UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm 04 trang)
Mã đề: 522
PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu I. Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: (Từ câu 01 đến câu 05):
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!”
(Theo sách giáo khoa Ngữ văn 8, NXB Giáo dục)
01. Dòng nào nêu đúng nhất về nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
“Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.”
A. Đối ngữ, điệp ngữ, nói quá.
B. Điệp ngữ, nói quá, đảo ngữ.
C. Nói quá, đảo ngữ, so sánh.
D. Đảo ngữ, so sánh, nhân hóa.
02. Dòng nào nêu đúng nhất nội dung bài thơ?
A. Phong thái ung dung, đường hoàng của người chí sỹ cách mạng trong cảnh tù
đày.
B. Khí phách kiên cường bất khuất của người chí sỹ cách mạng.
C. Khắc họa hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù
gặp bước nguy nan vẫn không sờn lòng đổi chí.
D. Những gian nan mà người tù cách mạng gặp phải trong cảnh tù đày.
03. Quê hương nhà thơ Phan Châu Trinh thuộc tỉnh nào nước ta?
A. Bình Định
B. Đà Nẵng
C. Quảng Ngãi
D. Quảng Nam
04. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
05. Địa danh “Côn Lôn” thuộc hòn đảo:
A. Phú Qúy
B. Phú Quốc
C. Côn Đảo
D. Lý Sơn
Câu II: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ( Từ câu 06 đến câu 10 ):
“Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có
những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng
Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng
núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít
đến tận chân trời phía tây.”
(Theo sách giáo khoa Ngữ văn 8, NXB Giáo dục)
Mã đề 522 trang 1
06. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào?
A. Cô bé bán diêm.
C. Đánh nhau với cối xay gió.
B. Chiếc lá cuối cùng.
D. Hai cây phong.
07. Câu “Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có
những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đơn.
B. Câu ghép.
C. Câu đặc biệt.
D. Câu rút gọn.
08. Ai là tác giả của đoạn trích trên?
A. Xéc - van - tét.
C. An - đéc - xen.
B. O Hen - ri.
D. Ai - ma - tốp.
09. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
10. “Thảo nguyên” có nghĩa là:
A. Vùng đất bằng phẳng, rộng lớn và cao.
B. Vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng.
C. Vùng đất bằng rộng lớn, chỉ có cỏ mọc, do khí hậu khô, ít mưa.
D. Dải đất trũng xuống và kéo dài nằm giữa hai sườn núi.
Câu III. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( Từ câu 11 đến câu 16):
"Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người,
làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc.
Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma tuý, mại dâm là con
đường ngắn nhất để lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm."
(SGK GDCD 8- NXB Giáo dục)
11. HIV không lây truyền qua con đường nào sau đây?
A. Truyền máu.
B. Từ mẹ sang con.
C. Dùng chung bát, đĩa.
D. Quan hệ tình dục.
12 Tệ nạn xã hội là hiện tượng sai lệch:
A. Chuẩn mực xã hội.
B. Thói quen của xã hội .
C. Quy định của tập thể .
D. Tập quán của cộng đồng.
13. HIV là gì?
A. Là tên của một loại vi khuẩn gây suy giảm miễn dịch ở người
B. Là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
C. Là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV
D. Là giai đoại đầu của sự nhiễm HIV
14. Con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS là:
A. Ma túy, cờ bạc
B. Mại dâm, thuốc lá
C. Ma túy, uống rượu
D. Mại dâm, ma túy
15. Khi phát hiện có tụ điểm tổ chức cờ bạc, ma tuý, mại dâm công dân sử dụng quyền
gì?
A. Quyền tự do ngôn luận
B. Quyền tự do kinh doanh
C. Quyền tố cáo
D. Quyền khiếu nại
16. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai?
A. Gia đình
B. Nhà trường, xã hội
Mã đề 522 trang 2
C. Bản thân
D. Tất cả đúng
Câu IV: Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi: ( Từ câu 17 đến câu 30 ):
“Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt trình độ phát triển cao
của thế giới. Vào thời đó cư dân ở nhiều nước châu Á đã biết khai thác, chế biến
khoáng sản, phát triển nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi và nghề rừng. Họ đã tạo
ra nhiều mặt hàng nổi tiếng, được các nước phương Tây ưa chuộng và nhờ đó, thương
nghiệp phát triển. Đã có các con đường vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ,
Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu.”
(Theo sách giáo khoa Địa lí 8, NXB Giáo dục)
17. Cuộc chiến tranh mà thực dân Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc còn có tên gọi
là gì?
