Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Báo cáo đánh giá giữa kỳ Dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua các can thiệp thị trường ở tỉnh Lào Cai” (RVNA92)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.15 KB, 47 trang )

 
 
 

Báo cáo đánh giá giữa kỳ
Dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc
thiểu số thông qua các can thiệp thị trường ở tỉnh Lào Cai”
(RVNA92)

Ageless Consultants
Hoàng Xuân Thành
Nguyễn Thị Hoa
Trương Tuấn Anh

Hà Nội, tháng 6 năm 2013


Lời cảm ơn
Báo cáo Đánh giá giữa kỳ dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu
số thông qua các can thiệp thị trường ở tỉnh Lào Cai” (RVNA92) là nỗ lực tập thể, không thể
hoàn thành nếu thiếu sự đóng góp của nhiều người.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ của tổ chức Oxfam đã đóng góp những ý kiến quý
báu trong suốt các bước thiết kế, triển khai thực địa và viết báo cáo. Cán bộ chương trình
của tổ chức đã trực tiếp tham gia thực địa, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích
về tình hình thực hiện dự án.
Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của lãnh đạo các Sở NN&PTNT, Trung tâm
Khuyến nông, Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai đã chia sẻ thông tin về quá trình thực hiện dự án,
đóng góp ý kiến về những phát hiện ban đầu tại thực địa của đoàn đánh giá. Cảm ơn cán bộ
Sở NN&PTNT tỉnh, cán bộ Trạm Khuyến nông và HPN các huyện Bát Xát và Mường
Khương đã cùng tham gia khảo sát thực địa.
Cảm ơn cán bộ hai xã Mường Hum (huyện Bát Xát) và Lùng Khấu Nhin (huyện Mường


Khương) và các thôn khảo sát đã hỗ trợ đoàn đánh giá sắp xếp các cuộc thảo luận nhóm,
phỏng vấn tại thực địa. Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất
tới những người dân nam và nữ tại các thôn bản đã dành thời gian chia sẻ những suy nghĩ,
trải nghiệm của họ khi tham gia dự án này. Nếu không có sự tham gia tích cực của họ, đợt
đánh giá này không thể thực hiện được.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người quan tâm. Chúng tôi xin chân thành
cảm ơn.
Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless)
Hoàng Xuân Thành (trưởng nhóm), cùng với
Nguyễn Thị Hoa
Trương Tuấn Anh




Danh mục từ viết tắt
BQL

Ban Quản lý dự án

CT-DA

Chương trình – Dự án

Danida

Tổ chức hợp tác phát triển Đan mạch (“Denmark’s Development
Cooperation”)

Đề án 14


Đề án "Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư, trọng tâm
là vận động nhân dân cải tạo tập quán lạc hậu giai đoạn 2011 - 2015"
của tỉnh Lào Cai

DTTS

Dân tộc thiểu số

GAM

Ma trận phân tích giới

GED

Nhóm làm việc “Phát triển kinh tế nhạy cảm giới” (“Gender Economic
Development” working group)

HPN

Hội Phụ nữ

KN

Khuyến nông

KNV

Khuyến nông viên


KT-XH

Kinh tế - xã hội

M&E

Theo dõi – giám sát

NN&PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

SPIN

Dự án “Đổi mới Sản phẩm Bền vững” (“Sustainable Product
Innovation” project)

SWOT

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

TP

Thành phố

VSMT

Vệ sinh môi trường

WEL


Phụ nữ làm chủ kinh tế (“Women’s Economic Leadership”)




Mục lục
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ 1
Danh mục từ viết tắt ............................................................................................................. 2
Tóm lược ............................................................................................................................... 4
1. Giới thiệu ........................................................................................................................... 8
1.1. Mục tiêu đánh giá ....................................................................................................... 8
1.2. Phương pháp đánh giá .............................................................................................. 8
1.3 Đặc điểm địa bàn khảo sát ....................................................................................... 10
2. Các phát hiện .................................................................................................................. 11
2.1. Sự phù hợp ............................................................................................................... 11
2.2. Hiệu quả .................................................................................................................... 12
2.2.1. Mục tiêu 1: Cải thiện thu nhập của phụ nữ thông qua tham gia chuỗi giá trị lợn
đen ................................................................................................................................. 12
Nâng cấp sản xuất ......................................................................................................... 12
Nâng cấp “quá trình” ...................................................................................................... 15
2.2.2. Mục tiêu 2: Cải thiện vị thế của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng.................. 16
2.2.3. Mục tiêu 3: Lồng ghép, áp dụng rộng rãi WEL .................................................... 22
2.3. Các vấn đề về quá trình ........................................................................................... 24
2.3.1. Quản lý dự án ...................................................................................................... 24
2.3.2. Trách nhiệm giải trình và theo dõi – giám sát (M&E) ........................................... 24
2.3.3. Hiệu suất sử dụng nguồn lực .............................................................................. 25
2.4. Tính bền vững........................................................................................................... 26
3. Các bài học kinh nghiệm ................................................................................................ 28
4. Các thách thức ................................................................................................................ 30

5. Kết luận và Khuyến nghị ................................................................................................ 38
5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 38
5.2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 39
Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 41
Phụ lục 2: Lịch thực địa ..................................................................................................... 42
Phụ lục 3: Khung đánh giá giữa kỳ ................................................................................... 44
Phụ lục 4: Lịch thời vụ nuôi, bán và thu mua lợn đen (âm lịch) .................................... 46




Tóm lược
Dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ DTTS thông qua các can thiệp thị
trường ở tỉnh Lào Cai” tập trung vào sản phẩm lợn đen bản địa là phù hợp với tiềm năng và
thế mạnh tại địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường. Cách tiếp cận “phụ nữ làm chủ
kinh tế - WEL” phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và bình đẳng
giới của địa phương.
WEL là cách tiếp cận mới, được áp dụng lần đầu vào chuỗi giá trị lợn đen tại tỉnh Lào Cai.
Pha 1 của dự án WEL đã có những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, có những thách thức lớn
cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết trong pha 2. Đó là: (i) lựa chọn sản phẩm chiến lược
(lợn thịt, lợn “cắp nách”, lợn giống) và thiết kế các can thiệp về sản xuất và thị trường sao
cho phù hợp với từng địa bàn; (ii) làm sao gia tăng đáng kể hiệu quả kinh tế (hướng tới qui
mô kinh tế) từ nuôi lợn đen để đa số phụ nữ DTTS ở vùng dự án thực sự có cơ hội “làm chủ
về kinh tế”; và (iii) tăng cường các can thiệp hướng đến thay đổi mô hình phân công lao
động gia đình, làm sao giảm công sức và thời gian lao động của phụ nữ trong chăn nuôi lợn
nhằm giảm tình trạng “nghèo về thời gian” của phụ nữ.
Trong pha 1 của dự án, việc hỗ trợ lợn nái và thành lập “ngân hàng lợn” đã có kết quả rõ
rệt. Chất lượng lợn con đẻ ra cũng tăng lên so với trước. Tuy nhiên, cách chọn lợn giống từ
xã khác như tại Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) có khả năng giúp tăng chất lượng
đàn cao hơn so với việc sử dụng lợn giống tại chỗ như tại xã Mường Hum (huyện Bát Xát).

Cách thức chăn nuôi của người dân đã có sự cải thiện hơn trước, nhưng để áp dụng bền
vững và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi cần có quá trình lâu dài và hỗ trợ
liên tục tại chỗ. Vận hành tốt tủ thuốc thú y tại chỗ giúp cho việc phòng và chữa bệnh cho
lợn kịp thời hơn, tuy nhiên, ý thức và kỹ năng phòng dịch của người dân vẫn còn yếu. Hoạt
động hướng dẫn, hỗ trợ ủ phân vi sinh của dự án khá thành công, góp phần giảm ô nhiễm
môi trường, giảm lây lan bệnh cho người, và giảm chi phí mua phân bón – được nhiều
người dân tiếp tục áp dụng sau khi hết hỗ trợ.
Cho đến nay, lợi ích kinh tế từ chăn nuôi lợn nái khá rõ rệt. Chị em tham gia vào tổ nhóm đã
biết cách nuôi lợn nái (đa số trước đó đi mua lợn con về nuôi vỗ béo thành lợn thịt). Những
chị em lợn nái đã đẻ có thể chủ động được nguồn lợn con, từ đó tiết kiệm được một khoản
tiền lớn so với trước đây phải mua lợn con. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều thay đổi về
qui mô nuôi lợn thịt của hầu hết hộ gia đình khảo sát so với lúc trước dự án.
Chị em phụ nữ trong các tổ nhóm có cơ hội học hỏi các kỹ năng quản lý kinh tế hộ và phát
triển kinh doanh. Tuy nhiên, do đa số chị em DTTS vùng cao không biết chữ nên tiếp thu
các kiến thức tập huấn về quản lý kinh tế hộ, phát triển kinh doanh còn chậm.
Vẫn còn khoảng cách lớn giữa cung và cầu trong chuỗi lợn đen. Chuỗi lợn đen hiện vẫn
đang vận hành theo mô hình tự phát. Chất lượng, số lượng sản phẩm lợn đen của những
phụ nữ sản xuất nhỏ ở vùng dự án còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu của các tác
nhân thu mua, chế biến trong chuỗi giá trị. Điều đó cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, việc
“nâng cấp sản xuất” thông qua các hành động tập thể cần được đẩy mạnh hơn để làm nền
tảng cho việc “nâng cấp quá trình”.
Dự án đã chú trọng xây dựng đội ngũ phụ nữ DTTS tiên phong trong các tổ nhóm, có nhiều
hoạt động hỗ trợ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhóm tiên phong. Tuy nhiên, nhiều
chị em DTTS trong nhóm tiên phong còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng, nên khả năng lan
tỏa đến các phụ nữ khác chưa cao.
Tính liên kết giữa các thành viên trong tổ nhóm lợn đen khá chặt chẽ. Các tổ nhóm lợn đen
đều tự xây dựng quỹ dành cho chị em trong hoặc ngoài tổ nhóm vay và thăm hỏi chị em gặp




hoạn nạn. Tuy nhiên, các tổ nhóm chưa xây dựng được hành động tập thể nhằm nâng cao
vị thế trên thị trường.
Tham gia sinh hoạt trong tổ nhóm lợn đen, bước ra khỏi ngưỡng cửa gia đình giúp đa số chị
em DTTS tự tin hơn so với trước. Đã nhận thấy sự thay đổi nhất định trong phân công lao
động trong một số gia đình, nam giới đã chia sẻ công việc nhiều hơn với phụ nữ. Ngay cả
khi thu nhập từ lợn chưa thay đổi đáng kể thì vị thế của phụ nữ trong gia đình đã có sự cải
thiện do quá trình tham gia tích cực vào hoạt động của tổ nhóm.
Việc sử dụng Quỹ sáng kiến WEL của đối tác địa phương (HPN tỉnh) còn lúng túng. Do quỹ
WEL có qui mô nhỏ, việc hỗ trợ các ngành hàng khác (ví dụ sản xuất bánh) ngoài các tổ
nhóm lợn đen sẽ dẫn đến hỗ trợ nhỏ lẻ, dàn trải khó mang lại hiệu quả cao. Trong khi đó,
ngay trong các tổ nhóm lợn đen còn có nhiều cơ hội hỗ trợ chị em phụ nữ DTTS để giảm sự
nặng nhọc và thời gian lao động, tăng các hành động tập thể của tổ nhóm, tăng cường đa
dạng hóa sinh kế cho phụ nữ nghèo...
Cụm từ “phụ nữ làm chủ kinh tế” (WEL) đã trở nên khá phổ biến đối với các cấp. Việc tài
liệu hóa và truyền thông được tiến hành khá bài bản giúp cho việc phổ biến WEL thuận lợi
hơn. Dự án WEL đã có sự lồng ghép với các CT-DA khác ở cấp tỉnh, nhưng chưa có sự
lồng ghép với các dự án khác ở cấp cơ sở. Liên kết mạng lưới về WEL ở tầm quốc gia đã
được thực hiện.
Các dòng thông tin giữa các bên khá thông suốt. Vận hành “ngân hàng lợn” tại chỗ là hình
thức để phụ nữ hưởng lợi tự giải trình với nhau. Tính tự chịu trách nhiệm của các chị em
trong tổ nhóm rất cao. Hoạt động theo dõi – giám sát được thực hiện thường xuyên, nhưng
đôi lúc còn hạn chế do các đối tác cấp tỉnh bận nhiều công việc chuyên môn nên khó sát
sao được tình hình. Trong pha 1 của dự án vai trò của đối tác cấp xã chủ yếu là hỗ trợ cho
cấp huyện, tỉnh trong những công việc cụ thể, chưa đóng vai trò chủ động trong triển khai
các hoạt động của dự án, nên trách nhiệm giải trình của cấp xã chưa cao.
Hoạt động “nâng cấp sản xuất” (đầu ra 1.1) và “thúc đẩy WEL” thông qua tổ nhóm phụ nữ
(đầu ra 2.1) có thể xem là có hiệu quả tài chính tốt nhất trong pha 1 của dự án, vì đem lại
những kết quả nhìn thấy được rõ ràng (xây dựng tổ nhóm, hướng dẫn kỹ thuật, cấp lợn
giống…). Ngược lại, chi phí dành cho các can thiệp nâng cấp liên kết chuỗi lợn đen (đầu ra
1.1.2) chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu chi phí của dự án pha 1, nhưng hiệu quả thực tế

