Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ý nghĩa nhan đề, tình huống truyện, nghệ thuật phần truyện thi vào 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.26 KB, 5 trang )

Ý NGHĨA NHAN ĐỀ TÁC PHẨM VĂN 9
1. Đồng chí– Chính Hữu.- “Đồng chí” là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong
những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ – những con người cùng chung
cảnh ngộ,chung chí hướng,lý tưởng, gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kì chống Pháp.
- “Đồng chí” , đó là tiếng gọi thiêng liêng sâu thẳm, nơi hội tụ, kết tinh của bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình
bạn, tình người trong chiến tranh.- Đồng chí là những con người : cùng giai cấp ;cùng chung lí tưởng ;cùng
chung mục đích ,cùng chung nỗi nhớ; cùng chung hòan cảnh đi lính …
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.- Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng có chỗ thừa
nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo.
- Nhan đề của bài thơ làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của
tác giả thể hiện sự am hiểu và gắn bó với hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
- Hai chữ “Bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn,cách khai thác hiện thực của tác giả: Phạm Tiến Duật không
chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu ông muốn khẳng
định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ hiên
ngang, dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi, có một trái tim luôn đập vì miền Nam phía trước.
3. Bếp lửa –Bằng Việt.- Bếp lửa vốn là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đinh người VN đã trở thành
hình ảnh tượng trưng gợi kỉ niệm ấm áp của tình bà cháu.
- Bếp lửa là nơi bà nhóm lên tình cảm khát vọng trở thành ngọn lửa của tình yêu, niềm tin.
- Bếp lửa là kỉ niệm thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
4.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm:- “Khúc hát ru'' là một âm hưởng quen
thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng
ta từ thủa ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.
-Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi
dưỡng từ trên lưng mẹ.
- Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.
5. Ánh trăng– Nguyễn Duy:-“Ánh trăng” chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những
nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với
những giá trị đích thực của cuộc sống.
- “Ánh trăng” như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ


quên của con người về nghĩa tình thủy chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng
của cuộc đời người lính.
6. Làng – Kim Lân.- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ
nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.- Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao
trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: yêu quê hương ,yêu đất nước.
- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình,nơi ấy với ông là niềm tin, là
tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến,là quê hương đất nước thu nhỏ.=> Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là
tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân - làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông
dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông
thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.
7. Lặng lẽ Sa Pa– Nguyễn Thành Long.- Với nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long
đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: thông qua việc viết về nơi nghỉ mát êm đêm, thơ mộng tác giả ca
ngợi những con người hết lòng vì công việc, vì cuộc sống mới. Đó chính là anh thanh niên làm công tác khí
tượng trên đỉnh Yên Sơn,ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Tất cả đang cống
hiến lặng lẽ âm thầm.
- Nhan đề của tác phẩm vừa gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa, vừa thể hiện sự lớn lao của những con người
trên mảnh đất ấy. Với tên truyện như vậy, phải chẳng tác giả đã lấy địa danh làm nền để khắc họa vẻ đẹp con
người?

1


8. Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng:- “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện sâu sắc nội dung của
tác phẩm.- Đó là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.
- Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng
của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa:
+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ.
+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của

ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giân…
-> Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm
thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.
9. Con cò – Chế Lan Viên:- Con cò là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân, người phụ nữ trong cuộc
sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp.- Từ hình ảnh trong ca dao qua các lời hát ru: “con cò
cổng phủ”,”con cò Đồng Đăng” nay đã hóa thân vào hình bóng của người mẹ gầy lam lũ trọn đời lo lắng cho
con. Hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng sáng tạo rộng mở của tác
giả. Nó đã trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhưng lại rất gẫn gũi,rất quen thuộc mà do đó có khả
năng hàm chứa những ý nghĩa mới giàu giá trị biểu cảm.
10. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.- "Mùa xuân nho nhỏ" là một nhan đề hay, một ẩn dụ đầy sáng tạo, giàu ý
nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm - ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải
dành cho cuộc đời.+ Mùa xuân là biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức sống thanh tân tươi trẻ, cho những gì tinh
khiết nhất của đất trời.+ Từ láy "nho nhỏ" làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất khiêm nhường.-> Đặt tên cho
tác phẩm như thế, nhà thơ đã thể hiện khát vọng khiêm nhường mà rất đỗi chân thành, tha thiết, cao đẹp : ước
muốn làm mùa xuân nho nhỏ nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất của mình, dẫu có nhỏ bé để
hòa vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước. Nhan đề bài thơ cũng đã thể hiện một nhân sinh quan, thể
hiện mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.-> Nhà thơ Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân
đẹp, đậm đà tình nghĩa. Tuy một tâm hồn, một tài năng đã khép lại, nhưng những gì thuộc về chất ngọc trong
trái tim, tấm lòng của nhà thơ vẫn còn để đời cho hậu thế trân trọng, nâng niu. Làm sao không quý, không yêu
những vần thơ của một hồn thơ đáng kính nhường này?
11. Sang thu– Hữu Thỉnh.- Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người đọc cảm nhận được những tín
hiệu đặc trưng cuả mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
- Nhan đề này cũng bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyền biến của đất trời trong khoảnh
khắc sang thu.
- Qua nhan đề “Sang thu” người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp tạo
hóa, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ.
12. Bến quê- Nguyễn Minh Châu.- Có những tác phẩm tuy đã khép lại nhưng những dư âm, những trăn trở
vẫn còn mãi trong lòng người đọc.Nhan đề “Bến quê” phải chăng cũng ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa?
- Bến quê là nơi ghi dấu bao kỉ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Ở đó mỗi con người đã được nuôi
dưỡng và lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn.- Bến quê là điểm tựa bình yên cho cả một cuộc đời. Được sống

