Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN VÀ LAN TRUYỀN BỆNH CỦA VI KHUẨN CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐẤT (RALSTONIA SOLANACERUM VÀ ERWINIA CAROTOVORA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
KHOA NÔNG NGHIỆP


BÀI BÁO CÁO MÔN: Bệnh Cây Đại Cương
Đề tài: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN VÀ LAN
TRUYỀN BỆNH CỦA VI KHUẨN CÓ NGUỒN GỐC TỪ
ĐẤT (RALSTONIA SOLANACERUM VÀ ERWINIA
CAROTOVORA)

Lớp
:
9DBVTV
Nhóm Sinh Viên Thực Hiện : Lục Tấn Thành
 Lê Vũ Trường
 Lưu Thị Yến Nhi
 Lâm Thái Bảo
 Lê Giang Khánh
 Nguyễn Hoàng Nam
 Danh Tấn Vĩ

Bạc Liêu năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU
KHOA NÔNG NGHIỆP


BÀI BÁO CÁO MÔN: Bệnh Cây Đại Cương
Đề tài: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN VÀ
LAN TRUYỀN BỆNH CỦA VI KHUẨN CÓ NGUỒN GỐC


TỪ ĐẤT(RALSTONIA SOLANACERUM VÀ ERWINIA
CAROTOVORA)

Giáo Viên Hướng Dẫn: ThS. Mai Như Phương
Nhóm Sinh Viên Thực Hiện: Lục Tấn Thành
 Lê Vũ Trường
 Lưu Thị Yến Nhi
 Lâm Thái Bảo
 Lê Giang Khánh
 Nguyễn Hoàng Nam
 Danh Tấn Vĩ

Bạc Liêu năm 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................................... 1

I.

VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM. .......................................................................................... 2

II.
2.1.

Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................................................. 2

2.2.


Phân Loại ................................................................................................................................................. 2

2.3.

Đặc điểm hình thái, cấu tạo ..................................................................................................................... 2

2.4.

Điều kiện phát sinh, phát triển gây bệnh ................................................................................................ 3

2.5.

cách lưu tồn và lan truyền ....................................................................................................................... 3

2.6.

Triệu chứng gây bệnh và biện pháp phòng trừ ...................................................................................... 4

2.6.1.

Triệu chứng gây bệnh ...................................................................................................................... 4

2.6.2.

Biện pháp phòng trừ ........................................................................................................................ 7

VI KHUẨN ERWINIA CAROTOVORA ..................................................................................................... 7

III.
3.1.


Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................................................. 7

3.2.

Phân loại .................................................................................................................................................. 7

3.3.

Đặc điểm hình thái cấu tạo ...................................................................................................................... 8

3.4.

Điều kiện phát sinh và phát triển ............................................................................................................ 8

3.5.

Cách lưu tồn và lan truyền ...................................................................................................................... 8

3.6.

Triệu chứng và biện pháp phòng trừ ...................................................................................................... 9

3.6.1.

Triệu chứng ...................................................................................................................................... 9

3.6.2. Biện pháp phòng trừ .......................................................................................................................... 11
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................. 13



I.

MỞ ĐẦU

Đất là môi trường thích hợp nhất đối với vi sinh vật, bởi vậy nó là nơi cư trú rộng
rãi nhất của vi sinh vật, cả về thành phần cũng như số lượng so với các môi
trường khác. Chúng bao gồm các nhóm có đặc tính hình thái, sinh lý và sinh hoá
rất khác nhau. Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất bao gồm các loại nấm,
vi khuẩn, tuyến trùng… gây nên các bệnh trên cây trồng. Trong đó vi khuẩn là
nhóm chiếm nhiều nhất về số lượng. Các bệnh có nguồn gốc từ đất gây ra các
triệu chứng không điển hình như còi cọc, vàng lá, héo và chết cây. Các bệnh này
rất khó chẩn đoán và thường rất khó trị. Do đó, việc hiểu được những đặc điểm,
phương thức gây hại của nhóm tác nhân gây bệnh trong đất sẽ giúp đưa ra được
những biện pháp phòng trừ thích hợp và có hiệu quả cao nhằm hạn chế đáng kể
những thiệt hại trên cây rau.
Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan
truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa
cành. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn
trùng ở rễ, thân. Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch
dẫn và di chuyển theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước
và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh
trong cây trồng rất nhanh, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây
trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao,
nhiệt độ từ 24-380C.
Các vi khuẩn gây bệnh cây thông thường ở Việt Nam bao gồm: các chi Ralstonia,
Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia.

