền triết học Ấn Độ cổ đại đã hình thành và phát triển từ rất sớm. Có thể chia
quá trình hình thành và phát triển triết học Ấn Độ cổ - trung đại làm ba thời kỳ: Thời kỳ
Vêđa (cuối thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII TCN), thời kỳ cổ điển hay thời kỳ Bàlamôn
giáo, Phật giáo (từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ VI SCN), thời kỳ sau cổ điển hay thời kỳ
Hồi giáo (thế kỷ VII đến thế kỷ XVIII).
Thời kỳ Vêđa là thời kỳ tiền sử của triết học Ấn Độ. Khi đó con người quan
niệm về thế giới, về đời sống bằng các biểu tượng huyền thoại, đa thần. Trước các hiện
tượng tự nhiên đầy bí ẩn, người Ấn Độ đã xây dựng một thế giới các vị thần linh khi
giải thích các hiện tượng đó. Trong các bộ kinh Vêđa sớm chưa có tư tưởng triết học mà
chỉ là mầm mống của các tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại. Cho đến các tác phẩm Vêđa
muộn đặc biệt là Upanisad - bộ kinh bình chú kinh Vêđa, xu hướng chính cũng chỉ biện
hộ và phát triển tư tưởng duy tâm, tôn giáo của kinh Vêđa. Tư tưởng duy vật thời kỳ này
chưa ra đời. Tuy vậy, những nội dung triết học phong phú của các tác phẩm không
những là cơ sở lý luận cho đạo Bàlamôn, Hinđu ở Ấn Độ mà còn là cội nguồn của tất cả
các quan điểm và các hệ thống triết học Ấn Độ sau ny.

4

Trần Tố Mai Học viên cao học K16


TiÓu luËn triÕt häc

Trong thời kỳ Hồi giáo, dưới ách đô hộ của quân Ả Rập mà các quân vương của
các vương triều đều theo đạo hồi nên đạo Hồi giữ vai trò là hệ tư tưởng thống trị ở Ấn
Độ. Đó là triết lý duy tâm, cho rằng thế giới là do Thánh Ala sáng tạo ra.
Chỉ ở thời kỳ cổ điển, các quan điểm duy vật mới được thể hiện.
I.1.1. Một số trào lưu triết học có quan điểm duy vật trong thời kỳ cổ điển
Thời kỳ cổ điển ở Ấn Độ là thời kỳ phát triển cao của chế độ chiếm hữu nô lệ khi
đất nước này đã thống nhất và hưng thịnh dưới sự thống trị của nhà nước quân chủ độc

quyền hết sức khắc nghiệt. Trong lĩnh vực tinh thần, kinh thánh Vêđa được suy tơn là hệ
tư tưởng chính thống song khơng phải trào lưu triết học nào cũng thừa nhận và chấp
thuận thế giới quan của hệ tư tưởng này nhất là vào thời kỳ này khi triết học đã trở
thành hệ thống lý luận chặt chẽ. Vì vậy mà các trường phái triết học chia thành hai hệ
thống đối lập: chính thống và khơng chính thống. Hệ thống triết học chính thống thừa
nhận uy thế tối cao của kinh Vêđa và đạo Bàlamơn, gồm sáu trường phái triết học điển
hình: Samkhya, Vaisesika, Yoga, Mimamsa và Vedanta. Hệ thống triết học khơng chính
thống phủ nhận uy thế của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn, vì thế bị coi là tà giáo, gồm ba
trường phái triết học: Lokyata, Phật giáo và đạo Jaina.
Quan điểm duy vật thời kỳ này thể hiện chủ yếu trong hệ thống triết học khơng
chính thống. Mặc dù vậy, trong hệ thống triết học chính thống cũng có nhiều quan điểm
tiến bộ. Ví dụ như: Triết lý Samkhya đã có lúc mang tính duy vật, khơng thừa nhận
"tinh thần vũ trụ tối cao", phủ nhận sự tồn tại của thần, khẳng định bản nguyên của thế
giới là vật chất; Trường phái Nyaya và Vaisesika thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật
chất và cho rằng vật chất được tạo nên bởi một số thực thể vật lý như đất, nước, lửa,
khơng khí, ... các thực thể này lại do ngun tử tạo nên, đồng thời các phái này còn phủ
nhận vai trò sáng tạo ra thế giới của thần linh.

Trường phái Lokayata
Lokayata là một trào lưu triết học duy vật vơ thần triệt để, được hình thành rất
sớm từ trong phong trào đấu tranh chống lại quan điểm duy tâm, tôn giáo của kinh
Vêđa, phê phán chế độ phân biệt đẳng cấp, địi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội ở
vùng Đông Ấn.
Phái Lokayata cho rằng thế giới này là thế giới vật chất. Tất cả mọi sự vật, hiện
tượng trong vũ trụ đều do bốn nguyên tố đất, nước, lửa và khơng khí tạo thành. Bốn
ngun tố đó có khả năng tự tồn tại, tự vận động, biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau trong

5

TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16



TiĨu ln triÕt häc

khơng gian, tự liên kết với nhau để tạo thành vạn vật kể cả con người - một thực thể có
ý thức. Và ngay cả ý thức, lý tính và các giác quan cũng do sự kết hợp ấy mà nên. Sau
khi sinh vật chết đi thì sự kết hợp ấy cũng tan rã thành nguyên tố.
Khi giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, phái Lokayata cho
rằng: "vật chất sinh ra ý thức cũng như gạo nấu thành rượu, nhưng rượu khác gạo ở chỗ
có chất men say". Ý thức là thuộc tính cố hữu của thân thể, rời khỏi nhục thể thì ý thức
cũng khơng cịn. Ý niệm về "cái tôi", "cái tinh thần", "linh hồn" không thể tách rời thân
thể. Khi con người chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về "cái tơi", "cái tinh thần", "linh
hồn" cũng hết. Từ đó phái Lokayata phủ nhận thuyết luân hồi, nghiệp báo và chế giễu
quan niệm "giải thoát" trong các hệ thống triết học khác. Đồng thời, họ khẳng định rằng
con người chỉ sống có một lần trên thế gian này. Vì vậy, cần phải sống cho chính cuộc
đời này chứ khơng phải sống vì cuộc đời ở một thế giới khác.
Từ những luận điểm triết học trên, ta thấy trường phái Lokayata là một trường
phái triết học duy vật triệt để nhất trong lịch sử triết học Ấn Độ cổ - trung đại. Dù không
để lại một tác phẩm triết học nào cho đời sau nhưng các tư tưởng triết học duy vật thô
sơ, mộc mạc và chất phác, song về cơ bản là đúng đắn của phái Lokayata đã trường tồn
và phát triển suốt nhiều thế kỷ. Giá trị của những tư tưởng triết học đó khơng chỉ ở chỗ
nó chống lại chủ nghĩa duy tâm và tơn giáo, mà cịn là cơ sở cho sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật khoa học sau này.

Trường phái Phật giáo
Phật giáo là một trường phái khơng chính thống của Ấn Độ cổ đại, ra đời vào
khoảng thế kỷ VI TCN, do Siddhatha (hay Thích Ca Mâu Ni) sáng lập. Trường phái triết
học này có yếu tố duy vật ở chỗ cho rằng vũ trụ là bao la, vô cùng, vô tận; vạn vật trong
thế giới chỉ là dịng biến hóa vơ thường, vơ định, khơng do một vị thần hay một lực
lượng siêu nhiên nào sáng tạo ra; thế giới này gồm cả con người đều được cấu thành bởi

hai yếu tố "Sắc" và "Danh"; "Sắc" là yếu tố vật chất, gồm đất, nước, lửa, khơng khí cịn
"Danh" là yếu tố tinh thần khơng có hình chất mà chỉ có tên gọi.

