Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

văn hóa giao tiếp của người trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.61 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TIÊN TIẾN CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
----------

BÀI TẬP NHÓM
Đề tài: Tìm hiểu về đặc trưng đối với hoạt động giao tiếp của
khách Trung Quốc

Môn học: Kỹ năng giao tiếp trong du lịch khách sạn
Lớp: POHE Quản trị khách sạn
Thành viên trong nhóm:
Đinh Thị Nhàn
Lương Thùy Linh
Lê Mai Phương
Nguyễn Ngọc Duy
Vũ Minh Hoàng

1


I.

Giới thiệu tình hình khách Trung Quốc đến Việt Nam

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, dân số đông nhất thế giới và giáp liền với
nước ta. Hiện nay quốc gia này là một trong những nền kinh tế lớn với tốc độ tăng
trưởng cao nhất thế giới. Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao,
nhu cầu hưởng thụ cuộc sống ngày càng cần thiết. Người Trung Quốc đi du lịch
càng nhiều. Rất nhiều khách Trung Quốc đã chọn Việt Nam là điểm đến du lịch
vừa do việc đi lại giữa hai quốc gia thuận lợi với rất nhiều cửa khẩu đường bộ, vừa
bởi văn hóa Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc


Trung Quốc đứng số một về lượng khách du lịch vào Việt Nam. Theo số liệu
của Tổng cục Du lịch, trong hai tháng đầu năm 2018, khách quốc tế đến nước ta là
2.862.087 lượt người, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong lượng khách
đó, khách đến Việt Nam đông nhất vẫn là từ Trung Quốc với 901.812 lượt người,
tăng 38,5 so với cùng kỳ năm trước và chiếm 31,5% trên tổng số lượt khách quốc
tế đến Việt Nam. Từ số liệu trên khẳng định Trung Quốc là thị trường cung cấp
khách du lịch lớn nhất cho Việt Nam.
II.
-

-

-

Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc
Người Trung Quốc thích giao tiếp, thích gặp gỡ. Khi gặp nhau người Trung
Quốc thường khom mình hoặc cúi đầu để chào hỏi hoặc có thể bắt tay nhau.
Người Trung Quốc thường nói một cách hàm ý và đầy ẩn ý trong giao tiếp.
Người Trung Quốc không thích nói “không” một cách thẳng thừng. Chẳng
hạn như họ sẽ nói “Thật là bất tiện” thay vì “không thoải mái”. Người Trung
Quốc không bao giờ nói không với bất kì lời đề nghị nào hay lộ vẻ không
đồng ý ra ngoài mặt. Họ luôn che giấu tình cảm của mình, thường là bằng
một nụ cười mỉm hay cười to. Nếu có ai đó đạp lại một lời đề nghị bằng cách
nói “để sau” rồi sau đó quên mất thì điều đó thường có nghĩa là họ không thể
đáp ứng lời đề nghị đó được.
Người Trung Quốc coi trọng chức vị và bằng cấp. Khi giới thiệu với ai đó
cần giới thiệu cả chức vụ và bằng cấp, nếu không sẽ là một thiếu xót của
bạn. Thông thường trên danh thiếp của người Trung Quốc đều ghi rõ cả chức
vụ và bằng cấp bằng hai thứ tiếng: tiếng trung và tiếng anh
Trong giao tiếp Người Trung quốc thường gọi nhau bằng họ kèm theo chức

vụ (đây là điểm khác so với người Việt) ví dụ như đội trưởng Hà, chủ tịch
La…
Khi tiếp xúc với người trung Quốc, việc đề cập đến những vấn đề riêng tư
như vợ chồng, con cái, nghề nghiệp, quê quán, thu nhập… được xem là sự
quan tâm đến đối phương chứ không phải là tò mò, thóc mách.
2