chưa rõ ràng. Lý do đây là loại hoạt động khó, cần thêm thời gian và thêm nỗ lực để có thể
phát huy hiệu quả. Kinh phí dành cho hoạt động “lồng ghép và áp dụng rộng rãi WEL” (đầu
ra 3.1) trong pha 1 của dự án còn ít, do pha 1 tập trung nhiều vào các hoạt động hiện
trường; và kinh phí cho loại hoạt động này cần được nâng lên trong pha 2 để đảm bảo mục
tiêu bền vững và lan rộng của dự án.
Gắn các tổ nhóm lợn đen với các thiết chế sẵn có tại địa phương là nhân tố quyết định sự
bền vững của các tổ nhóm. Do gắn với HPN, khả năng tự gia tăng thêm thành viên và nhân
rộng các tổ nhóm sang các thôn khác rất thuận lợi. Việc thể chế hóa các chính sách hỗ trợ
ngành hàng lợn đen, lồng ghép và phối hợp với các CT-DA tại địa phương nhằm áp dụng
cách tiếp cận “phụ nữ làm chủ về kinh tế” là hướng đi tạo nên sự nhân rộng những thay đổi
do dự án đem lại – đây là cơ hội của dự án trong pha 2 sắp tới.
Qua đợt đánh giá giữa kỳ này, báo cáo này nêu lên một số khuyến nghị như sau:
1. Xác định rõ sản phẩm chiến lược (lợn thịt, lợn cắp nách, lợn con giống) cho từng địa
bàn cụ thể (xã, thôn) phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn và nhu cầu
của thị trường. Chẳng hạn xã Mường Hum (huyện Bát Xát) có thế mạnh hơn về nuôi
lợn cắp nách, xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) có thế mạnh hơn về nuôi
lợn con và lợn thịt. Ngay trong cùng một xã, mỗi thôn bản lại có thế mạnh riêng,



những thôn xa trung tâm xã có thể phát triển lợn cắp nách tốt hơn. Từ đó, xây dựng
các mô hình, thông điệp khuyến nông, truyền thông và hỗ trợ nâng cấp liên kết chuỗi
giá trị định hướng thị trường cho phù hợp.
2. Nghiên cứu,ban hành và phổ biến qui trình kỹ thuật nuôi lợn “cắp nách” (Sở
NN&PTNT chủ trì) theo hướng mô hình nuôi lợn đen “khoanh nhốt”, kết hợp giữa
các kỹ thuật thâm canh và kỹ thuật quảng canh truyền thống. Hỗ trợ thử nghiệm một
số mô hình “khoanh nhốt” nhằm tăng chất lượng lợn cắp nách dựa trên tham khảo
và cải tiến các mô hình “khoanh nhốt” bản địa hiện có của người dân, như tại xã
Mường Hum.
3. Trao quyền cho cấp xã và thôn bản nhiều hơn trong củng cố việc quản lý điều hành

tổ nhóm và duy trì việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa nhằm tăng tính
bền vững của dự án. Vai trò của các đối tác cấp tỉnh, huyện nên chuyển từ người
trực tiếp thực hiện các hoạt động tại cơ sở như trong pha 1 (là bước cần thiết đối với
dự án có cách tiếp cận mới như dự án WEL) sang là người quản lý chung và hỗ trợ,
theo dõi – giám sát các hoạt động tại cơ sở trong pha 2. Việc củng cố, duy trì các
thành quả đã đạt được từ pha 1 ở cơ sở nên giao cho cấp xã, thôn bản thực hiện
nhiều hơn. Cần huy động sự tham gia mạnh hơn của các thiết chế cơ sở vào các
hoạt động dự án. Ví dụ, tủ thuốc thú y ở các tổ nhóm nên được đặt dưới sự quản lý
chung và hỗ trợ của thú y xã; các hoạt động hỗ trợ tổ nhóm và hướng dẫn kỹ thuật
chăn nuôi ở thôn bản nên có sự tham gia tích cực của KNV thôn bản…
4. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ “nâng cấp sản xuất” và “thúc đẩy bình đẳng
giới” theo chiều sâu tại các tổ nhóm lợn đen hiện có, trên cơ sở nâng cao vai trò lan
tỏa của các nhân tố tiên phong (các chị em phụ nữ DTTS nòng cốt trong mỗi tổ
nhóm), liên tục củng cố các thành quả đã đạt được tại pha 1. Hỗ trợ và theo dõi –
giám sát chặt chẽ để các xã dự án tự nhân rộng các tổ nhóm theo chiều rộng dựa
trên việc vận hành “ngân hàng lợn”, có những hỗ trợ bổ sung cần thiết (về tập huấn,
thú y, lợn đực giống…) đối với các tổ nhóm mới.
5. Trọng tâm hỗ trợ “nâng cấp quá trình” của pha 2 ở cơ sở nên là nâng cao “hành
động tập thể” của các tổ nhóm lợn đen (phối kết hợp giữa các thành viên trong quá
trình sản xuất và giao dịch thị trường) nhằm tạo ưu thế cho những người sản xuất
nhỏ trong liên kết chuỗi giá trị, thông qua việc đẩy mạnh yếu tố thể chế: nâng cao
năng lực cho người điều hành tổ nhóm, xây dựng các cơ chế liên kết, ràng buộc
giữa các thành viên, gắn với qui chế hoạt động của HPN, hương ước qui ước của
thôn bản. Trước mắt nên chọn tại mỗi xã dự án một số tổ nhóm điển hình để tập
trung củng cố hoạt động và hỗ trợ về nâng cao hành động tập thể trong tiếp cận thị
trường, kết nối với các tác nhân thị trường, từ đó rút kinh nghiệm cho việc tiếp tục
lan rộng sang các tổ nhóm khác.
6. Hỗ trợ kỹ thuật cho Sở NN&PTNT và 2 huyện dự án (Mường Khương, Bát Xát) trong
việc xây dựng Đề án phát triển ngành hàng lợn đen, trên cơ sở bám sát định hướng
và qui hoạch của tỉnh Lào Cai về phát triển ngành hàng lợn đen đến 2020 (tầm nhìn

2030). Trong Đề án chú trọng thể chế hóa các chính sách hỗ trợ cho người chăn
nuôi lợn đen qui mô nhỏ, xây dựng và phát triển thương hiệu lợn đen Lào Cai (cả
lợn thịt to và lợn cắp nách), nâng cấp liên kết chuỗi giá trị.
7. Tiếp tục môt số thử nghiệm mới theo hướng giảm nặng nhọc và thời gian lao động
cho phụ nữ trong chăn nuôi lợn, ví dụ các mô hình phối hợp với dự án SPIN đang
thực hiện tại xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) trong pha 1. Tuy nhiên cần
cân nhắc giảm chi phí các kỹ thuật mới sao cho phù hợp với đa số phụ nữ DTTS.
8. Hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động gây quỹ của các tổ nhóm hướng đến hỗ trợ cho
những phụ nữ nghèo trong tổ. Có thể sử dụng Quỹ WEL để hỗ trợ giải quyết những
khó khăn, vướng mắc trong chăn nuôi lợn đen và hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế cho
các chị em nghèo hơn trong các tổ nhóm chăn nuôi dựa trên khảo sát cụ thể. Tiếp




tục tăng cường các biện pháp tập huấn “cầm tay chỉ việc” nhằm phù hợp với trình độ
của các phụ nữ DTTS không biết chữ.
9. Hướng dẫn, hỗ trợ các xã chủ động trong việc lồng ghép các nguồn lực sẵn có tại
địa phương vào các tổ nhóm chăn nuôi lợn đen hiện có (ví dụ nguồn lực từ Quỹ phát
triển xã trong dự án WB, nguồn tín dụng thông qua Hội Phụ nữ…).




1. Giới thiệu
1.1. Mục tiêu đánh giá
Đói nghèo ở Việt Nam hiện nay tập trung ở các khu vực miền núi và DTTS. Phụ nữ thuộc
các nhóm DTTS thường dễ bị tổn thương hoặc phải chịu đựng sự đói nghèo và các cú sốc
(ví dụ thiên tai, bất bình đẳng xã hội…) nhiều hơn là phụ nữ người Kinh hoặc nam giới trong
cùng nhóm dân tộc do ít được tích lũy các nguồn lực về con người (giáo dục, kiến thức và

kỹ năng sản xuất, sức lao động) và vốn xã hội (cụ thể là các mối quan hệ bên trong và bên
ngoài cộng đồng). Đây là hệ quả của các quan niệm gia trưởng trọng nam đang tồn tại trong
nhiều gia đình và cộng đồng ở Việt Nam, đặc biệt là với nhiều nhóm DTTS.
Dự án “Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ DTTS thông qua các can thiệp thị
trường ở tỉnh Lào Cai – RVNA92” (trong báo cáo này gọi tắt là “dự án WEL”) được thực
hiện tại hai huyện Bát Xát và Mường Khương, tỉnh Lào Cai, là một trong những tỉnh có tỷ lệ
nghèo cao nhất Việt Nam, trong đó đa số người nghèo là người DTTS. Dự án này có mục
tiêu giải quyết các vấn đề về phát triển của phụ nữ DTTS thông qua giải pháp thị trường có
lồng ghép yếu tố giới. Dự án áp dụng các can thiệp thị trường thông qua một chuỗi giá trị
lợn đen như điểm khởi đầu để giải quyết vấn đề về quyền làm chủ kinh tế của phụ nữ ở tỉnh
Lào Cai từ các khía cạnh đa chiều của việc tiếp cận với các nguồn lực sản xuất (nguồn vốn,
kiến thức và kỹ năng sản xuất theo định hướng thị trường, nguồn đầu vào sản xuất có chất
lượng cao...), tạo môi trường thuận lợi cho phụ nữ DTTS tham dự vào một thị trường công
bằng hơn (không bị thiệt thòi khi mua bán hàng hóa trên thị trường, đặc biệt với sản phẩm
do hộ gia đình làm ra), và có khả năng đối phó với các cú sốc. Từ những kết quả đó, dự án
sẽ vận động cho việc lồng ghép các mục tiêu về nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ
trong các chiến lược phát triển của tỉnh Lào Cai.
Đợt đánh giá giữa kỳ của dự án WEL thực hiện trong tháng 5/2013, tập trung vào
những chủ đề chính sau đây:







