Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bai 1 cau tao chung o to

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÔ QUYỀN
KHOA XE MÁY

PHÊ DUYỆT
Ngày
tháng
năm 2017
TRƯỞNG KHOA

BÀI GIẢNG
Môn học: Cấu tạo ô tô
Bài số 01: Cấu tạo chung ô tô, ca bin và thùng xe
Đối tượng: Sinh viên dân sự - ĐH – Kỹ thuật cơ khí
Năm học: 2016 – 2017
Ngaøy

thaùng
naêm 2017
NGƯỜI THÔNG QUA

TRƯỞNG KHOA

BÌNH DƯƠNG, NĂM 2017


MỞ ĐẦU
Suốt thế kỷ XIX, ngành vận tải đã tiến hành các cuộc cách mạng. Đầu tiên là
ngành đường sắt, đó là các đầu máy có khả năng vận chuyển những khối hàng khổng lồ.
Cuối thế kỷ XIX, số vận chuyển bằng đường bộ cũng bắt đầu tiến bộ với số phát triển của
xe hơi.
Vận chuyển hàng không, bằng hình thức khí cầu cũng đã bắt đầu. Những bước đốt


phá đó là chiếc phi cơ vận hành động lực đầu tiên do hai anh em nhà Wright ở Hoa Kỳ
sáng chế.
Số vận chuyển đường thuỷ có khuynh hướng chậm hơn, bởi số ma sát với nước.
Tốc độ của tàu thuyền không cải thiện được nhiều so với trước đây, những loại tàu hiện
đại chỉ đáp ứng vận tải trên các đoạn đường ngắn (tàu cánh ngầm, tàu đệm không khí ).
Các loại phương tiện vận tải.
Có thể phân loại phương tiện vận tải theo những loại chính sau:
+ Phương tiện vận tải đường bộ.
+ Phương tiện vận tải đường sắt.
+ Phương tiện vận tải đường thuỷ.
+ Phương tiện vận tải hàng không.
Ô tô là phương tiện cơ giới đường bộ dùng để chữ người, hàng hoá hoặc phục vụ
thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt.
Lịch sử phát triển phương tiện vận tải ô tô.
Năm 1650 chiếc xe có bốn bánh vận chuyển bằng các lò xo tích năng được thiết kế
bởi nghệ sỹ, nhà phát minh người ý Leonardo da Vinci. Sau đó là số phát triển của nguồn
động lực cho ôtô : động cơ gió, động có không khí nén.
Năm 1769 đánh dấu số ra đời của động cơ máy hơi nước ( khói đen, ồn , khó vận
hành.. ) và vào thời kỳ này chiếc ô tô tải đầu tiên ra đời.
Năm 1860 động cơ bốn kỳ chạy ga ra đời đánh dấu cho số ra đời của ô tô con
( loại xe này dùng cho giới thượng lưu người Pháp).
Năm 1864 động cơ bốn kỳ chạy xăng ra đời và sau 10 năm loại xe với động cơ
này đạt được công suất 20 kw và có thể đạt vận tắc 40 km/h.
Năm 1885, Karl Benz chế tạo một chiếc xe có một máy xăng nhỏ đó là chiếc ô tô
đầu tiên.
Năm 1891 ô tô điện ra đời ở Mỹ do hãng Morriset Salon ở Philadel sản xuất.
Sau khi lốp khí nén ra đời, 1892 Rudolf Diesel đã cho ra đời động cơ Diesel và đã
cho chế tạo hàng loạt. Vào thời gian này, đã hình thành tổng thể ôtô con, ôtô tải, ôtô chữ
người với lốp khí nén.
Cuộc cách mạng xe hơi chỉ bắt đầu vào 1896 do Henry Ford hoàn thiện và bắt đầu

lắp ráp hàng loạt lớn. Vào những năm tiếp theo là số ra đời các loại xe hơi của các hãng
Renault và Mercedes (1901). Peugeot (1911).
Ngày nay chiếc ô tô không ngừng phát triển và hiện đại, công nghiệp xe hơi đã trở
thành ngành công nghiệp đa ngành.
Xe hơi có hép số tự động ra đời vào năm 1934
Năm 1967 xe hơi có hệ thống phun xăng cơ khí.
Ô tô phát triển đi cùng với tính năng ăn toàn: 1971 ABS: Ănti-lock Brake System
(hệ thống trống bó cứng bánh xe khi phănh),1979 (Đk kỹ thuật số ), EBD: Electronic
Brake Distrition (phân phối lực phănh điện tử), TRC: Traction Control (điều khiển lực
kéo), điều khiển thân xe:Active Body Control (ABC)....
2


