Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông các tỉnh đông nam bộ trong bối cảnh đổi mới giáo dục ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 202 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

PHM NGC HI

PHáT TRIểN ĐộI NGũ CáN Bộ QUảN Lý TRƯờNG
TRUNG HọC PHổ THÔNG CáC TỉNH ĐÔNG NAM Bộ
TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC

LUN N TIN S GIO DC HC

H NI - 2014


i

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

PHM NGC HI

PHáT TRIểN ĐộI NGũ CáN Bộ QUảN Lý TRƯờNG
TRUNG HọC PHổ THÔNG CáC TỉNH ĐÔNG NAM Bộ
TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC

Chuyờn ngnh : Qun lý giỏo dc
Mó s

: 62.14.01.14

LUN N TIN S GIO DC HC



Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS. TS PHM KHC CHNG
2. PGS. TS PHAN MINH TIN

H NI - 2014


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Ngọc Hải


iii

LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành và tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin trân
trọng cảm ơn:
PGS.TS. Phạm Khắc Chương và PGS.TS. Phan Minh Tiến, người thầy, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Ban Giám hiệu; Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Khoa Quản lý Giáo dục trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Quí Thầy giáo, Cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và

nghiên cứu.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu, quý Thầy giáo, Cô giáo các trường
Cao đẳng, Đại học, Trung học phổ thông trên địa bàn các tỉnh Tây Ninh, Bình
Dương, Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp các số liệu
trong quá trình tôi thực hiện luận án.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng

năm 2014

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Ngọc Hải


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ..................................................................................................................... i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án ................................................................... viii
Danh mục các bảng trong luận án ............................................................................... ix
Danh mục các biểu đồ trong luận án .............................................................................x
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..............................................8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà
trƣờng trên thế giới ......................................................................................... 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà
trƣờng ở Việt Nam........................................................................................ 10
1.2. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................... 15
1.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học
phổ thông ...................................................................................................... 15
1.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ................................................................. 17
1.2.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông ................... 20
1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông trong bối cảnh đổi
mới giáo dục ............................................................................................................ 21
1.3.1. Vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông
trong bối cảnh đổi mới giáo dục................................................................... 21
1.3.2. Các quan điểm và yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng
trung học phổ thông ...................................................................................... 27
1.3.3. Những yêu cầu đối với cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông
trong bối cảnh đổi mới giáo dục................................................................... 30
1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông ............................... 35
1.4.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông .......... 35
1.4.2. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông.......... 35
1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý trƣờng trung học phổ thông...................................................................... 40


v
1.5. Các chủ thể quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học
phổ thông ................................................................................................................. 44
1.5.1. Ủy ban nhân dân tỉnh .................................................................................... 44
1.5.2. Sở Giáo dục - Đào tạo .................................................................................. 44

1.6. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung
học phổ thông .......................................................................................................... 45
1.6.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ ............................................................................. 45
1.6.2. Kinh nghiệm của Canada ............................................................................. 47
1.6.3. Kinh nghiệm của New Zealand .................................................................... 48
1.6.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc Châu Á ........................................................ 50
1.6.5. Bài học và kinh nghiệm ................................................................................ 52
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 52
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG
TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ ...............................................54
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ .............. 54
2.1.1. Điều kiện tự nhiên các tỉnh Đông Nam Bộ .................................................. 54
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ....................................... 55
2.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo các tỉnh Đông Nam Bộ ...................................... 57
2.2.1. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo các tỉnh Đông Nam Bộ ............... 57
2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục trung học phổ thông các tỉnh Đông
Nam Bộ ......................................................................................................... 62
2.3. Khái quát về quá trình tổ chức khảo sát thực trạng ................................................. 68
2.3.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 68
2.3.2. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 69
2.3.3. Phƣơng pháp khảo sát................................................................................... 69
2.3.4. Đối tƣợng, địa bàn và khách thể khảo sát .................................................... 69
2.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông các
tỉnh Đông Nam Bộ (nghiên cứu trên các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dƣơng,
Bình Phƣớc) ............................................................................................................ 69
2.4.1. Thực trạng về số lƣợng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản
lý trƣờng trung học phổ thông...................................................................... 69
2.4.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học
phổ thông ...................................................................................................... 72



