Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

dự án sản xuất ván ghép thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.17 KB, 21 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
thuộc Chương trình Nông thôn miền núi
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất
ván ghép thanh từ nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2. Mã số:
3. Cấp quản lý:

- Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Ủy quyền cho địa phương quản lý:

4. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: 18.470,4 triệu đồng
6. Tính cấp thiết của dự án:
6.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ.
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực
giao lưu giữa vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Phía Đông giáp Hà
Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên
Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông”
cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân
bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách
Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km. Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống
giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây- Đông - Bắc đi
Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học
kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Quốc lộ 2 qua
Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên
Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn
La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế. Phú Thọ có vị trị đắc địa là cầu nối
các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc và là nơi
trung chuyển hàng hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ đặt tại


thành phố Việt Trì đồng thời cũng là một trong 5 trung tâm lớn của vùng miền núi phía
Bắc. Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Việt Trì đến
năm 2020 của Chính Phủ, Việt Trì sẽ là thành phố lễ hội về với cội nguồn của dân tộc

1


Việt Nam, là một trung tâm có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng liên
tỉnh và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
• Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ
Toàn tỉnh có 194.256,51 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng tự nhiên là
59.157,62 ha, còn lại là rừng trồng. Trữ lượng gỗ ước khoảng 3,5 triệu m 3 với hệ thực
vật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8. Nghề rừng đã thu hút gần
5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.
Tại một số huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ cây Keo đã trở thành một loại cây
xóa đói giảm nghèo cho người dân, được trồng nhiều ở các huyện vùng núi đất, như:
huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập …
Ngoài ra tại các huyện giáp ranh với tỉnh cây Keo cũng được đưa vào trồng khá đại trà
bằng nhiều chương trình nguồn vốn hỗ trợ khác nhau. Kết quả điều tra trồng Keo của
tỉnh Phú Thọ nêu tại bảng 01.
Bảng 01. Diện tích trồng cây Keo trên các huyện của tỉnh Phú Thọ
TT

HUYỆN

ĐƠN
VỊ
TÍNH

TỔNG

SỐ

NĂM TRỒNG
2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1

Đoan
Hùng

ha

27290

3168


3432

4541

3456

3345

3567

3214

2567

2

Thanh Ba

ha

16154

1178

2458

1458

3451


2341

1489

2389

1390

3

Thanh
Thủy

ha

852

123

245

216

154

4

Cẩm Khê

ha


5118

578

690

857

684

589

5

Yên Lập

ha

175

20

40

40

40

35


6

Tam Nông

ha

1050

100

100

100

150

7

Phù Ninh

ha

18100

2400

2300

2600


8

Thanh
Sơn

ha

9000

1000

1200

9

Tân Sơn

ha

23200

2200

10

Hạ Hòa

ha


22000

3000

Tổng
cộng

ha

122939

114
750

670

300

150

150

150

150

2500

2000


2000

2100

2200

1200

800

700

1100

1500

1500

3100

3100

3500

3800

3000

2800


2800

3200

3400

3400

2800

2100

2100

2000

13767 15665 17296 18197 15914 14156 14923

13021

2


Số liệu bảng 01 cho thấy: Tổng diện tích rừng Keo của tỉnh Phú Thọ là 122.939
ha; trong số đó đến tuổi khai thác (8 năm tuổi) năm 2014 là 13.767 ha, sản lượng ước
đạt 1.101.306 m3
Năm 2014, sản lượng gỗ Keo từ rừng trồng trên toàn tỉnh Phú Thọ đến tuổi khai
thác ước đạt 1.101.306 m3. Năm 2013 tổng số gỗ Keo khai thác trong tỉnh là 280.643
m3, trong số đó chủ yếu được khai thác từ rừng trồng (278.489 m 3 chiếm 99.23 %),
một phần rất nhỏ được khai thác từ rừng tự nhiên (2154 m3 chiếm 0.77 %).

Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung quý I/2016 trên địa bàn tỉnh ước đạt
1.215,7 ha, bằng 58,4% cùng kỳ; sản lượng gỗ khai thác các loại ước đạt trên 79,2
ngàn m3 , sản lượng củi khai thác ước đạt 246,4 ngàn ste tăng 14,7%.
Bảng 02. Tình hình khai thác và chế biến gỗ Keo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
KHAI THÁC GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2014
Chia theo loại hình kinh tế
Đơn

A
vị
Tổng số
Nhà
số
Tập thể Cá nhân
tính
nước
Tổng số gỗ khai thác
0.1
m3
280.643
70.16
210.483
Chia ra:-Rừng tự nhiên
0.2
m3
2.154
-Rừng trồng
0.3
m3
278.489

Sử dụng:
Gỗ nguyên liệu giấy. 0.4
m3
40.188 40.188
Gỗ bóc.
0.5
m3
132.446
132.446
Gỗ XDCB
m3
103.421 46.122
53.39
Khác
m3
45.88
45.88
Qua số liệu bảng 02 thấy rằng: gỗ Keo sau khai thác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
chủ yếu phục vụ cho gỗ bóc và XDCB. Làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất sản
phẩm mộc chiếm một tỷ lệ rất thấp.
9.2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
Tình hình kinh tế - xã hội quý I/2016 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhìn chung phát
triển ổn định. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động thương mại, giá cả thị
trường ổn định; công tác an sinh xã hội được bảo đảm; trật tự, an toàn xã hội được giữ
vững. Tổng thu ngân sách nhà nước đến hết tháng 2/2016 đạt 676,4 tỷ đồng, tăng
35,3% so với cùng kỳ, trong đó thu từ kinh tế nhà nước đạt 217,6 tỷ đồng, chiếm
32,2% và tăng gấp 2 lần cùng kỳ;… Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương đến hết
tháng 2/2016 đạt 3.114,9 tỷ đồng, tăng 40,2% so với cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát

3



triển đạt 766,1 tỷ đồng, giảm 12,3%; chi thường xuyên đạt 958,2 tỷ đồng, tăng 92,3%;

Đến năm 2014, toàn tỉnh có 1.827.640 người, với mật độ dân số trung bình là 373
người/km2 và phân bố không đồng đều; tỷ lệ dân nông thôn chiếm 84,96%; thành thị
chiếm 15,04%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1%. Dân số trong độ tuổi lao động của
tỉnh là 1.006.700 người, chiếm tỷ lệ 60,17% tổng dân số. Lao động đã qua đào tạo
chiếm tỷ lệ 29% (17% là công nhân kỹ thuật); hiện nay đang thiếu những cán bộ quản
lý doanh nghiệp giỏi và công nhân, kỹ thuật lành nghề.
9.3 Chiến lược qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 14-12-2015 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Phú Thọ.
Phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế; tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển kinh
tế - xã hội; lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ là động lực tăng trưởng kinh tế. Đẩy
mạnh thực hiện 4 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, phát triển du lịch, phát
triển nguồn nhân lực và cải cách hành chính. Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội; tăng
cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh;
không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu xây
dựng Phú Thọ trở thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ.
Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh,
trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở
rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành
công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt
hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến
nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng
và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng.

Tóm lại :
Phú Thọ nằm ở vị trí đắc địa, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và
đường sông, là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh

4


đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc, là nơi trung chuyển hàng hóa thiết
yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển rừng. Địa hình hầu hết là đồi
núi thấp, độ dốc không quá lớn rất phù hợp với việc trồng, bảo vệ và khoanh nuôi
rừng. Đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng như: keo, mỡ, bồ đề, trám, luồng…
lượng mưa lớn, độ ẩm không khí cao là điều kiện lý tưởng cho cây rừng phát triển.Với
quỹ đất lâm nghiệp chiếm 55,3% diện tích tự nhiên, trong đó: rừng tự nhiên: 65.164,6
ha, rừng trồng: 119.224,4 ha nhiều năm duy trì độ che phủ của rừng trên 50%, sản
lượng gỗ có thể khai thác hàng năm trên 300.000 m 3. Trong đó chủ yếu là các loại keo,
bồ đề, bạch đàn, mỡ… và trên 3,0 triệu cây tre, vầu, nứa. Đây là nguồn nguyên liệu
phong phú cho công nghiệp chế biến gỗ.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ phát triển ổn định. Dân số chủ yếu
tập trung ở nông thôn (chiếm 84,96 %), dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh cao,
(chiếm 60,17 %). Lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (17% là công nhân kỹ
thuật); hiện nay đang thiếu những cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân, kỹ
thuật lành nghề. Như vậy rất cần có những lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật
để nâng cao tay nghề cho người lao động.
Từ lâu trên địa bàn đã có ngành công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt gần đây các
cơ sở chế biến gỗ bóc, gỗ xẻ thanh quy mô hộ gia đình phát triển nhanh và tự phát tại
các huyện có nhiều rừng trồng. Không chỉ tại các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh
Sơn, nơi có vị trí thuận lợi và nguồn nguyên liệu dồi dào mà nhiều xã ở Lâm Thao
cũng có cơ sở chế biến gỗ. Tuy vậy sự phát triển của nghề chế biến gỗ rừng trồng, lâu
nay có thực tế là thiếu quy hoạch và phát triển tự phát. Điều này thể hiện đó là, làm

chế biến gỗ phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường, thị trường có nhu cầu sản phẩm gì, thì
làm cái ấy, giá cả, chủng loại, khối lượng sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn và khi thị
trường không có nhu cầu nữa, thì đóng cửa!....Sở dĩ có tình trạng này do bởi nguyên
nhân ngành nghề chế biến gỗ của tỉnh Phú Thọ trang thiết bị còn hạn chế, công nghệ
lạc hậu, sản phẩm chưa đa dạng. Tổng thể ngành chế biến gỗ ở Phú Thọ hiện nay chủ
yếu phát triển xẻ thanh, nan và ván bóc là chủ đạo.
Tiềm năng nguyên liệu gỗ rừng trồng ở Phú Thọ là rất lớn, nhưng công nghiệp
chế biến, sử dụng gỗ rừng trồng chưa phát triển, hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ thấp,
chưa mang lại thu nhập xứng đáng cho người trồng rừng và góp phần phát triển kinh tế

5


đại phương. Gỗ chủ yếu được sử dụng ở dạng thô (chủ yếu bán gỗ tròn cho các nhà
máy giấy), các cơ sở thu mua gỗ làm nguyên liệu băm dăm gỗ xuất khẩu, một phần
không lớn làm nguyên liệu gỗ bóc. Một trong những hướng sử dụng gỗ hợp lí đó là
dùng gỗ để sản xuất ván ghép thanh.
Từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn dự án: “ Ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ xây dựng mô hình sản xuất ván ghép thanh từ nguồn nguyên liệu gỗ rừng
trồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là cần thiết và có tính khả thi cao. Công nghệ sản
xuất ván ghép thanh góp phần sử lý nguồn phế thải - phụ phẩm lâm nghiệp (cả sau thu
hoạch lẫn sau chế biến), giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ
rừng trồng (gỗ Keo, gỗ Xoan tại Phú Thọ), ngoài ra thu hút tạo thêm việc làm ổn định
cho nguồn lao động dồi dào tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế vùng nông
thôn miền núi.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được ứng dụng, chuyển giao:
10.1. Đặc điểm công nghệ sản xuất ván ghép thanh
Ván ghép thanh là loại ván được hình thành từ việc dán ghép các thanh có kích
thước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính trong điều kiện nhất định, tạo thành những
tấm ván có kích thước lớn hơn, khả năng sử dụng cao hơn. Ván ghép thanh được sản

