Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Chiến lược Kinh doanh quốc tế của tập đoàn IKEA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.38 KB, 32 trang )

Nhóm 9 :

Ch

ủ đề : Chiến lược Kinh doanh

quốc tế của tập đoàn IKEA.
Thành viên
1. Vũ Thị Huế_11151812
2. Nguyễn Thị Quyên_11153699
3. Đặng Lâm Bảo Anh_11150048
4. Hoàng Xuân Hà_11151181
4. Đào Thu Hà_11151164
6. Đào Thị Linh Trang_11154458


MỤC LỤC
A. Lý thuyết cơ bản...........................................................................................................3
1. Khái niệm...................................................................................................................3
2 Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế..................................................................4
3, Lợi ích từ việc mở rộng hoạt động ra toàn cầu............................................................4
4. Căn cứ phân loại và các loại chiến lược kinh doanh quốc tế.......................................5
4.1 Căn cứ phân loại....................................................................................................5
4.2 Các loại chiến lược kinh doanh quốc.....................................................................6
4.3 Xu hướng thay đổi chiến lược...............................................................................8
B. Chiến lược kinh doanh quốc tế của tập đoàn IKEA.....................................................10
I, Giới thiệu sơ lược về tập đoàn IKEA........................................................................10
1. Lịch sử hình thành công ty....................................................................................10
2. Tầm nhìn của IKEA...............................................................................................11
3. Sản phẩm của IKEA..............................................................................................12
4. Thị trường.............................................................................................................. 14


II. Chiến lược kinh doanh quốc tế.................................................................................15
1, Phân tích IKEA qua mô hình SWOT.....................................................................15
2. Chiến lược toàn cầu của IKEA..............................................................................16
3. Chiến lược xuyên quốc gia của IKEA...................................................................21
III. Thành công và thất bại của IKEA...........................................................................26
1, Thành công đạt được.............................................................................................26
2. Thất bại tại thị trường Mỹ và Nhật Bản.................................................................27
IV, Bài học kinh nghiệm...............................................................................................29
V. Kết luận:................................................................................................................... 30


A. Lý thuyết cơ bản
1. Khái niệm
 Chiến lược kinh doanh

+ Trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lược thường được sử dụng để chỉ các kế hoạch
lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc rằng cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối
phương không thể làm.
+ “Chiến lược” là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn, chiến lược sẽ
mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi
trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn.
+ Một chiến lược của doanh nghiệp có thể định nghĩa như các hoạt động mà nhà quản lý
thực hiện để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nhà quản trị cần thực thi các chiến lược để gia tăng khả
năng sinh lời của doanh nghiệp và tốc độ gia tăng lợi nhuận theo thời gian.
Nói một cách khác
Chiến lược thường được sử dụng phổ biến để chỉ các chương trình hành động tổng
quát, có xác định các mục tiêu dài hạn của tổ chức, và cách thức, đường lối thu thập, sử
dụng, phân bổ và bố trí các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Chiến lược là một
quá trình khai thác được các cơ hội thuận lợi chuyển thành những kết quả thành công thông

qua việc thực hiện một tập hợp các hoạt động có mục đích đặt ra trước của tổ chức.
Đối với mọi doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh nghiệp tồn tại
và phát triển trên thị trường trong nước và thị trường toàn cầu thông qua việc tối đa hóa giá
trị doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận. Chiến lược kinh doanh là các kế hoạch hành động và
bước đi của doanh nghiệp trong một thời gian dài để cho phép đạt được mục tiêu tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp.

 Chiến lược kinh doanh quốc tế


 Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt
động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển quốc tế của doanh nghiệp.
 Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát
triển của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được
thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn
nhằm đưa hoạt động quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao
hơn về chất.
Chiến lược kinh doanh quốc tế là sự tập hợp các mục tiêu, các chính sách và kế hoạch
hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả nhất định trong môi trường kinh
doanh toàn cầu.

2 Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế
Một chiến lược rõ ràng và thích hợp sẽ :
 Giúp công ty cạnh tranh có hiệu quả
 Phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận, phòng ban.
 Hướng công ty vào các hoạt động mà công ty thực hiện tốt nhất và vào các ngành
phù hợp nhất.
 Giúp công ty đạt được mục tiêu dài hạn, tránh được tình trạng mất phương
hướng , cục bộ.



Phân phối thời gian và nguồn tài nguyên một cách hợp lý,...

Vai trò của chiến lược: Tìm kiếm và thực hiện những hoạt động nhằm giảm bớt chi phí
của quá trình tạo giá trị và thích ứng sản phẩm của công ty thông qua thiết kế, chất lượng,
dịch vụ và các hoạt động chức năng ưu việt khác.
3, Lợi ích từ việc mở rộng hoạt động ra toàn cầu
Các công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế có thể:


 Khai thác kinh tế theo địa điểm
 Khai thác hiệu ứng đường cong kinh nghiệm
 Thu được các lợi ích lớn từ việc khai thác những kĩ năng đặc biệt hoặc khả năng
vượt trội của công ty
 Thu được lợi ích lớn từ việc học hỏi, chuyển giao những kỹ năng có giá trị từ cơ
sở ở nước ngoài, và thực hiện hợp tác chiến lược.



Đường cong kinh nghiệm:

- Đường cong kinh nghiệm chỉ sự giảm giá thành đơn vị một cách hệ thống phát
sinh sau một chu kỳ của sản phẩm. Theo khái niệm đường cong kinh nghiệm, giá thành
chế tạo đơn vị sản phẩm nói chung sẽ giảm sau mỗi lần tích luỹ sản lượng sản xuất gấp
đôi (sản lượng tích luỹ là tổng sản lượng sản phẩm đã sản xuất).
- Tính kinh tế của qui mô và hiệu ứng học tập chính là nền tảng của đường cong kinh
nghiệm. Nói một cách đơn giản, khi một công ty tăng sản lượng tích luỹ theo thời gian nó
có thể thực hiện cả tính kinh tế về qui mô (giống như là tăng khối lượng) và hiệu ứng học
tập. Kết quả là giá thành đơn vị giảm xuống theo sự tăng lên của sản lượng tích luỹ.
- Ý nghĩa chiến lược của đường cong kinh nghiệm rất rõ ràng. Nó chỉ ra rằng với

việc tăng khối lượng sản phẩm và thị phần cũng sẽ đem lại lợi thế về chi phí thông qua
cạnh tranh.
- Nếu một công ty muốn trở nên hiệu quả hơn và có được lợi thế chi phí thấp, nó phải
cố gắng trượt thật nhanh xuống phần dưới của đường cong kinh nghiệm. Điều này có
nghĩa là tạo ra các điều kiện thuận lợi cho tính hiệu quả về qui mô trước cả khi công ty có
nhu cầu và theo đuổi một cách tích cực sự giảm thấp chi phí bằng hiệu ứng học tập. Công
ty cũng có thể cần phải chấp nhận một chiến lược marketing có tính tấn công, cắt giảm
giá một cách tích cực, nhấn mạnh vào các xúc tiến bán hàng để tạo ra nhu cầu, nhờ đó có
thể tích luỹ sản lượng nhanh nhất có thể được. Một khi đã dịch chuyển nhanh chóng
xuống phía dưới của đường cong kinh nghiệm, bằng ưu thế vượt trội về hiệu quả, công ty
dường như sẽ có một lợi thế về chi phí với các đối thủ cạnh tranh.

