Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kinh nghiệm dạy hoạt động Nhận biết tập nói cho trẻ 2536 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.09 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

NỘI DUNG
MỤC LỤC
1-MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2-NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến
2.2.Thực trạng vấn đề
2.3.Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3,1-Kết luận
3.2-Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

TRANG
01
02
02
02
02
02
03
03
03
04
08


09
09
10
11

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết các cháu trong độ tuổi nhà trẻ là lớp học đầu tiên để
nuôi dưỡng chăm sóc các cháu sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.

1


Chính vì xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý trẻ ở tuổi ấu thơ, trẻ rất hiếu động
dễ gây cảm xúc, thích hòa nhập với những người thân gần gũi, với môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội, trẻ hiểu biết những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống,
mối quan hệ với những người thân trong gia đình, về hiện tượng thiên nhiên như
thế giới động vật và thực vật, những đồ vật quen thuộc xung quanh trẻ, những
phương tiện giao thông mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc và sử dụng.
Từ những ngày đầu tiên trẻ được đến trường, trẻ được vui chơi, học tập dưới
nhiều hình thức khác nhau với tất cả các môn học mà bộ giáo dục và đào tạo đã ban
hành, các hoạt động đều có tầm quan trọng đối với trẻ khi đến trường, nó thúc đẩy
giúp đỡ lẫn nhau giúp trẻ phát triển về mọi mặt ( Đức, trí, thể, mỹ và lao động ).
Đặc biệt đối với bộ môn nhận biết tập nói rất phong phú và đa dạng, nên sự nhìn
nhận về sự vật hiện tượng thế giới xung quanh trẻ chỉ có mức độ đơn giản, có
những trẻ không hiểu được những sự vật hiện tượng mà trẻ được làm quen hay tiếp
xúc nhất là những đối tượng khó. Từ những kết quả đó dẫn đến sự nhận biết tập nói
chưa đạt kết quả so với yêu cầu đề ra, bởi vì thế xung quanh trẻ rất bao la và rộng
lớn, mà sự hiểu biết của trẻ còn rất nhiều điều hạn chế. Vì vậy đòi hỏi cô giáo phải
có những biện pháp đổi mới phù hợp đối với trẻ, nó có tác dụng trực tiếp cung cấp

nhiều kiến thức cho trẻ học các môn khác, hàng ngày trẻ thích nghe cô hát, kể
chuyện, đọc thơ, là trẻ có thể cảm nhận được nội dung đơn giản và trẻ nhắc lại
được những từ, những hợp âm, hay làm được những động tác đơn giản và còn là cơ
sở vững chắc để trẻ chuẩn bị lên lớp mẫu giáo.
Chính vì thế mà tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm dạy hoạt động Nhận biết tập
nói cho trẻ 25-36 tháng ” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2- Mục đích nghiên cứu:
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp, phải đầu tư nghiên cứu tìm ra
những phương pháp, hình thức dạy phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Trên cơ sở
đã tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của trẻ thông qua hoạt động
nhận biết tập nói.
1.3- Đối tượng nghiên cứu:
Nhóm trẻ 25-36 tháng (40 cháu), Trường Mầm non Bi Bi , Quận Thanh Xuân
, Hà Nội.
1.4- Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp nghiên cứu đối tượng
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.
Chúng ta biết rằng, hoạt động nhận biết tập nói rất cần thiết gần gũi quan
trọng đối với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ, trẻ thích tìm tòi khám phá về những hình ảnh, sự
2


vật xung quanh đã và đang diễn ra, trẻ hiểu biết tình cảm, mối quan hệ giữa người
thân trong gia đình, biết yêu thương chăm sóc và bảo vệ, trẻ biết yêu quý cái đẹp và

làm ra cái đẹp. Vì vậy hoạt động nhận biết tập nói còn góp phần không nhỏ cung
cấp những kiến thức cho trẻ nói rõ ràng, mạch lạc hơn khi vào lớp mẫu giáo.
Từ những tình hình hình thực tế của lớp tôi đã tìm ra một số biện pháp dạy
hoạt động nhận biết tập nói đạt kết quả cao hơn.
2.2.Thực trạng vấn đề.
*Thuận lợi.
Trường có tổng diện tích hơn 450m2 với 3 tầng sàn rộng rãi, với lợi ích
nằm ở phố hoàng ngân tiện cho việc đưa đón con
*Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn như học phí hơi cao nên
không phù hợp với những gia đình có thu nhập thấp.
* Kết quả thực trạng.
- Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 25- 36
tháng.Vì vậy, tôi luôn chú ý đến việc học tập của từng trẻ về chất lượng tiếp thu bài
sau mỗi tiết học, có những trẻ chưa chú ý (chưa thích) nghe cô giáo truyền đạt còn
nói chuyện riêng và khi quan sát chưa biết được các đặc điểm nổi bật của đồ vật, sự
việc. Chính vì vậy, tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
Khảo sát chất lượng đầu năm
Tổng số
Tốt
Khá
Trung bình
cháu