Trường phái triết học Jaina (Đạo Jaina)
Jiana là một học thuyết triết học khơng chính thống, ra đời vào khoảng thế kỷ VI
TCN, do Maharvira sáng lập. Đạo Jaina đặt ra mục tiêu chính là tìm được con đường và
phương tiện giải phóng linh hồn khỏi sự ràng buộc của thế giới hiện thực, trong đó phủ
nhận vai trò sáng tạo thế giới của thần linh hay các lực lượng siêu nhiên. Theo Jaina, cái

6

TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


TiÓu luËn triÕt häc

thực thể là cái đầu tiên tạo nên thế giới và cũng là cái "chân lý cơ bản" để từ đó xây
dựng nên tri thức. Thực thể là cái tồn tại đầu tiên dưới hai trạng thái là sống (Jiva) và
không sống (Ajiva). Thực thể sống là thực thể có lý trí, có linh hồn, gồm các loại như:
thần, quỷ, người, động vật, cây cỏ,.... Còn thực thể khơng sống là thực thể khơng có lý
trí, khơng có linh hồn, gồm: khơng gian, thời gian, vận động, vật chất ... Các thực thể
này luôn liên kết với nhau, tác động qua lại với nhau. Vật chất chỉ là một trong những
trạng thái biến dạng của Ajiva, có đặc tính như: sờ mó được, có âm thanh, mùi vị và
màu sắc. Các đối tượng mà cảm giác lĩnh hội được cấu thành bởi các nguyên tử (cực kỳ
nhỏ bé, không thể phân chia, tồn tại vĩnh viễn, không do ai tạo ra và cũng không thể tự
mất đi hoặc bị huỷ diệt). Nguyên tử nếu đứng một mình thì con người phải dùng tri giác
mới hiểu nổi. Ngược lại, nếu các nguyên tử hấp dẫn nhau, kết hợp lại với nhau theo
nhiều dạng khác nhau sẽ tạo thành các vật thể, các hiện tượng.
Đạo Jaina còn quan niệm rằng trong thế giới còn tồn tại một số lượng rất lớn, cố
định các linh hồn. Linh hồn không do ai sáng tạo ra, tồn tại ngay từ đầu và mãi mãi,

được thể hiện ra trong các cơ thể sống hoặc không thể hiện ra. Dưới dạng tiềm năng, bất
kỳ linh hồn nào cũng có thể xâm nhập vào tất cả và có thể hiểu biết mọi cái. Linh hồn là
lực lượng toàn năng nhưng lại bị hạn chế bởi các thân xác cụ thể mà nó tồn tại trong đó.
Vì thế muốn giải thốt linh hồn khỏi thể xác thì phải tu luyện theo đạo Jaina.
I.1.2. Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật trong triết học Ấn Độ cổ trung đại
Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này được xây dựng trên cơ sở những tri thức về khoa
học tự nhiên đã khá phát triển và những phong trào xã hội tiến bộ. Đồng thời nó cũng
trở thành cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho sự phát triển của khoa học tự
nhiên và các phong trào đó. Tuy vậy, do chế độ đẳng cấp khắc nghiệt và sự tồn tại của
hệ thống tôn giáo nặng nề, bên cạnh những quan niệm duy vật tiến bộ vẫn cịn những
quan niệm duy tâm tơn giáo và bản thân các quan niệm duy vật cũng không triệt để.
Chủ nghĩa duy vật trong triết học Ấn Độ cổ - trung đại thể hiện rõ nhất là vào
thời kỳ cổ điển thông qua ba trường phái: Lokayata, Phật giáo và đạo Jaina với khuynh
hướng phủ nhận và bác bỏ uy tín của kinh Vêđa. Chúng để lại một số giá trị quan trọng
cho sự phát triển triết học duy vật của các thời đại sau này.
Cùng với sự đan xen của các tín điều tơn giáo, trong phạm vi của triết học, các
quan điểm duy vật và duy tâm của triết học Ấn Độ cổ - trung đại không c th hin ra

7

Trần Tố Mai Học viên cao häc K16


TiĨu ln triÕt häc

một cách rạch rịi, tách bạch với nhau mà chúng cũng thường đan xen vào nhau, xen kẽ
lẫn nhau trong quá trình vận động và phát triển.

I.2. Triết học Trung Quốc cổ - trung đại
Xã hội Trung hoa cổ đại khi mà triết học hình thành và phát triển là xã hội đánh

dấu sự tan rã của chế độ nơ lệ và bắt đầu hình thành các quan hệ xã hội phong kiến phức
tạp. Triết học Trung Quốc thời kỳ này tập trung vào chính trị, xã hội; lấy chính trị, luân
lý làm cơ sở. Các trường phái triết học lớn đều là các học thuyết về chính trị, xã hội như
học thuyết "nhân - lễ" của Khổng Tử, "vô vi" của Đạo Tử, "Kiêm ái" của Mặc Tử, "Vị
ngã" của Dương Chu, "Pháp trị" của Hàn Vi. Khi đó tồn tại cả quan điểm duy tâm và
duy vật, trong đó quan điểm duy vật tập trung chủ yếu ở thuyết Âm Dương, Ngũ Hành;
dùng thuyết Âm Dương để giải thích nguồn gốc của mọi vật.
I.2.1. Các trường phái triết học Trung Quốc cổ - trung đại mang tính duy vật
Nho gia
Nho giáo là trường phái lớn nhất, tồn tại lâu đời nhất Trung Quốc, do Khổng Tử
(551 - 479 TCN) sáng lập. Triết học của Nho giáo phần lớn thể hiện tư tưởng duy tâm,
"tôn thiên" (coi trời là đấng tối cao) với quan niệm "sống chết có mệnh, giàu sang do
trời"cho đến khi Tuân Tử coi con người vốn có "tính ác", chủ trương thế giới khách
quan vốn có quy luật riêng, cho rằng sức người có thể thắng trời. Tư tưởng triết học của
Tuân Tử rõ ràng mang đặc sắc chủ nghĩa duy vật thô sơ, tạo nên đầu mối cho khuynh
hướng duy vật trong Nho giáo.
 m Dương gia
Được biết đến với học thuyết Âm dương và Ngũ hành nổi tiếng. Học thuyết Ngũ
hành có quan hệ với việc sùng bái của con người với năm loại vật chất của tự nhiên cần
thiết là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; năm loại vật chất này luôn vận động, biến đổi và
khi tác dụng vào các giác quan của con người sẽ đem lại cho con người những biến thái
về tâm lý. Cội nguồn của học thuyết Âm Dương có quan hệ mật thiết với cuộc sống con
người; ngay từ thuở sơ khai, con người đã có ý niệm về giống đực và giống cái vì đó là
bản năng, là bước đầu của đời sống sinh lý và tình cảm. Học thuyết Âm Dương về cơ
bản có mang tính duy vật vì đã xuất phát từ bản thân giới tự nhiên để giải thích sự khởi
nguồn của vũ trụ. Âm và Dương là đại biểu cho hai dạng sự vật tồn tại phổ biến trong
vũ trụ, một dạng có dương tính: tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi ... và một dạng âm tính:

8


TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


TiÓu luËn triÕt häc

tiêu cực, lạnh nhạt, nhu nhược .... Hai thế lực Âm và Dương tác động lẫn nhau tạo thành
tất cả vũ trụ.
I.2.2. Đặc điểm duy vật trong triết học Trung Quốc cổ - trung đại
Thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc, chủ nghĩa duy tâm chiếm vị trí chủ đạo trong thế
giới quan của xã hội Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên, các nhà duy vật do dựa trên những tri
thức khoa học tự nhiên, tiến hành quan sát giới tự nhiên nên các quan điểm triết học của
họ đã có tác dụng trong việc phê phán các quan điểm duy tâm thần bí vốn gắn liền với
chế độ phong kiến Trung Hoa.
Vấn đề con người nói chung, trong đó đặc biệt là vấn đề tính người và số phận
con người là vấn đề nổi bật trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại. Các nhà duy vật
cho rằng, tính người (tư tưởng, tình cảm, tâm lý) của con người là do hoàn cảnh bên
ngoài sinh ra; những ham muốn, dục vọng của con người trong cuộc sống là điều tự
nhiên, khơng có gì xấu xa. Họ quan niệm trời là giới tự nhiên, đạo trời và mệnh trời là
do sự vận hành có tính quy luật của giới tự nhiên, không liên quan đến việc trị loạn của
con người.
Tóm lại, tư tưởng duy vật trong triết học Trung Hoa cổ đại dù về cơ bản là đúng,
có tiến bộ trong hồn cảnh lịch sử lúc đó song khơng triệt để, vẫn đan xen với tư tưởng
duy tâm do chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến Trung Hoa bảo thủ.

I.3. Triết học Hy Lạp cổ đại
Xã hội Hy Lạp cổ đại thời kỳ phát triển các tư tưởng triết học là xã hội chiếm
hữu nô lệ ở giai đoạn đang diễn ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp. Khi đó, một số ngành
khoa học cụ thể như: toán học, vật lý học, thiên văn, thuỷ văn ...bắt đầu phát triển.
Những khoa học này ra đời đòi hỏi sự khái quát của triết học nhưng tư duy triết học thời
kỳ này chưa phát triển cao; tri thức triết học và khoa học cụ thể thường hoà vào nhau.

