Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề cương môn Pháp luật về Phòng chống Tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.82 KB, 24 trang )

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Bùi Thị Tuyết
K16NS2

A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG
1. Khái niệm Tham nhũng:
- Theo Điều 1, khoản 2, Luật PCTN năm 2005:
“Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.”
2. Dấu hiệu pháp lý của tham nhũng:
- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn (quy định tại Điều 1,
khoản 3, Luật PCTN năm 2005):
a, Cán bộ, công chức, viên chức;
b, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên
môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
c, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của nhà nước; cán bộ lãnh đạo,
quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d, người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có nhiệm vụ, quyền hạn trong
khi thực hiện nhiệm vụ công vụ đó.
 NX: Phản ánh tham nhũng chỉ ở khu vực công (không điều chỉnh kv tư)
Hành vi tham nhũng gắn với việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn được
giao.
- Luật Phòng chống tham nhũng quy định gồm 12 hành vi tham nhũng (điều 3):
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức quyền, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.


8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức quyền, quyền
hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ
lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ
lợi.
10. Nhũng nhiều vì vụ lợi
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm
toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.


 NX: - Chỉ có hành vi từ 1 – 7 được Luật hình sự quy đình là tội phạm tham
nhũng, 5 hành vi còn lại Luật hình sự điều chỉnh là các tội danh khác như tội
phạm kinh tế, tội phạm hình sự.
- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi bao gồm cả vật chất và tinh
thần.
3. Nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng:
a. Nguyên nhân về pháp lý:
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, cơ chế, chính sách, Pháp luật chưa đầy
đủ, chưa đồng bộ.  những nhược điểm đó làm nảy sinh sự quan liêu, tham
nhũng và thiếu kỷ cương, tạo điều kiện cho tệ hối lộ, tham ô công quỹ, quấy
nhiễu cấp dưới và nhân dân. Mặt khác, chất lượng luật, dự thảo luật chưa tốt do
chưa tiếp thu ý kiến của người dân.
- Cải cách hành chính còn chậm và nhiều lúng túng, cơ chế “xin – cho” vẫn
còn phổ biến; Thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý, tạo cơ sở cho
sự sách nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ.  Chưa có biện pháp khắc phục mặt tiêu cực
của cơ chế ‘xin – cho’, trách nhiệm của cán bộ, cán bộ lãnh đạo đối với những
sai phạm, tiêu cực xảy ra còn thiếu rõ ràng, cụ thể; Chế độ tiền lương của
CBCC còn bất hợp lý, chậm được cải cách; Công tác quản lí đất đai, quản lí tài

chính công còn nhiều bất hợp lý tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng,lãng
phí, thất thoát.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng, CQNN đối với công tác phòng ngừa
và đấu tranh chống tham nhũng tại các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, sâu sát,
thường xuyên; Việc xử lý tham nhũng nhiều nơi nhiều lúc còn chưa nghiêm. 
Chủ trương đấu tranh chống tham nhũng của Đảng chưa trở thành hành động cụ
thể trong thực tế; Các cấp các ngành chưa đề cao trách nhiệm, chưa có kế
hoạch, giải pháp để tích cực phòng chống tham nhũng trong cơ quan, đơn vị
mình; Xử lý kỷ luật Đảng, xử lý hành chính, Xử lý hình sự đối với hành vi tham
nhũng chưa nghiêm minh, còn bao che, vị nể…
- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều CQNN trong đấu tranh phòng chống tham
nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể,
hiệu quả.  Những yếu tố này khiến cho hiệu quả hoạt động của các cơ quan
chuyên trách về phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện vẫn rất hạn chế.
- Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hiệu quả  Hoạt động điều
tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đã thu được một số kết quả tích cực
nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
b, Các nguyên nhân khác:
- Việc huy động lực lượng đông đảo nhân dân cũng như sự tham gia của các
lực lượng báo chí vào cuộc đấu tranh tham nhũng còn chưa được quan tâm
đúng mức  chưa có cơ chế hữu hiệu tạo thuận lợi cho sự tham gia phát hiện các
hành vi tham nhũng và giám sát các hoạt động quyền lực cho người dân, lực
lượng báo chí; Chưa có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố giác tránh sự trả thù,
trù dập, chưa có khen thưởng để khuyến khích, động viên người tố cáo đúng.


- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về tham nhũng và đấu
tranh chống tham nhũng mặc dù đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước nhưng chưa tạo thành một sự chuyển biến tích cực về ý thức xã hội trong
việc phản ứng với tệ tham nhũng cũng như đề cao ý thức trách nhiệm của người

dân đối với việc tham gia cuộc đấu tranh chống tham nhũng.  công tác phổ
biến giáo dục pháp luật chưa được đầu tư đúng mức, người dân không hiểu
được đầy đủ các quyền của mình trong mối quan hệ với CQNN nên có thói
quen chạy chọt, xin xỏ. “Quan tham vì dân dại” – CT HCM.
4. Hậu quả của tham nhũng.
a. Về Kinh tế:
Thất thoát tài sản nhà nước. ví dụ: vụ vinashin, vinalines và một số
ngân hàng thương mại đã gây thiệt hại nghiêm trọng thất thoát tài sản nhà nước.
Cản trở khả năng cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế.
Suy giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp, họ phải trả những chi phí bôi trơn, đối mặt với
sự nhũng nhiễu, gây khó khăn của cơ quan, nhân viên công quyền, thêm vào đó
là các chính sách kinh tế của nhà nước ta thiếu sự nhất quán  các doanh nghiệp
thấy nản lòng và rút vốn đầu tư vì tham nhũng  gây thất thu cho ngân sách NN.
Đối với cá nhân công dân, phải trả “tiền bôi trơn”, ‘tiền cảm ơn” cho các
CQ, nhân viên công quyền khi tiếp cận với các dịch vụ xã hội như GD, Y tế, văn
hóa… hoặc khi giải quyết các thủ tục hành chính, tư pháp…
b, Về chính trị, văn hóa, xã hội:
Gây bất bình đẳng, chia rẽ và xung đột trong Xh.  chia xã hội thành 2
nhóm giàu chỉ hưởng thụ mà không phải lao động và nhóm nghèo phải vật lộn
để kiếm sống. Tham nhũng làm khoảng cách giàu nghèo tăng nhanh, thổi bùng
lòng đố kỵ, tinh ghen ghét và tư tưởng thù địch giữa 2 nhóm  phá vỡ sự đoàn
kết khiến cho an ninh, trật tự xã hội bị đảo lộn.
Đạo đức xh bị suy thoái.
Tàn phá hệ thống cơ sở hạ tầng VH – XH của các quốc gia.  Tham
nhũng làm các cơ sở giáo dục và chăm sóc y tế.. rơi vào tình trạng khủng hoảng
về tổ chức hoạt động và chất lượng dịch vụ.
C, về QLNN:
Phá hoại nền pháp chế của Nhà nước, làm người dân mất lòng tin vào
NN.  Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách của NN gặp nhiều khó

