Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CHI PHÍ-LỢI ÍCH CỦA VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI DÂN VÙNG KHÓ KHĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 49 trang )

CỘNG ĐỒNG CHUNG CHÂU ÂU

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ CSSKSS-KHHGĐ CHO
NGƯỜI DÂN VÙNG KHÓ KHĂN HAI TỈNH
LÂM ĐỒNG VÀ QUẢNG BÌNH

ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN VỀ
ĐÁNH GIÁ KINH TẾ
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

PHÂN TÍCH CHI PHÍ-LỢI ÍCH CỦA VIỆC CUNG
CẤP DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CHO
NGƯỜI DÂN VÙNG KHÓ KHĂN

Hà Nội 2015
0


CƠ QUAN, NGHIÊN CỨU VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Đơn vị Đào tạo và tư vấn về Đánh giá kinh tế, Đại học Y Hà Nội
Danh sách nhóm nghiên cứu:
Nguyễn Thị Bạch Yến
Nguyễn Hoàng Lan
Nguyễn Thị Phương Lan

Đơn vị Đào tạo và tư vấn về Đánh giá kinh tế, Đại học Y Hà Nội trân trọng cảm ơn BQLDA Tăng cường

trách nhiệm giải trình trong cung cấp dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ cho người dân vùng khó khăn hai tỉnh


Lâm Đồng và Quảng Bình, Sở Y tế, Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện, Trạm Y tế xã thuộc
địa bàn nghiên cứu trong việc cung cấp số liệu thứ cấp, hỗ trợ tổ chức thu thập số liệu tại thực địa. Xin
chân thành cảm ơn MSIVN, Cộng đồng châu Âu đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho nghiên cứu này.
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn ông Nguyễn Minh Đức, ông Nguyễn Hữu Thắng- Cán bộ quản lý Dự án,
M&E của MSIVN về những ý kiến đóng góp cho việc hoàn thành bản đề xuất kỹ thuật và bản báo cáo kết
quả nghiên cứu.
1


MỤC LỤC
Tóm tắt báo cáo ......................................................................................................................................... 6
1.Mở đầu………………….…………………………….…………………………………………….10
2.Mục tiêu……………………………………..……………………………………………………...10
3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………..…………..…….13
3.2. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................................................... 12
3.3. Địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 12
3.4. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu: ............................................................................. 13
3.5. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………....………..……14
3.6. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu ..................................................................................... 16
3.7. Phân tích độ nhạy ............................................................................................................................. 21
4. Kết quả nghiên cứu ……………………………………………………….………………….……23
4.1. Thông tin chung ............................................................................................................................... 22
4.2. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở địa bàn nghiên cứu...................................... 27
4.3. Ước tính số phụ nữ có thai ngoài ý muốn giảm do sử dụng dịch vụ KHHGĐ………...…….…..29
4.4. Chi phí tiết kiệm được do giảm số phụ nữ có thai ngoài ý muốn………………………...……..30
4.5. Xác định chi phí-lợi ích của chương trình………………………………………………………31
5. Bàn luận…………………………………………………………………………………...………..34
5.1.Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu.......................................................................................... 33
5.2.Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở địa bàn nghiên cứu....................................... 35
5.3. Số phụ nữ có thai ngoài ý muốn giảm đi do sử dụng dịch vụ KHHGĐ tại địa điểm nghiên cứu và

những lợi ích mang lại do giảm số phụ nữ có thai ngoài ý muốn nhờ sử dụng dịch vụ KHHGĐ ....... 35
5.4. Chi phí tiết kiệm được do có thai ngoài ý muốn…………………………………………………38
5.5.Xác định chi phí - lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân tại địa bàn NC ...... 38
5.6.Phân tích độ nhạy .............................................................................................................................. 39
5.7.Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................................................... 39
6.Kết luận ................................................................................................................................................ 40
7. Khuyến nghị………………………………………………………………………………………………………….43
Tài liệu tham khảo ……………………………..…………………………………………………………………….44
Phụ lục ……………..………………………………………………………………………………..46

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1

Các chỉ số chung về dân số và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thuộc hai huyện
nghiên cứu giai đoạn 2009-2013

22

Bảng 4.2

Đặc điểm kinh tế- xã hội của đối tượng nghiên cứu

24

Bảng 4.3


Đặc điểm thai sản của phụ nữ ở các đối tượng nghiên cứu

24

Bảng 4.4

Tình hình sử dụng dịch vụ KHHGĐ ở nhóm đối tượng nghiên cứu năm 2014

25

Bảng 4.5

Tình hình bệnh tật trẻ từ 1 đến 5 tuổi ở nhóm đối tượng nghiên cứu

26

Bảng 4.6

Số lượng các loại dịch vụ KHHGĐ đã sử dụng từ năm 2009 đến 2013

27

Bảng 4.7

Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở các huyện nghiên cứu

28

Bảng 4.8


Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ có bao gồm phí quản lý chương trình khi
đưa vào hệ thống BHYT

28

Bảng 4.9

Số phụ nữ có thai ngoài ý muốn, số trẻ sinh trong năm và số DALY mẹ do
bệnh và thai sản dự phòng được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ

29

Bảng 4.10

Chi phí tiết kiệm được sau 5 năm do gỉam số phụ nữ có thai ngoài ý muốn

30

Bảng 4.11

Chi phí trực tiếp tiết kiệm được do giảm số phụ nữ có thai ngoài ý muốn

30

Bảng 4.12

Phân tích chi phí-lợi ích của việc sử dụng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình tại địa
bàn nghiên cứu sau 5 năm

31


Bảng 4.13

Chi phí tiết kiệm (lợi ích) của các bên chi trả và lợi ích ròng mang lại
cho cơ quan BHYT khi cung cấp dịch vụ KHHGĐ được thực đưa vào
hệ thống BHYT tại địa bàn nghiên cứu.

31

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1

Khung lý thuyết phân tích chi phí-lợi ích của chương trình kế hoạch hoá gia
đình

15

Biểu đồ 4.2

Tích luỹ tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện Minh Hóa
và Đam Rông

26

Biểu đồ 4.3a Kết quả phân tích độ nhạy xác định ảnh hưởng của những yếu tố đầu
vào với kết quả phân tích chi phí-lợi ích chương trình cung cấp dịch
vụ KHHGĐ ở huyện Đam Rông

32


Biểu đồ 4.3b Kết quả phân tích độ nhạy xác định ảnh hưởng của những yếu tố đầu
vào với kết quả phân tích chi phí-lợi ích chương trình cung cấp dịch
vụ KHHGĐ ở huyện Minh Hóa

33

3


DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC
Bảng PL1
Bảng PL2

Giá đơn vị các dịch vụ KHHGĐ cung cấp ở huyện Minh Hoá và Đam Rông
Số khách hàng mới sử dụng các dịch vụ KHHGĐ giai đoạn 2009 -2013 tại huyện

43
43

Rông và Minh Hoá
Bảng PL 3

Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ các năm từ 2009-2013

44

Bảng PL4

Số phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và tỷ suất sinh


44

Bảng PL5

Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ KHHGĐ năm 2013

44

Bảng PL7

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KHHGĐ năm 2007 (mặc định trong phần mềm) và 2013

45

Bảng PL8

Thông tin sử dụng dịch vụ của khách hàng qua các năm

45

Bảng PL

Giá đơn vị dịch vụ thai sản, điều trị bệnh trẻ

46

Bảng PL

Số ngày nghỉ việc do thai sản và chăm sóc trẻ bệnh


46

Bảng PL

Tỷ lệ sử dụng các loại dịch vụ ở Đam Rông và Minh Hoá

47

Bảng PL

Tỉ lệ phụ nữ được hưởng chế độ thai sản theo qui định của Bảo hiểm xã hội

47

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DS-KHHGĐ
BVĐK
BYT
CCDV
CSSK
DTTS
DVYT
HGĐ
KCB
NKHH
PVS
SYT

TE
TTTT
TW

Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
Bệnh viện đa khoa
Bộ Y tế
Cung cấp dịch vụ
Chăm sóc sức khỏe
Dân tộc thiểu số
Dịch vụ y tế
Hộ gia đình
Khám chữa bệnh
Nhiễm khuẩn hô hấp
Phỏng vấn sâu
Sở Y tế
Trẻ em
Thu thập thông tin
Trung ương

