Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Kế toán phương thức thanh toán chuyển tiền điện tử trong NHTM. Liên hệ với 1 ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.07 KB, 17 trang )

Bảng đánh giá điểm
ST

Tự đánh

Nhóm

giá

đánh giá

15D180041

B

B

Lều Tuyết Quyên

15D180114

B

B

37

Dương Thị Quỳnh

15D180253


B

B

38

Nguyễn Tú Quỳnh

15D180045

B

B

39

Nguyễn Tiến Tài

15D180117

B

B

40

Bùi Phương Thảo

15D180119


B

B

41

Nguyễn Phương thảo

15D180190

B

A

42

Vũ Thị Thu Thảo

15D180386

B

B

43

Trần Thị Thương

15D180124


B

A

Họ và tên

Mã SV

35

Nguyễn Thị Phượng

36

T

Nhóm trưởng

Mục lục
Chương I. Những vấn đề chung về thanh toán chuyển tiền điện tử


I. Khái niệm và đặc điểm về thanh toán chuyển tiền điện tử
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
3. Các quy định trong chuyển tiền điện tử
II. Kế toán thanh toán liên chi nhánh ngân hàng ( chuyển tiền điện tử)
1. Khái niệm
2. Phương pháp kế toán
2.1 Chứng từ kế toán

2.2 Tài khoản sử dụng
2.3 Vận dụng tài khoản sử dụng
Chương II. Liên hệ kế toán thanh toán chuyển tiền điện tử tại Ngân hàng Thương
mại
I. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
1. Giới thiệu chung
2. Các hoạt động chính của ngân hàng
2.1 Huy động vốn
2.2 Cho vay, đầu tư
2.3 Bảo lãnh
2.4 Thanh toán và tài trợ thương mại
2.5 Ngân quỹ
2.6 Thẻ và ngân hàng điện tử
2.7 Các hoạt động khác
II. Các chứng từ sử dụng và tài khoản chi tiết dụng trong kế toán chuyển tiền
điện tử tại VietinBank
1. Các chứng từ sử dụng
2. Các tài khoản chi tiết
III. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền điện tử của Vietinbank
1. Quy trình nghiệp vụ tại NH phát lệnh (NHPL)
2. Tại ngân hàng nhận lệnh đến
3. Nghiệp vụ tại trung tâm thanh toán (TTTT)
4. Đối chiếu trong CTĐT
4.1 Đối chiếu hàng ngày
4.2 Đối chiếu hàng tháng
IV. Vận dụng kế toán thanh toán chuyển tiền điện tử NHTMCP Công Thương
1. Tình huống 1
2. Tình huống 2



Chương I. Những vấn đề chung về thanh toán chuyển tiền điện tử
I. Khái niệm và đặc điểm về thanh toán chuyển tiền điện tử
1. Khái niệm
Thanh toán chuyển tiền điện tử ( TTCTĐT) là toàn bộ quá trình xử lý một khoản
chuyển tiền qua mạng máy vi tính kể từ khi nhận được một lệnh chuyển tiền của người


phát lệnh đến khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng (đối với chuyển tiền Có)
hoặc thu nợ từ người nhận lệnh (đối với chuyển tiền Nợ).
2.




3.




II.
1.

Đặc điểm
Được hoạt động trong môi trường pháp lý và chuẩn hóa cao.
Các công đoạn trong quy tình CTĐT chủ yếu được tự động hóa.
Phần tính ký hiệu mật được cài đặt một chương trình riêng với mức độ đòi hỏi tính
bảo mật hết sức nghiêm ngặt, thanh toán CTĐT đạt độ an toàn tài sản rất cao.
Quá trình thanh toán chuyển tiền, tra soát, trả lời tra soát, chấp nhận...được chương
trình xử lý tự động do đó đảm bảo tính chính xác cao độ.
Các quy định trong chuyển tiền điện tử

