Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi KHTN, KHXH cấp huyện Sông Lô năm 2017_2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.75 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHXH LỚP 8 VÒNG I

ĐỀ CHÍNH THỨC

NĂM HỌC 2017 – 2018.
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi có 05 trang)
PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4):
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám
nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn
quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm
được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
(Trích Tôi đi học - Thanh Tịnh, Ngữ văn 8, Tập 1, NXB Giáo dục, 2012.)
Câu 1. Tác phẩm Tôi đi học được sáng tác trong thời kì nào?
A. Cuối thế kỉ XIX.
B. 1900- 1930.
C. 1930- 1945.
D. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 2. Chủ đề của văn bản Tôi đi học nằm ở phần nào?
A. Nhan đề của văn bản.
B. Quan hệ giữa các phần của văn bản.
C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản.
D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Hoán dụ.


D. Điệp ngữ.
Câu 4. Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn trên?
A. Tính chất.
B. Hình dáng.
C. Đặc điểm.
D. Cảm giác.
II. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 5 đến câu 11):
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ
tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ
ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi [...]. Và cái lầm đó
không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước
trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ
hành ngã gục giữa sa mạc.
(Trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, Tập 1, NXB Giáo dục, 2012.)
Câu 5. Đoạn trích trên nói về thời kì nào của xã hội Việt Nam?
A. Xã hội phong kiến.
B. Tư bản chủ nghĩa.
C. Xã hội chủ nghĩa.
D. Xã hội phong kiến thời thuộc Pháp.
Câu 6. Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến:
A. Phụ nữ được đề cao.
B. Phụ nữ được quyền ứng cử và bầu cử.
C. Phụ nữ có đủ mọi quyền hành.
D. Phụ nữ không được hưởng mọi quyền.
Câu 7. Đoạn trích trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa.
B. Tương phản.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.
1



Câu 8. Nhận định nào đúng nhất với ý của câu văn: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi
là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
A. Nhà văn so sánh ngầm người cô với những cổ tục lạc hậu.
B. Thể hiện sự căm hờn dữ dội của bé Hồng đối với những cổ tục phong kiến đã
đày đọa người mẹ của mình.
C. Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô về mẹ
mình.
D. Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô về
mẹ mình.
Câu 9. Những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi được nhà văn nhắc đến trong đoạn trích trên
thuộc xã hội nào?
A. Tư bản chủ nghĩa.
B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Phong kiến.
D. Thực dân nửa phong kiến.
Câu 10. Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường từ vựng nào?
A. Hoạt động của miệng.
B. Hoạt động của răng.
C. Hoạt động của lưỡi.
D. Hoạt động của môi.
Câu 11. Cô tôi trong đoạn trích trên là đại diện tiêu biểu cho giai cấp nào trong xã hội
đương thời?
A. Giai cấp nông dân.
B. Giai cấp công nhân.
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp phong kiến.
III. Đọc kĩ các câu văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 12 đến câu 15 ):

- Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ...
- Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát...
- Cai lệ vẫn giọng hầm hè...
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh
Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
(Trích Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố, Ngữ văn 8, Tập 1, NXB Giáo dục, 2012.)
Câu 12. Ý nào sau đây nói không đúng tính cách của tên cai lệ được thể hiện trong
những câu văn trên?
A. Hung hăng, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay.
B. Có tính cách hung bạo, dã thú.
C. Có những lời lẽ, cử chỉ đểu cáng và phũ phàng đến rợn người.
D. Hung hăng, cử chỉ đểu cáng nhưng trắc ẩn lòng thương người.
Câu 13. Những câu văn trên gợi cho em liên tưởng đến những mâu thuẫn cơ bản nào
trong xã hội thời bấy giờ?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp thống trị.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.
Câu 14. Hành động của nhân vật cai lệ thể hiện gì?
A. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.
B. Lắng nghe ý kiến của mọi người.
C. Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh.
2


D. Coi thường, miệt thị những người nghèo khó.
Câu 15. Biểu hiện hành động của nhân vật cai lệ vi phạm chuẩn mực đạo đức nào?
A. Tôn trọng lẽ phải
B. Liêm khiết.

C. Tôn trọng người khác.
D. Giữ chữ tín.
IV. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (từ câu 16 đến câu 20):
“Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu
Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con
đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra
đi, bất chấp mọi nguy hiểm, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những
“mảnh đất có vàng”. Qủa nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa
biết tới”.
(Trích SGK Lịch sử 7- NXB Giáo dục)
Câu 16. Đoạn trích trên nói về sự kiện nào?
A. Những cuộc đi tìm vàng
B. Các cuộc phát kiến địa lí
C. Thương nhân châu Âu đi xâm lược
D. Các đoàn buôn của thương nhân châu Âu đến Ấn Độ
Câu 17. Bản chất của sự kiện mà đoạn trích trên đề cập đến là gì?
A. Là cuộc cách mạng trên lĩnh vực giao thông và tri thức
B. Là phong trào truyền bá văn hóa mới
C. Là phong trào di dân đến những vùng đât mới
D. Là phong trào tìm kiếm “những mảnh đất có vàng”
Câu 18. Sự kiện mà đoạn trích trên đề cập đã mang lại ý nghĩa kinh tế gì cho các
nước châu Âu?
A. Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển
B. Thúc đây toàn cầu hóa nền kinh tế
C. Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa Đông-Tây
D. Thúc đẩy quá trình xâm lược thuộc địa trên thế giới.
Câu 19. Đoàn thám hiểm của ai lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất?
A. Ph. Ma-gien-lan
B. Lu-thơ
C. Va-xcô đơ Ga-ma