1



II.
VI KHUẨN RALSTONIA SOLANACEARUM.
2.1. Lịch sử nghiên cứu
Năm 1896 nhà bác học Smith là người đã phát hiện vi khuẩn R. solanacearum
gây ra bệnh héo xanh (Hayward, 1990). Bệnh HXVK gây hại nặng ở vùng nhiệt đới
và các vùng có nhiệt độ ấm áp. Phạm vi ký chủ của bệnh rộng, gây hại trên 400 loài
cây trồng thuộc 80 họ thực vật khác nhau. Vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong hạt giống,
trong đất và cỏ dại, chính vì vậy việc phòng chống bệnh gặp nhiều khó khăn.
Ở Việt Nam từ năm 1968, Đặng Thái Thuận và cs. (1968) đã phát hiện, mô tả
bệnh chết ẻo cây lạc, mức độ gây hại của bệnh từ 20% đến 30%. Bệnh héo xanh vi
khuẩn hại lạc được coi là bệnh hại phổ biến ở nhiều vùng trồng trong cả nước (Mehan
và cs., 1991; Nguyễn Xuân Hồng và cs., 1997; Lê Lương Tề, 1997a)
2.2. Phân Loại
Hiện nay phân loại chính thức của vi khuẩn héo xanh là:
Giới (Kingdom): Bacteria
Ngành (Phylum): Proteobacteria
Lớp (Class): Beta Proteobacteria
Bộ (Order): Burkholderiales
Họ (Family): Ralstoniaceae
Chi (Genus): Ralstonia
Loài: Ralstonia solanacearum (Smith, 1896) (Yabuuchi et al., 1995; Yabuuchi et al.,
1996; Tahat và Sijam, 2010).
2.3. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Vi khuẩn R.solanacearum Smith có hình gậy, ngắn, tròn ở hai đầu. Vi
khuẩn thường gặp ở dạng đơn lẻ, ghép đôi hoặc bốn hiếm khi thấy chúng kết hợp
thành chuỗi. Kích thước của chúng trong khoảng 1,0 - 1,5 x 0,5 - 06μm. Chúng có từ
một đến vài tiên mao và luôn chuyển động. Khuẩn lạc có bề mặt trơn, nhẵn, ít khi gồ
ghề, hơi chảy hoặc không chảy, có thể có màu trắng, trắng đục hoặc phớt hồng trên
môi trường TZC. Cả nguồn vi khuẩn có tính độc cao và nguồn có tính độc thấp đều

có lông nhỏ ở rìa (Mehan, 1994). Vi khuẩn R.solanacearum có khả năng ký sinh
trên 200 loài cây trồng, cây rừng thuộc hơn 35 họ thực vật khác nhau (Kelman,
1953). Ở Việt Nam vi khuẩn R.solanacearum gây hại trên nhiều loại câ trồng. Bệnh
héo xanh vi khuẩn (HXVK) là một trong những loại bệnh hại phổ biến trên cà chua,
cà, lạc, khoai tây, thuốc lá ở vùng Hà Nội và phụ cận (Đỗ Tấn Dũng, 1998).

2


Hình1: vi khuẩn ralstonia solanacearum
(Chi cục trồng trọt và BVTV Hải Phòng)
2.4. Điều kiện phát sinh, phát triển gây bệnh
Sự phát sinh, phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc có liên quan chặt
chẽ với các yếu tố thời tiết khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió, độ pH đất,...
Vi khuẩn phát triển thích hợp ở pH 7-7,2. Nhiệt độ thích hợp 24-370C. Nhiệt
độ gây chết 52oC.
Bệnh héo xanh phát triển nhanh trên nền đất ẩm ướt, thoát nước kém.
Bệnh hại nặng hơn trên đất cát pha, thịt nhẹ, trên ruộng nghèo chất hữu cơ, độc
canh cây ký chủ…
Bệnh phát triển kém, mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn trên các ruộng luân canh lạc
với lúa nước, các loài cây không phải là ký chủ và trên đất kiềm hoặc bón vôi.
2.5. cách lưu tồn và lan truyền
Vi khuẩn R. solanacearum tồn tại trong đất, trong tàn dư thực vật. Nhiều loài
cỏ dại còn là ký chủ phụ của loài vi khuẩn này, là cầu nối giữa nguồn bệnh với cây
trồng. Vi khuẩn còn tồn tại trong hạt giống.
Vi khuẩn R. solanacearum xâm nhập vào cây qua vết thương cơ giới hoặc qua
lỗ mở tự nhiên ở rễ của cây và được nhân lên nhanh chóng trong mạnh dẫn làm cho
mạnh dẫn trở nên bị tắc nghẽn, vi khuẩn có thể tiếp tục xâm nhập vào những mô lân
cận. Trong quá trình này, vi khuẩn sản sinh ra các hệ men như pectinase, cellulose để
phân hủy mô, tế bào cây và sinh ra các độc tố làm tắc mạch dẫn, cản trở vận chuyển

