Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Vĩnh Yên – huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.69 KB, 80 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG TUẤN UY

Tên đề tài:

“ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI XÃ VĨNH YÊN
HUYỆN BẢO YÊN - TỈNH LÀO CAI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Liên thông chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Lớp

: K9 - KHMT

Khóa học


: 2013 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thế Hùng

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
trâm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần phải chuẩn bị cho
mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập
tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu được trong chương trình
đào tạo sinh viên Đại học nói chung và sinh viên Đại học nông lâm Thái
Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên có thể
củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học một cách có hệ thống.
Đồng thời, nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng
phong cách làm việc của một cử nhân môi trường. Hoàn thiện năng lực công
tác, nhằm đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu khoa học.
Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành - lý luận gắn với thực
tiễn”. Xuất phát từ quan điểm trên, được sự nhất chí của Ban chủ nhiệm Khoa
Môi trường - Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, bản thân em đã tiến
hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi
trường nông thôn tại xã Vĩnh Yên - huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai”. Được
sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong trường và Khoa Môi trường,
đặc biệt thầy giáo trực tiếp hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thế Hùng và các ban
ngành trong khối Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm
ơn đến tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế và điạ bàn
nghiên cứu rộng, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn cho nên báo cáo của

em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa để đề tài này được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày 08 tháng 08 năm2014
Sinh viên

Lương Tuấn Uy


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỉ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng ........... 11
Bảng 2.2: Tỉ lệ các loại chất thải rắn trong toàn quốc .................................... 13
Bảng 2.3: Số đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố, thị xã trên địa
bàn tỉnh Lào Cai (tính đến 31/12/2012) ......................................................... 18
Bảng 2.4 : Tổng lượng nước xả thải từ cụm công nghiệp Tằng Loỏng .......... 22
Bảng 2.5 : Kết quả quan trắc không khí tại một số địa điểm tại Lào Cai năm
2012 ................................................................................................................. 28
Bảng 2.6 : Sự phân bố đất đai của 9 huyện, thành phố,tỉnh Lào Cai năm
2012 ................................................................................................................. 31
Bảng 2.7: Số lượng phân bón hoá học sử dụng trong nông nghiệp từ 2010 2013 ................................................................................................................. 33
Bảng 2.8: Thành phần động, thực vật vườn Quốc Gia Hoàng Liên ............... 35
Bảng 2.9: Tổng số loài động vật và thực vật Vườn Quốc gia Hoàng Liên được
ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới (IUCN) ........................................... 35
Bảng 4.1 : Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2013 trên địa bàn xã
Vĩnh Yên ......................................................................................................... 40
Bảng 4.2: Tỉ lệ phân bố ngành nghề của người dân trong xã Vĩnh Yên. ....... 42
Bảng 4.3: Tỉ lệ nhu cầu khai thác nguồn nước của các hộ gia đình trên địa bàn
Xã Vĩnh Yên.................................................................................................... 46
Bảng 4.4: Đánh giá chất lượng nguồn nước xã Vĩnh Yên .............................. 48

Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng bể lọc của các hộ dân trong xã Vĩnh Yên ....... 49
Bảng4.6: Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng những loại đường thoát nước thải .......... 50
Bảng 4.7: Tỉ lệ kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình...................................... 52


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 : Bản đồ vị trí tỉnh Lào Cai ở khu vực Tây Bắc ............................... 17
Hình 2.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lào Cai ............................................... 30
Hình 4.1: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Yên - huyện Bảo Yên ..... 41
Hình 4.2 : Biểu đồ mức độ phân bố ngành nghề Xã Vĩnh Yên ...................... 43
Hình 4.3: Biểu đồ mức độ khai thác nguồn nước của các hộ gia đình trong xã
Vĩnh Yên ......................................................................................................... 47
Hình 4.4: Biểu đồ mức độ suy giảm chất lượng nguồn nước xã Vĩnh Yên ... 48
Hình 4.5: Biểu đồ hiện trạng sử dụng bể lọc của các hộ dân trong xã Vĩnh
Yên .................................................................................................................. 49
Hình 4.6: Biểu đồ tỉ lệ hộ gia đình sử dụng những loại đường thoát nước thải ...... 51
Hình 4.7: Biểu đồ tỉ lệ nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân......... 52
Hình 4.8: Biểu đồ tỉ lệ kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình .......................... 53
Hình 4.9: Biểu đồ tỉ lệ nơi tiếp nhận nước thải từ chuồng nuôi và nhà vệ sinh ...... 54
Hình 4.10: Biểu đồ tỉ lệ các biện pháp thu gom rác ........................................ 55
Hình 4.11: Biểu đồ tỉ lệ các biện pháp xử lý rác thải..................................... 56
Hình 4.12: Biểu đồ tỉ lệ số người sẵn sàng tham gia phân loại rác ................ 57


