Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Các nhóm lợi ích ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.07 KB, 8 trang )

Các nhóm lợi ích ở VN:
Nguồn: Báo tuổi trẻ online
/>Chủ Nhật, 26/02/2006, 16:06 (GMT+7)
Kỳ 1: Nhóm lợi ích tư

TTCN - Công cuộc đổi mới 20 năm qua đã đạt được nhiều thành công vì VN có
một nhà nước mạnh và xã hội đồng lòng muốn thay đổi. “Đổi mới lần 2” sẽ
không nghiễm nhiên được hưởng những lợi thế này. Nhận thức rõ về ảnh
hưởng của các nhóm lợi ích tư đối với chính sách, nâng đỡ sự ra đời của các
nhóm lợi ích công và các nhóm lợi ích mới hưởng lợi từ cải cách chính là điểm
bắt đầu của chặng đường đổi mới tiếp theo.
Đằng sau các chính sách của Nhà nước (chẳng hạn bảo hộ công nghiệp ôtô) luôn có
những nhóm người hưởng lợi (các tập đoàn sản xuất ôtô trong nước) và những
nhóm bị thiệt thòi (người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu). Các nhóm này có xu hướng
liên kết lại thành các nhóm/tập đoàn lợi ích để cùng nhau gây ảnh hưởng “mềm” với
các quan chức và bộ máy nhà nước nhằm có được đặc quyền.
Các nhóm lợi ích muốn hai thứ từ Nhà nước: các đặc lợi từ chính sách (thuế, trợ
cấp, bảo hộ, quyền độc quyền...), và sự ưu ái của các quan chức thực thi chính sách
(các hợp đồng với Nhà nước, sự bảo kê...). Ở phương Tây, họ sử dụng các phương
thức hợp pháp, từ vận động hậu trường, tài trợ cho việc lập chính sách đến vận
động phiếu bầu, phản đối qua công luận... Trong các nền chính trị không minh bạch,
hình thức vận động hiệu quả nhất là mua chuộc quan chức.
Có thể chia ra hai loại: nhóm lợi ích công, vận động cho lợi ích của một số đông hoặc
toàn xã hội như bảo vệ môi trường, các công đoàn, hội nông dân... và nhóm lợi ích
tư, chỉ vận động cho lợi ích cục bộ của một số rất nhỏ các thành viên (như các doanh
nghiệp trong một ngành đòi bảo hộ cho mình...). Chính những nhóm lợi ích tư ít
thành viên nhưng có triển vọng thu lợi lớn từ việc bóp méo chính sách lại thường có
khả năng cấu kết rất chặt, vì thế mà thường thành công hơn những đám đông to lớn
thiếu tổ chức.
Trong nền kinh tế tập trung ở VN trước đổi mới, không tồn tại các thế lực kinh tế độc
1




lập, đủ lớn để chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách, và đủ mạnh để ảnh hưởng lên
quyết định của Nhà nước. Quyền lực Nhà nước vào thời đó tập trung cao độ, khiến
sự ảnh hưởng để thay đổi chính sách (dù là có lợi cho dân chúng) cũng rất khó khăn.
Nhưng nền kinh tế thị trường càng lớn thì lợi ích thu được từ việc ảnh hưởng chính
sách trở nên khổng lồ. Đương nhiên, ai trong cuộc chơi của thị trường cũng đều cảm
nhận rất rõ điều này: từ giới tư bản nước ngoài, các tổng công ty, các đại gia tư nhân
cho đến những tập đoàn tội phạm. Tất cả đều ra sức thâm nhập và ảnh hưởng vào
bộ máy nhà nước để giành đặc lợi. Trong khi đó, bộ máy nhà nước cũng ngày bớt
thống nhất, dần trở thành người đại diện của các nhóm lợi ích khác nhau. (Tuyên bố
của Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển là ví dụ điển hình của tình trạng
phân hóa này: “Mỗi ngành khi đi đàm phán đều có phương án đàm phán riêng của
mình mà trưởng đoàn đàm phán không biết”).
Các nhóm lợi ích tư ở VN: họ là ai?
Các tập đoàn lợi ích tư thường nhân danh lợi ích quốc gia, nhưng thực tế thì thường
vì lợi nhuận của chính họ. Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA) là một tập đoàn
lợi ích như thế. Được hưởng đặc lợi từ tầng tầng lớp lớp thuế và lệnh cấm đánh vào
ôtô nhập khẩu, giá ôtô sản xuất ở VN luôn cao gấp 3-5 lần so với các nước. Dù thế,
VAMA vẫn thường ỷ vào thế thống trị thị trường để cùng nhau nâng giá. Mười một
“đại gia” FDI trong VAMA vẫn đang cầm trịch thị trường ôtô. Có hãng ôtô nào khi đến
một nước đang phát triển mà lại không vẽ ra viễn cảnh một ngành công nghiệp ôtô
“hoành tráng” sánh ngang với Hàn Quốc vài thập kỷ trước? Nhưng rốt cuộc, lợi ích
dân tộc là gì sau 14 năm hi sinh lợi ích người tiêu dùng để ưu đãi các nhà tư bản (từ
năm 1992 đến nay)? Dù luôn hứa hẹn nội địa hóa lên 30-40% trong vòng 10 năm,
đến nay tỉ lệ nội địa hóa mà các doanh nghiệp thực hiện mới chỉ đạt 2-10%. Dường
như cầu ngoại viện bằng bảo hộ vẫn thường đưa đến những giấc mơ không thành
về “công nghiệp mũi nhọn”, sau khi mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà tư bản nước
ngoài (và có thể cả những khoản lợi không nhỏ cho các quan chức ủng hộ nó). Dẫu
sao, với ván bài ôtô, người cầm trịch cuối cùng vẫn là Chính phủ VN. Miễn là các

