Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN LẬP TRÌNH MẠNG ĐỀ TÀI: KEYLOGER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.6 KB, 13 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
LẬP TRÌNH MẠNG
ĐỀ TÀI:
KEYLOGER

Thực hiện
Sinh viên Trần Quốc Tuấn

Hà Nội, ngày 20 / 06 / 2014


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................2
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ......................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................3
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài. ..................................................................3
3. Ngôn ngữ lập trình và công cụ cài đặt ..........................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ...............................................................................6
I. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................6
1. Giới thiệu về giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). ...............6
2. Lớp DNS trong NameSpace System.Net và System.Net.Socket .....................6
3. Giới thiệu về NameSpace System.IO .............................................................7
II.

Khảo sát hiện trạng về Keylogger..............................................................8

PHẦN III. XÂY DỰNG ĐỀ TÀI ..........................................................................11


1. Phân tích và thiết kế phần mềm ..................................................................11
2. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng.................... Error! Bookmark not defined.
PHẦN IV. KẾT LUẬN. ........................................ Error! Bookmark not defined.
1. Đánh giá ưu, nhược điểm của chương trình xây dựng. . Error! Bookmark
not defined.
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................... Error! Bookmark not defined.

1


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khi dòng chảy của cuộc sống quá nhanh khiến cho những bậc cha
mẹ có quá ít thời gian ở bên gia đình để kiểm soát con cái tránh khỏi những tệ nạn
xã hội, đặc biệt là trong mạng Internet, thế giới ảo, chứa biết bao tệ nạn gây hại
không ít tới việc học tập, tâm lý của trẻ em đang tuổi lớn. Chính vì lẽ đó, tôi đã tìm
hiểu, nghiên cứu và xây dựng chương trình Keylogger đơn giản để theo dõi, ghi lại
những thao tác trên bàn phím máy tính để giúp những bậc phụ huynh nâng cao khả
năng quản lý, dạy dỗ con em mình.
Chương trình Keylogger khi hoạt động nó sẽ ghi lại những thao tác trên bàn
phím, bao gồm cả bàn phím ảo rồi cung cấp những thông tin này qua E-mail đã định
trước. Do đó, giúp cho phụ huynh nắm bắt được kịp thời những gì con em ta đang
hoạt động để từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục, dạy dỗ tốt hơn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô khoa công nghệ thông tin
Học viện Quản lý Giáo dục đã cung cấp, truyền đạt những kiến thức bổ ích. Đặc biệt
là thầy Bùi Ngọc Châu - giảng viên khoa CNTT đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
giải đáp những thắc mắc và tạo mọi điều kiện thuận lợi về tài liệu và phương
tiện để tôi hoàn thành đề tài này .
Do kiến thức còn hạn chế nên chương trình khó tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè để chương trình
ngày càng hoàn thiện hơn


Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20/06/2014
2


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ với mạng lưới Internet
phủ khắp mọi nơi giúp cho chúng ta tiếp cận được thông tin nhanh chóng, thỏa mãn
nhu cầu giải trí, tìm hiểu về tất cả các lĩnh vực trong xã hội, rút ngắn khoảng cách
giữa con người về mặt địa lý như các dịch vụ Chat, Facebook….
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của nó thì còn tồn tại những mặt tiêu cực,
ảnh hưởng xấu tới con người. Đặc biệt, đó là các thế hệ trẻ còn chưa nhận thức, làm
chủ được bản thân nên dẫn dễ khiến thế hệ trẻ đi vào con đường sai trái.
Keylogger hay còn gọi là “trình theo dõi bàn phím” là một chương trình máy
tính được viết ra với mục đích theo dõi và ghi lại mọi thao tác được thực hiện trên
bàn phím vào một tập tin (log) để người cài đặt nó dễ sử dụng. Do khả năng theo dõi
của chương trình nên Keylogger cũng có thể coi là một phần mềm gián điệp. Tuy
nhiên, nó cũng mang lại nhiều lợi ích như giúp phụ huynh theo sát hành động của
con em mình trên Internet để đưa ra các biện pháp giáo dục kịp thời hơn.
Từ những điều trên, tôi đã quyết định tìm hiểu, nghiên cứu và “xây dựng
chương trình Keylogger đơn giản” để giúp các bậc phụ huynh kiểm soát tốt hơn
con em mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
a. Mục tiêu
- Xây dựng một chương trình có khả năng ẩn mình, thu thập các phím
- Ghi lại dữ liệu vào một file sau đó gửi về qua phương thức E – mail.
b. Nhiệm vụ

