Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Hình ảnh cái tôi của sinh viên qua facebook cá nhân (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.75 KB, 192 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO LÊ HÒA AN

HÌNH ẢNH CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN
QUA FACEBOOK CÁ NHÂN

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số

: 9.31.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Phan Thị Mai Hương
2. PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn

HÀ NỘI - 2018

HÀ NỘI-năm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi và
tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung của luận án này trước Hội
đồng và trước pháp luật.


Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2018
Tác giả

Đào Lê Hòa An


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH ẢNH CÁI TÔI CỦA
SINH VIÊN QUA FACEBOOK CÁ NHÂN................................................................. 7
1.1. Các nghiên cứu về hình ảnh cái tôi của sinh viên qua Facebook ở nước ngoài ........ 7
1.2. Các nghiên cứu về hình ảnh cái tôi của sinh viên qua Facebook ở Việt Nam ......... 17
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH ẢNH CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN
QUA FACEBOOK CÁ NHÂN .................................................................................... 24
2.1. Lý luận về hình ảnh cái tôi ....................................................................................... 24
2.2. Lý luận về Facebook cá nhân và những tính năng giới thiệu hình ảnh cái tôi .............. 35

2.3. Lý luận về hình ảnh cái tôi của sinh viên qua Facebook cá nhân ............................ 40
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 55
3.1. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................................. 55
3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 59
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 68
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH ẢNH CÁI TÔI CỦA SINH
VIÊN QUA FACEBOOK CÁ NHÂN ......................................................................... 69
4.1. Thực trạng hình ảnh cái tôi của sinh viên qua Facebook cá nhân ........................... 69
4.2. Mối quan hệ giữa hình ảnh cái tôi của sinh viên qua Facebook cá nhân với các yếu
tố ................................................................................................................................... .107
4.3. Nghiên cứu trường hợp về hình ảnh cái tôi của sinh viên qua Facebook cá nhân. 121

Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................ 140
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................... 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 147


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Các chữ viết tắt

Đọc là

1

ĐH

Đại học

2



Cao đẳng

3

MXH


Mạng xã hội

4

SV

Sinh viên

5

FB

Facebook

6

HACT

Hình ảnh cái tôi

7

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.................................................................. 57
Bảng 3.2. Bộ mã về HACT ....................................................................................... 62

Bảng 3.3. Các khía cạnh của HACT qua các chức năng cụ thể của FB ................... 66
Bảng 4.1. Phân bố các đặc trưng của HACT - nhận diện bề ngoài........................... 70
Bảng 4.2. Tỷ lệ phân bố HACT - năng lực ............................................................... 77
Bảng 4.3. Tỷ lệ thường xuyên đăng HACT - cảm xúc ............................................. 80
Bảng 4.4. Phân bố các đặc trưng của HACT - xã hội ............................................... 83
Bảng 4.5. Đối tượng kết bạn trên FB của SV (trên tổng mẫu) ................................. 85
Bảng 4.6. Mức độ chủ động kết bạn trên FB của SV .............................................. 86
Bảng 4.7. Mức độ chấp nhận lời mời kết bạn trên FB của SV ................................ 86
Bảng 4.8. Nguyên nhân từ chối lời mời kết bạn trên FB của SV ............................ 87
Bảng 4.9. Các nguyên nhân dẫn đến hành động hủy kết bạn trên FB của SV ......... 88
Bảng 4.10. HACT - tương lai thể hiện qua các chức năng của FB ........................... 97
Bảng 4.11. Sự bộc lộ HACT - hưởng thụ và trải nghiệm cuộc sống... ................... 101
Bảng 4.12. Các khía cạnh của HACT chung từ tổng các chỉ báo ........................... 105
Bảng 4.13. Tỷ lệ biểu hiện các khía cạnh HACT trong nhóm SV nam và SV nữ .. 107
Bảng 4.14. Tỷ lệ biểu hiện các khía cạnh HACT trong nhóm SV xuất thân tại các
thành phố khác nhau................................................................................................ 108
Bảng 4.15. Tỷ lệ biểu hiện các khía cạnh HACT và thứ tự sinh của SV ................ 110
Bảng 4.16. Tỷ lệ biểu hiện các khía cạnh HACT và mức độ tham gia hoạt động xã
hội của SV ............................................................................................................... 112
Bảng 4.17. Tỷ lệ biểu hiện các khía cạnh HACT và chức vụ trong hoạt động xã hội
của SV ..................................................................................................................... 114
Bảng 4.18. Tỷ lệ biểu hiện các khía cạnh HACT và thời gian truy cập FB của SV115
Bảng 4.19. Tỷ lệ biểu hiện các khía cạnh HACT và sự thiết lập chế độ bạn bè của
SV ............................................................................................................................ 117
Bảng 4.20. Tỷ lệ biểu hiện các khía cạnh HACT và sự tự đánh giá của SV .......... 119
Bảng 4.21. Tỷ lệ biểu hiện khác khía cạnh HACT và cái tôi sai lệch của SV ........ 120


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Cấu trúc khái niệm cái tôi ......................................................................... 33
Hình 2.2. Cấu trúc HACT học thuật ......................................................................... 34