Các chủ thể tham gia trong chuyển tiền điện tử
 Người phát lệnh: người xin chuyển tiền bằng hình thức CTĐT
 Người nhận lệnh: người thụ hưởng trong lệnh chuyển Có hoặc người thanh
toán cuối cùng trong lệnh chuyển Nợ
 Ngân hàng A ( NH khởi tạo): phục vụ người phát lệnh
 Ngân hàng B ( NH nhận): phục vụ ngườ thụ hưởng
 Ngân hàng trung gian: trung tâm thanh toán (TTTT)
Các lệnh chuyển tiền
 Lệnh chuyển Có: Lệnh của NH phát lệnh, ghi Nợ cho người phát lệnh, ghi Có
cho người nhận lệnh
 Lệnh chuyển Nợ: Lệnh của NH phát lệnh, ghi Có cho người phát lệnh, ghi Nợ
cho người nhận lệnh
 Lệnh Hủy lệnh chuyển Nợ
 Yêu cầu Hủy lệnh chuyển Có
 Thứ tự gửi lệnh
Kế toán thanh toán liên chi nhánh ngân hàng ( chuyển tiền điện tử)
Khái niệm
Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng điện tử là phương thức thanh toán vốn giữa
các đơn vị liên hàng trong cùng một hệ thống bằng chương trình phần mềm
chuyển tiền với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và hệ thống mạng truyền tin nội
bộ.

2.Phương pháp kế toán
II.1 Chứng từ kế toán
Chứng từ ghi sổ trong kế toán CTĐT là lệnh chuyển tiền (bằng giấy hoặc dưới dạng
chứng từ điện tử), chứng từ gốc làm cơ sở để lập lệnh chuyển tiền là các chứng từ thanh
toán theo chế độ hiện hành (UNT, UNC, giấy nộp tiền, séc…). Việc chuyển hoá chứng từ


điện tử thanh chứng từ giấy hoặc ngược lại để phục vụ yêu cầu thanh toán và hạch toán

phải đảm bảo sự khớp đúng giữa chứng từ dùng làm căn cứ để chuyển hoá và chứng từ
đã chuyển hoá đúng mẫu quy định và đảm bảo tính hợp pháp của chứng từ.
II.2 Tài khoản kế toán
Trong CTĐT, tuỳ theo từng hệ thống NH để có cách sử dụng TK khác nhau. Hiện
nay có 2 cách sử dụng tài khoản:
Cách 1: Sử dụng TK chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền. Theo cách này các TK
được bố trí như sau:


TK chuyển tiền của đơn vị chuyển tiền:

+ TK 5111-Chuyển tiền đi năm nay

+TK 5121-Chuyển tiền đi năm trước

+ TK 5112-Chuyển tiền đến năm nay

+TK 5122-Chuyển tiền đến năm trước

+ TK 5113-Chuyển tiền đến năm nay +TK 5123-Chuyển tiền đến năm trước
chờ xử lý
chờ xử lý
 TK thanh toán chuyển tiền tại TTTT:
+TK 5131-TT chuyển tiền đi năm nay

+TK 5141-TT chuyển tiền đi năm trước

+TK 5132-TT chuyển tiền đến năm nay

+TK 5142-TT chuyển tiền đến năm trước


+TK 5133-TT chuyển tiền đến năm nay +TK 5143-TT chuyển tiền đến năm trước
chờ xử lý
chờ xử lý
Cách 2: Sử dụng TK “Thanh toán khác giữa các đơn vị trong từng hệ thống NH”.
Theo cách này có thể sử dụng 1 tài khoản duy nhất là TK 5191- Điều chuyển vốn.
Như vậy, có nhiều cách sử dụng tài khoản trong CTĐT nhưng dù sử dụng theo cách
nào thì cũng phai đảm bảo các yêu cầu :
 Đảm bảo hạch toán một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác. nhanh chóng mọi khoản
chuyển tiền của các đơn vị chuyển tiền và kiểm soát, đối chiếu của TTTT.
 Kiểm soát, xử lý được nguồn vốn trong thanh toán của các đơn vị CTĐT.
II.3 Vận dụng tài khoản sử dụng
 Tại ngân hàng thực hiện chuyển tiền đi (NHA)


Hạch toán và xử lý lệnh chuyển tiền đi:


Đối với lệnh chuyển có NHA hạch toán:
Nợ: TK khách hàng
Có: TK 5111



Đối với lệnh chuyển Nợ NHA hạch toán:
Nợ: TK 5111 (chuyển tiền đi năm nay)
Có: TK thích hợp

