Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phân tích những vấn đề chung về nghĩa vụ trong Luật La Mã và so sánh với quy định về nghĩa vụ BLDS 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.95 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
Luật La Mã được xây dựng cách đây hàng ngàn năm và được coi là bộ luật có
sức ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi nhất đến hệ thống pháp luật của các quốc gia
hiện đại. Vì nhiều lý do trong lịch sử, Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng sâu
sắc bởi pháp luật La Mã đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự Bộ luật dân sự Việt Nam
hiện hành đã kế thừa những quy định trong Luật Lã Mã để xây dựng nên những
quy định pháp luật hiện hành.Đặc biệt trong phần nghĩa vụ chung BLDS đã kế thừa
và phát triển mạnh mẽ các quy định được ghi nhận trong Luật La Mã trước đây.Để
hiểu rõ về Luật Lã Mã cũng như những điểm giống và khác biệt trong quy định về
nghĩa vụ chung giữa Luật La Mã và BLDS hiện hành,nhóm chúng em lựa chọn đề
tài số 7: “Phân tích những vấn đề chung về nghĩa vụ trong Luật La Mã và so sánh
với quy định về nghĩa vụ BLDS 2015” để làm rõ hơn vấn đề này.

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về Luật La Mã
Thuật ngữ Luật La Mã: Theo tiếng anh thuật ngữ Luật La Mã được gọi là Roman
law đó là hệ thống pháp luật của Roma cổ đại. Sử dụng thuật ngữ Luật La Mã theo
nghĩa rộng có nghĩa là Luật La Mã không chỉ là hệ thống của Roma cổ đại mà còn
là luật được áp dụng xuyên suốt ở Châu Âu cho tới tận cuối thế kỷ thứ XVIII, thậm
chí sự áp dụng Luật La Mã còn kéo dài hơn ở một số quốc gia như nước Đức.
Luật La Mã là hệ thống luật cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm
(449 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cả Đế quốc La Mã. Các nguồn
của Luật La Mã thời Cổ đại được sưu tập trong Corpus Iuris Civilis được tái khám
phá trong thời kỳ Trung cổ và mãi cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là nguồn luật
pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Vì thế mà người ta cũng có


thể gọi các luật lệ có hiệu lực trên lục địa châu Âu trong thời kỳ Trung cổ và trong
thời gian đầu của thời kỳ Hiện đại là Luật La Mã.
* Luật La Mã thời Cổ đại
Đầu tiên, Luật La Mã là luật được hình thành từ việc hành luật lâu năm theo tập


quán không có luật viết. Một trong những tác phẩm luật ra đời sớm nhất là Bộ luật
12 bảng (tiếng La Tinh: lex duodecim tabularum), thành hình vào khoảng năm 450
trước Công Nguyên. Ngành luật học La Mã đạt đến đỉnh cao nhất trong những thế
kỷ đầu tiên của thời kỳ hoàng đế (thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 3). Trong thời gian
cuối của thời Cổ đại các học thuyết của ngành luật học cổ điển này có nguy cơ bị
lãng quên. Để chống lại xu hướng đó Hoàng đế Justinian I đã ra lệnh sưu tập lại
các bản văn luật cũ. Tác phẩm luật mà sau này được biết đến dưới tên Corpus Iuris
Civilis bao gồm các quyển sách dạy về luật (công bố năm 533), tập san các bài văn
của các luật gia La Mã (tiếng La Tinh: digesta hay pandectae), các đạo luật do
hoàng đế ban hành (Codex Iustinianus, công bố năm 534) và các đạo luật đã được
sửa đổi bổ sung (novellae).
* Luật La Mã trong thời kỳ Trung Cổ và trong thời Hiện đại
Trong Đế quốc Byzantine bộ luật của Justinian vẫn là cơ sở cho việc thực thi luật
pháp. Trong thế kỷ thứ 9 Hoàng đế Leo VI (886–912) cho ra đời bộ luật Byzantine
mà về cơ bản là từ bản dịch ra tiếng Hy Lạp của Codex Iustinianus và các digesta.
Thế nhưng Luật La Mã đã đi vào lãng quên trong Tây Âu trong thời gian đầu của
thời Trung cổ. Đặc biệt là người ta không còn biết đến các digesta nữa. Vào
khoảng năm 1050 các bản văn này được tái khám phá. Bắt đầu từ thời điểm này
các luật gia người Ý là những người đầu tiên tiếp tục dựa vào Luật La Mã mà
trường luật của họ tại Bologna đã phát triển thành một trong những trường đại học
đầu tiên của châu Âu. Những người bình chú dân luật (glossator) diễn giải và hiệu
chỉnh lại các bài văn theo nhu cầu và phương pháp đương thời. Sau đấy những


người bình luận (commentator) biên soạn các bài văn về luật thành thành những tác
phẩm mang tính thực tiễn.
Khi chính thể chuyên chế và thời kỳ Khai sáng bắt đầu, luật tự nhiên lại chiếm vị
trí nổi bật. Vào đầu thế kỷ 19, cùng với Trường phái Luật lịch sử mà người đại diện
nổi bật là Friedrich Karl von Savigny, người ta lại bắt đầu quay lại với Luật La Mã.
Ngay các bộ luật dân sự hiện đại - như Bộ luật Dân sự Đức và Bộ luật Dân sự Áo

trong văn bản đầu tiên – cũng thành hình trước tiên là từ Luật La Mã .
II. Những vấn đề chung về nghĩa vụ trong Luật La Mã
1. Khái niệm nghĩa vụ
1.1.Định nghĩa
Nếu quyền sở hữu biểu hiện một tài sản thuộc về một chủ thể nhất định thì nghĩa
vụ là mối quan hệ giữa các chủ thể trong việc dịch chuyển tài sản. Nghĩa vụ được
phát sinh sau khai các chủ thể có những thỏa thuận về chuyển giao tài sản đó.
Theo các tài liệu cổ của La Mã thì nghĩa vụ được định nghĩa như sau:
Nghĩa vụ là sự ràng buộc của các chủ thể, trong đó người ta phải thực hiện một số
hành vi theo pháp luật quy định. Bản chất của nghĩa vụ không phải là làm một việc
nào đó, làm ra một tài sản hay thực hiện địa dịch mà là mối quan hệ giữa chúng ta
và theo đó họ phải cho ta một vật, phải thực hiện hoặc kiềm chế không làm được
một việc.
Trong quan hệ nghĩa vụ một bên có quyền yêu cầu được gọi là trái chủ, một bên có
nghĩa vụ thực hiện yêu cầu được gọi là thụ trái. Nghĩa vụ được thiết lập trước tiên
dựa vào sự tin tưởng giữa chủ nợ và con nợ (Credo- tôi tin). Chủ nợ tin tưởng vào
con nợ sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của họ và nghĩa vụ được chấm dứt thông qua việc
thực hiên nghĩa vụ. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội, nghĩa vụ
còn được thiết lập dựa trên nhiều cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, tính trung thực vẫn