Các nhà triết học lại cũng chính là các nhà khoa học cụ thể. Ngồi ra cịn có sự giao lưu
giữa Hy lạp với một số nước phương Đông nên triết học Hy Lạp cũng chịu sự ảnh
hưởng của triết học phương Đông.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết
học cổ đại Hy Lạp thể hiện nổi bật ở sự đấu tranh giữa hai đường lối triết học: đường lối
của Platôn (đại diện cho chủ nghĩa duy tâm) và đường lối của Đêmơcrít (đại diện cho
chủ nghĩa duy vật). Ngồi ra còn rất nhiều trường phái trường phái triết học có quan
điểm duy vật tiến bộ khác.

9

TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


TiĨu ln triÕt häc

I.3.1. Các trường phái có quan điểm duy vật trong triết học cổ Hy Lạp

Trường phái Milê
Có ba nhà triết học tiêu biểu là Talét (629 - 547 TCN), Anaximanđrơ ()615 - 546
TCN) và Anaximen (585 - 546 TCN). Trong đó Talét được coi là người đặt nền móng
cho triết học Milê, ơng khơng chỉ là một nhà triết học mà cịn là nhà bn, nhà hoạt
động chính trị, nhà tốn học và thiên văn học. Talét quan niệm nước là khởi nguyên của
mọi sự vật. Mọi vật đều sinh ra từ nước và khi chết đi lại trở về với nước.
Anaximanđrơ lại cho rằng cơ sở đầu tiên của mọi vật là "vô cùng". "Vô cùng" là
vật chất khơng có hình thức nhất định, khơng có gì quy định, là vơ cùng và vơ hạn. "Vơ
cùng" ln ln vận động và biến đổi, nhờ đó các sự vật cụ thể như đất, nước, lửa và
khơng khí ra đời. Bốn sự vật cụ thể này khi mất đi lại trở về với "vô cùng".
Anaximen cho rằng không khí là cơ sở đầu tiên của mọi sự vật. Sự vật sinh ra do
sự vận động không ngừng của khơng khí. Khơng khí đặc lại thành gió, mây, đất, nước,

đá. Khơng khí lỗng ra thành lửa. Các sự vật khác đều do những cái đó sinh ra. Ngay cả
thần linh cũng do khơng khí sinh ra.
Trường phái triết học Milê đã đặt cơ sở đầu tiên cho quan niệm duy vật về thế
giới và các nhà triết học của trường phái đó là các nhà biện chứng tự phát. Họ đã dựa
vào sự quan sát trực tiếp thế giới để xem xét nó.

Hêraclít (530 - 470 TCN)
Hêraclít là một nhà triết học duy vật. Điều đó thể hiện trong việc ông thừa nhận
lửa là bản nguyên của mọi vật, đó là yếu tố căn bản, duy nhất, phổ biến của thế giới.
Dưới tác động của lửa, đất biến thành nước, nước biến thành khơng khí và ngược lại. Sự
hoạt động tinh thần của con người cũng bị quy định bởi sự biến hóa của lửa.

Trường phái Pitagor
Do nhà triết học và toán học nổi tiếng Pitagor (571 - 497 TCN) sáng lập. Pitagor
cho rằng bản nguyên của thế giới là con số. Con số là lực lượng chi phối tồn bộ thế
giới theo quy luật. Vì vậy, nhận thức sự vật và thế giới là nhận thức về con số. Con số
cũng là cơ sở của các hiện tượng tinh thần. Con số tồn tại vĩnh viễn nên tinh thần là bất
tử; nó chỉ chuyển từ vật này sang vật khác.

Lơxíp (khoảng 500 - 440 TCN)
Là người sáng lập ra học thuyết nguyên tử ở Hy Lạp cổ đại. Những quan điểm
triết học của ông được biết đến thông qua Đêmơcrít - học trị của ơng và những nhà trit

10

Trần Tố Mai Học viên cao học K16


TiĨu ln triÕt häc


học khác. Lơxíp cho rằng khởi ngun của vật chất không phải bốn yếu tố (đất, nước,
lửa, khơng khí) mà là các ngun tử. Ngun tử là các hạt vật chất vô cùng nhỏ bé,
không phân chia được. Các ngun tử vơ cùng nhiều, chúng có hình thức và kích thước
khác nhau. Sự sắp xếp khác nhau về hình thức giữa các nguyên tử tạo nên các sự vật
khác nhau cịn bản thân ngun tử khơng thay đổi.

Đêmơcrít (khoảng 460 - 370 TCN)
Đêmơcrít là nhà triết học duy vật vĩ đại nhất trong thế giới cổ đại, từng đi qua
nhiều nước và tiếp thu nhiều tri thức triết học, khoa học có giá trị. Đêmơcrít tiếp tục
phát triển quan điểm của Lơxíp về thuyết ngun tử, ơng còn thấy rõ mối quan hệ chặt
chẽ giữa vật chất và vận động, vận động là vốn có của nguyên tử chứ khơng phải được
đưa từ bên ngồi vào. Tuy vậy, ông vẫn chưa thấy được nguồn gốc của vận động và vận
động không chỉ là sự di chuyển trong chân không của nguyên tử.
Xuất phát từ quan niệm về ngun tử, về sự vận động của chúng, Đêmơcrít
khẳng định vũ trụ do vô số thế giới tạo nên. Những thế giới này lại do sự sắp xếp khác
nhau của ngun tử tạo thành.
Dựa vào thuyết ngun tử, Đêmơcrít thừa nhận sự ràng buộc lẫn nhau theo luật
nhân quả, tính khách quan và tất nhiên của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Đó là quyết
định luận duy vật - một đóng góp quan trọng của Đêmơcrít vào triết học duy vật. Song,
ơng lại phủ nhận tính ngẫu nhiên và cho rằng đó là một hiện tượng khơng có ngun
nhân, là khái niệm chủ quan do con người nêu ra để che dấu sự ngu dốt của mình.
Quan điểm duy vật của Đêmơcrít cịn thể hiện trong việc ơng bác bỏ quan niệm
về sự sản sinh ra sự sống và con người của thần thánh. Ông cho rằng sự sống là kết quả
của quá trình biến đổi dần dần từ thấp đến cao của tự nhiên. Ngay cả linh hồn cũng do
một loại nguyên tử đặc biệt cấu tạo nên. Cái chết chính là sự phân tán của các nguyên tử
cấu tạo nên thể xác và linh hồn chứ không phải linh hồn rời khỏi thể xác. Tuy quan
niệm của Đêmơcrít cịn mộc mạc song nó giữ vai trị rất quan trọng trong việc chống lại
các quan điểm duy tâm và tơn giáo về tính bất tử của linh hồn con người.
Triết học duy vật của Đêmơcrít đã đóng vai trị quan trọng trong chủ nghĩa vơ
thần. Theo ơng, sở dĩ con người có quan niệm về thần là do con người hoảng sợ trước

những hiện tượng của tự nhiên như sấm, chớp ... Và sự tồn tại của thần chỉ là sự nhân
cách hóa những hiện tượng của tự nhiên hay những thuộc tính của chính con người.

11

TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


TiĨu ln triÕt häc

Tóm lại, những quan điểm, tư tưởng triết học của Đêmơcrít cịn mang tính chất
phác, mộc mạc, trực quan song đã đưa triết học duy vật Hy Lạp cổ đại lên bước tiến
mới, đóng góp cho kho tàng triết học của nhân loại những thành quả vô giá.