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1. HACT - nhận diện hình thức trên ý nghĩa tên FB, ảnh đại diện và trên
dòng trạng thái .......................................................................................................... .72
Hộp 4.2. HACT - nhận diện hình thức trên ảnh đăng tải kèm lời bình qua FB ........ 73
Hộp 4.3. Các mô tả về HACT - năng lực ở các bình diện qua FB............................ 78
Hộp 4.4. HACT - cảm xúc trên dòng trạng thái qua FB ........................................... 81
Hộp 4.5. HACT - cảm xúc trên ảnh đăng tải kèm lời bình qua FB.. ........................ 82
Hộp 4.6. HACT - bạn bè trên dòng trạng thái qua FB .............................................. 89
Hộp 4.7. HACT - bạn bè trên ảnh đăng tải kèm lời bình qua FB ............................. 90
Hộp 4.8. HACT - gia đình trên dòng trạng thái qua FB ........................................... 91
Hộp 4.9. HACT - gia đình trên ảnh đăng tải kèm lời bình qua FB.. ......................... 91
Hộp 4.10. HACT - xã hội trên bình diện quan điểm sống qua FB.. ......................... 94
Hộp 4.11. HACT - xã hội trên bình diện quan điểm chính trị, xã hội qua FB.......... 95
Hộp 4.12. HACT - xã hội trên bình diện quan điểm tôn giáo qua FB.. .................... 95
Hộp 4.13. Các mô tả về HACT - tương lai được thể hiện trên hồ sơ cá nhân và dòng
trạng thái qua FB ....................................................................................................... 98
Hộp 4.14. HACT - tương lai được thể hiện ở ảnh đăng tải kèm lời bình qua FB .... 98
Hộp 4.15. Các mô tả về HACT - tính cách qua FB ................................................ 100
Hộp 4.16. HACT - hưởng thụ và trải nghiệm cuộc sống thể hiện qua ảnh đăng tải
kèm lời bình trên FB ............................................................................................... 102
Hộp 4.17. HACT - thể chất của P.H qua ảnh đăng FB.. ......................................... 122
Hộp 4.18. HACT – nhận diện bề ngoài của P.H qua mục giới thiệu trên FB ......... 122
Hộp 4.19. HACT - xã hội của P.H qua ảnh kèm lời bình trên FB.. ........................ 124


Hộp 4.20. HACT - hưởng thụ - trải nghiệm của P.H qua ảnh trên FB ................... 124
Hộp 4.21. HACT - tính cách của P.H qua các dòng chia sẻ FB..... ........................ 125

Hộp 4.22. HACT - thể chất của H.L qua ảnh đăng FB.. ......................................... 128
Hộp 4.23. HACT - vật chất của H.L qua ảnh đăng FB.. ......................................... 128
Hộp 4.24. HACT – nhận diện bề ngoài của H.L qua mục giới thiệu trên FB ........ 128
Hộp 4.25. HACT - cảm xúc của H.L qua ảnh kèm lời bình trên FB ...................... 129
Hộp 4.26. HACT - xã hội của H.L qua ảnh kèm lời bình trên FB .......................... 130
Hộp 4.27. HACT – tương lai của H.L qua ảnh kèm lời bình trên FB .................... 130
Hộp 4.28. HACT - hưởng thụ - trải nghiệm của H.L qua ảnh kèm lời bình FB ..... 131
Hộp 4.29. HACT - tính cách của H.L qua các dòng chia sẻ FB..... ........................ 131
Hộp 4.30. HACT – thể chất của G.L được thể hiện qua hình ảnh trên FB ............. 135
Hộp 4.31. HACT – nhận diện bề ngoài của G.L qua mục giới thiệu trên FB ........ 135
Hộp 4.32. HACT - cảm xúc của G.L qua hình ảnh, dòng trạng thái FB... ............. 136
Hộp 4.33. HACT – hưởng thụ, trải nghiệm của G.L qua hình ảnh trên FB ........... 137
Hộp 4.34. HACT - tính cách của G.L qua các dòng chia sẻ FB..... ........................ 137


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mạng xã hội (MXH) là dịch vụ kết nối các thành viên có cùng sở thích trên
Internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian, thời gian.
MXH có các tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, blog,… đã đổi mới
cách mọi người liên kết với nhau, thể hiện bản thân mình và trở thành một phần tất
yếu mỗi ngày cho hằng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới. Trong các trang
MXH đã xuất hiện trên thế giới như Classmates.com (1995), Myspace (2003),
Facebook (2004), Twitter (2006),… thì Facebook (FB) thường được xem như trang
MXH dẫn đầu bởi người dùng ở độ tuổi thanh thiếu niên [40]. FB giúp người dùng
dễ dàng thể hiện bản thân, kết nối bạn bè, tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và
kỹ năng, bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề nào đó trong cuộc sống,… thông
qua chức năng đăng tải hồ sơ cá nhân, hình ảnh, dòng trạng thái, bình luận, các lượt
yêu thích,…
Tại Việt Nam, FB trở nên khá phổ biến. Theo thống kê mới nhất, có khoảng