là một trong các nguyên tắc để áp dụng khi thiết lập nghĩa vụ cũng như thực hiện
nghĩa vụ.
1.2. Đặc điểm của nghĩa vụ
Từ quy định trên có thể thấy nghĩa vụ là một loại quan hệ, trong đó phải có it nhất
là hai bên là bên có quyền và bên có nghĩa vụ mỗi bên có thể có một hoặc nhiều
chủ thể tham gia. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên có quyền, nếu
không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý
nhất định. NVDS là một loại quan hệ pháp luật dân sự, do vậy cũng mang những
đặc điểm chung của loại quan hệ này. Bên cạnh đó, NVDS vẫn có những nét đặc

thù, riêng biệt cụ thể.
Thứ nhất, nghĩa vụ là một quan hệ tài sản: quan hệ tài sản được hiểu là mỗi quan
hệ giữa các bên thông qua một lợi ích vật chất cụ thể mà các bên cùng hướng tới.
Hành vi thực hiện nghĩa vụ có thể là sự chuyển dịch tài sản giữa các bên hoặc là
một loại quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi.
Thứ hai, nghĩa vụ là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các con nợ và chủ nợ:
nghĩa vụ tự nhiên vẫn có hiệu lực pháp luật với tư cách là căn cứ phát sinh quyền
của chủ nợ nhưng không bắt buộc thi hành. Tuy nhiên nghĩa vụ là mối quan hệ
pháp lý, bởi vậy việc thực hiện nghĩa vụ không chỉ còn là phạm trù thuộc chủ nợ
và con nợ mà còn bị ràng buộc và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Thứ ba, hành vi thực hiện nghĩa vụ của con nợ luôn mang lại lợi ích cho chủ nợ.
Xuất phát từ mục đích của các bên khi tham gia quan hệ NVDS là hướng tới một
lợi ích nhất định ( thường là tài sản) thì con nợ sẽ có nghĩa vụ phải làm cho chủ nợ
một công việc thông qua đó chủ nợ sẽ dành được quyền lợi nhất định.
Thứ tư, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ đối nhân: Quan hệ đối nhân là quan hệ
mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một bên xác định , hoặc cả hai bên
đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau. Quyền và nghĩa vụ của


các bên chủ thể trong quan hệ NVDS vừa đối lập lại vừa có mối quan biện chứng
với nhau.
2. Phân loại nghĩa vụ
Như vậy, nghĩa vụ là sự ràng buộc của các chủ thể, trong đó người ta phải thực
hiện một số hành vi theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ được phát sinh trên
những sự kiện khác nhau mà pháp luật thừa nhận. Theo căn cứ làm phát sinh nghĩa
vụ thì các Luật gia La Mã chia nghĩa vụ tư pháp La Mã thành hai loại chủ yếu là
nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ( ex contractu ) và nghĩa vụ từ hành vi vi phạm
pháp luật. Ngoài ra còn một số loại nghĩa vụ khác.
2.1. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là nghĩa vụ bắt nguồn từ sự thỏa thuận, hợp đồng

hay khế ước. Ở đây hai hay nhiều chủ thể thỏa thuận với nhau và làm phát sinh
một quan hệ nghĩa vụ.
Theo quan niệm của Luật Lamã, “Nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng là do các
bên tự nguyện thỏa thuận và các nghĩa vụ này trong chừng mực có thể thỏa thuận
và những nghĩa vụ này trong chừng mực có thể dịch chuyển được và dịch chuyển
cho những người thừa kế”.
Theo Geoffrey Samuel, khái niệm hợp đồng trong hệ thống Civil law bị chi phối
bởi ba nguyên tắc.
“ Thứ nhất, hợp đồng được xem là kết quả chung của sự gặp gỡ ý chí của các
bên. Thứ hai, đó là pháp luật do các bên lập ra để ràng buộc chính các bên trong
hợp đồng. Vì sự ràng buộc của hợp đồng không chỉ là hiệu lực pháp lý được dự
liệu bởi các bên, mà đó còn là hiệu lực được đảm bảo bởi pháp luật, bởi tập quán
hoặc bởi yêu cầu của nguyên tắc thiện chí, nhằm xác lập trách nhiệm thực thi hợp
đồng phù hợp với bản chất của hợp đồng. Nguyên tắc thứ ba là tự do hợp đồng:
các bên được tự do, trong phạm vi giới hạn của luật công và trật tự công cộng, để


tạo ra loại hợp đồng mà họ muốn, thậm chí điều đó có thể là vô lý theo cách nhìn
nhận của người khác”.
Như vậy, nghĩa vụ trong hợp đồng của người La Mã tuy còn đơn giản nhưng
cũng thể hiện hai trong ba nguyên tắc trên mà chưa có sự đảm bảo của pháp luật
nhà nước.. Tuy nhiên, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là cơ sở quan trọng quyền và
nghia vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
2.2. Nghĩa vụ từ các hành vi vi phạm pháp luật.
Nghĩa vụ phát sinh từ các hành vi vi phạm pháp luật là nghĩa vụ phát sinh từ việc
do gây ra thiệt hại nếu một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác về tài
sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì có nghĩa vụ phải
bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do mình gây ra.
Việc phân biệt nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với nghĩa vụ phát sinh từ các hành
vi vi có ý nghĩa rất lớn về việc thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ từ các hành vi vi

phạm pháp luật thì bản chất không thể dịch chuyển cho những người thừa kế. Việc
dịch chuyển cho những người thừa kế đối với nghĩa vụ do hành vi vi phạm pháp
luật chỉ được thực hiện khi người thừa kế được lợi do chính hành vi vi phạm pháp
luật của người vi phạm..
Cho đến nay vấn đề bồi thường thiệt hại về nhân thân trong pháp luật La mã vẫn
chưa có quan điểm thống nhất. Nhưng vấn đề bồi thường thiệt hại về tài sản chiếm
vị trí quan trọng hàng đầu. Việc tính toán thiệt hại phải bồi thường được xác định
phải là thiệt hại trực tiếp mà không được suy đoán tùy tiện.
2.3. Các loại nghĩa vụ khác.
Tuy hai căn cứ nêu trên được coi là chủ yếu và quan trọng nhất lam phát sinh nghĩa
vụ. Nhưng do sự phức tạp của quan hệ xã hội, các nhà Luật gia La Mã nhận thấy
còn có những nghĩa vụ phát sinh từ những căn cứ mà không được liệt vào hợp
đồng cũng như là hành vi vi phạm .


