Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng khu tái định cư dự án đường cao tốc xuyên Á Nội Bài Lào Cai đoạn đi qua Thôn Cổng Trào Xã An Thịnh – Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 – 2012 (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.9 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

HÀ MINH HUẤN

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHU
TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC XUYÊN Á NỘI
BÀI - LÀO CAI ĐOẠN ĐI QUA XÃ AN THỊNH – HUYỆN
VĂN YÊN – TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2008 – 2012”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khoá học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý tài nguyên
: 42A – QLĐĐ
: 2010 – 2014

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương trâm “ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực


tế”. Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên
cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại
nói chung và sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin cảm ơn thầy giáo TH.S Nguyễn
Quý Ly đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện
chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiêm
Khoa Quản Lý Tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học
tập và rèn luyện tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo UBND, Phòng Tài Nguyên và Môi
trường huyện Văn Yên, các cán bộ, nhân viên đang công tác tại phòng Tài
nguyên và Môi Trường huyện đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên
cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình học tập và làm chuyên đề, em đã cố gắng hết mình nhưng
do kinh nghiệm còn thiếu và kiếm thức còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp
này chăc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Hà Minh Huấn



MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 2
1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 3
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 3
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GPMB ......................... 4
2.1.1 Khái niệm về giải phóng mặt bằng ........................................................ 4
2.1.2. Đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng ......................................... 5
2.1.3. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
....................................................................................................................... 6
2.1.4. Một số quy định chung về công tác giải phóng mặt bằng...................... 7
2.1.5. Những quy định về trình tự, thủ tục của công tác giải phóng mặt bằng ......... 9
2.1.6. Đối tượng và điều kiện được đền bù ................................................... 13
2.1.7. Quy trình bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ...... 15
2.2. Cơ sở khoa học của công tác bồi thường GPMB ................................... 21
2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi
thường và GPMB: ........................................................................................ 21
2.2.2. Những văn bản pháp quy của tỉnh Yên Bái liên quan đến công tác bồi
thường và GPMB ......................................................................................... 23
2.3.Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trê thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam .................................................................................. 24
2.3.1.Tình hình thực hiện cơ chế giải phóng mặt bằng ở trung quốc ............. 24
2.3.2. Tình hình thực hiện cơ chế giải phóng mặt bằng ở úc ......................... 26


2.3.3.Kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................. 27
2.4. Công tác giải phóng mặt bằng ở một số tỉnh trong nước ........................ 28
2.4.1 Công tác giải phóng mặt bằng ở thành phố Thái Nguyên..................... 28

2.4.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở thị xã Bắc Kạn ................................. 29
2.5. Công tác giải phóng mặt bằng ở Yên Bái ................................................... 29
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ......................................................... 31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................ 31
3.2. Địa diểm thời và gian nghiên cứu. ......................................................... 31
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 31
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất của xã An
Thịnh - huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái ......................................................... 31
3.3.2. Đánh giá kết quả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và kết quả
thực hiện công tác này .................................................................................. 31
3.3.3. Đánh giá về chính sách hỗ trợ và nguồn kinh phí để thực hiện dự án. ....... 31
3.3.4. Đánh giá nhận thức của người dân và cán bộ đến công tác giải phóng
mặt bằng....................................................................................................... 31
3.3.5. Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân......... 31
3.4. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 31
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu .................................... 32
3.4.2. Phương pháp thống kê . ...................................................................... 32
3.4.3 Phương pháp so sánh............................................................................ 32
3.4.4 Phương pháp số liệu. ............................................................................. 32
3.4.5. Phương pháp chuyên gia. ..................................................................... 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 33
4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội của khu vực giải phóng mặt bằng. ... 33
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .............................................................. 33
4.1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI .................................... 37