35 triệu người sử dụng FB mỗi tháng ở nước ta. Như vậy với dân số hơn 90 triệu
dân thì khoảng hơn 1/3 dân số Việt Nam có tài khoản mạng xã hội FB [91]. Những
người tham gia MXH (còn gọi là cư dân mạng) có độ tuổi khá trẻ, tiêu biểu là học
sinh – sinh viên. Sinh viên (SV) - lực lượng trí thức trẻ, những người thường xuyên
sử dụng FB cá nhân như một công cụ giao tiếp xã hội, trình diễn bản thân, thể hiện
những quan điểm, tính cách, thái độ, tình cảm cá nhân... điều này có ảnh hưởng rất
lớn đến hình ảnh hiện tại cũng như tương lai của SV trong các mối quan hệ xã hội cuộc sống. Không những thế, một số trào lưu tự phát có khuynh hướng hấp dẫn giới
trẻ, mà SV cũng nằm trong số đó, nhất là những phát biểu mang tính giật gân và thể
hiện những cái được họ coi là sự mạnh mẽ của bản thân có nguy cơ ảnh hưởng tiêu
cực đến SV trong hành trình hoàn thiện nhân cách.
Một ví dụ minh họa cụ thể cho điều này đó là trào lưu “Nói là làm” bắt đầu
nở rộ sau vụ thách thức của một anh chàng tên N.T trên FB vào tối 20/9/2016.
Nguyên văn lời thách thức là “Bức hình này đủ 40k like tôi đổ xăng từ trên người
xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy kênh Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là
1


làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”. Sau khi dòng trạng thái này nhận
được hơn 90,000 like thì anh chàng đã thực sự giữ lời hứa của mình bằng cách
châm lửa lên người rồi nhảy thật nhanh xuống kênh Tân Hóa để dập lửa [24].
Những khẩu hiệu dạng như “Việt Nam nói là làm”, “đủ like là cởi”, “đủ like
sẽ đốt trường”... được bạn trẻ hưởng ứng một cách rầm rộ trên FB nhằm thể hiện cái
tôi trình diễn, bản sắc cá nhân nhưng lại mang tính tiêu cực, cường điệu hóa và
thách thức dư luận nhằm thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định, được nổi tiếng và nhiều
người biết đến. Theo tác giả Trần Hữu Luyến và cộng sự (2015): “Nhu cầu sử dụng
MXH của thanh thiếu niên đã có những tiến triển. Nếu như trước đây, giới trẻ sử
dụng MXH để tìm kiếm thông tin cho bản thân thì nay họ sử dụng để quảng bá bản
thân” [19].
Borders (2008) cho rằng các tính năng của FB được tạo ra làm thay đổi và
khuếch đại ý thức về bản thân của giới trẻ, điều này được thể hiện qua việc cập nhật

dòng trạng thái (Status) của người dùng và thông qua những hồi đáp (comment) của
khách ghé thăm [dẫn theo 19]. Nghiên cứu của Valkenburg và Peter (2007);
Valkenburg và Soetes (2011) đã phát hiện ngày nay, mục đích của việc sử dụng
Internet hay MXH đã có sự thay đổi. Nếu như trước kia, thời kì đầu Internet ra đời,
giới trẻ sử dụng Internet như một công cụ để tìm kiếm thông tin và giải trí thì ngày
nay họ lại sử dụng Internet như một phương tiện để trình diễn và quảng bá hình ảnh
cá nhân nhằm làm tăng khả năng nhận diện bản thân với cộng đồng [81].
HACT là những hình dung nhất định về bản thân. Nó là đối tượng nghiên
cứu của nhiều phân ngành tâm lý học: tâm lý học nhân cách, tâm lý học xã hội, tâm
lý học văn hóa... Ở đó, HACT được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, điểm chung nhất là tất cả đều coi cái tôi là cốt lõi của nhân cách, phản ánh tự ý
thức trong mối quan hệ với người xung quanh, với nhóm, với cộng đồng. HACT không
chỉ phản ánh tự ý thức của chủ thể mà nó còn tác động mạnh mẽ đến cảm giác hạnh
phúc của mỗi người, và có thể ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận về cuộc sống và
những người xung quanh mình. Những dẫn chứng đã đề cập cho thấy HACT của mỗi
người không chỉ được thể hiện trong đời sống thực hàng ngày mà còn trên thế giới
ảo hết sức phong phú, đa dạng, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương
hiệu cá nhân một cách dễ dàng hơn, nhưng cũng có thể để lại hệ lụy khó lường.

2


Điều này cho thấy HACT ảo của SV có ảnh hưởng tích cực khi tạo cho SV nhiều cơ
hội, giao lưu, thể hiện, rèn luyện, tìm kiếm cơ hội... Nhưng cũng chính cái tôi ảo
trên FB đã ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của SV như: lệ thuộc vào FB, không
nhận diện chính bản thân, dễ nảy sinh thái độ bi quan, hành vi ái kỷ quá mức...
Trên thế giới, các nghiên cứu về HACT trên các nhóm khách thể khác nhau
không phải là ít. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về người dùng FB hoặc các
trang MXH đều tập trung lý giải các khái niệm như tự ý thức, ái kỷ, tự biểu đạt, tự
đánh giá… mà chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm trực tiếp đến HACT của SV,