- Keylogger có khả năng ẩn mình
- Tự động khởi chạy cùng Windows
3


- Bắt được cả bàn phím ảo
- Lấy IP của máy để quản lý dữ liệu khi gửi về

3. Ngôn ngữ lập trình và công cụ cài đặt
a. Ngôn ngữ lập trình Csharp
Ngôn ngữ CSharp (C#) được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft,
nó được xây dựng dựa trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là
C++ và Java.
- Thứ nhất: C# là ngôn ngữ đơn giản : C# loại bỏ một vài sự phức tạp và rối
rắm của những ngôn ngữ như Java và C++, bao gồm việc loại bỏ những macro,
template, đa kế thừa, và lớp cơ sở ảo (Virtual base class). Chúng là những
nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn cho người lập trình . Ngôn ngữ C# đơn giản
vì nó dựa trên nền tảng C và C++ nhưng nó đã được cải tiến để làm cho ngôn
ngữ đơn giản hơn.
- Thứ hai, C# là ngôn ngữ hiện đại : Vì C# chứa tất cả những đặc tính sau :
Xử lý ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng, và bảo
mật mã nguồn.
- Thứ ba, C# là ngôn ngữ hướng đối tượng : Vì C# hỗ trợ tất cả các đặc tính
như: sự đóng gói (encapsulation), sự kế thừa (inheritance) và đa hình
(polymorphism).
- Thứ tư, C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và cũng mềm dẻo
- Thứ năm, C# là ngôn ngữ ít từ khóa : C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những
từ khóa, chỉ khoảng 80 từ khóa.
- Thứ sáu, C# là ngôn ngữ hướng module : Mã nguồn C# có thể được viết
trong những phần được gọi là những lớp, những lớp này chứa các phương

thức thành viên của nó. Những lớp và những phương thức có thể được sử dụng
lại trong ứng dụng hay các chương trình khác. Bằng cách truyền các mẫu
4


thông tin đến những lớp hay phương thức chúng ta có thế tạo ra những mã
nguồn dùng lại có hiệu quả.
Chính vì những mục đích đó, tôi lựa chọn ngôn ngữ lập trình C# .
b. Giới thiêụ về Visual Studio.
- Visual Studio là bộ công cụ hoàn chỉnh cho phép xây dựng cả các ứng dụng
cho máy để bàn lẫn các ứng dụng web doanh nghiệp theo nhóm. Ngoài khả
năng xây dựng những ứng dụng desktop tốc độ cao, bạn còn có thể sử dụng
các công cụ phát triển mạnh mẽ dựa trên thành phần cùng các công nghệ khác
nhằm đơn giản hóa thiết kế, phát triển và triển khai các giải pháp doanh nghiệp
theo nhóm.
- Visual Studio đơn giản hóa quá trình phát triển giải pháp, giảm thiểu nguy
cơ cũng như tăng cường kết quả trả về. Các công cụ cho mọi giai đoạn trong
chu trình phát triển, từ thiết kế, phát triển đến kiểm định và triển khai, cho
phép bạn thỏa sức thể hiện trí tưởng tượng và mang đến những giải pháp có
ảnh hưởng lớn . Cung cấp một môi trường tích hợp các công cụ và kiến trúc
máy chủ nhằm đơn giản hóa toàn bộ tiến trình phát triển ứng dụng.

5


PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.

Cơ sở lý thuyết
1. Giới thiệu về giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol).

- SMTP (Simple Mail Transfer Protocol – Giao thức truyền tải thư tín
đơn giản) là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet.
- Giao thức hiện dùng được là ESMTP (extended SMTP – SMTP mở
rộng).
- SMTP dùng cổng 25 của giao thức TCP.
2. Lớp DNS trong NameSpace System.Net và System.Net.Socket
- Lớp DNS là một lớp static dùng để lấy thông tin của một host cụ thể
nào đó.
- Thông tin của host từ các truy vấn DNS trả về thông quan một thể
hiện của lớp IPHostEntry.
- Lớp DNS cung cấp một số phương thức đồng bộ và bất đồng bộ.

Phương thức

Mô tả

GetHostName()

Trả về tên của máy tính cục bộ mà chương
trình đang chạy

GetHostByAddress(IPAddress) Tạo một thể hiện của IPHostEntry từ
IPAddress
GetHostAddresses (string
hostNameOrAddresses)

Trả về một mảng địa chỉ IP cho host được chỉ
ra bởi tham số hostNameOrAddress.
GetHostEntry(IPAddress): Phân giải địa chỉ IP
thành một thể hiện của IPHostEntry.