Trong TH nhân được thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển tiền (có ghi rỗ lí do
từ chối) và lệnh chuyển tiền (nợ hoặc có của NHB) NHA phải kiểm soát chặt chẽ nếu hợp

lệ thì hạch toán:
 Đối với từ chối lệnh chuyển nợ:
Nợ: TK thích hợp (trước đây đã ghi có)
Có: TK 5112
 Đối với từ chối lệnh chuyển có:
Nợ: TK 5112
Có: TK thích hợp (trước đây đã ghi nợ)
 Tại trung tâm thanh toán
Hạch toán tại TTTT


Đối với lệnh chuyển có đến:
Nợ: TK 5131/NHA
Có: TK 5132/NHB
- Đối với lệnh chuyển nợ đến:
Nợ: TK 5131/ NHB
Có: TK 5132/ NHA


Khi có sự cố kỹ thuật truyền tin đối với những lệnh chuyển tiền trung tâm đã nhận
được nhưng do sự cố kỹ thuật không thể chuyển toéi NHB trong ngày thì trung
tâm lập “biên bản sự cố kỹ thuật trong CTĐT” và “bảng kê chi tiết chuyển tiền đến
chờ xử lý” để lập phiếu chuyển khoản hạch toán vào tài khoản chuyển tiền đến
năm nay.
 Đối với lệnh chuyển tiền có:


Nợ: TK 5132/ NHA
Có: TK 5133.1 (lệnh chuyển có, lệnh huỷ lệnh chuyển nợ đến chờ xử lý)
 Đối với lệnh chuyển nợ đến:

Nợ: TK 5133.1
Có: TK 5132/ NHA
Sang hôm sau khi khắc phục được sự cố kỹ thuật thì chuyển tiếp NHB và hạch toán.
 Đối với lệnh chuyển nợ:
Nợ: TK 5131/ NHB
Có: TK 5133.2
 Đối với lệnh chuyển có
Nợ: TK 5133.2
Có: TK 5131/ NHB
 Tại ngân hàng nhận chuyển tiền đến (NHB)
Hạch toán lệnh chuyển tiền đến


Đối với lệnh chuyển tiền có đến:
Nợ: TK 5112
Có: TK thích hợp

Trong trường hợp hết giờ giao dịch mà vẫn không nhận được điện xác nhận của
NHA thì hạch toán vào tài khoản chuyển tiền đến chờ xử lý
Nợ: TK 5112


Có: TK 5113.2
Sang ngày hôm sau khi nhận được điện xác nhận của NHA thì tất toán tài khoản
chuyển tiền đến chờ xử lý
Nợ: TK 5113.2
Có: TK khách hàng


Đối với lệnh chuyển nợ đến: Nếu trên tài khoản khách hàng có đủ tiền thì NHB

hạch toán:
Nợ: TK khách hàng
Có: TK 5112
Sau đó gửi thông báo chấp nhận lệnh chuyển nợ cho NHA và báo nợ cho khách

hàng
Trong trường hợp khách hàng không có đủ khả năng thanh toán NHB phải gửi
thông báo ngay cho khách hàng để nộp đủ tiền vào tài khoản trong phạm vi thời hạn chấp
nhận, quy định tối đa là 24h làm việc kể từ khi nhận được lệnh chuyển nợ đến và hạch
toán:
Nợ: TK 5113.1
Có: TK 5112
Nếu trong phạm vi thời gian quy định mà khách hàng nộp đủ tiền vào tài khoản thì
NHB hạch toán: Nợ: TK khách hàng
Có: TK 5113.1
Trong trường hợp hết thời hạn chấp nhận theo quy định, nếu khách hàng không nộp
đủ tiền vào tài khoản thì NHB sẽ gửi thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển nợ cho
NHA, NHB căn cứ vào thông báo từ chối chấp nhận lệnh chuyển nợ để lập lệnh chuyển
nợ gửi đi cho NHA và hạch toán:
Nợ: TK 5111
Có: TK 5113.1

Chương II. Liên hệ kế toán thanh toán chuyển tiền điện tử tại Ngân hàng
Thương mại


I.
1.





Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
Tên viết tắt: VietinBank
Ngày thành lập: từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Trụ sở chính:
Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
Điện
thoại:
1900
558
868/
04
3941
8868
Fax: 04 3942 1032
 Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 155 Chi nhánh và trên 1.000 Phòng
giao dịch.
 Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
 Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
 Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
 Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á,
Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát
hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
 Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại
điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.

 Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước
phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
 Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các
sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
2. Các hoạt động chính của ngân hàng
2.1 Huy động vốn
 Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế v à dân cư.
 Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm
không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết
kiệm tích luỹ...
 Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...


2.2 Cho vay, đầu tư
 Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
 Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
 Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
 Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn
dài
 Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức
(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung
 Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
 Dùng vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
trong nước và quốc tế
 Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
2.3 Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
2.4 Thanh toán và Tài trợ thương mại

 Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán
thư tín dụng nhập khẩu.
 Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ
thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
 Chuyển tiền trong nước và quốc tế
 Chuyển tiền nhanh Western Union
 Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
 Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM
2.5 Ngân quỹ
 Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
 Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương
phiếu…)
 Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...


 Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát
minh sáng chế.
2.6 Thẻ và ngân hàng điện tử
 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA,
MASTER CARD…)
 Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
 Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
2.7 Hoạt động khác
 Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
 Tư vấn đầu tư và tài chính
 Cho thuê tài chính
 Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký
chứng khoán
 Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và
khai thác tài sản.

II. Các chứng từ sử dụng và tài khoản chi tiết dùng trong kế toán chuyển tiền
điện tử tại Vietinbank
1. Các chứng từ sử dụng
Chứng từ ghi sổ kế toán chuyển tiền điện tử là lệnh chuyển tiền( bằng giấy hoặc
dưới dạng dạng điện tử). Chứng từ gốc dùng làm cơ sở để lập lệnh chuyển tiền là các
chứng từ thanh toán theo chế độ hiện hành ( UNC, UNT,..).
Lệnh chuyển tiền dưới dạng chứng từ giấy phải lập theo đúng mẫu và đủ số liên do
ngân hàng nhà nước quy định và phải đảm bảo tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ theo
quy định tại chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, tổ chức tín dụng ban hành kèm theo
quyết định số 312/ QĐ ngày 04/12/1996 củaThống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam .
Lệnh chuyển tiền dưới dạng điện tử phải đáp ứng các chuẩn dữ liệu do ngân hàng
nhà nước quy định tại quy chế về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý bảo quản và lưu trữ
chứng từ điện tử của các ngân hàng, tổ chức tín dụng ban hành theo QĐ308/ QĐ- NH2
ngày 16/09/1997 củaThống đốc ngân hàng nhà nước .
Việc chuyển hóa chứng từ điện tử thành chứng từ giấy hoặc ngược lại để phục vụ
yêu cầu thanh toán và hạch toán phải bảo đảm khớp đúng giữa chứng từ làm căn cứ để


chuyển hóa và chứng từ được chuyển hóa đúng mẫu quy định và bảo đảm tính hợp pháp
của chứng từ.
2. Các tài khoản chi tiết
Các tài khoản sử dụng để phản ánh mối quan hệ thanh toán và quản lý vốn giữa
TTTT với chi nhánh cấp 1 bao gồm :
 TK Điều chuyển vốn ( ĐCV) trong kế hoạch.
 TK Điều chuyển vốn ngoài kế hoạch .
 TK Điều chuyển vốn ký quỹ .
 TK Điều chuyển vốn quá hạn .
 TK Điều chuyển vốn chờ thanh toán .
 TK Điều chuyển chờ vốn.
 TK Điều chuyển vốn thanh toán khác hệ thống .