nhất là HACT trên mạng ảo. Thông thường, các nghiên cứu xem HACT như một
cấu thành của tự ý thức hay tự đánh giá. Các nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này
càng ít, được thực hiện trên đời sống thực, trong khi đó, HACT trên mạng ảo lại là
một vấn đề mới, chưa được khám phá một cách có hệ thống, có lẽ vì việc nghiên
cứu HACT trên MXH rất phức tạp, bị chi phối bởi tính ẩn danh, tính ảo,…
Trang cá nhân trên MXH là một “bản sao, bản chụp” thể hiện sinh động tâm
lý con người, qua đó cho thấy cá tính của người dùng. Nói cách khác, đó cũng là
“bộ mặt” của người dùng. Việc thể hiện “bộ mặt” đó ra sao tùy thuộc vào lựa chọn
của mỗi người. Với những lợi ích và tổn hại FB đã đang và sẽ đem lại cho giới trẻ,
cụ thể hơn nữa là SV Việt Nam, việc nghiên cứu về HACT của SV qua FB cá nhân
hoàn toàn có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu này có
những đóng góp có ý nghĩa về mặt lý luận vào hệ thống những tri thức về nội hàm
của HACT, biểu hiện của HACT trên FB và những yếu tố ảnh hưởng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu “HACT của SV qua
FB cá nhân” được xác lập.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện nhằm đối chiếu cấu trúc của HACT đã được phát hiện
qua lý thuyết với HACT SV giới thiệu qua FB cá nhân, đồng thời giúp SV nâng cao
nhận thức về xây dựng HACT trên FB phù hợp hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các tài liệu có liên quan đến HACT của SV qua FB cá nhân.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HACT của SV qua FB cá nhân.

3


- Làm rõ thực trạng biểu hiện HACT của SV qua FB cá nhân và các yếu tố
có liên quan đến thực trạng này, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp SV
nâng cao nhận thức về việc xây dựng HACT qua FB cá nhân theo hướng tích cực.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện của HACT của SV trên FB cá nhân và các yếu tố có liên quan.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện chỉ trên các khách thể tự nguyện tham gia nghiên
cứu. Cụ thể, đã có 204 SV tự nguyện tham gia nghiên cứu và 204 trang FB cá nhân
của họ.
- Về địa bàn nghiên cứu:
Tập trung chủ yếu ở 6 trường đại học - cao đẳng sau: ĐH Sư phạm TP.HCM,
ĐH Ngân Hàng TP.HCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Văn Hiến, CĐ Tài Chính Hải Quan,
CĐ Sonadezi.
- Về các tính năng giới thiệu bản thân của FB:
Nghiên cứu giới hạn tìm hiểu HACT của sinh viên trên một số tính năng của
FB như profile cá nhân, hình ảnh đại diện (avatar), trang bìa (cover page), dòng
trạng thái (status) và hình ảnh đăng tải, không tìm hiểu các nút như like, cảm xúc,
các trang chia sẻ…
- Về thời gian:
Thông tin được phân tích từ FB được cập nhật trong khoảng 1 tháng kể từ thời
điểm sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu trở về trước (với hình ảnh và dòng trạng
thái) và hiện thời – tại thời điểm phân tích (với profile cá nhân, ảnh đại diện và
trang bìa), không tính các thông tin đã hiển thị trước đó.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các nguyên tắc phương pháp luận
Đề tài tiếp cận từ góc độ tâm lý học xã hội và tâm lý học nhân cách theo các
nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc hoạt động - nhân cách:

4



Nghiên cứu HACT của SV trên FB cá nhân phản ánh các hoạt động, giao tiếp
và các đặc điểm nhân cách của họ.
- Nguyên tắc hệ thống:
Nghiên cứu xem xét HACT trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố
cá nhân và xã hội.
- Nguyên tắc phát triển:
Nghiên cứu nhìn nhận HACT không phải là một hiện tượng tâm lý tĩnh, mà
luôn thay đổi dưới sự tác động của nhiều nhân tố cá nhân và xã hội khác nhau.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
Nhóm 1: Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhóm 2: Phương pháp thu thập thông tin thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ (FB cá nhân)
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
- Phương pháp trắc nghiệm
Nhóm 3: Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp phân tích nội dung.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về mặt lý luận, đóng góp mới của luận án đã hình thành khung lý luận để
nghiên cứu HACT không phải ở đời sống thực, mà trên MXH, vốn được coi là thế
giới ảo.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn có những đóng góp nhất định, mang tính bổ
sung cho hệ thống lý luận về HACT. Đó là: đề tài đã chỉ ra những đặc điểm của
HACT trên FB, bổ sung thêm khía cạnh mới cho cấu trúc HACT của SV thể hiện

qua FB cá nhân của họ. Đồng thời, phát hiện khả năng tác động của các yếu tố cá
nhân và tâm lý xã hội đến xu hướng thể hiện HACT trên FB của SV.