Đo lường các thành tựu của dự án so với mục tiêu/kết quả dự kiến;
Xác định các thay đổi mà dự án mang lại về mặt năng lực sản xuất và năng suất,
tiếp cận thị trường, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị, bình đẳng giới và
nâng cao năng lực cho các đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp;

Đo lường sự phù hợp, hiệu quả, hiệu suất và tính bền vững của dự án về cả mặt
thiết kế và thực hiện;
Tài liệu hóa các thực hành tốt và bài học kinh nghiệm từ việc thiết kế, thực hiện và
theo dõi – giám sát dự án;
Tài liệu hóa các trường hợp điển hình liên quan đến phụ nữ làm chủ kinh tế tại các
địa bàn dự án;
Đề xuất các khuyến nghị cụ thể để cải thiện kết quả thực hiện và tính bền vững của
dự án trong pha 2 (tháng 7/2013 đến tháng 6/2015);

1.2. Phương pháp đánh giá
Khung logic
Nhóm đánh giá giữa kỳ sẽ xác định các vấn đề trọng tâm và câu hỏi chính, thu thập thông
tin, phân tích và diễn giải thông tin, viết báo cáo theo “Mô hình logic”1 - bắt đầu bằng việc
tìm hiểu Bối cảnh – Context (thực tế, ưu tiên) bao gồm cả các rủi ro, đo lường Tiến độ (sử
dụng các Đầu vào – Inputs để đạt được các Đầu ra - Outputs) và sau đó phân tích sự phù
1

 Nguồn:  />



hợp và tính bền vững của các Kết quả - Outcomes, Tác động – Impacts liên quan đến ba
Mục tiêu - Objectives của dự án WEL Lào Cai. Lưu ý rằng, các dự án phát triển như dự án
WEL luôn hoạt động trong môi trường năng động với những quá trình phức tạp, các giả định
và ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, do đó việc ra quyết định sáng tạo và linh hoạt là
điều cần thiết, đôi khi vượt qua ngoài bất kỳ “khung logic” hoặc “lý thuyết thay đổi” nào.

Phương pháp đánh giá
Bối cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa, nghèo đói, bất bình đẳng, năng lực thể chế và nhận thức
của người dân liên quan đến các vấn đề “phụ nữ làm chủ kinh tế - WEL” rất khác nhau giữa

các huyện/xã/thôn bản. Nhóm đánh giá chỉ có cơ hội khảo sát tại một số thôn bản trong một
thời gian ngắn. Các thách thức giữa tìm ra các kết luận phổ quát (có tính đại diện) với các
nghiên cứu trường hợp (phụ thuộc bối cảnh) luôn hiện diện trong bất cứ nhiệm vụ đánh giá
tại thực địa nào.
Nhóm đánh giá sẽ cố gắng tổng hợp các nhận xét chính xác và khách quan nhất dựa trên
việc liên tục tham vấn và xác minh thông tin với các đối tác, và kiểm tra chéo thông tin từ
các nguồn khác nhau.
Do đó, kết hợp các phương pháp đánh giá (phương pháp tham gia dựa trên thảo luận
nhóm, phỏng vấn sâu, quan sát, họp sơ kết và tham vấn hai chiều với các đối tác, kết hợp
với nghiên cứu tài liệu dự án và các báo cáo/số liệu của địa phương) là rất quan trọng đối
với đợt đánh giá giữa kỳ này, như được trình bày trong Phụ lục 3.

Các công cụ thu thập thông tin chính
Thảo luận nhóm: được thực hiện với nhóm cán bộ tỉnh, nhóm cán bộ huyện, nhóm cán bộ
xã và các nhóm người hưởng lợi tại địa phương. Trong đợt đánh giá đã thực hiện 10 cuộc
thảo luận nhóm (tỉnh: 2, huyện: 2, xã: 2, thôn: 4) với sự tham gia của 56 người, trong đó 44
người là nữ (tất cả đều là thành viên của các tổ nhóm chăn nuôi lợn đen).



Phỏng vấn sâu: được thực hiện với một số hộ điển hình (trong đó có những hộ làm ăn giỏi,
hộ nghèo, hộ có tham gia tổ nhóm và những hộ không tham gia tổ nhóm) tại mỗi thôn để
hiểu sâu hơn về những tác động “trước – sau”, “có – không” của dự án WEL. Nhóm đánh
giá đã phỏng vấn một số tác nhân tham gia ngành hàng lợn đen tại các địa bàn (1 HTX
giết mổ tại thành phố Lào Cai, 1 lò giết mổ tại Bát Xát và 1 cơ sở giết mổ tập trung tại
Mường Khương và một số ba toa thu gom tại các địa bàn). Tổng cộng, đã phỏng vấn sâu 25
người, bao gồm 17 phụ nữ (trong đó có 15 phụ nữ là thành viên của các tổ nhóm chăn nuôi
lợn đen).

1.3 Đặc điểm địa bàn khảo sát

Xã Lùng Khấu Nhin – huyện Mường Khương: Là một xã vùng cao của huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nằm ở phía đông của huyện, cách trung tâm huyện lỵ 12
km. diện tích tự nhiên 3001 ha. Gồm 12 thôn, 7 dân tộc (Mông, Nùng, Dao, Tu Dí, Pa Dí,
Kinh, Tày). Tỷ lệ nghèo2 2013 là 63%. Sản xuất chính là nông nghiệp gồm: ngô (314ha), lúa
110 ha, rừng 200 ha.
Đặc điểm của 3 thôn khảo sát như sau:


Thôn Lùng Khấu Nhin 2: tổng số 40 hộ, 100% đồng bào người Nùng. Tỷ lệ hộ nghèo
là 83%. Sản xuất chính là làm nông nghiệp (ngô, lúa, trâu bò)



Thôn Sín Lùng Chải B: tổng số hộ 57 hộ, 55% đồng bào người Mông, 43% là đồng
bào người Nùng, còn lại 2% là đồng bào dân tộc khác. Tỷ lệ hộ nghèo 2013 là
38,5%. Sản xuất chính là làm nông nghiệp (ngô, lúa).



Thôn Ma Ngán B: tổng số 32 hộ, 100% đồng bào người H’ Mông. Tỷ lệ hộ nghèo
2013: 80%. Sản xuất chính là ngô và lúa.

Xã Mường Hum – huyện Bát Xát: Là một xã thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Nằm ở phía đông nam của huyện, cách trung tâm huyện 30 km. diện tích tự nhiên 2703 ha.
Gồm 6 thôn, 8 dân tộc (trong đó dân tộc Dáy và Dao là chủ yếu). Tỷ lệ nghèo: 45%. Sản
xuất chính: lúa (141 ha), gia súc lớn (trâu, bò, ngựa) và tiểu gia súc (lợn), thảo quả (141 ha),
chè (106 ha).
Đặc điểm của 2 thôn khảo sát như sau:



Thôn Ki Quan San: có tổng số 85 hộ, 100% dân tộc Dao. Tỷ lệ hộ nghèo 2013: 53%.
Sản xuất chính là nông nghiệp (lúa, thảo quả, chăn nuôi lợn)



Thôn Piềng Láo: tổng số hộ 73 hộ, 100% Dân tộc Dáy. Tỷ lệ hộ nghèo 2013: 53%,
Sản xuất chính là sản xuất Nông nghiệp (lúa, chè)

2

Tỷ lệ hộ nghèo nêu trong phần “1.3 Đặc điểm địa bàn khảo sát” là tỷ lệ hộ nghèo điều tra cuối năm 2012 theo
Chuẩn nghèo của Chính phủ

10 


2. Các phát hiện
2.1. Sự phù hợp
Lợn đen bản địa là sản phẩm truyền thống của đồng bào DTTS ở Lào Cai, phù hợp với
điều kiện tự nhiên tại địa phương. Phụ nữ DTTS đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi
lợn đen, có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi loại lợn này. Các loại thức ăn tự nhiên phục
vụ cho lợn đen khá sẵn có tại địa phương (chuối, rau rừng…), các hộ nuôi quy mô nhỏ sẽ
tiết kiệm được nhiều chi phí, việc nuôi bằng những loại thức ăn tự nhiên lại giúp gia tăng
tính cạnh tranh với những sản phẩm lợn nuôi thâm canh khác. Đây là giống lợn bản địa,
quen với khí hậu tại địa phương nên khả năng miễn dịch khá tốt.
---“17 xã vùng cao của huyện người dân chăn nuôi lợn bản địa từ bao nhiêu đời nay
rồi, họ có kinh nghiệm rồi, lại còn có thức ăn sẵn có nữa, lợn phải nuôi rau rừng, thân
chuối mới thích. Nó cũng quen khí hậu rồi, mấy năm trước lợn trắng ở huyện dịch
nhiều nhưng lợn đen bản địa thì ít chết lắm, nó kháng dịch tốt bà con dễ nuôi.”
(Nhóm cán bộ huyện Bát Xát)

Phát triển ngành hàng lợn đen bản địa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường hiện
có nhu cầu lớn với lợn đen bản địa, với cả hai sản phẩm lợn cắp nách và lợn thịt to. Dù giá
cả thị trường biến động, giá lợn đen bản địa (cả giá lợn hơi và lợn thịt) luôn cao hơn so với
lợn trắng. Thịt lợn đen to hiện nay chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ trong xã/huyện,
nhưng tại TP Lào Cai nhu cầu sử dụng sản phẩm này ngày càng gia tăng. Một số thương lái
đã đưa sản phẩm lợn đen tiếp cận với thị trường Hà Nội và các tỉnh khác và có phản hồi
tích cực. Lợn cắp nách được coi là đặc sản địa phương, bên cạnh việc phục vụ cho nhu cầu
của người dân trong tỉnh và khách du lịch tại Sa Pa, tiềm năng đưa sản phẩm đến các đô thị
lớn, đặc biệt là Hà Nội không hề nhỏ.
Mặc dù nhu cầu thị trường lớn nhưng chuỗi ngành hàng lợn đen bản địa chưa phát triển,
sản phẩm mới chỉ được tiêu thụ qua các tác nhân nhỏ lẻ. Nhiều nơi nghe tiếng “lợn đen Lào
Cai” nhưng chưa được biết tường tận sản phẩm. Đây là cơ hội thị trường tiềm năng cho sự
hỗ trợ của dự án WEL.
---“Lợn đen cả lợn to với lợn cắp nách thì chị sợ không có mà bán. Ở đây lợn đen to
thịt ra là bán nhanh lắm, bình thường thịt nạc lợn trắng bán 80 nghìn một cân thì lợn
đen phải 100 đến 110.000 đồng một cân.”
(Nhóm cán bộ huyện Mường Khương)
---“Lợn cắp nách thì khỏi phải nói, chỉ sợ không có hàng mà bán thôi. Dịp Tết ở
Thành phố này cán bộ, người làm ăn chả muốn có 1-2 con ăn Tết, còn ngày thường
thì làm đặc sản nhà hàng. Thị trường Hà Nội cũng đang có nhu cầu lớn.”
(Đại diện HTX Thành Công, TP Lào Cai)
Dự án WEL đóng góp vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và bình
đẳng giới của địa phương. Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của tỉnh Lào
Cai, định hướng của các Phòng nông nghiệp các huyện Bát Xát và Mường Khương, kế
hoạch phát triển KT-XH của hai xã khảo sát đều quan tâm đến việc phát triển con lợn đen
bản địa kể từ sau khi dự án WEL đi vào hoạt động. Dự án WEL gắn với mục tiêu bình đẳng
giới, giúp phụ nữ làm chủ kinh tế phù hợp với chương trình hành động của Hội Phụ nữ nói
riêng và của chính quyền các cấp tại tỉnh Lào Cai nói chung. Đảm bảo VSMT do quy định
không thả rông và áp dụng một số mô hình thử nghiệm (phân vi sinh, đệm lót sinh học, bếp