4. Căn cứ phân loại và các loại chiến lược kinh doanh quốc tế
4.1 Căn cứ phân loại


Khi xác định chiến lược kinh doanh quốc tế của mình, các doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế luôn phân tích thị trường quốc tế trên khía cạnh cơ hội tăng trưởng, cắt giảm chi phí
và rủi ro khi khác biệt hóa trong bối cảnh phải thỏa mãn nhu cầu trái ngược nhau giữa liên
kết toàn cầu và đáp ứng địa phương.
Hai áp lực đối với doanh nghiệp :
 Giảm chi phí
 Thích nghi với điều kiện địa phương

Áp lực giảm chi phí

Áp lực thích nghi với những điều kiện
địa phương
- Bao gồm:
- Bao gồm:

 Tự do hóa thương mại
 Sở thích và thị hiếu : Sản xuất và
 Cạnh tranh bằng giá cả mạnh
marketing tại chi nhánh ở nước
ngoài
 Đối thủ có chi phí thấp/công suất
 Kênh phân phối: Marketing tại
vượt khả năng tiêu dùng
chi nhánh nước ngoài
 Cơ sở hạ tầng và tập quán tiêu
dùng :Sản xuất tại chi nhánh ở
Do đó, cần thiết lập cơ sở sản xuất ở
nước ngoài
nơi có chi phí thấp hoặc sản xuất
 Chính sách của chính phủ: Sản
những sản phẩm chuẩn hóa.
xuất tại chỗ
Do đó, điều chỉnh sản phẩm cho phù
hợp với nhu cầu của thị trường( nhưng
sẽ làm tăng chi phí)

4.2 Các loại chiến lược kinh doanh quốc
Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế sử dụng bốn loại hình chiến lược cơ
bản để hỗ trợ họ trong việc thâm nhập và cạnh tranh trên môi trường toàn cầu:
 Chiến lược quốc tế
 Chiến lược đa quốc gia
 Chiến lược toàn cầu


 Chiến lược xuyên quốc gia.

Mỗi chiến lược đều có điểm khác biệt căn bản tùy thuộc vào từng loại hình doanh
nghiệp và việc tạo lập, điều hành các khâu và công đoạn trong chuỗi giá trị của doanh
nghiệp.
Chiến lược
quốc tế

Đặc điểm

Nội dung

Ưu điểm

Tạo giá trị
bằng cách
chuyển giao kỹ
năng tới thị
trường nước
ngoài nơi
những kỹ năng
đó không tồn
tại
- Chuyển giao
những sp và kỹ
năng có giá trị
ra thị trường
nước ngoài nơi
các đối thủ
cạnh tranh ko
có được
- Thiết lập

những hoạt
động tạo giá trị
quan trọng ở
trong nước
(R&D)
-Tạo ưu thế
cạnh tranh trên
thị trường
nước ngoài
nhờ năng lực
và sản phẩm
vượt trội so với
đối thủ

Chiến lược đa
quốc gia
Hướng tới tối
đa hóa việc
thích ứng với
điều kiện địa
phương

- Thiết lập tất
cả các hoạt
động tạo giá trị
ở từng thị
trường nhằm
thích nghi sản
phẩm và chiến
lược marketing

với từng thị
trường đó

- Đáp ứng
được sở thích
và thị hiếu của
từng thị trường
địa phương
- Phù với với
những ngành
chịu áp lực
thích ứng cao
và áp lực thấp

Chiến lược
toàn cầu

Chiến lược
xuyên quốc
gia
Tăng lợi nhuận Khai thác tính
thông qua giảm kinh tế theo địa
chi phí nhờ
điểm, chuyển
hiệu ứng
giao khả năng
đường cong
vượt trội trong
kinh nghiệm và phạm vi công
tính kinh tế

ty, và thích ứng
theo quy mô
với điều kiện
địa phương
- Thiết lập từng Công ty cố
hoạt động tạo
gắng đồng thời
giá trị ở địa
đạt được chi
điểm thích hợp phí thấp và
- Đưa ra các sp thích ứng với
và áp dụng
điều kiện địa
chiến lược
phương
Marketing
giống nhau
trên tất cả các
thị trường

- Giảm chi phí,
khai thác hiệu
ứng đường
cong KN
- Khai thác
tính kinh tế
theo địa điểm,
quy mô
Phù hợp với
những ngành


- Khai thác
được tính kinh
tế theo địa
điểm
- Khai thác
được hiệu ứng
đường cong
KN
- Thích nghi
sản phẩm và


về chi phí

Nhược điểm

- Khả năng
thích ứng thấp
- Ko khai thác
được tính kt
theo địa điểm
- Ko khai thác
được hiệu ứng
đường cong
KN
- Ko phù hợp
với ngành chịu
áp lực chi phí
cao


có áp lực cao
về chi phí và
áp lực thích
ứng thấp
- Thực hiện
được hợp tác
chiến lược toàn
cầu
- Ko khai thác Khả năng thích
được tính kinh ứng thấp
tếtheo địa điểm Tạo cơ hội cho
và đường cong đối thủ cạnh
KNo
tranh chiếm
- Ko chuyển
lĩnh những
giao những
đoạn thị trường
năng lực nổi
nhất định
trội tới thị
trường nước
ngoài, hạn chế
khả năng học
hỏi giữa các cơ
sở của Cty ở
nước ngoài và
thực hiện hợp
tác chiến lược


marketing với
đk địa phương
- Thu được lợi
ích từ quá trình
học hỏi toàn
cầu, thực hiện
hợp tác chiến
lược toàn cầu
rất khó thực
hiện vì những
khó khăn liên
quan đến vấn
đề tổ chức

4.3 Xu hướng thay đổi chiến lược
Xu hướng toàn cầu hóa sâu sắc và mở rộng hơn, một vấn đề trở nên quan trong
xuất hiện, đó là tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Loại hình chiến lược nào mà các
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế sẽ theo đuổi trong tương lai?

- Môi trường cạnh tranh thay đổi, các doanh nghiệp buộc phải liên kết hoạt động và vận
hành trên phạm vi toàn cầu theo cách doanh nghiệp có thể định hình chiến lược, phát
triển đội ngũ quản lý điều hành và vận hành hệ thống như một tổ chức toàn cầu thống
nhất.