5


Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã cho thấy tính đa dạng, phong phú của
HACT của SV qua FB, những ưu điểm cũng như hạn chế của các cách thức thể hiện
bản thân trên FB, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của SV về việc thể hiện
HACT của mình một cách tích cực trên FB.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu lý luận đã khái quát hóa được các xu hướng nghiên cứu
về HACT, làm sáng tỏ các vấn đề: khái niệm và cấu trúc HACT; biểu hiện HACT
của SV qua FB cá nhân; và các yếu tố có liên quan đến HACT của SV qua FB cá
nhân.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã làm sáng tỏ tính đa dạng của HACT của SV
qua FB cá nhân. Kết quả đã phát hiện ra7 khía cạnh phổ biến của HACT của SV
bao gồm: cái tôi nhận diện bên ngoài, cái tôi năng lực, cái tôi tính cách, cái tôi xã
hội, cái tôi cảm xúc, cái tôi tương lai và cái tôi hưởng thụ - trải nghiệm, cho thấy sự
phong phú hơn của HACT trên MXH so với cấu trúc lý thuyết của HACT, chỉ gồm
6 mặt(Không có HACT hưởng thụ và trải nghiệm).Đồng thời đề tài cho thấy tính
chọn lọc của HACT được bộc lộ qua FB.
Đề tài phát hiện sự tương đồng nhất định của HACT ở SV trên thế giới ảo
với HACT ở thế giới thực. Đồng thời kết quả cũng chỉ ra HACT trên FB có liên
quan đến đặc điểm hoạt động xã hội, hoạt động học tập, thứ tự sinh trong gia đình
cũng như một số đặc điểm tâm lý cá nhân của SV.
7. Kết cấu của luận án


Ngoài phần Mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về HACT của SV qua FB cá nhân
Chương 2: Cơ sở lý luận về HACT của SV qua FB cá nhân
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn biểu hiện HACT của SV qua FB cá
nhân.

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH ẢNH CÁI TÔI
CỦA SINH VIÊN QUA FACEBOOK CÁ NHÂN
1.1. Các nghiên cứu về hình ảnh cái tôi của sinh viên qua Facebook ở nước ngoài
1.1.1. Một số nghiên cứu về cái tôi
Cái tôi là một khái niệm mang đặc điểm cá nhân, thể hiện những đánh giá về
bản thân dưới ảnh hưởng của bối cảnh xã hội. Đã từ lâu cái tôi (self) trở thành chủ
đề nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, xã hội học, tâm
lý học… Tuy nhiên, trên mỗi lĩnh vực người ta lại xem xét các khía cạnh khác nhau
của nó.
Trong Triết học, khái niệm cái tôi được nghiên cứu lần đầu tiên bởi các nhà
triết học như Decartes, Locke, Hume vào thế kỷ XVII. Ở giai đoạn lịch sử này, cái
tôi được nghiên cứu tách rời bối cảnh xã hội mà con người sống trong đó. Cách
nhìn này không được tâm lý học xã hội hiện đại chấp nhận vì sự nhận thức của cá
nhân không thể không bị ảnh hưởng bởi xã hội, bởi những người khác [9].
Từ góc độ Tâm lý học, có thể chỉ ra một số hướng nghiên cứu về cái tôi trên
thế giới.
 Hướng nghiên cứu thứ nhất: Các quan điểm lý thuyết về bản chất của cái tôi
- Thuyết phân tâm học
Nhà tâm lí học S. Freud - cha đẻ của thuyết phân tâm học, khi bàn về nhân

cách đã cho rằng cái tôi là một trong 3 phần của cấu trúc nhân cách. Trong cấu trúc
này cái Tôi bao gồm ý thức của con người về các quy luật của cuộc sống, các chuẩn
mực của xã hội… Chức năng của cái tôi ý thức là kiềm hãm những nhu cầu dưới
các hình thức có thể được xã hội chấp nhận. Cái tôi luôn vận hành theo nguyên tắc
thực tế. Cái tôi luôn được coi là có logic, có lý trí, chịu đựng được sự ức chế và điều
hành nhân cách [52].
Người thứ hai đại diện cho trường phái phân tâm học là C. Jung, khắc phục
quan điểm bản năng của S. Freud về cái tôi. C. Jung đã đề cập nhiều đến tính xã hội
trong cái tôi của con người. Ông đã bắt đầu đề cập cái tôi như một cái gì giống tinh
7


thần hoặc toàn bộ nhân cách. Và ông đã tìm kiếm những nền tảng mang tính chủng
tộc về nhân cách và đã phát triển các nguyên mẫu đó. Theo ông, khái niệm chính
trong tâm lý học phải là cái tôi với sự thống nhất mang tính tổng thể của nó [7].
- Thuyết hiện sinh
Nếu như cách tiếp cận của phân tâm học nhấn mạnh đến xung năng, bản ngã
và cái vô thức thì Carl Rogers - một nhà tâm lý học đại diện cho trường phái hiện
sinh, lại tiếp cận theo hướng ngược lại. Ông nhấn mạnh đến nhận thức, cảm nhận,
tự thuật mang tính chủ quan, hiện thực hóa cái tôi và tiến trình của sự thay đổi.
Trong lý thuyết về nhân cách, C. Rogers nhấn mạnh khái niệm cái tôi và coi đó là
khái niệm chủ đạo trong nghiên cứu nhân cách. Cấu trúc cơ bản của cái tôi có thể
dựa trên các nền văn hóa khác nhau. Ví dụ cái tôi của người phương Đông được
nhìn nhận như một sự gắn kết với người khác, tập thể. Cá nhân chỉ được thể hiện cái
tôi khi họ được sống trong tập thể. Ngược lại ở phương Tây, cái tôi là sự độc đáo,
riêng biệt của mỗi cá nhân, bị tách biệt khỏi tập thể. Vì vậy khi nghiên cứu cái tôi
rất cần phải chú ý đến đặc điểm văn hóa của từng vùng, từng dân tộc [dẫn theo 76].
- Thuyết tương tác
Từ lý thuyết tương tác, Eric Berne (1974) phân biệt 3 trạng thái cái tôi của
nhân cách. Đó là cái tôi cha mẹ, cái tôi người lớn và cái tôi trẻ em. Điều đặc biệt là