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu ô xy sinh học

BVMT


: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

COD

: Nhu cầu ô xy hoá học

HGĐ

: Hộ gia đình

HĐND

: Hội đồng nhân dân



: Nghị định

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

QC

: Quy chuẩn


QCCP

: Quy chuẩn cho phép

QĐ-BYT

: Quyết định - Bộ Y Tế

QĐ-BNN

: Quyết định - Bộ Nông nghiệp

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

TW

: Trung ương

UBND


: Uỷ ban nhân nhân

VSMT

: Vệ sinh môi truờng

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài ............................................... 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ......................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ........................................................................... 2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài............................................................................ 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở pháp lí ................................................................................... 8
2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 10
2.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam ............................. 10
2.2.2. Hiện trạng môi trường tỉnh Lào Cai.............................................. 17
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 36
3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 36
3.2. Phạm vi và thời gian tiến hành ............................................................. 36

3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 36
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 36
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 38
4.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên ......................................................... 38
4.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên ............................................................... 38
4.1.2. Đặc trưng khí hậu .......................................................................... 39
4.1.3.Hiện trạng sử dụng đất ................................................................... 40
4.2. Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường .................. 41
4.2.1. Sức ép về dân sô ............................................................................ 41
4.2.2. Phát triển sản xuất nông nghiệp .................................................... 42
4.2.3.Các chỉ tiêu xã hội .......................................................................... 44
4.2.4.Vấn đề hội nhập giao lưu buôn bán ............................................... 44
4.2.5.Phát triển xây dựng cơ bản............................................................. 45
4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước .............................................. 46
4.3.1. Nguồn nước sử dụng ..................................................................... 46
4.3.2 Nước thải và vệ sinh môi trường.................................................... 50
4.4. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí ...................................... 54
4.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn,chất thải sinh hoạt............................. 55
4.6. Hiện trạng môi trường đất ................................................................... 57
4.7. Sự cố môi trường .................................................................................. 58


4.8. Tác động của ô nhiễm môi trường ...................................................... 58
4.8.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người ... 58
4.8.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế xã
hội ............................................................................................................ 59
4.9. Các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường .................................. 60
4.9.1. Các chính sách tổng thể ................................................................ 60
4.9.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực
BVMT ...................................................................................................... 62

4.9.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho BVMT ............................ 62
4.9.4. Vấn đề tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng môi trường
................................................................................................................. 62
4.9.5. Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường tham gia của
cộng đồng BVMT và quy hoạch phát triển ............................................. 62
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 63
5.1. Kết luận ................................................................................................ 63
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67


1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn chung, nông thôn Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên phong phú,
đa dạng, giàu về giá trị văn hoá, trong lành về môi trường. Tuy nhiên, hiện tại
môi trường nông thôn Việt Nam đang chịu tác động sâu sắc từ tăng vọt về
lượng chất thải tới các hoạt động sản xuất và sinh hoạt do sức ép dân số.
Nhiều tác động diễn ra hàng ngày làm thay đổi tận gốc cách làm ăn, cách nghĩ
của con người cũng như môi trường sống của họ. Chất lượng môi trường
nông thôn đang có xu hướng suy giảm nhanh chóng.
Ngày nay, nông thôn đã có những thay đổi to lớn về kinh tế xã hội, phần
lớn các vùng nông thôn ở đồng bằng đều có điện, có trường học, 100% số xã
có trạm y tế, có nhà trẻ. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 của
nước ta được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đảng cộng sản Việt Nam
thông qua năm 2001 đã xác định quan điểm là: “phát triển nhanh, hiệu quả
bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường” (Văn kiện Đại hội, NXB chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2001, trang 162).
Chất lượng cuộc sống của con người ngày nay không chỉ được đánh giá
thông qua những điều kiện về ăn, mặc, ở...mà còn về chất lượng không khí để
hít thở hàng ngày, chất lượng nước để uống, tắm rửa... vì vậy các bộ ngành
các chính quyền địa phương trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải nhìn từ góc
độ tổng quan về môi trường để có quyết định phát triển ở địa phương mình.
Nước ta là một nước nông nghiệp với 75% dân số và nguồn lực lao động
xã hội đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, với hơn 43 triệu hộ
nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển
kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê (1998 - 2002), nông thôn tạo ra khoảng
1/3 tổng sản phẩm quốc dân. Tỷ trọng công nghiệp mới chiếm 13,8%, dịch vụ
14,7%, nông nghiệp 71,45% trong tổng giá trị sản xuất. Tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng là
7,56% và 9,05%; đồng bằng sông Cửu Long là 5,18% và 14,13%, chênh lệch