5


Tóm tắt báo cáo
Mở đầu
Chương trình Kế hoạch hóa gia đình (FP) đã đạt những thành tựu trong khống chế sự phát
triển dân số ở Việt Nam. Không còn nghi ngờ gì nữa sự ổn định dân số đã đóng góp cho sự
phát triển nền kinh tế quốc gia và ch o cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong
những năm qua. Tuy nhiên, cho đến những kết quả này vẫn chưa được lượng hóa. Nghiên
cứu này nhằm mục đích ước tính lợi ích xã hội ròng (NSB) của việc cung cấp các dịch vụ Kế

hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) (hoặc các dịch vụ ngừa thai) cho đồng bào ở các khu vực khó
khăn. Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng là bằng chứng cho vận động chính sách nhằm
nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KHHGĐ bằng đưa các dịch vụ KHHGĐ
vào nhóm dịch vụ được BHYT hoàn trả. Việc này cần thiết khi nguồn tài chính từ Chính phủ
và các nhà tài trợ cho Chương trình KHHGĐ bị cắt giảm. Sự hạn chế của cung cấp dịch vụ
KHHGĐ miễn phí sẽ có thể ảnh hưởng tới tính bền vững của chương trình, đặc biệt ở những
khu vực khó khăn của Việt Nam như hai huyện nghiên cứu, Đam Rông (Lâm Đồng) và Minh
Hóa (Quảng Bình)

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích Chi phí- lợi ich để so sánh chi phí cung cấp các dịch vụ
KHHGĐ giả định được thực hiện trong hệ thông BHYT với những khoản phải chi trả cho
những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn trong trường hợp các dịch vụ KHHGĐ không được
cung cấp miễn phí. Nghiên cứu được thực hiện tại Minh Hóa và Đam Rông, hai huyện miền
núi nghèo ở tỉnh Quảng Bình và Lâm Đ ồng. Chi phí cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đã được
ước tính từ quan điểm của chính phủ. Tổng chi phí hàng năm của chương trình b ằng số lượt
khách hàng hàng năm theo mỗi BPTT nhân với chi phí đơn vị. Số liệu về loại và số dịch vụ
KHHGĐ được thu thập tại tất cả các cơ sở y tế công trong huyện. Chi phí đơn vị của các dịch
vụ KHHGĐ sử dụng trong nghiên cứu dựa trên giá dịch vụ tại bệnh viện huyện hoặc giá thị
trường vào năm 2013. Do nghiên cứu giả định rằng việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ được
thực hiện trong hệ thống BHYT vì vậy nên theo luật của BHYT Việt Nam, chi phí cung cấp
dịch vụ KHHGĐ đã đư ợc cộng thêm 10% tổng chi phí cho chi phí quản lý và chi phí dự
phòng. Những khoản không phải chi (chi phí tiết kiệm được) do hạn chế được số phụ nữ
mang thai ngoài ý muốn gồm chi phí tiết kiệm được cho hộ gia đình, cho cơ quan B ảo hiểm
và cho chính phủ.
Chi phí tiết kiệm được ước tính theo hai bước. Thứ nhất chúng tôi sử dụng phần mệm
Impact2 MSI để ước tính số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn phòng ngừa được và những tác
động - số phụ nữ phá thai phòng ngừa được, số trẻ sinh trong năm và số DALY mẹ mất đi do
bệnh và tử vong sớm liên quan tới thai sản phòng ngừa được nhờ sử dụng các dịch vụ
KHHGĐ. Sau đó chúng tôi ước tính tổng chi phí phải trả nếu các dịch vụ KHHGĐ không

được cung cấp. Khoản chi phí phải trả gồm chi phí cho sinh nở, chi phí cho đình chỉ quá trình
6


mang thai, chi phí cho điều trị và chăm sóc trẻ bệnh dưới 5 tuổi và chi phí do DALY mất đi
do mẹ bị bệnh hoặc tử vong do thai sản. Cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp đã được đưa
vào tính toán trong nghiên cứu. Thông tin cho ước tính chi phí tiết kiệm thu được từ phỏng
vấn các cặp vợ chồng có con từ 0-5 tuổi, phỏng vấn bác sĩ nhi khoa và nghiên c ứu báo cáo
năm tại bệnh viện huyện. Chi phí cung cấp dịch vụ và tổng chi phí tiết kiệm đã được ước tính
hàng năm và cho 5 năm từ 2009 đến 2031. Giá dịch vụ KHHGĐ và các dịch vụ điều trị khác
của năm 2013 được sử dụng tính cho các năm do vậy chúng tôi không tính đến chiết khấu
cũng như lạm phát. Tất cả các chi phí được tính bằng đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ
(USD) (sử dụng tỷ lệ hối đoái vào tháng 6 năm 2013; $1US= 21,036 VND).
Kết quả chi phí- lợi ích của chương trình KHHGĐ đư ợc đo lường bằng ba chỉ số: tỷ số giữa
chi phí tiết kiệm được và chi phí đầu tư cho chương trình(B/C); Lợi tức đầu tư (ROI= (Lợi
ích - chi phí chương trình )/chi phí chương trình x 100 ) và lợi ích xã hội ròng (NSB=chi phí
tiết kiệm-chi phí chương trình). Chương trình đư ợc đánh giá là mang lại lợi ích khi B/C>1;
ROI>0 hoặc NSB>0. Nghiên cứu cũng đã th ực hiện phân tích nhạy một chiều để đánh giá
ảnh hưởng của các giả thiết về sự thay đổi hợp lý của từng yếu tố đầu vào có thể thay đổi
trong thời gian tới đối với lợi ích xã hội của chương trình KHHGĐ. Khi các cơ sở y tế công
không nhận được kinh phí từ nhà nước thì phí sử dụng dịch vụ ở các bệnh viện có thể sẽ tăng
thêm 30% so với mức phí hiện tại. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em ở địa bàn nghiên
cứu có thể giảm 10% khi sức khỏe trẻ em ở địa bàn nghiên cứu tốt hơn nhiều và tỷ lệ người
sử dụng có thể giảm đi khi các dịch vụ KHHGĐ không được cung cấp miễn phí. Thông
thường, tỷ lệ thất bại của chương trình có th ể tăng thêm 10% như trong nhiều nghiên cứu
trước đây. Một điểm quan trọng cần lưu ý r ằng những chi phí trực tiếp trong khoản chi phí
tiết kiệm được chính là những khoản chi mà nhà nước và cơ quan BHYT phải trả nếu chương
trình KHHGĐ không được thưc hiện tại các huyện nghiên cứu.

Những kết quả chính

1) Tổng chi cho cung cấp dịch vụ KHHGĐ trong giai đoạn 5 năm nghiên cứu là
545,159,665 VND ($25,963 US) ở huyện Minh Hóa và 745,897,150 VND ($35,458 US) ở
huyện Đam Rông, mặc dù số khách hàng sử dụng dịch vụ KHHGĐ ở huyện Minh Hóa cao
hơn ở huyện Đam Rông. Sự khác biệt về sử dụng loại dịch vụ KHHGĐ giữa hai huyện có thể
giải thích cho kết quả này. Đặt dụng cụ tử cung được sử dụng rộng rãi ở huyện Minh Hóa
trong khi đó. Dụng cụ tử cung được sử dụng phổ biến ở huyện Minh Hóa trong khi đó ở
huyện Đam Rông, đình s ản nam và nữ được sử dụng nhiều hơn. Giá của dụng cụ tử cung rẻ
hơn rất nhiều so với đình s ản. Với giả định là chương trình đ ược thực hiện trong hệ thống
BHYT, chi phí quản lý đã thêm vào và như v ậy tổng chi phí cung cấp các dịch KHHGĐ là
600,775,632 VND ($28,559 US)ở huyện Minh Hóa và 820,486,865 VND ($39,004 US) ở
huyện Đam Rông.
2) Trong 5 năm, chương ình
tr cung c ấp dịch vụ KHHGĐ phòng ng ừa 4,074 phụ nữ
mang thai ngoài ý muốn ở huyện Minh Hóa và 1,610 ở huyện Đam Rông. Từ giảm số phụ nữ
có thái ngoài ý muốn, cung cấp các dịch vụ ngừa thai thuộc chương trình KHHGĐ đã có thể
7


hạn chế được 2,322 and 918 trường hợp phá thai ngoài ý muốn; 1,313 và 519 trẻ sinh trong
năm; 63 và 57 DALYs mất đi do mẹ bị bệnh hoặc tử vong sớm do thai sản ở huyện Minh
Hóa và huyện Đam Rông.
3) Nhờ hạn chế dược số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn và những tác động do hạn chế
được các phụ nữ mang thai ngoài ý muốn như đã đề cập ở trên, trong 5 năm, chương trình
KHHGĐ đã tiết kiệm cho hộ gia đình và lĩnh vực công (gồm cả cơ quan bảo hiểm và nhà
nước) tổng số tiền là 10,789,211,724 VND ($512.893 US)ở huyện Minh Hóa và
8,264,536,463 VND ($392.876 US) ở huyện Đam Rôn g. Tổng số chi phí tiết kiệm được cho
lĩnh vực công là was 3,461,337,810 VND ($164,544 US) ở huyện Minh Hóa và
5,820,602,449 VND ($276,697 US)ở huyện Đam Rông. Trong 5 năm qua, do giảm những
chi tiêu cho hộ gia đình và lĩnh vực công mà kết quả từ giảm số phụ nữ mang thai ngoài ý
muốn, 1 US chi tiêu cho chương trình KHHGĐ tiết kiệm được $18 US ở huyện Minh Hóa và