40

Số cháu

Tỷ lệ %


Số cháu

Tỷ lệ %

Số cháu

Tỷ lệ %

13

32

17

43

10

25

Với kết quả khảo sát kết quả đạt còn thấp, bản thân tôi rất lo lắng làm thế nào
để giúp trẻ học tốt hoạt động nhận biết tập nói. Với câu hỏi đặt ra như vậy tôi đã đi
sâu tìm tòi sách, báo, tập san giáo dục mầm non, tham khảo tài liệu hướng dẫn trẻ
học tốt hoạt động nhận biết tập nói, tham gia các đợt học chuyên đề do Phòng tổ
chức, học tập kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp. Từ đó, tìm ra một số phương
pháp dạy hay áp dụng vào giờ dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng đạt kết quả
tốt hơn.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện.
Từ những kết quả trên tôi suy nghĩ phải tìm ra các giải pháp để dạy trẻ đạt
kết quả cao hơn đó là:

2.3.1. Xây dựng thói quen nề nếp học tập:
Để giờ học đạt kết quả cao, ngay từ những ngày đầu năm học, tôi đã chú
trọng đưa trẻ vào nề nếp học tập trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động
nhận biết tập nói. Đầu năm đa số trẻ đến lớp chưa quen với môi trường lớp học, cô
giáo, bạn bè, đến giờ học một số trẻ không chiụ vào lớp còn lại một số trẻ ngồi
3


trong lớp còn tự do như chơi ở nhà cười đùa, nói chuyện riêng đang học tự ý bỏ ra
ngoài…
Từ trong thực tế trẻ đến lớp như vậy, tôi đã tìm hiểu đặc điểm tâm lý từng trẻ,
gần gũi hỏi chuyện tạo mối quan hệ thân thiện, tình cảm tất cả với các cháu. Để trẻ
thấy được rằng đến lớp cũng được cô giáo quan tâm chăm sóc chu đáo như bố, mẹ
ở nhà và còn được chơi với nhiều đồ chơi đẹp và thật hấp dẫn và còn được vui chơi
với các bạn bè.
Khi trẻ quen dần với nề nếp học tập tôi bắt đầu rèn luyện cho trẻ có thói quen
nề nếp học tập giờ nào việc nấy, khi trả lời câu hỏi của cô phải biết nói đủ câu:
Cháu thưa cô hoặc cháu xin cô… Đối với những cháu nhút nhát tôi thường xuyên
gần gũi, quan tâm tạo điều kiện cho trẻ thật thoải mái, động viên trẻ thật thoải mái,
động viên khích lệ trẻ kịp thời và thường xuyên gọi trẻ lên trả lời câu hỏi, dần dần
hình thành cho trẻ có cá tính mạnh dạn tự tin hơn.
Với cách làm như vậy, tôi thật sự phấn khởi trong công việc rèn luyện nề nếp
cho trẻ. Có thói quen nề nếp tốt giờ học không bị gò bó, không mang tính áp đặt mà
đạt hiệu quả cao.
2.3.2.Chuẩn bị điều kiện cho tiết dạy:
Theo tôi nghĩ để dạy hoạt động nhận biết tập nói cho trẻ đạt kết quả cao,
trước hết khi dạy trẻ cô cần phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phục
vụ cho từng tiết cụ thể như vật thật, vật mẫu phải đẹp và chính xác hấp dẫn khoa
học phù hợp với nội dung bài dạy.
Ví dụ: Dạy trẻ tiết nhận biết tập nói các loại quả cam, quả đu đủ. Cô chuẩn bị