2

giữa thành thị và nông thôn là 2 lần và và có khả năng tăng lên. hơn 90% số hộ
nghèo tập trung ở vùng nông thôn. (Nguyễn Ngọc Nông, 2006)[1].
Do đặc điểm khác nhau về điều kiện thiên nhiên và kinh tế xã hội, cho
nên các vùng nông thôn nước ta có những nét đặc thù riêng và chất lượng môi
trường có sự biến đổi khác nhau. Lào Cai có tới > 80% dân số ở nông thôn.
Vĩnh Yên là một xã của Huyện Bảo Yên, trong thời gian qua cùng với quá
trình tăng trưởng kinh tế xã hội của huyện, kinh tế - xã hội của xã đã có
những bước phát triển tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao
về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên đằng sau những bước phát triển tích cực còn
tồn tại những dấu hiệu thiếu bền vững của quá trình phát triển như môi trường
có dấu hiệu bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên của xã chưa được khai thác hiệu
quả, bền vững, nhu cầu sử dụng đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã

hội ngày càng tăng mạnh. Vậy phải làm thế nào để đảm bảo hài hoà giữa lợi
ích kinh tế xã hội và bền vững về môi trường.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường
ban chủ nhiệm khoa Môi Trường - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS - TS Nguyễn Thế Hùng, em tiến hành
thực hiện đề tài: “Điều tra, Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại
xã VĩnhYên - Huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường trên địa bàn xã Vĩnh Yên.
- Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về môi trường khu vực nông thôn.
- Đánh giá công tác quy hoach, quản lý môi trường tại xã Vĩnh Yên.
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường phù hợp điều kiện của vùng.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập được các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội tại xã Vĩnh Yên.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.


3

1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Vĩnh Yên, đây là một
xã thuộc miền núi phía Bắc.
+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn tại xã

Vĩnh Yên nói riêng và các vùng nông thôn thuộc miền núi phía Bắc nói
chung.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Môi trường là gì?
Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên
và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người
sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên
hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người”
Trong “Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam ”, chương 1, điều 1 xác
định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
* Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên Trái Đất
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

* Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) thì “ Ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến
mức ảnh hưỏng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm
suy thoái chất lượng môi trường”.


5

- Ô nhiễm môi trường đất
Là quá trình thoái hóa đất và bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại khi
hàm lượng các chất đó cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Các nguồn gây ô nhiễm
môi trường đất chủ yếu là các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp,
sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp. Trong đó đáng chú ý là các nguồn ô nhiễm
từ sản xuất nông nghiệp (dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích sinh
trưởng, phân hóa học…) và sản xuất công nghiệp (Nhà máy, xí nghiệp…).
- Ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật
Theo hiến chương Châu Âu: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi
chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và
gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.
Khái niệm nước mặt: Là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
Khái niệm nước ngầm: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới
mặt đất.
- Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của những chất lạ hoặc sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi
khó chịu, làm giảm tầm nhìn…có ảnh hưởng đến đời sống của con người và

sinh vật.
* Suy thoái môi trường
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường: Mất
nơi cư trú an toàn, cạn kệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng: Sự biến động của tự
nhiên theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài nguyên quá


6

khả năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế,
sự gia tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng…
* Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm: “Quản lý môi trường
là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các hoạt động
của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều phối
thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất
phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp
lý tài nguyên”.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật
pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục…Các biện
pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể
của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô:
toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…
* Tiêu chuẩn môi trường
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý
và bảo vệ môi trường” (Luật Bảo vệ môi trường 2005)
Là các giá trị được ghi nhận trong các quy định chính thức, xác định nồng
độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nước uống, không khí; hoặc giới

hạn chịu đựng của con người và sinh vật với các yếu tố môi trường xung quanh).
Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007
Về Quản lý chất thải rắn.
Giải thích các từ ngữ dưới đây như sau:
1. Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân
loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn
nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức
khoẻ con người.
2. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.