$10.1 US ở huyện Đam Rông. Lợi ích xã hội ròng của chương trình (NSB) là $484,333 US
và $353,872 US ở huyện Minh Hóa và huyện Đam Rông, lần lượt t ừng huyện. Và như vậy
lợi ích đạt được cao hơn chi phí đầu tư cho chương trình là 1,695.9% ở huyện Minh Hóa và
907.3% ở huyện Đam Rông.
4) Phân tích độ nhạy đã cho thấy với các giả thiết khác nhau về sự thay đổi của các đầu
vào gồm tăng tổng chi phí cho chương trình cung cấp dịch vụ KHHGĐ lên 30%, tăng chi phí
dịch vụ y tế lên 30%; tỷ lệ thất bại tăng 10%, giảm 10% số người tham gia vào chương trình,
giảm 10% tỷ lệ mắc bệnh của trẻ và không đưa chi phí gián tiếp vào t ính toán thì đều có ảnh
hưởng tới kết quả chi phí- lợi ích của chương trình. Mặc dù vậy, tất cả các giả thiết về những
thay đổi như nêu trên, chi phí tiết kiệm được cho hộ gia đình và lĩnh vực công luôn vượt xa
chi phí đầu tư cho chương trình. Lợi ích thu được cao hơn chi phí đầu tư được tính riêng cho
mỗi tình huống trên là 675%; 737%; 807%; 834%; 892% và 609%
ở huyện Đam Rông.
Tương tự như vậy, kết quả riêng cho mỗi giả thiết nêu trên ở huyện Minh Hóa là 1.281%;
1.715% 1.526%; 1.706%; 1.536% và 476%.

Kết luận
Cung cấp dịch vụ tránh thai thuộc chương trình KHHGĐ đã cho thấy đạt được chi phí -lợi ích
lớn tại các huyện khó khăn. Lợi ích đạt được so với chi phí đầu tư lớn gấp 1,875% ở huyện
Minh Hóa và 1,008% ở huyện Đam Rông. Nếu chương trình được thực hiện trong hệ thống
BHYT, lợi ích đạt được so với chi phí đầu tư cũng vẫn rất cao, 1.696% ở huyện Minh Hóa và
907% ở huyện Đam Rông. Kết quả đã cho thấy rõ lợi ích đạt được vượt xa chi phí đầu tư cho
chương trình kể cả khi chương trình được cơ quan BHYT đầu tư. Phòng ngừa phụ nữ có thai
ngoài ý muốn tiết kiệm được những chi phí lớn cho hộ gia đình, cho chính phủ và cho cả hệ
thống BHYT. Cùng với những lợi ích kinh tế đạt được, do giảm số phụ nữ có thai ngoài ý
muốn, hạn chế số trẻ sinh trong năm, giảm tỷ lệ chết và tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến thai
sản, chương trình đóng góp cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Những kết
quả thu được từ nghiên cứu khẳng định rằng đầu tư vào chương trình KHHGĐ thông qua
8



BHYT sẽ giải quyết được sự bền vững đối với những thành công của chương trình, đặc biệt
trong bối cảnh kinh phí từ các nguồn tài trợ quốc tế bị giảm đi.

Khuyến nghị
Đối với dự án Tăng cường trách nhiệm giải trình, MSI




Sử dụng kết quả nghiên cứu là bằng chứng vận động chính sách hướng đến đưa dịch
vụ KHHGĐ vào hệ thống BHYT.
Hỗ trợ cho các xã thuộc dự án tăng cường hoạt động động truyền thông, cải thiện
cung cấp các dịch vụ KHHGĐ có chất lượng nhằm tăng cường nhận thức, khả năng
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KHHGĐ của người dân
Chia sẻ kết quả nghiên cứu đối với các tổ chức/các đơn vị có liên quan

Đối với các đơn vị y tế trực thuộc tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã


Xây dựng hệ thống quản lý các thông tin y tế đầy đủ tạo cơ sở cho lập kế hoạch và
quản lý các hoạt động CSSK nói chung và CSSKSS nói riêng.

Đối với Bộ y tế và chương trình DS-KHHGĐ


Nên cân nhắc triển khai nghiên cứu toàn điện về chi phí-lợi ích của cung cấp dịch vụ
CSSKSS tạo bằng chứng cho huy động nguồn lực nâng cao việc cung cấp và sử dụng
dịch vụ KHHGĐ


9


1. Mở đầu
Ở Việt nam, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 14.3% tổng dân số (12,25 triệu người
thiểu số trong tổng số 89 triệu dân) và sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi và cao nguyên.
Do điều kiện sống khó khăn cộng thêm những phong tục sống khá lạc hậu nên tình trạng sức
khỏe của họ kém hơn các nhóm dân số khác, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền
trung và cao nguyên. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc nâng cao điều kiện
sống cho người dân ở các khu vực khó khăn nhưng vẫn có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ chết
mẹ (MMR) giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số (81 và 289/100,000 ở mỗi nhóm) thậm chí
cao hơn ở cao nguyên miền Trung. Trong 63 tỉnh thành phố của Việt Nam, Lâm Đồng và
Quảng Bình được xếp vào các tỉnh có tỷ lệ chết mẹ cao nhất. Lâm đồng nằm ở khu vực cao
nguyên với tổng dân số là 1.218.619 người trong đó 49% dân số là phụ nữ và 61% số dân
sống ở vùng nông thôn. Quảng Bình là một tỉnh ở miền Trung với vùng núi chiếm 85% tổng
diện tích.Tổng dân số của Quảng Bình là 849.300 người với 50,2% là phụ nữ.
Theo kết quả từ các nghiên cứu gần đây, cả tỷ lệ tử vong sơ sinh và ở trẻ dưới 5 tuổi ở các
khu vực dân tộc thiểu số cao gấp ba lần so với cùng nhóm tuổi ở dân tộc Kinh. Thiếu thốn và
khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ y CSSK chất lượng cao được coi là nguyên nhân chủ yếu
của vấn đề này. Với mục đích nâng cao chất lượng các dịch vụ Sinh sản và kế hoạch hóa gia
đình cho đồng bào thuộc khu vực khó khăn ở Lâm Đồng và Quảng Bình, tổ chức Marie
Stopes Quốc tế tại Việt Nam thực hiện Dự án “Nâng cao trách nhiệm giải trình”. Dự án được
thực hiện tại huyện Đam Rông, Lâm Đồng và Minh Hòa, Quảng Bình. Đây là những tỉnh
miền núi nghèo nhất ở Việt Nam. Tổng dân số của huyện Đam Rông vào năm 2013 là 43.156
trong đó 75% là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ tăng dân số là 1,82, cao nhất so với cả nước tỷ
lệ tăng dân số chỉ là 1,05.Minh Hóa có tổng dân số là 49.000 người với 13,3% là người dân
tộc thiểu số.Tỷ lệ tử vong ở Minh hóa là 2,5 (trong khi đó tỷ lệ tử vong mẹ cả nước là 2,14).
Một trong những mục tiêu của Dự án là tuyên truyền vận động người dân để cải thiện việc
cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục và để đưa các dịch vụ Kế hoạch
hóa gia đình vào hệ thống Bảo hiểm y tế

Với mục đích cung cấp bằng chứng cho tuyên truyền vận động nhằm cải thiện việc sử
dụng và tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ công thông qua việc đưa KHHGĐ vào hệ thống Bảo
hiểm y tế, nghiên cứu Phân tích chi phí - lợi ích của cung cấp các dịch vụ KHHGĐ (các dịch
vụ tránh thai) cho đồng bào thuộc khu vực khó khăn được triển khai ở Đam Rông (Lâm
Đồng) và Minh Hóa (Quảng Bình).