Về mặt chiến lược, các công ty phải tìm kiếm nhân lực, công việc, và đầu tư ở bất kỳ nơi
nào trên thế giới, miễn sao “chi phí phù hợp, kỹ năng phù hợp và môi trường kinh doanh
phù hợp. Doanh nghiệp phải liên kết hệ thống theo cả chiều rộng và toàn cầu.„ Theo cách
tiếp cận đó, “công việc sẽ lưu chuyển đến nơi mà công việc đó được thực hiện tốt nhất,

hiệu quả nhất và có chất lượng cao nhất.„.
- Ngược lại, một số ít lại ủng hộ một tương lai cho rằng trong một thế giới năng động các
doanh nghiệp buộc phải đi xa hơn các doanh nghiệp nội địa và các công ty toàn cầu để
xây dựng được một chiến lược trong kinh doanh quốc tế.
Quan điểm này tạo ra một cách nhìn rộng bao gồm nhiều loại hình công ty khác nhau
theo nhiều loại hình chiến lược khác nhau. Theo đó, các công ty này sẽ trở thành một bộ
phận tự nhiên của các công ty khác nhau trong đó tất cả đều đáp ứng và liên hệ chặt chẽ
với các môi trường khác nhau của mình.
Tính đa dạng của các loại hình chiến lược và các loại hình công ty trong một môi trường
toàn cầu này sẽ tạo ra một thế giới kinh doanh trong đó có nhiều loại hình công ty nội địa,
công ty khu vực, công ty hoạt động ở một số nước, công ty hoạt động ở nhiều nước, công
ty tập trung, hoặc công ty theo mạng lưới. Nhưng quan điểm này cũng làm nẩy sinh một
mối quan hệ qua lại giữa doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp khác nhau
với những địa điểm kinh doanh khác nhau và khi đó loại hình chiến lược kinh doanh
được hình thành. Hay có thể nói rằng, doanh nghiệp về cơ bản vẫn như vậy nhưng môi
trường, bối cảnh mà doanh nghiệp tạo ra giá trị sẽ thay đổi.


B. Chiến lược kinh doanh quốc tế
của tập đoàn IKEA
I, Giới thiệu sơ lược về tập đoàn IKEA

IKEA (tên đầy đủ là Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một doanh nghiệp tư nhân
Thụy Điển, tập đoàn quốc tế chuyên thiết kế đồ nội thất bán lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà.
Trải qua trên 50 năm thành lập, IKEA hiện trở thành tập đoàn bán lẻ nội thất lớn nhất thế với
các trung tâm thương mại đồ gỗ đặt tại 49 nước khác nhau và có khoảng 194,000 nhân viên.
Doanh số bán lẻ của IKEA đạt đến 38,3 tỷ euro (2017)
Cách mà IKEA đã trở thành một thương hiệu hàng đầu về bán lẻ đồ gỗ là một câu
chuyện thần kỳ. Với hàng trăm cửa hàng trải khắp Châu Âu, Châu Á, Úc và Mỹ đang làm ăn
rất phát đạt phục vụ hơn 470 triệu khách hàng, IKEA thực sự là gã khổng lồ đáng nể nhất

trong ngành bán lẻ.

1. Lịch sử hình thành công ty
Năm 1943, IKEA được thành lập bởi Ingvar Kampard khi mới chỉ là một thanh niên 17
tuổi. Lúc đầu, IKEA tập trung vào những mặt hàng nhỏ, chủ yếu là tham gia đấu thầu các
hợp đồng cung cấp viết chì. Không lâu sau đó, IKEA kinh doanh thêm các mặt hàng ví da,


đồng hồ, đồ trang sức và vớ… Năm năm sau khi thành lập công ty, Kampard đã quyết định
đưa vào họat động dịch vụ nhận đơn đặt hàng bằng thư và giao hàng theo các xe tải giao sữa,
chạy nhiều chuyến mỗi ngày trong vùng.
Năm 1947, lần đầu tiên Kamprad đưa đồ gỗ và nhóm sản phẩm chính của hệ thống cửa
hàng của IKEA.Việc khai thác nguồn hàng từ các nhà sản xuất địa phương cho phép ông giữ
được mức giá bán thấp so với các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. IKEA đã đạt được
thành công rực rỡ ở mặt hàng đồ nội thất và chính thành công này đã tạo ra một cuộc cách
mạng không chỉ đối với IKEA mà còn với cả ngành kinh doanh đồ nội thất nói chung.
Năm 1951, Kamprad quyết định không theo đuổi những mặt hàng khác mà chỉ dồn hết
sự tập trung vào đồ gỗ.
Năm 1953, IKEA mở phòng trưng bày đồ gỗ đầu tiên ở Almhult đã giúp IKEA có được
ưu thế rất lớn dưới áp lực cạnh tranh gay gắt của các đổi thủ cạnh. Phòng trưng bày này giúp
cho người tiêu dùng tiếp xúc gần hơn với sản phẩm đồ gỗ của công ty, bởi họ nhìn thấy
được, chạm vào được, cảm thấy và tin tưởng được vào chất lượng trước khi quyết định mua
hàng. Lần đầu tiên trong ngành kinh doanh đồ nội thất ở Thụy Điển, khách hàng có thể xem
tận mắt thấy sản phẩm trước khi mua hàng.
Năm 1963, cửa hàng đầu tiên bên ngoài Thụy Điển được khai trương tại Asker, một đô
thị bên ngoài Oslo của Na Uy. Đến năm 1969, IKEA mở rộng sang Đan Mạch.
Sang những năm 1970, IKEA tiếp tục xâm nhập những thị trường khác của Châu Âu,
với các cửa hàng đầu tiên bên ngoài vùng Scandinavia khai mạc tại Thụy Sĩ (1973), tiếp theo
là Đức (1974), Pháp, Nga, Canada, đến Úc, Hồng Kông..
Hiện nay, IKEA là nhà bán lẻ đồ nội thất gia đình hàng đầu thế giới với 403 cửa hàng có

mặt tại 49 quốc gia, 194.000 nhân viên
2. Tầm nhìn của IKEA
- Tầm nhìn của IKEA là “to create a better everyday life for the many people.” (dịch :
tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn đến mọi người) . Đây cũng là tầm nhìn của IKEA cho đến
tận hôm nay. Kamprad cho rằng ở tất cả các quốc gia và hệ thống xã hội một lực lượng lớn
nguồn lực chỉ phục vụ một nhóm nhỏ người , cũng như trong kinh doanh có quá nhiều sản
phẩm mới và thiết kế đẹp nhưng lại chẳng đến được tay của phần lớn mọi người
Bên cạnh đó còn có những triết lý kinh doanh khác nổi bật như :
 Quan điểm hướng đến khách hàng


