Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

sinh hoc 11 giữa kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.25 KB, 6 trang )

Câu 1. Khi tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi, phía trong màng mang điện tích:
A. dương
C. âm

B. trung tính
D. lúc âm, lúc dương tùy nồng độ ion

[<BR>]
Câu 2. Trình tự các giai đoạn của điện thế hoạt động là:
A. mất phân cực → đảo cực → tái phân cực
C. mất phân cực → tái phân cực → đảo cực

B. tái phân cực → mất phân cực → đảo cực
D. đảo cực → mất phân cực → tái phân cực

[<BR>]
Câu 3. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi
trục không có bao miêlin là:
A. chậm và tiêu tốn nhiều năng lượng
C. chậm và ít tiêu tốn năng lượng

B. nhanh và ít tiêu tốn năng lượng
D. nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng

[<BR>]
Câu 4. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với
A.tác nhân kích thích từ một hướng.
B.tác nhân kích thích từ hai hướng.
C.tác nhân kích thích từ ba hướng.
D.tác nhân kích thích không định hướng.
[<BR>]


Câu 5. Ở thực vật, vận động hướng hóa được biểu hiện rõ nét nhất ở cơ quan nào ?
A.Rễ
B.Lá
C.Thân
D.Hoa
[<BR>]
Câu 6.Thực vật nào dưới đây có tính hướng tiếp xúc ?
A.Đậu cô ve
B.Rau răm
C.Lá lốt
D.Cải thảo
[<BR>]
Câu 7.Phát biểu nào dưới đây là sai ?
A : Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích không
định hướng.


B : Hướng hoá dương là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn hoá chất.
C : Trong hướng động, hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của tác nhân kích thích.
D : Có hai loại hướng động chính là hướng động dương và hướng động âm.

[<BR>]
Câu 8.Đỉnh rễ cây không có :
A.hướng sáng dương
C.hướng hoá dương

B.hướng sáng âm
D.hướng hoá âm

[<BR>]

Câu 9.Vận động nở hoa thuộc kiểu cảm ứng nào ở thực vật ?
A.Ứng động sinh trưởng
B.Ứng động không sinh trưởng
C.Hướng sáng dương
D.Hướng trọng lực âm
[<BR>]
Câu 10.Dựa vào tác nhân gây ra vận động nở hoa, em hãy cho biết loài hoa nào dưới đây không
cùng nhóm với những loài hoa còn lại ?
A.Hoa quỳnh
B.Hoa nghệ tây
C.Hoa tulip
D.Hoa mười giờ
[<BR>]
Câu 11.Sự nở hoa ở cây bồ công anh là hình thức
A.quang ứng động.
B.hoá ứng động.
C.nhiệt ứng động.
D.thuỷ ứng động

[<BR>]
Câu 12. Ở động vật nào dưới đây, cơ thể phản ứng lại các kích thích bằng sự chuyển trạng thái
co rút của chất nguyên sinh (nhờ các vi sợi) ?
A. Trùng giày
B.Thủy tức
C.Bạch tuộc
D.Giun đũa
[<BR>]
Câu 13. Hệ thần kinh dạng lưới là điểm đặc trưng ở những đại diện của :
A.ngành Ruột khoang.
B.ngành Thân mềm.

C. ngành Chân khớp.
D. ngành Giun tròn.


[<BR>]
Câu 14.Trong một cung phản xạ, đường cảm giác có chức năng gì ?
A. Dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích đến trung ương thần kinh.
B. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh về bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích đến bộ phận thực hiện phản ứng.
D. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh về bộ phận thực hiện phản ứng.
[<BR>]
Câu 15. Trong một cung phản xạ, thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm là
A. bộ phận tiếp nhận kích thích.
B.bộ phận thực hiện phản ứng.
C. bộ phận phân tích và xử lý thông tin.
D. bộ phận dẫn truyền kích thích.
[<BR>]
Câu 16. Nhóm nào dưới đây gồm toàn những động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ?
A. Giun đất, châu chấu, đỉa, sán lá gan.
B. Giun đất, chuột đồng, đỉa, sán lá gan.
C. Giun đất, sứa lược, đỉa, sán lá gan.
D. Giun đất, châu chấu, đỉa, thuỷ tức.
[<BR>]
Câu 17. Trong một cung phản xạ, cơ thường đóng vai trò gì ?
A. Bộ phận thực hiện phản ứng
B. Bộ phận phân tích và xử lý
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích
D. Bộ phận dẫn truyền kích thích
[<BR>]
Câu 18. Ví dụ nào dưới đây minh họa cho dạng phản xạ không điều kiện ?

A. Môi tím tái khi trời rét.
B. Thấy đèn đỏ ở ngã tư thì dừng xe trước vạch kẻ.
C. Khép cửa sổ lại khi thấy gió thổi mạnh.
D. Mang quần áo vào nhà khi thấy trời động mưA.
[<BR>]
Câu 19. Ví dụ nào dưới đây minh họa cho dạng phản xạ có điều kiện ?
A. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả chanh.
B. Chạm vào nước nóng thì vội rụt tay lại.
C. Sởn gai ốc khi trời rét.
D. Phản xạ bú mẹ của trẻ mới sinh.
[<BR>]
Câu 20. Ở người, bộ phận nào có vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành các phản xạ có
điều kiện ?