khăn vì người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác trong xã hội không ủng
hộ.
Gây mâu thuẫn trong hệ thống CQNN, lợi ích nhóm.  Sự mờ ám, thiếu
công khai minh bạch và vụ lợi trong quá trình quyết định là nguồn gốc của tình
trạng bè phái, mâu thuẫn nôi bộ trong CQNN. Hậu quả có thể làm tê liệt
COHCNN hoặc hoạt động kém hiệu quả, kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực khác vè
QlXh.


Ảnh hưởng đến sự điều hành của NN.  Cản trở việc CP xây dựng và
thực thi các chương trình kinh tế lớn mà có tác động đến sự phát triển mọi mặt
của XH.
5. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng:
Hồ Chủ tịch cho rằng Chống tham nhũng là cách mạng.  “Tham ô, lãng
phí, quan liêu là những điều xấu xa của xã hội”. Đấu tranh chống phong kiến,
xây dựng xã hội mới phải bao hàm cả đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu.
Cách mạng không thể thành công hoàn toàn nếu còn tham nhũng.
Chống tham nhũng là dân chủ. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân
và vì dân. Quyền lực thuộc về nhân dân, tất cả tài sản thuộc về nhân dân… vì
vậy, chống tham nhũng là bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ quyền dân chủ
của nhân dân.
Về công tác phòng tham nhũng, HCM chỉ ra đấu tranh chống tham ô
phải bằng một hệ thống biện pháp đồng bộ, cả trước mắt lẫn lâu dài, kết hợp
chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Yếu tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu
quả của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chính là ở công tác lãnh đạo.
Về biện pháp, HCM luôn nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ giữa tuyên
truyền, giáo dục và cưỡng chế, trong đó lấy tuyên truyền giáo dục làm nền tảng.
Người nói “Trong phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, giáo dục là
chính, trừng phạt là phụ”. Giáo dục, tuyên truyền giúp cho CBCC hiểu rõ những
hậu quả của nó đối với xã hội, nêu cao những tấm gương qua đó góp phần tích

cực vào việc ngăn chặn tham nhũng. Tuy nhiên, đối với những kẻ đã suy thoái
về đạo đức, cố tình tư lợi thì cần trừng trị nghiêm minh, đúng pháp luật để răn
đe, làm gương.
Cần tuyên truyên nâng cao ý thức cảu quần chúng trong đấu tranh chống
tệ tham nhũng. Người nói, cần: “… làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô
lãng phí, quan liêu; biến hàng trăm, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của
quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp nơi, không để cho tệ tham
ô, lãng phí, quan liêu làm chỗ ẩn nấp.
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu chính là biện pháp
phòng ngừa tham nhũng hiệu quả nhất. Người chỉ thị: “Đảng ta phải ra sức giáo
dục toàn Đảng, về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của
Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người Đảng viên”. Bác là người khởi xướng
phong trào phê bình và tự phê bình trong đội ngũ CB, Đảng viên. Theo Người,
CB phải là tấm gương về sự trong sáng, lòng tận tụy, ý chí vượt khó, phẩm chất
đạo đức cách mạng; luôn luôn thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính”.
6. Quan điểm, đường lối của Đảng về phòng chống tham nhũng:
a. Nguyên nhân của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham
nhũng.
Nghị quyết trung ương 3 khóa X xác định 4 nguyên nhân chủ yếu sau:
- Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều
sơ hở, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.


- Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của Nhà nước
nói riêng, còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác điịnh cụ thể, rõ
ràng, còn trùng lặp hoặc bị phân tán.
- Nhiều tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vè tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham
nhũng, lãng phí nên lãnh đạo không chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc, thậm chí

còn nể nang, né tránh, dung túng và bao che cho tham nhũng, lãng phí; Chưa
thực sự dựa vào dân,chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị.
- Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý cán bộ nói riêng còn yếu
kém. Một bộ phận không nhỏ CB, đảng viên, công chức suy thoái về tư tưởng
chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ chủ chốt không gương
mẫu.
b. Mục tiêu, quan điểm phòng, chống tham nhũng.
Mục tiêu:

ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí;

tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vũng ổn định chính trị, phát
triển KT-XH;

Củng cố lòng tin của nhân dân;

Xây dựng Đảng, NN trong sạch, vững mạnh;

Đội ngũ công chức kỷ cương, liêm chính
Quan điểm:
- Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí;
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện
đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh tế, hình sự.
- phòng chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn Xh, củng cổ hệ thống
chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch,
vững mạnh.
- Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng, trong đó phòng ngừa là chính. Gắn phòng chống tham nhũng, lãng

phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm,
chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu.
- Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài và lâu dài;
phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích
cực và có trọng tâm, trọng điểm.
- Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn và
tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.
c. Chủ trương, giải pháp phòng chống tham nhũng:


1.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức
trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác
phòng chống tham nhũng, lãng phí.
2.
Nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của tổ chức Đảng và đảng
viên, tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên.
3.
Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng chống tham
nhũng.
4.
Đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn
vị, tổ chức.
5.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý KT-XH.
6.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm
toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng.
7.
Thực hiện tốt công tác truyền thống về phòng chống tham nhũng

8.
Xây dựng các CQ,Đv chuyên trách về phòng chống tham nhũng.
9.
tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử.
10. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

B. PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
1. Khái niệm của pháp luật phòng chống tham nhũng:
Phòng chống tham nhũng là tổng hợp các biện pháp mà NN áp dụng để
phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinhcacs hành vi tham nhũng; phát hiện và xử lý
các hành vi tham nhũng.
 gồm: 1. Phòng ngừa tham nhũng: là biện pháp quan trọng nhất, nhằm đề
phòng, ngăn ngừa phát sinh các hành vi tham nhũng. Sd các công cụ:
Minh bạch tài sản;
Kiểm soát chặt chẽ tài sản;
Cải cách thủ tục hành chính;
ứng dụng công nghệ vào quản lý;
tăng cường tính công khai, minh bạch đối với hoạt động của NN.
2. Phát hiện và xử lý tham nhũng:
Phát hiện tham nhũng: quá trình tìm ra các hành vi tham nhũng
được thực hiện bởi các chủ thể cụ thể.
Xử lý tham nhũng: áp dụng các biện pháp trừng phạt của NN đối
với người có hành vi tham nhũng.
Pháp luật về phòng, chống tham nhũng là tổng thể các QPPL do
CQNN có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ XH trong lĩnh
vực phòng, chống tham nhũng.
2. Đặc điểm của pháp luật về phòng chống tham nhũng:
- Xác định rõ hành vi nào là hành vi tham nhũng, nhũng biện pháp cưỡng chế.
- Điều chỉnh các quan hệ phát sinh, vai trò và trách nhiệm của các CQ, TC, CN
trong phong ngưa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.



- Quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng;
các quy định về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.
3. Vai trò của pháp luật về phòng, chống tham nhũng:
a. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng là cơ sở pháp lý để nhận diện
tham nhũng
Pháp luật đưa ra khái niệm về tham nhũng.
Quy định cụ thể hành vi nào là hành vi tham nhũng với các dấu hiệu đặc
trưng của nó và sự phân hóa về tính chất  tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân có điều kiện nhận diện tham nhũng, nhận biết được hành vi tham nhũng
xảy ra trên thực tế. Đồng thời, phân biệt được hành vi tham nhũng với hành vi
vi phạm pháp luật khác, giữa hành vi tham nhũng này với hành vi tham nhũng
khác.
b. Tạo lập khuôn khổ pháp lý để phòng ngừa tham nhũng.
Pháp luật về phòng chống tham nhũng ở VN rất chú trọng các biện pháp
phòng ngừa tham nhũng. Các QPPL về phòng ngừa tham nhũng chiếm tỉ lệ rất
lớn trong pháp luật phòng, chống tham nhũng  Nhằm tạo lập khuôn khổ và xây
dựng ý thức pháp luật đối với phòng ngừa tham nhũng đối với các đối tượng và
lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao trong xã hội.
c. Tạo lập khuôn khổ pháp lý để phát hiện, xử lý tham nhũng.
Pháp luật về phòng, chống tham nhũng là cơ sở pháp lý cho quá trình
phát hiện tham nhũng để trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục thiệt hại xảy ra,
xem xét và ra quyết định xử lý những hành vi tham nhũng và tài sản tham
nhũng.
Pháp luật về phòng chống tham nhũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan có
thẩm quyền điều tra xem xét, kết luận các hành vi tham nhũng, xác định tài sản
tham nhũng và những người có liên quan
So với các quy định về phòng ngừa thì các quy định về phát hiện và xử lý
ít hơn nhũng lại mang tính chất cưỡng chế rất cao. Các chế tài xử lý các hành vi

tham nhũng cũng như tài sản tham nhũng là nghiêm khắc hơn.
d. Là cơ sở pháp lý để các cơ quan phòng, chống tham nhũng thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong phòng, chống
tham nhũng.
Việc phòng, chống tham nhũng có liên quan đến hoạt động của các cơ
quan nhà nước và mỗi cơ quan đều có chức năn, nhiệm vụ, quyền hạn riêng nên
Pháp luật phải quy định rõ ràng, cụ thể trình tự thủ tục, cách thức tiến hành. 
các cơ quan chức năng triển khai các hoạt động, nhiệm vụ phòng, chống tham
nhũng một cách chủ động và có hiệu quả hơn.
e. Là cơ sở để phát huy vai trò trách nhiệm của công dân, tổ chức trong
phòng, chống tham nhũng.
Căn cứ vào các quy định pháp luật, công dân và các TCXH chủ động
tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng với nhiều cách khác nhau; thực
hiện quyền giám sát đối với CQNN và các TC, CN trong XH nhằm phát hiện
các hành vi tham nhũng; Cung cấp thông tin về tham nhũng cho các CQNN để


điều tra, xác minh và làm rõ, có biện pháp xử lý; Phối hợp với cơ quan chức
năng NN thanh tra, kiểm tra, điều tra để phát hiện và xử lý tham nhũng.
Pháp luật là cơ sở pháp lý để bảo vệ người dân tham gia phòng chống
tham nhũng, bảo vệ công dân tố cáo tham nhũng…
f. Là chuẩn mực để các chủ thể lựa chọn những xử sự phù hợp trong đời
sống pháp lý.
Từ việc hiểu pháp luật mà các cơ quan, TC, CN trong Xh có sự lựa chọn
chọn mình cách ứng xử với nhau cho phù hợp với chuẩn mực đã quy định để
không vi phạm pháp luật.
Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm tìm hiểu luật về phòng
chống tham nhũng để có hành vi xử sự đúng trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
g. Là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng,
chống tham nhũng.

Thực tế, có nhiều hành vi tham nhũng được thực hiện xuyên quốc gia, đòi
hỏi phải có sự kết hợp giữa các nước trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
4. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Pl phòng
chống tham nhũng.
Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (sđ, bs 2007, 2013) nêu rõ các
biện pháp để phòng ngừa tham nhũng:
1. Công khai, minh bạch trong hoạt động của CQ, TC, Đvị
Cơ sở pháp lý: mục 1, luật PCTN 2005 (sđ, bs 2007, 2013)
- Công khai là việc CQ, TC, Đvị công bố, cung cấp thông tin chính thức
về văn bản, hoạt động hoặc nội dung nhất định (K2, điều 2, Luật PCTN 2005)
- Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người
có nghĩa vu kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận. (k3, điều 2)
Ý nghĩa: Công khai, minh bạch là biện pháp quan trọng để ngăn chặn
tham nhũng:
- Là cơ sở để CB, CC có ý thức để hạn chế những sai phạm trong hoạt động công
vụ.
- Tạo điều kiện để người dân giám sát hoạt động của CQNN.
Nguyên tắc và nội dung công khai minh bạch (điều 11)
Hình thức công khai (điều 12);
Nội dung (điều 13  điều 33)
2. Xây dựng và thực hiện các chế độ định mức tiêu chuẩn.
Cơ sở pháp lý: Điều 34, 35, Mục 2, luật PCTN 2005 (sđ, bs 2007, 2013)
Ý nghĩa:
- LÀ cơ sở ngăn chặn những hành vi gây thất thoát, thiệt hại cho tài sản NN.
- Là cơ sở để nhân dân giám sát việc sử dụng tài sản, vốn… của NN.
- Là cơ sở để xác định mức độ gây thiệt hại của hành vi tham nhũng.
Có 2 loại chế độ, định mức, tiêu chuẩn thường có hanh vi tham nhũng:
- Các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về lợi ích: chế độ phục vụ, tiêu chuẩn sử
dụng công sản. Có thể mở rộng bằng cách tăng mức hoặc mở rộng đối tượng
được hưởng.