Nghĩa vụ như từ hợp đồng, là trường hợp nếu một người không ủy quyền cho một
người khác thực hiện công việc nhưng vì quyền lợi của chính người có công việc
đó mà họ tự nguyện thực hiện công việc cho họ. Trong trường hợp này giữa người
có công việc và người thực hiện công việc phát sinh nghĩa vụ tương tự như người
có công việc ủy quyền cho người thực hiện công việc đó, như là giữa họ có hợp
đồng và được lợi từ tài sản không có căn cứ pháp luật.
Nếu các hành vi vi phạm được xác định bởi luật pháp thì người thực hiện những
hành vi đó phải chịu trách nhiệm do hành vi của mình. Nếu một người có hành vi
hoặc tài sản đe dọa gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác thì phải chịu nghĩa
vụ từ việc này. Do vậy, nghĩa vụ này được gọi là nghĩa vụ như từ vi phạm.
3. Xác lập nghĩa vụ
3.1. Xác lập nghĩa vụ bằng hành vi pháp lý
3.1.1. Tổng quan
Nghĩa vụ đơn phương và nghĩa vụ song phương: Nghĩa vụ đơn phương được bảo
đảm thực hiện bằng một quyền khởi kiện theo luật (gọi là condictiones); Nghĩa vụ

song phương được bảo đảm bằng một quyền khởi kiện ngay tình (judicia bonae
fidei).
* Quyền khởi kiện theo luật (Condictiones): được chia thành ba nhóm: Khởi kiện
chắc chắn theo giá trị, Quyền khởi kiện chắc chắn theo giá trị tương đối và quyền
khởi kiện không chắc chắn.
*Quyền khởi kiện ngay tình (Judicia bonae fidei): là biện pháp chế tài đối với
người vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng song vụ mà đang trong tình
trạng không ngay tình (không trung thực theo ngôn ngữ pháp lý Việt Nam). Khi
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, người khởi kiện phải viện dẫn được căn cứ xác lập
nghĩa vụ (hợp đồng), sự vi phạm nghĩa vụ và yêu cầu của mình.


3.1.2. Hợp đồng
Nghĩa vụ có thể được xác lập từ hợp đồng.
* Khái niệm: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập nghĩa vụ. Thực
ra, trong quan niệm các nhà làm Luật La Mã, chỉ có bốn loại hợp đồng: mua bán,
thuê, lập công ty, và ủy quyền, bản chất là sự thỏa thuận nhằm xác lập nghĩa vụ ,ột
khi đã có động thái nào đó cho thấy hợp đồng bắt đầu được thực hiện.
* Phân loại hợp đồng: Hợp đồng được phân loại theo nhiều căn cứ:
- Dựa vào căn cứ xác lập, ta có hợp đồng thực tại, hợp đồng miệng, hợp đồng ưng
thuận, hợp đồng viết.
- Dựa vào đặc điểm của biện pháp chế tài, ta có hợp đồng theo pháp luật và hợp
đồng ngay tình.
- Dựa vào hiệu lực hợp đồng, ta có hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
Theo quan niệm của luật La Mã, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là do các bên tự
nguyện thỏa thuận và những nghĩa vụ này trong chừng mực có thể dịch chuyển
được và được dịch chuyển cho những người thừa kế.
3.2. Xác lập nghĩa vụ không theo ý chí, sự kiện pháp lý
Nghĩa vụ được xác lập khi có những sự kiện pháp lý.
* Khái niệm: Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ là một sự kiện có nguồn gốc

từ hành vi trái pháp luật hoặc từ hành vi gần như trái pháp luật của con người.
Hành vi trái pháp luật là hành vi có ý thức của một người nhằm gây thiệt hại cho
người khác (về thân thề hoặc tài sản). Ý thức có thể mangt ính chất lỗi cố ý hoặc
vô ý. Trong mọi trường hợp, người gây thiệt hại không hề muốn xác lập bất kì
nghĩa vụ nào đối với người bị thiệt hại và nghĩa vụ được xac lập bởi sự ràng buộc
của Luật. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm tư pháp (delicta privata) phân biệt
với hành vi được coi là phạm tội (Crimina public). Tuy nhiên, các hành vi vi phạm


tư pháp chịu những chế tài không khác gì những chế tài hành chính hoặc chịu
hinhg phạt như chế tài hình sự theo pháp luật hiện nay.
Hành vi gần như trái pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho người khác (về thân
thẻ, tài sản) do tác động của đồ vật hoặc súc vật thuộc quyền sở hữu của người gây
thiệt hại, ngoài sự kiểm soát của người này.
Hành vi xâm phạm thân thể là hành vi của một người gây thiệt hại cho người khác
về phương diện thân thể vật lý hoặc phương diện tinh thần. Việc xâm phạm thân
thể được thực hiện dưới hình thức dùng vũ lực nhẹ ( xâm phạm vật chất) hoặc cử
chỉ, lời lẽ mang tính thóa mạ (xâm phạm tinh thần).
Hành vi xâm phạm tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Khách thể
bị xâm hại là sản nghiệp chứ không phải nhân thân. Về phương diện dân sự hành vi
xâm hại tài sản tạo ra tình trạng được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật:
có một người được lợi, một người bị thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa tình
trạng được lợi và tình trạng thiệt hại.
Nghĩa vụ từ các hành vi vi phạm thì bản chất không thể dịch chuyển cho những
người thừa kế. Việc dịch chuyển cho những người thừa kế đối với nghĩa vụ do
hành vi vi phạm pháp luật chỉ được thực hiện khi người thừa kế được lợi do chính
hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm.
3.3. Xác lập nghĩa vụ theo các căn cứ khác
Tuy hai căn cứ quan trọng nêu trên được coi là hai căn cứ chủ yếu và quan trọng
nhất để làm phát sinh nghĩa vụ. Nhưng do sự phức tạp của quan hệ xã hội cũng như

sự phát triển kinh tế. Các Luật gia La Mã nhận thấy còn những căn cứ mà không
được liệt vào hợp đồng cũng như là hành vi vi phạm và được gọi chung là căn cứ
khác.
Trong trường hợp một người không ủy quyền cho một người khác thực hiện công
việc nhưng vì quyền lợi của mình người có công việc đó, mà họ tự nguyện thực


hiện công việc cho họ. Trong trường hợp này giữa người có công việc và người
thực hiện công việc phát sinh nghĩa vụ tương tự như người có công việc ủy quyền
cho người thực hiện công việc đó, như là giữa họ có hợp đồng. Nghĩa vụ dạng này
được gọi là nghĩa vụ như từ hợp đồng. (ex quasi contractu).
Nếu các hành vi vi phạm được xác định bởi pháp luật thì người thực hiện những
hành vi đó phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của họ. Các hành vi vi phạm
tư pháp được xác định bởi luật pháp và luôn giới hạn. Những hành vi vi phạm
nhưng không được quy định trong pháp luật cũng được coi là hành vi vi phạm tư
pháp và phải chịu trách nhiệm. Nghĩa vụ được thiết lập trong trường hợp này được
gọi là nghĩa vụ phát sinh như từ vi phạm (ex quasi delictu).
4. Các bên trong nghĩa vụ
4.1. Tính nhân thân của quan hệ nghĩa vụ
Theo quan niệm của các luật gia là mã quan hệ nghĩa vụ là quan hệ mang tính nhân
thân.Chủ nợ chỉ có quyền yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ,chỉ con nợ mới phải
thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ . Đó là mối quan hệ riêng giữa chủ nợ và con nợ
mà không liên quan đến người thứ ba.Vì vậy không thể chuyển đổi quyền của chủ
nợ và nghĩa vụ của con nợ cho người thứ ba thậm chí không thể tham gia nghĩa vụ
thông qua đại diện cũng nhé không thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện
quyền yêu cầu cũng nhé như thực hiện nghĩa vụ.Với quan niệm này nghĩa vụ tuyệt
đối không chuyển giao cho người thứ ba.
Cùng với sự phát triển kinh tê và các quan hệ thương mại phát triển quan hệ “tính
nhân thân” trong nghĩa vụ dần dần thay đổi khi nghĩa vụ được xác lập và trường
hợp chuyển giao cho người thứ ba hoặc thông qua người thứ ba dựa trên nguyên

