Tải bản đầy đủ (.pptx) (37 trang)

LUẬT MÔI TRƯỜNG BÀI 1 KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.58 KB, 37 trang )

LUẬT
MÔI TRƯỜNG
ThS PHAN THỴ TƯỜNG VI
Khoa Luật
ĐH Kinh tế - Luật
ĐHQG TPHCM


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC

• Số lượng: 30 tiết (2 đơn vị học trình)
• Trình độ: Dành cho HS-SV năm 3, 4
• Phân bổ thời gian:
+ Thuyết giảng: 24 tiết
+ Thảo luận: 6 tiết

• Điều kiện tiên quyết: Môn học được giảng dạy sau các môn Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Quốc tế, Luật
Kinh tế, Luật Hình sự, Luật dân sự,…

2

PHAN THỴ TƯỜNG VI


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
Mục tiêu của môn học:
Trang bị cho người học những kiến thức như sau:

- Những khái niệm cơ bản về môi trường, luật môi trường, thấy được mối liên hệ giữa khoa học pháp lý về môi
trường với các khoa học khác về môi trường.


- Kỹ năng tìm kiếm văn bản pháp luật môi trường để vận dụng vào những vấn đề thực tiễn về môi trường trong đời
sống cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3

PHAN THỴ TƯỜNG VI


GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Chương I: Tổng quan về luật môi trường
Chương II:Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường
Chương III:

Pháp luật về tài nguyên thiên nhiên

Chương IV:

Tranh chấp môi trường và xử lý vi phạm
pháp luật về môi trường

Chương V:

4

Luật môi trường quốc tế

PHAN THỴ TƯỜNG VI



GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC
Tài liệu học tập:

Giáo trình luật môi trường ĐH Luật Hà Nội, 2014
 Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường
 Các tài liệu về môi trường của khối kỹ thuật hoặc kinh tế

Website:
 www.unep.org
 www.imo.org
 www.monre.gov.vn
 www.noccop.org.vn
 www.nea.gov.vn
 www.epa.gov
5

PHAN THỴ TƯỜNG VI


CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG
I. Khái niệm về Luật môi trường
1.1 Khái niệm môi trường
1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường
1.3 Khái niệm Luật môi trường
1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường
1.5 Phương pháp điều chỉnh của Luật môi trường

6


PHAN THỴ TƯỜNG VI


CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG
II. Các nguyên tắc của Luật môi trường
2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường

trong lành”

2.2 Nguyên tắc “Phát triển bền vững”
2.3 Nguyên tắc “Phòng ngừa”
2.4 Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”
2.5 Nguyên tắc “Xem môi trường là một thể thống nhất”

III. Nguồn của Luật môi trường và chính sách môi trường

7

PHAN THỴ TƯỜNG VI


I. Khái niệm Luật môi trường
1.1 Khái niệm môi trường
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật (Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2014).




Các yếu tố tự nhiên
Thành phần
môi trường
Các yếu tố vật chất nhân tạo

8

PHAN THỴ TƯỜNG VI


I. Khái niệm Luật Môi trường
1.1 Khái niệm môi trường
- Các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật, tài nguyên thiên
nhiên: đây là những thành phần cơ bản của môi trường, là cơ sở cho sự tồn tại của sinh vật và con người.
- Các yếu tố vật chất nhân tạo do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu
của con người.

9

PHAN THỴ TƯỜNG VI


I. Khái niệm Luật môi trường
1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường

Biện pháp khoa
học - công nghệ

Biện pháp kinh tế


Biện pháp chính trị
- tổ chức

Biện pháp giáo dục

Bảo vệ
môi

Biện pháp pháp lý

trường
10

PHAN THỴ TƯỜNG VI


I. Khái niệm Luật môi trường
1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường

 Biện pháp chính trị tổ chức
- Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào
các cương lĩnh hoạt động của mình
- Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hóa thành các chính sách, pháp luật.

11

PHAN THỴ TƯỜNG VI



I. Khái niệm Luật môi trường
1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường

 Biện pháp kinh tế
- Dùng những lợi ích vật chất để kích thích các chủ thể thực hiện những
hoạt động có lợi cho môi trường, chủ yếu là: lập quỹ bảo vệ môi trường,
thuế - phí,...

 Biện pháp khoa học công nghệ
- Tìm hiểu cấu trúc, quy luật hoạt động, các ảnh hưởng của môi trường và
các yếu tố cấu thành môi trường để góp phần bảo vệ môi trường có hiệu
quả.
12

PHAN THỴ TƯỜNG VI


I. Khái niệm Luật môi trường
1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường

 Biện pháp giáo dục
- Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

 Biện pháp pháp lý
- Việc sử dụng pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người tác động vào
môi trường một cách tích cực.