- Trong giao tiếp, người Trung Quốc không quen động chạm thân thể như ôm
hôn, khoác tay, cầm tay… Người Trung Quốc cũng không quen với việc
biểu lộ tình cảm ngoài đường hay nơi công cộng. Tuy nhiên ngày nay việc
nay cũng ngày càng phổ biến trong tầng lớp trẻ tuổi.
- Trong giao tiếp- đàm phán người Trung quốc xem tuổi tác và địa vị xã hội là
yếu tố quyết định phong cách ngôn ngữ, cách xưng hô mà họ chọn. Nó
được thể hiện thông qua cách xưng hô và gọi nhau trong giao tiếp. Trong
hầu hết trường hợp thì “tiểu” có nghĩa là “nhỏ” được dùng gắn với tên của
những người trẻ tuổi còn “lào” có nghĩa là “già” được đặt trước họ của
những người đúng tuổi hay người già để thể hiện sự kinh trọng sự từng trải
và tuổi tác của họ. Những “tiết đầu danh” này chỉ dùng cho những người mà
chúng ta quen biết. Còn trong lối chào hỏi trang trọng thì họ của người đó
được dặt lên trước từ “tiên sinh” có nghĩa là “ông” hay “ngài”. Với những
người tuổi tác gần nhau và có mối quan hệ thân thiết có thể dùng tên để
xưng hô. Thầy, cô giáo thường được xưng hô là “lão sư” đặt sau tên họ để
thể hiện sự kính trọng với nghề giáo ví dụ như Hà lão sư, Trương lão sư…
Khi đi trên đường phố người Trung Quốc chào hỏi người lạ bằng “đồng chí”
khi hỏi đường hay mua bán thứ gì đó
- Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn và giữ chữ tín trong giao tiếp.
Họ sẽ không bao giờ đợi bạn nếu bạn không đến đúng giờ.
III.


Một vài lưu ý khi giao tiếp với người Trung Quốc

1) Chào hỏi:
Khác với người phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung
Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Trong khi chào hỏi không nên
bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao
nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó
thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự,
tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.
2) Giao tiếp bằng mắt:
Nói chuyện với người Trung Quốc gặp lần đầu thì nên nhìn vào mắt người cần
giao tiếp, để họ cảm thấy mình tôn trọng. Nếu không dám nhìn vào mắt họ thì có
thể nhìn vào phần giữa 2 mắt, hoặc phần trên tai để họ cảm giác bạn đang nhìn họ.
Nếu bạn không nhìn họ thì họ sẽ nghĩ bạn sợ hay trốn tránh họ, không thích nói
chuyện với họ.
3) Mở đầu câu chuyện:

3


Cũng như nhiều dân tộc phương Đông, người Trung Quốc thường mở đầu câu
chuyện bằng việc uống trà và nói chuyện phiếm với những đề tài thích hợp như
thời tiết, về ấn tượng chuyến đi... Mở đầu cuộc tiếp xúc, trao đổi như vậy rất tự
nhiên, tạo tình cảm. Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến
cá nhân, người Trung Quốc rất hay hỏi về mức lương. Văn hóa ứng xử của người
trung quốc Khi họ biết mình lương cao, họ sẽ tôn trọng mình, cũng giống người
VN. Khi mình nói lương thấp thì họ sẽ không tôn trọng mình. Không giống
phương Tây họ sẽ tránh câu hỏi này ra. Họ cũng hay hỏi về thông tin cá nhân của
bạn như là bạn kết hôn chưa, tại sao nhiều tuổi rồi mà vẫn chưa kết hôn. Nếu được
hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm

quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề
về chính trị, tình dục… không nên có lời phê phán.
4) Phê bình
Ở Trung Quốc, bạn không được phê trách họ thẳng thắn và công khai ở nơi
đông người. Khi chê bai, xỉ nhục, nói xấu họ ở nơi đông người họ sẽ xấu hổ, ngại
ngùng và cảm thấy bị mất mặt, không nể mặt họ. Nếu cần góp ý với họ thì nên diễn
giải theo cách khác hoặc gọi họ ra để nói chuyện riêng.
5) Trong khi ăn uống
• Không được lấy đũa gõ vào bát bởi đó là hành vi của những kẻ ăn mày.
Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm
như vậy.
• Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những tiếng động
do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách ăn ngon.
• Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự rụt dè, bạn phải
thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu
không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp
dưới.
• Không đặt đĩa không trên bàn vì có ý nghĩa là tiếp đón khách không chu đáo.
• Không cắm đũa vì liên quan đến chết chóc, trong các đám tang thì hay có bát
cơm cắm đũa nên khi đi ăn thì tránh cắm đũa.
6) Thói quen của người trung quốc:
• Phong cách làm việc của người trung quốc là hay ngủ trưa, cũng giống với
người Việt mình do đó nên tránh không gọi điện, để họ nghỉ ngơi, không làm
phiền.
4


7) Khi mới làm quen, bắt đầu mối quan hệ với người Trung Quốc thì đưa
cho họ danh thiếp.
Việc đầu tiên khi gặp đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi,

sức khỏe, sau đó mới bàn đến công việc. Bạn nhớ luôn mang danh thiếp theo, trao
và nhận bằng cả hai tay, nhớ đọc danh thiếp nhận được rồi mới cất đi. Cho họ biết
mình là ai, làm nghề gì, chức vụ gì, có vai trò gì để cho họ tôn trọng mình. Nếu họ
biết mình là ai, làm chức vụ gì thì họ sẽ biểu thị sự tôn trọng cao với bạn. Nếu họ
không biết mình là ai thì rất dễ khinh bỉ mình.
8) Đàm phán
Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu
thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để
dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố
vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp
tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.
9) Quà tặng
Tặng quà là hành vi có ý nghĩa quan trọng. Đối với người Trung Quốc, trị giá
món quà không quan trọng bằng cách tặng quà. Hình thức quà tặng nên chú ý đến
màu sắc và cách gói. Không nên gói bằng giấy màu sẫm mà bằng giấy màu sáng
(trừ màu trắng là màu tang tóc. Tốt nhất là giấy màu đỏ hay màu vàng. Cách tặng
phải khiêm tốn, chân thành và nói rõ mục đích, tỏ thành ý mong duy trì quan hệ tốt
đẹp. Thường họ hay từ chối nhiều lần, cần nhắc đi nhắc lại.
• Tặng quà là thông lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ
uống có rượu, nhưng không được phép tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng
Trung Quốc cũng có nghĩa là “đi dự một đám tang”.
• Phong tục của người Trung Quốc là không tặng nhau ô. Vì ô có phát âm gần
giống với từ phá sản của Trung Quốc.
• Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì không được mở gói quà trước mặt
người tặng.
• Kiêng số 4 vì trong tiếng Trung Quốc có thể hiểu là “chết”. Bạn không được
tặng cái gì có liên quan đến con số này.
• Kiêng tặng khăn mặt cho nhau: tỏ ý đoạn tuyệt
• Kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương.
10) Người Trung Quốc thì không có thói quen chia tiền:

5


Với người Châu Âu thì hay chia tiền trả tiền còn người Trung Quốc thì không.
Nếu tôn trọng họ thì để họ trả tiền, không chia tiền.
11)Hạn chế nói từ chối:
Không nên nói không, mà nếu không thể làm thì từ chối khéo là “để tôi xem
xem”, hoặc nói rằng “việc này hơi khó, để tôi xem xem”, nếu không được thì
“đừng trách tôi nhé", như vậy họ mới cho rằng mình tôn trọng họ. Và không được
chủ động xếp vị trí ngồi, mà để họ tự sắp xếp, vì chả may mình xếp chỗ sai cho
những người quan trọng, nắm vị trí cao ngồi dưới, người không quan trọng ngồi
trên thì không nên.

6



×