4.1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ
HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG.............................................................................. 41
4.2. Hiện trạng sử dụng đất........................................................................... 42
4.2.1. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện TN-KT-XH ảnh

hưởng đến công tác BT&GPMB .................................................................. 44
4.2.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ảnh hưởng tới công tác BT
& GPMB ..................................................................................................... 45
4.3. Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khu tái định cư ....... 45
4.3.1. Đánh giá đền bù về đất và các tài sản gắn liền với đất ........................ 45
4.4. Đánh giá về chính sách hỗ trợ và nguồn kinh phí để thực hiện dự án..... 54
4.4.1 Đánh giá về chính sách hỗ trợ của dự án............................................. 54
4.4.2. Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng ........................................... 55
4.5. Đánh giá nhận thức của người dân và cán bộ đến công tác giải phóng
mặt bằng....................................................................................................... 57
4.5.1 Kết quả từ phiếu điều tra...................................................................... 57
4.5.2. Ý kiến của cán bộ GPMB ................................................................... 60
4.6. Một số nhận xét về kết quả đạt được những khó khăn và tồn tại trong
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. .................................................... 63
4.6.1. Một số nhận xét về kết quả đạt được, những khó khăn, tồn tại ............... 63
4.5.2. Đề xuất các giải pháp và rút ra những bài học kinh nghiệm ................ 65
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 68
5.1. Kết luận ................................................................................................. 68
5.2 Đề Nghị .................................................................................................. 68


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.2: Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo mục đích sử dụng .................. 43
Bảng 4.3: Khung giá bồi thường đất phi nông nghiệp................................... 46
Bảng 4.4: Khung giá bồi thường đất nông nghiệp......................................... 46
Bảng 4.5. Kết quả bồi thường về cây cối ...................................................... 47
Bảng 4.6. Kết quả bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc................................ 52
Bảng 4.7: Kết quả thu được về các chính sách hỗ trợ của công trình ............ 54
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường .............................................. 55
Bảng 4.9. Kết quả điều tra các hộ dân trong khu vực giải phóng mặt bằng ... 58

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp ý kiến của cán bộ làm nhiệm vụ thực hiện bồi
thường, hỗ trợ và TĐC .................................................................. 61


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐBT
UBND
BT
GPMB
TĐC
THCS
TN-KT-XH
TT
CNXD
TMDV
GCNQSD
KCN
UBMTTQ
CLN
HNK
TH

:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Nghị định
Hội đồng bồi thường
Uỷ ban nhân dân
Bồi thường
Giải phóng mặt bằng
Tái định cư
Trung học cơ sở
Tài nguyên- kinh tế -xã hội
Trung tâm
Công nghiệp xây dựng
Thương mại dịch vụ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Khu công nghiệp
Ủy ban mặt trận tổ quốc
Cây lâu năm
Hằng năm khác
Thu hoạch



1

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai không chỉ là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,là tư
liệu sản xuất đặc biệt mà còn là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Việt Nam hiện nay được coi là một trong những nước có nền kinh tế thị
trường phát triển năng động, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chế độ
trính trị ổn định. Thực hiện đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển
kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Nhà nước ta đang tập trung
các nguồn lực vào phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng. Các dự án đầu tư
ngày một tăng, kèm theo đó là tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên cả nước
là cơ sở thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.
Sau hơn 20 năm đổi mới toàn diện, đất nước ta đã thu được nhiều thành
tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, nhịp độ kinh tế nhanh, tăng trưởng khá,
ổn định, bền vững, đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới thời kỳ côn
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện phát huy
nguồn lực để đầu tư phát triển. Các dự án ngày càng tăng kèm theo đó là tốc
độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên cả nước, kéo theo nhiều sự thay đổi như
tạo sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất công nghiệp, dịnh vụ và đô thị
ngày càng lớn.
Trước thực trạng như vậy công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
đang rất được xã hội quan tâm. Bồi thường và giải phóng mặt bằng không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của tổ chức cá nhân, hộ gia đình có đất bị
thu hồi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế chính trị - xã hội của
địa phương khi tái định cư cho người dân. Bồi thường giải phóng mặt bằng là
một lĩnh vực nhạy cảm và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện

như thương lượng giá cả đền bù hợp lý cho người dân, tái định cư và giải
quyết hậu quả khi giải phóng mặt bằng. Do vậy cần áp dụng linh hoạt các quy
định của pháp luật vào điều kiện thực tế ở địa phương. Ngoài ra khung giá bồi