7

Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công
cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ
hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các
hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
3. Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.
4. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng, được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản
xuất sản phẩm khác.
5. Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
6. Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời

gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận
chuyển đến cơ sở xử lý.
7. Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
8. Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích
trong chất thải rắn.
9. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Nước tự chảy: là lượng nước bắt nguồn từ khe núi đá vôi hay từ bề chứa
trong hang động trên các dãy núi cao. Do độ dốc lớn, nước được chảy đến các
hộ dân thống qua hệ thống ống dẫn bằng nhựa hoặc bằng tre.


8

2.1.2. Cơ sở pháp lí
- Luật số 08/1998/ QH 10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam về Tài nguyên nước.
- Căn cứ luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Viêt Nam khoá 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006.
- Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo vệ môi trường
- Nghị định số 179/1999/ NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của
Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 162/2003/ NĐ – CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lí, khai thác, sử dụng dữ liệu,

thông tin về tài nguyên nước.
- Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27
tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực
hiện luật BVMT..
- Nghị định 59/2007/ NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn.
- Nghị định 149/ 2004/ND- CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước.
- Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc áp dụng TCVN về môi trường.
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các
loại nhà tiêu.


9

- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ – BXD ngày 07/08/2001 của Bộ
Xây Dựng định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trường – công tác
thu gom vận chuyển, xử lí rác.
- Quyết định 64/2003/QĐ – TTg ngày 22/4/2003 về “ kế hoạch xử lí triệt
để các nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.
- Quyết định 132/2000/QĐ-TTg Khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn.
- Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT - BTC - BNN ngày 11/07/2007
của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn hướng dẫn chế
độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010.
- Chỉ thị số 2101/CT-TTG V/v triển khai một số biện pháp cấp bách

khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong những
tháng cuối năm 2009, đầu năm 2010
- Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường
trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam (TCVN 5942-1995, TC
1329/2002/BYT-QĐ, TCVN 5945-1995, TCVN 5944-1995)...
- Quyết định số 153/2004/QĐ – TTg phê duyệt “định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam” ( chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.)
- Quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- Thông tư liên tịch số 03/1999/TTLB-BKHĐT-BNN về việc thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do
Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.


10

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn do
bộ y tế và UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấy VSMT
và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình, 11,7%
trường học, 36,6 trạm y tế xã 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có
nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế (Quyết định 08/2005/QĐ-BYT); Tỷ lệ
người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp 7,8% khu chợ nông
thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND xã; 26,4%
trường học có tiếp cận sử dụng nước máy; Ngoài ra, kiến thức của người dân
về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế, thái độ của người dân còn rất
bằng quang về vấn đề này.

Với hơn 75% dân số sống ở nông thôn miền núi, song tỷ lệ hố xí hợp vệ
sinh chỉ chiếm 28-30%. Số hộ được cung cấp nước sạch chỉ đạt khoảng 50%
do các hủ tục lạc hậu, cách sống thiếu vệ sinh. Nạn chặt phá rừng làm nương
rẫy, ô nhiễm môi trường các làng nghề, lạm dụng hoá chất trong canh tác
nông nghiệp cũng góp phần làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm nguồn nước
và suy giảm đa dạng sinh học.
Hiện tại, nông thôn nước ta có số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm rất phát
triển, khoảng trên 90% tổng số hộ gia đình. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là
thả rông, làm chuồng trại dưới nhà sàn, phân thải lâu ngày không được xử lý
mà xả thẳng vào nguồn nước. Ngoài ra, việc nuôi gia súc, gia cầm gần nơi ở
đã làm cho môi trường nông thôn ngày càng ô nhiễm.
Ở miền Bắc và miền Trung vẫn còn tập quán sử dụng phân tươi (không
ủ) để bón cho các loại cây trồng. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều
hộ sử dụng hố xí trên kênh rạch. Hiện cả nước mới có khoảng trên 60% số hộ
ở nông thôn được sử dụng nước sạch.
Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng chất
thải sinh hoạt. Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng
không ngừng tăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân


11

chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển
nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế.
Môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất
trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và việc sử
dụng phân tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau ăn. Điều này vừa có hại
cho môi trường, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người
* Vấn đề nước sạch và môi trường:
Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các

vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và
VSMT nông thôn.
Bảng 2.1. Tỉ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
STT

Vùng

1

Vùng núi phía Bắc

2
3
4
5
6

Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên
Bắc Trung Bộ & Duyên Hải miền Trung
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tỷ lệ người dân
nông thôn được cấp
nước sạch (%)
15
18
36 – 36
21

33
39

(Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề Nông thôn Việt
Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội)
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn
Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được
sử dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân
số được cấp nước sạch.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là
nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán…Các bệnh này


12

gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử vong nhất là trẻ
em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém.
• Ô nhiễm không khí:
Mặc dù đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển nhưng ô
nhiễm không khí đã xãy ra. Ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt 8 – 3, nhà máy
cơ khí Mai Động. Khu công nghiệp Thượng Đình, khu công nghiệp Văn
Điển, nhà máy Rượu…không khí đều đã bị ô nhiễm nặng. Ở Hải Phòng , ô
nhiễm nặng ở khu nhà máy Xi mămg, nhà máy Thủy Tinh và Sắt tráng men…Ở
Việt Trì, ô nhiễm nặng xung quanh nhà máy Supe phốtphát Lâm Thao, nhà máy
Giấy, nhà máy Dệt. Ở Ninh Bình và Phả Lại ô nhiễm nặng do nhà máy Nhiệt
điện, các nhà máy vật liệu xây dựng, lò vôi. Ở thành phố Hồ Chí Minh và cụm
công nghiệp Biên Hòa không khí cũng bị ô nhiễm bởi nhiều nhà máy. Hầu như
tất cả các nhà máy hóa chất đều gây ô nhiễm không khí. Dân cư sống ở các vùng
nói trên thường mắc các bệnh đường hô hấp, da và mắt.

Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than.Do đó lượng bụi
và các lượng khí CO, CO2, SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất trong
làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ
(Khai Tái - Hà Tây), vôi (Xuân Quan - Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng
6000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò đã sinh ra nhiều loại bụi như CO, CO2,
SO2, NOx và nhiều loại thải khác gây nguy hại tới sức khoẻ của người dân
trong khu vực và làm ảnh hưởng hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều
vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây các vụ xung đột,
khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên…
Do ảnh hưởng của vụ nổ nhà máy hạt nhân tại Nhật Bản hiện nay đám
mây phóng xạ đã đến gần mũi Cà Mau. Thông tin từ Tổ công tác xử lý thông
tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ
chiều 28/3/2011 cho biết, trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt
nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng
xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.


13

Dù chưa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người nhưng việc phát hiện
phóng xạ trong không khí việt nam vẫn là một mối đe dọa, nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường rất lớn.
• Ô nhiễm môi trường đất:
Chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả nghiên cứu
của đề tài KC.08.06 cho thấy một số mẫu đất ở làng nghề tái chế thuộc xã Chỉ
Đạo- huyện Văn Lâm- Hưng Yên cho thấy hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,6869,68 pp. Hàm lượng các kim loại nặng cũng rất cao,vượt quá nhiều lần so
với tiêu chuẩn cho phép.
Bảng 2.2: Tỉ lệ các loại chất thải rắn trong toàn quốc
Các loại chất thải rắn

Toàn quốc
Đô thị
Nông thôn
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh
12.800.000 6.400.000 6.400.000
hoạt (tấn/ năm)
Chất thải nguy hại từ nông nghiệp
128.400
125.000
2.400
(tấn/năm)
Chất thải nguy hại từ công nghiệp
2.510.000 1.740.000
770.000
(tấn/năm)
Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm)
21.000
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)
71
20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung
0,8
0,3
bình theo đầu người (kg/người/ngày)
(Nguồn : Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề Nông thôn Việt
Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội)
Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người
mỗi ngày thải ra 0,4- 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng
các xe cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi
tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản

lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để phân huỷ tự nhiên và gây những
gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường .


14

Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn
là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phấn tán. Sự phối hợp giữa
các Bộ ngành chưa tốt. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia
đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng
công trình vệ sinh mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính.
Về pháp chế vẫn còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản
lý tốt lĩnh vực vệ sinh môi trường. Đa số hộ chưa có hố xí đạt tiêu chuẩn vệ
sinh, nhất là vùng bị ngập lụt, vùng ven biển nơi có mật độ ngư dân cao.
Hiện trạng về VSMT nông thôn vấn còn nhiều vấn đề bức xúc. Các chất ô
nhiễm ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm sâu dưới mặt
đất hàng chục, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong
hoạt động nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn
nuôi và do những chất thải sinh hoạt các khu vực phân bố dân cư.
(Theo Nghiên cứu Đánh Giá của GS.TS Lê Văn Khoa;PGS.TS Hoàng
Xuân Cơ-Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà nội 2004)
Vấn đề sử dụng phân bón hóa học và hóa chất BVTV ở nông thôn
Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người ngày càng sử
dụng nhiều biện pháp khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm.
Những hoạt động nhằm mục đích kinh tế của con người là nguyên nhân cơ
bản làm ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp nhiều
và không hợp lý đã làm cho môi trường ngày càng xấu đi.
Tính từ năm 1987 đến nay diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng 57.7%
nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517% theo tính toán lượng phân vô
cơ chỉ tăng mạnh trong 20 năm trở lại đây.

Theo số liệu tính của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa học ở việt
nam hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân 40-45% và kali
từ 40-50% tùy theo giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân
bón…như vậy còn 55-70% lượng đạm tương đương với 1.77 triệu tấn urê, 5560% lượng lân tương đương với 2.07 triệu tấn supe lân và 50-60% lượng kali


15

tương đương với 344 nghìn tấn kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng
chưa được cây trồng sử dụng.
Dư thừa đạm trong đất hoặc trong cây trồng đều gây ra những tác hại đối
với môi trường và sức khỏe con người do bón quá dư thừa hoặc do bón đạm
không đúng cách làm cho Nitơ và phospho theo dòng nước xả xuống các thủy
vực là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, đạm dư thừa chuyển thành các
dạng gây độc trực tiếp ch động vật thủy sinh, gián tiếp cho các động vật trên
cạn do sử dụng nguồn nước. đặc biệt gây hại cho cho sức khỏe con người
thông qua việc sử dụng các các nguồn nước hoặc sản phẩm trồng trọt nhất là
các loại rau quả ăn tươi có hàm lượng dư thừa Nitrat.
Các nghiên cứu về y học gần đây đa xác định, dư thừa photpho trong các
sản phẩm trồng trọt hoặc nguồn nước làm giảm khả năng hấp thụ Canxi vì
chất này lắng đọng cùng với Canxi tạo thành muối triphosphat canxi không
hòa tan và tạo thuần lợi cho quá trình sản xuất para thormon, điều này đã huy
động nhiều Canxi của xương, và gây nguy cơ loãng xương ngày một tăng đặc
biệt là ở phụ nữ.
Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chưa một số chất độc
hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại năng hoặc các vi sinh vật
gây hại. bao gồm các kim loại nặng như Asen (As), chì (Pb), thủy ngân (Hg)
và cadimi (Cd), các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm E. coli,
Salmonella, Coliform là các loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. do
phân bón được sản xuất từ rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến nông

sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Phân lân được nhập khẩu từ những vùng
có hàm lượng kim loại nặng cao như châu phi, nam mỹ có hàm lượng Cd cao
trên 200 ppm (Trương Hợp Tác, 2013) [12] .
+ Sử dụng thuốc BVTV và nguyên nhân gây ô nhiễm
Sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp là một trong những biện pháp
phòng trừ dịch hại cây trồng, đồng thời là biện pháp chủ đạo, quan trọng nhất,
có tính quyết định trong việc đẩy lùi dịch hại trên cây trồng ở các nước trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Thuốc BVTV được cấu thành bởi các hóa


16

chất độc, hầu hết hoạt chất hay chất phụ gia trong mỗi loại thuốc BVTV đều
là những chất độc hại với mức độ khác nhau nên sử dụng thuốc BVTV là
chấp nhận rủi ro nếu không tuân thủ quy định. Việc sử dụng thuốc BVTV
không đúng gây ảnh hưởng xấu đến con người, vật nuôi và môi trường.
Một số thuốc trừ sâu làm giảm số lượng cá thể của các loài động vật
sống trong đất ngay cả ở liều sử dụng. Một số khác không những không gây
hại, mà còn làm tăng các loài động vật sống trong đất. Tác hại nặng nhẹ của
các thuốc trừ sâu đến các loài động vật sống trong đất phụ thuộc chủ yếu vào
loại thuốc, liều lượng và nồng độ, phương pháp sử dụng thuốc và điều kiện
ngoại cảnh.
Nhìn chung các thuốc trừ nấm ít gây hại đến những động vật không
xương sống có ích sống trong đất. Có một số trường hợp đặc biệt:
Nồng độ đồng trong đất 2000ppm đã giết chết 100% giun đất ở vườn cây
ăn quả.
Các thuốc trừ nấm xông hơi khi dùng xử lý đất, đã làm giảm số lượng bọ
đuôi bật, và bét, các loài rết cuốn chiếu trong đất.
Thuốc BVTV, đặc biệt là các thuốc trừ sâu dễ gây hại cho ong mật, các
sinh vật có ích, chim và động vật hoang dã. Các máy sol khí dùng trên diện