Arixtốt (384 - 322 TCN)
Arixtốt là nhà triết học vĩ đại có bộ óc bách khoa trong số các nhà triết học Hy
Lạp cổ đại, là học trị của Platơn nhưng lại có nhiều quan điểm bất đồng với Platơn. Ông
khẳng định: Tự nhiên là tất cả sự vật có một bản thể vật chất luôn vận động và biến đổi,
khơng có và khơng thể có bản chất của sự vật lại nằm ngồi sự vật. Ơng cũng thừa nhận
vật chất và vận động có quan hệ chặt chẽ, khơng thể tách rời nhau; ơng cịn phân biệt
sáu hình thức vận động: phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng lên, giảm đi, di
chuyển vị trí. Nhưng lại sai lầm ở chỗ quan niệm rằng vận động của sự vật là do có sự
đẩy đầu tiên của thần linh, đây là khía cạnh duy tâm trong quan điểm triết học của ơng.
Quan điểm duy vật của Arixtốt cịn thể hiện trong quan niệm linh hồn chỉ có
trong cơ thể sống của sinh vật và linh hồn không thể là bất tử cũng như trong nhận thức
luận của ơng. Ơng khẳng định tự nhiên là đối tượng của nhận thức và là nguồn gốc của
kinh nghiệm, cảm giác.
Như vậy, dù là một nhà triết học duy vật không triệt để nhưng Arixtốt cũng có
nhiều đóng góp cho triết học Hy Lạp cổ đại thông qua các tác phẩm của ông.
I.3.2. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật trong triết học Hy Lạp cổ đại

Những quan điểm triết học của các nhà duy vật gắn với những quan điểm chính
trị là cơ sở lý luận cho hoạt động xã hội của những người tiến bộ trong giai cấp chủ nô.
Triết học Hy Lạp cổ đại cũng phản ánh cuộc đấu tranh của khoa học chống thần
học và tôn giáo. Các nhà khoa học đồng thời là những người vô thần. Họ đã đưa ra và
bảo vệ những quan điểm về khoa học tự nhiên, trong đó có học thuyết nguyên tử. Tuy
chưa vạch hết nguồn gốc của thần học và tôn giáo nhưng những tư tưởng của họ đã góp
phần to lớn cho cuộc đấu tranh chống tư tưởng hữu thần của các nhà triết học duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật của Hy Lạp cổ đại mang tính mộc mạc, tự phát. Đó là kết quả
của khoa học tự nhiên còn ở thời kỳ nguyên thủy, mới phát sinh và bắt đầu phát triển.
Khoa học tự nhiên vẫn còn lẫn lộn với triết học, chưa thoát khỏi phạm vi của triết học.
Các nhà triết học dường như đều là các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực khác như
toán học, thiên văn học, vật lý học, ... Các tri thức khoa học do các nhà triết học duy vật
nêu ra hầu như chỉ là sự phỏng đoán về thế giới xung quanh chứ chưa có cơ sở khoa hc

12

Trần Tố Mai Học viên cao học K16


TiĨu ln triÕt häc

vững chắc, song đó là những phỏng đoán thiên tài. Rất nhiều phỏng đoán của họ sau này
đã được khoa học thừa nhận và giúp các nhà khoa học đi đến chân lý và phát triển các
khoa học. Các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại thường dựa vào các sự vật, hiện
tượng cụ thể như nước, khơng khí, lửa để nêu lên bản ngun của thế giới. Tuy có nhà
triết học đã đưa ra những quan niệm trừu tượng hơn nhưng cũng chưa thoát khỏi tính
trực quan trong việc xác định bản nguyên của thế giới như Đêmơcrít.
II. TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ (THẾ KỶ IV - XV)

Xã hội Tây Âu vào thế kỷ III - V đánh dấu sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ

và sự ra đời của chế độ phong kiến và chế độ này cũng tạo ra được một xã hội phát triển
cao hơn xã hội cổ đại. Thời kỳ này, nhà thờ trung cổ mà đại diện là tôn giáo bao trùm
lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho tất cả các khoa học khác trở thành các bộ
môn của thần học.
Đặc điểm của khuynh hướng triết học thời kỳ này là sự phát triển của chủ nghĩa
kinh viện - một bước lùi so với thời kỳ cổ đại. Vấn đề quan hệ giữa niềm tin tơn giáo và
trí tuệ lý trí, giữa cái chung và cái riêng là những vấn đề trung tâm của triết học. Quá
trình phát triển của chủ nghĩa kinh viện chia làm ba thời kỳ: thời kỳ đầu (thế kỷ IV XII), thời kỳ hưng thịnh (thế kỷ XIII), thời kỳ suy tàn (XIV - XV).
Thời kỳ đầu và thời kỳ hưng thịnh, chủ nghĩa duy thực, hiện thân của chủ nghĩa
duy tâm do được Thiên chúa giáo chính thống ủng hộ đã lên ngôi với những nhà triết
học duy thực nổi tiếng như Téctuliêng (160 - 230), Ôguýtxtanh (354 - 430), Giăngxicốt
Ơrigiennơ (810 - 877) và Tômát Đacanh (1225 - 1274).
Tuy nhiên, triết học thời kỳ này không chỉ tồn tại duy nhất chủ nghĩa duy thực
mà còn xuất hiện chủ nghĩa duy danh - đại biểu của chủ nghĩa duy vật khi một số nhà
triết học thấy được thực tế là sự vật tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác
được và ra sức ủng hộ, đấu tranh cho điều đó đặc biệt là vào thời kỳ suy thối của chủ
nghĩa kinh viện.

II.1. Một số nhà triết học tiêu biểu của trường phái duy danh
Pie Abơla (1079 - 1142)
Pie Abơla là người Pháp, đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa kinh viện nửa đầu thế
kỷ XII, là người thuộc trường phái duy danh luận. Trên cơ sở lập trường duy vật của
trường phái duy danh luận, khi giải quyết mối quan hệ giữa lịng tin và lý trí, ơng đề cao
vai trị của lý trí. Theo ơng, lịng tin phụ thuộc vào cơ sở đích thực là lý trí. "Hiu m

13

Trần Tố Mai Học viên cao học K16



TiÓu luËn triÕt häc

tin" là nguyên lý xuất phát của ông. Lý trí là tiêu chuẩn để đảm bảo cho sự đúng đắn của
"linh cảm", là phương tiện chính xác để vạch ra toàn bộ nội dung của chân lý tôn giáo,
là câu trả lời đúng đắn về sự xác đáng hay khơng của một tín điều tơn giáo nào đó. Mục
đích của triết học là q trình vạch ra và lập luận chân lý. Abơla đã phê phán các đại
biểu của nhà thờ đã xem ông là kẻ thù, và gọi ông là "kẻ chống chúa trời".
Dựa vào các tác phẩm của Arixtốt , ông phê phán những nhà triết học duy thực.
Ơng cho rằng, khái niệm chung khơng thể tồn tại bên ngoài các sự vật, hiện tượng cụ
thể, khơng có đời sống độc lập, nhưng cũng khơng tồn tại bên trong bản thân sự vật,
hiện tượng, không nằm trong bản thân từ ngữ, mà tồn tại trong ý nghĩa của từ ngữ.
Về mặt nào đó, hệ thống triết học của Abơla xa rời những tín điều chính thống
của nhà thờ, là người bạn đồng minh và dự báo cho khoa học thực nghiệm của giai đoạn
mới. Do đó, về mặt thế giới quan triết học cũng như về lý luận nhận thức, ông là người
chuẩn bị tiền đề cho sự ra đời của triết học duy vật thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu.

Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214 - 1294)
R. Bêcơn sinh ở Anh, là người đề xướng vĩ đại nhất của khoa học thực nghiệm
và phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa kinh viện, giáo hội và nhà nước phong kiến. Triết học
Bêcơn đóng vai trị quan trọng trong cuộc đấu tranh chống triết học kinh viện. Theo
ông, triết học (siêu hình học) là khoa học lý luận chung, giải thích mối quan hệ giữa các
khoa học bộ phận và đem lại cho các nhà khoa học đó những quan điểm cơ bản. Đồng
thời, bản thân triết học được xây dựng trên thành quả của các khoa học bộ phận. Đó
chính là quan niệm của Bêcơn về đối tượng của triết học. Từ đó, ơng phê phán phương
pháp kinh viện, tách rời cuộc sống, khẳng định vai trò của "kinh nghiệm" trong quá trình
tìm kiếm chân lý khoa học.
Ông cho rằng nguồn gốc của nhận thức là do uy tín, lý trí và kinh nghiệm. Kinh
nghiệm và thực nghiệm là tiêu chuẩn để chứng minh uy tín trong nhận thức chân lý. Đó
là quan niệm rất tiến bộ trong thời đại ơng, có tác dụng chống chủ nghĩa kinh viện.
Bêcơn đề cao vai trò của tri thức khoa học: "Khơng có sự nguy hiểm nào lớn hơn

sự ngu dốt". Vì vậy, ơng hướng trọng tâm nghiên cứu vào những vấn đề của khoa học tự
nhiên, và xem khoa học thực nghiệm là chúa tể của các khoa học. Ông đạt được những
thành tựu về nhiều lĩnh vực trong nghiên cứu khoa học tự nhiên: đưa ra những kiến giải
có giá trị về vật lý và hóa học, vạch ra việc sửa đổi lịch, viết về thuốc súng và vận dụng
trong quân sự, nêu ra tư tưởng về cấu tạo của kính viễn vọng, kính hiển vi,...