D. C. Cô-lôm-bô
Câu 20. Ai là người “tìm ra” châu Mĩ?
A. Ph. Ma-gien-lan
B. Can-vanh
C. Va-xcô đơ Ga-ma
D. C. Cô-lôm-bô
V . Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi (từ câu 21 đến câu 30):
“Từ thế kỉ XVI, thực dân Phương Tây đã từng bước xâm nhập vào châu Á, đặc biệt
là ở Ấn Độ”
(Trích SGK Lịch sử 7- NXB Giáo dục)
Câu 21. Ấn Độ thuộc khu vực nào của châu Á?
A. Nam Á
B. Tây Á
C. Trung Á
D. Đông Á
Câu 22. Ấn Độ là nước đông dân thứ mấy thế giới?
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
3


Câu 23.Thế kỉ XVIII-XIX, Ấn Độ là thuộc địa của đế quốc nào?
A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mĩ
Câu 24. Dưới ách thống trị của đế quốc, nhân dân Ấn Độ vùng lên đấu tranh, từ
1857-1859 tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa

A. Khởi nghĩa Bom-bay
B. Khởi nghĩa Can-cút-ta
C. Khởi nghĩa Xi-pay
D. Khởi nghĩa Ben-gan
Câu 25. Địa danh nào là tên một hồ lớn ở Bắc Á?
A. A- mua
B. Lê- na
C. Bai- Can
D. Ô- bi
Câu 26. Dầu khí phân bố nhiều nhất ở khu vực nào của Châu Á?
A. Bắc Á
B. Nam Á
C. Tây Nam Á
D. Đông Á
Câu 27. Địa danh nào là tên một vịnh biển lớn ở Nam Á?
A. Ban- khát
B. Ben- gan
C. Ơ- phrat
D. Đê- can
Câu 28. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở khu vực nào?
A. Bắc Á
B. Tây Nam Á
C. Nam Á
D. Đông Á
Câu 29. Hiện nay châu lục nào có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao hơn châu Á?
A. Châu Âu
B. Châu Mĩ
C. Châu Phi
D. Châu Đại Dương
Câu 30. Hai quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới là:

A. Trung Quốc, Nhật Bản
B. Trung Quốc, Ấn Độ
C. Trung Quốc, In- đô- nê- xi-a
D.Trung Quốc, Hoa Kì
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Cho tình huống sau:
Nhà cách trường có 500m nhưng hôm nào Hà cũng được bố đưa đón bằng xe máy.
Quần áo của Hà cũng được mẹ giặt và ủi cho.
Thấy vậy, Thanh hỏi:
- Đã là học sinh lớp 8 rồi mà bạn chưa có thể tự đạp xe đến trường và tự giặt quần
áo được à?
Hà trả lời:
- Bố mẹ có yêu mình thì mới làm như vậy chứ. Chúng mình vẫn còn nhỏ, chăm sóc
con là trách nhiệm của cha, mẹ.
Hỏi:
1. Em có đồng ý với ý kiến của Hà không? Vì sao?
2. Nếu là bạn thân của Hà, em sẽ nói với Hà điều gì?
Câu 2 (2 điểm).
“Phải bé lại, lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ,
để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy
người mẹ có một dịu êm vô cùng”.
(Trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, SKG Ngữ văn 8, tập một, trang 18)
a) Qua câu văn trên, em cảm nhận được gì ở tâm trạng, tình cảm của nhân vật
dành cho mẹ? (trả lời ngắn gọn, không phân tích).
4


b) Từ ý nghĩa của câu văn trên, hãy cho biết vai trò của người mẹ đối với tuổi thơ
của mỗi con người (nêu ngắn gọn, khoảng 200 từ).
c) Mẹ đã ước mong và đặt hi vọng vào con một tương lai rạng ngời tươi sáng. Em

hãy thay lời mẹ nói ra những ước mong ấy bằng một bức thư ngắn mẹ gửi cho em.
Câu 3 (2 điểm).
Thế kỉ XVIII-XIX, thế giới đã có những tiến bộ gì về khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội?
Câu 4 (1 điểm):
Tại sao Nhật Bản là nước duy nhất thoát khỏi số phận thuộc địa và nhanh chóng
trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á vào cuối thế kỉ XIX?
Câu 5 (1 điểm):
Vì sao châu Á đông dân nhất thế giới?
--------------------HẾT--------------------

5


PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ

HDC KSCL HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS
LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2017- 2018
Môn: KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẦN TRẮC NGHIỆM(Mỗi câu trả lời đúng được 0,1 đ)
1-C
2-D
3-B
4-D
5-D
6-D
7-D
8-B

9-C
10-B

11-C
12-D
13-A
14-D
15-C
16-B
17-D
18-A
19-A
20-D

21-A
22-B
23-A
24-C
25-C
26-C
27-B
28-C
29-C
30-B

PHẦN TỰ LUẬN( 7đ)
Câu 1 1. Em không đồng ý với ý kiến của Hà .Vì :
(1 điểm)
Bố mẹ thương con thì con cũng phải biết yêu thương bố mẹ,
cần phải phụ giúp để bố, mẹ đỡ vất vả.