 TK Điều chuyển vốn cho vay tài trợ xuất khẩu.
 TK Điều chuyển vốn cho vay bão lụt.
 TK Điều chuyển vốn cho vay từ quỹ tín dụng đào tạo .
 TK Điều chuyển vốn cho vay dự án của ngân hàng Tái Thiết Đức (KFW).
 TK Điều chuyển vốn cho vay dự án của ngân hàng Cân Đối Đức (DAT).
 TK Điều chuyển vốn cho vay dự án vừa và nhỏ .
 TK Điều chuyển vốn dự phòng rủi ro.
 TK Điều chuyển vốn cố định.
 TK Điều chuyển vốn khác.
III. Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền điện tử của Vietinbank


1. Quy trình nghiệp vụ tại NH phát lệnh (NHPL)
Ngân hàng khởi tạo nhận chứng từ từ khách hàng, kiểm tra, kiểm soát rồi tiến hành
chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện tử và chuyển cho kiểm soát viên đặt ký
hiệu mật trước khi chuyển đi thanh toán. Sau khi tính ký hiệu mật (KHM), bút toán hạch
toán được tự động gửi về TTTT/ Chi nhánh để đối chiếu.
2. Tại ngân hàng nhận lệnh đến
Bộ phận thanh toán điện tử phải bố trí cán bộ chuyên trách trực đảm bảo tính liên
tục khi nhận chuyển tiền đến, thông báo kịp thời cho kiểm soát viên (KSV) để kiểm tra
hoặc giải mã ký hiệu mật (KHM) đồng thời, hạch toán vào TK Người nhận lệnh (nếu đủ
điều kiện thanh toán) hoặc TK chờ thanh toán (nếu không đủ điều kiện thanh toán) để xử
lý theo quy trình xử lý sai sót. Lệnh thanh toán được tự động hạch toán và được tự động
gửi về TTTT/ Chi nhánh để đối chiếu.
Sau khi nhận được kết quả khớp đúng với TTTT, kế toán CTĐT in phục hồi Lệnh
thanh toán thành chứng từ giấy, 02 liên, 01 liên dùng báo Nợ hoặc báo Có khách hàng, 01
liên lưu nhật ký chứng từ. CácLệnh thanh toán in ra phải đầy đủ chữ ký theo quy định.
3. Nghiệp vụ tại trung tâm thanh toán (TTTT)
TTTT mở TK Điều chuyển vốn (ĐCV) trong kế hoạch cho từng chi nhánh (CN) để
hạch toán và đối chiếu. TK của CN NHCT nào sẽ mang số hiệu NH của CN NHCT đó.

Đối với CN trực thuộc (CN cấp 1), TTTT mở một số các TK ĐCV khác để phản ánh và
quản lý các loại vốn giữa TW với CN. Đối với CN phụ thuộc (CN cấp 2) chỉ được mở
duy nhất TK ĐCV trong kế hoạch.
Khi nhận chuyển tiền từ CN, tại TTTT, chương trình tự động kiểm tra, đối chiếu và
phân loại các chuyển tiền theo tính chất nghiệp vụ thanh toán Nợ - thanh toán Có, phạm
vi thanh toán trong hệ thống – ngoài hệ thống để hạch toán.
Các chuyển tiền trong hệ thống sau khi kiểm tra, đối chiếu với NHPL được hạch
toán tự động chuyển đi NHNL và chuyển sang vùng chờ đối chiếu với NHNL. Các
chuyển tiền ngoài hệ thống được chuyển sang vùng riêng để giải mã, phục hồi chứng từ
đưa đi thanh toán bù trừ hoặc chuyển mạng thị trường song biên với các tổ chức tín dụng
khác.
Trường hợp nhận được Lệnh thanh toán của NHPL sau giờ khoá sổ của TTTT, các
Lệnh thanh toán này sẽ được hạch toán và đối chiếu vào ngày hoạt động kế tiếp của hệ
thống.


Sau giờ khoá sổ của TTTT, các Lệnh thanh toán chưa được đối chiếu được chuyển
sang vùng riêng để tiếp tục theo dõi, đối chiếu vào ngày làm việc kế tiếp. TTTT in các
báo cáo đối chiếu, báo cáo chứng từ tồn đọng để kiểm tra, theo dõi xử lý và lưu trữ.
Hạch toán:


Đối với lệnh thanh toán Có:
Nợ: TK ĐCV trong kế hoạch NHPL.
Có: TK ĐCV trong kế hoạch NHNL.



Đối với lệnh thanh toán Nợ: hạch toán ngược lại.


