Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.16 KB, 4 trang )

Có thể nói, việc coi quản trị rủi ro như một nội dung cốt lõi trong quản trị DN
đang là một xu hướng trước sự phát triển phức tạp của mô hình kinh doanh
và biến động kinh tế như hiện nay.
Có một số điểm cần lưu ý đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm,
kể cả bảo hiểm nhân thọ lẫn phi nhân thọ. Thứ nhất, đối với các công ty bảo
hiểm nhân thọ, cần có một chiến lược đầu tư lâu dài được xây dựng hợp lý
để đảm bảo lợi nhuận ổn định, phù hợp với cơ cấu danh mục tài sản và trách
nhiệm đến hạn. Ngoài ra, việc phát triển các sản phẩm mới phù hợp với nhu
cầu khách hàng cũng sẽ giúp thâm nhập thị trường tốt hơn. Đảm bảo tính
minh bạch trong quá trình bán hàng sẽ mang lại “sức khỏe” lâu dài cho nền
kinh tế.
Thứ hai, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang trải qua một thời kỳ khó
khăn khi phí bảo hiểm không tăng do cạnh tranh giữa các DN bảo hiểm, trong
khi đó, chi phí tái bảo hiểm thì ngày càng tăng sau những thiên tai xảy ra tại
châu Á vào các năm gần đây. Bên cạnh đó, việc quản lý rủi ro bảo hiểm trong
mở rộng phát triển thị trường và quản lý rủi ro của danh mục sản phẩm bảo
hiểm một cách hợp lý đang là một thách thức lớn.
Trao đổi với báo chí, TS. Hoàng Việt Hà, Giám đốc Hoạt động Tập đoàn Bảo
Việt cho biết: Rủi ro bảo hiểm là các rủi ro liên quan đến khả năng một công ty
bảo hiểm có thể phải gánh chịu tổn thất do phí bảo hiểm thu được không đủ
bù đắp các chi phí bồi thường các sự kiện bảo hiểm. Đây là rủi ro trọng yếu
nhất do là lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn. Là công ty bảo hiểm đầu
tiên tại Việt Nam, trong suốt gần 50 năm qua, hoạt động quản lý rủi ro của
Công ty luôn có ý nghĩa sống còn, vì kinh doanh bảo hiểm chính là kinh
doanh rủi ro. Từ khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn bảo hiểm - tài chính,
tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con và kinh doanh trong các lĩnh vực
không chỉ có bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ mà còn ngân hàng, quản lý
quỹ, chứng khoán và đầu tư thì việc quản trị rủi ro lại càng quan trọng.
Thách thức của công tác quản lý rủi ro không dừng ở quản lý rủi ro liên quan
tới từng hoạt động kinh doanh của các đơn vị trong các lĩnh vực kinh doanh,
mà còn quản lý rủi ro về đầu tư, rủi ro hoạt động và các rủi ro tích tụ trong Tập


đoàn. Trước thách thức này, Bảo Việt đã phối hợp với tư vấn chuyển giao
công nghệ của HSBC, từng bước xây dựng một khung quản trị rủi ro xuyên
suốt từ công ty mẹ xuống tới các đơn vị thành viên trong các lĩnh vực kinh
doanh theo thông lệ quốc tế.
Cụ thể, trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, ngoài việc khai thác thận trọng,
kiểm soát chặt các quy trình, Bảo Việt còn áp dụng quy trình xây dựng các giả
định nhằm đưa ra các ước tính thận trọng và ổn định về kết quả tương lai.