có thể di chuyển từ trạng thái cái tôi này sang trạng thái cái tôi khác [51]. Theo ông,
cái tôi cha mẹ bao gồm những cảm xúc và hành vi học được từ cha mẹ hay những
người chăm sóc trước đó. Trạng thái này gồm cha mẹ nuôi dưỡng hoặc cha mẹ phê
phán. Cái tôi cha mẹ nuôi dưỡng có tình yêu tự nhiên, trong khi cái tôi cha mẹ phê
phán lại gồm những suy nghĩ và hành vi mang tính định kiến. Cái tôi người lớn hay
còn gọi là trung tâm xử lý thông tin là trạng thái mà cái tôi đánh giá thông tin dựa
trên những sự kiện, chứ không phải là những cảm xúc hay những niềm tin đã có từ
trước. Cái tôi trẻ em là trạng thái giữ tất cả những kỷ niệm, cảm xúc, và cảm nhận.
Con người mang trạng thái này theo thời gian và có thể hồi tưởng bất cứ lúc nào.
Các trạng thái này của cái tôi bổ sung cho nhau để bảo vệ cái tôi nhưng cũng dễ có
xung đột với nhau.

8


Như vậy, từ những phân tích về cái tôi có thể nhận thấy, các tác giả đứng từ
góc độ khác nhau tập trung vào nội dung khác nhau của cái tôi. Trong các phát hiện
đó, các tác giả đều mong muốn luận giải bản chất của cái tôi, đưa ra những đặc
điểm của cái tôi và những yếu tố liên quan đến cái tôi. Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có
một quan niệm riêng về nội dung cốt lõi của cái tôi. Mặc dù vậy, tất cả các tác giả
đều cho rằng, cái tôi là hạt nhân của nhân cách, thể hiện bản chất của con người.
 Hướng nghiên cứu thứ hai: xem xét cấu trúc của cái tôi.
Theo hướng này, cái tôi được coi là một cấu trúc gồm nhiều thành phần,
nhiều mặt. Nhiều tác giả khác nhau đưa ra những cấu trúc khác nhau về cái tôi.
Roger (1959) cho rằng cái tôi gồm 3 thành phần là HACT (quan điểm về bản
thân mình), đánh giá cái tôi (thấy mình có giá trị như thế nào) và cái tôi lý tưởng
(mong muốn mình sẽ như thế nào) [79].
Theo quan điểm của Shibutani (1961), khi cá nhân tham dự vào các hoạt
động xã hội thì cái tôi bao gồm năm khía cạnh: (1) Tính đồng nhất, (2) Quá trình tự
ý thức, (3) Tính ổn định, (4) Tự đánh giá bản thân, (5) Ý thức xã hội. Theo ông, tính

đồng nhất là một nhân tố trong cấu trúc của cái tôi. Nó thể hiện bản thân qua cách
ứng xử. Tính đồng nhất ở mỗi cá nhân là khác nhau. Điều này có thể nhận thấy
được một cách chính xác hành vi đó của ai và người đó xử sự như thế nào. Như vậy,
quan điểm của Shibutani dường như thiên về các đặc điểm của cái tôi hơn là nêu lên
thành phần cấu trúc của cái tôi [86].
Nghiên cứu về sự phát triển cái tôi Lewis (1990) chỉ ra 2 khía cạnh của cái
tôi. Đó là cái tôi tồn tại (The Existential Self) và cái tôi phạm trù (The Categorical
Self). Cái tôi tồn tại là phần cơ sở nhất của khái niệm cái tôi; là cảm giác về bản ngã
riêng biệt và khác biệt với người khác, và nhận thức về sự thống nhất của cái tôi.
Theo Lewis, nhận thức về sự tồn tại của bản thân bắt đầu từ khoảng 2 - 3 tháng tuổi
và lớn dần lên theo mối quan hệ của nó với thế giới. Theo sự phát triển, đứa trẻ dần
nhận ra nó là một phần riêng biệt, là một đối tượng của thế giới với những thuộc
tính khác nhau. Cái tôi phạm trù bao gồm trong đó những thuộc tính như giới tính,
chiều cao, cân nặng, hoặc kỹ năng. Đầu tiên các phạm trù về bản thân khá cụ thể, bề
ngoài (giới tính, chiều cao, màu tóc...), sau đó, các mô tả cái tôi bao gồm tính cách

9


bên trong, trong sự đối chiếu với các đánh giá của người khác và cách chúng nhìn
nhận chính bản thân mình [66].
Vào năm 1998, tác giả Baumeister đề cập ba khía cạnh lớn của cái tôi: ý thức
mang tính phản hồi (reflexive consciousness) (năng lực để có ý thức của chính
mình), cái tôi liên cá nhân (the interpersonal self), điều hành hoạt động (executive
functioning) (kiểm soát và bắt đầu hành vi) [37]. Một trong những cố gắng của tác
giả là đã chỉ ra các khái niệm có liên quan trực tiếp đến cái tôi. Đó là: tự nhận thức,
khái niệm cái tôi, cái tôi trình diễn, tự tin, tự điều chỉnh, hiểu biết về cái tôi [38].
Trong số các mặt của cái tôi ở đây, có một khái niệm gần như trùng khít với HACT
từ góc độ một cá nhân giới thiệu bản thân mình cho người khác, đó là cái tôi trình
diễn (self - presentation).