2. Mục tiêu
2.1.Mục tiêu chung: Ước tính lợi ích xã hội ròng (NSB) khi cung cấp dịch vụ KHHGĐ
cho đồng bào khu vực khó khăn tại tỉnh Lâm Đồng và Quảng Bình

2.2. Mục tiêu cụ thể
1) Ước tính chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở khu vực khó khăn
10


2) Ước tính số phụ nữ có thai ngoài ý muốn phòng ngừa được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ
tại địa bàn nghiên cứu
3) Tính những chi phí tiết kiệm được nhờ hạn chế số phụ nữ có thai ngoài ý muốn.
4) Phân tích chi phí-lợi ích của việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân tại địa bàn
nghiên cứu

3. Phương pháp
3.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
 Chương trình dân số -kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ): là chương trình mục tiêu
quốc gia. một trong những hoạt động của chương trình là cung cấp miễn phí các dịch
vụ/phương tiện tránh thai cho phụ nữ đã lập gia đình ở độ tuổi sinh đẻ [11]
 Chi phí tiết kiệm được nhờ chương trình KHHGĐ: Sử dụng dịch vụ KHHGĐ sẽ hạn
chế được những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn và do vậy sẽ tiết kiệm được các chi
phí người chi trả phải gánh chịu nếu không hạn chế được số phụ nữ có thai ngoài ý
muốn đó. (Trong nghiên cứu này chi phí tiết kiệm cho BHYT và người dân). Chi phí

tiết kiệm được chính là tổng lợi ích đạt được của chương trình được đánh giá bằng giá
trị tiền tệ.
 DALY (disability adjusted life year-năm sống được điều chỉnh theo mức độ tàn tật):
Là đơn vị để đo lường số năm sống mất đi do bệnh tật và chết non. DALY trong
nghiên cứu này là số năm sống mất đi do bệnh hoặc tử vong mẹ liên quan đến thai
sản.
 Lợi ích xã hội ròng (NSB): là phúc lợi xã hội đạt được từ chương trình/can thiệp y tế.
NSB được tính bằng hiệu số giữa tổng lợi ích đạt được (B - tính bằng đơn vị tiền tệ)
và tổng chi phí (C) của chương trình theo công thức sau[9].
NSB = B – C
Trong đó
o B: lợi ích đạt được tính bằng đơn vị tiền.
o C. Chi phí của chương trình
 Lợi tức đầu tư (ROI): là khoản lợi nhuận thu về từ số tiền mà nhà đầu tư bỏ ra.

Với chương trình/can thiệp y tế, lợi tức đầu tư là lợi nhuận thu được từ tiền đầu
tư vào chương trình và được tính bằng tỉ lệ lợi nhuận so với chi phí đầu tư cho
chương trình theo công thức:
ROI =

x 100

Trong đó
o B - C: lợi nhuận ròng
o C: Chi phí cho chương trình
ROI thường tính bằng tỉ lệ phần trăm

11



 Chi phí /thanh toán của cơ quan BHYT: Chi phí/hoàn trả của BHYT được tính toán
dựa trên quan điểm/ giả định như sau: (1) Chi phí quản lý chương trình BHYT: Theo
luật BHYT 2008 sửa đổi năm 2015 về phân bổ và sử dụng quỹ BHYT 10% số tiền
đóng BHYT dành cho quỹ dự phòng và phí quản lý quỹ BHYT, 90% số tiển đóng
BHYT dành để hoàn trả cho chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia [10]; (2)
Thanh toán của BHYT cho người nghèo và người dân tộc thiểu số: trong nghiên cứu
này chi phí trực tiếp cho KCB được ước tính với giả định được BHYT hoàn trả cho
các đối tượng nghiên cứu 100% phí khám chữa bệnh như định hướng của BYT.

3.2. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá kinh tế sử dụng phương pháp phân tích chi phí -lợi ích. Đây là một
hình thức đánh giá kinh tế sử dụng tiêu chuẩn lợi ích xã hội ròng (NSB) để đánh giá lợi ích
đạt được của một chương trình/can thiệp y tế. Trong nghiên cứu này NSB là phúc lợi xã hội
đạt được từ cung cấp dịch vụ KHHGĐ được tính bằng hiệu số chi phí tiết kiệm được do hạn
chế số phụ nữ có thai ngoài ý muốn nhờ sử dụng dịch vụ KHHGĐ và chi phí cung cấp dịch
vụ KHHGĐ với giả định dịch vụ này thông qua hệ thống BHYT.
- Khung thời gian nghiên cứu: chi phí - lợi ích được tính trong khoảng thời gian 5 năm thực
hiện KHHGĐ, từ năm 2009-2013.

3.3. Địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.3.1. Địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại hai huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) vàĐam Rông
(Lâm Đồng), là hai huyện thuộc dự án MSI Việt Nam.
3.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Sinh sống tại các huyện dự án can thiệp
+ Có con trong độ tuổi từ mới sinh đến 5 tuổi
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Các cơ sở y tế công cung cấp dịch vụ KHHGĐ
3.3.3. Nguồn cung cấp số liệu :

- Các cơ sở y tế công cung cấp dịch vụ KHGĐ cho người dân địa bàn nghiên cứu
- Các cở sở y tế công cung cấp dịch vụ chăm sóc sinh sản, bao gồm dịch vụ chăm sóc trước
và trong sinh.
- Các cở sở y tế công cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em.
- Các cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu.

12


3.4. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu:
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu:
Sử dụng phương pháp thuận tiện có chủ đích
3.4.2. Cỡ mẫu:
Các cặp vợ chồng độ tuổi sinh sản
Phỏng vấn vợ hoặc chồng của 202 cặp vợ chồng độ tuổi sinh sản đáp ứng các tiêu chí
nghiên cứu bao gồm:
- 120 phụ nữ có chồng, có con ở độ tuổi từ mới sinh đến 5 tuổi, được chọn ngẫu nhiên ở
các xã Yên Hóa, Tân Hóa, Hóa Sơn (Huyện Minh Hóa, Quảng Bình), với 40 phụ nữ mỗi xã.
- 82 phụ nữ hoặc chồng của họ, có con ở lứa độ tuổi từ mới sinh đến 5 tuổi, được chọn
ngẫu nhiên với 32 phụ nữ hoặc chồng ở xã Da K’Nang, 25 phụ nữ hoặc chồng ở mỗi xã Rô
Men và Đạ Long (Huyện Đam Rông) tỉnh Lâm Đồng.
Các cơ sở y tế công cung cấp dịch vụ KHHGĐ bao gồm
- Trung tâm sức khoẻ sinh sản tỉnh Quảng Bình
- Khoa CSSKSS của TTYTDP huyện Minh Hoá
- Đội CSSKSS thuộc TTYT huyện Đam Rông
- Khoa sản bệnh viện huyện/TTYT huyện Minh Hoá & Đam Rông
- 17 TYT xã/thị trấn thuộc huyện Minh Hóa và 8 trạm TYT xã thuộc huyện Đam Rông
Các cở sở y tế công cung cấp dịch vụ chăm sóc sinh sản và chăm sóc sức khỏe trẻ em :
- Khoa Sản bệnh viện huyện/TTYT huyện Minh Hoá & Đam Rông
- Khoa Nhi bệnh viện huyện/TTYT huyện Minh Hoá & Đam Rông

- 17 TYT xã/thị trấn thuộc huyện Minh Hóa và 8 TYT xã thuộc huyện Đam Rông

3.5. Nội dung nghiên cứu
3.5.1. Thông tin chung về hộ gia đình, tình hình thai sản/KHHGĐ, bệnh tật con của các
cặp vợ chồng nghiên cứu
- Thông tin chung về hộ gia đình bao gồm: tuổi vợ/chồng, dân tộc, trình đ ộ văn hoá,
nghề nghiệp, thu nhập, tham gia BHYT.
- Tình hình thai sản: số lần có thai, số con hiện có, tình hình sinh con gần nhất (sinh
thường, mổ đẻ, đẻ khó có can thiệp, xẩy thai), chi phí thai sản, thời gian nghỉ thai sản, khoản
hỗ trợ nhận được.
- Tình hình sử dụng dịch vụ KHHGĐ: có/không sử dụng và loại dịch vụ sử dụng, nơi
cung cấp dịch vụ
- Tình hình bệnh tật con: có/không bệnh, loại bệnh mắc, số lần mắc, thời gian mắc, số
ngày nghỉ của mẹ/bố/người thân để chăm sóc trẻ. Trẻ được phân thành 5 nhóm: < 1 tuổi, 1- <
2 tuổi; 2 -< 3 tuổi; 3- < 4 tuổi; 4- 5 tuổi.
13