- Người sáng lập công ty- ông Kamprad thường nhắc nhở nhân viên của mình rằng mặt
hàng tốt nhất ở IKEA chính là việc cả người mua lẫn người bán đều không thiệt thòi, mà cả
hai đều nhận được điều gì đó.
- Tiết kiệm cho khách hàng: Với phương châm tiết kiệm cho khách hàng, vì khách hàng,
mô hình IKEA đã được thiết kế để cho khách hàng có thể tự lựa chọn, tự vận chuyển và lắp
ráp đồ gỗ của mình tại nhà. Để làm được việc đó, IKEA mất rất nhiều công thiết kế lắp ráp
các bộ phận đồ gỗ một cách dễ dàng, thuận tiện nhất cho mọi khách hàng bình thường.
 Triết lý về giá
- Nguyên tắc cơ bản là “cung cấp những sản phẩm hoàn thiện về mặt thiết kế và tính
năng ở mức giá thấp đến mức phần lớn người ta có thể mua được”. Theo đuổi triết lý này
IKEA đã thực sự tạo ra lãnh địa bất khả xâm phạm cho mình.
- Ngoài ra công ty còn luôn tuân theo một quy tắc: giảm lượng hàng bán ra 1% sẽ kéo
theo giảm doanh thu 10%. Vì thế, tổng lượng hàng hóa bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng
đối với IKEA. Vì thế, công ty luôn kiểm soát chặt chẽ được chi phí ở tất cả các phân đoạn
trong hoạt động kinh doanh.
 Chú trọng trách nhiệm xã hội, các chuẩn mực đạo đức văn hóa
- Ý thức bảo vệ môi trường IKEA đặc biệt chú trọng việc xây dựng một hình ảnh và uy
tín của IKEA là tập đoàn luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường.Chính vì vậy IKEA luôn từ
chối sử dụng các sản phẩm có hoá chất, các loại gỗ từ rừng nhiệt đới đang bị xâm hại. Tập

đoàn IKEA là một trong những nhà tài trợ lớn cho các dự án bảo vệ môi trường và chống bóc
lột sức lao động trẻ em ở các nước đang phát triển.
- Các giá trị văn hóa của tổ chức Kamprad chủ trương xây dựng một tổ chức không phân
cấp, không quan liêu - tất cả nhân viên của IKEA đều là cộng sự của nhau (Co-workers).
IKEA thường tổ chức những tuần lễ không bàn giấy (Antibureaucracy Weeks), mà thời gian
đó tất cả các nhà quản lý đều sẽ làm việc tại cửa hàng. Kamprad cũng đề cao yếu tố tình cảm
trong việc quản lý. Ông cho rằng “tình cảm và kinh doanh không thể loại trừ nhau”. Đơn
giản lại là một từ khóa quan trọng nữa trong ngôi nhà IKEA. Ở IKEA các giám đốc và đồng
sự làm việc chung với nhau, chia sẻ chung chỗ đậu xe và tất nhiên ăn cùng một căng tin.
Kamprad cho rằng: “đơn giản và khiêm tốn sẽ hình thành tính cách của chúng ta trong các
mối quan hệ với nhau, với nhà cung cấp và với khách hàng của chúng ta”.
3. Sản phẩm của IKEA
Hiện nay, có mặt trên 49 quốc gia, IKEA phân phối hầu hết các sản phẩm nội thất như
bàn, ghế, tủ, giường, đồ dùng ăn uống… và đặc biệt hiện nay, IKEA chuyên cung cấp sản
phẩm dành cho trẻ em.


Sản phẩm của IKEA đa dạng theo nhiều cách:
-

Về công dụng, IKEA có tất cả các sản phẩm từ cây trồng, nội thất phòngkhách cho
tới đồ chơi và tất cả những vật dụng trong bếp.
Về mặt phong cách, những sản phẩm nhỏ này hoàn toàn có thể tạo cho không gian
nhà của bạn một phong cách lãng mạn.

Tuy nhiên, thông thường, sản phẩm của IKEA là thiết kế cho số đông, nghĩa là kết hợp
giữa phong cách và chức năng của nó, nên không quan trọng là bạn thích phong cách
nào, sản phẩm của IKEA là dành cho tất cả mọi người.
 Một số sản phẩm của IKEA
Nội thất cho phòng khách


Bàn làm việc

Vật dụng và thiết bị trong bếp


Nội thất phòng ngủ

Phòng cho trẻ em

Ngoài ra, sản phẩm của IKEA được nghiên cứu và thiết kế sao cho ít tốn nguyên liệu
nhất mà vẫn đảm bảo về mặt chất lượng. Do đó, sản phẩm của IKEA được đánh giá là sản
phẩm có giá rẻ. Hơn nữa, IKEA luôn tìm cách giảm tối đa các tác hại đến môi trường và sức
khỏe người tiêu dùng.
4. Thị trường


Có rất nhiều các cửa hàng thuộc chuỗi của hàng của IKEA trên toàn thế giới. Số lượng
cửa hàng ở châu Âu chiếm tỉ lệ rất lớn với 275 cửa hàng. Hiên nay, IKEA đang hướng đến
mở rộng thị trường tại các nước thuộc các khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ.

II. Chiến lược kinh doanh quốc tế
1, Phân tích IKEA qua mô hình SWOT
 Điểm mạnh
- IKEA là một thương hiệu nổi tiếng với một hệ thống rất nhiều cửa hàng đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
- IKEA đề ra các chiến lược mang tính nhất quán về chất lượng phục vụ cũng như chất
lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Nhiều nhà cung cấp đã duy trì hợp tác lâu dài, đảm bảo về giá thành và chất lượng của
nguyên vật liệu

- IKEA luôn quan tâm đến vấn đề môi trường : đưa các vật liệu sản xuất đa phần là các
NVL tái tạo. Năm 2017, IKEA cho tái chế 11 triệu chai PET cũ thành mặt bếp
KUNGSBACKA.
- Giá thành bình dân nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo
- IKEA có những nguyên tắc và các quy định nghiêm ngặt về kiểm tra chất lượng sản
phẩm được đề xuất từ các nhà cung cấp vật liệu, và được IKEA đảm bảo thực hiện. Điều đó
giúp đánh giá được những phản hồi từ khách hàng cũng như ảnh hưởng từ nhà cung cấp đến
doanh số của công ti.
- IKEA đặt tên riêng cho những sản phẩm của mình, điều đó tạo nên một nét đặc trưng
cho các sản phẩm của họ. Ví dụ như: Giá sách Billy, Salon Moment,… những cái tên rất dễ
nhớ và ấn tượng.
- Có nhiều dịch vụ khác dành cho khách tại các cửa hàng của IKEA như dịch vụ trông
trẻ miễn phí hay dịch vụ ăn uống tại cửa hàng… giúp giữ chân được khách hàng đến.

 Điểm yếu:
- IKEA là một công ty toàn cầu, do đó, rất khó khăn để duy trì tiêu chuẩn sản phẩm.