nước, nhựa nguyên và nhựa luyện trong cây làm cây bị héo nhanh chóng. Đặc tính
3


gây bệnh của vi khuẩn R. solanacearum có độc tính được quyết định bởi hệ gen độc
hrp (hypersensitive response and pathogenicity).
Bệnh héo xanh vi khuẩn là bệnh lây lan chủ yếu qua đất. Trong số các vi
khuẩn hại cây trồng thì vi khuẩn R. solanacearum bền vững nhất trong đất. Vi
khuẩn R. solanacearum có thể sống sót trong đất bỏ hóa vài năm thậm chí cả khi
không có cây trồng trên đất đó. Vi khuẩn R. solanacearum có thể qua đông trong
đất, đất bị nhiễm bệnh là nguồn bệnh ban đầu quan trọng nhất. Vi khuẩn tồn tại lâu
trong đất khi trồng liên tục cây ký chủ nhiễm bệnh hoặc có sự kết hợp với cây ký
chủ khác xen kẽ trên đồng ruộng.
Vi khuẩn tồn tại tốt ở đất đủ ẩm, thoáng khí, nhưng bị kìm hãm ở đất khô và
đất bị ngập nước. Vi khuẩn R. solanacearum lây lan chủ yếu qua đất nhưng cũng dễ
dàng truyền lan theo nguồn nước, qua mưa gió và qua những vết thương cơ giới,
qua dụng cụ sản xuất của con người, cũng có thể qua vết thương ở rễ do côn trùng
và tuyến trùng gây ra (Middleton và Hayward, 1990).
2.6. Triệu chứng gây bệnh và biện pháp phòng trừ
2.6.1. Triệu chứng gây bệnh
a. Trên cây ớt
Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các
lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình lình héo nhanh nhưng lá không vàng.
Chẻ thân ở phần gốc và rễ ta thấy các mạnh nhựa biến thành màu xám đất đến nâu
nếu nhúng phần bị cắt vào nước ta sẽ thấy dòng vi khuẩn tuôn ra có màu trắng sữa.

Hình2: bệnh héo xanh trên ớt do vi khuẩn R. solanacearum
(nguồn: nhanong.com.vn)

4



b. Triệu chứng trên dây khoai tây
- Thường ban đầu cây có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày
thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng. Khi cây bị héo
nhưng vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng
nhánh, gốc cây bị thối nhũn.
- Củ bị bệnh, ở phần cuối củ hay mắt củ có dịch hơi nhầy màu trắng, sau chuyển
thành màu trắng ngà, đục như sữa, nếu bị nặng củ sẽ bị thối nhũn, bóp nhẹ sẽ thấy sủi
bọt, chất dịch có mùi hôi. Khi bổ củ thấy có một vòng nâu sẫm hoặc nâu đen ở ngoại
bì.

Hình3: bệnh héo xanh trên khoai tay do vi khuẩn R.solanacearum
(nguồn:benh-heo-xanh-tren-khoai-.blogspot.com)

c. Triệu chứng trên cây cà chua
Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và
thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây
bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu
trắng sữa chảy ra.
Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá
phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy
gục xuống và chết.
5


Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh về một
phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Quan sát những cây
nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân sù sì đó là nét triệu
chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn.