CHƯƠNG TR ÌNH KẾ HOẠCH HOÁ GIA Đ ÌNH
(Theo quan điểm của người chi trả dịch vụ y tế)
CHI PHÍ CHƯƠNG TRÌNH
(C)

Chi phí nhân công

Chi phí viên uống tránh thai,
thuốc tiêm tránh thai, bao cao
su, dụng cụ tử cung
Chi phí vật tư tiêu hao


LỢI ÍCH ĐẠT ĐƯỢC

GIẢM
SỐ
PHỤ
NỮ

THAI
NGOÀI
Ý
MUỐN

CHI PHÍ TIẾT KIỆM ĐƯỢC
(B)

Giảm số trẻ sinh
ngoài ý muốn

- Chi phí thai sản
- Chi phí nuôi trẻ
- Chi phí bệnh tật trẻ

Giảm số trường
hợp phá thai ngoài
ý muốn

-Chi phí trực tiếp nạo phá thai
-Chi phí gián tiếp do mất ngày
công lao động do nạo phá thai


Giảm số trường
hợp tử vong/bệnh
tật mẹ do thai
nghén hay sinh đẻ

Thu nhập mất đi do chết
non/bệnh tật liên quan tới thai
sản

(DALYs)

Chi phí quản lý chương trình
BHYT
Biểu đồ 3.1. Khung lý thuyết phân tích chi phí-lợi ích của chương trình kế hoạch hoá gia đình

14


3.5.2. Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ
Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ được tính dựa trên quan điểm của cơ quan bảo hiểm y
tế, các khoản chi phí sau đây đã được đưa vào tính toán
- Chi phí nhân công
- Chi phí vật tư tiêu hao thực hiện dịch vụ
- Chi phí viên uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, bao cao su, dụng cụ tử cung
- Chi phí quản lý và dự phòng quỹ BHYT, ước tính 10% tổng số chi phí cung cấp dịch
vụ theo luật BHYT sửa đổi 2014 [10].
Trong nghiên cứu này chúng tôi không tính chi phí hỗ trợ truyền thông của cộng tác viên
dân số ở địa phương.
3.5.3. Ước tính số phụ nữ có thai ngoài ý muốn phòng ngừa được do sử dụng dịch vụ
KHHGĐ tại địa điểm nghiên cứu và những lợi ích mang lại do hạn chế số phụ nữ có thai

ngoài ý muốn nhờ sử dụng dịch vụ KHHGĐ
- Số phụ nữ có thai ngoài ý muốn phòng ngừa được
- Lợi ích mang lại do hạn chế số phụ nữ có thai ngoài ý muốn:
+ Số trường hợp phá thai giảm
+ Số trẻ sinh ra ngoài ý muốn giảm
+ Số DALY do tử vong và bệnh tật mẹ liên quan đến thai sản giảm
3.5.4. Chi phí tiết kiệm được nhờ giảm số phụ nữ có thai ngoài ý muốn
Chi phí tiết kiệm do hạn chế số phụ nữ có thai ngoài ý muốn trong nghiên cứu đã được
ước tính dựa trên quan điểm của người chi trả dịch vụ y tế (hộ gia đình hoặc BHYT trường hợp
khách hàng có tham gia BHYT) gồm các chi phí:
- Chi phí sinh nở gồm sinh thường, mổ đẻ, đẻ khó.
- Chi phí phá thai (giả thiết BHYT hoàn trả cả chi phí phá thai)
- Chi phí bệnh tật trẻ từ 0-5 tuổi
- Thu nhập mất đi do mẹ bệnh hoặc chết sớm do thai sản (DALY)
Chi phí trực tiếp và gián tiếp do mất ngày công lao động do sinh nở, do phá thai, do bệnh
hoặc chăm sóc trẻ bệnh đã được đưa vào tính toán.
3.5.5. Lợi ích đạt được của cung cấp dịch vụ KHHGĐ
Lợi ích đạt được của cung cấp dịch vụ KHHGĐ được đánh giá dựa trên các tiêu chí:
- Tỉ số lợi ích (chi phí tiết kiệm được nhờ giảm số phụ nữ có thai ngoài ý muốn) và chi phí
cung cấp dịch vụ KHHGĐ được ước tính để xem xét mỗi đồng đầu tư cho chương trình thu v ề
được bao nhiêu.
- Lợi tức đầu tư (ROI): để đánh giá lợi nhuận cơ quan BHYT đạt được từ đầu tư vào cung
cấp dịch vụ KHHGĐ. Trong nghiên cứu này được gọi là lợi nhuận đầu tư cơ quan BHYT đạt
được.
- Lợi ích xã hội ròng (NSB) được ước tính để đo lường lợi ích kinh tế đạt được từ đầu tư
vào cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Chương trình đạt được lợi ích kinh tế khi lợi ích lớn hơn chi phí.
15


3.6. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

3.6.1. Ước tính chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ
Chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ được ước tính trên quan điểm của chương trình KHHGĐ và
của hệ thống BHYT. Các số liệu sau đây được thu thập và sử dụng trong tính toán:
- Loại và số lượng dịch vụ KHHGĐ đã đư ợc cung cấp tại 2 huyện Minh Hoá và Đam
Rông trong 5 năm từ 2009 đến 2013: Những thông tin này được thu thập từ số liệu thứ cấp của
các cơ sở y tế công có cungcấp dịch vụ KHHGĐ bao gồm: trung tâm CSSKSS Tỉnh, bệnh viện
huyện, TTYTDP/đội YTDP huyện và TYT xã. Các dịch vụ KHHGĐ hiện đang được các cặp vợ
chồng sử dụng gồm:
+ Biện pháp tránh thai vĩnh viễn: Triệt sản nam, triệt sản nữ
+ Các biện pháp dài hạn: đặt dụng cụ tử cung, que cấy tránh thai (implanon)
+ Các biện pháp ngắn hạn gồm: Bao cao su, viên uống tránh thai, thuốctiêm tránh thai;thuốc
tránh thai khẩn cấp
- Chi phí đơn vị từng dịch vụ: được ước tính dựa trên giá dịch vụ tại bệnh viện huyện. Đối
với các trang thiết bị, thuốc và bao cao su được chương trình KHHGĐ qu ốc gia cung cấp miễn
phí, chúng tôi sử dụng giá thị trường.

CP cung cấp dịch vụ KHHGĐ mỗi năm = Σ (số dịch vụ sử dụng trong năm theo từng loại x chi phí đơn
vị theo từng loại dịch vụ)

- Tất cả các loại chi phí được tính dựa vào giá năm 2013 áp dụng cho 5 năm vì th ế chúng
tôi không tính đến lạm phát và chiết khấu.
3.6.2. Ước tính phụ nữ có thai ngoài ý muốn phòng ngừa được do sử dụng dịch vụ KHHGĐ và
những lợi ích đạt được do giảm số phụ nữ có thai ngoài ý muốn nhờ sử dụng dịch vụ KHHGĐ
Để đo lường những tác động dự phòng có đư ợc do sử dụng dịch vụ KHHGĐ thì cần xây
dựng một mô hình trong đó có sử dụng nhiều số liệu đầu vào khác nhau để lượng hóa những tác
động bằng các chỉ số về dân số, về sức khỏe và kinh tế. Mô hình Impact2 đã được MSI thiết kế để
lượng hóa những tác động của các chương trình CSSKSS thuộc MSI bằng những chỉ số về dân số
học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã s ử dụng mô hình Impact2 phiên bản 3 được cập nhật
tháng 3 năm 2015 để định lượng tác động của việc sử dụng các dịch vụ KHHGĐ các bằng các chỉ
số như đã nêu trong mục 3.5.3 theo từng năm.

