Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề khảo sát học sinh giỏi môn hoá lớp 9 năm học 2017_2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.55 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS TAM DƯƠNG

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LẦN 1
NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Hóa học 9
Thời gian làm bài: 120 phút

Chú ý: Thí sinh được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Bài 1 (2,0 điểm).
Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có):
a) Cho từ từ Na vào dung dịch CuSO4.
b) Cho từ từ Na vào dung dịch Al(NO3)3.
c) Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ca(OH)2.
d) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
Bài 2 (2,0 điểm).
a) Tìm muối X thỏa mãn hai phản ứng sau và viết các phương trình phản ứng xảy
ra:
(1) Natri aluminlat + X → 3 muối + H2O
(2) Natri cacbonat + X → Khí cacbonic + 2 muối + H2O
b) Cho một lượng kim loại R tan hết vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,5M và
CuCl2 0,75M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và m gam kết tủa. Tính m.
Bài 3 (2,0 điểm).
1. Dùng một lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20%, đun nóng để hòa tan vừa đủ
17,600 gam CuO. Sau phản ứng làm nguội dung dịch đến 10 0C thì khối lượng tinh
thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch là m gam. Biết rằng độ tan của dung dịch
CuSO4 ở 100C là 17,4 gam. Tính giá trị của m.
2. Có 4 chất bột màu trắng đựng trong 4 bình riêng biệt bị mất nhãn là: NaCl,
BaCO3, Na2SO4 và BaSO4. Chỉ được dùng thêm H2O và CO2 hãy nêu cách phân biệt
từng chất.
Bài 4 (2,0 điểm).
Cho CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH 1,5M, sau phản ứng cô cạn cẩn thận dung


dịch thu được 37,8 gam chất rắn khan.
a) Tính thể tích khí CO2 đã dùng (đktc).
b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch
không thay đổi).
Bài 5 (2,0 điểm).
Cho 11,2 gam hỗn hợp gồm Cu và kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu
được 3,136 lít khí (đktc). Mặt khác, hòa tan hết 11,2 gam hỗn hợp trên trong dung
dịch HNO3 loãng, dư thu được 3,92 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
Xác định kim loại M.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
====== HẾT =====
Họ và tên học sinh:………………………………... SBD:………Phòng thi số: …


TRƯỜNG THCS TAM DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

HSG LẦN 1
NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Hóa học 9
HDC này gồm 03 trang

Câu

Nội dung
a)

b)


1

c)

(2,0 đ)
d)

→ 2NaOH + H2
2Na + 2H2O 
→ Cu(OH)2 + Na2SO4
2NaOH + CuSO4 
→ 2NaOH + H2
2Na + 2H2O 
→ Al(OH)3 + 3NaNO3
3NaOH + Al(NO3)3 
→ NaAlO2 + 2H2O
NaOH
+ Al(OH)3 
→ CaCO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 
→ Na2CO3 + H2O
CO2 + 2NaOH 
→ 2NaHCO3
CO2 + Na2CO3 + H2O 
→ Ca(HCO3)2
CO2 + CaCO3 + H2O 
→ NaHCO3 + NaCl
HCl + Na2CO3 
→ NaCl + CO2 + H2O
HCl + NaHCO3 


a) Chọn X là KHSO4 hoặc NaHSO4
(1) 2NaAlO2 + 8KHSO4 → Na2SO4 + Al2(SO4)3 + 4K2SO4 + 4H2O
(2) Na2CO3 + 2KHSO4 → Na2SO4 + K2SO4 + CO2↑ + H2O
b) nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 (mol); n Cu ( NO3 )2 = 0, 2.0, 75 = 0,15(mol)
n H2 =

2
(2,0 đ)

3
(2,0 đ)

Điểm
0,5 đ
0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

3,36
= 0,15(mol)
22, 4

Từ số mol H2 và số mol HCl ⇒ R có phản ứng với H2O
2R + 2nHCl 
→ 2RCln + nH2

(1)
0,1
0,05
(mol)
2R + 2nH2O 
→ 2R(OH)n + nH2
(2)
2R(OH)n + nCuCl2 
→ 2RCln + nCu(OH)2
(3)

Từ (1) và (2)
số mol H2 (2) = 0,1 (mol)