Tốc độ của xe cũng được cải thiện không ngừng: Năm 1993 vận tắc của xe đạt 320
km/h và đến năm 1998, Vmax= 378 km/h. Cho đến nay ô tô có thể đạt tốc độ lớn hơn
400km/h.
1. CẤU TẠO CHUNG Ô TÔ
1.1. Khái niệm, phân loại
1.1.1. Khái niệm
Ô tô là phương tiện cơ giới đường bộ dùng để chữ người, hàng hoá hoặc phục vụ
thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt.
1.1.2. Phân loại
a. Phân loại theo mục đích sử dụng.

b. Phân loại theo loại nhiên liệu dùng

3


1.2. Cấu tạo chung ô tô

Ô tô cấu tạo gồm các phần sau:
+ Động cơ.
+ Phần gầm
+ Phần thân vỏ
+ Phần hệ thống điện
1.2.1. Động cơ
Động cơ là nguồn động lực phát ra năng lượng để ô tô hoạt động. Động cơ thường
dùng trên ô tô là động cơ đốt trong kiểu piston.
Nhiên liệu dùng cho động cơ: Xăng, Diesel, khí ga...
Các bộ phận chính của động cơ:
- Thân vỏ động cơ.
- Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền
- Cơ cấu phối khí
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Hệ thống làm mát
- Hệ thống bôi trơn
- Hệ thống điện.
1.2.2. Gầm ô tô
- Hệ thống truyền lực
+ Ly hợp
+ Hộp số, hộp phân phối
+ Truyền lực các đăng, cầu xe
- Các bộ phận chuyển động
+ Khung xe
4


+ Dầm cầu
+ Bánh xe và lốp
+ Hệ thống treo

- Các hệ thống điều khiển
1.2.3. Thân vỏ
Dùng để chứa người lái hành khách, hàng hoá
- Ô tô tải: Cabin + thùng chứa hàng
- Ô tô chữ người: Khoang người lái + khoang hành khách
1.2.4. Hệ thống điện.
- Hệ thống điện động cơ: Hệ thống khơi động, hệ thống nạp, hệ thống đánh lửa
động cơ xăng.
- Hệ thống điện thân xe: Hệ thống chiếu sáng, hệ thống gạt nước mưa, hệ thống
điều khiển khác...
1.3. Bố trí chung của ô tô
1.3.1. Ô tô con:
- Động cơ
+ Vị trí đặt động cơ: Đặt trước, đặt giữa, đặt sau ô tô
+ Bố trí: Ngang, dọc ô tô

1. Động cơ đặt trước cầu trước chủ động- động cơ đặt ngăng
2. Động cơ đặt trước- cầu sau chủ động, động cơ đặt dọc
3. Động cơ đặt sau cầu sau chủ động
4. Động cơ đặt trước hai cầu chủ động.
- Hệ thống truyền lực
+ Hộp số, cầu xe
+ Bố trí : Cầu trước, cầu sau, bố trí cả 2 cầu trước và sau
- Hệ thống điều khiển
Hệ thống lái bố trí phía trước, hệ thống phanh- cơ cấu phanh bố trí trên các bánh xe
1.3.2. Ô tô khách
+ Hình a) động cơ bố trí phía trước, 01 cầu chủ động sau
+ Hình b) động cơ đặt giữa, 01 cầu chủ động sau
+ Hình c) động cơ bố trí phía sau, đặt ngang, 01 cầu chủ động sau


5


1.3.3. Ô tô tải

-

Hình a) động cơ bố trí phía trước, 2 cầu chủ động giữa và sau
Hình b) động cơ đặt giữa, 2 cầu chủ động giữa và sau
Hình c) động cơ đặt ngang phía sau, 2 cầu chủ động giữa và sau
Hình d) động cơ đặt dọc phía sau, 2 cầu chủ động

2. CA BIN VÀ THÙNG XE
2.1. Ca bin và thùng xe tải
- Ca bin xe ô tô tải
Đối với ô tô tải Ca bin thường làm tách riêng với thùng xe. Ca bin là khu vực để
bố trí các vị trí: Ghế ngồi của người lái, ghế phụ (một số loại xe tải có thể bố trí để mắc
võng cho nằm nghỉ). Trong ca bin có đầy đủ các thiết bị điều khiển như: tay lái (vô lăng),
các loại đồng hồ chỉ thị các thông số kỹ thuật của động cơ, các loại bàn đạp (ly hợp, ga,
phanh, cần phanh dừng, cần số… ). Các loại công tắc, đèn báo và một số các trang thiết
bị phụ trợ khác.
Ngày nay ở một số xe hiện đại trong ca bin người ta còn có thể lắp thêm một số
các loại thiết bị trợ giúp khác như: Định vị dẫn đường GPS, camera theo dõi hành trình,
các thiết bị lọc khí độc, sưởi ấm, túi khí bảo vệ…
Đối với kính của ca bin phải bảo đảm độ trong, độ an toàn, bảo đảm tầm quan sát
tốt cho người lái…
Một số ca bin xe tải có thể thiết kế lật được nắp ca bin để bảo đảm cho quá trình
sửa chữa, thay thế và bảo đảm an toàn khi quá trình bốc xếp hàng hóa lên thùng xe.
6