Theo thiết kế, mô hình Impact2 sử dụng nhiều số liệu đầu vào (input) khác nhau gồm các số
liệu thống kê cấp quốc gia, khu vực được mặc định trong mô hình và số liệu thu thập ban đầu. Các
số liệu được mặc định trong mô hình có nguồn gốc từ tổ chức MSI khu vực và MSIVN và các tổ
chức khác như WHO, USAID…Theo khuyến cáo của các tác giả thiết kế mô hình, các số liệu
16


mặc định có thể thay đổi để có được kết quả tốt hơn và cập nhật hơn trong đó có một số loại số
liệu được ưu tiên hơn. Do hạn chế về sự sẵn có của số liệu và cũng do hạn chế về thời gian nghiên
cứu nên chúng tôi chỉ thay đổi một phần nhỏ số liệu đã được mặc định, tập trung vào các loại số
liệu được ưu tiên theo khuyến cáo.
Số liệu được sử dụng trong mô hình Impact2 đ ể ước tính tác động của chương trình gồm phần lớn
các số liệu đã được mặc định trong mô hình và số liệu đầu vào thu thập từ địa bàn nghiên cứu cụ
thể như sau:
 Các số liệu thu thập từ địa bàn nghiên cứu:
Các số liệu đầu vào theo giai đoạn 2009-2013 tại mỗi huyện thuộc địa bàn nghiên cứu:
- Số phụ nữ độ tuổi sinh sản (15-49) các năm
- Tỷ suất sinh các năm
- Số loại dịch vụ KHHGĐ được sử dụng qua các năm được phân theo loại theo thời gian
có hiệu lực tránh thai, bao gồm biện pháp tránh thai ngắn hạn như bao cao su, viên uống tránh
thai, thuốc tiêm tránh thai, thuốc tránh thai khẩn cấp. Biện pháp tránh thai dài hạn và vĩnh vi ễn
bao gồm đặt dụng cụ tử cung, que cấy tránh thai, triệt sản nam/nữ.
Số liệu đầu vào năm 2013 tại mỗi huyện thuộc địa bàn nghiên cứu:
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai;
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai dài hạn
-Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai ngắn hạn
Các thông tin trên được thu thập từ số liệu thứ cấp của các cơ sở y tế công lập có cung cấp
dịch vụ KHHGĐ bao gồm: trung tâm CSSKSS tỉnh, Trung tâm Y tế/Bệnh viện huyện, TTYHDP
huyện, Khoa CSSKSS/Đội CSSKSS huyện và các TYT xã trong 5 năm từ 2009 đến 2013.
 Các số liệu đầu vào được mặc định trong phần mềm Impact2: là số liệu từ tổ chức MSI khu

vực và MSIVN và các tổ chức có hoạt động về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
3.6.3. Tính những chi phí tiết kiệm được nhờ giảm số phụ nữ có thai ngoài ý muốn
Như đã đ ề cập ở trên, chi phí tiết kiệm được nhờ giảm số phụ nữ mang thai ngoài ý muốn là
những chi phí mà người chi trả đã không phải trả do hạn chế được số phụ nữ mang thai ngoài
ý muốn đó. Chi phí cho những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn (chi phí tiết kiệm được) được ước
tính trong nghiên cứu bằng tổng chi phí của (1) tổng chi phí cho các trường hợp sinh con; (2) tổng
chi phí phá thai ngoài ý muốn; (3) chi phí cho điều trị, chăm sóc trẻ bị bệnh trong số trẻ được sinh
ra do mang thai ngoài ý muốn; (4) tổng chi phí của số DALY mất đi do mẹ bệnh hoặc chết sớm
do thai sản.

17


Tổng chi phí các trường hợp sinh con
Chi phí các trường hợp
mang thai ngoài ý muốn

=

+ Tổng chi phí các trường hợp phá thai
+ Tổng chi phí điều trị và chăm sóc trẻ bệnh
+ Tổng chi phí những năm sống mất đi do mẹ bệnh hoặc chết
non do thai sản

Các chi phí được ước tính cụ thể như sau:
(1) Chi phí sinh con do có thai ngoài ý muốn :
Chi phí sinh con bằng tổng chi phí cho các trường sinh thường, mổ đẻ và đẻ khó phải can thiệp và
được ước tính theo công thức:
CP sinh con = CP các trường hợp sinh thường + CP các trường hợp đẻ khó + CP các trường hợp mổ đẻ
= Σ (số trường hợp sinh con theo từng loại x tổng chi phí đơn vị theo từng loại sinh)


Chi phí sinh con được ước tính như sau :
 Tính số trường hợp sinh con do có thai ngoài ý muốn :
Số trường hợp sinh con do có thai ngoài ý muốn = Số phụ nữ có thai ngoài ý muốn – số phụ nữ phá thai do
có thai ngoài ý muốn.

Các số liệu này được ước tính từ phần mềm Impact2.
 Tính số trường hợp sinh con từng loại:
Số trường hợp sinh con từng loại = Tổng số trường hợp sinh con x Tỉ lệ phụ nữ sinh con từng loại.

Tỷ lệ phụ nữ sinh con từng loại được ước tính từ kết quả phỏng vấn các cặp vợ chồng ở độ tuổi
sinh sản tại địa bàn nghiên cứu.
 Tính tổng chi phí đơn vị cho từng loại sinh:
Chi phí đơn vị cho mỗi loại sinh = Chi phí trực tiếp cho mỗi loại sinh + Chi phí gián tiếp

+ Chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp liên quan tới cuộc đẻ gồm chi phí trực tiếp cho y tế (cho điều trị) và chi phí trực
tiếp ngoài y tế (ngoài điều trị). Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đưa chi phí trực tiếp cho y tế
được đưa vào tính toán. Chi phí trực tiếp cho y tế là khoản chi phí BHYT hoặc khách hàng/gia
đình chi trả cho các cơ sở y tế gồm chi phí cho cuộc đẻ (sinh thường, mổ đẻ hoặc đẻ khó), chi phí
các xét nghiệm cần thiết, chi phí ngày nằm viện trung bình, chi cho thuốc, dịch truyền và các vật
tư tiêu hao sử dụng cho mỗi sản phụ. Những chi phí này được tính dựa trên phác đồ điều trị và giá
viện phí được qui định tại địa phương theo tuyến y tế. Với trường hợp sinh thường, chúng tôi sử
18


dụng giá viện phí trung bình giữa TYT và bệnh viện huyện vì tỉ lệ sinh ở TYT và bệnh viện huyện
gần như tương đương nhau. Với trường hợp mổ đẻ, đẻ khó phải can thiệp, do hầu hết số phụ nữ
đều sử dụng dịch vụ sinh ở bệnh viện huyện, vì thế nghiên cứu chỉ sử dụng giá viện phí ở bệnh
viện huyện.

Các thông tin trên được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp từ các cán bộ ở vị trí quản lý như các
Trưởng Trạm TYT xã, bác sĩ ph ụ trách khoa sản bệnh viện huyện và tham khảo biểu giá viện phí
tại các cơ sở y tế.
Lưu ý: Giá viện phí theo từng hạng mục và vật tư tiêu hao sử dụng giá năm 2013 dùng cho tất cả
các năm.
+ Chi phí gián tiếp :
Là giá trị ngày công của người vợ, người thân mất đi trong quá trình người vợ mang thai, sinh con
tại các cơ sở y tế và nghỉ hậu sản (chi phí này được thu thập từ phỏng vấn các vợ chồng trong độ
tuổi sinh sản). Với các trường hợp sinh con mà là phụ nữ làm công ăn lương, chi phí gián tiếp
gồm cả khoản tiền BHXH hỗ trợ họ trong thời gian nghỉ hậu sản. Tỉ lệ phụ nữ làm công ăn lương
và mức hỗ trợ của BHXH cho nhóm phụ nữ làm công ăn lương được thu thập và ước tính từ kết
quả phỏng vấn hộ gia đình
(2) Chi phí phá thai do có thai ngoài ý muốn:
Chi phí phá thai được tính bằng số trường hợp phá thai do có thai ngoài ý muốn nhân với
chi phí đơn vị /1 trường hợp phá thai.
Chi phí phá thai = Số trường hợp phá thai do có thai ngoài ý muốn x tổng chi phí đơn vị