2

thường của Nhà Nước thấp hơn so với giá thị trường thường xuyên biến động
và có chiều hướng gia tăng. Người dân không chấp nhận mức giá đó, họ cho
rằng mức đền bù đó là chưa thỏa đáng,do đó các hộ không tự nguyện di
chuyển trao trả đất cho dự án. Trong việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi công ăn
việc làm, cũng như tiến độ xây dựng khu tái định cư phục vụ dự án diễn ra
chậm. Điều đó đã làm chậm tiến độ GPMB, ảnh hưởng nhiều đến thời gian
hoàn thành dự án.
Với dân số ngày càng tăng, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử
dụng đất ngày càng lớn. Thực tế qua nhiều dự án cho thấy công tác GPMB
vẫn còn nhiều bất cập, nhiều khó khăn. Mặc dù Nhà nước đã ban hành rất
nhiều các văn bản pháp quy phục vụ cho công tác này như nghị định số
197/NP-CP về bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất, thông tư số 116/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định trên. Nghị
định số 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất, thông tư số
114/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định số 188/2004/NĐ-CP.
Nhưng để dung hoà giữa quyền lợi của người dân với lợi ích chung không thể
giải quyết trong một sớm một chiều.
Do đó, cần có một cách nhìn nhận và đánh giá toàn diện hơn về công
tác bồi thường và giải phóng mặt bằng, từ đó tìm ra những khó khăn và thuận
lợi. Rồi đưa ra những giải pháp có tính khả thi để giải quyết những khó khăn
đó một cách hiệu quả nhất tạo sự chặt chẽ trong việc quản lí nhà nước về đất
đai và phát triển nền kinh tế của nước nhà.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu

nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TH.S Nguyễn
Quý Ly em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá công tác giải phóng
mặt bằng khu tái định cư dự án đường cao tốc xuyên Á Nội Bài - Lào Cai
đoạn đi qua Thôn Cổng Trào Xã An Thịnh - Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2008 - 2012”
1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
“Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng khu tái định cư dự án
đường cao tốc xuyên Á Nội Bài - Lào Cai đoạn đi qua Thôn Cổng Trào Xã


3

An Thịnh - Huyện Văn Yên – Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 - 2012”. Đặc
biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng từ đó tìm ra:
+ Những thuận lợi trong công bồi thường GPMB
+ Những khó khăn và các vấn đề tồn tại trong công tác bồi thường GPMB
Đề xuất phương án và giải pháp có tính khả thi, rút ra bài học kinh
nghiệm cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,giúp cho công tác quản
lý nhà nước về đất đai ngày càng hiệu quả,minh bạch.
1.3 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Nắm vững luật đất đai hiện hành,các nghị định, thông tư có liên quan đến
công tác bồi thường GPMB,hỗ trợ tái định cư cho người dân sau khi GPMB.
- Nắm chắc khung giá bồi thường của chính phủ, địa phương và các quyết
định có liên quan.
- Điều tra thu thập kết quả công tác bồi thường GPMB đưa ra những đánh
giá.
- Đề xuất những phương án, những giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu.
- Các giải pháp đưa ra phải có tính khả thi và phù ới thực tế địa phương.
1.4 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

- ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức đã học
trên lớp; học hỏi tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm thực tế nhằm hiểu rõ
hơn về công tác quản lý nhà nước về đất đai cụ thể là công tác bồi thường
GPMB, hỗ trợ tái định cư.
- ý nghĩa thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được những
thuận lợi khó khăn trong công tác bồi thường GPMB của dự án để từ đó rút ra
những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh tiến độ của dự án ở hiện tại
và trong tương lai.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×