xuất theo nhiều phương pháp khác nhau dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
cũng khác nhau, ảnh hưởng đến sự co rút giữa các thanh ghép, sự liên kết của các
thanh ghép, ảnh hưởng đến khả năng ổn định của ván dẫn đến hiện tượng cong vênh
của ván ghép hay hiện tượng bong mối ghép do nội lực co rút của thanh ghép sinh ra.
Để ván được ổn định thì vấn đề triệt tiêu nội lực là cần thiết. Phương pháp ghép và
việc quan tâm đến vị trí của thanh ghép trong tấm gỗ là một trong các giải pháp để
khắc phục những nhược điểm trên.
Để ghép các thanh thành phần người ta có rất nhiều phương pháp khác nhau.
Theo A.H.kИpΛΛOB có một số dạng ghép sau :
Ghép đối xứng vòng năm theo phương tiếp tuyến

Ghép đối xứng vòng năm theo phương xuyên tâm

6


Ghép các thanh thành phần theo liên kết ngón

Ghép đối xứng vòng năm theo phương xuyên tâm

Quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh
Gỗ tròn
Tráng keo

Cắt khúc

Xẻ ván

Phay ngón


Xẻ thanh
Cắt ngắn

Sấy thanh
Gia công thanh

Xếp thanh
Bào bốn mặt
Tráng keo
Ghép dọc
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quy trình công nghệ sản xuất có một số yêu
cầu bắt buộc sau:
Xử lí sản phẩm
Ghép ngang
- Các thanh thành phần phải gia công đúng quy cách.
- Đảm bảo độ kín khít khi xếp các thanh ghép.
- Xếp các thanh ghép liền nhau theo phương pháp đối xứng vòng năm.
- Hai thanh ghép liền kề nhau không được trùng mạch ghép.
- Chiều dài thanh ghép không hạn chế tuỳ thuộcvào khả năng tận dụng của gỗ,
thông thường chiều dài từ 170-1200mm.
- Lượng chất kết dính tráng từ 150-250g/m2.
- Lực ép phụ thuộc vào loại gỗ, chất lượng gia công bề mặt thanh. Theo tài liệu công
bố của hãng DYNEA thì:
+ Đối với gỗ mềm có γ < 0.5g/cm3
P = 3 - 10 kgf/cm2.
+ Đối với gỗ cứng có γ > 0.5 g/cm3
P = 10 - 15 kgf/cm2.
10.2. Xuất xứ của công nghệ dự kiến chuyển giao
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc đóng cửa rừng tự nhiên, trong những
năm gần đây, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt

Nam với đội ngũ các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu, đã tập trung

7


nghiên cứu công nghệ chế biến sử dụng hiệu quả hợp lý gỗ rừng trồng. Các công trình
nghiên cứu đó đã được hội đồng nghiệm thu các cấp nghiệm thu và đánh giá đạt loại
khá trở lên. Cụ thể một số công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng qui trình kỹ
thuật sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng Viện đã thực hiện đó là:
Đề tài trọng điểm cấp bộ: Nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến gỗ rừng
trồng, 2002 – 2005. Một trong số các kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được đó là: Xác
định được các thông số tính chất nguyên liệu của gỗ Hông, gỗ Thông và gỗ Bạch đàn
trắng để làm ván ghép thanh. Nghiên cứu sử dụng ván ghép thanh tạo sản phẩm đồ
mộc. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh.
Đề tài cấp Nhà nước KC.06.05.NN: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ phát
triển nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng quy trình kỹ thuật
sản xuất ván ghép thanh từ gỗ Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, gỗ Tếch, gỗ Thông
nhựa.
Đề tài cấp bộ: Xác định tính chất nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp
dăm, ghép thanh với Keo và Bạch đàn, 2000 – 2002. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
là Keo lá tràm, Keo lai, Bạch đàn Urophylla. Kết quả đề tài đã xác định được tính chất
công nghệ của cây gỗ làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh và ván dăm phục vụ đồ
mộc. Xác định được tuổi hợp lý nhất của cây gỗ làm nguyên liệu sản xuất ván ghép
thanh và ván dăm. Xác định được tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu khi sản xuất các sản phẩm
ván ghép thanh và ván dăm.
• Kinh nghiệm về tập huấn chuyển giao công nghệ chế biến gỗ rừng trồng
Cùng với các kết quả nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng cũng đẩy
mạnh việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất. Viện đã tiến
hành mở nhiều khóa tập huấn chuyển giao công nghệ, cụ thể:
- Năm 2013 – 2014, chuyển giao công nghệ thuộc dự án: Xây dựng mô hình sấy

gỗ tại tỉnh Hà Giang. Dự án do Bộ khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản. Một số
kết quả nổi bật Viện đã thực hiện trong dự án đó là: Tham gia điều tra khảo sát để lựa
chọn địa điểm xây dựng mô hình dự án, tư vấn về thiết bị và giám sát lắp đặt thiết bị hệ
thống lò sấy gỗ có chế độ sấy được điều khiển, giám sát tự động. Đào tạo kỹ thuật viên
cho cơ sở (04 kỹ thuật viên), tập huấn cho người lao động (50 người) và chuyển giao
một số quy trình kỹ thuật như: Quy trình kỹ thuật phân loại gỗ xẻ trước khi sấy (15
người) , Quy trình kỹ thuật xếp gỗ vào lò sấy và tháo dỡ đưa gỗ ra khỏi lò sấy (15