tắc không làm xấu đi tình trạng của con nợ cũng như không làm thiệt hại đến
quyền lợi của chủ nợ .


4.2.Thay đổi chủ thể trong nghĩa vụ
Tính nhân thân trong nghĩa vụ được loại trừ trước tiên khi trường hợp chủ nợ hoặc
con nợ chết .Quan niệm nghĩa vụ không thể dịch chuyển cho người thứ ba dẫn đến
tình trạng khi chỉ nợ hoặc con nợ chết thì nghĩa vụ bị coi là chấm dứt.Điều này dẫn
đến mâu thuẫn nội tại .Người thừa kế của con nợ tiếp nhận tài sản nhưng không
phải thực hiện nghĩa vụ của con nợ tiếp nhận tài sản của con nợ nhưng lại không
phải thực hiện nghĩa vụ của con nợ.Vì vậy khi người thừa kế tiếp nhân quyền của
người chết thì đồng thời phải tiếp nhận cả nghĩa vụ người chết để lại .Tương tự như
vậy nếu chủ nợ chết thì người thừa kế của chủ nợ phải tiếp tục thực hiện quyền của
chủ nợ thay thế chủ nợ đã chết thực hiện quyền yêu cầu . Như vậy thông qua việc
thừa kế nghĩa vụ đã được dịch chuyển cả phía chủ nợ lần phía con nợ.Các luật gia
La mã coi người thừa kế là tiếp tục nhân dân của người đã khuất kể cả về quyền và
nghĩa vụ .
4.3 Chuyển quyền yêu cầu
Việc chuyển quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ ban đầu không được thực hiện cả
khi chủ nợ và con nợ còn sống .Do sự phát triển của xã hội và kinh tế.Khi nền kinh
tế tự nhiên chuyển thành nền kinh tê hàng hoá thì việc chuyển quyển yêu cầu và
nghĩa vụ là điều cấp thiết.Bởi quan hệ nghĩa vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng
trong đời sống xã hội,các quyền và nghĩa vụ tài sản trở thành một phần quan trọng
trong sản nghiệp của các nhân.Để thỏa mãn yêu cầu này việc chuyển quyền yêu
cầu của chủ nợ là yêu cầu cấp thiết nhằm đơn giản hoá các thủ tục thanh toán cũng
như bảo đảm quyền của chủ nợ mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của con nơ.Để
thỏa mãn yêu cầu này của cuộc sống,pháp luật đã cho phép chuyển quyển yêu cầu
trách nhiệm về việc con nợ có thực hiện nghĩa vụ hay không
Tuy nhiên không phải tất cả các quyền yêu cầu đều được phép chuyển dịch những
quyền liên quan đến nhân thân của chủ nợ.



Để bảo vệ quyền lợi của con nợ pháp luật không cho phép dịch quyền yêu cầu cho
những người có thế lực, bởi họ có thể dùng ảnh hưởng của mình tác động lên quan
toà dẫn đên hậu quả xấu cho con nợ khi thực hiện nghĩa vụ
4.4.Chuyển nghĩa vụ
Chuyển nghĩa vụ là sự thỏa thuận giữa chủ nợ , con nợ và người thứ ba.Trong
chuyển quyền yêu cầu thì nhân thân của chỉ nợ không đóng vai trò quan
trọng,nhưng trong việc chuyển nghĩa vụ thì nhân thân lại đóng vai trò quan
trọng .Chủ nợ quan tâm đến nhân thân của con nợ và khả năng thực hiện nghĩa vụ
của con nợ.Vì vậy sự đồng ý của chỉ nợ không việc chuyển nghĩa vụ từ con nợ
sang người thứ ba là cần thiết và có tính chất bắt buộc.Trong sự thỏa thuận tau ba
này nghĩa vụ mới được xác lập trên cơ sở nghĩa vụ ban đầu với chỉ thể mới .
4.5 Nghĩa vụ nhiều người
Trong các quan hệ nghĩa vụ luôn có hai bên đối lập :bên chủ nợ và bên con nợ.Nếu
một bên có từ hai người trở lên thì nghĩa vụ được coi là nghĩa vụ nhiều người.Việc
phân định quyên của từng người trong bên có quyên hoặc bên có nghĩa vụ , quan
hệ giữa họ với nhau và giữa bên kia có những nghĩa vụ khác nhau.Việc phân định
nghĩa vụ trong các bên đều phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung
của nghĩa vụ.
* nghĩa vụ liên đới
Là nghĩa vụ nhiều người trong đó mỗi chủ nợ đều có quyển yêu cầu mỗi con nợ
thực hiện nghĩa vụ và mỗi con nợ đều có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với
chủ nợ. Nếu con nợ đã thực hiện nghĩa vụ với mỗi chủ nợ bất kỳ thì nghĩa vụ đó
được coi là chấm dứt đối với các chủ nợ khác, nếu nghĩa vụ có nhiều con nợ thì
một con nợ thực hiện toàn bộ nghĩa vui thì các con nợ khác được giải phóng khỏi
toàn bộ nghĩa vụ