Số trường hợp phá thai do có thai ngoài ý muốn thu nhận từ kết quả mô hình MSI Impact 2
Tổng chi phí đơn vị cho mỗi trường hợp phá thai cũng được ước tính như tổng chi phí đơn vị cho
các trường hợp sinh con và do hầu hết các trường hợp phá thai được thực hiện tại bệnh viện huyện
nên giá viện phí của bệnh viện huyện đã được sử dụng trong tính chi phí trực tiếp.
Lưu ý: Nghiên cứu này đặt giả thiết tất là tất cả các trường hợp phá thai do có thai ngoài ý muốn
đều sử dụng dịch vụ phá thai ở bệnh viện tuyến huyện.
(3) Chi phí chăm sóc trẻ bệnh trong số trẻ được sinh trong năm do phụ nữ mang thai ngoài ý
muốn:
Chi phí chăm sóc trẻ bệnh = Σ (số trẻ mắc bệnh theo tuổi và theo từng loại bệnh x Tổng chi phí đơn vị
theo từng loại bệnh)
Chi phí chăm sóc trẻ bệnh được ước tính theo các bước sau :

 Tính số trẻ mắc bệnh theo tuổi và loại bệnh:

Chi phí điều trị và chăm sóc trẻ được ước tính trong giai đoạn 5 năm từ 2009-2013 như sau:
19


Tính số trẻ thuộc mỗi nhóm tuổi: Số trẻ mỗi nhóm tuổi được ước tính dựa trên số trẻ sinh mỗi
năm thu được từ mô hình MSI Impact 2. Với năm đầu tiên, tất cả trẻ thuộc nhóm dưới 1 tuổi.
Năm thứ hai bao gồm nhóm trẻ < 1 tuổi và nhóm trẻ của năm đầu tiên trở thành nhóm từ 1 đến <
2 tuổi. Tương tự như vậy đến năm thứ 5 theo khung thời gian của nghiên cứu, mô hình có đ ầy đủ
5 nhóm trẻ từ 1 đến 5 tuổi.
Tính số trẻ mắc bệnh và mắc bệnh phổ biến theo mỗi nhóm tuổi :
Số trẻ mắc bệnh theo mỗi nhóm tuổi = Tổng số trẻ của mỗi nhóm tuổi x tỉ lệ trẻ mắc bệnh của mỗi
nhóm tuổi.
Số trẻ mắc bệnh phổ biến theo mỗi nhóm tuổi = Số trẻ mắc bệnh của mỗi nhóm tuổi x tỉ lệ mắc
các bệnh phổ biến của từng nhóm tuổi.
Tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp được ước tính từ kết quả phỏng vấn hộ gia đình
và số liệu thứ cấp từ khoa nhi bệnh viện huyện. Mô hình bệnh tật ở Quảng Bình và LâmĐ ồng
tương tự nhau nên chúng tôi sử dụng tỉ lệ mắc bệnh chung cho cả hai tỉnh.
 Tổng chi phí đơn vị theo từng loại bệnh :
Tổng chi phí đơn vị theo từng loại bệnh = Chi phí trực tiếp theo từng loại bệnh + Chi phí gián tiếp theo
từng loại bệnh đó

+ Chi phí trực tiếp theo từng loại bệnh :
Tương tự như tính chi phí cho các trường hợp sinh con, chỉ chi phí trực tiếp cho y tế được đưa vào
tính chi phí cho trẻ bệnh. Chi phí trực tiếp cho y tế gồm các khoản chi phí trực tiếp có liên quan
đến điều trị bệnh (chi phí trực tiếp cho y tế) như thuốc, vật tư y tế, giường bệnh…. Các chi phí
trực tiếp không liên quan đến y tế (chi phí trực tiếp ngoài y tế) như chi phí đi lại, ăn uống trong
quá trình điều trị không được đưa vào tính toán.
Kết quả phỏng vấn bác sĩ khoa nhi ở bệnh viện huyện cho thấy phác đồ điều trị chuẩn của Bộ y tế
đối với các bệnh thường gặp ở trẻ em được áp dụng cho tất cả các địa phương, vì v ậy trong tính
chi phí từng loại bệnh, chúng tôi đã s ử dụng phác đồ chuẩn của Bộ y tế như và sử dụng với giá

viện phí năm 2013 trong tính toán. Với chi phí trực tiếp, sau khi phân tích chúng tôi nhận thấy
giá viện phí cho từng hạng mục không có khác nhau nhiều ở hai huyện nên thống nhất sử dụng
chung một mức giá viện phí cho tất cả các tính toán chi phí trực tiếp ở hai địa bàn nghiên cứu.
Chi phí gián tiếp: được tính dựa trên số ngày công của mẹ mất đi do phải chăm sóc trẻ bệnh.
Chi phí gián tiếp = Số ngày công của mất đi do người chăm sóc phải nghỉ việc chăm sóc trẻ x thu nhập
bình quân theo ngày của người chăm sóc

Số ngày chăm sóc và thu nhập bình quân theo ngày đư ợc ước tính dựa vào kết quả phỏng vấn hộ
gia đình. Kết quả này cho thấy các bà mẹ là người chăm sóc chủ yếu khi trẻ ốm, vì thế chúng tôi
sử dụng thu nhập bình quân theo ngày của mẹ theo từng địa phương để ước tính chi phí gián tiếp.
20


(4) Giá trị bằng tiền của những năm sống mất đi do mẹ bị bệnh hoặc tử vong liên quan đến
thai sản:
Có thai ngoài ý muốn sẽ dẫn đến mất đi năm sống do mẹ bị bệnh hoặc chết non liên quan tới thai
sản (DALYs). Giá trị bằng tiền của những năm sống mất đi do mẹ bị bệnh hoặc chết non liên
quan tới thai sản chính là thu nhập của mẹ mất đi cho những năm đó và được tính như sau :
Thu nhập mất đi do bệnh tật hoặc tử vong mẹ liên quan đến thai sản = thu nhập bình quân/năm của
phụ nữ theo địa phương x số DALY mẹ mất đi

Số DALY mẹ mất đi được ước tính từ mô hình Impact MSI 2.
Thông tin về thu nhập bình quân/năm của phụ nữ được thu thập từ phỏng vấn trực tiếp các phụ nữ
thuộc địa bàn nghiên cứu.
Tất cả chi phí đều được tính bằng đơn vị VN đồng và đồng đô la Mỹ với tỉ giá hối đoái tháng 6
năm 2013 là 1 USD = 21.036 đồng (Bộ Tài Chính)
3.6.4. Phân tích chi phí - lợi ích của cung cấp dịch vụ KHHGĐ
Lợi ích của chương trình KHHGĐ được thể hiện bằng giá trị:
- Tỉ số « lợi ích- chi phí »: Việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ được đánh giá là đạt lợi ích
khi tỉ số lợi ích/chi phí > 1.Tỉ số càng lớn, lợi ích đạt được từ chương trình càng lớn.

- Lợi tức đầu tư (ROI): Lợi tức đầu tư trong nghiên cứu này chính là lợi nhuận cơ quan
BHYT thu được từ đầu tư cho cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cho người dân ở vùng khó khăn.
- Lợi ích xã hội ròng (NSB): NSB là lợi ích kinh tế đạt được từ việc cung cấp dịch vụ
KHHGĐ. NSB>0 chứng tỏ chương trình có hiệu quả về kinh tế.

3.7. Phân tích độ nhạy
Để đánh giá khả năng bền vững của lợi ích thu được từ cung cấp các dịch vụ KHHGĐ
trong tương lai khi có sự thay đổi một trong những yếu tố đầu vào ví dụ như tăng chi phí cung cấp
dịch vụ KHHGĐ do có sự thay đổi về giá các chi phí đầu vào; tăng giá viện phí do các bệnh viện
công không nhận được kinh phí phân bổ từ nhà nước hoặc giảm tỷ lệ sử dụng dịch vụ KHHGĐ,
chúng tôi đã thực hiện phân tích độ nhạy một chiều (one way sensitivity analysis) để xác đánh giá
ảnh hưởng của sự thay đổi của mỗi yếu tố đầu vào tới kết quả chi phí-lợi ích của chương trình.
Các yếu tố đầu vào được sử dụng để phân tích độ nhạy trong nghiên cứu dựa trên các giải
thiết: tăng 30% chi phí cung cấp dịch vụ KHHGĐ; tăng chi phí các dịch vụ y tế và chi phí cung
cấp dịch vụ KHHGĐ thêm 30%; tăng tỉ lệ thất bại của chương trình lên 10%; giảm tỷ lệ mắc bệnh
của trẻ 10%; giảm tỉ lệ tham gia chương trình 10% và loại trừ chi phí gián tiếp tiết kiệm được ra
khỏi tổng chi phí tiết kiệm.
Tất cả test thống kê mô tả được thực hiện ở phần mềm thống kê STATA 10. Tất cả phân
tích chi phí- lợi ích của chương trình đều được thực hiện ở phần mềm Excel.
21


