Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

CUON SACH QUI 35 NAM THUC HIEN DI CHUC.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.74 KB, 3 trang )

Cuốn sách quý
35 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
ra mắt bạn đọc
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu
tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng
giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn, trước khi đi xa đã để lại bản Di chúc lịch sử chỉ đường dẫn lối
cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm
hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra
phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai.
Ngay sau khi Bác qua đời, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra Chỉ thị về đợt sinh
hoạt chính trị học tập và làm theo Di chúc của Bác Hồ.
Ba mươi lăm năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc những nội dung
cơ bản trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã quyết tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, theo
đúng lời dạy của Người và đã giành thắng lợi to lớn: hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc,
đưa cả nước thống nhất vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta luôn chú ý quan tâm công tác xây dựng, củng cố Đảng và xác định công tác xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt. Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII và các
nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đặt công tác xây
dựng Đảng thành nhiệm vụ thường xuyên và đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng. Đảng ta
luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; tiến
hành công cuộc đổi mới toàn diện, triệt để, sáng tạo, đưa đất nước ta vượt qua biết bao khó khăn, thách
thức, thu được những thắng lợi to lớn trên nhiều lĩnh vực, khẳng định chắc chắn vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
Xây dựng và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc vô cùng quan trọng mà Bác Hồ đã
di huấn lại cho Đảng và nhân dân ta. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng ta luôn quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng thế hệ trẻ và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng. Đảng đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về công
tác thanh niên, đề cập nhiệm vụ giáo dục, chăm lo thế hệ trẻ, coi thanh niên là lực lượng xung kích


trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặt niềm tin lớn lao và vững chắc vào thanh niên trong
sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của
Đảng đã nêu rõ: "Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng
và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"
(1)
.
Phấn đấu thực hiện hoài bão lớn nhất trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là chăm lo cho hạnh phúc nhân dân như lời Bác dặn trong Di chúc: "Đảng cần phải có kế hoạch
thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân", Đảng
và Nhà nước ta đã xác định phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ
trung tâm, quyết tâm lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tích to lớn trong xây dựng và phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại trải qua
hơn ba mươi năm chiến tranh liên miên tàn phá nặng nề, với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với
đường lối đổi mới sáng tạo, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua khó khăn, thách thức, đưa nước
ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá vỡ thế bao vây cấm vận, trở thành một nước có chế độ
chính trị ổn định, có tốc độ phát triển cao và ổn định ở trong khu vực và trên thế giới, đời sống nhân
dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa
của nhân dân từng bước nâng cao...
Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh", đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở phát huy
khối đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu hướng tới của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn cách
mạng mới. Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của
chúng ta ngày càng thu được nhiều thành tựu quan trọng; vị thế của nước ta trên thế giới ngày càng
được nâng cao. Những thành tựu quan trọng đó luôn gắn liền với quá trình quán triệt thực hiện Di chúc
và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn cách mạng cho
thấy, do những cố gắng và nỗ lực không ngừng của Đảng ta và nhân dân ta, thế và lực của cách mạng
Việt Nam đã lớn mạnh lên nhiều.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn phát huy chủ nghĩa quốc tế trong sáng, cao
cả, làm hết sức mình, góp phần quan trọng vào việc xây dựng tình đoàn kết giữa các đảng cộng sản và

công nhân, giữ gìn và củng cố sự đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; luôn chú ý
xây dựng và phát triển các quan hệ quốc tế trong giai đoạn mới, coi đó là một trong những điều kiện
hết sức quan trọng cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong chiến tranh cũng như trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đề ra
đường lối đối ngoại "độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt
Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình,
độc lập và phát triển"
(2)
.
Kỷ niệm 35 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2004), nhằm đánh giá những
thành tích đã đạt được, rút ra những bài học cần thiết trong sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiếp tục thực hiện thắng lợi Di chúc của Bác là: "Xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...", thực hiện Nghị quyết của
Bộ Chính trị, về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2004 và 2005, dưới sự chỉ đạo của
đồng chí Nguyễn Khoa Điềm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng -
Văn hóa Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách 35 năm thực hiện Di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuốn sách bao gồm Di chúc của Hồ Chủ tịch và các văn bản của Đảng và Nhà nước về thực hiện Di
chúc của Người; các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, và một số bài nghiên cứu
đã được đăng trên các báo, tạp chí từ trước đến nay viết về quá trình thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong ba mươi lăm năm qua.
Bố cục cuốn sách gồm bốn phần:
- Phần I: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện Di chúc
của Người.
- Phần II: Giới thiệu quá trình Bác Hồ viết Di chúc.
- Phần III: Bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về quá trình thực hiện Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phần IV: Các bài xã luận, nghiên cứu về quá trình thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001, tr 126

(2) Văn kiện đd, tr 42

×