Hình4: cà chua bị bệnh héo xanh do vi khuẩn R.solanacearum
(vietnamnongnghiepsach.com.vn)
d. Triệu chứng trên cây lạc
Ban đầu các lá non trên phần ngọn cây héo rũ xuống khi trời nắng. Ban đêm hoặc khi
trời mát cây có thể phục hồi không biểu hiện triệu chứng này. Cây con bị bệnh héo
đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh, trên cây bệnh giai đoạn lớn hơn lá bị héo có màu
xanh tái, thông thường một vài cành héo trước sau đó toàn bộ cây héo. Một số trường
hợp lá non hoá nâu vẫn dính trên thân. Rễ và quả lạc bị thối đen. Bệnh hại nặng nhất
vào giai đoạn lạc đâm tia, tạo quả.

Hình5: bệnh héo xanh trên cây lạc do vi khuẩn R.solanacerum
(nguồn: nhanong.com.vn)

6


2.6.2. Biện pháp phòng trừ
- Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do
vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.
- Biện pháp canh tác, kỹ thuật:
+ Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây
khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước. Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên
một chân đất.
+ Xử lý hạt giống trong nước nóng 50 0C trong 25 phút.
+ Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.
+ Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
- Biện pháp cơ giới vật lý:
+ Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.

+ Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu
hái trái.
- Biện pháp hóa học:
+ Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát hiện
sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP… có thể hạn chế
được bệnh.
III. VI KHUẨN ERWINIA CAROTOVORA
3.1. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới nguyên nhân gây bệnh thối nhũn đã được xác định là do vi khuẩn
Erwinia carotovora. Vi khuẩn đã gây bệnh và phát hiện được ở hầu hết các vùng trên
thế giới (Bradbury,1986).
3.2.

Phân loại

- Phân loại: Theo Winslow và ctv (1920), loài Erwinia thuộc:
Giới (Kingdom) : Bacteria
Ngành (Phylum) : Proteobacteria
Lớp (Class) : - Proteobacteria
Bộ (Order) : Enterobacteriales
Họ (Family) : Enterobacteriaceae
7


Giống (Genus) : Erwinia
Loài Erwinia là một thành viên của họ vi khuẩn Enterobacteriaceae, được chia thành
2 nhóm: nhóm gây thối mềm (soft rot) hay “carotovora” và nhóm gây bệnh héo hoặc
tàn rụi cây trồng “non – soft rot” hay “amylovora”.
3.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo
hình thái tế bào vi khuẩn được quan sát dưới kính hiển vi điện tử: vi khuẩn có dạng

hình gậy, đơn lẻ hoặc thành từng cặp, có từ 2-8 roi, trên môi trường nhân tạo khuẩn
lạc màu trắng xám. Không tạo thành bào tử, không có vỏ nhờn, có khả năng di động
do có lông roi bao quanh và có kích thước trung bình từ 0,6-0,72-2,5 μm. Bằng
phương pháp thử các phản ứng sinh hóa đã xác định được Erwinia carotovora subsp.
carotovora: vi khuẩn Gram âm, kị khí tùy nghi, hóa lỏng pectate (liquefied pectate)
trên môi trường CVP.

hình 6: hình dạng vi khuẩn erwinia carotovora
(nguồn: gettyimages.com)

3.4.

Điều kiện phát sinh và phát triển

Bệnh thối nhũn phát sinh phát triển mạnh ở đất trồng cải đã nhiễm bệnh vụ trước,
ruộng không thoát nước, rễ phát triển kém cũng làm cho bệnh nặng hơn.
- Vi khuẩn phát triển trong phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 27 – 320C, độ pH thích hợp
là 7, thời tiết có ẩm độ và nhiệt độ cao rất thích hợp cho sự xâm nhiễm của vi khuẩn.
3.5.

Cách lưu tồn và lan truyền

- Vi khuẩn gây bệnh tồn tại ở tàn dư cây bệnh, rễ cây bệnh thối mục trong đất, ngoài
ra nó còn tồn tại trong cơ thể một số loài côn trùng, dụng cụ canh tác, duy trì trên
nhiều loài ký chủ trên đồng ruộng.
8


-Vi khuẩn có thể tồn tại qua nhiều ký chủ khác nhau. Vi khuẩn tồn tại được 15 ngày
nếu ta không tách nó ra khỏi ký chủ.

