Tải bản đầy đủ (.ppt) (290 trang)

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực 1 HUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 290 trang )

QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC


NỘI DUNG
Chương
 Chương
 Chương
 Chương
 Chương
lực
 Chương
 Chương
 Chương


I: Giới thiệu về Quản trị nguồn nhân lực
II: Phân tích công việc
III: Hoạch định nguồn nhân lực
IV: Quá trình tuyển dụng
V: Định hướng và phát triển nguồn nhân
VI: Đào tạo và phát triển
VII:Trả công người lao động
VIII: Quan hệ lao động


CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU VỀ
QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC



I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA
CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1. Khái niệm
“Quản trị nhân lực là
hệ thống các quan
điểm, chính sách và
hoạt động thực tiễn
được sử dụng trong
quản trị con người của
một tổ chức nhằm đạt
được kết quả tối ưu
cho cả tổ chức và nhân
viên”


2. VAI TRÒ
- Nghiên cứu nguồn
nhân lực giúp cho
nhà quản trị đạt
được mục đích, kết
quả thông qua
người khác


2. VAI TRÒ
- Nghiên cứu quản trị
nguồn nhân lực giúp
cho nhà quản trị học
được cách giao tiếp với

người khác, biết tìm ra
ngôn ngữ chung, biết
cách lôi kéo nhân viên
say mê với công việc…


2. VAI TRÒ
Về mặt kinh tế:
 Quản trị nguồn nhân lực giúp cho doanh
nghiệp khai thác các khả năng tiềm
tàng, nâng cao năng suất lao động và
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Về mặt xã hội
 Quản trị nguồn nhân lực bảo vệ quyền
lợi của người lao động, đề cao vị thế và
giá trị của người lao động, chú trọng
giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích
giữa tổ chức doanh nghiệp và người lao
động


3. Ý NGHĨA

- Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực
tăng mạnh trên toàn thế giới khi mà trình độ
của nhân viên được nâng cao và mức độ
trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại, công
việc ngày càng phức tạp….
- Phát triển quản trị nguồn nhân lực được coi
là điểm mấu chốt của cải cách quản lý

- Đổi mới quản lý nguồn nhân lực là điều kiện
cần thiết để khai thác nguồn tiềm năng to
lớn thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao
mức sống cho người dân


II. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢNCỦA
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
CHỨC
NĂNG
QUẢN TRỊ
NGUỒN
NHÂN LỰC

THU HÚT
NGUỒN
NHÂN LỰC

ĐÀO TẠOPHÁT
TRIỂN

DUY TRÌ
NGUỒN
NHÂN LỰC

CHỨC NĂNG
THÔNG TIN
VÀ DỊCH VỤ
VỀ NHAN LỰC



1. NHÓM CHỨC NĂNG THU HÚT
NGUỒN NHÂN LỰC:


Nhóm này chú trọng đảm bảo đủ số
lượng nhân viên cho từng công việc phù
hợp.
Để thực hiện đúng người, đúng việc
doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch
sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử
dụng nhân viên trong doanh nghiệp


2. NHÓM CHỨC NĂNG ĐÀO TẠOPHÁT TRIỂN


Nhóm này nhằm chú trọng việc nâng cao
năng lực làm việc của nhân viên, đảm
bảo cho nhân viên có trình độ, có kỹ
năng cần thiết để hoàn thành tốt công
việc được giao và tạo điều kiện cho
nhân viên phát huy tối đa năng lực của
mình.


3. NHÓM CHỨC NĂNG DUY TRÌ
NGUỒN NHÂN LỰC
Nhóm chức năng này chú trọng đến việc
duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn

nhân lực trong doanh nghiệp.
Nhóm chức năng này gồm 2 chức năng
nhỏ đó là:
+ Kích thích động viên nhân viên
+ Duy trì và phát triển mối quan hệ lao
động tốt đẹp trong doanh nghiệp



4. CHỨC NĂNG THÔNG TIN VÀ
DỊCH VỤ VỀ NHÂN LỰC (QUAN HỆ
LAO ĐỘNG)
Cung cấp các thông tin có liên quan đến
người lao động và thực hiện các dịch vụ mang
tính phúc lợi cho nhân viên.
 Các thông tin về lao động bao gồm các vấn đề
như: chính sách tiền lương, tiền công, thông
tin về tuyển dụng, đề bạt, đào tạo, đánh giá
kết quả công việc, các thông tin liên quan
đến quan hệ lao động hay các thông tin về an
toàn và bảo hộ lao động... nhằm thỏa mãn sự
hài lòng cho nhân viên. Họ cảm thấy được tôn
trọng khi mà không có gì là bí mật đối với họ.