Đây là một vài ví dụ về cái tôi từ góc độ các thành phần, các khía cạnh của
cái tôi và kết quả cho thấy nó khá đa dạng và khác biệt từ quan điểm nghiên cứu của
các tác giả.
 Hướng nghiên cứu thứ ba: xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cái tôi.
Tác giả Viktor Gecas (1982) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự
nhận thức khác nhau của mỗi cá nhân: tính cách, khả năng hoạt động, thích nghi xã
hội, tiếp thu ý kiến người khác… Với mỗi cá nhân sự hiện diện của cái tôi là khá ổn
định. Hầu như nó không hề thay đổi khi con người thay đổi vai trò xã hội [94].
Cũng bàn đến cái tôi, Sedikides, C. và S. J. Spencer (2007) quan tâm đến các
yếu tố có liên quan đến cái tôi. Đó là não (liên quan đến nhận thức), động cơ, cảm
xúc (liên quan đến tự tin), và văn hóa (liên quân đến mối quan hệ của cái tôi với các
nhóm) [82].
1.1.2. Một số nghiên cứu về hình ảnh cái tôi
HACT của một người là một tập hợp các niềm tin về bản thân bao gồm các
yếu tố như thành tích học tập, vai trò giới tính, tình dục, và bản sắc dân tộc… Nói
chung, HACT thể hiện những câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”.
HACT được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: tâm lý học, xã
hội học từ ngày xưa. Ý tưởng về HACT được đề cập trong triết học Vệ đà như
Ahamkara; một thuật ngữ có nguồn gốc khoảng 3.000 năm trước đây.

10


Trong lĩnh vực tâm lý học cũng có nhiều xu hướng khác nhau trong việc
nghiên cứu HACT.
 Hướng nghiên cứu thứ nhất nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của HACT
Năm 1948, Raimy giới thiệu các biện pháp tự nhận thức về HACT trong tư
vấn phỏng vấn và cho rằng tâm lý cơ bản là một quá trình thay đổi cách mà các cá
nhân nhìn thấy chính mình [dẫn theo 73].
Năm 1968, John Turner đưa ra HACT bao gồm ít nhất hai “cấp”: một bản

sắc cá nhân và một xã hội. Nói cách khác, HACT của một người theo nhận thức của
chính họ dựa trên sự tự nhận thức và cách người khác cảm nhận được chúng. HACT
có thể thay thế nhanh chóng giữa các bản sắc cá nhân và xã hội. Trẻ em bắt đầu tích
hợp bản sắc xã hội vào sự nhận thức về HACT của chúng ở trường tiểu học bằng
cách đánh giá vị trí của trẻ giữa các bạn cùng lớp [92]. Đến 5 tuổi, sự chấp nhận của
các bạn cùng lớp có một tác động đáng kể đến sự phát triển HACT của trẻ em, ảnh
hưởng đến hành vi của họ và sự thành công trong học tập [54].
Theo nhà tâm lý học C. Rogers, tất cả mọi người phấn đấu để có nhận thức, ý
tưởng về bản thân (idea self). Ông cũng đưa ra giả thuyết rằng những người có tâm
lý lành mạnh tích cực thoát khỏi hình ảnh của bản thân được tạo ra bởi những kỳ
vọng của người khác, thay vào đó, họ tự nhìn vào bên trong mình để xác nhận
HACT của chính mình. Mặt khác, những người loạn thần kinh có HACT không phù
hợp với kinh nghiệm của họ... Họ sợ phải chấp nhận những kinh nghiệm của mình
là hợp lệ, do đó, họ bóp méo chúng, hoặc là để bảo vệ bản thân hoặc để giành chiến
thắng chính từ những người khác [dẫn theo 33].
Morris Rosenberg (1979) tóm tắt hai thập kỷ nghiên cứu bằng cách đưa ra
công trình mô tả sâu sắc về HACT bao gồm: bản sắc xã hội, tập hợp các vai trò, và
các khuynh hướng của cá thể. Mô tả chi tiết Rosenberg cung cấp một sự hiểu biết
tuyệt vời về HACT cố định tại một thời điểm [dẫn theo 83].
Wylie (1974), Lynch (1981), Myers (1992), Berger (1994) đưa ra rất nhiều
quan điểm khác nhau cũng như những công cụ khác nhau để mô tả bản chất HACT.
Wylie (1974) định nghĩa HACT “là những nhận thức và đánh giá liên quan đến
những khía cạnh cụ thể của cá nhân” [96, p.3-4]. Gần đây, tác giả Wayne (2012)