- Các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về chuyên môn: xây dựng các công trình,
thiết bị, máy móc… Thường vi phạm dưới hình thức thực hiện không đúng,
không đủ các tiêu chuẩn.
3. Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị
trí công tác của CB, CC, VC.
a. Quy định về quy tắc ứng xử của CB, CC, VC.
Cơ sở pháp lý: Điều 36, luật PCTN 2005 9sđ, bs 2007, 2013)
Ý nghĩa:
- Chuẩn mực xử sự của CB, CC, VC trong thi hành nhiệm vụ công vụ.
- Là cơ sở để nhân dân giám sát các hoạt động công vụ.
b. Quy định về việc tặng quà, nhận quà tặng của CB, CC, VC.
Cơ sở pháp lý: Điều 40, luật PCTN 2005 (sđ, bs 2007, 2013)
Quyết định 64/2007.
Ý nghĩa: Để minh bạch về tài sản, thu nhập, ngăn ngừa tiêu cực tham nhũng
phát sinh từ việc tặng quà, nhận quà tặng và PCTN.
c. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Điều 42, luật PCTN 2005 (sđ, bs 2007, 2013)
Ý nghĩa: Đảm bảo sự trung thực, liêm chính và trách nhiệm trong việc hành
nghề.
d. Quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác của CB, CC, VC.
Cơ sở pháp lý: Điều 43, luật PCTN 2005 (sđ, bs 2007, 2013);
NĐ 158/2007/NĐ-CP;
NĐ 150/2013/NĐ-CP;
Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là việc người đứng đầu CQ, TC, Đvị quyết
định điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác của Cb,CC, VC.
Ý nghĩa: Nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng trong các lĩnh vực có nguy cơ
phát sinh.
e. Quy định minh bạch về tài sản, thu nhập.

cơ sở pháp lý: Điều 44, luật PCTN 2005 (sđ, bs 2007, 2013);
NĐ 78/2013/NĐ-CP;
TT 08/2013/TT-CP.
Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có
nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận. (Khoản 3, điều 2,
Luật PCTN năm 2005, sđbs 2007, 2012)  Nhằm minh bạch về tài sản, thu
nhập của người có nghĩa vụ, phục vụ cho công tác quản lý CB, CC, VC; phòng
ngừa và ngăn chặn tham nhũng.
Xác minh tài sản, thu nhập: là việc xem xét, đánh giá, kết luận của cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về tính trung thực, chính xác của
việc kê khai tài sản, thu nhập theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật phòng,
chống tham nhũng và Nghị định này.  Nhằm xem xét, đánh giá về tính trung
thực của việc kê khai tài sản, thu nhập CB, CC, Vc


Câu 9. Chứng minh: Việc công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị theo quy định của pháp luật hiện hành là một trong các giải
pháp phòng ngừa tham nhũng. Liên hệ thực tiễn.
Cơ sở pháp lý: Điều 11 đến điều 33 (Mục 1, chương 2) Luật PCTN năm
2005 sđbs 2007, 2012.
Nội dung: Luật PCTN đưa ra những nguyên tắc cũng như thể chế hóa các
nguyên tắc thành các hình thức cụ thể. Bên cạnh đó, có quy định công khai,
minh bạch trong các lĩnh vực cụ thể, những vấn đề dễ xảy ra tham nhũng.
Về nguyên tắc:
Quy định những chính sách, luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
phải được công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, dân chủ. CQ. TC, ĐV
phải công khai hoat động của mình trừ những nội dung thuộc bí mật NN và
những nội dung khác theo quy định của CP.
 Là một bước tiến lớn trong quá trình công khai hóa hoạt động của NN. Trước
đây có quy định tại pháp lệnh phòng chống tham nhũng năm 1998, tuy nhiên ở

phạm vi rất hẹp ở các thủ tục hành chính liên quan đến giải quyết công việc của
công dân.
Về hình thức: gồm có 7 hình thức
- Công bố tại cuộc họp của CQ, TC, Đv.
- Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của CQ, TC, Đv
- Thông báo bằng VB đến CQ, TC, Đv, CN có liên quan
- Phát hành ấn phẩm
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Đưa lên trang thông tin điện tử
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của CQ, TC, CN.
 Việc quy định như vậy giúp tránh việc CQ, TC, Đv thực hiện công khai một
cachs hình thức, tùy tiện và né tránh công khai sự thật.
Ngoài ra, Luật PCTN 2005 (sđbs 2007, 2012) còn quy định việc công
khai, minh bạch trong những lĩnh vực cụ thể có thể xảy ra nhiều tham nhũng
như:
Mua sắm công và xây dựng cơ bản.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Tài chính và ngân sách NN
Việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân
Việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ
Việc quản lý doanh nghiệp của NN
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp của NN
Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản NN
Quản lý và sử dụng đất
Lĩnh vực giáo dục
Lĩnh vực y tế
Lĩnh vực Khoa học- công nghệ
Lĩnh vực thể dục – thể thao



Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán NN
Hoạt động giải quyết công việc của CQ, TC, ĐV, CN
Lĩnh vực Tư pháp
Công tác tổ chức - cán bộ
Công khai báo cáo hàng năm về phòng, chống tham nhũng.
 Ý nghĩa:
Công khai, minh bạch là biện pháp quan trọng để phòng, chống tham
nhũng, tạo điều kiện để người dân tham gia vào việc giám sát hoạt động của
CQNN. Công khai, minh bạch hoạt động của các CQ, TC, Đv giúp người dân
chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật
cũng như yêu cầu các CQ, TC, Đv thực hiện theo đúng các quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, giúp các CBCC có ý thức hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của
mình. “công khai, minh bạch là chìa khóa then chốt nhằm bảo đảm đấu tranh
cống tham nhũng thành công”.
Câu 10. Chứng minh: quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc
chuyển đổi vị trí công tác là một trong những giải pháp phòng ngừa tham
nhũng. Liên hệ thực tiễn.
Cơ sở pháp lý: Từ điều 36 đến điều 43 (mục 3, chương 2) Luật PCTN
năm 2005 (sđbs 2007, 2012)
Nội dung:
Câu 11. Các quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu CQ, TC, Đv
khi để xảy ra tham nhũng:
a. Nội dung:
+ Điều 53a, luật PCTN 2005:
Điều 53a. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong
việc tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với
cán bộ, công chức, viên chức
1. Khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp
luật liên quan đến tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo
thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên

chức tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối
với cán bộ, công chức, viên chức để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng nếu
xét thấy người đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý
cán bộ, công chức, viên chức phải xem xét việc tạm đình chỉ công tác hoặc tạm
thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức khi
nhận được yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát nếu trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát
phát hiện có căn cứ cho rằng người đó có hành vi tham nhũng để xác minh, làm
rõ hành vi tham nhũng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý
cán bộ, công chức, viên chức phải hủy bỏ quyết định và thông báo công khai với
toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ


công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác và khôi phục lại quyền,
lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan có thẩm
quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ, chuyển
vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích khác và việc bồi
thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức
sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi
tham nhũng.”

+ Điều 54, Luật PCTN 2005:
Điều 54. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để
xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ
trách
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy
ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ

trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc
để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm
vụ.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm
trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong
đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới về việc
để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp
phó của mình trực tiếp phụ trách.
3. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm
trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý.
4. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cá nhân khác có trách nhiệm trong
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các
tổ chức khác có sử dụng ngân sách nhà nước về việc để xảy ra hành vi tham
nhũng được thực hiện theo quy định của Luật này và điều lệ, quy chế của tổ
chức đó.
5. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được loại trừ trong
trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để
phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng

- Cơ sở pháp lý khác:

+ Nghị định 107/2016/NĐ-CP
+ NĐ số: 211/2013/NĐ-CP
 Các hình thức xử lý có 3 nhóm:
- Với CB, CC, VC chịu trách nhiệm ký luật hoặc trách nhiệm hình sự;
- Với cá nhân trong tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp
chịu trách nhiệm theo pháp luật và điều lệ của tổ chức;

- Với sĩ quan, quân nhân trong các lực lượng vũ trang chịu trách nhiệm theo
pháp luật và quy định cuả ngành.
b. Ý nghĩa:
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu CQNN;


- Hạn chế tệ buông lỏng quản lý làm phát sinh tham nhũng.
Câu 12. Trình bày quy định của pháp luật hiện hành về minh bạch tài sản,
thu nhập của CBCC. Liên hệ thực tiễn về việc thực hiện quy định này.
Điều 44, luật PCTN 2005 (sđ, bs 2007, 2012);
Nghị định số: 78/2013/NĐ-CP;
Thông tư số: 08/2013/TT-CP.
Trong đó:
- Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có
nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận. (Khoản 3, điều 2,
Luật PCTN năm 2005, sđbs 2007, 2012)
 nhằm mình bạch tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ, phục vụ công tác
quản lý CB, CC, VC để phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng.
- “Xác minh tài sản, thu nhập” là việc xem xét, đánh giá, kết luận của cơ quan,
tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về tính trung thực, chính xác của việc kê
khai tài sản, thu nhập theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật phòng, chống tham
nhũng và Nghị định này (khoản 4, điều 3, Nghị định 78/2013/NĐ-CP)
 Nhằm xem xét, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập của
CB, CC, VC.
** Liên hệ thực tiễn:
Câu 13. Phân biệt chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyển cán bộ.
Tiêu chí
Chuyển đổi
Luân chuyển
Mục tiêu

Đối tượng

Thời gian

- Chuyển vị trí công tác;
Đào tạo nguồn nhân lực
- Phòng, chống tham nhũng
- Quy định theo luật trong đó
Gắn với chức vụ quản lý
có CB, CC, VC.
- không cần thiết gắn với chức
vụ
Không có thời gian cụ thể
Gắn với thời gian cụ thể

Câu 14: trình bày quy định về việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu
chuẩn
Cơ sở pháp lý: Điều 34, 35, Mục 2, chương 2 Luật PCTN năm 2005 (sđ,
bs 2007, 2012).
Điều 34. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm:
a) Xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
b) Công khai các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn về quyền lợi đối với
từng loại chức danh trong cơ quan mình;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.


2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan,
tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ vào quy định tại

khoản 1 Điều này hướng dẫn áp dụng hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xây dựng, ban hành và công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
áp dụng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành trái pháp luật các chế độ,
định mức, tiêu chuẩn.
Điều 35. Kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành và xử lý
kịp thời hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
2. Người có hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bị xử
lý theo quy định của pháp luật.
3. Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường
phần giá trị mà mình cho phép sử dụng vượt quá; người sử dụng vượt chế độ,
định mức, tiêu chuẩn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử
dụng vượt quá.
4. Người cho phép thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật
thấp hơn mức quy định phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng
thấp hơn; người hưởng lợi từ việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn
chuyên môn - kỹ thuật thấp hơn có trách nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị
được hưởng lợi.

Ý nghĩa:
• Là cơ sở ngăn chặn hành vi gây thất thoát, thiệt hại cho tài sản nhà nước;
• Là cơ sở để nhân dân giám sát việc sử dụng tài sản, vốn của NN;
• Là cơ sở xác định mức độ gây thiệt hại của hành vi tham nhũng.
- Có 2 loại chế độ, định mức, tiêu chuẩn thường có hành vi tham nhũng:
• Các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về lợi ích: chế độ phục vụ, tiêu chuẩn
sử dụng công sản. Việc vi phạm có thể thực hiện bằng việc tăng mức hoặc
mở rộng phạm vi đối tượng được hưởng.
• Các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về chuyên môn: Xây dựng các công
trình, thiết bị, máy móc… Thường vi phạm dưới hình thức thực hiện

không đúng, không đủ các tiêu chuẩn.
Câu 15. Trình bày quy định về quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề
nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác CB, CC, VC.
a. quy tắc ứng xử:
Cơ sở pháp lý: Điều 36, luật PCTN 2005 (sđ, bs 2007, 2012)
Điều 36. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
1. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức
trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc
phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm
cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo
đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.
2. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức được công khai để nhân dân
giám sát việc chấp hành.