Đã là HS lớp 8 thì không còn nhỏ nữa, mỗi chúng ta điều có
thể tự đến trường và tự giặt đồ.
Bố mẹ yêu thương chăm sóc mình nhưng mình cũng phải biết
tự lập.
2. Khuyên Hà: Nên tự đi đến trường, giặt quần áo để rèn luyện
tính tự lập và để bố mẹ đỡ vất vả .
Câu 2 Câu văn thể hiện tâm trạng vui mừng, xúc động mãnh liệt và tình
(2 điểm) cảm yêu thương tha thiết của nhân vật với người mẹ bất hạnh.
6

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25


* Về kỹ năng:
- Biết cách viết một đoạn văn nghị luận, văn phong trong sáng,
lập luận chặt chẽ, viết có cảm xúc.
- Viết đúng hình thức, quy cách của một đoạn văn; đúng yêu cầu
về dung lượng đã cho trong đề bài.
* Về nội dung: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều
cách nhưng dù theo cách nào thì các câu trong đoạn văn đều phải
liên kết, thống nhất xoay quanh chủ đề: vai trò của người mẹ với
tuổi thơ của mỗi người. Dưới đây là một số gợi ý định hướng
chấm bài:
- Tâm tư tình cảm của nhân vật bé Hồng trong câu văn đã nói lên
vai trò to lớn của người mẹ với mỗi người, nhất là với tuổi thơ.

- Vai trò của người mẹ với tuổi thơ của mỗi con người.
Thực hiện theo yêu cầu của đề bài: Viết bài văn dưới dạng một
bức thư.
Câu 3 Khoa học tự nhiên(1đ):
(2 điểm) - Thế kỉ XVIII – XIX, khoa học tự nhiên đạt được những thành
tựu tiến bộ vượt bậc:
+ Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
+ Lô-mô-nô-xốp (Nga|) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng
lượng.
+ Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực
vật và đời sống của mô động vật.
+ Đac- uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.
=> Tác dụng to lớn chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học
cho rằng thượng đế sinh ra muôn loài, thúc đẩy xã hội phát triển.
* Khoa học xã hội(1đ):
- Các ngành khoa học xã hội có những bước tiến mạnh mẽ
+ Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng ( Phoi- ơ- bách, Hêghen)
+ Học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng ( Xanh xi-mông, Phuri-ê, O-oen).
+ Học thuyết chính trị kinh tế học tư sản ( Xmít, Ri-các-đô).
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học ( Mác, Ăng ghen).
=>Tác dụng: Thúc đẩy xã hội phát triển, đấu tranh chống chế độ
phong kiến, xây dựng xã hội tiến bộ.
Câu 4 - Trong bối cảnh lịch sử giống nhau ở châu Á cuối thế kỉ XIX,
(1 điểm) Nhật Bản là nước duy nhất thoát khỏi số phận nước thuộc địa và
trở thành cường quốc vì: Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến
hành cuộc cải cách, duy tân đưa đất nước phát triển theo hướng tư
bản chủ nghĩa…
Nội dung cải cách khá toàn diện:
- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai
cấp phong kiến, xây dựng cơ sở hạ tầng….

7

0,75

1

1

1

0,25
0,25


- Chính trị, xã hội: bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa
và đại tư sản lên nắm quyền, thi hành chính sách giáo dục bắt
buộc…
- Quân sự: được tổ chức và huấn luyện theo kiểu Phương Tây, ản
xuất vũ khí được chú trọng…

0,25
0,25

Câu 5 Dân số châu Á đông vì một số nguyên nhân sau:
(1 điểm)
- Do châu Á có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ở các vùng ôn
đới, nhiệt đới thuận lợi cho sự quần cư của con người.

0,25


- Trong một thời gian dài, mô hình gia đình đông con được
khuyến khích để đáp ứng nhu cầu lao động của nghề nông truyền
thống trồng lúa nước ở châu Á.

0,25

- Nhiều nơi ở châu Á vẫn tồn tại các hủ tục, quan niệm cũ (học
sinh nêu ví dụ).
- Tôn giáo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng dân
số...(học sinh nêu ví dụ).
-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn khá cao

0,25
0,25

Lưu ý chung: Trên đây là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng, giám khảo cần
linh hoạt vận dụng đáp án, tránh chỉ đếm ý cho điểm.
--------------Hết--------------

8



×