11 


khí hóa3, mô hình giun đỏ…) của dự án WEL cũng phù hợp với chủ trương của tỉnh Lào Cai,
chương trình Nông thôn mới.
---“Phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng là mối quan tâm hàng đầu của tỉnh
Lào Cai. Cách làm của dự án A92 giúp nâng cao đời sống cũng như tinh thần cho
người phụ nữ là rất cần thiết. Qua việc nuôi lợn đen, giúp phụ nữ làm chủ về kinh tế,
phát triển kinh tế hộ gia đình ở vùng DTTS. Mục tiêu này phù hợp để phụ nữ khẳng
định vị thế của mình.”
(Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai)
---“Huyện đang có định hướng nuôi lợn thành lợn cắp nách, tầm dưới 25 cân một
con, theo cách quây lại để thành lợn đen nuôi khoanh nhốt, nửa dân gian, nửa hiện
đại, vẫn nhốt nhưng có chỗ cho nó chạy thể dục để chắc thịt, khách người ta thích.”
(Lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Bát Xát)

2.2. Hiệu quả
2.2.1. Mục tiêu 1: Cải thiện thu nhập của phụ nữ thông qua tham gia
chuỗi giá trị lợn đen
Nâng cấp sản xuất
Số lượng người hưởng lợi trực tiếp vượt kế hoạch ban đầu. Tính đến tháng 5/2013,
trong khuôn khổ dự án WEL đã thành lập được 14 tổ nhóm chăn nuôi lợn đen (8 tổ tại xã
Lùng Khấu Nhin – huyện Mường Khương; 4 tổ tại xã Mường Hum, 2 tổ tại xã Trịnh Tường –
huyện Bát Xát). Tổng số phụ nữ tham gia tổ nhóm lợn đen là 366, trong đó có 219 người
được nhận lợn giống đợt đầu. Số lượng phụ nữ được nhận giống lợn đã vượt kế hoạch ban
đầu (ban đầu dự án dự kiến hỗ trợ lợn giống cho 117 phụ nữ), do UBND tỉnh Lào Cai quyết
định hỗ trợ bổ sung 100 con lợn giống (trích từ nguồn của dự án Danida4) và việc hỗ trợ
thêm một số lợn đực giống của dự án WEL nhằm hình thành “ngân hàng lợn5” tại các xã dự
án. Đa số phụ nữ tham gia tổ nhóm lợn đen thuộc các dân tộc Mông, Dao, Dáy –
những nhóm DTTS có tỷ lệ nghèo thuộc loại cao nhất trong tỉnh Lào Cai.

Việc hỗ trợ giống lợn nái và thành lập “ngân hàng lợn” giúp tăng số lượng đàn lợn tại
địa phương. Nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ của dự án WEL, nhiều chị em người Mông,
người Dao trước đây không nuôi lợn nái (chỉ đi mua lợn con về nuôi thành lợn thịt) nay đã
biết nuôi lợn nái, chủ động được nguồn lợn con. Tại xã Lùng Khấu Nhin, tổng cả hai đợt cấp
giống (đợt 1 vào tháng 3/2012, đợt 2 vào tháng 7/2012) dự án hỗ trợ 150 con lợn (121 nái
và 29 lợn đực). Tính đến 30/4/2013 có 95 con đã chửa, 65 con đã đẻ (cho 342 lợn con) và
hiện đã luân chuyển 15 lợn nái giống6 cho những hộ khác. Lãnh đạo xã Lùng Khấu Nhin
khẳng định, đến hết năm 2013 “ngân hàng lợn” sẽ đảm bảo cung cấp lợn giống cho tất cả
chị em đã tham gia nhóm nuôi lợn mà chưa được hỗ trợ lợn giống đợt đầu. Tại xã Mường
3

 Một loại bếp sử dụng nguyên liệu là trấu/ mùn cưa, với phương thức cháy là “khí hóa”, tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bếp khí hóa, dự án này đang thử nghiệm loại bếp do dự án SPIN chế tạo.
4
Dự án “Hỗ trợ ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2012” (ARD-SPS Lao Cai) do Danida
tài trợ. Dự án gồm có 3 tiểu hợp phần: Khuyến nông theo nhu cầu, thông tin và đào tạo cho nông dân; Sản xuất,
chế biến và Maketing; Lập kế hoạch địa phương và xây dựng năng lực.
5
Ngân hàng lợn: Là quy định về việc quay vòng con giống, áp dụng với những hộ nhận lợn nái. Theo đó, hộ
được nhận lợn nái từ dự án sẽ có nhiệm vụ nuôi lớn và cho sinh sản. Lần sinh sản đầu tiên, hộ được hưởng lợi
phải trả lại cho tổ nhóm 1 con lợn nái (đủ 15kg) để chuyển cho các hộ khác. Số lượng lợn sẽ được xoay vòng
cho những hộ còn lại tham gia tổ nhóm mà chưa được nhận hỗ trợ lợn, thông qua bình xét của tổ.
6
Lợn nái giống là lợn cái được sinh ra từ những con mẹ thuộc ngân hàng lợn, khi đủ 15kg sẽ được luân chuyển
qua cho các hộ khác trong tổ nhóm. 

12 


Hum, dự án hỗ trợ 70 nái và 4 lợn đực, trong đó có 12 con đã đẻ (cho 59 lợn con), 15 con

đang chửa và dự định trong khoảng 3 – 6 tháng nữa sẽ bắt đầu luân chuyển lợn7.
Chất lượng lợn con đẻ ra cao hơn so với trước. Trước đây, các gia đình thường không
có lợn đực chuyên dành để phối giống, lợn lại được thả rông nên tự phối giống; nhiều
trường hợp lai cận huyết khiến lợn con sinh ra nhỏ và dễ gặp bệnh tật. Với việc hỗ trợ lợn
đực chuyên để phối giống, lợn lại được nhốt trong chuồng, dự án đã giúp giảm nguy cơ lai
cận huyết, nâng cao chất lượng lợn con khi mới đẻ ra.
---“Trước thả rông, lợn đực phối lung tung, giờ biết nhốt lợn đực nên tỷ lệ đẻ cao, đẻ
khỏe, mặc dù tỷ lệ nuôi sống còn thấp một chút. Việc chọn lợn đực cũng chọn ở xã
lân cận để tránh cận huyết rồi.”
(Nhóm cán bộ huyện Mường Khương)
Tuy nhiên, một số ý kiến của cán bộ cơ sở và người dân cho rằng chất lượng một số con
lợn đực giống mà dự án cấp phát vẫn chưa tốt (màu lông vàng, lợn còi, không đẹp…), dẫn
đến nhiều người dân vẫn tự tìm nguồn lợn đực khác để phối giống cho lợn nái. Với cách
chọn lợn đực giống ngay tại chỗ của xã Mường Hum (huyện Bát Xát), nhiều cán bộ và
người dân lo ngại khả năng lai cận huyết dễ xảy ra, ảnh hưởng đến mục tiêu nâng cao chất
lượng đàn lợn. Ngược lại, tại xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương), hầu hết lợn giống được
chọn từ các xã khác trong huyện nên khả năng lai cận huyết khó xảy ra. Do dự án chọn lợn
nái hậu bị từ các hộ trong và ngoài xã (không có trại giống) nên trọng lượng không đồng
đều. Đợt cấp giống thứ 2 tại Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương), cán bộ Trung tâm
Khuyến nông và Phòng chăn nuôi thuê dịch vụ địa phương lựa chọn con giống nên chất
lượng con giống không được tốt như đợt 1. Theo hướng dẫn8, lợn nái hậu bị (chọn lần 1)
khi tách mẹ phải đạt khoảng 7-8 kg/con và động dục khi trọng lượng đạt khoảng 35-40kg.
Tuy nhiên một số lợn nái hậu bị cấp đợt 2 tại xã Lùng Khấu Nhin ước tính chỉ đạt 5-6
kg/con, do đó khoảng 25-30 kg đã động dục sớm.
---“Lợn đực cấp cho chị M., có người phối có người chê vì lông vàng. Họ cũng có tự
phối hoặc tìm con đực khác.”
(Nhóm người dân thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
---“Chọn lợn đực ngay tại xã này thì mình vẫn lo về lai cận huyết, nếu chọn được ở
nơi khác đến thì tốt hơn. Của nhà này phối với nhà kia nhưng có khi tính ra nó vẫn có
họ hàng với nhau.”

(Nhóm cán bộ xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
Cách thức chăn nuôi lợn của người dân đã được cải thiện. Được tập huấn tại chỗ về kỹ
thuật chăn nuôi, thực hiện quy định của dự án và quy định của Đề án 149, nên tình trạng thả
rông lợn đã giảm hẳn, vệ sinh môi trường được cải thiện. Chuồng trại đã được kiên cố hóa
hơn với nền xi măng, cột bê tông và mái fibro; tỷ lệ chuồng lợn nền đất, cột gỗ đã giảm hẳn
so với trước đây.
---“Thôn này 32 hộ giờ 22 hộ đã có chuồng kiên cố để nhốt lợn rồi, ngày xưa thì toàn
chuồng gỗ thôi, cứ thả con lợn ra cho nó ăn, tối nó mới về chuồng thì không cần
chuồng nền xi măng. Giờ vào dự án rồi, không có chuồng tốt không được nhận lợn
nên dân mới làm chuồng nền xi măng đấy.”
7

Tại Mường Hum, dự án mới bắt đầu hỗ trợ lợn nái hậu bị từ tháng 10/2012 (muộn hơn so với Lùng Khấu Nhin),
nên đến thời điểm khảo sát tháng 5/2013 tỷ lệ lớn nái có chửa và đã đẻ còn thấp.
Trung tâm Khuyến nông Lào Cai, AusAID, Oxfam (2012), “Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa theo
hướng thị trường”, Lưu hành nội bộ, Lào Cai.
9
Đề án "Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư giai đoạn 2011 - 2015" của tỉnh Lào Cai, trong đó có
nội dung vận động nhân dân không thả rông gia súc và lợn. Không thả rông gia súc và lợn được đưa vào hương
ước của từng thôn bản, có đề ra mức phạt cụ thể nếu ai vi phạm.
8

13 


(T.C.D, bí thư chi bộ thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ ủ phân vi sinh của dự án khá thành công, góp phần xử lý
chất thải chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, giảm lây lan bệnh cho người, và giảm chi phí
mua phân bón – được rất nhiều chị em tiếp tục áp dụng sau khi hết hỗ trợ (Hộp 1).
Hộp 1: Ủ phân vi sinh mang lại lợi ích tại xã Lùng Khấu Nhin