Ý nghĩa:
• Là chuẩn mực xử sự của CB, CC, VC trong thi hành nhiệm vụ công vụ.
• Là cơ sở để nhân dân thực hiện giám sát trong hoạt động công vụ.
b. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp:
Cơ sở pháp lý: Điều 42, luật PCTN 2005 (sđ, bs 2007, 2012)
Điều 42. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
1. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của
từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành
nghề.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên của mình theo quy định
của pháp luật

c. quy định về việc chuyển đổi vị trí công tác của CB, CC, VC.
Cơ sở pháp lý:

Điều 43
Nghị định 158/2007/NĐ-CP
Nghị định 150/2013/NĐ-CP
Điều 43. Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện
việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí
liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và
giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động
phòng ngừa tham nhũng.
2. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải theo kế hoạch và được công khai trong
nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc chuyển đổi vị trí công tác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ
áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý. Việc
luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý thực hiện theo quy định về
luân chuyển cán bộ.
4. Chính phủ ban hành Danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển
đổi quy định tại khoản 1 Điều này.

Định kỳ chuyền đổi công tác là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
quyết định điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác đối với CB, CC, VC.
Ý nghĩa:
Nhằm chủ động trong phòng ngừa tham nhũng đối với các
lĩnh vực có nguy cơ phát sinh.
d. Quy định về việc tặng quà, nhận quà tặng của CB, CC, VC.
Cơ sở pháp lý:
Điều 40;
Quyết định 64/2007
Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà
nước làm quà tặng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình
giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.


3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện
các hành vi khác vì vụ lợi.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng
của cán bộ, công chức, viên chức.

Ý nghĩa:
• Để minh bạch về tài sản, thu nhập của CB, CC, Vc
• Ngăn ngừa tiêu cực tham nhũng phát sinh từ việc tặng quà, nhận quà tặng
và phòng chống tham nhũng.
Câu 16. Trình bày quy định về cải cách hành chính, đổi mới công nghệ
quản lý, đổi mới phương thức thanh toán.
a. Về cải cách hành chính:
Cải cách hành chính là một trong những biện pháp quan trọng để bộ máy
hành chính ngày càng gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ doanh
nghiệp và nhân dân ngày một hiệu quả hơn; tăng cường sự tham gia của nhân
dân vào công việc của nhà nước trong đó có hoạt động giám sát góp phần ngăn
ngừa tham nhũng.
PL PCTN quy định (điều 56, luật PCTN 2005, sđbs 2007, 2012) NN thực
hiện cải cách hành chính nhằm:
• Tăng cường tính độc lập và chịu trách nhiệm của CQ, TC, Đv;
• Đẩy mạnh việc phân cấp NN giữa TƯ và Đp, giữa các cấp chính quyền
địa phương;
• Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn giữa CQNN;
• Công khai, đơn giản hóa và hoàn thiện thủ tục hành chính;
• Quy định trách nhiệm cụ thể của từng chức danh trong cơ quan, TC, Đv.

b. Về đổi mới công nghệ quản lý
Nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả,
kịp thời; Thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của NN và tạo điều kiện để
công dân, CQ, TC, Đv có thể tìm hiểu các thủ tục hành chính , chính sách của
NN một cách nhanh nhất.
PL PCTN quy định (Điều 57, Luật PCTN 2005 sđbs 2007,2012)
• CQ, TC, Đv thường xuyên cải tiến công tác, tăng cường áp dụng khoa
học công nghệ trong hoạt động của mình, tạo thuận lợi để công dân, CQ,
Tc, Đv thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
• CQ, TC, Đv có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết công
việc để CQ, TC, Đv, cá nhân chủ động thực hiện mà không phải trực tiếp
tiếp xúc với CB, CC, VC.
c. Về đổi mới phương thức thanh toán:
Là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát sử dụng ngân
sách NN, kinh phí của CQ, TC, đv cũng như kiểm soát thu nhập của CC, CC,
VC nhà nước.
PL PCTN quy định (Điều 58)


• NN áp dụng các biện pháp quản lý để thực hiện viêc thanh toán thông qua
tài khoản ngân hàng, kho bạc nhà nước.
• CQ, TC, Đv có trách nhiệm thực hiện các quy định về thanh toán bằng
chuyển khoản.
• Chính phủ áp dụng các giải pháp tiến tới mọi khoản chi đối với người có
chức vụ, quyền hạn và giao dịch khác sử dụng ngân sách NN phải thông
qua tài khoản.
Câu 17: Trình bày quy định về phát hiện tham nhũng thông qua công tác
tự kiểm tra của CQ, TC, Đv.
Phát hiện tham nhũng thông qua công tác tự kiểm tra của CQ, TC, Đv là
hình thức được PL về PCTN quy định mang tính bắt buộc và được áp dụng đối

với tất cả các CQ, TC, Đv.
- Xem xét, đánh giá và có biện pháp bảo đảm việc chấp hành nghiêm
chính các quy định của PL về PCTN của CQ, TC, ĐV, cá nhân thuộc quyền
quản lý của mình.
- Phát hiện và xử lý, khắc phục hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra
Theo điều 59, Luật PCTN 2005, sđbs 2007, 2012:
• Thủ trưởng CQ QLNN có trách nhiệm Thường xuyên tổ chức, kiểm tra
việc chấp hành pháp luật của CQ , TC, Đv, Cá nhân thuộc phạm vi quản
lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng.
• Khi phát hiện hành vi tham nhũng CQ QLNN phải kịp thời xử lý theo
thẩm quyền hoặc thông báo cho CQ thanh tra, điều tra, viện kiểm sát có
thẩm quyền.
Theo điều 60, Luật PCTN 2005 (sđbs 2007, 2012):
• Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ
chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức,
viên chức thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân và cán bộ, công chức, viên chức khác do mình
quản lý nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng.
• Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên
đôn đốc người đứng đầu đơn vị trực thuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý.
• Khi phát hiện hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn
vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh
tra, điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Hình thức kiểm tra được quy định cụ thể trong điều 61, luật PCTN 2005
• Việc kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch,
tập trung vào lĩnh vực, hoạt động thường phát sinh hành vi tham nhũng.
• Việc kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham
nhũng.
Câu 18: Trình bày quy định về phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh

tra, kiểm toán, giám sát, điều tra, kiểm sát, xét xử


quy định cụ thể tại điều 62, điều 63, luật PCTN 2005, sđbs 2007, 2012:
Điều 62. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm
toán, điều tra, kiểm sát, xét xử
Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử có
trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm
quyền hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 63. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng
nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua hoạt
động giám sát có trách nhiệm phát hiện hành vi tham nhũng, yêu cầu
hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 19: Trình bày các quy định về phát hiện tham nhũng thông qua tố cáo
và giải quyết tố cáo.
Quy định cụ thể tại điều 64, 65 luật PCTN 2005 (sđbs 2007, 2012)
Câu 20. Trình bày các nguyên tắc xử lý tham nhũng. Cho biết trong trường
hợp nào thì áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật đối với chủ thể của hành vi
tham nhũng
Nguyên tắc xử lý tham nhũng được quy định tại điều 4, Luật PCTN 2005:
Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng
1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý
kịp thời, nghiêm minh.
2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham
nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp

luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát
hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây
ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ
hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định
của pháp luật.
6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác
vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
Trường hợp áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật đối với chủ thể có hành vi tham
nhũng:
• Khi chủ thể vi phạm có hành vi tham nhũng nhưng chưa đủ cấu thành tội
phạm tham nhũng
• Khi bị kết án bởi tòa án về tội tham nhũng