quan chức hữu trách không bị “ảnh hưởng” bởi tập đoàn lợi ích hùng mạnh kia.
Vụ Zuellig Pharma Vietnam (ZPV) lại cho thấy sức mạnh của các nhóm tư bản nước
ngoài và quyền khuynh đảo của họ với thị trường thuốc nhỏ bé của VN. ZPV là đại
diện độc quyền của 27 hãng dược phẩm hàng đầu thế giới, từng phân phối 157 dòng
2


thuốc ở VN. Trong nhiều năm, ZPV liên tục nâng giá thuốc, có loại tăng tới 60% một
năm. Việc Bộ Y tế không “phát hiện” sự lũng đoạn thị trường của ZPV cho đến khi
báo chí phanh phui cho thấy thế lực ngầm của ZPV. Nhưng việc Bộ Y tế rút quyền
phân phối thuốc của ZPV sau đó đã chứng tỏ công ty ngoại quốc chưa kịp bám rễ
vào cơ quan công quyền. Dù sao, dẫu có mất quyền phân phối thì thế độc quyền của
ZPV vẫn không suy suyển. (Các nhà nhập khẩu thuốc không thể mua được thuốc từ
các hãng bào chế đã có số đăng ký cấp cho Zuellig Pharma). Quyền lực của các
công ty dược phẩm khổng lồ vượt quá phạm vi một quốc gia, lợi ích của nó được các
nước giàu bảo vệ nhiệt thành.
Vụ tham nhũng hàng chục triệu đôla từ việc mua bán thầu xây dựng các công trình
của Petro VN cho thấy các nhóm lợi ích hình thành trong ruột của các đại công ty do
Nhà nước hậu thuẫn. Các ngành công nghiệp qui mô lớn và mang tính kỹ thuật cao
(dầu khí, viễn thông, ngân hàng, công nghiệp quốc phòng...) thường được coi là
thiên đường của tham nhũng. Những hợp đồng khổng lồ trị giá hàng chục triệu USD
nằm ngoài tầm rà quét của báo giới và dân chúng do tính chất phức tạp và “nhạy
cảm” của chúng. Chỉ có những công chức nằm sâu trong hệ thống đó mới biết rõ các
ngóc ngách, có khả năng tạo ra các nhóm lợi ích rất nhỏ nhưng đủ sức móc rỗng
ruột các tổng công ty hùng mạnh. Không cần dùng báo chí hay bất kỳ phương thức
vận động hành lang ồn ào nào, chúng đi thẳng đến quyền lực thông qua con đường
ngắn nhất: tiền.
Trái tim của các tập đoàn tham nhũng như thế nằm trong chính hệ thống. Các doanh
nghiệp bên ngoài (như các công ty quốc tịch Nga liên quan) chỉ được dựng lên nhằm
hợp thức hóa những nguồn lợi họ đã nhắm từ trước. Đương nhiên, các tập đoàn lợi