Năm 2012, dự án WEL hỗ trợ các tổ nhóm phụ nữ ủ phân vi sinh. Ban đầu, dự án hỗ trợ
cho chị em bạt dứa và gói chế phẩm cho lần ủ đầu. Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện
Mường Khương hướng dẫn kỹ thuật cho 1-2 hộ mô hình trong tổ nhóm, các hô khác đến
tham quan học hỏi tại chỗ và về tự ủ.
Hầu hết chị em nhận hỗ trợ của dự án đã ủ phân thành công, góp phần giảm ô nhiễm và
giảm chi phí mua phân bón. Nhận thấy lợi ích của việc ủ phân, sau khi hết hỗ trợ của dự án,
nhiều hộ gia đình vẫn tiếp tục hoạt động này, đặc biệt là tại những thôn trung tâm xã nơi các
hộ gia đình nuôi nhốt có lượng phân chuồng lớn. Cán bộ xã Lùng Khấu Nhin cho biết, dự án
hỗ trợ lần đầu cho 117 chị tham gia tổ nhóm. Nhung đến nay, khoảng 180 chị trong xã tiếp
tục ủ phân vi sinh, trong đó khoảng 10 chị không nằm trong tổ nhóm lợn đen. Ngoài việc lên
huyện mua gói chế phẩm, nhiều hộ gia đình đã áp dụng biện pháp ủ bằng lân.
---“Có hai cách ủ, bằng chế phẩm với cả bằng lân, ở đây một số đi mua ở huyện,
nhiều người thì dùng lân cũng được. Phân vi sinh bón rau thích lắm, chị em đỡ phải
mua phân, lại sạch sẽ nhà cửa. Người ngoài nhóm cũng học theo làm mà.”
(S.C.M, Hội trưởng HPN xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Cách phối trộn thức ăn của người dân đã có thay đổi. Theo ước tính của cán bộ hai xã,
khoảng 60-70% chị em trong các tổ nhóm đã biết tăng tỷ lệ tinh bột, bổ sung khoáng chất
(peramix), đậu tương sẵn có của gia đình (trước đây chỉ để bán hoặc cho người ăn) để làm
thức ăn cho lợn. Chế độ ăn tốt hơn kết hợp với nuôi nhốt giúp năng suất chăn nuôi tăng so
với trước (tại xã Lùng Khấu Nhin, theo ước tính của nhóm cán bộ xã, năng suất tăng
khoảng 10%).
Để không thả rông nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng lợn con, một số hộ gia đình tại xã
Mường Hum (Bát Xát), đã áp dụng biện pháp khoanh nuôi - rào một khu đất lại, bên trong
vừa có chuồng lợn, vừa có không gian để lợn con có chỗ chạy (Hộp 2). Mô hình khoanh
nuôi lợn đen theo kinh nghiệm bản địa có tiềm năng tốt, nên được dự án WEL lưu ý
áp dụng trong pha 2.
Hộp 2: Mô hình khoanh nuôi giúp lợn con có mẫu mã đẹp tại xã Mường Hum
Bác L.V.D trưởng thôn Piềng Láo (xã Mường Hum) hiện đang nuôi 3 lợn nái đen và 12 lợn con. Hàng
năm bác vẫn bán 2 - 3 lứa lợn con (khoảng 3 tháng/lứa), mỗi lần xuất khoảng 20 con cho những hộ
trong xã và ở các xã lân cận. Giá bán lợn con trung bình 70.000 đồng/kg (cao điểm có thể bán được

80.000 đồng/kg, thấp nhất là 60.000 đồng/kg). Theo như bác D., nuôi và bán lợn con như vậy cũng
được giá ngang với lợn “cắp nách”, mà lại xoay vòng nhanh có thể đem lại thu nhập cao.
Bác cho biết, gia đình bác có tiếng bán lợn con và bán được giá như vậy là do cách “khoanh nuôi”
được hơn 10 năm. Với 3 chuồng nhốt lợn mẹ, chỉ để cửa để lợn con chui vào, chui ra. Diện tích
khoanh trong vườn nhà rộng 500m2, rào kín bằng tre vầu. Lợn con có chỗ chạy nhiều giúp lợn trông
khỏe, đẹp và cứng cáp hơn so với lợn nuôi nhốt hoàn toàn. Với mô hình khoanh nuôi hiện nay, gia
đình bác cũng có thể kiểm soát được bệnh. Bác chia sẻ:
---“Người ta đến xem thấy lợn nhảy nhót là thích rồi, nhìn qua thì mỹ quan sẽ tốt hơn, nên dễ
bán. Còn lợn nuôi nhốt không cứng cáp, nhìn lông không mượt, bụng võng, ỉa đái bẩn thỉu,
người mua sẽ mất cảm tình hơn.”.

14 


Tủ thuốc thú y vận hành tốt tại từng tổ nhóm giúp cho việc phòng và chữa bệnh cho
lợn kịp thời hơn. Mỗi tổ nhóm lợn đen được phát một tủ thuốc thú y nhỏ với những loại
thuốc chữa bệnh thông thường trên lợn. Ngoài các thành viên trong nhóm, các hộ gia đình
trong thôn nếu có nhu cầu đều có thể đến mua. Các tủ thuốc đều hoạt động khá hiệu quả,
việc xoay vòng thuốc đã được thực hiện. Người quản lý tủ thuốc thường là trưởng nhóm,
một số nơi đã gắn tủ thuốc với một số thiết chế cơ sở (trưởng thôn, thú y viên xã…) giúp
tăng hiệu quả hoạt động (người dân biết đến tủ thuốc nhiều hơn, hiệu quả chữa trị tốt hơn).
---“Tủ thuốc thú y tại chỗ là một điểm mạnh. Quay vòng rất hiệu quả, có nhóm xấp xỉ
1 triệu rồi.”
(Nhóm cán bộ huyện Mường Khương)
Cho đến thời điểm đánh giá (tháng 5/2013), lợi ích kinh tế từ chăn nuôi lợn nái khá rõ
rệt. Các chị em tham gia vào tổ nhóm đã biết cách nuôi lợn nái (đa số trước đó đi mua lợn
con về nuôi vỗ béo thành lợn thịt). Những chị có lợn nái đã đẻ có thể chủ động được nguồn
lợn con, từ đó tiết kiệm được một khoản tiền lớn so với trước đây phải mua lợn con (tính
trung bình một hộ mua 3-4 con lợn con/năm, giá thị trường khoảng trên dưới 1 triệu
đồng/lợn con 10-15 kg).

Đợt đánh giá này chưa có điều kiện đo lường số liệu về tác động kinh tế của dự án trong
việc tăng số đàn lợn thịt xuất chuồng hàng năm của mỗi hộ gia đình. Việc cấp lợn nái hậu bị
tại các địa bàn dự án chưa lâu (hơn một năm với xã Lùng Khấu Nhin, hơn 6 tháng với xã
Mường Hum), chưa đến thời điểm bà con xuất chuồng lợn thịt từ nguồn hỗ trợ của dự án,
nên chưa thể tính được lợi ích tăng thêm từ tăng nuôi lợn thịt. Tuy nhiên, kết quả thảo luận
nhóm và phỏng vấn sâu cho thấy, đến nay chưa có nhiều thay đổi về qui mô chăn nuôi
lợn thịt của hầu hết hộ gia đình khảo sát so với lúc trước dự án. Một số chị em điển
hình nuôi nhiều lợn thịt (5-10 con/năm) thì vẫn tiếp tục nuôi nhiều. Còn đa số chị em còn lại,
vì nhiều hạn chế về diện tích chuồng, thức ăn, lao động, vẫn nuôi nhỏ lẻ 2-3 con/năm –
những chị em này nếu lợn nái đẻ nhiều con thì sẽ bán bớt lợn con đi, chỉ để lại 2-3 con để
nuôi tiếp thành lợn thịt (xem thêm phần Thách thức).

Nâng cấp “quá trình”
Phụ nữ DTTS trong các tổ nhóm có cơ hội học hỏi các kỹ năng quản lý kinh tế hộ và
phát triển kinh doanh. Các thành viên nhóm đã được tham gia các buổi tập huấn về hạch
toán kinh tế gia đình, khởi sự kinh doanh, đi thăm quan học tập kinh nghiệm… Những hoạt
động này đã mở mang kiến thức của chị em phụ nữ. Một số chị em trước đây chưa biết loại
tiền và sử dụng tiền mặt, chưa biết mặc cả khi mua bán; sau khi tập huấn đã biết sử dụng
tiền, mặc cả khi mua bán. Một số ít trường hợp điển hình chị em đã biết lựa chọn thời điểm
bán lợn phù hợp, cộng với những cải thiện về kỹ thuật chăn nuôi và giảm rủi ro, từ đó hiệu
quả kinh tế từ nuôi lợn đã tăng lên (Hộp 3).
Hộp 3: Những thay đổi của hộ gia đình sau khi tham gia dự án
Chị T.T.L thôn Ma Ngán B (xã Lùng Khấu Nhin) là gia đình thuộc hộ khá giả trong thôn. Khi tham gia
vào tổ nhóm cuối 2011, chị được dự án hỗ trợ một lợn nái. Từ khi tham gia dự án, gia đình chị đã
thay đổi lớn về kỹ thuật chăn nuôi cũng như cách hạch toán kinh doanh.
Quy mô
Chuồng trại
Cách cho ă

Trước khi vào tổ nhóm

2-3 con lợn thit
Chuồng gỗ, chỉ nhốt lợn vào mùa
lúa (tháng 5-tháng 9), những tháng
còn lại thả rông
Sáng cho ăn rau rừng, ban ngày
thả rông để lợn tự tìm thức ăn, tối

Sau khi tham gia vào tổ nhóm
1 lợn nái, 3 lợn thịt
Chuồng nền xi măng, tường xây
gạch, không thả rông
Cho lợn nái ăn rau, ít cám
Cho lợn thịt ăn ngày 3 bữa. Cho ăn

15 


về cho ăn một ít cám ngô và rau
Thời gian nuôi/ cân
nặng lợn thịt trung
bình
Dịch bệnh/thú y

Thời điểm bán
Số lượng lợ
xuất
chuồng
Thu nhập từ lợn (chưa
trừ chi phí đầu vào:
giống, thức ăn…)

Việc quyết định bán
lợn/ giữ tiền bán lợn

Hơn 1 năm
Lợn khoảng 50 – 60 kg/con
Chưa từng tiêm phòng cho lợn
Lợn ốm chờ chết thì thịt mời anh
em
Năm 2010, chết 2 con lợn
Tháng 2-3 cần tiền mua phân,
giống thì bán
1 con để bán, 1-2 con để ăn Tết
Dao động từ 2.500 – 3.000.000
đồng, nếu được giá
Chồng và vợ quyết định bán,
chồng cầm tiền

cám nhiều hơn, ngoài cám ngô còn
trộn cám gạo và bột đậu tương.
Cho ăn ít rau hơn trước.
8-9 tháng
Lợn đạt từ 80 – 90 kg/con
Đã tiêm phòng cho lợn (theo dự án)
Khi lợn ốm, đến mua thuốc của
nhóm (đặt tại nhà trưởng thôn) và
nhờ tiêm hộ
Năm 2012, không chết con nào
Bán trước Tết nguyên đán khi giá
thị trường cao, tùy theo cân nặng
của lợn để bán

1 con bán, 1 con ăn Tết, 1 con cho
họ hàng mượn
Trên 3.000.000 đồng
Chồng và vợ quyết định bán, vợ
cầm tiền

2.2.2. Mục tiêu 2: Cải thiện vị thế của phụ nữ trong gia đình và cộng
đồng
Các tổ nhóm chăn nuôi đã được thiết lập. Trung bình mỗi tổ nhóm có khoảng 25-30 phụ nữ
DTTS. Hàng tháng, các tổ nhóm họp 1-2 lần, tỷ lệ thành viên tham gia sinh hoạt trung bình
khoảng 90%. Trong đó, tối thiểu 10% các chị tham gia sinh hoạt nhóm cùng chồng.
Dự án đã chú trọng xây dựng đội ngũ tiên phong trong các tổ nhóm. Những phụ nữ
tham gia tổ nhóm lợn đen thường là người thuộc hộ trung bình trở lên trong thôn. Trong đó,
người được nhận lợn đợt đầu thường là những chị em tương đối khá trong thôn. Như vậy,
phụ nữ trong các thôn khảo sát có thể được chia làm ba nhóm:


Nhóm 1: Chị em tham gia tổ nhóm lợn đen và được nhận lợn đợt đầu: thuộc hộ
tương đối khá trong thôn (tự nguyện, có nhiều kinh nghiệm nuôi lợn đen, có chuồng
lợn đạt tiêu chuẩn, xuất chuồng ít nhất 5 con lợn thịt/năm, nhanh nhẹn, một số thạo
tiếng Kinh)



Nhóm 2: Chị em tham gia tổ nhóm lợn đen nhưng chưa được nhận lợn đợt đầu:
thuộc hộ trung bình trong thôn (tự nguyện, đã có kinh nghiệm nuôi lợn đen, một số
chưa có chuồng đạt tiêu chuẩn - nhưng cam kết sẽ nâng cấp chuồng, số lượng lợn
xuất chuồng hàng năm ít hơn – thường chỉ 2-3 con lợn thịt/năm, đa số không thạo
tiếng Kinh)




Nhóm 3: Chị em không tham gia tổ nhóm lợn đen: thuộc hộ khó khăn hoặc hộ nghèo
hơn10 trong thôn (mới tách hộ, chưa có chuồng đạt tiêu chuẩn, ít nuôi lợn – một số
hộ chưa từng nuôi lợn, không thạo tiếng Kinh, ngại tham gia hoạt động xã hội).