Câu 21. Trình bày các biện pháp xử lý tham nhũng theo quy định của PL
PCTN hiện nay
Theo quy định của Luật PCTN, có 3 biện pháp xử lý tham nhũng:
1. Xử lý kỷ luật
2. Xử lý hình sự
3. Xử lý tài sản tham nhũng
Quy định cụ thể tại điều 68, điều 69, điều 70, điều 71 Luật PCTN 2005 (sđbs
2007, 2012)
Điều 68. Đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự
1. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng.
3. Người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng.
4. Người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố

giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham
nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
6. Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 69. Xử lý đối với người có hành vi tham nhũng
Người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án
về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì
phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân
dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân.
Điều 70. Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết
để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng.
2. Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý
hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước.
3. Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi
đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
4. Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực
hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
Điều 71. Thu hồi tài sản tham nhũng có yếu tố nước ngoài
Trên cơ sở điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam, Chính phủ Việt Nam hợp tác với Chính phủ nước ngoài trong việc
thu hồi tài sản của Việt Nam hoặc của nước ngoài bị tham nhũng và trả
lại tài sản đó cho chủ sở hữu hợp pháp.
Câu 22. Phân tích cấu thành pháp lý chung các tội phạm tham nhũng ở
Việt Nam hiện nay.



Khách thể: Mọi tội phạm tham nhũng đều xâm phạm đến hoạt động đúng
đắn của CQNN, TCXH và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
làm ảnh hưởng đến uy tín của các CQNN, TCXH.
Mặt khách quan: là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được biểu hiện
ra bên ngoài thế giới khách quan xâm phạm tới những quan hệ xã hội mà Luật
hình sự có nhiệm vụ bảo vệ. Một trong những đặc trưng của hành vi thuộc mặt
khách quan của tội phạm tham nhũng là hành vi trái công vụ, tức là thực hiện
hành động hoặc không hành động, trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở hoạt động
đúng đắn của CQNN, TCXH.
Chủ thể: Là người có chức vụ, quyền hạn. là người do bầu cử, bổ nhiệm,
hợp đồng hoặc do hình thức khác được giao thực hiện một nhiệm vụ, công vụ
nhất định và có quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ đó. Nhũng
người không có chức vụ, quyền hạn chỉ tham gia với tư cách là đồng phạm.
Mặt chủ quan: Cố ý, chủ yếu là cố ý trực tiếp. người phạm tội nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn
mong muốn và để mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ vụ lợi của tội phạm tham
nhũng là ham muốn thu lợi bất chính bằng mọi cách về cả mặt vật chất và tinh
thần.
Câu 23. Phân biệt tội “lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản” và “lạm
quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi”
Câu 24. Phân biệt tội “nhận hối lộ” và tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”
Câu 25. Phân tích cấu thành pháp lý tội tham ô tài sản. Cho ví dụ minh
họa.
Tội tham ô tài sản quy định tại điều 278, Luật hình sự 1999 (sđbs 2009):
Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
1. Khách thể:

• Trực tiếp xâm phạm đến sở hữu của NN, TCCT, TC CT-XH. Xâm phạm
đến hoạt động đúng đắn của CQNN.
• Đối tượng tác động của tội tham ô tài sản là tài sản thuộc sở hữu của NN,
TCCT, TC CT-XH.
2. Mặt khách quan: Người phạm tội tham ô có hành vi chiếm đoạt tài sản mà
mình có trách nhiệm quản lý.
3. Chủ thể: Người có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản. Những người không
có chức vụ, quyền hạn có thể là đồng phạm tội tham ô với vai trò là người tổ
chức, giúp sức hoặc xúi giục
4. mặt chủ quan: người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp và có mục đích tư lợi
nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Dấu hiệu bắt buộc là mục đích
tư lợi.
5. Ví dụ:


Nguyễn Văn A là thủ quỹ ở xã X. trong thời gian làm việc, A đã nhiều lần sửa
chữa sổ sách ghi số tiền thu vào và chi phí mua trang thiết bị, vật tư… để chiếm
đoạt tài sản chung của xã X. Như vậy, A đã lợi dụng, chức vụ, quyền hạn của
mình để chiếm đoạt một khoản tiền của xã X mà A được giao cho quản lý.
Câu 26. Phân tích cấu thành pháp lý tội “nhận hối lộ”. cho ví dụ minh họa.
Tội nhận hối lộ quy định tại Điều 279, Luật hình sự năm 1999 (sđbs 2009)
Nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản
hoặc lợi ích vật chất khắc dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một
việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
1. Khách thể:
Xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của các CQ, TC, làm cho CQ, TC suy yếu,
mất uy tín.
Đối tượng của tội nhận hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (những
cái không tính ra tiền hoặc chưa tính ra tiền).