quả cam thật, quả đu đủ thật, quả có màu sắc đẹp, rõ ràng, tranh quả cam, quả đu
đủ, tranh ghép các loại quả, tranh lô tô. Khi truyền thụ kiến thức phải theo yêu cầu
trình tự của từng tiết dạy. Sự chuẩn bị là việc làm không thể thiếu được là phải rèn
luyện cho trẻ nề nếp thói quen trong học tập thì giờ dạy mới đạt kết quả tốt nhất.
Để tiết dạy thành công không phải chỉ ở phần chuẩn bị mà trong mỗi tiết dạy
cô cần áp dụng linh hoạt, sáng tạo, thay đổi hình thức dạy, thay đổi đồ dùng và
nhiều trò chơi hấp dẫn đối với trẻ. Có như vậy mới thu hút được sự chú ý tập trung
của trẻ vào tiết học.
2.3.3. Tiến hành dạy trên tiết học chính:
Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là: “ Học
bằng chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy, mà tôi nghĩ rằng để giờ học nhận biết tập
nói đạt kết quả tốt cô giáo phải dạy trẻ thông qua nhiều hình thức hấp dẫn, nhằm
tạo cho trẻ có một trạng thái thoải mái trong giờ học. Có như vậy mới giúp trẻ khắc
sâu được kiến thức qua từng bài học. Để đảm bảo được tính sư phạm và chất lượng
của giờ học.
Ví dụ: Tiết dạy trẻ nhận biết tập nói những người thân trong gia đình,
thường ở những tiết trước khi bước vào bài chỉ bằng hình thức tôi đưa các nhân vật
trong tranh cho trẻ gọi tên, quan sát nhận xét đặc điểm hành động của từng người
với đề tài này. Để gây hứng thú cho trẻ tập trung vào giờ học, khi trẻ đang vui chơi,
trò chuyện cô đứng vào giữa lớp đọc thơ (yêu mẹ), dù trẻ đang chơi khi nghe thấy
4


cô đọc thơ trẻ đều tập trung chú ý vào cô, cô nói các con có biết cô vừa đọc bài thơ
gì nào? (Yêu mẹ ạ), thế hàng ngày ai đưa các con đến lớp, ở nhà các con yêu ai
nhất (ông bà, bố mẹ), sau đó cô đưa từng nhân vật ra trẻ được quan sát và nói tên
từng người và hành động của từng ngườit trẻ biết được công việc của ông bà, bố
mẹ, gợi mở cho trẻ những tình cảm đẹp, những nhân vật thật đẹp khi cho trẻ quan
sát gọi tên từng người với câu hỏi đặt ra truyền cảm lô gíc nhẹ nhàng trẻ dễ hiểu,
tiếp thu bài nhanh, nhận biết đầy đủ đến công việc làm của từng người và trẻ trả lời

câu hỏi của cô một cách hoàn hảo và trẻ liên hệ tới gia đình mình có những ai, công
việc của người thân trong gia đình trẻ, không khí giờ học sôi nổi, trẻ thoải mái tự
tin với kết quả mình đạt được. Để khắc sâu thêm kiến thức cho trẻ cũng là trò chơi
(ở nhà ai đi vắng) cô cho từng người đi vắng để trẻ chú ý xem ai đi vắng nhà và ở
nhà còn những ai? Để thay đổi hình thức tôi cho trẻ chơi chọn tranh lô tô theo tên
gọi, trẻ được chọn tranh ở rổ của mình giơ lên cho cô và cả lớp cùng quan sát, hình
thức này để trẻ tập trung chú ý tiếp thu bài một cách thoải mái và tự tin.
Tiết dạy trẻ làm quen với chủ điểm động vật.
Ví dụ: Giờ nhận biết con gà, con vịt.
Thường ở tiết trước khi vào bài chỉ bằng hình thức tôi đưa các con vật ra
cho trẻ gọi tên, quan sát nhận xét đặc điểm cấu tạo, với đề tài này để gây hứng thú
hướng dẫn trẻ tập trung vào giờ học khi trẻ đang vui chơi trò chuyện cô đứng vào
giữa lớp hai tay làm động tác (gà gáy ò… ó… o) dù trẻ đang chơi khi nghe thấy
đều tập trung chú ý vào cô. Cô nói các con có biết cô vừa bắt chước tiếng gáy của
con gì không (con gà trống)? Con gà trống gáy thế nào? (ò…ó…o).
- Thế con vịt kêu thế nào? (vít…vít…vít)
- Thế con vịt mẹ kêu thế nào? (cạp…cạp…cạp)
- Còn con chó khi thấy người lạ đến nó kêu làm sao? (gâu…gâu…gâu)
- Còn con mèo nó kêu thế nào? (meo…meo…meo)
Đúng rồi cô mời các con hát bài “gà trống, mèo con, cún con” trẻ được bắt
chước tiếng kêu và hát bài hát về các con vật yêu quý gần gũi với trẻ. Khi vào bài
tôi thực hiện từng phần trong tiết với những con thật đẹp, khi trẻ làm quen gọi tên
từng con vật với câu hỏi đặt ra truyền cảm, lô gíc nhẹ nhàng, trẻ dễ hiểu, tiếp thu
bài nhanh, nói tên và nêu đặc điểm nổi bật và trả lời câu hỏi của cô một cách hoàn
hảo. Không khí giờ học rất sôi nổi, trẻ thoải mái, tự tin với kết quả mình đã đạt
được. Để khắc sâu kiến thức cho trẻ cũng là nội dung tích hợp môn tạo hình cô nói
các con vừa làm quen với các con vật giờ các con cùng nặn thức ăn để cho các con
vặt ăn nào, trẻ lấy bảng, đất lăn dọc thành những con giun bày trên bảng của mình,
cô hỏi các con đã nặn được những con gì rồi (con giun ạ) vừa được làm quen với
các con vật trong giờ học để giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc các con vật, biết