trong tình yêu thương của mọi người, được bao bọc trong vẻ đẹp bình dị của quê hương mới thật là hạnh phúc.
Đó là “Bến quê” của tâm hồn mỗi chúng ta.- Lấy “Bến quê” làm nhan đề truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã
gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự
trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của gia đình, quê hương.
13. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.-"Những ngôi sao xa xôi" viết về ba cô thanh niên xung phong –
tổ trinh sát mặt đường – Phương Định , Nho,chị Thao.
-Hình ảnh những ngôi sao chỉ là một chi tiết xuất hiện thoáng qua trong kí ức của nhân vật chính Phương Định
khi bất chợt có cơn mưa đá, gợi cho cô nhớ đến những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi
sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên.
-Nhà văn lấy hình ảnh này để đặt cho truyện ngắn của mình. Phải chăng đây là một nhan đề lãng mạn, một ẩn
dụ mang ý nghĩa biểu tượng?
-Tên văn bản gợi sự liên tưởng về vẻ đẹp tâm hồn, trẻ trung, mơ mộng, nhạy cảm cùng những phẩm chất anh
hùng của ba cô gái. Họ là những ngôi sao xa xôi đã vượt lên khói bom, đạn lửa,vượt qua cái chết để lung linh,
lấp lánh, tỏa sáng trên bầu trời Trường Sơn.
_The end_

2


Ông Hai
- Diến biến tâm trạng của ông Hai được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sinh động.
+ Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả
rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân
am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ.
+ Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vât thật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông Hai giàu tính khẩu
ngữ, vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật. Qua đó khắc họa rõ nét diễn
biến tâm lí nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
Đánh giá chung:
- Tác giả am đã am hiểu sâu sắc diễn biến tâm lí, đời sống tình cảm của người nông dân, đặc biệt là người
nông dân sau Cách mạng tháng Tám.

- Với giọng văn tinh tế, giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, Kim Lân đã khắc họa thành công nhân
vật ông Hai là điển hình cho người nông dân sau cách mạng tháng tám có tình yêu làng thống nhất trong tình
yêu nước.
Chiếc Lược ngà: Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của tác phẩm:
- Cốt truyện chặt chẽ với nhiều bất ngờ nhưng hợp lí
+bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà
+bé Thu biểu lộ tình cảm thật mãnh liệt với người cha trước lúc chia tay…
+ Nguyên nhân dẫn đến những sự việc ấy đã được tác giả giải thích một cách giản dị mà xúc động
=> Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc.
- Sự gặp gỡ tình cờ nhân vật - người kể chuyện với bé Thu (bấy giờ là cô giao liên dũng cảm) trong một lần ông
cùng đoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp: truyện được kể qua lời của một nhân vật trong tác phẩm: Ông Ba - người bạn thân
của ông Sáu. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy vừa tạo ra ấn tượng khách quan vừa có sức thuyết phục, bởi người
kể chuyện không chỉ là người chứng kiến và kể lại câu chuyện mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân
vật. Những ý nghĩ, cảm xúc của người kể chuyện làm người đọc hiểu rõ hơn các sự việc và đồng cảm với các
nhân vật trong truyện, tăng thêm chất trữ tình và sức thuyết phục của truyện.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác, hợp lí, tinh tế
- Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn
- Kể xen miêu tả. Giọng kể giầu cảm xúc, chân thực, sinh động, đầy sức thuyết phục.
4. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật : Xây dựng tính cách nhân vật qua tâm lí và hành động. Bé Thu
- Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây
thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. . Ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương
ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.
- Qua những diễn biến tâm lí của bé Thu được miêu tả trong truyện ta thấy tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ em
và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
=> HÌnh ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những
ấn tượng sâu sắc.
2. Nghệ thuật:
LLSP - Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là cócuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già,cô kĩ
sư trẻ và một anh thanh niên làmcông tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại

mộtấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườnrau, nhà nghiên cứu sét.
- Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại đượcđánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không
hề nhạt nhòa bởi được khắchọa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.
- Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bàica, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình
huống trữ tình, trong bứctranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ýnghĩ, cảm
xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạccủa lối sống mà nhân vật chính gợi ra.
Những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi
- Về phương thức trần thuật: truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính. Cách này tạo điều
kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật và tạo ra một điểm nhìn phù hợp để