Hoạt động kiểm tra hàng năm được thực hiện nhằm đảm bảo những giả định,
ước tính khả thi nhất và kết quả trong tương lai nằm trong giới hạn chấp nhận
được. Các giả định được xem xét thường xuyên bao gồm giả định về xác
suất xảy ra tổn thất và lãi suất đầu tư. Trong năm 2011, Bảo Việt đã lựa chọn
đối tác tái bảo hiểm uy tín cho các hợp đồng bảo hiểm lớn.
Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các rủi ro thường được bảo hiểm trong
12 tháng. Bảo Việt đã xây dựng các giả định nhằm đưa ra các ước tính với
các kết quả khả thi nhất với nguồn số liệu thống kê nhiều năm và được
nghiên cứu và phân tích chi tiết. Đối với rủi ro phát sinh do thay đổi khí hậu,
thảm họa thiên nhiên, Bảo Việt đã xây dựng mô hình rủi ro thiên tai (CAT
model) để đánh giá ảnh hưởng của các thảm họa.
Trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều rủi ro như hiện nay, quản lý rủi ro
đầu tư là một trong những mục tiêu chính của của Tập đoàn cũng như tại các
công ty con. Nếu không quản lý tốt, hậu quả từ rủi ro đầu tư có thể lấy đi hết
những thành quả từ quản lý tốt rủi ro bảo hiểm mang lại.
Khi Bảo Việt hoạt động theo mô hình tập đoàn, rủi ro cũng xuất phát từ rủi ro
hoạt động nội bộ liên quan đến chất lượng báo cáo và kiểm soát tài chính; rủi
ro pháp lý và tuân thủ; rủi ro con người; rủi ro từ thực hiện quy trình, quy chế;
từ chiến lược kinh doanh; rủi ro hệ thống và thông tin, rủi ro tính liên tục của
hoạt động.
Các yếu tố hình thành quản lý rủi ro hiệu quả:

* Quản trị công ty hiệu quả: phụ thuộc vào tầm nhìn, nhận thức và sự tham
gia mạnh mẽ của lãnh đạo cao cấp trong quá trình điều hành.
* Văn hóa nhận thức rủi ro xuyên suốt trong DN.
* Quá trình tác nghiệp mạch lạc, rõ ràng với cơ chế phân quyền và chịu trách
nhiệm minh bạch.
* Quản lý thông tin kịp thời và chính xác, chú trọng tới các vấn đề có thể phát
sinh rủi ro.
* Cách tiếp cận năng động, cởi mở, thường xuyên đánh giá rủi ro trong môi
trường phát triển không ngừng.
* Đội ngũ quản trị rủi ro chuyên nghiệp.
(source: )
Bên cạnh đó, vấn đề thiếu hụt nhân sự được đào tạo và có kinh nghiệm vẫn luôn là một khó
khăn đối với các DNBH. Khi thiếu các cơ sở đánh giá rủi ro, thiếu các tính toán thống kê đầy
đủ trên cơ sở rủi ro phù hợp với từng DN thì việc định phí vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở kinh
nghiệm và áp lực cạnh tranh trên thị trường. Đó cũng lý do vì sao, một số nghiệp vụ như bảo


hiểm ô tô xe máy, tài sản, thân tàu … DN biết lỗ nhưng vẫn làm và cạnh tranh khốc liệt bằng
cách giảm phí, tăng chi phí bán hàng…
Trong bảo hiểm nhân thọ, tình trạng các đại lý chạy theo doanh thu, không thực hiện đúng
các quy trình tác nghiệp, cố tình làm sai lệch hồ sơ giải quyết quyền lợi bảo hiểm… ngày
càng phổ biến, ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của DNBH.
Nguyên nhân dẫn tới các tình trạng trên một phần là do mô hình quản trị của DNBH phi nhân
thọ hiện nay đang tạo sự mâu thuẫn, tạo sự cạnh tranh giữa các phòng ban, giữa các chi
nhánh khi các doanh nghiệp phân cấp không rõ ràng, chặt chẽ. Mô hình phân tán, việc giao
quyền lực cho các chi nhánh tạo ra sự chủ động trong kinh doanh, nhưng cũng tăng rủi ro
trục lợi. Đặc biệt là do hệ thống quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ mang tính hình
thức, chưa thực chất.
Giải pháp giúp phòng tránh rủi ro hiệu quả
Bán bảo hiểm là bán lời hứa. Trách nhiệm bồi thường không chỉ nhắm đến việc “mua dễ, khó