2. Mặt khách quan:
• là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn như một phương tiện thuận lợi để
thực hiện tội phạm.
• Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác của người đưa hối lộ.
• Người phạm tội nhận hối lộ trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài
sản hoặc lợi ích vật chất của người đưa hối lộ.
• Để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người
đưa hối lộ.
• Nhận hối lộ giá trị từ 2 triệu trở lên; Hoặc dưới 2 triệu nhưng gây hiệu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này. Hoặc đã bị kết
án một trong các hành vi được quy định tại Điều 279 đến Điều 284,
BLHS mà vẫn còn vi phạm.
3. Chủ thể: người có chức vụ, quyền hạn liên quan tới việc giải quyết những yêu
cầu của người đưa hối lộ.
4. Mặt chủ quan: Là lỗi cố ý trực tiếp. Dấu hiệu bắt buộc: Động cơ của người
phạm tội là động cơ tư lợi với mục đích nhận hối lộ.
5. Ví dụ: Thẩm phán nhận hối lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo.
- Kiểm sát viên nhận hối lộ của bị can để ra quyết định đình chỉ điều tra.
Câu 27. Phân tích cấu thành pháp lý của tội “Lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản”. Cho ví dụ minh họa.
Tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể tại
Điều 280, BLHS 1999 (sđbs 2009)
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của
người khác.
1. Khách thể:


• Xâm phạm hoạt động đúng đắn của các CQNN, TC, làm cho các CQ, TC

suy yếu, mất uy tín.
• Xâm phạm sở hữu của công dân, tập thể.
• Đối tượng tác động là tài sản của người khác (của NN, TC, cá nhân).
2. Mặt khách quan:
Người phạm tội thực hiện hành vi vượt quá hoặc không thuộc thẩm quyền
theo luật định và chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu pháp luật không quy
định người ở chức vụ đó có quyền mà họ làm thì đó gọi là “lạm dụng”.
Tài sản chiếm đoạt giá trị từ 2 triệu trở lên; Hoặc dưới 2 triệu nhưng gây hiệu
quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này. Hoặc đã bị kết án một
trong các hành vi được quy định tại Điều 279 đến Điều 284, BLHS mà vẫn còn
vi phạm.
3. Chủ thể: Người có chức vụ quyền hạn đã vượt quá mức quyền hạn được luật
định. Do vậy, tài sản mà họ chiếm đoạt không thuộc quyền quản lý của họ.
4. Mặt chủ quan: Là lỗi cố ý trực tiếp. Dấu hiệu bắt buộc là mục đích vụ lợi.
5. Ví dụ:
Nguyễn Văn Nam là chủ tịch UBND xã B. Trong thời gian làm việc,
Nam đã lợi dụng chức vụ của mình ký hợp đồng bán cho hộ gia đình bà Nguyễn
Thị Minh thuê một mảnh đất thuộc quyền sử dụng của nhà nước với số tiền là 1
tỷ đồng. Số tiền đó, Nam không nộp vào ngân sách nhà nước, không báo cáo
với Đảng ủy UBND xã B mà đã sử dụng số tiền đó vào mục đích cá nhân.
Trong đó,
• Khách thể: Ngân sách nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của bà NT.
Minh.
• Mặt khách quan: Nam vượt quá chức vụ, quyền hạn của mình bán đất cho
bà Minh trong khi chức vụ chủ tích xã không có quyền được bán đất sở hữu
của nhà nước.
• Chủ thể: Nguyễn Văn Nam – chủ tịch UBND xã B
• Mặt chủ quan: Nam đã cố ý trực tiếp bán đất thược quyền sở hữu của nhà
nước cho bà Minh để nhận được số tiền 1 tỷ đồng sử dụng cho mục đích cá
nhân.

Câu 28. Phân tích cấu thành pháp lý tội “Lạm quyền trong khi thi hành
nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi”. Cho ví dụ minh họa.
Quy định tại Điều 282, BLHS 1999 (sđbs 2009):
Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của
mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, của xã hội, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân.
1. Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan NN, gây thiệt hại
cho lợi ích của NN, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Mặt khách quan:


• Có hành vi vượt quá quyền hạn trong công tác, thực hiện hành vi không
thuộc chức vụ, quyền hạn được giao.
• Có Gây thiệt hại cho lợi ích NN, của XH, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân
• Có Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vượt quá quyền hạn và thiệt hại
do hành vi đó gây ra.
3. Chủ thể: Là chủ thể đặc biệt – người có chức vụ, quyền hạn.
4. Mặt chủ quan: Là lỗi cố ý trực tiếp. Dấu hiệu bắt buộc là mục đích vụ lợi hay
động cơ cá nhân.
5. Ví dụ: Chủ tịch UBND xã A, lợi dụng chức vụ bắt tạm giam Trần Văn An vì
có xích mích chuyện cá nhân với nhau.
• Khách thể: Xâm phạm hoạt động đúng đắn của NN. Xâm phạm tới
quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
• Mặt khách quan:
Chủ tịch xã không được quyền bắt tạm giam.
Có thiệt hại về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Có hậu quả: Trần Văn An bị xâm phạm quyền tự do của công dân khi không
phạm tội.

• Chủ thể: Chủ tịch UBND xã A
• Mặt chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. lạm quyền vì động cơ cá nhân.
Câu 29. Phân tích cấu thành pháp lý tội “giả mạo trong công tác”. Cho ví
dụ minh họa.
Quy định cụ thể trong điều 284, BLHS 1999 (sđbs 2009)
Giả mạo trong công tác là hành vi của một người vì vụ lợi hoặc động cơ
cá nhân khác, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy
tờ, tài liệu: cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
1. Khách thể:
• Xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của nhà nước.
• Xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Mặt khách quan:
• Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu (không thuộc bí mật nhà
nước) là hành vi tẩy xóa, thêm bớt, thủ đoạn khác làm cho giấy tờ, tài liệu
không còn đúng với nội dung vốn có của nó.
• Làm, cấp giấy tờ giả. (làm giấy tờ giả là làm ra một hoặc một số giấy tờ
mang tiêu đề, nội dung nhất định nhưng không đúng với nội dung khách
quan. Những giấy tờ này CQ, TC không ban hành nhưng ban hành với
nội dung khác).
• Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi tự nháy chữ
ký (giả) hoặc thủ đoạn khác để tạo chữ ký giả của người có chức vụ,
quyền hạn.
3. Chủ thể: là chủ thể đặc biệt – người có chức vụ, quyền hạn.


4. Mặt chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Dấu hiệu bắt buộc là mục đích vụ lợi hay
động cơ cá nhân. Nếu hành vi giả mạo trong công tác là vì lợi ích chung thì
khồn cấu thành tội phạm.
5. Ví dụ: A là thủ quỹ tại công ty M có cổ phần nhà nước. A đã sửa chữa giấy tờ
mua 50 bộ bàn ghế lên thành 500 bộ để thu lại một số tiền về cho mình.

Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước.
Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Mặt khách quan: Sửa chữa giấy tờ mua 50 bộ bàn ghế thành 500 bộ bàn ghế.
Chủ thể: Thủ quỹ A của công ty M có cổ phần của nhà nước.
Mặt chủ quan: Là lỗi cố ý trực tiếp vì mục tiêu cá nhan



×