- Vi khuẩn lây lan nhờ nước, côn trùng (rệp, bọ nhảy, sâu hại…) và hoạt động của
con người, chúng xâm nhập vào cây trồng qua vết thương ở rễ, thân, lá.
- Côn trùng chẳng những là môi giới mà còn là tác nhân truyền bệnh. Vi khuẩn tồn tại
ở miệng, tuyến nước bọt của côn trùng ( bọ nhảy, sâu xanh).
3.6.

Triệu chứng và biện pháp phòng trừ

3.6.1. Triệu chứng
Triệu chứng bệnh thối thân vi khuẩn Erwinia carotovora trên cây ngô (cây bắp):
Bệnh thường biểu hiện vào giữa mùa khi thấy cây bị đổ một cách nhanh chóng. Ban
đầu trên các đốt gần mặt đất thường xuất hiện những đốm nâu dạng ngậm nước, mềm
hay nhớt. Các mô trên thân ngô (cây bắp) có dạng ngậm nước và có mùi hôi. Lá bị
héo và thối nhũn.

Hình7: bệnh thối thân di vi khuẩn Erwinia carotovora
(nguồn: camnangcaytrong.com)

9


Triệu chứng bệnh thối ướt củ trên củ khoai tây do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra:
Củ bị bệnh thối và ướt có mùi khó ngửi, vỏ thường chuyển màu nâu đến nâu sẫm, củ
mềm. Vỏ củ bị biến thành cái bọc đầy nước. Thịt củ bị thối nhũn và có nước dịch
chảy ra. Trên bề mặt củ, ở phần mô bệnh đôi khi thấy có bọt nước màu vàng. Nếu cắt
củ bệnh sẽ thấy thịt củ bị thối nát, có màu vàng nâu

Hình 8: bệnh thối ướt củ trên khoai tây
(nguồn: camnangcaytrong.com)


Triệu chứng bệnh thối nhũn vi khuẩn Erwinia carotovora trên bắp cải:
Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo
thành những đốm mọng nước, sau đó thối và nhũn. Vết bệnh theo cuống lá phát triển
lên phía trên làm cho cả lá bị vàng và thối nhũn. Các lá phía trên cũng có thể bị bệnh
và cả cây bị thối. Khi cây bị bệnh, các tế bào trở nên mềm, có nước và nhớt, có mùi
lưu huỳnh.

10


Hình 9: bệnh thối nhũn vi khuẩn Erwinia carotovora trên bắp cải
(nguồn: camnangcaytrong.com)

3.6.2. Biện pháp phòng trừ

Triệu chứng bệnh thối củ gừng do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra:
- Vết bệnh lúc đàu là một đốm nhỏ màu nâu xám hơi mọng nước. Sau đó vết bệnh
lớn dần và ăn sâu vào bên trong làm củ bị thối. Thói củ do vi khuẩn khác với
bệnh thối khô do nấm là củ bị mềm nhũn, cắt ngang chỗ thối thấy có dịch nhờn
hoặc khi ấn tay vào có xì mũ hoặc nước, có mùi hôi rất khó chịu. Cây bị bệnh lá
úa vàng và đỗ gục. Bệnh còn gây hại trong thời gian bảo quản.

Hình10: bệnh thối củ gừng do vi khuẩn Erwinia carotovora
(nguồn: nongsanviettuan.com)
11


3.6.2. biện pháp phòng trị
Biện pháp canh tác:
- Đối với những ruộng rau chuyên canh: Trước mỗi vụ trồng rau cần thu gom sạch