11


HACT được định nghĩa: “là một tập hợp các niềm tin về bản thân mình” [95]. Có thể
thấy các tác giả có chung quan điểm, HACT là những thái độ, niềm tin và giá trị cốt
lõi của chủ thể về bản thân mình. HACT này gồm ba yếu tố: cái tôi thực tế, cái tôi lý

tưởng, và cái tôi bắt buộc (những niềm tin của cá nhân về những gì mình phải đảm
nhiệm, đạt được). Kết quả của hướng nghiên cứu này là đưa ra được những bộ công
cụ nghiên cứu cái tôi. Sự đa dạng các quan điểm cũng như mô hình về HACT dẫn
đến sự tồn tại đa dạng các công cụ khác nhau để đánh giá HACT. Tác giả Richard
(2005) thống kê và thấy hiện nay có 14 thang công cụ được sử dụng thường xuyên
nhất và đều có điểm chuẩn tham chiếu cũng tính hiệu lực và độ tin cậy cao [80].
 Hướng nghiên cứu thứ hai: đặc điểm, vai trò và chức năng hóa của HACT
Trong bài viết “Tổng quan các lý thuyết về HACT cho nhà tham vấn” tác giả
Purkey, William W. (1988) cho rằng, ba tính chất của HACT là: (1) Có được thông
qua các trải nghiệm, (2) có tổ chức, và (3) năng động. Các cá nhân có sẵn trong
chúng tiềm năng tương đối vô biên đối với việc phát triển một HACT tích cực và
thực tế [78].
Có thể nói những nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu về HACT trên nhiều góc
độ như: vai trò, bản chất, cấu trúc, cách vận hành, các yếu tố tác động và các đặc
điểm của hình ảnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sự thay đổi của HACT ở các thời
gian khác nhau, trong các mối quan hệ khác nhau hoặc ở những tình huống khác
nhau vẫn còn rất hạn chế.
Như trên đã trình bày, HACT gồm ba yếu tố: cái tôi thực tế, cái tôi lý tưởng,
và cái tôi bắt buộc. Khi những thành phần này mâu thuẫn nhau, nó sẽ ảnh hưởng
đến cá nhân tạo ra những cảm xúc hoặc hành vi nhất định. Theo Higgins (1987), sự
khác biệt giữa cái tôi thực tế và cái tôi lý tưởng sẽ gây ra những cảm giác thất vọng
và buồn bã, trong khi sự khác biệt giữa cái tôi thực tế và cái tôi bắt buộc sẽ tạo ra
những sự bực bội và cảm giác tội lỗi. Sự mâu thuẫn giữa các thành phần HACT ở
đây sẽ giúp giải thích sự hình thành các cảm xúc [59].
Năm 1900, Sigmund Freud đã có đưa ra những sự hiểu biết về tầm quan
trọng của quá trình tâm thần nội bộ (internal mental processes). Tuy nhiên cho đến

12



năm 1946, con gái của ông, Anna Freud (1946) mới đưa ra tầm quan trọng trung
tâm để phát triển bản ngã và tự giải thích [7].
Năm 1945, Prescott Lecky đóng góp quan điểm cho rằng sự nhất quán trong
nhận thức về HACT là một động lực chính của hành vi của con người [dẫn theo 77].
 Hướng nghiên cứu thứ ba nghiên cứu xác định những yếu tố tác động đến sự
hình thành HACT.
Lisa (2000) nghiên cứu các yếu tố tác động đến HACT đánh giá ở giới trẻ.
Tác giả chỉ ra 7 yếu tố tác động đến HACT đánh giá: gia đình, thể thao, học thuật,
các hoạt động ngoại khóa, bạn bè, công việc làm thêm và hình ảnh bản thân [67].
Tác giả Beebe và cộng sự (2002), nêu ra 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự
phát triển của HACT. Thành tố thứ nhất là sự tương tác của cá nhân với những cá
nhân khác, thành tố thứ hai là nhóm xã hội mà cá nhân đó thuộc về, thành tố thứ ba
là vai trò cá nhân đó phải đóng, thành tố thứ tư là niềm tin mà cá nhân có về vai trò
về hình ảnh của mình, thành tố cuối cùng chính là nhân cách của cá nhân đó [39].
Năm 2013, Boyle, Alaina E. khi thực hiện nghiên cứu để kiểm tra mối quan
hệ giữa HACT đánh giá ở trẻ em và thanh thiếu niên với bệnh rối loạn tế bào hồng
cầu (SCD), tuổi, giới tính, mức độ nghiêm trọng bệnh, và tầm vóc cơ thể. Kết quả
đã chỉ ra rằng HACT tự đánh giá và độ tuổi có mối tương quan tích cực. Riêng đối
với giới tính, mức độ nghiêm trọng bệnh, tầm vóc cơ thể không phải là cơ sở để tiên
đoán của HACT tự đánh giá ở trẻ em và thanh thiếu niên bị SCD [44].
Trong khuôn khổ luận án, người nghiên cứu cũng xem xét HACT là nhận
thức, thái độ của cá nhân về chính bản thân họ. Đặc biệt, luận án tập trung tìm hiểu
sự thể hiện HACT của khách thể là SV trên MXH FB.
1.1.3. Một số nghiên cứu về hình ảnh cái tôi của sinh viên
Năm 2010, trong bài viết về HACT của SV của tác giả Xiaofeng Zhang đã
chỉ ra sự khác biệt giữa HACT của SV nam và SV nữ chủ yếu qua các khía cạnh:
- HACT - thể chất của nam thì cao hơn là nữ vì những thuận lợi về thể chất mà
nam có so với nữ.
- HACT - tính cách thì nữ lại bộc lộ tốt hơn nam. Bởi vì nữ có cách sống
nguyên tắc hơn, kỷ luật hơn, và cách sống nội tâm hơn.


13


Luận án dầy đủ ở file: Luận án Full






×