ích hình thành sớm nhất và có tổ chức nhất trong những ngành béo bở nhất. Nhưng
trong các mảng khác của đời sống xã hội, cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích nhỏ
hơn cũng không kém phần quyết liệt. Nhìn vào sự hình thành của luật về hội sau một
thập kỷ tranh cãi, người ta dần hiểu rằng đây không đơn thuần là cuộc đấu tranh của
các tổ chức xã hội đòi các cơ quan công quyền nới lỏng kiểm soát.
Tiến trình còn chậm vì còn những nhóm lợi ích thủ cựu (vested interest group) đang
hưởng lợi từ nguyên trạng (được bao cấp cả về tài chính, tư tưởng và “thị phần”)
ngăn cản các nhóm khác cởi trói. Những hội, tổ chức không thích nghi được trong
nền kinh tế thị trường tìm mọi cách cản trở quá trình đổi mới. Đặc lợi của các nhóm
này rất nhỏ so với những lợi ích của cải cách, nhưng những nhóm hưởng lợi từ cải
3


cách lại không có kênh nào “mua chuộc” họ. Vì thế, các nhóm thủ cựu vận dụng mọi
thứ, kể cả dựa vào ý thức hệ để bảo vệ lợi ích của mình.
Trong hệ thống giáo dục, các trường ĐH công lập vốn được hưởng các cơ sở vật
chất và đội ngũ giáo viên lâu năm, vẫn tiếp tục vận động để hưởng trợ cấp hằng năm
từ ngân sách. Ngay trong bộ máy hành chính, cũng lại có những tranh giành lợi ích.
Các chính quyền địa phương (thường tay trong tay với giới doanh nghiệp “tỉnh nhà”)
luôn muốn giành các dự án lớn (khu công nghiệp, sân bay, hải cảng...) về cho địa
phương mình (xem bài "Qui hoạch vụn: không có giải pháp", VietNamNet, 9-102005). Các ngành thì muốn giữ quyền cấp phép và kiểm soát, những cỗ máy in tiền
cho ngành (xem bài "Dự luật đầu tư: nhất cử nhất động đều phải đăng ký",
VietNamNet, 4-11-2005 ).
Nguồn: Báo tuổi trẻ online
/>Chủ Nhật, 05/03/2006, 08:05 (GMT+7)
Các nhóm lợi ích ở VN (tiếp theo)
Thuần dưỡng các nhóm lợi ích
TTCN - Không nghi ngờ gì nữa, các nhóm lợi ích tư ở VN sẽ ngày càng lớn
mạnh, ngày càng can thiệp sâu quá trình ra chính sách. Với tiềm lực tài chính
lớn và ở ngay sát nách với Nhà nước, nó tiến hóa và thích nghi với sự phát

triển kinh tế còn nhanh hơn cả sự nhận thức của số đông công chúng hay các
nhóm lợi ích công.
Những nhóm lợi ích mới sẽ tiếp tục hình thành từ trong nước và từ nước ngoài vào.
Dù cuộc cạnh tranh giữa chúng sẽ tiếp tục mạnh lên, nhưng không có gì đảm bảo
rằng quyền lợi của đại bộ phận dân chúng sẽ được bảo vệ. Nếu không sớm thừa
nhận và chuẩn bị sống chung với nó, các nhóm lợi ích tư này có thể ngăn chặn cải
cách hoặc làm quá trình cải cách tuột khỏi sự kiểm soát, tạo ra một xã hội được
thống trị bởi thiểu số (orligarchy).
Tương lai của các nhóm lợi ích tư
Xin nêu ra một ví dụ trên lĩnh vực kinh tế. Một tương lai tồi tệ có thể xảy ra là các
nhóm lợi ích (trong hay ngoài nước) cấu kết với các quan chức để chiếm lấy số tài
sản khổng lồ được cổ phần hóa với giá rẻ như cho, như đã xảy ra ở Nga thời kỳ tư
4