ích lợi của các con vật. Tôi cho trẻ chơi các con vật về đúng chuồng của nó. Cô
cháu mình vừa gọi tên con vật, nói đặc điểm nổi bật của chúng, cho chúng ăn no rồi
cho chúng về đúng chuồng, vận dụng được nhiều hình thức vào tiết dạy đó sau giờ
dạy học trẻ thoải mái, sảng khoái và tự tin càng ham thích học hoạt động “nhận biết
tập nói” hơn tiết cho trẻ nhận biết chủ điểm thực vật.
5


Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết các loại hoa, với những tiết học trước tôi đưa tranh ra
cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm nổi bật của từng loại hoa thấy trẻ không tập trung
chú ý vào bài, giờ học chưa đạt kết quả so với yêu cầu đề ra. Với hình thay đổi cách
vào bài gây hứng thú, tập trung sự chú ý của trẻ vào giờ học.
Vào bài tôi cho trẻ đọc thơ (Hoa nở) kết thúc bài thơ tôi cho trẻ cứ đến mùa
xuân về có nhiều loại hoa đua nhau nở các con thử lắng tai nghe xem cô có câu đố
này là hoa gì nhé.
Ví dụ: Khi cô giới thiệu hoa đào bằng câu đố.
“Hoa gì nho nhỏ, cánh màu hồng tươi
Hễ thấy hoa cười, đúng là tết đến”
Trẻ nói (hoa đào) đến phần hướng dẫn cụ thể cho trẻ làm quen từng loại hoa,
bằng mọi thủ thuật hát, đọc thơ, trẻ gọi ten hoa. Được quan sát, sờ, ngửi kết hợp
câu hỏi cô đặt ra từ chi tiết đến tổng hợp đúng với đối tượng phù hợp với nhận thức
của trẻ. Với nhũng câu hỏi khó bằng sự gợi mở khéo léo của cô giúp trẻ nhận xét
đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa các loại hoa, hoa sen sống ở dưới nước,
trẻ biết được hoa đào được trang trí vào ngày lễ, ngày hội, ngày tết, ngày sinh nhật.
Để thay đổi không khí giờ học tôi nói các con vừa được học với các loại hoa, các
con hãy lên chọn hoa để cô cắm vào lọ nhân ngày mùng 8/3. Khi trẻ chọn được trẻ
nói tên hoa để củng có được kiến thức vừa học mà tôi rèn luyện cho trẻ kỹ năng
học tốt hơn cho trẻ nặn những bông hoa mà cháu thích, ai nặn đẹp đẹp cô sẽ cho
mang về tặng bà, tặng mẹ nhân ngày mùng 8/3 khi trẻ nặn được các loại hoa trẻ
được làm quen không những củng cố kiến thức vừa học mà tôi rèn luyện cho trẻ kỹ