Nghĩa vụ liên đới được thực hiện dưới các dạng :liên đới chủ động ; liên đới thị

động và liên đới hỗn hợp
* Nghĩa vụ theo phần
Là nghĩa vụ nhiều trong đó mỗi chỉ nợ trong số các chủ nợ chỉ có quyền yêu cầu
con nợ thực hiện phần nghĩa vụ đối với họ hoặc mỗi con nợ chỉ phải thực hiện
phần nghĩa vụ của họ đối với chủ nợ. Khi con nợ đã thực hiện xong phần của họ
đối với chủ nợ thì nghĩa vụ được coi là chấm dứt.
Các loại nghĩa vụ theo phần:
- Nghĩa vụ theo phần trong đó có nhiều chủ nợ;
- Nghĩa vụ theo phần trong đó có nhiều con nợ;
- Nghĩa vụ theo phần trong đó có nhiều con nợ và nhiều chủ nợ.
5. Thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ
5.1 Thực hiện nghĩa vụ
Nghĩa vụ được tồn tại trong một thời hạn nhất định, thậm chí có nhiều quan hệ
nghĩa vụ xác lập, thực hiện và chấm dứt gần như đồng thời. Tuy nhiên, việc xác lập
nghĩa vụ phục vụ cho mục đích các bên trong nghĩa vụ, bởi thông qua việc thực
hiện nghĩa vụ mới thỏa mãn được mục đích của xấc lập nghĩa vụ. Do vậy việc thực
hiện nghĩa vụ phải tuân thủ các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, con nợ thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của chính con nợ hoặc con
nợ có quyền đối với tài sản đó. Trường hợp nghĩa vụ có liên quan đến nhân thân
con nợ phải do chính con nợ thực hiện mà không được thông qua người đại diện
( Nếu một người trả nợ nhầm cho một người không phải là chủ nợ tiếp nhận họ có
quyền kiện đời lại).
+ Thứ hai, việc thực hiện nghĩa vụ của con nợ phải do chính chủ nợ hoặc
người được chủ nợ ủy quyền tiếp nhận nghĩa vụ đó.


+ Thứ ba, nghĩa vụ phải được thực hiện đúng, phù hợp với nội dung nghĩa vụ.
Theo nguên tắc chung nếu không có sự đồng ý của chủ nợ, nghĩa vụ phải được
thực hiện toàn bộ mà không được phân chia theo phần, phải thực hiện đúng đối
tượng, không được thay đổi đối tượng nghĩa vụ.

+ Thứ tư, Nghĩa vụ phải được thực hiện đúng địa điểm. Theo nguyên tắc
chung, địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên tỏa thuận . Trong trường hợp không
có thỏa thuận nghĩa vụ được thực hiện tại nơi mà chủ nợ có thể khiến con nợ do
việc không thực hiện nghĩa vụ đó. Địa điểm kiện con nợ là nơi con nợ ở.
+ Thứ năm, Nghĩa vụ phải được thực hiện đúng thời hạn. Thời hạn thực hiện
nghĩa vụ có thể do các bên thỏa thuận hay do bản chất của hợp đồng hoặc nghĩa
vụ. Nếu không xác định rõ thời hạn, nghĩa vụ được thực hiện khi có yêu cầu của
chủ nợ.
Việc thực hiện không đúng kì hạn phát sinh hậu quả pháp lý nặng nề về phía
con nợ cũng như chủ nợ.
Khi con nợ chậm trễ thực hiện. Nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm nặng nề
hơn nếu chủ nợ không làm điều gì để hối thức con nợ thực hiện nghĩa vụ. Tuy
nhiên trong trường hợp, con nợ mặc nhiên được coi là bị chậm trễ mà không cần
phải sự hối thức từ phía chủ nợ. Như vậy nghĩa vụ thực hiện không đúng thời hạn
phát sinh hậu quả bớt lợi cho người chậm thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp chủ nợ chậm tiếp nhận nghĩa vụ thì chủ nợ phải chịu trách
nhiệm do việc tiếp nhận.
5.2. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ
Nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa con nợ và chủ nợ. Con nợ phải tự
nguyện thực hiện đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp con nợ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ sẽ phải chịu trách nhiệm do việc không thực hiện
đúng nghĩa vụ.


+ Thứ nhất: Hình thức trách nhiệm bằng nhân thân.
Đây là hình thức đầu tiên được sử dụng để thực hiện trách nhiệm do không
thực hiện nghĩa vụ. Hình thức này trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ trước
tiên nhằm vào nhân thân con nợ, do chính chủ nợ áp dụng những biện pháp “cần
thiết” nhằm buộc con nợ phải thực hiện nghĩa vụ như ( bắt giam con nợ, bán con
nợ làm nô lệ, thậm trí còn giết con nợ...) dần dần được chuẩn qua tòa án.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của pháp luật cũng như nền kinh tế, xã hội
trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ trong luật La Mã cũng thay đổi. Nhận
thấy việc áp dụng hình thức trách nhiệm nhằm vào nhân thân con nợ với mục đích
buộc con nợ phải thực hiện nghĩa vụ đôi khi không mang lại hiệu quả, bởi chính
con nợ không thể thực hiện được nghĩa vụ và nếu áp dụng các biện pháp nhằm vào
nhân thân thì mục đích của việc tham gia các quan hệ không đạt được. Do vậy đòi
hỏi phải thay thế bằng một hình thức mới phù hợp và tiến bộ hơn.
+ Thứ hai: Hình thức trách nhiệm bằng tài sản
Con nợ sẽ chịu trách nhiệm bằng tài sản nếu không thực hiện nghĩa vụ. Đây là
hình thức được hình thành dựa trên như cầu tất yếu bởi lợi ích kinh tế của chủ nợ.
Do vậy trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ dần chuyển từ hình thức áp dụng
vào nhân thân sang vào tải sản.
Trách nhiệm của con nợ được xác lập trên cơ sở lỗi của con nợ trong việc
không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ. Con nợ chỉ phải chịu trách nhiệm
do không thực hiện nghĩa vụ khi con nợ có lỗi trong thiệt hại của chủ nợ.
Con nợ phải quan tâm đến nghĩa vụ của mình, có ý thức trong việc thực hiện
nghĩa vụ đối với chủ nợ. Con nợ phải chịu trách nhiệm do lỗi cố ý mà không phụ
thuộc vào tính chất của hợp đồng, thậm trí thỏa thuận trước về việc chối từ yêu
cầu bồi thường do lỗi cối ý được coi là vô hiệu. Trong trường hợp con nợ có lỗi vô
ý nặng thì họ phải chịu trách nhiệm đối với mọi hợp đồng. Đối với các hợp đồng
được giao kết chủ yếu vì quyền lợi của người có nghĩa vụ thì con nợ phải chịu


trách nhiệm nặng nề hơn. Con nợ chỉ phải chịu do lỗi của mình với hành vi của
chính con nợ.
5.3 Bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ
Thiệt hại là tổn thất đối với tài sản hoặc thiệt hại mang tính nhân thân. Cho đến
nay vấn đề bồi thường thiệt hại về nhân thân trong pháp luật La Mã vẫn chưa có
quan điểm đồng nhất. Những vấn đề về bồi thường thiệt hại giữ vai trò hàng đầu.
+ Căn cứ để bồi thường thiệt hại:

Cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hành vi trái pháp luật ( không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, các hành vi vi phạm Tư Pháp).
Hành vi là những hành động, hoạt động biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan
và được kiểm nghiệm qua thực tế.
Trong pháp luật La Mã có hai loại thiệt hại: Tổn thất tực tế và lợi tức đáng ra
được nhận.
+ Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo giá trị thị trường, căn cứ vào thiệt
hại xảy ra, tài sản bị mất, bị hư hỏng. Việc xác định thiệt hại phải căn cứ vào điều
kiện, hoản cảnh cụ thể hay giá trị kinh tế của tài sản mà không tính mối liên hệ
nhân thân( được xác định đối với nô lệ).
Việc tính toán thiệt hại phải bồi thường được xác định phải là thiệt hại trực tiếp
mà không được suy đoán tùy tiện do việc thiếu quan tâm của người bị thiệt hại.
Việc xác định thiệt hại cũng được thực hiện theo phương thức, chỉ những thiệt hại
trực tiếp có thể tính toán được mà không phải những thiệt hại tương đương được
suy đoán do thiệt hại đầu tiên mang lại.