8


người), Quy trình kỹ thuật sấy gỗ rừng trồng (gỗ Keo) (15 người); Quy trình kỹ thuật
đánh giá chất lượng gỗ sau khi sấy (15 người). Sau các khóa tập huấn chuyển giao
công nghệ, đơn vị tiếp nhận chuyển giao (Cty cổ phần phát triển Xín Mần) và các học
viên tham gia lớp tập huấn đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chuyển giao. Trong
quá trình triển khai thực hiện dự án, Viện đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ trì và
được Bộ Khoa học công nghệ cũng như Sở KHCN Hà Giang đánh giá rất cao.
- Năm 2015, tập huấn chuyển giao công nghệ: Kỹ thuật xẻ gỗ rừng trồng tại Hội
nông dân Việt Nam cho 20 người lao động là bà con nông dân tại các xưởng xẻ ở khu
vực phía bắc.
- Đã tiến hành mở 02 lớp tập huấn (năm 2013) về Kỹ thuật bảo quản, chế biến
gỗ rừng trồng: 01 lớp tại Vĩnh Phúc và 01 lớp tại Tuyên Quang. Mỗi lớp đã tập huấn
cho 30 học viên/01 lớp.
- Mở 01 lớp tập huấn (năm 2012) cho 30 học viên của 02 tỉnh Thái Bình và Hải
Phòng tại Thái Xuyên – Thái Thụy – Thái Bình về: Kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ của làng nghề.
Sau khi tập huấn, các cơ sở nhận chuyển giao công nghệ và học viên tham gia lớp
tập huấn đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chuyển giao, đã giúp sử dụng hiệu quả
và nâng cao giá trị sử dụng từ đó nâng cao giá trị kinh tế của gỗ rừng trồng.
10.3. Tính tiên tiến của công nghệ dự kiến chuyển giao

- Nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh chủ yếu từ gỗ có kích thước nhỏ. Có
thể sử dụng những thành gỗ xẻ có chiều dài từ 15 – 20 cm để nối ghép dài với nhau.
Do đó sẽ tận dụng được triệt để nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng có kích thước nhỏ.
- Tạo ra được sản phẩm có kích thước lớn như mặt bàn, cánh cửa, cánh tủ,…
Khắc phục được nhược điểm kích thước nhỏ của nguyên liệu gỗ rừng trồng.
- Ván ghép thanh ổn định về kích thước do đó hạn chế được sự nhược điểm về
mo móp, cong vênh của gỗ rừng trồng
- Linh động khi liên kết và lắp ghép.
- Với loại ván ghép thanh không phủ mặt, giữ được vẻ đẹp tự nhiên mà người
sử dụng ưa thích của gỗ.
- Với loại ván ghép thanh có phủ mặt thì không yêu cầu cao về chất lượng
nguyên liệu như kích thước mắt, mục, mọt, nứt bề mặt,.. do đó sẽ tận dụng được triệt

9


để nguồn nguyên liệu, đặc biệt như gỗ xẻ gỗ Keo thường có nhiều mắt sống, mắt chết
với kích thước mắt lớn.
Một trong những yêu cầu của thị trường về nguyên liệu là trên 1 thanh gỗ xẻ có
chiều dài 45 – 50 cm trở lên, đường kính mắt sống trên thanh gỗ xẻ đó phải nhỏ hơn 2
cm. Một trong những hạn chế của gỗ rừng trồng nói chung là có nhiều mắt (nhất là gỗ
Keo). Do đó khi xẻ gỗ rừng trồng, rất nhiều thanh gỗ xẻ gỗ rừng trông có chiều dài từ
45 – 50 cm trở lên nhưng lại có đường kính mắt sống trên thanh gỗ xẻ lớn hơn 2 cm.
Số lượng gỗ xẻ có chiều dài 45 – 50 cm đáp ứng được yêu cầu về khuyết tật mắt chỉ
chiếm tỷ lệ khoảng 40-50% khối lượng gỗ xẻ gỗ rừng trồng của các hộ dân có thể cung
cấp. Ván ghép thanh có thể nối dài các thanh gỗ xẻ có chiều dài 15 – 20 cm, do đó
những thanh gỗ xẻ dài 45 – 50 cm có đường kính mắt sống lớn hơn 2 cm, khi thu mua
về và cắt loại bỏ phần mắt đó. Mặt khác về mặt công nghệ, với kỹ thuật tạo ván ghép
thanh có thể lựa mặt thanh ghép có kích thước mắt lớn để làm cạnh khi ghép ngang,
khi đó bề mặt tấm ván ghép thanh sẽ không còn mắt hoặc nếu còn thì đường kính mắt

đã nhỏ đi vì mắt đã được che dấu vào mối ghép ngang. Ngoài ra ván ghép thanh còn
có loại phủ mặt, đối với loại ván phủ mặt này thì không yêu cầu cao về khuyết tật
nguyên liệu như mắt, mục, mọt, nứt….Như vậy nếu có dây chuyền sản xuất ván ghép
thanh thì có thể thu mua tận dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng (gỗ Keo, gỗ mỡ, gỗ Bồ
đề,...) dồi dào được nhiều hơn với giá thu mua rẻ hơn, phù hợp vời gỗ rừng trồng vùng
Phú Thọ, người dân thêm thu nhập.
10.4. Tính thích hợp của công nghệ áp dụng
- Công nghệ áp dụng khai thác được thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chổ của
địa phương, tận thu được nguồn nhiên liệu là phế phụ phẩm lâm nghiệp, thiết bị dễ vận
hành phù hợp với điều kiện chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Các công nghệ
dự kiến áp dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với điều kiện của dân, với
trình độ dân trí, phong tục tập quán, phù hợp với điều kiện kinh tế vùng dự án và phù
hợp với chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
11.1.Mục tiêu chung:

10


Xây dựng được mô hình sản xuất ván ghép thanh với công nghệ và thiết bị
tiên tiến, nhằm sử dụng hiệu quả gỗ rừng trồng ở địa phương và thực hiện thành công
sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng được 01 dây chuyền sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng (gỗ
Keo) công suất 1.500 m3 sản phẩm/năm.
- Tiếp nhận quy trình sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng (gỗ Keo) phù
hợp với công nghệ và thiết bị của dây chuyền.
- Đào tạo, tập huấn để cơ sở tiếp nhận có thể chủ động vận hành dây chuyền
sản xuất ván ghép thanh. Cơ sở nhận chuyển giao làm chủ được kỹ thuật chuyển giao.

- Tạo ra sản phẩm ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng (gỗ Keo) đáp ứng được yêu
cầu của nguyên liệu để sản xuất đồ mộc.
- Góp phần giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến ở khu
vực nông thôn, miền núi. Đồng thời là mô hình giới thiệu hữu hiệu về việc ứng dụng
KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi để nhân rộng ra các địa
phương khác.
12. Nội dung dự án
12.1.
tả Keo
côngsau
nghệ
giao: Phân loại gỗ xẻ (đánh
Cắt ngắn phôi thanh
Gỗ Mô
xẻ gỗ
khichuyển
sấy
đếnĐểđộsản
ẩmxuất
10 –ván
12 %
A, B)
ghép thanh từ gỗ dấu
rừngmặt
trồng
(gỗ keo), cần thực (loại
hiện bỏ
cáckhuyết
bước tật
không đạt yêu cầu)

công đoạn sau:

Tạo mộng ngón 2 đầu phôi
thanh (tề đầu, phay ngón)

Tráng keo 2 đầu
phôi thanh

Chà nhám

Chuẩn kích thước ván
ghép thanh (cưa bàn trựợt
loại lớn)

Tạo chiều dày phôi thanh
(cưa dong-ripsaw)

Ghép dọc nối dài

Chuẩn chiều rộng thanh
cơ sở (bào hai mặt )

Chuẩn kích thước thanh cơ
sở (bào 4 mặt)

Ghép ngang

Kiểm tra chất lượng
ván11


Tráng keo 2 cạnh
thanh cơ sở

Bao gói, lưu kho


12.2. Nội dung chính
- Xây dựng, lắp đặt 01 dây chuyền sản xuất ván ghép thanh từ gỗ rừng trồng
(gỗ Keo).
- Chuyển giao và tiếp nhận thành công kỹ thuật sản xuất ván ghép thanh từ gỗ
rừng trồng (gỗ Keo) đáp ứng yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất đồ mộc.
- Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở (05 kỹ thuật viện) và tập huấn cho người lao động
(50 người).
12.3. Những vấn đề trọng tâm cần giải quyết
- Điều tra, khảo sát bổ sung để xác định địa điểm xây dựng mô hình dự án
- Thiết kế sơ đồ mặt bằng nhà xưởng để bố trí lắp đặt thiết bị máy móc của dây
chuyền.
- Xây dựng hệ thống nhà xưởng để tập kết nguyên liệu, lắp đặt thiết bị máy móc của
dây chuyền, kho để chứa sản phẩm.
- Lựa chọn và mua thiết bị, máy móc phù hợp
- Lắp đặt máy móc, thiết bị trong dây chuyền
- Vận hành chạy thử
- Đào tạo kỹ thuật viên và tập huấn cho người lao động
- Sản xuất thử nghiệm
- Đánh giá hiệu quả của dự án
12.4. Danh mục thiết bị chính của dự án
Theo sơ đồ các bước công nghệ để sản xuất ván ghép thanh nêu trên, cần đầu tư
dây chuyền thiết bị máy móc như sau:
TT
1


Tên thiết bị
Máy xẻ gỗ tròn

12

ĐVT

Số lượng

Cái

1


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16


Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

Máy xẻ ngang gỗ hộp
Máy cắt quy cách, rong bìa
Máy mài lưỡi cưa
Máy cưa cắt tinh
Máy bào 2 mặt
Máy ripsaw lưỡi trên
Máy bào 4 mặt
Máy tạo mộng finger
Máy chà nhám thùng
Máy ghép thanh
Máy cảo quay 20 cánh 2 thủy lực
Máy cưa bàn trượt
Máy mài dao đa năng

Máy vá gỗ (bộ âm + dương)
Xe nâng

1
1
1
4
1
2
1
3
1
1
1
1
1
1
2

13. Giải pháp thực hiện
13.1. Giải pháp về mặt bằng, xây dựng cơ bản
- Sử dụng điều kiện sẵn có của địa bàn thực hiên dự án, khảo sát, thiết kế mặt
bằng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đầu tư bổ sung để đảm bảo yêu cầu của công nghệ sản
xuất với sự trợ giúp của đơn vị chuyển giao.
Yêu cầu về nhà xưởng:
- Nhà xưởng cột kẽm, mái lợp tôn, có trần chống nóng, nền nhà láng xi măng.
- Có tường bao xung quanh diện tích nhà máy
- Nhu cầu điện (cả thắp sáng): 24.000 - 25.000 kW.h/ tháng
13.2. Giải pháp về đào tạo
Nếu dự án được triển khai, lao động trực tiếp để vận hành sử dụng thiết bị máy

móc trong dây chuyền dự kiến sẽ tuyển dụng tại địa phương. Nguồn lao động này hiện
nay trên địa bàn khu vực dự án đảm bảo có đủ cung cấp theo nhu cầu. Số lao động
này hầu hết đều đã học xong phổ thông trung học lên có nhận thức Tuy nhiên họ đều
chưa biết về kỹ thuật sản xuất ván ghép thanh, do đó cần được đào tạo và tập huấn
chuyển giao theo hình thức cầm tay chỉ việc. Đơn vị chuyên giao công nghệ có những
chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm sẽ đào tạo và tập huấn chuyển giao.
Nhân lực: Tổng cộng toàn xưởng 50 ÷ 55 người, chia ra:
- Nhân lực trực tiếp sản xuất:
TT