4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Thông tin chung
4.1.1. Thông tin về dân số và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản ở hai huyện nghiên cứu
Bảng 4.1.Các chỉ số chung về dân số và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thuộc hai huyện nghiên cứu
giai đoạn 2009-2013
Đam Rông

Minh Hóa

Chỉ số

2009

2010

2011

2012

2013

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng dân số

46,851

47,083

47,533


48,116

48,528

37,527

36,372

40,261

42,536

43,123

Số phụ nữ ở độ tuổi sinh
sản (15-49)

13,370

15,900

16,320

16,530

15,370

8,237

9,627


10,493

10,093

11,658

29%

134%

34%

34%

32%

22%

26%

26%

24%

27%

Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản
đã kết hôn (15-49)


7,861

7,892

8,041

8,349

8,721

6,063

6,538

6,920

7,272

7,738

59%

50%

49%

51%

57%


74%

68%

66%

72%

66%

Tỷ suất sinh

1.88

1.52

1.91

2.18

1.85

2.34

2.54

2.48

3.39


2.51

Tỉ suất tử vong mẹ/1000
trẻ sống

0.00

0.01

0.03

0.20

0.20

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

Nguồn số liệu: Từ Trung tâm y tế Dự phòng huyện

Dân số và số phụ nữ ở độ tuổi sinh sản ở Minh Hoá cao hơn ở huyện Đam Rông, tuy nhiên
tỉ lệ phụ nữ đã kết hôn và tỉ suất sinh ở huyện Minh Hoá đều thấp hơn ở Đam Rông qua các năm
từ 2009 đến 2013. Tỉ suất tử vong mẹ/1000 trẻ sinh sống ở Minh Hoá tăng từ 2010 đến năm 2013

trong khi ở Đam Rông không có trường hợp tử vong mẹ nào trong thời gian trên.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm
Giới

Nam
Nữ

n

%

n

%

0

0

3

3,8

120

100

77


96,2

28 ± 6

Tuổi (TB ± SD)
Dân tộc

Tôn giáo

Đam Rông

Minh Hoá

27± 6

Kinh

99

82,5

25

31,2

Thiểu số

21


17,5

55

68,8



3

2,5

65

81,2

197

97,5

15

18,8

Không

22


Trình độ văn hoá


Nghề nghiệp

Mù chữ

2

1,7

8

10,0

Tiểu học

17

14,1

20

25,0

Trung học cơ sở

58

49,3

30


37,5

Trung học phổ thông

38

31,7

15

18,7

Trên trung học phổ thông

5

4,2

7

8,8

Nội trợ

0

0,0

6


7,5

Nông dân

117

97,5

62

77,5

Buôn bán

1

0,8

0

0,0

Công chức

2

1,7

4


5,0

Khác

0

0,0

8

10,0

4 ± 1,7

Số nhân khẩu (TB ± SD)
Tình hình kinh tế

Hộ nghèo

68

56,7

11

13,8

Cận nghèo


50

41,7

14

17,5

Bình thường

2

1,6

55

66,7

Thu nhập bình quân hộ gia đình/tháng (đ)
Thu nhập bình quân người vợ /tháng (đ)
Tham gia BHYT

4± 1,6


Không

2.118.408 ± 1.689.160

7.476.220 ± 14.593.713


764.025 ± 1.057.571

1.587.654 ± 1.499.929

118

98,3

66

82,5

2

1,7

14

17,5

Nguồn số liệu: từ phỏng vấn hộ gia đình
Ở huyện Đam Rông, Lâm Đồng có 3 nam giới tham gia phỏng vấn trong khi ở huyện
Minh Hóa, Quảng Bình tất cả phụ nữ đều trả lời phỏng vấn.Tuổi bình quân của đối tượng nghiên
cứu ở cả hai huyện tương đương nhau và đều dưới 30 tuổi. Ở huyện Minh Hoá tỉ lệ người Kinh
chiếm đa số ở nhóm phụ nữ tham gia nghiên cứu (82,5%) trong khi ở huyện Đam Rông chủ yếu là
người dân tộc thiểu số (68,8%). 81,2% người dân ở huyện Đam Rông có tôn giáo chủ yếu là
Thiên Chúa Giáo và đạo Tin Lành, tỉ lệ có tôn giáo ở huyện Minh Hoá chỉ 2,5%. Ở cả hai huyện,
trình độ văn hoá của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là trung học cơ sở, chiếm 49,3% và 37,5% ở
huyện Minh Hoá và huyện Đam Rông theo thứ tự. Số người mù chữ ở huyện Đam Rông chiếm tỉ

lệ 10% trong khi đó chỉ 1,7% ở huyện Minh Hoá. Làm nông là nghề nghiệp chủ yếu của nhóm đối
tượng nghiên cứu ở cả hai huyện.Tỉ lệ cán bộ công chức nhà nước chiếm 5% ở huyện Đam Rông
và 1,7% ở huyện Minh Hoá. Mặc dù dân số ở huyện Minh Hoá cao hơn huyện Đam Rông, nhưng
số nhân khẩu bình quân ở cả hai huyện tương đương nhau, khoảng 4 người/hộ.Thu nhập bình
quân của mỗi hộ gia đình/tháng ở huyện Đam Rông cao gấp hơn 3 lần ở Minh Hoá và vì vậy thu
nhập bình quân/tháng của người vợ ở huyện Đam Rông cũng cao hơn, g ấp 2 lần so với thu nhập
người vợ ở huyện Minh Hoá (1.587.654 đ so với 764.025 đ).

23


4.1.3. Đặc điểm thai sản của phụ nữ ở các đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.3. Đặc điểm thai sản của phụ nữ ở các đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm

Đam Rông

Minh Hoá
n

%

n

%

Số lần sinh

2,04 ± 1,04


2,06 ± 1,26

Số con

2,03 ± 1,02

2,09 ± 1,25

Số phụ nữ khám thai



118

98,3

78

97,5

2

1,7

2

2,5

Không


2,9 ± 1

Số lần khám thai trung bình
Loại sinh

Nơi sinh

Sinh thường

2,9 ± 1,3

112

93,3

73

91,3

Mổ đẻ

6

5,0

6

7,5

Đẻ có tai biến


2

1,7

1

1,2

Trạm y tế xã

71

59,2

19

23,8

Phòng khám đa khoa

0

0

19

23,8

Bệnh viện huyện


38

31,7

33

41,2

Bệnh viện tỉnh

5

4,1

7

8,7

Ở nhà

6

5,0

2

2,5

Số ngày nằm viện trung bình

Số ngày nghỉ hậu sản trung bình

5 ± 15

6 ± 10

102 ± 59

76 ± 103

Nguồn số liệu: từ phỏng vấn hộ gia đình
Không có sự khác nhau nhiều về số lần sinh, số con trung bình của các cặp vợ chồng ở hai
huyện nghiên cứu. Hầu hết phụ nữ cả hai địa bàn nghiên cứu đều cho biết có đi khám thai trong
quá trình mang thai chiếm trên 95%. Số lần khám thai bình quân của mỗi phụ nữ đều đạt xấp xỉ 3
lần. Số phụ nữ sinh thường chiếm đa số các cuộc đẻ ở các đối tượng được hỏi. Số phụ nữ mổ đẻ ở
huyện Đam Rông cao hơn ở huyện Minh Hoá (7,5% so với 5%).
Trạm y tế xã là nơi lựa chọn chủ yếu của sản phụ khi sinh con ở huyện Minh Hoá, chiếm
59,2%. Tỉ lệ sinh con tại trạm y tế xã thấp hơn ở huyện Đam Rông chỉ 23,8%, ở địa phương này
bệnh viện huyện được lựa chọn nhiều nhất với 41,2% số trường hợp sinh con. Đặc biệt ở huyện
Đam Rông, phòng khám đa khoa khu v ực cũng được nhiều phụ nữ lựa chọn khi sinh con, chiếm
23,8%. Điều cần lưu ý ở hai địa phương là vẫn còn một số phụ nữ sinh ở nhà, 5% ở huyện Minh
Hoá và 2,5% ở huyện Đam Rông.
Thời gian nằm viện trung bình khi sinh không khác nhau nhiều ở hai huyện, nhưng thời
gian hậu sản ở của phụ nữ ở huyện Minh Hoá kéo dài hơn 3 tháng, trong khi ở huyện Đam Rông
chỉ hơn 2 tháng.

24



×