nănghọc tốt hơn trẻ suy nghĩ xem mình đã nặn được bông hoa gì để nói với cô và
các bạn.
Tiết dạy trẻ một số loại quả. Ví dụ: Nhận biết tập nói quả cam, quả chuối.
Như ở tiết trước tôi treo tranh các loại quả cho trẻ quan sát và nhận biết và nói đặc
điểm nổi bật tôi thấy giờ học các cháu tiếp thu bài chậm giờ học gò bó cũng đề tài
đó.Bằng hình thức kết hợp cho trẻ đi thăm quan vườn cây ăn quả, với những loại
cây cho trẻ quan sát phải đẹp có tên gần gũi quen thuộc với trẻ, trong khi quan sát
cô cùng trò chuyện với trẻ tên, đặc điểm của từng loại cây, khi vào giờ chính để gây
hứng thú cho trẻ cô chuẩn bị các loại cây ăn quả như cây cam, cây táo, cây đu đủ
…trong mỗi cây tôi treo quả thật, quả xanh, quả chín với các màu khác nhau, quả
to, quả nhỏ được cô treo dưới những tán lá xanh khi tới vườn cây cô hỏi trẻ từng
cây, trẻ được quan sát mô hình vườn cây và quả thật, cô hỏi trẻ quả chín có màu
gì ? Trẻ nói (màu vàng) quả chưa chin có màu gì? Trẻ nói ( màu xanh), trẻ được so
sánh quả to, quả nhỏ, cô hỏi hàng ngày các con được ăn quả chín phải nhớ ơn
người trồng cây. Cây ăn quả con cho ta nhiều bóng mát, làm sạch môi trường sống ,
ăn quả còn có nhiều vitamin giúp cho con người khỏe mạnh đấy các con phải bảo
vệ cây trồng. Với những hình thức vào bài hấp dẫn sôi nổi, các con vừa đi quan sát
vườn quả để biết được các loại quả này có những đặc điểm gì, cô cháu mình cùng
khám phá từng loại quả được đi tham quan vườn cây ăn quả nên khi vào giờ học trẻ
rất vui và thích học, bằng những hình thức như câu đố, bài hát, đọc thơ, kể chuyện
6


cho trẻ làm quen với từng loại quả trẻ được gọi tên, quan sát, sờ, ngửi, nếm với
những câu hỏi cô đưa ra rõ ràng, lô gíc từ đơn giản đến phức tạp, trẻ trả lời chính
xác, nhận xét rõ rệt về đặc điểm của từng loại quả, phân biệt rõ nét sự giống và
khác nhau (quả tròn, quả dài, quả to, quả nhỏ, quả xanh, quả chín).
Cuối giờ học, để có ấn tượng đẹp trong thiên nhiên cô nói các con ạ, mùa xuân
rất đẹp, mọi người đều trồng cây, cô cùng các con ra vườn trồng cây nhé.
Cô cuốc đất trồng cây, cho trẻ múc nước tưới cây bằng hình thức (học mà

chơi, chơi mà học), trẻ tự hào mình đã làm được việc, những việc làm của người
lớn giúp phát triển ở trẻ một sức khỏe tốt, trẻ càng vững tin thêm yêu mến và bảo
vệ cây xanh, muoón bảo vệ cây xanh chúng ta phải lấy que tre cắm xung quanh gốc
cây và tưới nước hàng ngày cho cây chóng lớn ra lá, ra hoa, ra quả chín cho ta ăn,
các con không được bẻ cành hái lá. Thông qua trò chơi đã giúp trẻ được lao động,
được tiếp xúc với đất, nước.
Ngoài hành động chiều ôn lại kiến thức cho trẻ tôi còn ôn lại tổ chức cho trẻ
hoạt động ngoài trời quan sát những vườn cây ăn quả để giờ học chính trẻ học đạt
kết quả cao hơn việc củng cố kiến thức trẻ tiếp thu bài nhanh hơn.
Ví dụ: Nhận biết tập nói “ Ô tô và xe máy”
Cô đưa mô hình cho trẻ quan sát và gọi ten rồi đến các đặc điểm nổi bật của
xe ô tô, xe máy.
Dạy trẻ nói các từ chỉ màu sắc, cấu tạo, công dụng …Khi trẻ nói phải dạy cho
trẻ nói đủ câu, không nói câu cụt, không nói ngọng, không nói lắp và không nói
tiếng địa phương. Dạt trẻ cách diễn đạt câu sao cho rõ ràng, mạch lạc biểu cảm.
Ngoài ra bố mẹ hát các làn điệu dân ca, đọc thơ, kể chuyện, đọc cho trẻ nghe.
Điều đó cũng tăng thêm các biểu tượng về thế giới xung quanh và làm giàu vốn từ
cho trẻ.
Từ đây tôi thấy rằng, nếu công tác phối kết hợp với gia đình và nhà trường tốt
thì vấn đề giáo dục trẻ sẽ đạt kết quả cao hơn, từ công tác này nhà trường và gia
đình cũng có thể bổ sung cho nhau những mặt yếu của trẻ để cùng nhau có biện
pháp giáo dục tốt hơn.
2.3.4. Thông qua các hoạt động và dạy mọi lúc mọi nơi.
Muốn có kết quả trong giờ học không chỉ dạy trẻ ở tiết học chính mà cô con
phải dạy trẻ và củng cố kiến thức môn nhận biết tập nói vào các môn học khác như
đọc thơ, kể chuyện, hát…Và những hoạt động trong ngày để tổ chức cho trẻ đwọc
tham quan, quan sát tiếp xúc gần gũi với đối tượng để từ đó giúp trẻ mở rộng thêm
vốn từ hiểu biết, bồi dưỡng thêm những kiến thức cần thiết cho trẻ học giờ học
chính.
Ngoài công việc củng cố kiến thức thông qua các môn kể chuyện, đọc thơ,