14

TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


TiĨu ln triÕt häc

Về mặt xã hội, Bêcơn có tư tưởng tiến bộ, dũng cảm lên án những tội lỗi của
giáo sĩ và bọn phong kiến áp bức, chống lại giáo hoàng, bênh vực quyền lợi của nhân
dân và đã bị nhà nước phong kiến và giáo hội truy nã, cầm tù trong nhà tù của tu viện.
Có thể thấy rằng, triết học của Bêcơn đã bộc lộ xu hướng duy vật, thể hiện nhiều
tư tưởng tiến bộ. Tuy nhiên, trong thời đại của tôn giáo và nhà thờ, ông cũng chưa thể
nào vượt qua khỏi bức tường ngăn cách đó để hồn tồn tự do với những tư tưởng khoa
học và triết học đặc sắc của mình.

Gum Ốccam (1300 - 1350)
G. Ốccam là nhà văn, nhà chính trị, nhà thần học, nhà triết học kinh viện Anh,
đại diện nổi tiếng nhất của chủ nghĩa duy danh. Về thế giới quan triết học, ơng là nhà
duy danh có khuynh hướng duy vật. Ông cho rằng thực thể vật chất tồn tại vĩnh viễn,
thông qua những sự vật riêng lẻ, đơn nhất mà khơng cần đến "hình thức tinh thần" nào.
Hiện thực khách quan chỉ tồn tại sự vật, hiện tượng cụ thể, cịn "khái niệm phổ biến" thì
tồn tại trong "tinh thần và lời lẽ". Cái phổ biến chỉ diễn đạt, mô tả cái giống nhau trong
các đối tượng riêng lẻ.
Trong mối quan hệ giữa lý trí và lịng tin, giữa tri thức và linh cảm, ông khẳng

định: quyền lực nhà thờ chỉ giới hạn ở tôn giáo, thần học chỉ thống trị trong các vấn đề
về lòng tin và sự linh cảm; không thể chứng minh được sự tồn tại và bản chất của
thượng đế. Tiếp thu các tư tưởng triết học của Đơnxcốt, triết học của ông đã thể hiện sự
chống đối quyết liệt hệ tư tưởng Thiên chúa giáo, phủ nhận sự tồn tại của Giáo hoàng,
xem vai trị của thần quyền chỉ có giới hạn ở việc cứu rỗi linh hồn trong nhà thờ.
Trong lĩnh vực khoa học, trường phái Ốccam ở Pari đã nghiên cứu tốn học, cơ
học, thiên văn học và đã khơi phục lý thuyết nguyên tử thời cổ đại. Cùng với các nhà
duy danh khác, Ốccam đã có cơng thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển. Dù bị cấm và
đốt sách, phái duy danh của Ốccam đã có ảnh hưởng lớn, giúp khoa học thoát khỏi sự
cầm tù của thần học, chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện thời trung cổ.

II.2. Đặc điểm khái quát của triết học và chủ nghĩa duy vật Tây Âu trung cổ
Đây là giai đoạn mà cả xã hội bị thống trị bởi hệ tư tưởng tôn giáo, chủ nghĩa
kinh viện (không chấp nhận cái mới và sự tiến bộ) là triết học chính thống. Cả xã hội bị
ngự trị bởi tư tưởng duy tâm, tôn giáo, thần học và chủ nghĩa ngu dân. Vì vậy, triết học
cũng như các khoa học khác đều phải phục tùng thần học.

15

TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


TiÓu luËn triÕt häc

Thời kỳ này chứng kiến sự ra đời của phái duy danh, mặc dù dưới thống trị của
nhà thờ và tôn giáo nhưng vẫn đấu tranh cho cách nhìn nhận mang khuynh hướng duy
vật, thừa nhận sự vật có trước, khái niệm có sau và đem đến cho triết học một luồng
sinh khí mới. Đó là sự nhận thức thế giới thông qua kinh nghiệm, thực nghiệm, là sự
giải phóng và đề cao khoa học tự nhiên, dù mới ở bước đầu, khỏi ách thống trị của thần
học và sự tối tăm, trì trệ. Đây là mầm mống chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh

viện và sự phát triển mới của triết học và khoa học tự nhiên trong thời kỳ Phục hưng.
Suốt trong thời gian này, phái duy thực cũng như duy danh khơng đưa ra được
những kiến giải triết học mới có tính khoa học và cách mạng.
Mặc dù q trình phát triển của triết học Tây Âu trung cổ rất phức tạp, đầy mâu
thuẫn, nhưng nó vẫn tuân theo quy luật phát triển kế thừa liên tục của lịch sử và của các
hình thái ý thức xã hội. Nó chuẩn bị những hạt nhân hợp lý cho sự phục hồi chủ nghĩa
duy vật cổ đại và phát triển với những thành tựu rực rỡ trong thời kỳ Phục hưng.

III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG (THẾ KỶ XV - XVI)

Thời kỳ Phục hưng ở các nướcTây Âu là thời kỳ khơi phục và phát triển những
giá trị văn hóa thời cổ đại sau đêm trường trung cổ, không những thế cịn phát triển làm
cho nó trở nên phong phú, đa dạng. Phương thức sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi
thời, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước hình thành. Vào thời kỳ này, gắn
liền với sự phát triển về kinh tế, xã hội, khoa học, nghệ thuật, triết học nói chung và chủ
nghĩa duy vật nói riêng cũng có bước phát triển mới.

III.1. Một số nhà triết học duy vật tiêu biểu thời Phục hưng
Nicôlai Côpécnic (1473 - 1543)
Nicôlai Côpécnic là nhà thiên văn học và triết học người Ba lan. Ông là người
đầu tiên đưa ra thuyết "nhật tâm" (coi mặt trời là trung tâm còn trái đất và các hành tinh
khác đều quay quanh mặt trời). Phát hiện của ơng có ý nghĩa lớn lao về triết học và khoa
học tự nhiên lúc vì đã bác bỏ thuyết "địa tâm" trước đó của Ptơlêmê, giáng một địn
quyết định vào thế giới quan thần học, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi sự thống trị
của thần học.

Gióocđanơ Brunơ (1548 - 1600)

16


TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


TiĨu ln triÕt häc

Gicđanơ Brunơ là một nhà triết học đồng thời là một nhà khoa học tự nhiên vĩ
đại thời Phục hưng ở Italia. Ông là nhà tự nhiên thần luận nhưng ông theo lập trường
duy vật nhiều hơn và đã phát triển chủ nghĩa duy vật đến đỉnh cao vào thời Phục hưng.
Brunô tiếp thu thuyết "nhật tâm" của Côpécnic, đồng thời kế thừa tư tưởng duy
vật thời cổ đại, xây dựng nên quan điểm duy vật mới về vũ trụ. Ông nêu ra phạm trù
"cái duy nhất", đó chính là thượng đế tồn tại dưới dạng giới tự nhiên được hiểu như một
thế giới độc lập, không do một cái gì sáng tạo ra cả. Ơng đã đồng nhất thượng đế với
giới tự nhiên. Trên thực tế, thượng đế chỉ cịn là danh nghĩa, bởi vì theo ông, mọi vật chỉ
là biểu hiện cụ thể của "cái duy nhất", sự vật thì biến đổi khơng ngừng, cịn "cái duy
nhất" thì bất biến. Ơng đã nêu ra quan điểm về tính thống nhất vật chất của vũ trụ: "Mọi
vật đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảy mọi vật". Vũ trụ là vô tận. Ngồi
hệ mặt trời cịn có vơ số hệ thống khác. Quả đất chỉ là một hạt bụi nhỏ trong vũ trụ vơ
tận, khơng có hành tinh nào là trung tâm của vũ trụ, sự sống và con người có thể có
trong nhiều hành tinh khác, khơng có chúa trời nào thống trị vũ trụ cả.
Ơng đã khơng ngừng tun truyền các tư tưởng khoa học và chủ nghĩa duy vật
triết học và vì vậy tồ án giáo hội đã thiêu sống ơng.

Galilêơ Galilê (1546 - 1642)
G. Galilê là nhà tốn học, thiên văn học, vật lý học và triết học cuối thời Phục
hưng ở Italia, là người mở đầu cho sự phát triển của khoa học thực nghiệm. Ơng có
nhiều đóng góp cho cơ học, đặc biệt là luật quán tính, lực rơi và gia tốc trọng trường.
Ơng cũng đã chế ra kính viễn vọng để quan sát bầu trời, phát hiện ra các vệ tinh, quan
sát mặt trời, mặt trăng, ...Các phát minh khoa học của ơng có ý nghĩa triết học sâu sắc.
Nó giúp ơng có cơ sở để khẳng định tính thống nhất vật chất của tồn bộ vũ trụ và
chứng minh thuyết "nhật tâm" của Côpécnic. Tuy nhiên do q đề cao tốn học, ơng đã

giải thích giới tự nhiên trên cơ sở hình học, quy các sự vật về các hình dạng của hình
học. Có thể nói ơng đã mở đầu cho quan niệm duy vật máy móc về giới tự nhiên.
Như vậy, tuy cịn nhiều hạn chế nhưng Galilê đã đóng vai trị to lớn trong sự phát
triển của triết học và khoa học tự nhiên thời Phục hưng, tạo cơ sở cho sự phát triển tiếp
tục vào thời cận đại.