- Sản phẩm mang đậm phong cách Thụy Điển
- Phân bố kinh doanh không đồng đều, chủ yếu tập trung nhiều vào thị trường châu Âu,
khi khủng hoảng kinh tế xảy ra tại châu Âu, lợi nhuận của tập đoàn có nguy cơ sụt giảm
mạnh.
- Mặc dù IKEA thường đưa ra các chính sách giảm giá, tuy nhiên chính sách này
thường chỉ được áp dụng với một số sản phẩm, gói sản phẩm hoặc với những điều kiện nhất
định, vì vậy, cần tham khảo kĩ càng khi chọn mua sản phẩm.
 Cơ hội:
- IKEA có thể tận dụng hơn nữa vào các phong trào "xanh" và mong muốn của khách
hàng của IKEA có ít tác động đến môi trường.
- Mở rộng thị trường tại các nước có nền kinh tế đang phát triển, nơi mà thu nhập của
người dân ở mức trung bình, để họ có thể mua được những sản phẩm với chi phí hợp lý của

IKEA. Ví dụ như các nước ở Đông Nam Á, Nam Phi và khu vực Nam Mỹ.
- Tăng doanh số bán hàng trực tuyến. Các website của cửa hàng tạo ra có giao diện thân
thiện với người dung, tạo ấn tượng được với khách hàng. Giúp họ nâng cao lượng khách
hàng truy cập vào trang web.
 Thách thức:
- Tăng cường cạnh tranh với nhiều nhà bán lẻ với chi phí thấp khác như Walmart,
Argos, ASDA hoặc Testco.
- Áp lực xã hội, các yếu tố kinh tế và các lực lượng trên thị trường là những mối đe dọa
song song mà công ty có thể phải đối mặt. Rất khó để duy trì chi phí thấp cũng như thiết kế
đa dạng và rất khó để duy trì các tiêu chuẩn trong khi mở rộng đối tượng khách hàng.
- Các môi trường pháp lý trên toàn cầu khác nhau và có thể ảnh hưởng đến cách IKEA
kinh doanh và chi phí sản phẩm, đặc biệt là việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2. Chiến lược toàn cầu của IKEA
 Nguyên nhân lựa chọn chiến lược toàn cầu hóa IKEA
 IKEA phải chịu áp lực giảm chi phí
Sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều đối thủ lớn
Những năm gần đây, do nhu cầu về nhà ở cũng như văn phòng tăng cao, thúc đẩy không
chỉ ngành công nghiệp xây dựng phát triển mà còn kéo theo sự phát triển của của những


ngành công nghiệp có liên quan trong đó có ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ nội
thất. Do rào cản gia nhập ngành không cao, các doanh nghiệp có thể dễ dàng gia nhập ngành
sản xuất giàu tiềm năng này. Hiện nay IKEA đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của
nhiều đối thủ lớn:
 Tại Mỹ, tập đoàn Target Corp đã chiêu mộ nhà thiết kế hàng đầu Thomas O’ Brien để
phát triển các đồ gia dụng giá rẻ.
 Kmart cũng hợp tác với Martha Stewart về đóng đồ gia dụng cho họ.
 Thương hiệu Fly có mô hình giống như IKEA cũng đã trở nên nổi tiếng ở Pháp.
 Tại Nhật, Nitori Co. đã thống trị đồ gỗ giá rẻ

 Ở Anh, Argos cạnh tranh bằng giá thấp, Habitat bằng mẫu mã nhưng không hãng nào
cạnh tranh cả 3 khía cạnh mẫu mã, chức năng và giá thấp cả.
Nếu như các tập đoàn lớn có lợi thế cạnh tranh về nguồn vốn, nhân lực, máy móc thiết
bị thì các doanh nghiệp nhỏ lại có thể rất dễ dàng chiếm được các thị trường hốc còn bỏ ngõ
và từ đó tiếp cận các thị trường lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ thường thực hiện
sản xuất và phục vụ cho nhu cầu ngay tại địa phương nên các doanh nghiệp này cũng có lợi
thế về am hiểu thị hiếu địa phương cũng như chủ động hơn về giá thành do không cần phải
chi trả chi phí vận chuyển chuyên chở nhiều. Như vậy, dù là một thương hiệu nhỏ hay một
tập đoàn đa quốc gia hung mạnh thì đều có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, uy tín
và thương hiêu của doanh nghiệp.vì vậy áp lực để cải tiến chất lượng ,mẫu mã và quan trọng
nhất là cải tiến để giảm giá thành là rất lớn.
Tối thiểu hóa chi phí trong sản xuất để giảm giá thành đến mức thấp nhất
Các sản phẩm gỗ về trang trí nội thất không phải là loại sản phẩm đòi hỏi chi phí quá
cao nhưng rất dễ bị đồng nhất. Do các sản phẩm này vừa là vật dụng vừa được dung để trang
trí nhà cửa, sử dụng phong thủy nên mẫu mã thiết kế, và màu sắc cũng được đòi hỏi rất cao
và đa dạng. Bên cạnh đó, các sản phẩm này có thời gian sử dụng khá lâu nên chất liệu và độ
bền cũng là yếu tố để người tiêu dung lưu tâm khi chọn lựa. Tuy nhiên, loại sản phẩm này về
mẫu mã và chất liệu rất dễ để bắt chước lẫn nhau, nên yếu tố này không phải là yếu tố cạnh
tranh chủ yếu của doanh nghiệp. Trên thực tế yếu tố cạnh tranh chủ yếu của các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất các sản phẩm gỗ để trang trí nội thất chính là yếu tố cạnh tranh về
giá. Các doanh nghiệp chú trọng việc tối thiểu hóa chi phí trong sản xuất để giảm giá thành
đến mức thấp nhất đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Mặt khác, sau sự suy thoái kinh tế vào khiến cho sức mua của thị trường đã giảm,
hầu hết các công ty đều phải cắt giảm chi phí để có thể thúc đẩy sự gia tăng tiêu dungcủa
người dân.


Với sức ép về chi phí từ phía đối thủ cũng như việc sở thích của người tiêu dùng ở các
quốc gia gần như tương đồng đã dấn đến việc mỗi ăm IKEA luôn cố gắng giảm giá toàn bộ
sản phẩm của mình ít nhất 2-3%

 Để giải quyết việc giảm chi phí, IKEA đã chọn chiến lược toàn cầu hóa

 Chiến lược toàn cầu hóa phù hợp với triết lí kinh doanh “Thiết kế cho số đông” của IKEA
( thích ứng thấp)
 Chiến lược toàn cầu hóa cho phép thiết lập và đưa ra các sản phẩm, áp dụng chiến lược
marketing giống nhau trên tất cả các thị trường.
IKEA đã chọn lựa chiến lược coi toàn cầu là thị trường chung để tung ra sản phẩm của
mình mà không quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng. Chiến lược này đã giúp IKEA cắt
giảm rất nhiều chi phí cho hoạt động thiết kế và sản xuất sản phẩm cho số lượng nhỏ thị hiếu
của người tiêu dùng, hơn nữa còn thiết lập quan hệ với nhiều đối tác có nguồn nguyên nhiên
liệu, nguồn nhân lực rẻ hơn
 Chiến lược toàn cầu hóa cho phép khai thác tính kinh tế theo địa điểm, quy mô và khai
thác hiệu ứng đường cong kinh nghiệm
Khi áp dụng chiến lược toàn cầu hóa IKEA sẽ tung số lượng lớn các sản phẩm tiêu chuẩn
hóa ra thị trường, để đáp ứng được số lượng lớn này IKEA phải mở rộng quy mô, mà càng
mở rộng quy mô giá thành càng giảm
Với lợi thế có một thương hiệu nổi tiếng, với 20 năm kinh nghiệm sản xuất và thiết kế đồ
gỗ, nội thất, khi vươn ra thị trường quốc tế thì IKEA hoàn toàn có chỗ đứng và quen thuộc
với cách hoạt động của ngành hơn các doanh nghiệp còn non trẻ
 Cách thức IKEA áp dụng chiến lược toàn cầu hóa
a. Cung ứng
Để tiết kiệm chi phí, IKEA không còn thực hiện tất cả các khâu từ nghiên cứu thiết kế
sản phẩm đến bán hàng nữa mà họ chỉ thực hiện những khâu chính yếu. Còn khâu sản suất,
IKEA tìm những nguồn cung ứng giá rẻ và chất lượng từ khắp nơi trên thế giới. IKEA rất
quan tâm đến nguồn cung ứng. Việc mở rộng của IKEA bắt đầu bằng việc tiếp cận các nhà
cung cấp trên toàn cầu. Nhà cung cấp của công ty được 1 hợp đồng dài hạn, tư vấn kĩ thuật
và cho thuê thiết bị từ công ty. Đổi lại, IKEA yêu cầu một hợp đồng độc quyền và giá thấp.
Nhà thiết kế của IKEA kết hợp chặt chẽ với nhà cung cấp để tạo ra sản phẩm với chi phí