Nội dung công việc

13

Số người


1
2
3
4
5
6
7

Tổ marketing (Thu mua nguyên liệu gỗ xẻ, bán hàng)
Phân loại phôi thanh (đánh dấu mặt A, mặt B để ghép)
Vận hành cưa đĩa (02 người/1 máy x 2 máy)
Vận hành máy cưa dong (02 người/1 máy x 2 máy)
Vận hành máy bào 2 mặt

Vận hành máy bào 4 mặt
Vận hành máy phay mộng ngón (finger) (02 người/1 máy x 2

7
2
4
4
2
2
4

8
9
10
11
12
13
14

máy)
Tráng keo khi ghép dọc
Tráng keo khi ghép ngang
Vận hành máy ghép dọc (02 người/1 máy x 2 máy)
Vận hành máy ghép ngang
Vận hành máy cưa bàn trượt
Vận hành máy chà nhám
Thợ sửa chữa thiết bị và vận hành máy móc thiết bị phụ trợ
Tổng cộng

2

2
4
4
2
2
2

- Lao động gián tiếp:
TT
Nội dung công việc
1
Giám đốc
2
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
3
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
4
Thủ kho
5
Kế toán, thủ quỹ
6
Văn phòng
Tổng cộng

43
Số người
1
1
1
1

2
2
8

Hình thức đào tạo, tập huấn:
- Lý thuyết và thực hành
- Tập trung trên lớp và thực hành tại nhà máy.
Trong qúa trình tập huấn, đào tạo bố trí ngay số lao động được lựa chọn tham gia
chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, lắp đặt thiết bị,
vận hành không tải và có tải, sản xuất thử đến sản xuất sản phẩm tại địa bàn triển khai
dự án. Họ sẽ là cán bộ công nhân nòng cốt của nhà máy sau này.
13.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Thành lập Ban quản lý dự án do Thủ trưởng cơ quan chủ trì quyết định thành
lập là đại diện của cơ quan chủ trì (gồm Chủ nhiệm dự án, một số thành viên của cơ
quan chủ trì) có trách nhiệm quản lý kinh phí của dự án và giảm sát, phối hợp với cơ
quan hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án.

14


- Thành lập nhà máy sản xuất do chủ nhiệm dự án điều động nhân lực, lao
động; Giúp việc cho chủ nhiệm dự án có một thư ký dự án thực hiện các công việc
theo sự chỉ đạo phân công của chủ nhiệm dự án; hai phó giám đốc chịu trách nhiệm
điều hành các công việc hàng ngày liên quan đến tổ chức sản xuất từ khâu thu mua
nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất đến các khâu xử lý nguyên liệu, sản xuất sản
phẩm trên cơ sở phân công công việc theo tổ chuyên môn chịu trách nhiệm từng khâu
sản xuất, có ghi chép nhật ký sản xuất, hàng ngày có họp giao ban báo cáo tình hình
máy móc thiết bị, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm….
- Thành lập tổ chuyên gia để:
+ Kiểm tra, giám sát công tác xây dựng cơ bản;

+ Tư vấn, giám sát việc lựa chọn, mua máy móc, thiết bị;
+ Hướng dẫn lắp đặt, vận hành máy, thiết bị;
+ Chuyển giao công nghệ;
+ Tập huấn, đào tạo.
13.4. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
- Cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao phối hợp với sở Khoa học và Công
nghệ, Sở Nông nghiệp tỉnh Phú Thọ tổ chức một số hội thảo giới thiệu về thiết bị công
nghệ, đến các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức hội nghị hội thảo về công nghệ sản xuất ván ghép thanh, tổ chức thăm
quan mô hình sản xuất ván ghép …
- Đẩy mạnh công tác thông tin khoa học công nghệ về công nghệ sản xuất ván
ghép thanh dùng trong chế biến nông sản, khuyến khích việc nhân rộng mô hình ứng
dụng công nghệ vào chế biến nông sản tận dụng phế phụ phẩm nông, lâm nghiệp trên
địa bàn.
13.5. Giải pháp về nguồn vốn
Để đạt mục tiêu dự án cần một khoản kinh phí lớn, nếu chỉ dựa vào nguồn kinh
phí từ ngân sách Nhà nước thì rất khó có thể triển khai, vì vậy cần khai thác nhiều
nguồn kinh phí khác nhau, cụ thể:
- Nguồn vốn SNKH TW hỗ trợ việc hoàn thiện công nghệ, công tác chuyển giao
công nghệ, các thiết bị chính trong dây chuyền và tập huấn đào tạo công nhân;

