Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra học kỳ I môn văn 6 năm học 2017_2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.48 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRIỆU PHONG

ĐỀ THI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề)

Câu 1 ( 1.0 điểm):
Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết đã học ( kể cả các truyền
thuyết đọc thêm).
Câu 2 ( 1.0 điểm):
Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
“Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan”
a. Em hiểu nghĩa của từ “nắng mưa” trong câu thơ trên như thế nào?
b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ thứ hai.
Câu 3 ( 3.0 điểm):
a. Câu văn sau mắc lỗi dùng từ nào? Em hãy chỉ ra và sửa lại cho đúng.
Có một số bạn còn bàng quang với lớp.
b. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại và loại cụm từ nào? Hãy chỉ
rõ.
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài
con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng,
khiến các con vật kia rất hoảng sợ…
Một năm nọ trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch
ta ra ngoài”. ( Trích: “Ếch ngồi đáy giếng”, SGK Ngữ văn 6, NXB GD, trang 100 )
Câu 4 ( 5.0 điểm):
Kể lại truyện “ Em bé thông minh” bằng chính lời văn của em theo ngôi thứ nhất.
=========HẾT=========
Họ và tên thí sinh:..............................................................................
( Đề thi gồm bốn câu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)




PHÒNG GD&ĐT
TRIỆU PHONG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN 6
CÂU
ĐÁP ÁN
HS trả lời theo đáp án sau:
1

2

- Khái niệm “ truyền thuyết”:
- Kể tên các truyền thuyết: “ Con Rồng cháu Tiên” ( đọc thêm), “ Bánh
chưng bánh giầy”, Thánh Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “ Sự tích Hồ
Gươm” ( đọc thêm).
a. Giải nghĩa từ “nắng mưa” trong câu thơ:
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa.
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.
b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu
thơ thứ hai.
Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc
về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau:
Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất
vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian
lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống.
Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể

thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: “ngấm”, “thấm”,… thì nỗi
vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi…)
HS chỉ ra được lỗi và cách sửa lỗi theo đúng các bước sau:
a. Phát hiện lỗi: Dùng từ lẫn lộn giữa các từ gần âm.
Cụ thể: Từ “bàng quang”.
( Nếu HS không chỉ ra cụ thể từ ngữ nào hoặc không phát hiện lỗi thì
phần này không có điểm)
- Nguyên nhân mắc lỗi: Do người viết không phân biệt nghĩa của các từ
gần âm.
- Cách sửa: thay từ “bàng quang” bằng từ “bàng quan”.
- Ghi kết quả đúng: Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
b. Các từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc từ loại và loại cụm từ:

3

* Các từ loại trong đoạn văn:
- Danh từ: “nhái”, “cua”, “ốc”.
- Động từ: “kêu”, “ra”.
- Tính từ: “hoảng”, “sợ”, “to”.
- Lượng từ: “các”.
- Chỉ từ: “kia”.
- Số từ: “một”.
* Cụm từ:
- Cụm danh từ: “một con ếch”.

ĐIỂM
1.0
0.5
0.5
1.0

0.25
0.25

0.25
0.25

3.0
0.25

0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5


4

( Phần từ loại: Nếu HS chỉ ra được 4/6 từ loại, có chỉ ra đúng các từ loại
thì vẫn cho 1.5 điểm)
Yêu cầu chung:
* Về hình thức :
- HS viết đúng kiểu đúng kiểu bài kể chuyện bằng chính lời văn của

mình.
- Trình bày bài văn đủ bố cục ba phần; diễn đạt trong sáng, ít mắc lỗi
chính tả.
- Riêng phần “ Thân bài” nếu HS không tách đoạn giữa các đoạn
văn thì trừ 1,0 điểm.
- Ngôi kể: thứ nhất, xưng “ tôi”, “ mình” hoặc “ em”, trong vai em bé.
* Về nội dung: Học sinh trình bày với nhiều cách diễn đạt khác nhau,
cần đảm bảo những nội dung cơ bản với các sự việc sau:
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: Giới thiệu khái quát:
- Tôi là em bé trong truyện: “ Em bé thông minh”.
- Tôi xin kể về câu chuyện mà bản thân mình đã vượt qua các lần
giải đố một cách kì diệu.
Thân bài: Diễn biến của truyện: HS lần lượt kể theo ngôi thứ nhất với
trình tự các sự việc sau:
- Nhà vua sai một viên quan đi tìm người tài giỏi để giúp vua cai
trị đất nước mà chưa thấy ai lỗi lạc.
- Đến làng nọ, viên quan gặp hai cha con tôi đang cày ruộng. Khi
viên quan hỏi trâu của cha con tôi cày một ngày được mấy đường thì tôi
liền nhanh nhảu hỏi lại về con ngựa của ông đi ngày được mấy bước.
Viên quan nghe tôi hỏi lại như vậy đành tắc tị.
- Cuộc đối đáp giữa viên quan và tôi đã cho viên quan tin chắc tôi
đúng là người tài, vội phi ngựa về tâu vua.
- Nhà vua kín đáo thử tài tôi bằng cái lệnh bắt dân làng nuôi trâu
đực đẻ.
- Hai cha con tôi tìm đường vào kinh đô. Tôi gặp được nhà vua.
Cuộc đối đáp giữa nhà vua và tôi.
- Tôi vượt qua mấy lần thử thách một cách dễ dàng.
- Tôi đã giúp nhà vua và triều đình làm được công việc oái oăm
mà sứ thần nước láng giềng thách đố (xỏ sợi chỉ qua đường ruột một

chiếc vỏ ốc vặn.)
Kết bài: Kết thúc truyện:
- Nhà vua và cả triều đình khâm phục trí thông minh kì lạ của tôi.
- Tôi được nhà vua phong chức Trạng nguyên và ban cho một
dinh thự trong cung. Tôi trở thành người giúp đỡ nhà vua rất đắc lực
trong việc cai trị đất nước.

5.0

0.5

0.5
1.0

0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

0.5



×