A. Bán cầu đại não
C. Trụ não

B. Tiểu não
D. Tủy sống

[<BR>]
Câu 21. Trong phản xạ rụt tay khi bị kim châm ở người, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin
là :
A.tủy sống.
B. trụ não.
C. tiểu não.
D. bán cầu đại não
[<BR>]
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây về phản xạ có điều kiện là đúng ?

A. Dễ bị mất đi trong đời sống cá thể.
B. Có số lượng hạn chế.
C. Di truyền, mang tính chủng loại.
D. Trung ương điều khiển là tuỷ sống
[<BR>]
Câu 23. Phát biểu nào dưới đây là sai ?
A. Những phản xạ đơn giản thường là phản xạ có điều kiện.
B. Phản xạ không điều kiện thường bền vững theo thời gian.
C. Phản xạ co ngón tay khi bị kim châm là phản xạ không điều kiện.
D. Phản xạ bỏ chạy khi nhìn thấy chó dại là phản xạ có điều kiện.

[<BR>]

Câu 24. Điện thế nghỉ có ở :
A. tế bào đang nghỉ ngơi, không bị kích thích.
C. tế bào không có khả năng trả lời kích thích.

B. tế bào đang hoạt động.
D. tế bào bị kích thích liên tục.

[<BR>]

Câu 25. Phát biểu nào dưới đây về điện thế nghỉ của tế bào là đúng ?
A. Phía ngoài màng tế bào mang điện dương.
B. Phía trong màng tế bào mang điện dương.
C. Phía ngoài màng tế bào không mang điện.
D. Phía trong màng tế bào không mang điện.
Câu 26.
[<BR>]


Điện thế nghỉ có ở
A.tế bào cơ tim đang ở trạng thái dãn nghỉ.
C.tế bào thần kinh đang bị kích thích.

B.tế bào cơ vân đang ở trạng thái co.
D.tế bào nón đang tiếp nhận ánh sáng.


[<BR>]

Câu 27. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A.Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
B.Điện thế nghỉ có ở tế bào đang bị kích thích.
C.Người ta quy ước đặt dấu + trước các trị số điện thế nghỉ.
D.Điện thế nghỉ chỉ có ở tế bào thần kinh.
[<BR>]
Câu 28. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

A.Điện thế nghỉ có ở tế bào đang nghỉ ngơi, không bị kích thích.
B.Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ, điện thế màng và điện thế hoạt động.
C.Hưng phấn là sự biến đổi lí hoá xảy ra khi tế bào đang ở trạng thái nghỉ ngơi.
D.Hoạt động của bơm Na – K không cần đến ATP.
[<BR>]

Câu 29. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau : “Tốc độ lan
truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin diễn ra … sợi thần kinh không có
bao miêlin.”
A.nhanh hơn so với
B.tương đương với
C.chậm hơn so với

D.phụ thuộc vào
[<BR>]

Câu 30. Khi nói về hiện tượng khử cực và đảo cực ở sợi thần kinh có bao miêlin, phát
biểu nào dưới đây là đúng ?
A.Xảy ra ở eo Ranvie.
B.Xảy ra ở bao miêlin.
C.Xảy ra ở cả eo Ranvie và bao miêlin.
D.Không xảy ra ở eo Ranvie và bao miêlin.
[<BR>]

Câu 31. Tại sao xung thần kinh lại lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo kiểu
nhảy cóc ?
A.Vì bao miêlin có tính cách điện.
B. Vì eo Ranvie có tính cách điện.
C. Vì bơm Na – K chỉ phân bố ở bao miêlin.
D. Vì bơm Na – K không có ở eo Ranvie.


[<BR>]

Câu 32. Bao miêlin có bản chất là
A. phôtpholipit.
C. stêrôit.

B. axit nuclêic.
D. glucôprôtêin.

[<BR>]


Câu 33. Từ điện thế nghỉ chuyển sang điện thế hoạt động phải trải qua các giai đoạn kế
tiếp sau đây :
A.phân cực ; mất phân cực ; đảo cực ; tái phân cực.
B.phân cực ; tái phân cực ; đảo cực ; mất phân cực.
C.đảo cực ; mất phân cực ; phân cực ; tái phân cực.
D.phân cực ; đảo cực ; mất phân cực ; tái phân cực.
[<BR>]

Câu 34. Loại cá nào dưới đây có những đại diện có khả năng phóng điện để giết chết con
mồi ?
A.Cá đuối
B.Cá rô
C.Cá hồi
D.Cá thu
[<BR>]

Câu 35. Phát biểu nào dưới đây về điện thế hoạt động là đúng ?
1 : Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh được lan truyền từ bao miêlin này
sang bao miêlin khác.
2 : Nếu kích thích ở giữa sợi thần kinh, xung thần kinh truyền đi theo cả 2 chiều kể từ
điểm xuất phát.
3 : Tại nơi có điện thế hoạt động mới sinh ra, màng tế bào vẫn luôn tiếp nhận các kích
thích mới.
A.2
B.1
C.3
D.1, 2, 3




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×