nhân hóa theo liệu pháp sốc. Sau khi trở thành các tập đoàn tài phiệt, họ quay trở lại
thâu tóm nền chính trị dưới thời Tổng thống Yeltsin để tiếp tục giành lấy những đặc
quyền kinh tế cho mình. Cho đến nay, các nhà tài phiệt Nga vẫn còn nắm tới 72%
doanh thu dầu thô, 92% kim loại màu và 71% ôtô ở quốc gia công nghiệp rất giàu tài
nguyên này. Nước Nga phải trả giá bằng những bất ổn chính trị khi Tổng thống Putin
cố gắng khống chế ảnh hưởng của các nhà tài phiệt lên nhà nước. Một phần là do
sự e ngại kịch bản này, quá trình cổ phần hóa của VN diễn ra chậm chạp. Nhưng cổ
phần hóa chậm có thể chỉ trì hoãn chứ không tháo ngòi nổ của việc thâu tóm tài sản
vào tay một số nhóm lợi ích tư này. Nhất định các nhóm lợi ích tư này mong muốn
điều đó. Và nhất định là nếu sự thống nhất của Nhà nước bị lung lay trong khi pháp
luật còn lỏng lẻo, sẽ không gì có thể ghìm cương được họ.
Ẩn số và lời giải
Huy động các nhóm lợi ích công cho cải cách: trường hợp Philippines
Các nền dân chủ non trẻ rất dễ bị tổn thương bởi các nhóm lợi ích. Trong thời kỳ
dân chủ (1946-1972), nền chính trị của Philippines, dù có các thiết chế dân chủ

tương tự như Mỹ, vẫn bị lũng đoạn bởi sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích tư. Các
nhóm này hình thành từ một bên là khoảng 100 gia đình tài phiệt muốn giành đặc
quyền đặc lợi, với một bên là các chính trị gia cần tiền để mua phiếu bầu. Bị lũng
đoạn, nền dân chủ của Philippines sụp đổ, nhường bước cho nền độc tài của
Marcos. Toàn bộ nhà nước lại trở thành một nhóm lợi ích khổng lồ tập trung xung
quanh Marcos.
Philippines chỉ hồi sinh nhờ sự phát triển của các nhóm lợi ích công được sự ủng hộ
to lớn từ dân chúng. Ngày nay, có tới 14.000 tổ chức dân sự phi tôn giáo ở đất nước
hơn 80 triệu dân này. Để chống lại các nhóm lợi ích tư đã cắm rễ vào từng ngóc
ngách của chính quyền, các chính quyền hậu Marcos đã chủ động nâng đỡ và đưa
các nhóm lợi ích công vào quá trình lập chính sách, như tổ chức các “hội nghị
thượng đỉnh dân tộc”, các “bàn tròn” với các đại diện của các nhóm lợi ích công.
Không những thế, chính quyền còn tạo ra các hội đồng về các vấn đề xã hội và cải
cách ở cấp chính phủ, trong đó có sự tham gia của các nhóm này. Kết quả là chính
quyền có được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng để cải cách toàn diện.

5


Từ 1992-1998, có tới 85 luật cải cách xã hội được thông qua. Mặc dù còn những di
sản nặng nề của nhiều thập kỷ bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích tư, Philippines có
thể được coi là một ví dụ sinh động về ảnh hưởng to lớn, tích cực và từ dưới lên của
các nhóm lợi ích công trong cải cách toàn diện.

Các nhóm lợi ích là hệ quả của xu thế đa dạng hóa về lợi ích do phát triển đem lại. Vì
thế, lời giải hoàn toàn không phải là be bờ chặn đứng dòng nước chảy xuôi, mà là
tạo ra các kênh dẫn để chúng làm lợi cho xã hội và đẩy nhanh cải cách. Nếu có hành
lang pháp lý cho hoạt động lobby và quá trình ra chính sách minh bạch, các nhóm lợi
ích sẽ phải thuyết phục công chúng thay vì đầu tư vào các quan chức. Để tránh sự
phê phán từ các tổ chức bảo vệ môi trường, các hãng ôtô sẽ đầu tư vào các dự án