thấp. Chiến lược này cho phép IKEA theo kịp đối thủ của mình về chất lượng, trong khi cắt
giảm giá thấp hơn họ đến 3%, và vẫn duy trì mức tăng trưởng doanh thu sau thuế thu nhập là
7%.
Ngoài ra, các nhà cung cấp phải đáp ứng yêu cầu của IKEA. Các nhà cung cấp phải đáp
ứng điều kiện làm việc cho công nhân và môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn Châu Âu,
không tuyển lao động trẻ em. Đối với sản phẩm gỗ, IKEA chỉ tìm những nguồn cung cấp
chính thức và được phép khai thác nguyên liệu. Các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn cao
nhất của thế giới để đảm bảo rằng không gây hại cho con người và môi trường.
b. Sản xuất
IKEA luôn lấy giá cả làm tiêu chí và lập ra quy trình sản xuất hiệu quả nhất. Tại IKEA,
giá cả quyết định sản phẩm chứ không phải ngược lại.
Với phương châm tiết kiệm chi phí, IKEA luôn cố gắng tạo ra sản phẩm với chi phí thấp
nhất. Do đó, nguồn nguyên liệu của IKEA cũng phải là nguồn nguyên liệu giá rẻ nhưng chất
lượng. Công ty áp dụng những quy định chặt chẽ về sử dụng các chất hóa học để đảm bảo
không gây ra dị ứng và những phản ứng có hại cho người tiêu dùng. Nguyên liệu chính để
sản xuất sản phẩm là gỗ, gỗ được tái tạo và tái sử dụng. Sản phẩm được sản xuất với đặc tính
tiết kiệm nguồn tài nguyên, dễ vận chuyển.
Ngoài ra nguồn lao động giá rẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề chi phí của IKEA.
Công ty chú trọng đặt hàng ở những nơi có nguồn dân công giá rẻ. Các sản phẩm của IKEA
được đặt hàng từ 1800 nhà sản xuất tại 55 nước khác nhau trên thế giới. Các nước Châu Á
ngày càng trở thành đối tác quan trọng của IKEA, đặc biệt là Trung Quốc với nguồn lao
động dồi dào.
c. Sản phẩm
Cửa hàng IKEA bán tất cả mọi thứ cho một ngôi nhà: nhà bếp và phòng tắm, phòng ngủ
và phòng sinh hoạt, và tất cả các đồ nội thất phụ kiện tạo nên một ngôi nhà.
Không chỉ dừng lại ở đồ gỗ, IKEA còn mở rộng sản phẩm trong lĩnh vực nội thất, các
sản phẩm gỗ chỉ chiếm khoảng 50% doanh số của IKEA, phần còn lại của doanh thu có được
là từ các dịch vụ ăn uống và từ việc bán các hàng như dụng cụ gia đình,..Trung bình mỗi
trung tâm thương mại có tới 10.000 mặt hàng khác nhau.
 Tên gọi sản phẩm

IKEA đặt tên riêng cho từng sản phẩm của mình, và mỗi sản phẩm của IKEA ở bất cứ
nơi đâu trên thế giới đều có cùng một tên gọi như nhau ( giá sách Billy, bộ salong Moment)
các tên gọi này thường rất dễ nhớ, hấp dẫn và ấn tượng.
 Cataloge


IKEA còn cung cấp những cuốn Cataloge để khách hàng thuận lợi hơn trong quá trình
mua hàng. Cuốn Cataloge không chỉ đơn thuần giới thiệu các sản phẩm hàng hóa định chào
bán mà là một cuốn sách đặc biệt giới thiệu các ý tưởng về trang trí đồ gỗ và nội thất. Chính
vì thế mà không một cuốn sách nào lại được in và đọc nhiều như Cataloge của IKEA.
 Giá
Mục tiêu của IKEA là “giải pháp hợp lí cho cuộc sống tốt đẹp hơn”. Công ty đạt được mục
tiêu này bằng cách cung cấp một loạt các đồ nội thất và đồ gia dụng với giá thấp. Với mức
giá này công ty có thể hấp dẫn một thị trường rộng lớn, đặc biệt là những người mới bắt đầu
có gia đình riêng. Với mức giá thấp khách hàng có đủ khả năng thay thể đồ nội thất và làm
mới môi trường sống của họ thường xuyên hơn.
Mỗi năm, IKEA luôn cố gắng giảm giá toàn bộ sản phẩm của mình ít nhất là từ 2 đến
3%. Thẩm chí còn giảm mạnh hơn để đánh bật đối thủ ra khỏi lãnh địa của mình.

Top 5 quốc gia mua nhiều nhất
25
20
15
10
5
0

Trung Quốc

Ba Lan


Ý

Đức

Thụy Điển

 Phân phối
IKEA đóng hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến các cửa hàng bán lẻ nhằm giảm các công
đoạn và chi phí trong chuỗi phân phối. IKEA bán hàng qua chuỗi các cửa hàng bán lẻ của
mình tại các quốc gia trên thế giới. Các cửa hàng đều do IKEA quản lí và được thiết kế mang
phong cách riêng của IKEA như diện tích rộng, được sơn màu xanh và vàng của cờ Thụy
Điển.