15


- Nguồn kinh phí của doanh nghiệp tham gia dự án: Chi phí đầu tư máy móc,
thiết bị phụ trợ, xây dựng nhà xưởng và các hạ tầng cơ sở khác, nguyên vật liệu, năng
lượng, đào tạo công nhân, chi phí tuyên truyền, quảng bá sản phẩm v.v...
- Sau khi Dự án kết thúc, doanh nghiệp sẽ tự bỏ vốn ra sản xuất. Các cấp chính
quyền tiếp tục phối hợp chỉ đạo bà con nhân dân đẩy mạnh việc trồng rừng, tạo thu
nhập ổn định từ cây trồng, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Mặt khác, cần

tiếp tục nhân rộng các mô hình chế biến gỗ chất lượng cao tại các địa phương khác
góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa nông dân nông thôn.
14. Tiến độ thực hiện dự án
14.1. Các vấn đề cần quan tâm, giải quyết trong dự án
Để đạt được mục tiêu và nội dung trên Dự án cần phải tiến hành thực hiện các
nội dung công việc cụ thể sau:
1/ Xây dựng trình duyệt thông qua dự án.
2/ Lựa chọn địa điểm thực hiện dự án. Điều tra bổ sung địa điểm xây dựng mô
hình.
Công việc cần triển khai:
- Thu thập số liệu cụ thể, chi tiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nguồn
nguyên liệu gỗ rừng trồng trong vùng
- Thảo luận và thống nhất với chính quyền địa phương nơi triển khai dự án về kế
hoạch thực hiện, tổ chức thực hiện.
Địa điểm thực hiện dự án phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Gần vùng nguyên liệu;
- Tiện đường giao thông đi lại;
- Cơ sở hạ tầng: Điện, đường, nước tốt;
3/ Lựa chọn công nghệ, thiết bị ứng dụng trong dự án.
Với mục tiêu sản phẩm tạo ra phải có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất
nguyên liệu gỗ cho sản xuất ván ghép thanh, đóng đồ mộc hiện nay, do vậy thiết bị
sấy và công nghệ ứng dụng phải đạt mức tương đối hiện đại. Ngoài ra công nghệ và
thiết bị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phù hợp với khả năng sử dụng, vận hành của địa phương;
- Thiết bị, máy làm việc ổn định;
- Giá thành hợp lý.

16



4/ Thiết kế mặt bằng lắp đặt tổng thể, thiết kế nhà xưởng.
5/ Thiết kế mô hình cụ thể, thiết kế mặt bằng lắp đặt cho từng máy, từng công
đoạn.
6/ Lập quy hoạch, lựa chọn mặt bằng và tổ chức triển khai thực hiện cụ thể các
nội dung dự án.
7/ Chuẩn bị vật tư, triển khai xây dựng nhà xưởng; Tổ chức tuyển lao động.
8/ Lựa chọn, mua máy móc thiết bị hiện đại với hệ thống điện điều khiển, giám
sát tự động.
9/ Lắp đặt máy, thiết bị và hệ thống các thiết bị phụ trợ.
10/ Chạy thử nghiệm khi không có tải và khi có tải.
11/ Sản xuất thử. Theo dõi, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy trình sản xuất.
12/ Đánh giá tính năng và các thông số kỹ thuật của lò sấy.
13/ Chuyển giao công nghệ. Tập huấn, đào tạo chuyên môn sản xuất.
- Tập huấn, đào tạo cán bộ kỹ thuật về sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa
máy, thiết bị;
- Tập huấn, đào tạo công nhân sử dụng, vận hành máy.
- Cơ sở nhận chuyển giao làm chủ được công nghệ chuyển giao
14/ Khánh thành đưa xưởng vào sản xuất.
15/ Tổng kết kết quả thực hiện dự án.
14.2. Tiến độ thực hiện dự án.
Dự án được thực hiện 24 tháng (từ 1/2017 đến 12/2018) theo các bước sau:
TT
1

2

Các nội dung công
Sản phẩm phải đạt
việc thực hiện chủ yếu
Xây dựng, trình duyệt

Thuyết minh dự án
thông qua dự án
được duyệt
Lựa chọn địa điểm thực
hiện dự án. Điều tra bổ
sung địa điểm xây dựng
mô hình.

Thời gian
(BĐ - KT)
1/2017

Thống nhất và lựa chọn 02/2017 được địa điểm xây
03/2017
dựng nhà xưởng.Thống
nhất được về kế hoạch
và tổ chức thực hiện.
Kiểm tra số liệu cụ thể,
chi tiết về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội,
nguồn nguyên liệu gỗ

17

Người, cơ quan
thực hiện
- Chủ nhiệm dự án
- Sở KH&CN Phú
Thọ
- Chủ nhiệm dự án

- Cơ quan CGCN
-Sở KH&CN Phú
Thọ


keo trong vùng triển
khai dự án.
Bộ thiết kế

3

Thiết kế nhà xưởng +
mặt bằng công nghệ

4

Xây dựng nhà xưởng,

Nhà xưởng chế biến

07/2017 –
09/2017

Lựa chọn, mua máy
móc thiết bị trong dây
chuyền
Lắp đặt máy móc thiết
bị

Máy móc thiết bị tiến

tiến, hiện đại

10/2017 –
11/2017

Dây chuyền sản xuất
ván ghép thanh công
suất 1500 m3 sản
phẩm/năm
-

12/2017

- Cơ quan CGCN
- Cơ quan chủ trì dự
án

01/2018 02/2018

Kỹ thuật viên và người
lao động làm chủ được
kỹ thuật và công nghệ
Mô hình nhà máy và
các sản phẩm của nhà
máy

06/2017 06/2018

- Cơ quan CGCN
- Cơ quan chủ trì dự

án
- Cơ quan CGCN
- Cơ quan chủ trì dự
án
- Cơ quan CGCN
- Cơ quan chủ trì dự
án
- Cơ quan chủ trì dự
án
- Chủ nhiệm dự án
- Cơ quan CGCN

5
6

7

8

Hiệu chỉnh, chạy thử,
hoàn thiện quy trình
sản xuất.
Huấn luyện, đào tạo kỹ
thuật viên, công nhân

9

Sản xuất thử + chuyển
giao công nghệ


10

Sản xuất loạt nhỏ

11

Viết báo cáo tổng kết
thực hiện dự án,
nghiệm thu các cấp.