đòi” mà chủ yếu liên quan đến cơ chế quản lý rủi ro của DNBH trên cơ sở vốn điều lệ, tổng
tài sản, kết hợp với các chương trình tái bảo hiểm bảo vệ… để có thể hiện thực hóa lời hứa
với khách hàng. Do vậy, cần xem xét, điều chỉnh lại quy trình quản trị rủi ro, quản trị thương
hiệu, dịch vụ khách hàng của các DNBH. Các cơ quan quản lý cần có những nghiên cứu,
phân loại các DNBH, áp dụng các quy định về phạm vi khai thác sao cho phù hợp với năng
lực của các DN này, có như vậy mới có thể bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong trường
hợp xấu nhất, đồng thời giúp cho thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn, ổn định hơn.
Muốn vậy, chúng ta cần tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp phòng tránh rủi ro
như sau:
Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý nhà nước:
- Cần sớm rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, thông tư liên
quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động cũng như
áp dụng các biện pháp chế tài xử phạt nghiêm minh đối với hành vi vi phạm pháp luật của
các DN kinh doanh bảo hiểm và các cá nhân, đơn vị tham gia bảo hiểm.
- Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật quy định bắt buộc khách hàng phải tham
gia cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, để kiểm tra theo dõi và đưa ra những mức
chế tài xử phạt thích đáng cao hơn mức phí bảo hiểm mà họ tham gia.
Thứ hai, đối với DNBH:
- Cần chú trọng đầu tư công nghệ thông tin, triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO nhằm nâng cao khả năng quản trị DN;
- Cần kiện toàn đội ngũ nhân sự theo hướng chuyên nghiệp, không chỉ thành thục và giỏi về
chuyên môn mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp;
- Áp dụng phương thức thanh toán điện tử qua ngân hàng, giảm bớt thu – chi bằng tiền mặt;
- Áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với thị trường bảo hiểm;
- Thường xuyên tổ chức theo dõi, quản lý và giám sát nhân viên, hoạt động của đại lý và môi
giới bảo hiểm;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và nâng cao khả năng đánh giá rủi ro trước và sau khi nhận bảo
hiểm. Việc kiểm soát rủi ro phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Tổng quát, quy
trình kiểm soát, quản lý rủi ro cơ bản bao gồm những bước chính được trình bày cụ thể ở
Hình 1. Ở mức chi tiết hơn, quy trình quản lý rủi ro bao gồm các bước cùng với trình tự xử lý

và mối quan hệ giữa chúng như trình bày ở Hình 2.
- Hoàn thiện các yếu tố hình thành quản lý rủi ro hiệu quả. Quản trị công ty hiệu quả phụ
thuộc vào tầm nhìn, nhận thức và sự tham gia mạnh mẽ của lãnh đạo cao cấp trong quá
trình điều hành; quá trình tác nghiệp mạch lạc, rõ ràng với cơ chế phân quyền và chịu trách
nhiệm minh bạch.
- Nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư phát triển nguồn vốn để bù đắp những rủi ro có tính
chất thảm họa. DNBH cũng cần bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông
tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, đồng thời có sự kiểm tra
tính trung thực của thông tin đó. Cần đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm
trong một số trường hợp: Khi bên mua bảo hiểm không thực hiện, thực hiện không đúng các
nghĩa vụ cam kết, trường hợp rủi ro gia tăng và bên mua bảo hiểm không chấp nhận sự tăng


phí bảo hiểm. Có quyền từ chối bồi thường, từ chối trả tiền bảo hiểm khi sự kiện xảy ra bị
loại trừ, không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Ngoài ra, cần yêu cầu bên mua bảo
hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất nhằm nâng cao tính trách
nhiệm của bên mua bảo hiểm, tránh tình trạng ỷ lại hoàn toàn vào DNBH…
(Theo Webbaohiem.net)



×