(2) và (3)
số mol CuCl2 phản ứng = số mol H2 (2)
= số mol Cu(OH)2 = 0,1 (mol)
⇒ CuCl2 dư ⇒ m = 0,1.98 = 9,8 (gam)
1. Phương trình phản ứng:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
0,22
0,22
0,22
0,22
(mol)
Khối lượng dd H2SO4 20% =

0, 22.100.98
= 107,8 (gam)
20


Sau phản ứng sinh ra 0,22 (mol) H2O
 Khối lượng H2O sau phản ứng:
mH2O = 107,8 – 0,22.98 + 0,22.18 = 90,2 (gam)
Gọi số mol CuSO4.5H2O tách ra là x
100gam H2O hòa tan 17,4gam CuSO4
(90,2-5.18.x) gam H2O hòa tan 160(0,22-x) gam CuSO4

0,25 đ

0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ

0,25 đ
0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ


4
(2,0 đ)

→ x = 0,135 → m = 33,75 (gam).
2. Trích mẫu thử từ các chất rắn.
- Hòa tan các mẫu thử vào nước, ta chia ra được 2 nhóm:
+ Nhóm 1: tan trong nước gồm NaCl, Na2SO4.
+ Nhóm 2: không tan trong nước gồm BaCO3, BaSO4.

- Sục khí CO2 dư vào các mẫu thử ở nhóm 2 trong nước, ta thấy:
+ Mẫu thử tan hết là BaCO3:
CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2
+ Mẫu thử không tan là BaSO4.
- Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vừa thu được ở trên lần lượt tác dụng
với 2 dung dịch ở nhóm 1:
+ Xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch Na2SO4.
Ba(HCO3)2+ Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaHCO3
+ Không xuất hiện kết tủa trắng là dung dịch NaCl.
a) Ta có:
nNaOH = 0,5.1,5 = 0,75 (mol)
Giả sử phản ứng CO2 với NaOH vừa đủ để tạo thành Na2CO3
→ Na2CO3 + H2O
CO2 + 2NaOH 
1
⇒ n Na CO = n NaOH = 0, 375(mol)
2
⇒ m = 0,375.106 = 39,75 (gam) > 37,8 (gam).
⇒ NaOH dư hay trong dung dịch sau phản ứng có Na2CO3 và
NaOH dư
Gọi x là số mol CO2
⇒ 106x + 40(0,75 – 2x) = 37,8
⇒ x = 0,3 (mol)
⇒ VCO = 0,3.22,4 = 6,72 (lít)
b) CM(NaOH) = 0,3M và của Na2CO3 = 0,6M
2

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

0,25 đ

3

2

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,75 đ

Các phản ứng có thể:
→ 2MCln
2M + 2nHCl 
+ nH2
→ 3M(NO3)m + nNO + 2nH2O
3M + 4nHNO3 
→ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3Cu + 8HNO3 
Ta có:
5
(2,0 đ)

3,136
= 0,14(mol )
22, 4
3,92
=
= 0,175(mol )

22, 4

nH 2 =
nNO

Gọi x, y lần lượt là số mol của Cu và M.
=> 64 x + M.y = 11,2 (*)
TH1: Nếu M có hóa trị không đổi là n.
=> ny = 0,28
2x + ny = 0,525
=> x = 0,1225 (mol)
thay vào (*) => M.y = 3,36
=> M = 12.n

0,5 đ


Với n là hóa trị của M => chỉ có n = 2, M = 24 là thỏa mãn
 M là Mg
TH2: Nếu M có hóa trị thay đổi theo phản ứng.
=> ny = 0,28 (**)
2x + my = 0,525 (***)
từ (*), (**) và (***) ta có:

0,75 đ

32m − M 0,525.32 − 11, 2
=
= 20
n

0, 28

=> M + 20n = 32m
1≤ n < m ≤ 3

=> chỉ có giá trị n = 2; m = 3; M = 56 là thỏa mãn
=> M là Fe.

0,75 đ

Ghi chú: - Thí sinh có thể giải nhiều cách, nếu đúng vẫn được điểm tối đa.

- Nếu thí sinh giải đúng trọn kết quả của 1 ý theo yêu cầu đề ra thì cho điểm trọn
ý mà không cần tính điểm từng bước nhỏ, nếu từng ý giải không hoàn chỉnh, có thể
cho một phần của tổng điểm tối đa dành cho ý đó. Điểm toàn bài chính xác đến
0,25đ.



×