Thực chất, đây là ba vòng lan tỏa. Vòng thứ nhất là nhóm hộ tiên phong, những kỹ năng,
kinh nghiệm của họ được kỳ vọng sẽ lan tỏa đến vòng thứ hai hiện cùng trong tổ nhóm lợn
10

Khái niệm “hộ khó khăn” hoặc “hộ nghèo hơn” sử dụng ở đây là theo cách phân loại tương đối trong cộng
đồng (có đời sống kém hơn so với các hộ được coi là hộ trung bình, hộ khá trong từng thôn bản), không nhất
thiết trùng với khái niệm “hộ nghèo” theo tiêu chuẩn của Nhà nước.

16 


đen. Tổ nhóm lợn đen hoạt động thành công được kỳ vọng theo thời gian sẽ dần lan tỏa tiếp
đến vòng thứ ba là các chị em khác hiện còn nằm ngoài tổ nhóm lợn đen (Hình 1).
Hình 1. Ba vòng lan tỏa của tổ nhóm chăn nuôi lợn đen

Ví dụ tại thôn Ki Quan San xã Mường Hum: thôn có 48 chị tham gia sinh hoạt HPN, tổ nhóm
lợn đen được thành lập ban đầu có 30 chị tham gia, trong đó 18 chị được nhận lợn giống
đợt đầu. Khảo sát cho thấy, một số chị chưa tham gia tổ nhóm hiện nay cũng muốn tham
gia (do nhận thấy lợi ích như được cấp lợn giống, được tập huấn, sinh hoạt tổ nhóm…),
nhưng địa phương chủ trương củng cố nhóm hiện tại trước, sau thời gian nữa mới kết nạp
thêm thành viên.
Nhiều hoạt động đã giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhóm tiên phong. Tổ trưởng, tổ
phó và 1-2 thành viên nòng cốt trong tổ nhóm nuôi lợn được tham gia nhiều hội thảo, tập
huấn về bình đẳng giới, quyền phụ nữ, phụ nữ làm chủ kinh tế và quản lý kinh tế hộ, kỹ

năng thúc đẩy… Một số mô hình nhỏ áp dụng kỹ thuật mới (ví dụ mô hình “đệm lót sinh
học”11 – phối hợp với dự án SPIN) cũng chú trọng ưu tiên những chị em “tiên phong” nhất
(cũng là cán bộ HPN tại cơ sở). Qua các khóa tập huấn, làm mô hình, các kinh nghiệm,
cách làm hay được các chị em tiên phong chia sẻ lại với các thành viên khác khi sinh hoạt tổ
nhóm.
Tham gia vào tổ nhóm lợn đen, phụ nữ DTTS được nâng cao năng lực trên nhiều khía
cạnh khác nhau như kỹ năng chăn nuôi, hạch toán kinh doanh, bình đẳng giới… Dự
án có nhiều hình thức để nâng cao năng lực cho nhóm phụ nữ hưởng lợi, bao gồm: tham
quan thực tế, tham gia vào các trò chơi/ hội thảo/ tập huấn… Về tập huấn, có hai dạng: 1các lớp tập huấn thiết kế chung cho tất cả những người hưởng lợi; 2- các lớp tập huấn thiết
kế riêng cho những thành viên nòng cốt. Khác với những lớp tập huấn khuyến nông thông
thường, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các lớp tập huấn của dự án chiếm ưu thế. Theo nhóm
cán bộ xã Lùng Khấu Nhin, các lớp tập huấn theo ngành dọc khuyến nông và các chương
trình dự án khác, chủ yếu là nam giới tham gia do phân công lao động truyền thống (những
hoạt động bên ngoài là việc của nam giới, phụ nữ thường lo việc nhà), bản thân nhiều phụ
nữ cũng e ngại tham gia (e ngại không biết chữ, ngại đám đông). Nhưng với những lớp tập
11

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp nuôi dưỡng vật nuôi trên đệm lót chuồng có chứa một quần
thể các vi sinh vật, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại, gây bệnh. Đồng
thời, có tác dụng làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng. Nguyên liệu được sử dụng làm đệm lót chuồng
là bột bắp, mùn cưa, trấu trộn đều với nhau làm nền thay cho nền xi măng. Áp dụng mô hình này, người chăn
nuôi tiết kiệm được tiền điện, nước, nhân công lao động, do không phải tắm cho lợn, rửa chuồng và giảm đáng
kể công quét dọn chuồng.

17 


huấn của tổ nhóm lợn đen (loại lớp dành cho tất cả người hưởng lợi), tính sở hữu của phụ
nữ khá cao (tập huấn là hoạt động thường xuyên của tổ nhóm) nên chị em rất tự tin tham
gia, bản thân nam giới cũng tạo điều kiện cho chị em tham gia, một số người chồng

còn chủ động tham gia cùng để hướng dẫn lại cho vợ.
---“Giờ thì đàn ông phải để cho vợ đi, đấy là việc của các chị mà. Có ông chồng đi
cùng để hướng dẫn cho vợ vì vợ chưa va chạm bên ngoài nhiều.”
(Nhóm cán bộ xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Tất cả tổ nhóm lợn đen tại 2 xã khảo sát đã hình thành được quỹ riêng của tổ. Các tổ
nhóm đều có quỹ khoảng hơn 1 triệu đồng/tổ, có quỹ lên tới 3 triệu đồng/tổ (như tổ nhóm tại
thôn Piềng Láo và tổ nhóm thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát). Quỹ nhóm
được xây dựng từ các nguồn như: trích lại từ tiền hỗ trợ ban đầu của dự án (50 nghìn
đồng/thành viên), mỗi buổi họp chị em đóng góp thêm 10 - 20 nghìn đồng/thành viên. Tại xã
Lùng Khấu Nhin, chị em tự thỏa thuận khi thành viên trong nhóm bán 1 con lợn sẽ nộp lại
cho trưởng nhóm 50.000 đồng để làm quỹ nhóm.
Quỹ nhóm dành để cho chị em vay và thăm hỏi chị em gặp hoạn nạn. Mức lãi khác nhau
giữa các tổ nhóm, tiền lãi được tiếp tục gửi vào quỹ. Chị em ngoài tổ nhóm cũng có thể vay
nhưng chịu lãi suất cao hơn so với chị em trong tổ nhóm. Nhiều chị em đã vay tiền từ quỹ
do thủ tục nhanh gọn, linh hoạt trong cả vay và trả...
---“Tổ nhóm chăn nuôi lợn có 30 chị em, hiện nay quỹ tổ đã có trên 3 triệu đồng, hình
thức đóng góp: mỗi chị em cầm 10 ngàn đi đóng khi đi họp. Tổ tự thành lập quỹ, quỹ
này được cho vay lấy lãi (người ngoài tổ vay 1 triệu lấy lãi 50 ngàn/tháng; trong tổ
vay lấy lãi 30 ngàn/tháng). Cuối năm tổng kết và liên hoan hay tổ chức ngày 8/3,
nam giới hôm đó cũng phải tham gia làm còn chị em thì sinh hoạt, vui chơi…”
(Nhóm phụ nữ thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
---Mỗi nhóm giờ có quỹ hơn 1 triệu rồi, đi thăm hỏi chị em lúc hoạn nạn và chị em
nào khó khăn vay không lấy lãi. Chị em nó thích vay, mình là chị em với nhau tin
nhay thôi, nó vay khi nào có thì trả không phải giấy tờ gì.”
(S.C.M, CT HPN xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Tham gia vào tổ nhóm giúp đa số chị em tự tin hơn so với trước. Điều này khác hẳn so
với trước đây, nhiều chị em DTTS, đặc biệt phụ nữ Mông (Lùng Khấu Nhin – Mường
Khương), Dao (Mường Hum – Bát Xát), rất ít đi xa ra khỏi cộng đồng. Ngay trong thôn bản,
chị em trước đây cũng ít khi tham dự các sinh hoạt chung, chủ yếu là làm nương rẫy và
chăm lo công việc nội trợ.

---“Ở đây, đàn bà chỉ đi chợ huyện Mường Khương hoặc đi hội Gầu Tào ở Pha Long
(xã Pha Long, huyện Mường Khương) là xa nhất thôi. Mà đều đi với chồng hết, vợ
không đi một mình đâu.”
(T.C.D, thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
---“Chị em người Dao mình chỉ loanh quanh đây, đi đến chợ Mường Hum rồi lại về
quanh quanh cái nương, cái ruộng thôi. Có khi nào phải ốm đau đi bệnh viện thì mới
lên huyện, lên tỉnh thôi.”
(T.T.M, thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
Từ khi tham gia vào tổ nhóm, chị em được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn: sinh
hoạt cùng với chị em trong thôn, đi tập huấn tại xã, tại tỉnh, một số chị em còn được đi thăm
quan học hỏi tại các tỉnh khác. Điều này giúp chị em nâng cao hiểu biết và tự tin hơn trong
gia đình, trong giao tiếp xã hội cũng như trong các hoạt động chung của cộng đồng. Một
bằng chứng được nhóm cán bộ thôn Ma Ngán B (xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường
18 


Khương) đưa ra là chị em phụ nữ tích cực tham gia phát biểu ý kiến hơn trong các cuộc họp
thôn.
---“Trước đàn bà cũng đi họp nhưng nó không nói mấy, nó ngại cứ ngồi dưới mà ôm
con, mình có gọi tên hộ nhà nó lên thì nó mới lên tiếng thôi. Bây giờ những bà nào
mà đi sinh hoạt tổ nhóm là bạo dạn nói lắm, ý kiến sôi nổi hơn rồi, đi sinh hoạt nó
cũng khác thật.”
(Nhóm cán bộ thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Trong gia đình, nhiều chị em cho biết đã thẳng thắn trao đổi với chồng nhiều vấn đề gia đình
mà trước đó chị em thường giấu/bỏ qua như kế hoạch hóa gia đình, phân công lao động...
Trong giao tiếp xã hội, chị em đã tự tin thể hiện mình. Điển hình như việc chị em tại xã Lùng
Khấu Nhin đã tự thực hiện những thước phim về đời sống của mình (dưới sự hướng dẫn
của nhóm tình nguyện viên quốc tế thuộc dự án H.E.A.R đầu năm 2013). Trong gia đình, chị
em đã mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình hơn so với trước.
---“Vợ đi sinh hoạt về nó hơn ngày xưa, bố mẹ mình thích nhiều con nhưng nó bảo