A. Chiến tranh lạnh
B. Chiến tranh thuốc phiện
C. Chiến tranh vũ khí
D. Chiến tranh cục bộ.
18. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ thời Cổ đại và Trung đại sang các nước
châu Âu là:
A. Thảm len, đồ trang sức vàng bạc, đồ gốm, thủy tinh, đồ da, vũ khí.
B. Các gia vị và hương liệu (hồ tiêu, hồi, quế, trầm hương), đồ gốm,..
C. Vải bông, đồ gốm, công cụ sản xuất bằng kim loại, đồ thủy tinh, đồ trang sức vàng
bạc,..
D. Đồ sứ, vải, tơ lụa, giấy viết, la bàn, thuốc súng,..
19. Từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, nguyên nhân chủ yếu mà thực dân phương Tây
xâm lược Ấn Độ là gì?
A. Có đường bờ biển dài.
B. Có tài nguyên thiên nhiên phong phú
C. Có nền kinh tế phát triển
D. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu.
20. Từ đầu thế kỉ XVIII, những nước tư bản nào sau đây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A. Mĩ – Tây Ban Nha
B. Nga – Nhật
C. Đức – I-ta-li-a
D. Anh – Pháp
21. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc thời Cổ đại và Trung đại sang các
nước châu Âu là:
A. Thảm len, đồ trang sức vàng bạc, đồ gốm, thủy tinh, đồ da, vũ khí.
B. Các gia vị và hương liệu (hồ tiêu, hồi, quế, trầm hương), đồ gốm,..
C. Đồ sứ, vải, tơ lụa, giấy viết, la bàn, thuốc súng,..
D. Vải bông, đồ gốm, công cụ sản xuất bằng kim loại, đồ thủy tinh, đồ trang sức
vàng bạc,..
22. Những nước tư bản phương Tây đòi nhà Thanh mở cửa, tự do buôn bán những mặt
hàng nào?
A. Vũ khí
B. Thuốc phiện
C. Máy móc
D. Len dạ
23. Thực dân Anh đã viện vào cớ nào để xâm lược Trung Quốc?
A. Triều đình nhà Thanh cấm đạo
B. Chính quyền nhà Thanh thi hành chính sách bế quan tỏa cảng
C. Chính quyền nhà Thanh gây hấn với thực dân Anh
D. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh.
24. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Đông Nam Á thời Cổ đại và Trung đại sang các
nước châu Âu là:
A. Thảm len, đồ trang sức vàng bạc, đồ gốm, thủy tinh, đồ da, vũ khí.
Mã đề 522 trang 3
B. Các gia vị và hương liệu (hồ tiêu, hồi, quế, trầm hương), đồ gốm,..
C. Đồ sứ, vải, tơ lụa, giấy viết, la bàn, thuốc súng,..
D. Vải bông, đồ gốm, công cụ sản xuất bằng kim loại, đồ thủy tinh, đồ trang sức vàng
bạc,..
25. Giữa thế kỉ XIX các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Phong kiến
C. Tư bản
D. Xã hội chủ nghĩa.
26. Dân cư Tây Nam Á chủ yếu theo đạo:
A. Hồi giáo
B. Phật giáo
C. Ấn Độ giáo
D. Ki-tô giáo.
27. Hai con sông lớn của khu vực Tây Nam Á là:
A. Hoàng Hà và Trường Giang
C. Sông Ấn và sông Hằng
B. Ti-grơ và Ơ-phrát
D. Sông Mê - kông và sông Hồng
28. Tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như
thế nào?
A. Mới hình thành
B. Bước đầu phát triển
C. Phát triển thành các nước công nghiệp
D. Khủng hoảng triền miên.
29. Nước nào trong khu vực Đông Nam Á không bị các nước phương Tây xâm lược?
A. Việt Nam
B. Thái Lan
C. In-đô-nê-xi-a
D. Mi-an-ma
30. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tây Nam Á thời Cổ đại và Trung đại sang các
nước châu Âu là:
A. Thảm len, đồ trang sức vàng bạc, đồ gốm, thủy tinh, đồ da, vũ khí.
B. Các gia vị và hương liệu (hồ tiêu, hồi, quế, trầm hương), đồ gốm,..
C. Đồ sứ, vải, tơ lụa, giấy viết, la bàn, thuốc súng,..
D. Vải bông, đồ gốm, công cụ sản xuất bằng kim loại, đồ thủy tinh, đồ trang sức
vàng bạc,..
-----------------Hết ---------------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ..................................................................................................................Số báo danh: .................................
Mã đề 522 trang 4