III.2. Đặc điểm cơ bản của triết học duy vật thời kỳ Phục hưng

17

TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


TiÓu luËn triÕt häc

Triết học thời kỳ này là thế giới quan của giai cấp tư sản đang trong quá trình
hình thành và phát triển. Sau "đêm trường trung cổ", dưới sự thống trị của thần học và
triết học kinh viện, thời kỳ này chủ nghĩa duy vật được khôi phục và phát triển. Sự khơi
phục và phát triển đó lại gắn liền với cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại thần học và
triết học kinh viện.
Do tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa
duy tâm, tôn giáo và dưới ảnh hưởng rất lớn của thần học lúc bấy giờ nên chủ nghĩa duy
vật thời kỳ này chưa triệt để, vẫn mang tính chất phiếm thần luận hay tự nhiên thần
luận. Tuy nhiên, tư tưởng duy vật vẫn giữ vai trò chi phối.
Thời kỳ Phục hưng, triết học có bước phát triển mới dựa trên cơ sở các thành tựu
của khoa học tự nhiên. Các nhà khoa học tự nhiên đồng thời là các nhà triết học vì vậy
đã có cách nhìn nhận vũ trụ trên cơ sở khoa học.
Có thể nói, triết học thời Phục hưng đã tạo ra một bước ngoặt trong sự phát triển
của triết học sau đêm trường trung cổ, tạo tiền đề cho triết học tiếp tục phát triển vào
thời Cận đại.

IV. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI (THẾ KỶ XVII - XVIII)

Thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, mâu
thuẫn gay gắt với phương thức sản xuất phong kiến dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản
nhằm thay thế phương thức sản xuất phong kiến bằng phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Do vậy, xuất phát từ yêu cầu phát triển phương thức sản xuất mới, khoa học tự
nhiên cũng có một bước phát triển nhảy vọt. Khoa học tự nhiên thực nghiệm phát triển
mạnh mẽ, các tri thức khoa học được khái quát từ các tài liệu do thực nghiệm đem lại.
Từ những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội và những thành tựu mới trong khoa học
tự nhiên, triết học thời kỳ này đã có một bước phát triển mới.

IV.1. Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật ở một số nước Tây Âu thời cận đại
IV.1.1. Chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII
Vào thế kỷ XVII, nước Anh là quốc gia tư bản lớn nhất ở Tây Âu, không những
phát triển về kinh tế, xã hội mà khoa học và văn hóa cũng phát triển mạnh. Triết học
Anh thế kỷ XVII là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản Anh trước và sau cách mạng,
thiên về duy vật và duy cảm. Tuy nhiên do tính chất khơng triệt để của cách mạng tư sản
Anh nên chủ nghĩa duy vật Anh cũng thiếu triệt để. Các đại biểu của chủ nghĩa duy vật
Anh thời kỳ này là Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ v G.Lcc.

18

Trần Tố Mai Học viên cao học K16


TiÓu luËn triÕt häc

Phranxis Bêcơn (1561 - 1626)
P.Bêcơn là một quan chức cao cấp nước Anh (thủ tướng Anh). Ông là nhà triết
học và khoa học tự nhiên thực nghiệm kiệt xuất, là "ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh".

Khía cạnh duy vật trong học thuyết của ơng thể hiện ở bản thể luận khi Bêcơn kế thừa
và phát triển tư tưởng của các nhà duy vật thời cổ Hy Lạp. Theo ông, thế giới vật chất
tồn tại khách quan, khoa học khơng thể biết cái gì ngồi thế giới vật chất. Khắc phục
hạn chế của Aixtốt khi tách rời vật chất với "hình dạng", ơng cho rằng "hình dạng" là
bản chất của sự vật "tự nhiên", "hình dạng" thống nhất với "tự nhiên".
Bêcơn còn khẳng định vật chất không tách rời vận động. Nhận thức bản chất của
sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Vật chất đa dạng nên vận động cũng đa
dạng. Ông chia vận động của vật chất thành 19 dạng nhưng lại đều quy về vận động cơ
học. Điều này thể hiện tính chất siêu hình, máy móc của ơng. Song ơng có một cống
hiến mới, đó là coi "đứng yên" cũng là một hình thức vận động, vận động là thuộc tính
cố hữu của vật chất. Ơng là người đầu tiên khẳng định tính bảo tồn của vật chất.
Quan điểm duy vật của Bêcơn cịn thể hiện khi ơng giải thích bản chất của linh
hồn. Theo ông, "linh hồn biết cảm giác" tồn tại trong óc người và vận động theo các dây
thần kinh và mạch máu. Nó chính là "một vật thể, thể xác là vật chất chân chính". Nó
cũng giống như lửa và khơng khí.
Tuy nhiên, Bêcơn hạn chế ở chỗ ông không đứng vững trên lập trường duy vật
vô thần. Theo ông, khoa học và thần học không nên can thiệp vào công việc của nhau.
Cả hai lĩnh vực này đều có điểm mạnh cũng như điểm yếu riêng. Tính khơng triệt để đó
của ơng phản ánh tính thỏa hiệp của giai cấp tư sản Anh lúc bấy giờ.

Tômát Hốpxơ (1588 - 1679)
T. Hốpxơ sinh ở Anh và có một thời làm thư ký cho Bêcơn. Ơng là một nhà triết
học nổi tiếng, là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII.
Quan điểm duy vật của ông thể hiện trong bản thể luận khi cho rằng thế giới vật
chất tồn tại khách quan, không do thần thánh sáng tạo ra và cũng không phụ thuộc vào ý
thức con người. Song thế giới vật chất, thế giới tự nhiên mà ơng nói tới là thế giới của
những vật thể riêng lẻ, mọi sự vật đều được quy về quan hệ số lượng cơ học, tốn học,
vì thế là một thế giới khơng thuộc tính, không màu sắc. Đây là một bước lùi so với thế
giới nhiều tính chất, nhiều màu sắc của Bêcơn. Đến trái tim con người ơng cũng coi là
"chiếc lị xo", dây thần kinh là "sợi chỉ" còn các khớp xương l "nhng bỏnh xe".


19

Trần Tố Mai Học viên cao häc K16


TiĨu ln triÕt häc

Ơng cũng coi vật chất ln ln vận động. Song ông quy vận động của vật chất
về vận động cơ học, đó chỉ là sự di chuyển giản đơn, máy móc của các vật thể trong
khơng gian. Đó chính là quan điểm siêu hình, máy móc của ông. Hốpxơ phân biệt không
gian, thời gian với tính cách là những hình thức tồn tại khách quan của sự vật và khơng
gian, thời gian với tính cách là cái phản ánh khách quan trong nhận thức con người. Từ
đó ơng khẳng định: cái gì có quảng tính (độ dài, khoảng cách) và hình dạng mới tồn tại,
thần thánh khơng có quảng tính và hình dạng nên khơng tồn tại. Điều này thể hiện tư
tưởng duy vật của ông. Chủ nghĩa duy vật của ông đã dẫn đến quyết định luận duy vật
máy móc.

Giơn Lốccơ (1632 - 1704)
Giơn Lốccơ sinh ra ở Anh, học Đại học Ôtxpho, nghiên cứu triết học, kinh tế,
chính trị, y học, khoa học tự nhiên. Ông là đại biểu của phái duy cảm nhưng cũng có
những quan điểm duy vật nhất định dù chủ nghĩa duy vật của ông không triệt để.
G.Lốccơ tiếp thu quan niệm kinh nghiệm luận duy vật của Ph.Bêcơn và có sự
phát triển thêm. Kế thừa tư tưởng của Ph.Bêcơn cho rằng mọi nhận thức đều bắt đầu từ
kinh nghiệm, Lốccơ phát triển thêm mọi kinh nghiệm đều bắt nguồn từ cảm giác. Cảm
giác được hình thành khi con người tiếp cận với thế giới xung quanh. Đó là căn cứ đầu
tiên và có quyết định tới tồn bộ nhận thức. Lốccơ khẳng định khơng có tư tưởng bẩm
sinh, mọi nhận thức đều sinh ra trong kinh nghiệm và từ kinh nghiệm.
Lốccơ cịn phân chia đặc tính của sự vật thành "đặc tính có trước" và "đặc tính có
sau". "Đặc tính có trước" là đặc tính như vận động, đứng im, khối lượng, hình dạng, ... .