đẻ ít thôi còn có tiền mà nuôi con. Trước đây nó chưa nói được như thế bao giờ.”
(T.C.D, thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
---“Đi sinh hoạt xong có nhiều chị em về mạnh dạn trao đổi với chồng đấy, không
phải nó cãi nhưng nó biết nói cái đúng chứ không im như ngày xưa. Chồng nó thấy
mình ăn nói được nên nó phải nghe đấy.”
(Chi hội trưởng HPN thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
Đã nhận thấy sự thay đổi trong phân công lao động trong một số gia đình. Phụ nữ sinh
hoạt tổ nhóm lợn đen đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Tỷ lệ nữ đi họp thôn
được đánh giá là tăng tại tất cả các thôn khảo sát, đặc biệt là với những dân tộc ít người
như Mông, Dao. Trước đây, chị em thường để nam giới đi họp thôn theo phân công lao
động truyền thống, nếu có đi họp chị em cũng ít đóng góp ý kiến. Tham gia sinh hoạt nhóm
lợn đen giúp phụ nữ thấy sự bình đẳng trong việc tham gia các hoạt động xã hội, nhiều chị
em đã tích cực tham gia vào các buổi họp thôn bản và tự tin đóng góp ý kiến.
---“Giờ nữ đi họp thôn tăng hẳn so với trước, tối đến tổ chức họp là chồng cùng cho
vợ đi.”
(Nhóm cán bộ thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
---“Trước bảo họp thôn cứ đàn ông với người già đi, đàn bà không đi vì còn trông con
ở nhà. Giờ thì đàn bà đi họp nhiều hơn rồi, nó cũng có ý kiến nhiều như mọi người.”
(Trưởng thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Trong các phong trào do HPN tổ chức, chị em tham gia tích cực hơn trước. Điển hình như
tại xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương), chị em các tổ nhóm tham gia rất tích cực
vào các buổi tuyên truyền của HPN. HPN xã đứng ra tổ chức, các tổ nhóm dựng tiết mục,
luyện tập công phu cho các buổi biểu diễn.
---“Đầu năm nay, Hội tổ chức buổi tuyên truyền về vệ sinh môi trường tại xã Lùng
Khấu Nhin, chị em tham gia tích cực lắm, cả chị em Nùng và Mông. Chị em xung
phong trả lời câu hỏi, biểu diễn văn nghệ. Hồi trước chưa có dự án không được như
thế đâu.”
(Cán bộ HPN huyện Mường Khương)
Để chị em tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn, bản thân nam giới đã có những
thay đổi về nhận thức và hành động. Qua phỏng vấn sâu 6 nam giới có vợ tham gia vào các

19 


tổ nhóm lợn đen có thể thấy, quan niệm về phân công lao động trong gia đình đã có sự thay
đổi. Từ chỗ cho rằng, việc nhà là việc của phụ nữ đến chỗ cho rằng đây là việc chung của
hai vợ chồng. 5/6 nam giới được phỏng vấn đã tham gia vào những công việc trước đây chỉ
phụ nữ và trẻ em tham gia là chủ yếu như cho lợn gà ăn, đi cấy lúa, bế con… Lúc rảnh rỗi, 5
anh này còn thỉnh thoảng đi sinh hoạt tổ nhóm cùng vợ (người còn lại thường xuyên đi làm
thuê xa nhà nên không thấy có sự thay đổi). (Hộp 4).
---“Vợ đi sinh hoạt là tốt cho nó, mình tham gia cũng được nhưng còn việc nhà phải
làm. Được cái nó đi họp về cũng biết ăn nói, vợ chồng không cãi chửi nhau như
trước. Nó đi họp, đi tập huấn, mình vẫn ở nhà trông con nhỏ mà.”
(T.C.D, thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
---“Cho vợ đi họp nhóm thì ở nhà mỗi người phải giúp một tay, ông bà nội bế cháu
hộ, chồng cho lợn ăn. Bảo đi họp tổ nhóm lợn là cả nhà ủng hộ.”
(Một thành viên nhóm hưởng lợi thôn Ki Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
---“Hôm nay đang vụ cấy, mình đi họp với đoàn thế này là chồng đã phải đi cấy giúp
rồi đấy. Trước đây thì đấy là việc của phụ nữ, nhưng giờ nam giới cũng giúp phụ nữ
nhiều rồi.”
(Nhóm phụ nữ thôn Sín Lùng Chải B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Hộp 4: “Trước đây chồng mình chưa được như thế bao giờ”
Anh T.C.Q, 33 tuổi, dân tộc Mông, thôn Ma Ngán B (xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương) có
vợ tham gia tổ nhóm lợn đen. Gia đình anh được hỗ trợ một con lợn nái, đã đẻ được một lứa nhưng
lợn con bị chết do gặp dịch bệnh.
Anh cho biết, trước đây, cũng như nhiều người đàn ông khác, anh có suy nghĩ là “lấy vợ về là để làm
việc”, vì vậy, những việc chăn nuôi, bếp núc, chăm sóc con cái trong gia đình anh thường để vợ làm.
Anh chỉ lo làm nương (vợ cũng tham gia cùng) và các công việc bên ngoài xã hội (đi họp thôn, đi tập
huấn, xin giấy tờ trên xã…)
Từ khi vợ tham gia vào tổ nhóm lợn đen, được truyền đạt những kiến thức về bình đẳng giới, chị có
về trao đổi lại với anh. Bản thân anh cũng vài lần tham gia sinh hoạt cùng tổ nhóm nên đã hiểu và

thông cảm cho vợ hơn. Buổi sáng, trong khi vợ nấu cơm, anh dành khoảng 1,5 tiếng làm việc nhà
như cho gia súc, lợn, gia cầm ăn và quét dọn nhà cửa. Buổi chiều, thay vì sang hàng xóm xem ti vi
như trước đây, anh thái rau cho lợn. Vợ anh, chị T.T.L, chia sẻ:
---“Cam đoan là trước đây chồng mình chưa được như thế bao giờ. Từ ngày mình đi sinh
hoạt nhóm chồng mới thay đổi như thế.”

Một số phụ nữ đã có vị thế hơn trong việc ra những quyết định trong gia đình. Kết quả
bài tập thực hiện với nhóm phụ nữ tại thôn Ma Ngán B (xã Lùng Khấu Nhin) – thôn được coi
là khó khăn nhất trong số các thôn bản khảo sát với 100% người dân tộc Mông (Bảng 1)
cho thấy, phụ nữ tham gia vào tất cả các quyết định trong gia đình với mức độ khác nhau.
Họ được hoàn toàn quyết định loại thức ăn, tham gia mạnh (có tham vấn ý kiến của nam
giới nhưng phụ nữ là người quyết định cuối cùng) vào khoảng hơn 20% các quyết định,
cùng tham gia (có tiếng nói ngang bằng với chồng) trong khoảng gần 60% các quyết định
trong gia đình. Theo 6 phụ nữ tham gia thảo luận nhóm, đây là sự thay đổi lớn so với cách
đây 3 năm. Tại thời điểm đó, với đa số các quyết định, sự tham gia của phụ nữ ở mức “cùng
tham gia”, “tham gia ít” và “không tham gia”. Mức độ tham gia của phụ nữ thay đổi rõ rệt
nhất là ở các quyết định sau:


Quyết định chi tiêu mua đồ dùng lớn trong gia đình: trước đây, phụ nữ thường
không có tiếng nói trong quyết định mua sắm các những đồ dùng gia đình có giá

20 


trị lớn có giá trị khoảng 2 triệu đồng trở lên (ti vi, xe máy…); nhưng khoảng 2
năm trở lại đây, phụ nữ đã có vị thế ngang với chồng trong loại quyết định này.


Quyết định sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động cộng đồng: phụ nữ từ chỗ

“tham gia ít” lên “tham gia mạnh” vào quyết định này. Trước đây, khi muốn tham
gia hoạt động cộng đồng (sinh hoạt HPN, họp thôn, liên hoan văn nghệ…), phụ
nữ thường ít chủ động, phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của chồng. Hiện nay,
nhiều chị em đã chủ động đề nghị chồng tạo điều kiện để bản thân được tham
gia các hoạt động cộng đồng.

---“Lấy chồng hơn 10 năm rồi, bây giờ thấy chồng thoải mái nhất. Trước nó quyết hết,
giờ mình đi họp nhóm mình cũng biết mình có quyền, về bảo chồng là cái này, cái kia
phải hỏi mình nhá, không quyết một mình được, chồng nó nghe. Bán lợn giờ mình bảo
mình không muốn bán là nó không bán được.”
(T.T.N, thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Bảng 1: Sự tham gia của phụ nữ vào các quyết định trong gia đình, tình trạng hiện
nay
Các quyết định

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18

Loại thức ăn
Chi tiêu cho giáo dục của con cái
Chi tiêu cho các nhu cầu về sức khỏe
của bản thân phụ nữ
Chi tiêu chăm sóc sức khỏe cho con
cái
Chi tiêu sửa chữa, nâng cấp nhà cửa
Chi tiêu mua quần áo cho bản thân
Chi tiêu mua quần áo cho con cái
Mua tài sản lớn có tầm quan trọng
trong sản xuất (trang thiết bị cho sản
xuất nông nghiệp…)
Mua vật tư đầu vào cho sản xuất
(giống, phân bón, thuốc trừ sâu…)
Chi tiêu cho đi lại của bản thân
Chi tiêu mua đồ dùng lớn (bản ghế,
xe máy…)
Quyết định về tiết kiệm trong gia đình
Chi tiền cho họ hàng (biếu xén, ai,
bao nhiêu…?)
Quyết định vui chơi giải trí
Sử dụng đất đai (sử dụng đất vào
việc gì, kiểm soát đất bị xói mòn…)
Chăm sóc trong gia đình (chăm trẻ,
nội trợ)
Quyết định về ngành nghề, sinh kế

của các thành viên trong gia đình
Quyết định việc kế hoạch hóa gia
đình

Hoàn
toàn do
phụ
nữ
quyết
định

Phụ nữ
tham gia
mạnh (có
tham vấn
nam giới
nhưng
phụ nữ là
người
quyết
định cuối
cùng)

Cùng
tham gia

Phụ nữ
tham gia
ít (được
nam giới

tham
vấn)

Không
tham gia

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

21 


19
20

21
22
23
24

Quyết định sự tham gia của phụ nữ
vào các hoạt động cộng đồng
Quyết định về việc di chuyển của phụ
nữ ra khỏi cộng đồng
Quyết định phạt trẻ con khi mắc lỗi
Quyết định khi trẻ con ốm
Quyết định mua bán súc vật nuôi
Quyết định đồ mừng cho người thân
khi đám cưới

x
x
x
x
x
x

Tổng
1
5
14
4
0
Nguồn: Thảo luận với nhóm phụ nữ (6 người) thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường
Khương


Ngay cả khi thu nhập từ lợn đen chưa cải thiện nhiều, thì thúc đẩy bình đẳng giới,
nâng cao vị thế của phụ nữ vẫn có những tiến triển khích lệ. Theo logic của dự án, phụ
nữ DTTS sẽ có vị thế bình đẳng hơn với nam giới trong gia đình và cộng đồng thông qua sự
tăng lên về thu nhập, kiểm soát nguồn lực và tham gia tích cực hơn vào thị trường. Trên
thực tế, mặc dù thu nhập từ lợn đen chưa tăng rõ rệt nhưng đã có sự cải thiện về bình đẳng
giới tại các địa bàn khảo sát. Cải thiện này là do quá trình tham gia đem lại. Minh chứng là
tại nhiều hộ gia đình tham gia tổ nhóm, lợn dự án hỗ trợ bị chết nhưng vị thế người phụ nữ
trong gia đình vẫn được nâng lên.
---“Nhóm có 26 thành viên, được cấp 19 lợn, chết 8 con, còn 11 con thôi. Nhà lợn
chết cũng như nhà không có lợn, bình đẳng giới đều tiến bộ. Đi sinh hoạt mới là quan
trọng nhất, mình hiểu biết về nói lại với chồng để chồng nó thông cảm cho, không có
lợn cũng thế.”
(G.T.D, nhóm trưởng thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)