toàn bộ các tàn dư thực vật trên đồng tiêu hủy đi để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên
đồng ruộng.
- Đất trồng trong mùa mưa cần được làm kỹ, phơi ải và bón vôi khoảng 2030kg/1000 m2 đất trước khi trồng khoảng 10 - 15 ngày để khử trùng đất. Lên luống
hình mai rùa để tránh ngập úng cục bộ cho ruộng rau. Bà con cần chú ý chọn ruộng
có địa hình cao ráo có khả năng tiêu thoát nước khi cần thiết. Đối với chân ruộng thấp
phải lên luống cao, có rãnh thoát nước thật tốt.
- Trong quá trình chăm sóc, bón phân, không nên bón quá nhiều phân đạm; phải kết
hợp bón cân đối với phân lân và kali, có bổ sung phân chuồng hoai mục bón lót ở đầu
vụ khi làm đất.
- Khi chăm sóc tránh gây xây sát cho cây, tránh lây lan nguồn bệnh qua dụng cụ lao
động.
- Trồng rau trong nhà màng hay nhà có che lưới có tác dụng hạn chế lực của hạt nước
mưa rơi trực tiếp lên lá cây và đất trồng. Nhờ vậy mà các bộ phận non, mềm, yếu của
cây không bị thủng, rách và hạn chế nhiễm nấm khuẩn gây bệnh. Hiện nay, hình thức
làm nhà có lưới che trần (nhà lưới hở) được áp dụng phổ biến để giảm tác hại do hạt
mưa đối với sản xuất các loại rau ăn lá.
* Biện pháp hóa học:
Xử lý thuốc trừ bệnh kịp thời khi vừa thấy dấu hiệu ruộng rau bị nhiễm khuẩn bằng
các loại thuốc phòng trừ bệnh có hoạt chất Kasugamycin 2% (Kasumin
2L), Metalaxyl 95% (Alfamil 25 WP, Ridomil 240 EC, 5G), hoặc thuốc có gốc đồng
(Copper-B 75WP, copper sulfat), … 5 - 7 ngày/lần và tuân thủ thời gian ngưng phun
thuốc cách ly trước khi thu hoạch đối với rau tùy theo khuyến cáo của từng loại thuốc
dùng để đảm bảo sản phẩm rau khi thu hoạch không còn lưu tồn hóa chất BVTV và
an toàn cho người tiêu dùng.

12


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Vũ Phến, Phan Thị Mỹ Phúc, Nhan Hoàng Phong và Duy Văn Ai
(2010).Tuyển Chọn Vi Khuẩn Vùng Rễ Kích Thích Tăng Trưởng Và Phòng Trừ Sinh
Học Bệnh Héo Xanh Do Vi Khuẩn Ralstonia Solanacearum Trên Cây Cà Chua. Tạp
chí Khoa học 2010:15a 97-106
2.
Nguyễn Tất Thắng, Đỗ Tấn Dũng và Nguyễn Văn Tuất (2011). Nghiên Cứu
Bệnh Héo Xanh Vi Khuẩn ( Raltonia Solanacearum Smith) Hại Cây Khoai Tây Vùng
H) Nội - Phụ Cận V) Biện Pháp Phòng Trừ. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011:
Tập 9, số 5: 725 – 734
3.
Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Vẽ, Đoàn Thị Kiều Tiên, Nguyễn Thị Thu Nga
và Trần Thị Ba(2016). Đánh Giá Khả Năng Gây Bệnh Của Các Chủng Vi Khuẩn
Ralstonia Solanacearum Và Bước Đầu Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Các Gốc Ghép Ớt
Đến Khả Năng Chống Chịu Bệnh Héo Vi Khuẩn Trên Ớt Sừng Trong Điều Kiện Nhà
Lưới. Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp
(2016)(3): 241-248.
4.
Lê Thị Thanh Thủy.Nghiên Cứu, Tuyển Chọn Vi Sinh Vật Đối Kháng Vi
Khuẩn Ralstonia Solanacearum Gây Bệnh Héo Xanh Cây Trồng. Tóm Tắt Luận Án
Tiến Sĩ Sinh Học. Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên,2014.
5.
Nguyễn Tất Thắng. Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia
solanacearum Smith hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội, phụ cận và biện pháp
phòng trừ, 2013
6.
Nguyễn Thị Thanh Hà. Phát hiện vi khuẩn Erwinia carotovora subsp.
carotovora trên cây địa lan (Cymbidium) bằng phương pháp PCR,2006.
7. Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999. Bệnh vi khuẩn và virut hại câu trồng. NXB
Giáo dục.
8. Nguyễn Thị Thu Hà. Nghiên cứu cách sử dụng vi khuẩn nội sinh có khả năng

phân hủy N-accyl-L-homoserine lactones (AHLs) trong phòng trừ bệnh thối nhũn
khoai tây do vi khuẩn erwinia carotovora supsp. carotovora.Luận văn thạc sỹ
nông ngiệp. Học viện nông nghiệp Việt Nam, 2015.
9. Trần Thị Diền, 2007. Điều tra hiện trạng canh tác gừng và Ứng dụng biện pháp
phòng trừ tổng hợp đối với bệnh thối củ gừng tại huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang”.
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Nông Học. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD,
ĐHCT.

13



×