13

PHAN THỴ TƯỜNG VI



I. Khái niệm Luật môi trường
1.3 Khái niệm Luật môi trường
- Luật môi trường gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực khai
thác, quản lý, bảo vệ các yếu tố cấu thành môi trường, nhằm giữ cho môi trường được trong lành, sạch đẹp, ngăn
chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.

14

PHAN THỴ TƯỜNG VI


I. Khái niệm Luật môi trường
1.3 Khái niệm Luật môi trường





Luật môi trường là một ngành luật;
Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của LMT phải gắn với việc bảo vệ môi trường sống của con người;
Các vấn đề pháp luật môi trường phát sinh khi có sự tác động của con người vào môi trường gây tổn hại hoặc

nguy cơ gây tổn hại đến môi trường sống của con người.

15

PHAN THỴ TƯỜNG VI



I. Khái niệm Luật môi trường
1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường

 Căn cứ vào chủ thể:
(1) Quan hệ giữa quốc gia với quốc gia trong việc hợp tác bảo vệ môi trường trong khu vực, trên thế giới;
(2) Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau: sự phân công trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về
môi trường;

16

PHAN THỴ TƯỜNG VI


I. Khái niệm Luật môi trường
1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường

 Căn cứ vào chủ thể:
(3) Các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước về môi trường, đó là các quan hệ giữa một bên
là các cá nhân, tổ chức với một bên là nhà nước mà đại diện là các cơ quan quyền lực nhà nước;
Ví dụ:

+ Quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động môi trường;
+ Quan hệ phát sinh từ hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật và chính sách môi trường;
+ Quan hệ phát sinh từ việc xử lý vi phạm pháp luật môi trường.

17

PHAN THỴ TƯỜNG VI



I. Khái niệm Luật môi trường
1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường

 Căn cứ vào chủ thể:
(4) Quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau phát sinh do ý chí của các bên.
Ví dụ: + Quan hệ về bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường;
+ Quan hệ phát sinh từ việc hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi

trường gây ra;

+ Quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường;
+ Quan hệ trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường.

18

PHAN THỴ TƯỜNG VI


I. Khái niệm Luật môi trường
1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường

 Căn cứ vào khách thể:
(1) Quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
(2) Quan hệ xã hội phát sinh trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng các yếu tố cấu thành môi trường như di tích
lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên.

19


PHAN THỴ TƯỜNG VI


I. Khái niệm Luật môi trường
1.5 Phương pháp điều chỉnh của Luật môi trường
(1) Phương pháp quyền uy được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với
một bên là nhà nước phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường.
(2) Phương pháp bình đẳng thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân với nhau, giữa các quốc gia với nhau trong viêc
hợp tác bảo vệ môi trường.

20

PHAN THỴ TƯỜNG VI


II. Các nguyên tắc của Luật môi trường
2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành”

 Cơ sở xác lập:
- Quyền cơ bản, tự nhiên và thiêng liêng của con người: quyền được sống;
- Thực trạng môi trường hiện nay;
- Các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

21

PHAN THỴ TƯỜNG VI


II. Các nguyên tắc của Luật môi trường
2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành”


 Khái niệm:
- Môi trường trong lành: đó là một môi trường sống mà trong đó con người được an toàn về môi trường, hài hòa với
thiên nhiên, sức khỏe con người được đảm bảo và sự ô nhiễm được tồn tại ở một mức độ nào đó nhưng không được
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của con người.

22

PHAN THỴ TƯỜNG VI


II. Các nguyên tắc của Luật môi trường
2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành”

 Khái niệm:
- Quyền con người được sống trong môi trường trong lành là quyền con người được sống trong một môi trường
an toàn về môi trường, hài hòa với thiên nhiên.
 Nguyên tắc này trở thành mục đích của luật môi trường và chi phối việc xây dựng pháp luật và chính sách
quốc gia.

23

PHAN THỴ TƯỜNG VI


II. Các nguyên tắc của Luật môi trường
2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành”

 Yêu cầu:
- Nhà nước có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và đảm bảo chất lượng môi trường;

- Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của mình thông qua những
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

24

PHAN THỴ TƯỜNG VI


II. Các nguyên tắc của Luật môi trường
2.2 Nguyên tắc “Phát triển bền vững”

(Sustainable Development)

 Cơ sở xác lập:
- Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và môi trường;
- Mối quan hệ tương tác giữa quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được phát triển của con người.

25

PHAN THỴ TƯỜNG VI


×