GetHostByAddress(string)

Tạo một thể hiện IPHostEntry từ IPAddress

GetHostByName(string
hostName)

Trả về một đối tượng IPHostEntry chứa thông
tin về địa chỉ IP của host được chỉ ra bởi
hostName

GetHostEntry(String)

Phân giải một hostname hoặc một địa chỉ IP
thành một thể hiện của IPHostEntry

Resolve(string HostName)

Trả về một thể hiện của IPHostEntry chứa
thông tin về host

Bảng 1:Phương thức đồng bộ lớp DNS
6


3. Giới thiệu về NameSpace System.IO
a. Lớp StreamReader và StreamWriter
StreamReader và StreamWriter được sử dụng để điều khiển việc đọc và ghi
dữ liệu dạng text trên Stream.

Hai lớp này được thực thi cùng với lớp NetworkStream sẽ giúp chúng ra giải
quyết dễ dàng vấn đề về ranh giới thông điệp khi truyền dữ liệu theo giao thức
TCP.
o Lớp StreamWriter và StreamReader thường được khởi tạo như sau:
Public StreamReader (Stream stream)
Public StreamWriter(Stream stream) Biến stream có thể tham chiếu đến bất
kì loại đối tượng Stream nào bao gồm cả đối tượng NetworkStream
* Một số thành phần lớp StreamReader
Phương thức

Mô tả

Close()

Đóng đối tượng StreamReader

Read()

Đọc một hoặc nhiều byte dữ liệu từ StreamReader

ReadLine()

Đọc dữ liệu từ StreamReader bao gồm cả ký tự ngắt
dòng

ReadToEnd()

Đọc hết dữ liệu có trên stream
Bảng 2. Một số thành phần lớp StreamReader


* Một số thành phần lớp StreamWriter
Phương thức

Mô tả

Flush()

Gửi tất cả dữ liệu trên bộ đệm vào stream

Write()

Gửi một hoặc nhiều byte dữ liệu lên stream

WriteLine()

Gửi dữ liệu kèm theo ký tự ngắt dòng
Bảng 3. Một số thành phần lớp StreamWriter

7


II.

Khảo sát hiện trạng về Keylogger
1. Hiện trạng.
Keylogger hay tiến trình thao tác bàn phím là một chương trình máy tính ban

đầu được viết nhằm mục đích theo dõi và ghi lại mọi thao tác được thực hiện trên
bàn phím vào một tập tin nhật ký để cho người cài đặt sử dụng nó.
Hiện nay, thì Keylogger phát triển cao hơn nó không những ghi lại thao tác

bàn phím mà còn ghi lại các hình ảnh trên màn hình (screen) bằng cách chụp
(screen-hot) hoặc quay phim (screen- capture) thậm chí còn ghi nhận cách con trỏ
chuột trên máy tính di chuyển.
2. Khảo sát.
a. Phân loại keylogger theo mức độ nguy hiểm.
Keylogger bao gồm hai loại: một lọa keylogger phần cứng và một loại phần
mềm. Nhưng trong đề tài này chúng ta chỉ đi tìm hiểu về Keylogger phần mềm.
Theo những người lập trình, thì keylogger viết ra với chỉ có một loại duy
nhất là giúp các bạn giám sát con cái xem họ làm gì với PC, với internet, khi chat
với người lạ. Nhưng cách sử dụng và chức năng của keylogger hiện tại trên thế giới
khiến người ta thường phân loại mức độ nguy hiểm bằng các câu hỏi:


Nhiễm vào máy không qua cài đặt/ Cài đặt vào máy cực nhanh (quick

install)?


Có thuộc tính ẩn giấu trên trình quản lý tiến trình (process manager)

và trình cài đặt, dỡ bỏ chương trình(add and remove program)?


Theo dõi không thông báo/ PC bị nhiểm khó tự phát hiện?



Có chức năng Captureescreen hoặc ghi lại thao tác chuột?




Khó tháo gỡ?



Có khả năng lây nhiễm, chống tắt (kill process)?

8


Cứ mỗi câu trả lời “có” cho một điểm. Điểm càng cao, keylogger càng vượt
khỏi mục đích giám sát đến với những mục đích do thám và tính nguy hiểm của nó
ngày càng cao. Keylogger có thể được phân loại theo số điểm.


Loại số 1: Không điểm

Keylogger loại bình thường, chạy công khai, có thông báo cho người bị
theo dõi, đúng với mục đích giám sát.