hát… nhận biết tập nói còn là việc trao đỏi với phụ huynh để thống nhất chương
trình, phương pháp dạy trẻ là việc làm rất cần thiết và quan trọng.
7


Gia đình có vai trò to lớn trong việc phát triển nhận thức của trẻ, trẻ phát triển
tốt hơn khi có sự tác động của gia đình, vì thế tôi đã kết hợp với phụ huynh để
thông qua phương pháp dạy trẻ qua đó góp phần phát triển ngôn ngữ và vốn hiểu
biết về thế giới xung quanh trẻ, chính vì vậy vào đầu năm học tôi có kế hoạch họp
phụ huynh để thông qua nội dung chương trình dạy trẻ ở lớp của bộ môn để gia
đình dạy trẻ tập của trẻ trên lớp để phụ huynh biết từng ngày, tuần ghi rõ các bài
học của bộ môn ở góc trao đổi với phụ huynh để gia về nhà luyện tập thêm cho trẻ,
dạy trẻ nói đủ câu, biết lễ phép với mọi người, biết yêu quý chăm sóc bảo vệ những
con vật nuôi gần gũi, bảo vệ cây trồng.
Với những trẻ nói ngọng, nói lắp tôi trao đổi với gia đình về nhà cần rèn luyện
thêm cho trẻ cách phát âm có thể bố mẹ nói trước rồi cho con phát âm theo hoặc
đọc các câu thơ, bài hát, trả lời các câu hỏi từ đó trẻ nói mạch lạc hơn, dõng dạc
hơn.
Qua thời gian kết hợp giữa gia đình và nhà trường tôi thấy kết quả học môn
nhận biết tập nói được kết quả rõ rệt, trẻ mạnh dạn hơn nhiều, ngôn ngữ phát triển
tốt, trẻ nhận được các sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội tới nay giờ học thật sự sôi nổi hơn đạt hiệu quả hơn không còn gò bó như trước.
Chính vì thế các bậc phụ huynh thực sự phấn khởi khi thấy con mình học tiến bộ
hơn rất nhiều.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Sau khi tôi áp dụng một số phương pháp mới thay đổi hình thức dạy cho trẻ ở
lớp tôi phụ trách, tôi thấy chất lượng của lớp được nang lên cụ thể như sau:
Khảo sát chất lượng cuối năm
Tổng số
Tốt