4. CHỨC NĂNG THÔNG TIN VÀ
DỊCH VỤ VỀ NHÂN LỰC (QUAN HỆ
LAO ĐỘNG)


Chức năng này còn bao gồm các dịch vụ
có tính phúc lợi cho nhân viên như:
 chương trình chăm sóc y tế, bảo hiểm,
phân chia phúc lợi, cổ phiếu.
 Các chương trình như vậy là động lực
cho nhân viên gắn bó lâu dài với tổ
chức.


III. TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
LỰC
Mỗi một tổ chức đối xử với người lao
động theo một cách riêng của mình tùy
thuộc vào triết lý được xây dựng và duy
trì trong đó.
 Triết lý QTNNL là những tư tưởng, quan
điểm của người lãnh đạo cấp cao về
cách thức quản lý con người trong tổ
chức.
 Từ đó mà tổ chức có các biện pháp,
chính sách về QTNNL và chính các biện
pháp, phương pháp quản lý đó có tác
dụng nhất định tới hiệu quả, tinh thần
và thái độ làm việc của người lao động.



III. TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
LỰC
Có 3 thuyết:

 Thuyết X.
 Thuyết Y.
 Thuyết Z.
Có 3 trường phái.
 Trường phái cổ điển (tổ chức lao động
khoa học).
 Trường phái tâm lý xã hội (trường phái
các quan hệ con người).
 Trường phái QTNL hiện đại (trường phái
nguồn nhân lực).


CÁCH NHÌN NHẬN ĐÁNH GIÁ VỀ
CON NGƯỜI
Thuyết X
- Con người về bản chất là không muốn
làm việc.
- Cái mà họ làm không quan trọng bằng
cái mà họ kiếm được.
- - Rất ít người muốn làm một công việc
đòi hỏi tính sáng tạo, tự quản, sáng kiến
hoặc tự kiểm tra.



CÁCH NHÌN NHẬN ĐÁNH GIÁ VỀ
CON NGƯỜI
Thuyết Y
- Con người muốn cảm thấy mình có ích và
quan trọng, muốn chia sẻ trách nhiệm

và tự khẳng định mình.



CÁCH NHÌN NHẬN ĐÁNH GIÁ VỀ
CON NGƯỜI
Thuyết Z
- Người lao động sung sướng là chìa khóa
dẫn tới năng suất lao động cao.



PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ

Thuyết X
- Người quản lý cần phải kiểm tra, giám sát
chặt chẽ cấp dưới và người lao động.
- Phân chia công việc thành những phần nhỏ
dễ làm, dễ thực hiện, lặp đi lặp lại nhiều
lần các thao tác.
- Áp dụng hệ thống trật tự rõ ràng và một
chế độ khen thưởng hoặc trừng phạt
nghiêm ngặt.



PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ

Thuyết Y
- Phải để cho cấp dưới thực hiện một số

quyền tự chủ nhất định và tự kiểm soát cá
nhân trong quá trình làm việc.
- Có quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn
nhau giữa cấp trên và cấp dưới.



PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
 Thuyết

Z

- Người quản lý quan tâm và lo lắng cho
nhân viên của mình như cha mẹ lo lắng
cho con cái
- Tạo điều kiện để học hành, phân chia
quyền lợi thích đáng, công bằng, thăng
tiến cho cấp dưới khi đủ điều kiện.


TÁC ĐỘNG TỚI NHÂN VIÊN
 Thuyết

X

Làm cho người lao động cảm thấy sợ hãi
và lo lắng.
- Chấp nhận cả những việc nặng nhọc và
vất vả, đon giản miễn là họ được trả
công xứng đáng và người chủ công

bằng.
- Lạm dụng sức khỏe, tổn hại thể lực,
thiếu tính sáng tạo.
-


TÁC ĐỘNG TỚI NHÂN VIÊN
 Thuyết

Y

Tự thấy mình có ích và quan trọng, có
vai trò nhất định trong tập thể do đó họ
càng có trách nhiệm.
- Tự nguyện, tự giác làm việc, tận dụng
khai thác tiềm năng của mình.
-


III. TRIẾT LÝ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
LỰC

Triết lý QTNL thường ở điểm nào đó trong các quan niệm
mô hình, các thuyết, các trường phái QTNL nói trên
Do đó phải chú ý tính hợp lý của từng mô hình, trường
phái.
Điều này đòi hỏi những kiến thức quản lý con người và
tài năng của từng người giám đốc, từng nhà kinh tế,
nhà quản trị.
Không có một công thức chung nào áp dụng cho mọi lúc

mọi nơi. Kinh nghiệm các nước công nghiệp phát triển
ngày nay đều sử dụng kết hợp các mô hình, các thuyết
trên vào quản lý con người một cách có chọn lọc.


×