Loại số 2: Một đến hai điểm

Keylogger nguy hiểm, chạy ngầm, hướng đến mục đích do thám nhiều hơn
là giám sát (nguy hại đến thông tin cá nhân như tài khoản cá nhân, mật khẩu, thẻ
tín dụng vì người dùng không biết).


Loại số 3: Ba đến năm điểm


Keylogger loại rất nguy hiểm, ẩn dấu hoàn toàn theo dõi trên một phạm vi
rộng,
mục đich do thám rõ ràng.


Loại số 4: Sáu điểm

Keylogger nguy hiểm nghiêm trọng, thường được mang theo bởi các trojanvirus cực kỳ khó tháo gỡ, lại là keylogger nguy hiểm nhất. Chính vì vậy nó thường
hay bị các chương trình chống virus tìm thấy và tiêu diệt.
b. Thành phần của keylogger.
Thông thường, một chương trình keylogger sẽ gồm ba thành phần chính:
o

Chương trình điều khiển (Control Program): dùng để theo điều phối

hoạt động, tinh chỉnh các thiết lập, xem các tập tin nhật ký cho keylogger. Phần này
là phần được giấu kỹ nhất của keylogger thông thường chỏ có thể gọi ra bằng một
tổ phím tắt đặc biệt.
o

Tập tin hook hoặc là một chương trình monitor: dùng để ghi nhận lại

các thao tác bàn phím (đây là phần quan trọng nhất)

9


Tập tin nhật ký (log): nơi chứa đựng/ ghi lại toàn bộ những gì hook ghi

o

nhận được.

c. Cách cài vào máy.
Các loại keylogger từ 1-3 thông thường khi cài đặt vào máy cũng giống như
mọi chương tình máy tính khác, đều phải qua bước cài đặt. Đầu tiên nó sẽ cài đặt
các tập tin dùng để hoạt động vào một thư mục đặc biệt, sau đó đăng ký cách thức
hoạt động rồi đợi người dùng thiết lập thêm các ứng dụng. Sau đó nó bắt đầu hoạt
động.
Loại keylogger số 4 có thể vào thẳng máy của người dùng bỏ qua các bước
cài đặt, dùng tính năng autorun để cùng chạt với hệ thống. Một số loại tự thả (drop)
mình vào các chương trình khác, để khi người dùng sử dụng chương trình keylogger
sẽ tự động chạy theo.
d. Cách thức hoạt động.
Trong một hệ thống (Windows, Linux, Mac..), khi bấm một phím trên bàn
phím, bàn phím sẽ chuyển nó thành tín hiệu chuyển vào CPU, CPU sẽ chuyển nó
tới hệ điều hành để hệ điều hành dịch thành chữ hoặc số cho chính nó hoặc các
chương trình khác sử dụng.
Nhưng khi trong hệ thống đó có keylogger, không những chỉ có hệ điều hành
theo dõi mà có cả hook file/ monitor program của keylogger theo dõi, nó sẽ ghi
nhận và dịch các tín hiệu ghi vào tập tin nhật ký. Đồng thời nó còn có thể theo dõi
cả màn hình và thao tác chuột.

10


PHẦN III. XÂY DỰNG ĐỀ TÀI
1. Phân tích và thiết kế phần mềm

FILE.TXT
L

Ư
U
CLIENT

Bắt bàn phím

ĐÍNH KÈM FILE

KEYLOGGER

Lấy IP máy

MAIL
Gửi thông tin đến mail

Hình 1. Sơ đồ sử lý của Keylogger
Keylogger được viết trên màn hình Console Application, sau khi bắt được
thông tin sẽ gửi về Mail.
Các chức năng của Keylogger
o

chức năng thu bàn phím gõ, bàn phím ảo và lấy IP của máy người

dùng: Khi Keylogger chạy trên máy của người dùng, Keylogger sẽ lấy IP của máy
người dùng để ghi vào file nhằm phân biệt các máy. Khi người dùng gõ bàn phím
hay click chuột kể cả bàn phím ảo, thì Keylogger thu thập các phím gõ đó và lưu
thành một tập tin, sau một thời gian cố định thì sẽ tự động gửi vào gmail đã cài đặt
trước.
o


chức năng gửi mail: Theo thứ tự để gửi thông điệp, chúng ta cần phải

sử dụng một máy chủ SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). Trong project,
chúng ta đang sử dụng máy chủ SMTP của Gmail vì nó miễn phí.
11


Đăng nhập tải về để xem đầy đủ tài liệu kèm file code
chương trình !

12



×