Khá
Trung bình
cháu
Số cháu
Tỷ lệ %
Số cháu Tỷ lệ %
Số cháu Tỷ lệ %
40

16

40

18

45

6

15

Qua quá trình thực hiện bằng sự học hỏi những kinh nghiệm cũng như sự
linh hoạt sáng tạo biết liên hệ với điều thực tế. Tôi luôn gần gũi và nắm bắt được sự
tiếp thu về nhận biết tập nói của trẻ để vận dụng vào từng giờ dạy phù hợp với khả
năng nhận thức của trẻ. Ttong năm học vừa qua từ kết quả ban đầu sau mỗi tiết dạy
tới nay sau khi vận dụng những hình thức sáng tạo, tìm tòi và thu lượm những kiến
thức về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội với sự phấn đấu của bản thân đã
chịu khó học hỏi, rèn luyện luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc lớp,
có nề nếp thói quen học tập đó là niềm phấn khởi nhất luôn động viên tôi càng
thêm nhiệt tình trong công tác, hoàn thành tốt mọi việc chăm sóc và nuôi dạy các

cháu.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
8


3.1. Kết luận.
Bằng những việc dạy trẻ nhận biết tập nói trong thời gian học vừa qua tôi rút
ra cho mình kinh nghiệm để dạy trẻ đạt kết quả cao hơn. Ngay từ đầu năm học phải
rèn luyện cho trẻ có nề nếp thói quen trong học tập, ham thích học, ngồi học ngoan.
Bài soạn phải sáng tạo, giáo án sạch sẽ, khoa học, biết lồng ghép tích hợp các môn
học khác và qua các hoạt động vui chơi.
Qua việc cho trẻ trải nghiệm thực tế ở trường như các hoạt động ngoài trời,
những buổi trải nghiệm làm nhà nông nhí ở trang trại rau sạch của trường, hay cho
trẻ trải nghiệm thông qua bộ môn bơi mới đưa vào trường học giúp trẻ nâng cao
kiến thức sống, phát triển vốn từ và khả năng giao tiếp ở trẻ
Kiến thức cô truyền thụ phải chính xác, rõ ràng, sát với đối tượng được
nghiên cứu, câu hỏi đặt ra phải rõ ràng, lô gíc, ở mọi lúc mọi nơi cho trẻ tiếp xúc
với các sự, vật hiện tượng cần thiết phục vụ cho các tiết học sắp tới.
Trong khi dạy trẻ cô cần có tác phong nhẹ nhàng, vui vẻ, gần gũi yêu thương
trẻ khen thưởng động viên kịp thời.
Trong thời gian giảng dạy để mang đúng phẩm chất là người giáo viên có
đầy đủ kiến thức và tác phong sư phạm đúng đắn thì trước tiên cô giáo phải có năng
lực trình độ chuyên môn, thực sự mẫu mực trong mọi công tác để dạy trẻ đem đến
lớp cho trẻ những kiến thức về giao tiếp với mọi người trong xã hội ngay từ khi tới
lớp, tới trường, đồng thời cung cấp kiến thức học tốt các môn học khác giúp trẻ
toàn diện.
Có được những kết quả đó bản thân tôi phải phấn đấu học hỏi nhiều hơn nữa,
biết vận dụng những phương pháp, biện pháp, sáng tạo biết kết hợp với các môn
học khác. Hàng năm tham gia đầy đủ các lớp học chuyên đề để nắm bắt thêm kiến
thức trong chương trình cũng như trình độ chuyên môn và nhất là môn nhận biết

tập nói. Tôi càng có nhiều kinh nghiệm dạy trẻ thì càng phát triển khả năng nhận
thức về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ.
Qua nghiên cứu các giải pháp, phương pháp thay đổi hình thức dạy tôi thấy
việc thực hiện các phương pháp mới bắt đầu đã có tác dụng phát triển kỹ năng
nghe, hiểu, nói của trẻ trong những tình huống thực tế của cuộc sống. Song để có
những kết quả cao hơn và đáp ứng nhu cầu, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
các cháu nói chung và dạy môn nhận biết tập nói nói riêng thì cô giáo phải có sự
sáng tạo, nhiệt tình hơn nữa trong công việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo
dục trẻ học đạt kết quả ngày càng tốt hơn.
3.2.Kiến nghị.
Để giúp trẻ 25 – 36 tháng phát triển tốt hơn về ngôn ngữ nói riêng và nhận
biết tập nói nói chung tôi mong lãnh đạo trường cho các bé đi tham quan, giã ngoại
nhiều hơn để bé có nhiều hơn vốn kinh nghiệm sống và phát triển nhiều hơn vốn từ
của trẻ
Tôi xin trân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2017
9


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Giáo viên

Tăng Thị Phương Lan

Nguyễn Linh Lan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
******
1.Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ ( 3-36 tháng).
2. Tập san giáo dục mầm non Tỉnh Thanh Hóa.
3. Chương trình học tập BDTX.

10



×