2.2.3. Mục tiêu 3: Lồng ghép, áp dụng rộng rãi WEL
Cụm từ “phụ nữ làm chủ kinh tế” (WEL) đã trở nên khá phổ biến đối với các cấp trong
tỉnh Lào Cai. Các đối tác địa phương (đặc biệt là ba đối tác cấp tỉnh) đã có nhiều nỗ lực
trong việc truyền thông về WEL. Các hoạt động cụ thể như: làm phim tư liệu, tin bài trên hệ
thống phát thanh/truyền hình và báo chí; giới thiệu, thảo luận về WEL trong Hội nghị Ban
chấp hành HPN tỉnh và huyện; nghiên cứu và tổ chức hội thảo… Những hoạt động này đã
giúp cho cán bộ các cấp và người dân làm quen với khái niệm WEL. Trong các cuộc trao
đổi với cán bộ huyện, xã các thôn khảo sát, cụm từ “phụ nữ làm chủ kinh tế” được nhắc đến
nhiều lần. Đặc biệt, trong những gia đình người hưởng lợi, cụm từ này cũng dần trở nên
thân thuộc.
---“Giờ đi sinh hoạt tổ nhóm rồi thì vấn đề “phụ nữ làm chủ kinh tế” không lạ gì rồi.
Mình cũng nói với chồng như thế, anh phải tạo điều kiện cho em được làm chủ kinh
tế gia đình, học tính toán làm ăn, quản lý chi tiêu.”
(G.T.D, thôn Ma Ngán B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Việc biên soạn tài liệu, tổ chức nghiên cứu, hội thảo và truyền thông về WEL được

tiến hành khá bài bản giúp cho việc phổ biến các vấn đề liên quan đến WEL đến các cơ
quan, ban ngành các cấp và người dân thuận lợi hơn. Một nghiên cứu sâu về WEL đã được
tiến hành; hội thảo về kết quả nghiên cứu thu hút sự tham gia của nhiều ban ngành và đối
tác của dự án WEL trong tỉnh Lào Cai. Hai bộ phim tài liệu về WEL đã được phát trên truyền
hình Lào Cai. Nhiều bản tin ngắn về hoạt động của dự án WEL được phát trên truyền hình
tình và đài truyền thanh 2 huyện dự án. Các số tay, lịch, poster, tài liệu tập huấn... về WEL
được in ấn và phân phát rộng rãi trong toàn tỉnh thông qua mạng lưới của HPN và Trung
tâm khuyến nông tỉnh. Các tài liệu đã cố gắng đơn giản hóa, nhiều hình ảnh để phù hợp với

22 


trình độ của phụ nữ DTTS. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu hiện nay trình bày bằng tiếng
Kinh, vì vậy, những phụ nữ dân tộc ít người (Mông, Dao) không biết tiếng phổ thông tiếp thu
còn chậm.
---“Tài liệu dự án rất nhiều, của Trung tâm khuyến nông có, Hội Phụ nữ cũng có,
hình ảnh nhiều, chị em muốn xem tiện lắm.”
(Chủ tịch HPN xã Mường Hum, huyện Bát Xát)
Tỉnh Lào Cai đã lồng ghép nguồn lực từ CT-DA khác để cùng thực hiện dự án WEL ở
qui mô rộng hơn. Tỉnh Lào Cai đã sử dụng nguồn từ dự án Danida để bổ sung cho hoạt
động của dự án WEL, bằng cách hỗ trợ thêm 100 con lợn giống để phát triển chăn nuôi
ngành hàng lợn đen bản. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự quan tâm và ủng hộ của
tỉnh Lào Cai đối với cách tiếp cận phát triển ngành hàng lợn đen do dự án WEL khởi xướng.
Việc thực hiện dự án WEL về phát triển ngành hàng lợn đen đã được lồng ghép với
việc thực hiện mục tiêu “không thả rông gia súc và lợn” và “đảm bảo vệ sinh môi
trường khu dân cư” của tỉnh Lào Cai, thể hiện trong Đề án 14 của tỉnh về "Đẩy mạnh xây
dựng đời sống văn hoá khu dân cư, trọng tâm là vận động nhân dân cải tạo tập quán lạc
hậu giai đoạn 2011 - 2015". Dự án WEL đã khuyến khích xây chuồng lợn, không thả rông
lợn (coi đó là điều kiện tham gia tổ nhóm và nhận lợn giống hỗ trợ). Kết quả, tỷ lệ hộ thả
rông giảm hẳn tại các xã/thôn bản dự án. Xã Lùng Khấu Nhin đã được chọn làm điểm về

vùng an toàn dịch bệnh trong thời gian tới. Dự án WEL cũng đã hướng dẫn chị em phụ nữ ủ
phân sinh học được nhiều người hưởng ứng làm theo, vừa bảo vệ môi trường vừa có thêm
nguồn phân tốt để bón cho cây trồng.
---“Thực hiện dự án Oxfam và đề án 14 của tỉnh, từ cuối 2012 vệ sinh đường làng
ngõ xóm sạch sẽ, lợn nhốt không còn thả rông như trước. Có quy ước rồi, để gia súc
thả rông ra là bị phạt.”
(Nhóm cán bộ xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Dự án WEL mang tính đột phá trong hỗ trợ ngành hàng lợn đen, giúp tỉnh Lào Cai
quan tâm nhiều hơn đến phát triển ngành hàng này trong thời gian tới. Sở NN&PTNT
đang xây dựng Qui hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh Lào Cai đến 2020, trong đó có đề án
phát triển lợn đen tại 4 huyện trọng điểm (Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Simacai).
Trong cuộc họp tháng 5/2013 đánh giá giữa kỳ thực hiện Đề án 01 “Nâng cao giá trị sản
phẩm nông lâm nghiệp” của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015, Giám đốc Sở NN&PTNT đã
kết luận bổ sung 2 dự án về “hỗ trợ phát triển lợn đen bản địa” và “tổ chức sản xuất con
giống lợn đen tại chỗ” vào đề án để trình UBND tỉnh phê duyệt. Những tín hiệu này rất tích
cực, khác hẳn với thời điểm năm 2010-2011 khi bắt đầu dự án WEL – lúc đó khái niệm
“phát triển ngành hàng lợn đen bản địa” chưa xuất hiện trong các văn kiện chính
sách của tỉnh Lào Cai 12. Những tín hiệu này là cơ hội tốt để tiếp tục lồng ghép cách tiếp
cận WEL trong xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ ngành hàng lợn đen của tỉnh Lào
Cai trong giai đoạn 2013-2015 sắp tới.
Liên kết mạng lưới về WEL ở tầm quốc gia đã bắt đầu được triển khai. Hiện nay,
Oxfam đang tham gia mạng lưới về Gender Economic Development working group (do Hội
đồng doanh nhân nữ Việt Nam làm đơn vị điều phối), viết tắt là GED. Mục tiêu của mạng
lưới là tạo cơ hội, môi trường thuận lợi để phụ nữ làm kinh tế hiệu quả nhất; hỗ trợ nhóm
phụ nữ yếu thế giảm nghèo; cung cấp khuyến nghị, vận động các chính sách về giới trong
kinh doanh. Thông qua các buổi họp chia sẻ thông tin, thảo luận theo chủ đề hàng quý, dự
án có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm từ thực tế triển khai dự án WEL ở Lào Cai và
vận động chính sách ở cấp Trung ương.
12


  Xem báo cáo của CSDP (2011), “Nâng cấp chuỗi giá trị lợn đen bản địa tại 2 huyện Bát Xát và Mường
Khương, tỉnh Lào Cai”

23 


2.3. Các vấn đề về quá trình
2.3.1. Quản lý dự án
Dự án được vận hành khá thông suốt từ trên xuống dưới: tỉnh – huyện – xã – tổ
nhóm. Dự án được thực hiện thông qua các đối tác cấp tỉnh là Sở Nông nghiệp, Trung tâm
Khuyến nông và Hội Phụ nữ tỉnh. Một phần các hoạt động của cấp tỉnh đã được chuyển
giao cho cấp huyện theo ngành dọc (Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông và Hội phụ nữ
huyện), ngoài ra dự án còn huy động thêm sự tham gia của Trạm Thú y huyện. Mỗi xã có
Ban quản lý dự án (gồm lãnh đạo xã, HPN, KNV xã, Thú y viên xã) trực tiếp phụ trách các tổ
nhóm. Đứng đầu mỗi tổ nhóm có nhóm trưởng/ nhóm phó (được lựa chọn từ các thành viên
của tổ nhóm chăn nuôi lợn đen, thường là cán bộ chi hội phụ nữ thôn). Điểm mạnh đặc
biệt của dự án là sự phối kết hợp giữa các đối tác khá chặt chẽ. Tại cấp tỉnh, ngoài việc
thực hiện các hoạt động theo cam kết với dự án, các cơ quan còn phối hợp tổ chức một số
hoạt động chung như hội thảo, tập huấn, tham quan. Qua trao đổi, tất cả các cơ quan này
đều đánh giá cao sự phối hợp của các đối tác khác trong quá trình thực hiện dự án.
Việc trao đổi công việc giữa cấp tỉnh và cấp huyện khá thuận lợi theo ngành dọc: Phòng
Nông nghiệp hoạt động theo chỉ đạo từ Sở Nông nghiệp, điều này cũng tương tự với hoạt
động của Trạm KN huyện và HPN huyện. Các cơ quan cấp huyện cũng có sự phối hợp với
nhau trong các hoạt động, đặc biệt là khi triển khai về cơ sở. Ví dụ, trong một buổi sinh hoạt
tổ nhóm, HPN huyện triển khai tuyên truyền về bình đẳng giới, Trạm Khuyến nông cũng
lồng ghép tập huấn, tuyên truyền về kỹ thuật chăn nuôi. Cấp huyện khá sát sao với tình hình
tại các xã/ thôn bản. Việc chỉ đạo hoạt động của các tổ nhóm thông qua BQL dự án xã được
tiến hành thường xuyên.

2.3.2. Trách nhiệm giải trình và theo dõi – giám sát (M&E)

Các dòng thông tin khá thông suốt. Các buổi sinh hoạt nhóm sở thích đồng thời cũng
chính là dịp để các thành viên trao đổi thông tin với nhau, thông báo tình hình sản xuất (tình
hình dịch bệnh, số lợn bị chết, số lợn mới sinh sản…) tới trưởng nhóm. Các trưởng nhóm
phản ánh những thông tin này lên BQL dự án xã, từ đó lên huyện và tỉnh. Qua phỏng vấn
với các cấp tỉnh/ huyện/ xã cho thấy, họ nắm rõ thông tin về tình hình sản xuất của các tổ
nhóm, không nhận thấy có sự “vênh” thông tin giữa các cấp.
---“Hàng tháng nhóm họp là các thành viên báo cáo tình hình chăn nuôi cho trưởng
nhóm, trưởng nhóm báo cho mình, mình lại báo cho huyện để có gì các anh chị ấy
can thiệp.”
(Nhóm cán bộ xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
Hình thức nhận lợn qua “ngân hàng lợn” tại chỗ cũng là hình thức để người dân tự
giải trình với nhau. Người cung cấp lợn và người nhận lợn cùng sinh hoạt trong tổ nhóm,
vì vậy, người nhận lợn nắm bắt khá rõ các thông tin về tình trạng lợn trước khi đem về nuôi.
Điều này tạo thuận lợi cho hộ gia đình trong quá trình chăm sóc. Bản thân người cung cấp
cũng có trách nhiệm phải cung cấp con giống tốt cho người nhận sau.
---“Chị em đi sinh hoạt tổ nhóm thường xuyên với nhau nên có gì về lợn nhà họ mình
biết rồi, họ phải chọn cho mình con lợn tốt, mình biết hết tính con đấy như thế nào rồi
nên về nhà cũng dễ nuôi. Không như mua của người lạ, về khó mà biết nó như thế
nào.”
(S.C.M, thôn Sín Lùng Chải B, xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương)
24 


×