Top 5 quốc gia bán nhiều nhất
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

Đức

Mỹ


Pháp

Anh

Ý

Nắm bắt nhu cầu mua và tâm lí thường đi cả nhà mỗi khi mua sắm đồ gỗ, mô hình trung
tâm thương mại IKEA được tổ chức gắn liền với các dịch vụ nhà hàng, café và cả dịch vụ vui
chơi giải trí cho trẻ em. IKEA cho rằng những người mua sắm không thể đưa ra quyết định
với một cái dạ dày rỗng.
IKEA còn đặc biệt chú trọng đến các dịch vụ khác dành cho khách tại nơi mua hàng.
Khách hàng không có xe, IKEA sẵn sàng cho thuê xe. Người có con nhỏ vẫn có thể yên tâm
đi mua hàng vì IKEA có dịch vụ trông trẻ miễn phí tại cửa hàng. Vì thế IKEA tạo cho khách
hàng thường là cả gia đình một cảm giác thứ giãn, thoải mái khi mua hàng tại đây.
 Quảng cáo
Chiến dịch quảng cáo của IKEA bắt đầu bằng việc vượt qua rào cản về chi phí quảng
cáo cao.
IKEA lên kế hoạch phát triển một chuỗi 8 phong cách quảng cáo trên truyền hình để mô
tả những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của con người cùng với thị trường đồ nội thất.
Một quảng cáo mô tả một vợ chộng trẻ vừa mới mua nhà mới, hay một quảng cáo về một
người phụ nữ vừa li dị. IKEA thậm chí còn làm một quảng cáo mô tả một cặp vợ chồng đồng
tính, hai người đàn ông nói chuyện về đồ nội thất của họ. Chiến dịch đã có một tác động tích
cực lên hình ảnh và doanh thu bán hàng của IKEA.

3. Chiến lược xuyên quốc gia của IKEA


 Nguyên nhân lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia
 Do sức ép giảm chi phí cao

 Do sức ép đáp ứng yêu cầu địa phương cao
- Sau hai vụ thất bại ở hai thị trường điển hình là châu á và châu âu. Là công ty đa quốc
gia, IKEA cần phải hiểu rõ sự khác nhau về văn hóa, kinh tế, chính trị, quy định chính phủ
của các quốc gia trên thế giới. Hơn nữa mỗi khu vực, mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hoá,
phong cách sống đặc trưng, do đó nhu cầu, thị hiếu của người dân ở mỗi khu vực này là rất
khác nhau. Nếu như người Mỹ và Trung Quốc thích những món đồ trang trí nội thất sang
trọng đồ sộ, người Nhật Bản lại thích các sản phẩm nhỏ gọn, đa năng, ví dụ như là một cái
ghế sofa có thể vừa là ghế vừa là giườngngủ, một cái bàn có nhiều hộc tủ đựng đồ. Nếu như
người Trung Quốc và Châu Âu lại thích những đồ nội thất cầu kỳ thì người Nhật Bản lại
thích những món đồ đơn giản và tiện dụng.
-Bên cạnh đó, trong nhữngnăm gần đây, các công ty sản xuất sản phẩm gỗ cũng phải đối
mặt với những đòi hỏi khắt khe về môi trường cũngnhư là yêu cầu về tính an toàn của sản
phẩm đối với người sử dụng., IKEA cũng đã xây dựngmột phòng thử nghiệm ở Älmhult có
nhiệm vụ thử nghiệm cả các sản phẩm của IKEA
 .Cách thức IKEA thực hiện chiến lược
 Áp lực giảm chi phí: Phương châm giảm chi phí được thực hiện xuyên suốt trong
chiến lược kinh doanh của Ikea qua các khâu quản trị cung ứng, sản xuất, marketing.
 Áp lực đối với yêu cầu của địa phương: Khi đẩy mạnh mở rộng ra toàn cầu, IKEA bỏ
qua phần lớn các quy tắc bán lẻ t hành công trên thế giới liên quan đến việc thiết kế sản
phẩm cho phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia. Thay vào đó, theo nhà sáng lập Kamprad,
thì ở bất cứ nơi nào, dòng s ản phẩm chính của IKEA phải mang đặc trưng của nước Thụy
Điển. Hơn nữa, IKEA còn nhấn mạnh nguồn gốc Thụy Điển của mình khi quảng cáo ra thế
giới và thậm chí sử dụng màu xanh và vàng của màu cờ Thụy Điển cho những cửa hàng của
nó.
a.Cung ứng:
 Sản phẩm của IKEA được “sản xuất trên toàn thế giới”
Khi IKEA tìm kiến nhà cung cấp , mục đích là kiếm người sản xuất ra sản phẩm có chức
năng và thiết kế tốt với mức giá thấp nhất có thể. Yêu cầu của IKEA rất gắt gao khi liên quan
đến môi trường làm việc và môi trường tự nhiên. Tố chức ngoại thương duy nhất của IKEA
làm việc với 1600 nhà cung cấp ở 55 quốc gia. Môt trong những số đó đã gắn bó rất mật thiết

với IKEA từ những ngày đầu. Những nhà cung ứng khác có kế hoạch sản xuất của họ ở


Trung Quốc, Ba Lan và Đức. nhưng dù bất cứ ở đâu IKEA luôn cam kết hợp tác lâu dài và
giữ mối quan hệ mật thiết gắn bó với họ. Điểm độc nhất khác biệt trong cách làm việc của
IKEA là họ” mua” khả năng sản xuất hơn là số lượng sản phẩm.
 Văn phòng địa phương luôn gần nhà cung cấp
Côngviệc tổ chức mua bán được chia thành 4 đại lý, được hổ trợ bời 43 văn phòng dịch
vụ ngoại thương ở 33 quốc gia.IKEA luôn gần với nhà cung cấp, đó cũng là 1 cách tạo nên
mối quan hê làm ăn kinh doanh tốt giữa các công ty.
 Trung Quốc- đứng đầu trong danh sách mua hàng của IKEA
Ngày nay phần lớn sản phẩm của IKEA (67%) được mua từ các nhà sản xuất tại Châu
Âu. Tuy nhiên, 30% sản phẩm của IKEA được sản xuất tại Châu á, trongđó, Trung Quốc
chiếm tới 20%. Và 3% còn lại đến từ bắc Mỹ. . Nhờ vào thực tế rằng chủng loại sản phẩm
của IKEA giống nhau trên toàn thế giới, chúng ta có thể đặt với số lượng lớn. IKEA đã phát
triền nhiều công cụ để giúp người mua hàng tìm kiếm được nhà cung cấp tốt nhất. Canh
tranh là phần hiển nhiên của công việc kinh doanh. Mặc dù vậy, canh tranh cũng là hợp tác.
IKEA cũng mua nguyên liệu thô và dụng cụ thiết bị với số lượng lớn, sau đó bán cho các nhà
cung cấp của IKEA.
 Hơp đồng dài hạn mang đến giá thấp hơn
Số lượng lớn hơn nghĩa là giá thấp hơn. Và mục đích là cho những thứ giá đã thấp lại
còn thấp hơn nữa. Điều này cho phép tạo nên nhữngkhoản đầu tư cần thiết và đảm bảo
nguồn cung của nguyên liệu thô trong khoản thời gian dài. Trongmột vài trườnghợp IKEA có
thể hỗ trợ những nhà cung ứng bằng hỗ trợ tài chính, tạo nên cơ hội kinh doanh khác biệt,
cho phép IKEA tiếp tục đưa ra những dòngsản phẩm nội thất thiết kế đẹp, nhiều chức năng ở
mức giá thấp đến nổi càng nhiều người có đủ khả năng chi trả càng tốt.
b, Thiết kế
Sản phẩm của IKEA dựa trên một cách tiếp cận chức năng để thiết kế. Thiết kế của
IKEA có nghĩa là sản phẩm phải hấp dẫn, thiết thực và dễ sử dụng. Chúng không có
nhữngtính năngkhông cần thiết, đưa ra các giải pháp thiết thực nhữngnhu cầu cụ thể của

khách hàng và được làm bằng các vật liệu phù hợp nhất cho mục đích của họ.
Cái triết
lý mà IKEA theo đuổi là design for masses (thiết kế cho số đông. Không có một thiết kế nào
có thể tìm được đường đến với cửa hàng của IKEA nếu như nó không thể đủ rẻ cho số đông.
Để đạt được điều này ở tổng hành dinh của IKEA tại Almhult, Thụy Điển luôn có tới 12 nhà
thiết kế chính thức cùng với 80 nhà thiết kế tự do làm việc tại hiện trường với nhóm sản xuất