6. Chấm dứt nghĩa vụ
6.1. Nghĩa vụ thực hiện xong
Nghĩa vụ dân sự được hoàn thành xong khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ
hoặc một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền miễn cho việc thực
hiện tiếp. Việc hoàn thành nghĩa vụ theo đúng địa điểm, thời gian và phương thức
các bên đã thỏa thuận mà pháp luật đã quy định, tức là mục đích của nghĩa vụ đã
đạt được.
Nghĩa vụ đang tồn tại và khi thực hiện xong nghĩa vụ thì nghĩa vụ không còn tồn
tại về thực tế lẫn pháp lí . Về mặt hình thức pháp lí, nghãi vụ được tạo lập dưới
hình thức nào thì việc thực hiện xong nghĩa vụ cũng phải được thực hiện dưới hình
thức đó. Nếu nghĩa vụ dân sự được thiếp lập dưới hình thức bằng văn bản – phải
hủy văn bản tạo lập nghĩa vụ đó.
6.2. Đổi mới nghĩa vụ

Đổi mới nghĩa vụ là hợp đồng theo đó nghĩa vụ ban đầu được chấm dứt và thay thế
vào đó một nghĩa vụ mới. Theo Luật La mã, hình thức đổi mới nghãi vụ được thực
hiện thông qua hợp động miệng. Để thực hiện việc đổi mới nghĩa vụ cần pahir đảm
bảo rằng nghĩa vụ mới được tạp lập với mục đích thay thế nghĩa vụ ban đầu. Bởi
vậy, nghĩa vụ mới được thiết lập phải có yếu tố mới so với nghĩa vụ đầu tiên với cơ
sở mới, việc trả tiền của người mua đối với người bán được thay thế bằng một hợp
đồng vay; hoặc nội dung mới: chuyển vật được thay thế bằng việc chuyển tiền;
hoặc thay đổi chủ thể nghĩa vụ: chuyển quyền yêu cầu , chuyển nghĩa vụ cho người
thứ ba.
6.3. Bù trừ nghĩa vụ
Nghĩa vụ có thể chấm dứt thông qua việc bù trừ nghĩa vụ. Bù trừ nghĩa vụ được
thực hiện nếu các bên trong nghĩa vụ có những yêu cấu đối nhau. Các bên đều có


quyền và nghĩa vụ, các nghĩa vụ này là cùng loại và cùng phải đến hạn thực hiện.
Nếu đối tượng của nghĩa vụ cùng loại và bằng nhau thì cả 2 nghĩa vụ chấm dứt,
trong trường hợp giá trị một nghĩa vụ lớn hơn thì một nghĩa vụ được chấm dứt còn
nghãi vụ kia vẫn tồn tại.
Theo quan điểm của luật la mã, bù trừ nghĩa vụ không mặc nhiên được coi là biện
pháp chấm dứt nghĩa vụ mà là phương tiện để đơn giản hóa việc thực hiện nghĩa
vụ. Vì vậy, việc giải quyết sẽ phức tạp và việc bù trừ sẽ đơn giản hóa cách thức
thanh toán và phương thức bảo vệ trong trường hợp các bên không thực hiện, thực
hiện không đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên việc bù trừ nghĩa vụ không được coi là mặc
nhiên mà phải có yêu cầu của các bên. Điều kiện để thực hiện nghia vụ bù trừ bao
gồm:
- Các nghĩa vụ phải đối nhau về chủ thể ( chủ nợ của quan hệ này là con nợ bên
kia và ngược lại).
- Các nghĩa vụ đều phải có hiệu lực pháp luật: nghĩa vụ hợp pháp, căn cứ phát
sinh hợp pháp.
- Phải là nghĩa vụ cùng loại: tiền – tiền, lúa mì – lúa mì.

- Nghĩa vụ phải cùng đên thời hạn thực hiện.
- Các nghĩa vụ đều phải rõ ràng, có chính xác nội dung.
III. So sánh nghĩa vụ trong Luật La Mã với nghĩa vụ trong Bộ Luật Dân Sự
2015 ở nước ta.
1. Về các loại nghĩa vụ
Điểm giống nhau:
Do quan điểm của từng đất nước và từng thời kỳ có sự khác nhau về cách phân loại
nghĩa vụ dân sự tuy nhiên các loại nghĩa vụ dân sự ở La Mã và pháp luật dân sự
Việt Nam cũng có sự tương đồng nhất định.


Thứ nhất, cách phân loại nghĩa vụ dân sự La mã là nguồn gốc, là căn cứ để luật
dân sự Việt Nam căn cứ cho phát sinh nghĩa vụ dân sự từ đó phân loại nghĩa vụ
dân sự theo tính chất và bản chất của các loại nghĩa vụ dân sự đó.
Thứ hai, trong pháp luật dân sự Việt Nam có nghĩa vụ liên đới và nghĩa vụ riêng
lẽ thì Luật La Mã cũng có nghĩa vụ liên đới và nghĩa vụ theo phần. Việc tên gọi
tuy có chút khác nhau nhưng bản chất của chế định không đổi, điều này cho thấy
Luật dân sự Việt Nam có sự kế thừa của pháp luật La mã và có cánh biến đổi và
phát triển cho phù hợp với xã hội Việt Nam.
Thứ ba, nghĩa vụ dân sự về cơ bản luôn là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ
thể có nghĩa vụ phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có
giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi
ích của một hoặc nhiều chủ thể có quyền.
Điểm khác nhau:
Về căn cứ phân loại nghĩa vụ dân sự: chủ yếu pháp luật la mã căn cứ trên
những sự kiện khác nhau, những cơ sở pháp lý nhằm xác định mối quan hệ phát
sinh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ nợ và con nợ. Còn ở Việt Nam các loại
nghĩa vụ lại được phân loại theo cách thức mà các chủ thể tiến hành việc chuyển
giao tài sản, lợi ích cho chủ thể. Thiết nghĩ việc phân loại này có tính hợp lý hơn
cách chia của các nhà tư pháp La mã vì từ cách phân loại như thế này mới quy định

rõ ràng hơn các chế định , các quyền, nghĩa vụ của các bên cũng như việc bồi
thường thiệt hại khi có tranh chấp xảy ra.
Các loại nghĩa vụ trong tư pháp còn liên quan đến việc có thể dịch chuyển thừa
kế cho những người thừa kế mà cụ thể là loại nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng có
thể có quyền chuyền dịch thừa kế đương nhiên còn các loại nghĩa vụ khác phải có
điều kiện cụ thể. Ngược lại các loại nghĩa vụ ở dân sự Việt Nam không đề cập gì
đến việc có thể chuyển dịch tài sản thừa kế hay không.