3


miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, chủ yếu là miêu tả tâm lí
- Ngôn ngữ và giọng điệu: ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện-cô gái thanh niên xung phong
người Hà Nội-tạo cho tác phẩm có ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có nữ tính. Lời kể thường
dùng những câu ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn
hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình
trước chiến tranh.
Tình huống của 5 truyện ngắn 9
Truyện ngắn 1. Làng - Kim Lân- Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống rất gay cấn.
Ông Hai vốn rất yêu làng, lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của mình với sự giàu có và tinh
thần kháng chiến. Nhưng đột nhiên ông nhận được tin sét đánh mang tai từ những người tản cư - làng ông theo
Tây, làm việt gian. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ và nhục nhã. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Kim Lân
muốn làm nổi bật lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt
Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Truyện ngắn 2. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
- Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có tình huống rất đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ
của nhân vật anh Thanh niên với ông Hoạ sĩ già và cô Kỹ sư trẻ diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi

Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mỗi nhân vật những ấn
tượng sâu sắc về lí tưởng và mục đích sống. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long muốn
làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình
cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX.
Truyện ngắn 3. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng. - Tình huống của truyện ngắn Chiếc lược ngà thật éo
le. Anh Sáu sau tám năm xa nhà đi làm kháng chiến, chuyến nghỉ phép thăm quê trước khi chuyển đơn vị này
với anh thật ý nghĩa bởi anh sẽ được gặp con - đứa con gái duy nhất anh chưa từng gặp mặt. Nhưng bé Thu đã
không nhận ra anh là cha. Ngày anh ra đi cũng là lúc bé Thu nhận ra anh là cha.
- Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc tạo ra cây lược ngà để tặng
con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ.
- Tạo tình huống như vậy Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của anh sáu và
bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vừa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình Việt
Nam.
Truyện ngắn 4. Bến quê - Nguyễn Minh Châu
- Tình huống của truyện ngắn đầy trớ trêu nghịch lí: Nhĩ
làm một công việc đã tạo điều kiện cho anh đi khắp mọi nơi ntrên trái đất. Nhưng về cuối đời, anh mắc phải một
căn bệnh quái ác - liệt toàn thân. Bệnh tật đã hành hạ anh hàng năm trời, tất cả mọi sinh hoạt của anh dều phải
nhờ vào vợ con và những đứa trẻ hàng xóm. Nằm trên giường bệnh, qua ô cửa sổ nhà mình, Nhĩ đã nhận ra
được vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, nhận ra được gia đình là chỗ dựa chính của cuộc đời mỗi co
người. Anh nảy ra một khao khát được đặt chân sang bãi bồi bên kia sông, nhưing anh không thể thực hiện
được. Anh đã nhờ Tuând - con trai anh sang thực hiện thay mình. Nhưng đứa con không hiểu và đã để lỡ chuyến
đò duy nhất trong ngày.
- Qua nhân vật Nhĩ, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã rút ra một quy luật mang tính triết lí về con người,
cuộc đời: "Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình...", thức
tỉnh mọi người về những giá trị bền vững bình thường và sâu xa của cuộc sống - những giá trị thường bị người
ta bỏ quên nhất là khi còn trẻ.
Truyện ngắn 5. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê.
Ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống
Mỹ cứu nước. Họ là những nữ thanh niên còn rất trẻ tuổi. Công việc của họ là theo dõi máy bay địch ném bom,
đo đếm khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, san lấp mặt đường và phá bom nổ chậm. Công việc của họ thật

khó khăn vất vả và luôn phải đối mặt với cái chết. Nét nổi bật ở họ là lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm với
công việc được giao. Họ còn mang những nét tính cách củ những cô gái trẻ: hồn nhiên, trong sáng, nhạy cảm và
nhiều mơ mộng. Việc tạo tình huống trên nhà văn Lê Minh Khuê muốn thể hiện tâm hồn hồn nhiên trong sáng
đầy mơ mộng và lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kêt, tình đồng chí đồng đọi của người lính trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.

4


5



×