Tùy thuộc vào kích thước, tải trọng và thiết kế của từng loại xe tải mà có loại ca
bin xe tải đầu ngang bằng, ca bin xe tải đầu lồi ra phía trước…

-Thùng xe ô tô tải
Thùng xe ô tô tải là một bộ phận để chất tải(hàng hóa) trên xe. Tùy theo thiết kế
tải trọng và chức năng của xe ô tô mà có các kích thước, hình giáng của thùng xe khác
nhau. Thùng xe tải được gắn ở phần khung xe sau ca bin.
Một số loại xe tải có chức năng chuyên dùng chở các loại hàng cần phải đóng kín
và bảo quản đặc biệt. Trong thùng xe còn được thiết kế lắp đặt các phụ kiện như: dẫn khí
làm lạnh để bảo quản hàng hóa; thiết kế những giá đỡ chuyên dùng để đặt hàng hóa; thiết
kế thành các ngăn riêng biệt trên thùng…
Thùng xe tải chở hàng hóa tự bốc xếp lên xuống xe, thường thiết kế thành thùng
thấp, các thành thùng có thể dựng lên và ngã ra được dễ dàng. Đối với những loại thùng
thấp trong ca bin có kính để người tái quan sát được dễ dàng hàng hóa trên xe khi di
chuyển trên đường.
7


Thùng xe tải tự đổ (xe ben) được thiết kế chuyên chở những hàng hóa không sợ
móp méo, gãy vỡ như: gạch, đá, cát, đất…. thùng xe được thiết kế chắc chắn, thấp khi đổ
người lái điều khiển nâng thùng xe lên và đổ hàng hóa xuống.

2.2. Vỏ ô tô con
- Các loại xe ô tô được gọi là ô tô con: nếu là xe chở khách thì từ 9 chỗ ngồi chở
xuống, nếu là xe bán tải thì tải trọng hàng hóa dưới 1,5 tấn.
- Tùy theo thiết kế của hãng sản xuất để cho hình dáng mẫu mã của từng loại xe là
khác nhau. Vỏ ô tô con thể hiện hình dáng và kích thước của xe. Bên trong vỏ ô tô con
khoang buồng lái của người lái và khoang hành khách được thiết kế thông nhau. Phần
khoang buồng lái có đầy đủ tất cả các thiết bị điều khiển, đồng hồ thông báo chỉ thị và

các thiết bị khác như buồng lái xe tải và có phần hiện đại tiện nghi hơn. Khoang hành
khách thiết kế các ghế ngồi chắc chắn, thoải mái.
8


9


2.3. Vỏ ô tô khách
- Vỏ ô tô khách
Các loại ô tô chở khách từ trên 9 chỗ ngồi chở lên được gọi là ô tô khách. Vỏ ô tô
khách thể hiện hình dáng của ô tô khách. Được thiết kế tùy theo tải trọng, quy cách của
từng loại xe, như: xe ô tô khách ghế ngồi, xe ô tô khách giường nằm … Đối với xe
giường nằm vỏ được thiết kế cao, gắn các khung giường trong vỏ chắc chắn. Vỏ ô tô
khách khoang lái và khoang khách không có ngăn cách. Phần phía trên khoang lái được
thiết kế riêng cho người lái chỉ một ghế có đầy đủ các thiết bị cho người lái.

10


- Vỏ ô tô buýt
Ô tô buýt là một loại khác của ô tô khách. Ô tô buýt cũng dùng để chở khách, một
số loại ô tô khách cũng dùng để làm ô tô buýt. Tuy nhiên ở một số loại ô tô buýt bên
trong xe thiết kế các ghế ngồi ít hơn, có các thanh giằng để đứng vịn.

KẾT LUẬN
11


Nội dung của bài học đã trình bày một cách khái quát về cấu tạo chung của ô tô và

bố trí chung trên ô tô. Ca bin và thùng xe ô tô.
Câu hỏi ôn tập:
1) Khái niệm, phân loại ô tô?
2) Cấu tạo chung ô tô?
3) Bố trí chung trên ô tô?
4) Ca bin và thùng xe tải?
5) Vỏ ô tô con?
6) Vỏ ô tô khách?

Ngày
tháng
năm 2017
NGƯỜI SOẠN THẢO

TRƯỞNG BỘ MÔN
Thạc sĩ Lê Huy Soạn

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×