rộng để trừ châu chấu, muỗi, phun thuốc nhiều lần trên ruộng, khu vực hóa
việc dùng thuốc càng dễ tác đông đến các loài sinh vật này. Bên cạnh tác hại
trực tiếp, thuốc còn giết hay làm giảm nguồn thức ăn cho cá và các loài động
vật và các loài ký sinh thiên địch. Tác động này càng nguy hiểm nếu ta dùng
các loại thuốc có khả năng tồn tại lâu trong môi trường. Nhiều thuốc BVTV,
đặc biệt là các thuốc trừ sâu, có thể rất an toàn khi dùng trên cạn, nhưng lại dễ
gây độc cho các loài cá và động vật thuỷ sinh Thuốc BVTV là một mối nguy
hiểm cho con người.Khi trực tiếp tiếp xúc (công nhân sản xuất thuốc, thủ kho
thuốc BVTV...)và sử dụng (người đi phun thuốc...), thuốc BVTV dễ xâm
nhập vào cơ thể người qua đường tiếp xúc, vị độc, xông hơi, gây nhiễm độc
và ngộ độc thuốc BVTV. Những người ít hay không tiếp xúc với thuốc


17

BVTV cũng có thể bị nhiễm độc do ăn, uống những nông sản, nước nguồn,
nước mưa có dư lượng thuốc BVTV. (Nguyễn Trần Oánh,2007)[7]
- Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình
trạng vứt bao bì thuốc BVTV bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen
rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc BVTV không đúng nơi quy định gây
ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thuỷ sinh
cũng cần được cảnh báo và khắc phục.
- Sử dụng thuốc nằm trong danh mục cấm và có tính bền vững với môi
trường làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng người dân địa phương và các
vùng lân cận. (Nguyễn Thị Diệu Linh) [6]
2.2.2. Hiện trạng môi trường tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi
phía bắc của Việt Nam. Giáp ranh giứa vùng tây bắc và vùng đông bắc. Về
mặt hành chính, Lào Cai có 164 đơn vị cấp xã gồm 12 phường, 9 thị trấn và
143 xã.

Hình 2.1 : Bản đồ vị trí tỉnh Lào Cai ở khu vực Tây Bắc


18

Bảng 2.3: Số đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố, thị xã trên
địa bàn tỉnh Lào Cai (tính đến 31/12/2012)
Chia ra
Đơn vị hành chính

Tổng số


Thị trấn

Phường

164

143

9

12

Thành phố Lào Cai

17

5


Huyện Bắc Hà

21

20

1

Huyện Văn Bàn

23

22

1

Huyện Bảo Thắng

15

12

3

Huyện Bảo Yên

18

17


1

Huyện SaPa

18

17

1

Huyện Bát Xát

23

22

1

Huyện Mường Khương

16

15

1

Huyện Si Ma Cai

13


13

Tổng số

12

( Nguồn : niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2012 )
2.2.2.1. Hiện trạng môi trường nước
Nước mặt : Được đánh giá là phong phú và ít bị ô nhiễm. Dòng chảy
mặt hàng năm khoảng 9,5 tỷ m3, phân bố không đồng đều, phụ thuộc nhiều
vào địa hình, mưa, lớp phủ bề mặt đệm... Nhìn chung lượng nước hàng năm
rất dồi dào, vào mùa kiệt khả năng khai thác tối đa là 0,9 tỷ m3 (hiện tại mới
sử dụng khoảng 60 triệu m3) nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt chiếm khoảng
2 - 3% lượng nước đến và ở mức độ thấp. Lượng mưa phân bố trên địa bàn
tỉnh Lào Cai thuộc loại tương đối lớn nhưng không đồng đều theo các tiểu


×