Cuối ngày, Kế toán CTĐT in báo cáo đối chiếu chuyển tiền đi, đến trong ngày để
kiểm tra tính đúng đắn của số liệu trước khi khoá sổ cuối ngày. Các báo cáo này thực hiện
lưu trữ cùng các chuyển tiền đi, đến trong ngày.
4. Đối chiếu trong CTĐT
4.1Đối chiếu hàng ngày
 Việc tổ chức đối chiếu được thực hiện theo hình thức kiểm soát tập trung và đối
chiếu tập trung tại trung ương. Việc đối chiếu được thực hiện tức thời theo từng
lệnh thanh toán
 Tại NHNL ngay sau khi lênh thanh toán được truyền đi, chương trình tự động tạo
đối chiếu chuyển về TTTT để đối chiếu, kết quả đối chiếu được phản hồi về
NHNL ngay sau khi được tự động hạch toán tại TTTT.
 Tại NHNL, đối với lệnh thanh toán đến, ngay sau khi NHNL kiểm tra KHM và
hạch toán, bút toán hạch toán được chuyển về TTTT để đối chiếu, kết quả đối
chiếu được phản hồi tức thời về NHNL.
 Tại TTTT sẽ giám sát toàn bộ đối chiếu, chuyển tiền giữa các chi nhánh NH Công
Thương.
 Tại các chi nhánh ngân hàng NH Công Thương giám sát đối chiếu, chuyển tiền
giữa các chi nhánh với TTTT và giữa các điểm giao dịch trực thuộc.
 Việc đối chiếu giữa chi nhánh với TTTT được thực hiện trên cơ sở dữ liệu hạch
toán thông qua TK ĐCV trong kế hoạch. Với từng lệnh thanh toán, phát sinh nợ tại
TTTT phải bằng phát sinh Có tại chi nhánh và ngược lại.
 Đối chiếu giữa điểm giao dịch với chi nhánh thông qua tài khoản thanh toán
khác.Với từng lệnh thanh toán, phát sinh Nợ tại TTTT phải bằng phát sinh Có tại
chi nhánh và ngược lại.









Đối chiếu giữa điểm giao dịch với chi nhánh thông qua TK thanh toán khác.Với
từng lệnh thanh toán, phát sinh Nợ tại chi nhánh phải bằng phát sinh Có tại điểm
giao dịch và ngươc lại.
Cuối ngày, các lệnh thanh toán chưa được đối chiếu sẽ được chuyển sang vùng
làm việc riêng để tiếp tục đối chiếu vào ngày kế tiếp cho đến khi hoàn tất đối chiếu
khớp đúng.
Trước khi khóa sổ ngày ngày giao dịc, các đơn vị thnah toán phải in các báo cáo
đối chiếu theo quy định, kiểm tra giám sát tình trạng đối chiếu của đơn vị mình để
kiểm soát được các chuyển tiền còn tồn đọng, các lệnh thanh toán chưa được kiểm
tra KHM và hạch toán.
IV.2

Đối chiếu hàng tháng

Hàng tháng, CN thực hiện đối chiếu với TTTT các TK ĐCV VNĐ và các TK thu
chi lãi vốn điều hoà. Các TK này phải có doanh số và số dư khớp đúng với TTTT, tức là
doanh số nợ, số dư nợ đến ngày cuối tháng tại CN phải bằng doanh số có, số dư có tại
TTTT và ngược lại.
Vào ngày giao dịch cuối tháng, sau khi đã nhận và hạch toán hết các chứng từ đến,
CN tạo báo cáo chuyển tiền điện tử tháng.Báo cáo được tự động truyền về TTTT để đối
chiếu với dữ liệu hạch toán trong tháng của TTTT.
Tại TTTT, sau khi truyền nhận hết chứng từ cho các CN, chương trình máy tự động
đối chiếu số liệu hạch toán tại TTTT với số liệu báo cáo của các CN và phản hồi kết quả
về các CN. Các chênh lệch đối chiếu được in ra để kiểm tra lại số liệu đã hạch toán trong
tháng.Các sai sót phải được tìm rõ nguyên nhân và điều chỉnh tại nơi phát sinh sai sót
ngay trong tháng.
IV. Vận dụng kế toán thanh toán chuyển tiền điện tử tại NHTMCP Công
thương.