để tìm ra mẫu và nguyên liệu thích hợp nhất và tất nhiên phải tốn chi phí thấp nhất bằng
phương pháp thử và sai. IKEA đưa ra nhóm giá trị tiêu biểu là phục vụ nhữngkhách hàng trẻ,
mới mua hàng lần đầu, nhạy cảm với giá cả, thích những mặt hàng phong cách, tiết kiệm
không gian với mức giá tương đối.

c, Sản xuất
 Về chi phí :Ngay từ lúc thành lập, việc tận dụng nguồn tài nguyên dồi dào kết hợp
với con người của vùng phía nam Smaland, Thụy Điển tạo nên thế mạnh về việc tạo ra
những sản phẩm chất lượng tốt, chi phí thấp với giá cả cạnh tranh.Trong hầu hết các hoạt
động của IKEA, vấn đề tiết kiệm chi phí luôn được đặt lên hàng đầu. Và một bí quyết rất
quan trọng tạo nên thành công của IKEA về là giảm chi phí là việc đóng gói từng phần. Hơn
nữa, IKEA còn nhấn mạnh : “mục đích của họ khôngchỉ đơn thuần là giữ cho giá thấp mà
phải hạ nó xuốngthấp, điều đó khiến IKEA không lãng phí bất kỳ tài nguyên nào”. . Vậy
IKEA đã làm như thế nào? Trong từng giai đoạn của chuỗi giá trị như sản xuất, mua bán,
phân phối… IKEA tập trung tạo ra nhữngsản phẩm theo “thiết kế dân chủ” (democratic
design), với mong muốn tạo nên những sản phẩm chất lượng cho “càng nhiều người càng
tốt” với giá cả chấp nhận.
Thực hiện nguyên tắc “không lãng phí khi phát triển sản phẩm”. Khi may một tấm rèm
FAMNIG hình trái tim, những phần vụn, những phần thừa, IKEA sẽ dùng nó để may một
tấm rèm FAMNIG nhỏ. Hay, nhà sản xuất cửa sẽ tận dụngnhữngsản phẩm thừa của mình để
tạo ra nhữngchiếc bàn “table-tops” cho IKEA, những chiếc bàn có thiết kế độc đáo, ít tốn
nguyên liệu.

IKEA luôn tạo cơ hội để hợp lý hóa sản xuất và thiết kế. . Bởi, IKEA cho rằng , chi phí
cuối cùng của sản phẩm mà họ phải gánh chịu sẽ được quyết định từ khâu đầu tiên.
Khác với quan niệm sản xuất thông thường, sản xuất quyết định chi phí, việc sản xuất tại
IKEA hoàn toàn phụ thuộc vào bản thiết kế được lập sẵn với mới chi phí định trước, nghĩa là
chi phí trên một sản phẩm được được ước tình trước và nhà sản xuất chỉ việc sản xuất
hànghóa đúng chi phí ước tính đó.
IKEA hoạt động theo nhiều phương thức không chỉ nhằm hợp lý hóa sản xuất, đơn giản
hóa việc phân phối mà còn giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường
Nổi bật là việc IKEA cố gắng tính toán càng chính xác càng tốt lượng sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu thị trường, từ đó, thiết lập kế hoạch sản xuất phù hợp. Tuy nhiên, mục đích


chính của việc này là nhằm đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn trong kho và IKEA sẵn sàng đáp
ứng, phục vụ khi khách hàngcó nhu cầu.
 Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng của sản phẩm phải được thích hợp cho việc dự định sử dụng. Ví dụ: không
cần cho một bảng trở lại đắt tiền trên bookcase nếu một lựa chọn ít tốn kém là một côngviệc
nào tốt chừng kệ sách được sử dụng cho mục đích nó đã được dành cho. Sản phẩm IKEA
phải chịu sự thử nghiệm một cách nghiêm ngặt để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu
chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế. Kế hoạch tập trung vào việc thay đổi cấu trúc, cho phép
IKEA "tối đa tác động của các nguồn lực đầu tư và làm giảm năng lượng cần thiết để giải
quyết các vấn đề cô lập" .
d, Phân phối
Đối với IKEA, phân phối cũng không kém phần quan trọng giống như việc tạo ra
nhữngsản phẩm với giá càng thấp càng tốt. Ngày nay, IKEA có khoảng 1600 nhà cung cấp
và 301 cửa hàngtrên khắp thế giới (trong đó 267 thuộc Tập đoàn IKEA và 34 cái khác được
điều hành bởi các nhà nhượng quyền) phân phối hơn 10.000 sản phẩm thông qua 27 kho
trung tâm và các trung tâm phân phối. Do đó, với IKEA, việc tiết kiệm trong khâu phân phối
sẽ giúp họ tiết kiệm một khoảng chi phí không hề nhỏ và cũng là khâu quan trọng làm nên
thành công của IKEA. . Hơn nữa, với kinh nghiệm tích lũy từ nhiều năm, IKEA đã tạo một

công thức cực kỳ độc đáo và cũng rất hiệu quả.
Khối lượng lớn + Đóng gói từng phần = Chi phí thấp
Số lượng hàng hóa lớn kết hợp với việc đóng gói từng phần là bí quyết quan trọng giúp
IKEA vận chuyển hàng hóa một cách tiết kiệm từ nhà cung cấp qua cửa hàng rồi tới tay
người tiêu dùng. Việc đó không chỉ nhằm làm giảm chi phí lưu kho và phân phối mà còn làm
giảm tác hại đến môi trường. Và thực tế đã chứng minh, chi phí vận chuyển trên mỗi sản
phẩm của IKEA giảm xuống rõ rệt.
IKEA đã phối hợp các phương tiện giao thông khác nhau để làm cho sự chuyển động
của hàng hoá như nhanh chóng và hiệu quả nhất Hiện nay, khoảng 60% sản phẩm của
IKEA được vận chuyển bằngđườngbộ, 20% bằng đườngsắt và 20% còn lại là vận chuyển
bằng đườngbiển và rất hiếm khi IKEA phải vận chuyển bằng đường không (dưới 1%). Và
IKEA đang nhắm tới việc tăng tỷ trọng số sản phẩm vận tải bằng đường sắt, do nó có chi phí
rẻ hơn nhiều.
e, Bán hàng


×