Báo cáo tổng kết thực
hiện dự án được đánh
giá, nghiệm thu

04/2017 06/2017

01/2018 12/2018
08/2018 –
12/2018
11/2018
-12/2018

- Cơ quan chủ trì dự
án
- Cơ quan CGCN
- Cơ quan chủ trì dự
án
- Cơ quan tư vấn XD
Cơ quan chủ trì dự án
- Cơ quan CGCN


15. Sản phẩm của dự án:
15.1. Sản phẩm cụ thể của dự án:
TT
Tên sản phẩm
Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
1
2
3
1 Quy trình kỹ thuật
Các quy trình công nghệ ngắn gọn, khoa
lựa chọn, phân loại
học, áp dụng mang lại hiệu quả cao
gỗ làm ván ghép
thanh
2 Công nghệ sản xuất
ván ghép thanh
3 Keo dùng trong sản
xuất ván ghép thanh

18

Chú thích
4


4
5

6

7
8
9

10
11
12

13

Quy trình kỹ thuật
tạo kích thước phôi
thanh ghép.
Quy trình kỹ thuật
tạo cạnh phẳng
chuẩn phôi thanh
ghép.
Quy trình kỹ thuật
tạo mộng phôi thanh
ghép.
Quy trình kỹ thuật
nối dài phôi thanh
ghép.
Quy trình kỹ thuật
ghép ngang tấm ván
ghép thanh.
Quy trình kỹ thuật
chà nhám tạo độ
nhẵn bề mặt tấm ván
ghép thanh.

Quy trình kỹ thuật
tạo kích thước ván
ghép thanh.
Quy trình kỹ thuật
đóng gói, bảo quản
ván ghép thanh.
01 dây chuyền sản chất lượng đáp ứng được yêu cầu của
xuất ván ghép thanh
nguyên liệu sản xuất đồ mộc.
rừng trồng (gỗ Keo)
công suất 1.500 m3
sản phẩm/năm
4 kỹ thuật viên và
tập huấn cho 70 lượt
người lao động

Làm chủ được công nghệ sản xuất ván ghép
thanh từ gỗ rừng trồng
Thành thục trong thao tác và vận hành thiết
bị

15.2. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án:
- Nhà xưởng, lao động và máy móc thiết bị sản xuất được chuyển giao cho
Doanh nghiệp tham gia dự án để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chế biến gỗ keo
sau khi sấy chất lượng cao phục vụ thị trường, đồng thời nâng cấp nhà xưởng, nâng
cao công suất sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm khi có nhu cầu.

19



- Nhân rộng mô hình dự án ra các địa phương khác nơi có nguồn nguyên liệu dồi
dào.
16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi:

Triệu đồng
TT

1

Nguồn kinh
phí

2
Tổng kinh
phí

Tổng số

Trong đó
Hỗ
trợ
ứng
dụng
công
nghệ

Đào tạo
tập
huấn


Nguyê
n, vật
liệu,
năng
lượng

Thiết
bị, máy
móc

Xây
dựng cơ
bản

Công
Lao
động

Chi
khác

4

5

6

7

8


9

10

18.470,4

330,0

210,7

4.831,2

421,0

6.867,7

330,
0

210,7

1.116,0

421,
0

3

810, 7.512, 4.355,

0
5
0

Trong đó:
1

2
3

Ngân sách
SNKH
&CN TW
Ngân sách
SNKH
&CN ĐP
Nguồn
Khác

4.790,
0
810,
0

810,0
10.792,
7

2.722, 4.355, 3.715,
5

0
2

17. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
a/. Hiệu quả kinh tế
Hiện nay gỗ xẻ gỗ Keo sau khi sấy bán với giá 3.900.000 đồng/1 m 3 (cho sản
phẩm loại A).
Với công nghệ sản xuất ván ghép thanh hiện nay thì tỷ lệ sử dụng gỗ xẻ sau khi
sấy để làm ván ghép thanh đạt từ 55 – 60 %. Giá bán ván ghép thanh không phủ mặt
hiện nay là: 10 – 11 triệu đồng/1 m3.

20


Hiệu quả kinh tế sơ bộ tạm tính như bảng sau:

TT

Sản phẩm

Chi phí

Chi phí

Tổng cộng

mua gỗ

sản xuất


giá thành

(đồng)

(đồng)

(đồng)

m3

2.700.000

1.100.000

3.800.000

m3

3.900.000

2.600.000

5.500.000

Đvt

Lợi
Giá bán (đồng)

nhuận

(đồng)

Gỗ xẻ gỗ
1

keo sau

3.900.000

100.000

khi sấy
Ván ghép
2

thanh gỗ
keo thanh

5.775.000
( thu hồi 55%,

225.000

giá bán 10,5)

b/. Hiệu quả xã hội
- Tạo ra sản phẩm mới cho địa phương.
- Thúc đẩy công nghiệp chế biến ở địa phương phát triển.
- Góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tạo thêm được công ăn việc làm cho hàng vạn lao động vùng nguyên liệu, việc

làm ổn định cho gần 50 lao động của nhà máy, tăng thu nhập cho người lao động, góp
phần hỗ trợ thiết thực cho chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh nhất là vùng sâu,
vùng xa.
- Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
- Dự án thành công là tiền đề cho việc mở rộng mô hình ra các địa phương khác.
Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Phú Thọ, các cơ quan hữu quan xem xét và phê duyệt để Dự án sớm được triển khai./.

21



×