1. Tình huống 1
Ngày 2/10/2008, Công ty TNHH Miền Bắc lập UNC tại ngân hàng Công Thương chi
nhánh 1 Khánh Hòa yêu cầu trả tiền cho Công ty TNHH Miền Đông có tài khoản tại NH
Công Thương chi nhánh Đà Nẵng, số tiền là 500 triệu đồng. Phí chuyển tiền 0.2 % và
tối thiểu là 100000 đồng , thuế giá trị gia tăng 10%. Số dư cuối ngày 1/10/2008 tài khoản
tiền gửi của Công ty Miền Bắc là 300 triệu đồng. Số dư tối thiểu trong tài khoản là
100000 đồng. Công ty xin vay thêm ngân hàng một số tiền thanh toán đủ cho công ty Đại


Nam, lãi suất là 18%/năm, kì hạn 1 tháng, thanh toán lãi gốc cuối kì. Tài sản đảm bảo của
công ty là miến đất thuộc sở hữu của công ty Miền Bắc tại huyện Vạn Ninh – Khánh Hòa
trị giá 500 triệu đồng.
Xử lý:
Thanh toán giữa NH Công Thương chi nhánh số 1 Khánh Hòa và chi nhánh Đà
Nẵng là thanh toán điện tử trong cùng hệ thống Ngân Hàng.
Ngày 2/10/2008, Công ty Đại Nam lập 2 liên UNC 500 triệu đồng.
Giao dịch viên( GDV) kiểm tra chứng từ, số dư trong tài khoản của công ty. Số dư
không đủ, công ty xin vay thêm một số tiền như sau:
200.000.000 + 100.000 + 0.2% x 500.000.000 + 0.2% x 500.000.000 x10% =
201.200.000.
Nợ TK 2111. 1T. Công ty Miền Bắc:
Có TK 1011:

201.200.000
201.200.000

Sau đó, GDV của ngân hàng Công Thương chi nhánh 1 Khánh Hòa thực hiện UNC, hạch
toán:
Nợ TK 4211.Công ty Miền Bắc :


501.100.000

Có TK 5111:

500.000.000

Có TK 711:

1.000.000

Có TK 4531:

100.000

Ngân hàng hạch toán như sau:
Nợ TK 5112:
Có TK 4211. Công ty Miền Nam:

500.000.000
500.000.000

Ngày 2/11/2008, Công ty Miền Bắc thanh toán khoản vay cho ngân hàng ACB TP.HCM:
Số tiền lãi cần thanh toán:
201.200.000 x 18% x (30/360) = 3.018.000 đồng
Nợ TK 1011:

204.218.000

Có TK 2111.1T. Công ty Miền Đông:


201.200.000

Có TK 702:

3.018.000

2. Tình huống 2
Tại Ngân hàng Công thương chi nhánh quận 10 xảy ra các nghiệp vụ kinh tế sau:


a. Công ty TNHH Quyết Thắng lập UNC trả tiền cho Công ty TNHH Thành Công có
tài khoản tại cùng NH số tiền là 30 triệu đồng.
b. Công ty Hồng Hà lập UNC để trả tiền cho Công ty Thành Đạt có tài khoản tại NH
Công Thương chi nhánh Cần Thơ số tiền là 6,000,000đ.
c. Công ty Ninh Hòa lập UNC để trả tiền cho Công ty Bảo Lộc có tài khoản tại NH
NN&PTNT chi nhánh Đồng Nai số tiền là 50 triệu đồng. Biết NH Công thương chi
nhánh quận 10 và NH NN&PTNT Đồng Nai thanh toán qua NHNN.
Xử lý:
a. Trường hợp Khách hàng mở tài khoản cùng ngân hàng:
Ngân hàng Công thương ghi tăng TK cho CT TNHH Thành Công
Nợ 4211. Quyết Thắng :
Có 4211. Thành Công :

30.000.000
30.000.000

b. Hai Ngân hàng cùng hệ thống
Nợ 4211.Hồng Hà:

6.000.000


Có 5111 :

6.000.000

c. Hai Ngân hàng thanh toán qua NHNN.
Tại NH Công thương chi nhánh quận 10 (NH bên trả tiền)
Nợ 4211.Ninh Hòa :
Có 1113 :

50.000.000
50.000.000



×