bảo vệ môi trường, an toàn giao thông. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhóm lợi
ích sẽ góp phần soi sáng những ảnh hưởng đa chiều của cải cách và những lỗ hổng
trong cơ chế.
Trong môi trường thiếu minh bạch, những lỗ hổng trong cơ chế chính là nơi các
nhóm lợi ích xoáy vào để thu lợi. Ví dụ: cơ chế bộ chủ quản đối với các doanh
nghiệp, trường học tạo ra các nhóm lợi ích nằm ngay trong bộ máy nhà nước và có
quan hệ quá mật thiết với cơ quan công quyền. Việc định hướng không rõ ràng và
dứt khoát tạo ra lý cớ cho các nhóm lợi ích thủ cựu cản trở cải cách. Quá trình lập
chính sách chưa minh bạch (thiếu thông tin về quá trình soạn thảo, ban hành và thực
thi lẫn đánh giá tác động tới các nhóm xã hội) còn tạo cơ hội “đi đêm” của một vài
nhóm lợi ích với các quan chức. Việc lấp những lỗ hổng này đã dần trở thành một
nội dung chính của việc đẩy mạnh đổi mới ở nước ta. Từ quan điểm của lý thuyết
nhóm lợi ích, chúng ta đã phát hiện hai biến số còn bị thiếu: sự hình thành các nhóm
lợi ích tư hưởng lợi từ cải cách và các nhóm lợi ích công. Từ đó, chúng ta sẽ có giải
pháp từ dưới lên.
Một là, bất kỳ nhà nước nào muốn độc lập về chính sách đều phải tạo ra cho được
cơ chế kiềm chế và đối trọng giữa các nhóm lợi ích tư. Như chúng ta đã phân tích,
mỗi chính sách đều tạo ra đồng minh và đối thủ. Sự cạnh tranh giữa các nhóm có
quyền lợi đối nghịch sẽ làm giảm bớt sức tấn công vào nhà lập chính sách. Chẳng
hạn, trong chính sách bảo hộ ôtô, một hiệp hội các nhà nhập khẩu ôtô (mới và cũ) sẽ
6


tạo ra thế cân bằng trong chính sách phát triển ngành ôtô. Đặc biệt là trong quá trình
cải cách kinh tế - xã hội, luôn có những nhóm lợi ích thủ cựu do sợ mất quyền lợi
(mất độc quyền, mất bảo hộ, trợ cấp) mà tìm mọi cách cản trở. Trong khi đó, những
nhóm lợi ích mới được hưởng lợi từ cải cách (được sử dụng dịch vụ tốt hơn với giá
rẻ hơn, cơ hội việc làm...) lại chưa được hình thành để làm thành đối trọng. Thực tế
là việc hình thành các nhóm lợi ích tư mới, hưởng lợi từ cải cách ở VN còn khá chậm
chạp. Muốn tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, Nhà nước phải chủ động nâng đỡ các nhóm

mới này làm đồng minh cho mình.
Hai là, các nhóm lợi ích công (các nhóm bảo vệ môi tr ường, bảo vệ người tiêu dùng, h ỗ
trợ nông dân, công đoàn...) và truyền thông có thể là khắc tinh c ủa các nhóm l ợi ích t ư.
Bởi vì yếu huyệt của các nhóm lợi ích tư là họ khó biện minh được cho lợi ích ích kỷ của
mình. Họ thường thông qua những vận động hậu trường nhằm thay đổi chính sách. Khi
đương đầu với các nhóm lợi ích công trên báo chí, họ sẽ không còn có th ể “múa tay
trong bị” như khi một mình đem tiền đến nhà các quan ch ức. Ở n ước ta, cho đ ến nay,
trong những vấn đề thiết yếu với người dân như độc quyền thuốc, không thấy bóng
dáng của các hội bảo vệ người tiêu dùng. Đây là hệ quả c ủa thời kỳ t ập trung hóa quá
mức đời sống xã hội ở nước ta. Chỉ khi có các tổ chức đại di ện h ữu hi ệu đ ể ch ống l ại
các tập đoàn lợi ích hùng mạnh, người dân mới thoát khỏi tình tr ạng “th ất b ại trong
phối hợp”. Để đảm bảo cho mỗi chính sách trong tương lai thật sự đại di ện cho l ợi ích
của số đông, nhất thiết phải tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích công hình thành. Đ ương
nhiên, muốn có đồng minh tin cậy, Nhà nước phải nới bớt quy ền ki ểm soát v ới chính
các đồng minh ấy trước. Đã có những dấu hiệu đột phá khi Chính ph ủ giao cho Liên
hiệp Các hội khoa học kỹ thuật dự thảo luật về hội. Li ệu có m ột cu ộc c ởi trói cho các
hội, để từ đó gây được sự ủng hộ to lớn của quảng đại quần chúng với công cuộc đ ổi
mới, hay chính cuộc cởi trói này sẽ bị chặn lại bởi các nhóm l ợi ích th ủ c ựu? Ẩn s ố này
sẽ ảnh hưởng to lớn đến tương lai của đất nước.
Tạo đối trọng giữa các nhóm lợi ích: trường hợp Mỹ
Thomas Jefferson, một trong những “nhà lập quốc” của Mỹ, tin rằng các nhóm lợi ích
vận động chính quyền cho những lợi ích của họ chính là biểu hiện của nền dân chủ
tự do. Vấn đề chỉ là có pháp luật minh bạch và tạo thế đối trọng giữa các nhóm. Tuy
nhiên, trong một thời gian dài, chính quyền đã không tiến hóa kịp với sự phát triển
khủng khiếp của các nhóm lợi ích, đặc biệt là sự cấu kết giữa các “tờ rớt” công
7