2. Về căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ
Điểm giống nhau:
Thứ nhất, mặc dù cách thức thể hiện có chút khác biệt nhưng về nội dung, pháp
luật La Mã và Việt Nam đều coi hợp đồng, thực hiện công việc không có ủy quyền,
được lợi từ tài sản không có căn cứ và hành vi trái pháp luật là các căn cứ cơ bản
làm phát sinh nghĩa vụ. Trong đó, Hợp đồng được xem là căn cứ quan trọng và chủ
yếu
Thứ hai, có thể nhận thấy rằng cả pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam có xu
hướng thừa nhận các căn cứ phát sinh nghĩa vụ đều xuất phát từ hai nguồn chính
bao gồm các:
- Giao dịch, thỏa thuận, bày tỏ ý chí của chủ thể của quan hệ pháp luật nhằm tạo ra
các hệ quả pháp lý, phát sinh nghĩa vụ. Theo pháp luật Việt Nam: hợp đồng, hành
vi pháp lý đơn phương; theo pháp luật La Mã: hợp đồng và các quan hệ như từ hợp
đồng
- Các sự kiện pháp lý xác lập nghĩa vụ ngoài ý muốn của người thực hiện các hành
vi đó, các sự kiện này dẫn đến sự ràng buộc chủ thể của các của quan hệ pháp luật
và độc lập với ý chí của chủ thể đó. Theo pháp luật Việt Nam, các nhóm căn cứ
này bao gồm: thực hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản
hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái
pháp luật; theo pháp luật La Mã bao gồm hành vi vi phạm pháp luật và hành vi như
từ vi phạm.

Điểm khác nhau:
Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam được xây dựng theo
hướng liệt kê các căn cứ cụ thể. Theo đó, tại điều 275 bộ luật dân sự 2015 quy định
các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự bao gồm: hợp đồng; hành vi pháp lý đơn
phương; thực hiện công việc không có ủy quyền; chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc


được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; gây thiệt hại do hành vi trái pháp
luật; và những căn cứ pháp khác do pháp luật quy định.
Trong khi đó, pháp luật La Mã xây dựng các căn cứ phát sinh nghĩa vụ theo hướng
phân nhóm nghĩa vụ. Cách thức phân nhóm này được các luật Gia La Mã cổ đại
xem là phân loại căn bản (summa divisio). Cụ thể, nghĩa vụ theo pháp luật La Mã
phát sinh từ 4 căn cứ gồm:
- Nghĩa vụ từ hợp đồng (obligation ex contractu) bao gồm toàn bộ các nghĩa
vụ được tạo lập một cách tự nguyện từ sự thỏa thuận của hai hoặc nhiều
người.
- Nghĩa vụ như từ hợp đồng (obligation ex quasi contractu) là thuật ngữ để chỉ
những loại nghĩa vụ không phát sinh từ hợp đồng nhưng về tính chất và nội
dung thì giống như giữa các bên có một hợp đồng, các loại nghĩa vụ này có
thể là thực hiện công việc của người khác không có sự ủy quyền và được lợi
tài sản không có căn cứ.
- Nghĩa vụ tử vi phạm pháp luật (obligation ex delictu) là nghĩa vụ phát sinh
nếu một người có hành vi cố ý gây thiệt hại cho người khác về tài sản, tính
mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm thì có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt
hại và khắc phục những hậu quả do hành vi của mình gây ra.
- Nghĩa vụ như tử vi phạm (obligation ex quasi delictu) là nghĩa vụ phát sinh
khi một người có hành vi hoặc tài sản gây thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức
khỏe của người khác ngoài sự kiểm soát của người này. Nghĩa vụ này có thể
phát sinh từ hành vi vô ý do sơ suất hoặc thiếu thận trọng gây thiệt hại cho
người khác.

3. Quy định trong quan hệ nghĩa vụ
* Những điểm khác nhau về quy định chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ:


- Sự tham gia của chủ thể thứ ba vào quan hệ nghĩa vụ /hay Tính nhân thân
trong quan hệ nghĩa vụ: Điểm khác nhau cơ bản giữa luật La Mã và luật Việt
Nam trong vấn đề chủ thể của quan hệ nghĩa vụ, đó là có hay không sự tham gia
của chủ thể thứ ba vào quan hệ giữa chủ nợ và con nợ. Nguyên nhân xuất phát từ
quan niệm về tính nhân thân trong quan hệ nghĩa vụ của các luật gia La Mã.
Ở luật La Mã, quan hệ nghĩa vụ hoàn toàn mang tính riêng tư, gắn liền với nhân
thân của chủ nợ và con nợ. Việc người thứ ba tham gia vào quan hệ này, thông qua
cơ chế chuyển quyền – nghĩa vụ, hay qua cơ chế đại diện, về nguyên tắc là không
được.Việc xác lập cũng như thực hiện quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ thực hiện
yêu cầu đều gắn liền với các chủ thể xác định mà khó có thể chuyển giao cho
người khác, chủ nợ chỉ có thể yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ, và con nợ cũng
chỉ phải thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ đã xác lập với mình quan hệ đó.
Trong khi đó, trong pháp luật Việt Nam, cơ chế đại diện - ủy quyền được thực
hiện linh hoạt hơn. Nguyên nhân cũng là do bối cảnh kinh tế xã hội đã trải qua rất
nhiều năm phát triển. Chỉ trừ một số trường hợp pháp luật không cho phép đại diện
như đã nêu trên, còn lại tất cả các quyền – nghĩa vụ đều có thể chuyển giao.
- Về việc đảm bảo quyền lợi của người được chuyển giao quyền: Có thể đánh giá
cơ chế này trong pháp luật Việt Nam được đặt ra có sự an toàn hơn cho các bên
trong quan hệ và cả người thứ 3 được chuyển giao quyền. Trong pháp luật La Mã,
khi tiến hành ủy quyền bằng phương thức đại diện ảo, chủ nợ có quyền hủy bỏ việc
ủy quyền này bất cứ lúc nào, khi đó người thứ ba đứng đại diện sẽ bị chấm dứt
quyền đại diện – chấm dứt các quyền được chủ nợ chuyển giao ngay cả khi nghĩa
vụ chưa được thực hiện, và người thứ ba sẽ phải chịu bất lợi trong trường hợp này.
Chỉ khi chuyển giao bằng phương thức đại diện ảo có đền bù thì chủ nợ mới phải
chịu trách nhiệm trước người đại diện (người được chuyển giao) về sự tồn tại hợp
pháp của quyền khởi kiện (tức là đảm bảo việc được bảo vệ bởi phương thức kiện