Đó là những đặc tính khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác của con người, chúng
khơng thể mất đi dù sự vật có biến đổi. Cịn "đặc tính có sau" là những đặc tính như âm
thanh, mùi vị, màu sắc, ... Đó là đặc tính dễ biến đổi vì nó tuỳ thuộc vào cảm giác chủ
quan của mỗi người. Việc phân biệt một cách cực đoan "đặc tính có trước" và "đặc tính
có sau" thể hiện tính khơng triệt để trong chủ nghĩa duy vật của Lốccơ.
Tóm lại, mặc dù triết học của Lốccơ mang tính chất khơng triệt để, có những
điểm nhượng bộ chủ nghĩa duy tâm nhưng chủ nghĩa duy vật vẫn chiếm ưu thế. Những
tư tưởng tiến bộ, duy vật của ông đã được các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII kế thừa và
phát triển.
IV.1.2. Các nhà siêu hình học th k XVII

20

Trần Tố Mai Học viên cao học K16


TiÓu luËn triÕt häc

Thế kỷ XVII, quan điểm duy vật cịn được thấy ở một số nhà siêu hình học. Siêu
hình học ở đây được hiểu là khoa học nghiên cứu bản chất và nguồn gốc của tồn tại nói
chung, vạch ra nguyên nhân cấu thành của sự vật.

Rơnê Đêcáctơ (1596 - 1650)
R.Đêcáctơ xuất thân từ một gia đình quý tộc Pháp. Ơng là nhà tốn học, nhà vật
lý học và là một trong những người sáng lập ra triết học cận đại. Cùng với Ph. Bêcơn,
ông đã tạo ra một bước cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu thời cận đại.
Quan điểm duy vật về triết học của R.Đêcáctơ thể hiện trong "vật lý học". Theo
ông, vũ trụ là thế giới vật chất. Vật chất là nguồn gốc chung của mọi sự vật, là vô tận và
vĩnh viễn. Vật chất gồm những hạt nhỏ có thể phân chia được. Ơng cũng cho rằng,
khơng gian và thời gian là thuộc tính gắn liền với sự vật; tất cả các vật thể đều vận động,

vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không bị tiêu diệt. Song ông chỉ hiểu vận
động là vận động cơ giới, là sự di chuyển vị trí giản đơn trong không gian.
Từ lý thuyết về các hạt nhỏ của vật chất, ơng xây dựng lý thuyết về sự hình thành
vũ trụ. Theo ông, vật chất lúc đầu ở trạng thái hồn tồn đồng loại và chuyển động
khơng ngừng theo chiều xốy lốc. Q trình "xốy lốc" đã chia vật chất thành ba loại:
ngun tố đất, ngun tố khơng khí và ngun tố hỏa. Từ đó, Đêcáctơ giải thích sự xuất
hiện của hệ thống mặt trời: sự vận động của "nguyên tố hỏa" tạo nên mặt trời và những
vì sao, sự vận động của "ngun tố khơng khí " tạo nên bầu trời, sự vận động của
"nguyên tố đất" tạo nên trái đất và các hành tinh khác. Học thuyết về vũ trụ của Đêcáctơ
tuy cịn thơ sơ, chất phác nhưng bản chất của nó là duy vật, có vai trị tích cực trong việc
chống tơn giáo và chuẩn bị cho sự phát triển khoa học về sau.

Bêkenit Spinôda (1632 - 1677)
B.Spinôda là một nhà duy vật xuất sắc người Hà Lan. Ông học ở trường đào tạo
các cha cố nhưng dần dần đi đến nghi ngờ tôn giáo và đi vào nghiên cứu triết học, khoa
học tự nhiên. Ông tiếp thu các quan điểm duy vật, phiếm thần luận của Brunô, chịu ảnh
hưởng nhiều bởi R.Đêcáctơ nhưng phản đối nhị ngun luận của R.Đêcáctơ.
B.Spinơda đã có quan điểm duy vật về thế giới. Ơng đặt ra cho mình nhiệm vụ
nhận thức "trật tự tự nhiên phổ biến" mà con người là một bộ phận. Trong triết học của
ông khái niệm "thực thể" là khái niệm trung tâm. "Thực thể" ở đây chính là giới tự
nhiên. Giới tự nhiên như một thực thể duy nhất, hồn tồn độc lập, tự nó sn sinh ra nú.

21

Trần Tố Mai Học viên cao häc K16


TiĨu ln triÕt häc

Nó tồn tại được là nhờ lực lượng tiềm tàng của chính nó, khơng cần có một lực lượng

siêu tự nhiên nào. Bản thân thượng đế cũng chính là giới tự nhiên chứ khơng phải là lực
lượng siêu tự nhiên nào. Thực thể duy nhất là nguồn gốc, là cơ sở, nền tảng và là bản
chất chung của mọi sự vật, hiện tượng, kể cả vật chất lẫn tinh thần. Thực thể là thực tại
tối cao, vô cùng, vô tận về mặt không gian và vĩnh viễn về mặt thời gian.
Thuộc tính của thực thể là vơ hạn. Song thuộc tính của các "sự vật có hạn" của
thế giới xung quanh mà ta biết được là có quảng tính và có tư duy. Để chỉ ra mối quan
hệ giữa "thực thể" với các sự vật, B.Spinôda đưa ra khái niệm "dạng thức". "Dạng thức"
là một trạng thái của "thực thể", là biểu hiện đơn nhất của "thực thể". Vì là biểu hiện
đơn nhất của "thực thể" nên "dạng thức" không giống "thực thể". B.Spinôda cho rằng:
thực thể thì bất động cịn dạng thức thì ln ln vận động và bị chi phối bởi luật nhân
quả. Ông đã đi đến quyết định luận duy vật cho rằng: Không có sự vật nào khơng có
ngun nhân và nó là ngun nhân của bản thân nó. Song ơng lại phủ nhận tính khách
quan của "ngẫu nhiên". Theo ơng chúng ta thấy tính ngẫu nhiên chỉ vì chúng ta xem xét
sự vật trong tính cơ lập của nó; cịn khi nhận thức được toàn bộ giới tự nhiên với đầy đủ
mối liên hệ nhân quả, lúc ấy ta thấy mọi cái đều tất nhiên. Ở đây, ông đã rơi vào quyết
định luận duy vật máy móc.
Tóm lại, học thuyết "thực thể" của B.Spinơda tuy cịn một số hạn chế nhất định
nhưng nó đã thấm đượm tinh thần duy vật, vơ thần và chứa đựng những yếu tố biện
chứng. Nó tạo cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của chủ nghĩa duy vật.
IV.1.3. Các nhà triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII
Triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII là một giai đoạn phát triển quan trọng
trong triết học Tây Âu. Nó là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản Pháp chuẩn bị cho cuộc
cách mạng lật đổ xã hội phong kiến, xác lập xã hội tư bản. Thời kỳ này có rất nhiều đại
biểu xuất sắc như: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô, Điđrô, Hônbách, .... Ở đây tôi chỉ đề cập
đến một số nhà triết học tiêu biểu mà quan điểm duy vật của họ đóng góp một phần rất
lớn cho sự phát triển của triết học nói chung và chủ nghĩa duy vật nói riêng.

La Mêtri (1709 - 1751)
La Mêtri là một nhà triết học duy vật thời kỳ này. Cùng với các nhà bách khoa
toàn thư khác của Pháp, ông là người chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư

sản Pháp. Quan điểm duy vật của ông được xây dựng trên cơ sở khoa học tự nhiên.
Theo ông, thực thể vật chất là thống nhất ba hình thức của nó trong giới tự nhiên: vụ c,

22

Trần Tố Mai Học viên cao học K16


TiĨu ln triÕt häc

thực vật, động vật. Đặc tính cơ bản của vật chất là quảng tính, vận động và cảm thụ.
Giữa ba hình thức của giới tự nhiên đó khơng có sự khác nhau về chất, chỉ khác nhau về
lượng. Lồi người thì có tính cảm thụ cao hơn và trí tuệ lớn hơn so với động vật.
La Mêtri bác bỏ nhị nguyên luận của Đềcáctơ và cho rằng linh hồn con người
hoàn toàn về thuộc trạng thái nhục thể. Trong cuốn sách "Người máy" (chủ yếu trình
bày các quan điểm triết học duy vật), ông xem con người như một cái máy, cố gắng giải
thích các hiện tượng sinh lý theo quy luật của cơ học.
Như vậy mặc dù đã có khuynh hướng duy vật trong quan điểm nhưng La Mêtri
vẫn có cách nhìn máy móc, quy mọi cái về cơ học.