nghiệp với chính giới vào đầu thế kỷ 20. Vào năm 1935, Hugo Black, một nghị sĩ, sau
này trở thành chánh án Tối cao Pháp viện, từng báo động: “Đi ngược lại truyền

thống, đi ngược lại đạo đức công cộng và thù địch với chính quyền trung thực, các
nhóm lợi ích này đã đạt được vị thế quyền lực tới mức có thể đe dọa chính nhà
nước”. Nước Mỹ đứng trước hai đòi hỏi trái ngược: một mặt phải thừa nhận tính đa
dạng về lợi ích, một mặt phải ngăn sự lũng đoạn chính sách. Rốt cuộc, họ giải quyết
mâu thuẫn theo đúng truyền thống tự do của mình. Một mặt họ tạo ra hàng loạt luật
và án lệ mới bảo vệ hệ thống chính trị và các đảng phái khỏi ảnh hưởng vận động
hành lang về tài chính. Mặt khác, họ luật hóa các nhóm lợi ích, như các luật về các
ủy ban hành động chính trị (PACs), về các công ty vận động hành lang. Chính sự tự
do trong việc lobby chính sách đã tạo ra rất nhiều nhóm lợi ích cạnh tranh và đối
trọng lẫn nhau. Dù vậy, vẫn có lúc cả hệ thống chính quyền Mỹ bị chao đảo vì các
nhóm lobby. Gần đây, một cơn địa chấn chính trị nổ ra trong quốc hội khi Abramoff,
nhà vận động hành lang có thế lực nhất của Mỹ, bị kết tội trong một loạt scandal
chính trị cao cấp. Sự thao túng của Abramoff sẽ không dừng lại nếu các đối thủ của
ông ta trong giới lobby không cung cấp thông tin cho báo giới về các hoạt động mờ
ám của Abramoff. Sau vụ khủng hoảng này, hàng loạt kiến nghị cải tổ luật về các
nhóm lợi ích được đưa ra.
Trường hợp nước Mỹ cho thấy dù dân chủ và minh bạch là điều kiện cần để chống
lại sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích, nhưng không có giải pháp từ trên xuống nào
là nhanh chóng và vĩnh viễn. Mỗi chính quyền phải chủ động phát triển cơ chế đề
kháng thông qua các quá trình tự cải tổ lâu dài và đau đớn. Nhưng lịch sử chính trị
Mỹ cũng có rất nhiều ví dụ về những ảnh hưởng tích cực của các nhóm lợi ích công
với chính sách: vào cuối thập kỷ 1990, dưới sự lobby của các tập đoàn dược phẩm
hùng mạnh, việc nhập khẩu thuốc theo đơn vào Mỹ rất ngặt nghèo. Không chịu nổi
giá thuốc leo thang, các cụ già vùng đông bắc Mỹ, dưới sự tổ chức của các hội hưu
trí, đã đi xe buýt sang Canada mua thuốc (trái phép). Phong trào bất tuân dân sự này
ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính quyền. Dù cuộc chiến pháp lý giữa các tập đoàn
thuốc và người tiêu dùng còn tiếp diễn, nhưng hàng loạt tiểu bang đã mặc cả với các
hãng thuốc để giảm giá cho người nghèo hay nới lỏng qui định nhập khẩu thuốc.
NGUYỄN AN NGUYÊN (Nghiên cứu sinh kinh tế, Rice University, USA)


8



×