khi xảy ra tranh chấp chứ không bảo đảm cho khả năng thực hiện nghĩa vụ của con


nợ).
Trong khi đó, theo pháp luật Việt Nam nếu giữa người chuyển giao quyền và người
được chuyển giao quyền tồn tại một thỏa thuận có đền bù thì nội dung của thỏa
thuận đó có buộc người chuyển giao phải đảm bảo những vấn đề gì là hoàn toàn
phụ thuộc ý chí thỏa thuận của các bên, “người chuyển giao quyền yêu cầu không
phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi
chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” (Điều 367 BLDS
2015). Bên nhận chuyển nhượng được quyền chủ động bảo vệ hơn trong trường
hợp này. Thông thường họ sẽ hướng tới khả năng trả nợ trước mắt của con nợ hơn
là vấn đề quyền khởi kiện khi xảy ra tranh chấp sau này.
- Việc thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ:
 Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ khi chủ thể chết:
Luật La Mã: Việc thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ khi một trong hai bên
chủ thể chết có lẽ là ngoại lệ về chuyển giao hay thay đổi chủ thể được thừa nhận
trước tiên trong Luật La Mã. Việc xác lập quan hệ thừa kế, từ đó thay đổi chủ thể
trong quan hệ nghĩa vụ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người thừa kế. Người
thừa kế được suy đoán là được hưởng các lợi ích về tài sản do gia chủ đã xác lập
cho gia đình mình, do vậy khi người gia chủ chết, đương nhiên người thừa kế phải
tiếp tục thực hiện những quyền và nghĩa vụ của người đó. “Các luật gia La Mã lý
giải cho luật định chuyển giao trách nhiệm cho người khác bằng một căn cứ mang
tính chất tín ngưỡng, rằng người thừa kế như là kẻ tiếp tục tư cách người để lại tài
sản thừa kế (Bộ Degest, điều 41.1.34)”.
Về phạm vi thực hiện nghĩa vụ, Luật La Mã không hạn chế việc thực hiện quyền
và nghĩa vụ tiếp nhận của người chết phụ thuộc vào di sản để lại, trường hợp di sản
thừa kế ít hơn số nợ của người chết để lại thì người thừa kế - gia chủ mới vẫn buộc
phải nhận thừa kế và thực hiện các nghĩa vụ đó.



Trong khi luật Việt Nam quy định: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản (trừ
trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình
đối với người khác). Trong trường hợp đồng ý nhận di sản thì chỉ phải gánh vác
nghĩa vụ tương ứng với phần tài sản mà mình được nhận, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
 Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ khi chủ thể sống:
Luật La Mã: “Khi các chủ thể còn sống thì việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ
nhìn chung không được chấp nhận” “Việc thay đổi chủ thể quyền và chủ thể nghĩa
vụ trong quan hệ nghĩa vụ về nguyên tắc là không được công nhận” . Các phương
thức chuyển giao quyền tại thời kỳ đó còn rất hạn chế và rủi ro, khó đáp ứng được
nhu cầu của nền kinh tế hàng hóa, và do đó, để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế,
xã hội, pháp luật La Mã dần phải tìm đến các ngoại lệ về việc xác lập – chuyển
giao nghĩa vụ thông qua cơ chế đại diện. Các trường hợp chuyển giao cho người
thứ ba hay thông qua người thứ ba thực hiện nội dung của quan hệ nghĩa vụ trên
nguyên tắc không làm xấu đi tình trạng của con nợ mà vẫn đảm bảo quyền lợi của
chủ nợ dần được thừa nhận.
Luật Việt Nam: với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện đại hơn, cơ chế đại
diện – chuyển giao quyền, nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam cũng linh
hoạt và mở hơn luật La Mã. Tất cả nghĩa vụ đều có thể được chuyển giao trừ
những nghĩa vụ gắn với nhân thân (đã nêu ở trên).
* Về trường hợp không cho phép chuyển nhượng (khi còn sống): Luật La Mã có
quy định “không được chuyển nhượng cho người có địa vị cao trong xã hội (để
tránh tình trạng lợi dụng uy tín gây ảnh hưởng đến quan tòa)...”.
Vấn đề này Bộ luật dân sự Việt Nam không quy định nhưng trong Bộ luật tố
tụng dân sự có một số quy định tương tự có cùng mục đích nhằm đảm bảo sự độc
lập của Tòa án (như các trường hợp Thẩm phán, HTND, thư ký... phải từ chối giải
quyết vụ án) hay quy định nhằm tránh sự lạm quyền của các đương sự (thỏa thuận



nghĩa vụ trước Tòa án phải không làm tổn hại hay không nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba mới được Tòa án công nhận).
Về ý kiến của “con nợ” khi thay đổi “chủ nợ”: Luật La Mã: Việc chuyển giao
quyền bằng phương thức đổi mới quan hệ đòi hỏi sự đồng ý của con nợ, nếu quan
hệ cũ có biện pháp bảo đảm thì biện pháp này cũng chấm dứt khi đổi mới quan hệ,
do về thực chất, quan hệ cũ đã chấm dứt và một quan hệ mới được hình thành với
chủ thể mới, trong khi đó việc bên có nghĩa vụ đồng ý thay đổi chủ thể quyền hay
bảo đảm cho nghĩa vụ được chuyển giao không phải lúc nào cũng dễ dàng.điều này
gây rủi ro, bất tiện cho chủ nợ mới.
Trong khi đó, BLDS Việt Nam quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu không
buộc phải có sự đồng ý của “bên có nghĩa vụ”, trường quyền yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả
biện pháp bảo đảm đó (Điều 365, 368 BLDS 2015). Quy định này rõ ràng hợp lý
hơn quy định trên của Luật La Mã.
Ngoài ra ta còn thấy giữa quy định của pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam có
sự khác nhau trong cách tiếp cận vấn đề: theo đó pháp luật La Mã tiếp cận dưới
góc độ quyền yêu cầu – tác động vào chủ thể “con nợ”, thể hiện ở các quy định về
“trái quyền”, trong khi đó, pháp luật Việt Nam tiếp cân dưới góc độ nghĩa vụ phải
thực hiện yêu cầu của “chủ nợ”, thể hiện ở các quy định xuất phát từ “nghĩa vụ”...
4. Về thực hiện nghĩa vụ:
Về thực hiện nghĩa vụ, việc xác định lỗi trong trách nhiệm dân sự ở Viêt Nam có
sự khác biệt so với người La Mã. Về cơ bản nguyên tắc suy đoán lỗi vẫn là nguyên
tắc để xác định trách nhiệm dân sự nhưng trong luật dân sự Việt Nam việc phân
loại lỗi (cố ý – vô ý) như người La Mã không là căn cứ để thay đổi mức độ trách
nhiệm, người vi phạm chỉ cần có lỗi là phải chịu trách nhiệm.


×