Đêni Điđrô (1713 - 1784)
Đêni Điđrô là nhà triết học duy vật chủ nghĩa Pháp nổi tiếng thế kỷ XVIII, nhà
văn, nhà lý luận nghệ thuật, đại biểu phái khai sáng, người tổ chức và biên tập cuốn
"Bách khoa tồn thư Pháp" thế kỷ XVIII. Ơng cũng là kẻ thù của chế độ chuyên chế
phong kiến và nhà thờ.
Là nhà duy vật, Điđrô bảo vệ quan điểm về tính vật chất của thế giới, thừa nhận
vật chất là tồn tại vĩnh viễn, khách quan ngoài ý thức của con người. Sự phong phú và
đa dạng của sự vật, hiện tượng chỉ là các hình thức khác nhau của tồn tại vật chất do các
phân tử cấu thành. Bác bỏ thuyết nhị nguyên, ông cho rằng: vật chất là một thực thể duy
nhất, nguyên nhân tồn tại của nó là nằm ngay trong bản thân nó. Giữa vận động và vật

chất là thống nhất chặt chẽ. Điđrô bác bỏ quan niệm về trạng thái đứng im tuyệt đối.
Ông cố gắng khắc phục chủ nghĩa siêu hình, chỉ gắn sự vận động của vật thể với sự
chuyển chỗ của chúng trong không gian và khẳng định vận động của vật thể là q trình
phát triển, biến đổi khơng ngừng.
Thơng qua tư tưởng về vận động, Điđrô đã thể hiện quan niệm vô thần. Giống
như các nhà duy vật trước đó, ơng đã cố gắng tiếp cận tư tưởng về tự thân vận động của
vật chất , từ đó chống lại quan niệm về sự tồn tại của thượng đế, cơng kích chủ nghĩa
duy tâm và các tín đồ tơn giáo về sự bất tử của linh hồn.
Khi xây dựng lý luận nhận thức, Điđrô cũng đứng trên lập trường duy vật. Theo
ông, cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là giai đoạn thức nhất trong nhận thức
cịn lý trí, tư duy là giai đoạn thức hai; trên cơ sở cảm giác mới xuất hiện tư duy. Chính
vật chất, giới tự nhiên là nguyên nhân phổ biến của cảm giác con người.

Pơn Hăngri Điđrích Hơnbách (1723 - 1789)

23

Trần Tố Mai Học viên cao học K16


TiĨu ln triÕt häc

Hơnbách xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Đức nhưng cuộc đời và sự nghiệp
của ông lại gắn liền với nước Pháp. Ông là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật và
vô thần, là một trong những người lãnh đạo của phái khai sáng Pháp, là cộng tác viên
của "Bách khoa toàn thư". Hônbách xây dựng triết học duy vật và chủ nghĩa vơ thần
của mình dựa trên những tri thức khoa học tự nhiên phong phú.
Vấn đề vật chất và vận động được Hônbách giải quyết trên lập trường của chủ
nghĩa duy vật. Ơng khẳng định tính khách quan, vĩnh cửu, khơng do ai sáng tạo của vật
chất. Sự phát triển và biến đổi không ngừng của vật chất đã sinh ra tính mn vẻ của thế

giới hiện thực. Vũ trụ, theo ông, là vật chất đang vận động, và vận động là phương thức
tồn tại của vật chất, nhờ vận động mà biết được bản chất của vật chất. Song vận động
theo quan niệm của Hônbách vẫn chỉ là vận động cơ giới.

IV.2. Các đặc điểm cơ bản của triết học duy vật ở Tây Âu thời kỳ cận đại
Triết học Tây Âu thời kỳ cận đại là sự phát triển tiếp tục các tư tưởng triết học
thời kỳ Phục hưng trong giai đoạn mới, giai đoạn cách mạng tư sản và sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học tự nhiên. Trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm thì đây là thời kỳ mà chủ nghĩa duy vật đã "thắng thế" chủ nghĩa duy
tâm và tôn giáo. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là thế giới quan của giai cấp tư sản cách
mạng; là vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và
giáo hội, xác lập xã hội tư bản.
Nhờ những thành tựu khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duy vật có một bước phát
triển mới, với cơ sở khoa học vững chắc và được chứng minh về chi tiết. Tuy nhiên hầu
hết các nhà duy vật vẫn rơi vào phiếm thần luận hay tự nhiên thần luận, chỉ có một số ít
nhà duy vật đi đến chủ nghĩa vơ thần. Đó khơng chỉ do ảnh hưởng sâu sắc của tơn giáo
mà cịn do giai cấp tư sản vẫn cần đến tôn giáo cho nên có lập trường chưa triệt để.
Nhìn chung, triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng và cận đại nói chung và chủ
nghĩa duy vật nói riêng là một bước phát triển rực rỡ trong lịch sử tư tưởng triết học
nhân loại. Những thành tựu triết học thời kỳ này khơng chỉ đáp ứng u cầu đặt ra lúc
đó mà nó cịn đặt nền tảng cho sự phát triển của triết học trong các giai đoạn về sau.
V. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC (THẾ KỶ XVIII - XIX)

Triết học cổ điển Đức với những nét riêng do nền tảng chính trị, xã hội và tư
tưởng của thời kỳ này quy định là đỉnh cao của thời kỳ triết học cổ điển ở phương Tây
và có ảnh hưởng to lớn tới triết học hiện đại. Kant, Heghen và Phơbách là những i

24

Trần Tố Mai Học viên cao học K16



TiÓu luËn triÕt häc

biểu lớn của triết học cổ điển Đức, đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển triết học
vào cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, góp phần làm cho triết học cổ điển Đức
trở thành một tiên đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của triết học Mác.

V.1. Các nhà triết học duy vật tiêu biểu của triết học cổ điển Đức
Về khía cạch duy vật, Kant và đặc biệt là Phơbách là những nhà triết học có
những đóng góp đặc biệt quan trọng.

Immanuel Kant (1724 - 1804)
Kant là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng phương
Tây. Triết học Kant là nền tảng và là điểm xuất pháp của triết học Đức hiện đại. Mặc dù
cịn có những điểm hạn chế nhưng những đóng góp của ơng cho triết học là khơng thể
phủ nhận.
Về cơ bản, Kant đã thể hiện như một nhà duy vật tự nhiên. Ông coi cả thế giới
như một chỉnh thể vật chất, mọi sự vật luôn vận động và biến đổi không ngừng, tương
tác lẫn nhau thông qua lực hút và lực đẩy. Ông là người đầu tiên khám phá ra ảnh hưởng
của lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng đối với các hiện tượng thuỷ triều.
Đi xa hơn các nhà duy vật trước đây, Kant nhận thấy thế giới khơng phải từ đầu
đã có được trạng thái như hiện nay mà là kết quả của một q trình lịch sử lâu dài theo
hướng ngày càng hồn thiện tự nhiên. Kant có sự giải thích thiên tài về sự hình thành hệ
thống mặt trời. Ơng dự đốn ngồi thiên hà của chúng ta cịn có các thế giới khác.
Hạn chế của Kant là ở chỗ ông theo thuyết "không thể biết". Kant đã chia thế
giới thành hai phần: thế giới hiện tượng và thế giới "vật tự nó". Thế giới hiện tượng là
thế giới mà chúng ta nhìn thấy cịn thế giới vật tự nó lại là bản chất của các sự vật, hiện
tượng. Giữa hai thế giới này có danh giới tuyệt đối khơng thể vượt qua. Vì vậy con
người khơng thể nhận thức được bản chất của thế giới.


Lútvích Phơbách (1804 - 1872)
L.Phơbách là nhà duy vật chủ nghĩa kiệt xuất trước thời kỳ Mác, là đại biểu nổi
tiếng của triết học cổ điển Đức, nhà tư tưởng của giai cấp tư sản dân chủ Đức. Phơbách
đã có cơng lớn trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen cũng như chủ nghĩa
duy tâm và tơn giáo nói chung, khơi phục vị trí xứng đáng của triết học duy vật.
Chống lại luận điểm duy tâm của Hêghen coi giới tự nhiên là "tồn tại khác" của
tinh thần, L.Phơbách đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngồi con

25

TrÇn Tè Mai – Häc viªn cao häc K16


×