vi
2.4.3. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội
ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông .......................................... 74
2.4.4. Thực trạng về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm của đội
ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông .......................................... 76
2.4.5. Thực trạng về năng lực quản lý nhà trƣờng của đội ngũ cán bộ
quản lý trƣờng trung học phổ thông ............................................................. 77
2.4.6. Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học
phổ thông ..................................................................................................... 79
2.5. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học
phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ .......................................................................... 83
2.5.1. Thực trạng về việc thực hiện các nội dung phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trƣờng trung học phổ thông ............................................................. 83
2.5.2. Thuận lợi, khó khăn trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý trƣờng trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ ............................... 89
2.5.3. Nhận định đánh giá chung về thực trạng công tác phát triển đội ngũ
cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ .......... 94
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 95
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC .........................................................97
3.1. Các căn cứ có tính chất định hƣớng cho việc xác lập các giải pháp ....................... 97
3.1.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục và vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản
lý nhà trƣờng ................................................................................................. 97
3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục - đào tạo và công
tác cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa .............................. 99
3.1.3. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề đào tạo nguồn nhân
lực khu vực Đông Nam Bộ ........................................................................ 102

3.1.4. Quan điểm phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng trung học
phổ thông .................................................................................................... 106
3.1.5. Các nguyên tắc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học
phổ thông .................................................................................................... 108
3.2. Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông .......... 110
3.2.1. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc, nâng
cao nhận thức và sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với cấp
ủy địa phƣơng về công tác phát triển cán bộ quản lý trƣờng trung
học phổ thông.............................................................................................. 111


vii
3.2.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trƣờng trung học phổ thông các tỉnh Đông Nam Bộ đáp ứng yêu
cầu về số lƣợng, phù hợp về cơ cấu ........................................................... 114
3.2.3. Tổ chức đào tạo bồi dƣỡng cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ
thông theo hƣớng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán
bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ........................... 120
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
phân công, bố trí và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý
trƣờng trung học phổ thông ........................................................................ 123
3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý
trƣờng trung học phổ thông ........................................................................ 125
3.2.6. Thực hiện tốt chế độ chính sách, tạo điều kiện và động lực hoạt
động cho đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng trung học phổ thông ................. 129
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ............................................................................. 133
3.4. Khảo nghiệm, thử nghiệm giải pháp ...................................................................... 135
3.4.1. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các
giải pháp đề xuất ......................................................................................... 135
3.4.2. Thử nghiệm giải pháp ................................................................................. 141

Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................146
1. Kết luận ...................................................................................................................... 146
2. Khuyến nghị............................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................152
PHỤ LỤC ...............................................................................................................161


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BGH

: Ban Giám hiệu

CBQL

: Cán bộ quản lý

CBQLGD

: Cán bộ quản lý giáo dục

CNTT

: Công nghệ thông tin

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CSVN

: Cộng sản Việt Nam

ĐTB

: Điểm trung bình

GD

: Giáo dục

GD-ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GDPT

: Giáo dục phổ thông

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

HT


: Hiệu trƣởng

KH-CN

: Khoa học công nghệ

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

PHT

: Phó Hiệu trƣởng

QLGD

: Quản lý giáo dục

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TTCM

: Tổ trƣởng chuyên môn


UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu
Bảng 1.1.
Bảng 2.1.

Nội dung các bảng

Trang

Trình độ và các điều kiện cần có của HT trƣờng THPT ...................... 50
Quy mô HS trƣờng THPT (Tây Ninh, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc)
giai đoạn 2008 -2013 .......................................................................... 62
Bảng 2.2. Số lƣợng và trình độ đào tạo của CBQL trƣờng THPT ....................... 70
Bảng 2.3. Cơ cấu đội ngũ CBQL trƣờng trung học phổ thông ............................ 72
Bảng 2.4. Mức độ đánh giá về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp ............ 74
Bảng 2.5. Mức độ đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm .......... 76
Bảng 2.6. Mức độ đánh giá về năng lực quản lý nhà trƣờng của đội ngũ
CBQL trƣờng THPT .......................................................................... 77
Bảng 2.7. Đánh giá chung về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL

trƣờng THPT ...................................................................................... 79
Bảng 2.8. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng của đội ngũ CBQL trƣờng
THPT đối với yêu cầu đổi mới QLGD ............................................... 80
Bảng 2.9. Đánh giá các nội dung đang thực hiện để phát triển đội ngũ
CBQL trƣờng THPT .......................................................................... 83
Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá yếu tố thuận lợi ảnh hƣởng đến phát triển đội
ngũ CBQL trƣờng THPT.................................................................... 89
Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá yếu tố khó khăn ảnh hƣởng đến phát triển đội
ngũ CBQL trƣờng THPT.................................................................... 90
Bảng 2.12. Yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL
trƣờng THPT ...................................................................................... 92
Bảng 2.13. Yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL
trƣờng THPT ...................................................................................... 93
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết của các giải
pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT ................................... 136
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính khả thi của các giải
pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT ................................... 137
Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ...... 139
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá kiến thức về quản lý nhà trƣờng của đội ngũ
CBQL trƣớc và sau khi dự khóa bồi dƣỡng ...................................... 142


x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

Ký hiệu

Nội dung các biểu đồ


Trang

Biểu đồ 2.1. So sánh ĐTB mức độ đánh giá phẩm chât và năng lực của
CBQL trƣờng THPT ........................................................................ 79
Biểu đ CBQL trƣờng THPT các tỉnh
Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nguyên tắc tiếp cận
* Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
Các trƣờng THPT là một bộ phận trong phân hệ GDPT của hệ thống GD quốc
dân. Những vấn đề về GD THPT đƣợc nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ tác
động qua lại giữa GD THPT với các bộ phận GD Tiểu học và GD THCS cũng nhƣ với
hệ thống lớn là hệ thống GD quốc dân.


5
Đội ngũ CBQL trƣờng THPT là chủ thể của quá trình quản lý trƣờng THPT, vì
vậy, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT phải gắn liền với việc thực hiện mục tiêu
GD THPT, yêu cầu đổi mới quản lý, đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy
học ở trƣờng THPT hiện nay.
Mặt khác, công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT cũng là một hệ thống
bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều thành tố có quan hệ biện chứng với nhau và
với việc phát triển các hoạt động khác của GD THPT nói riêng và GD-ĐT nói chung.
* Nguyên tắc tiếp cận phức hợp
Việc nghiên cứu phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT dựa trên nhiều lý
thuyết khác nhau nhƣ khoa học QLGD, lý thuyết phát triển nhân sự, GD học, tâm lý
học… trong sự tác động phức hợp giữa chúng để nghiên cứu thực tiễn, đề xuất các giải
pháp phát triển đội ngũ này một cách có hiệu quả.
* Nguyên tắc tiếp cận phát triển
Việc chuẩn hóa đội ngũ CBQL trƣờng THPT cần đƣợc đặt trong bối cảnh phát

triển chung của nền KT-XH và của hệ thống GD cũng nhƣ trong quá trình phấn đấu đạt
chuẩn và phát triển trên chuẩn HT trƣờng THPT trong bối cảnh đổi mới GD.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thực hiện hồi cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong quá
trình nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác phát
triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT, bao gồm:
- Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Ban Chấp hành
Trung ƣơng) và Nhà nƣớc (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ - Ngành) về phát triển GD,
xây dựng đội ngũ CBQLGD các cấp.
- Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nƣớc và ngoài nƣớc (nƣớc ngoài, các tổ
chức quốc tế) về phát triển GD, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra: Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài
luận án; tổ chức điều tra; thống kê, phân tích các dữ liệu để có những nhận xét, đánh
giá chính xác về đội ngũ CBQL trƣờng THPT thuộc khu vực Đông Nam Bộ.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Thông qua hội thảo khoa học, thông qua hỏi ý kiến
của các nhà khoa học, của CBQLGD các cấp có nhiều kinh nghiệm (bằng văn bản và
phỏng vấn) để đánh giá tình hình đội ngũ CBQL trƣờng THPT các tỉnh Đông Nam Bộ
và các giải pháp đề xuất.


6
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết những kinh nghiệm của GD
THPT, của việc phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng THPT ở địa bàn nghiên cứu và
các địa phƣơng để rút ra kinh nghiệm bổ ích cho việc phát triển đội ngũ CBQL trƣờng
THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
- Phƣơng pháp khảo nghiệm, thử nghiệm:
+ Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn về các kết
quả nghiên cứu, các giải pháp đã đƣợc luận án đề xuất.

+ Áp dụng thử vào thực tiễn một giải pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL
trƣờng THPT đã đƣợc đề xuất trong luận án để đánh giá hiệu quả của giải pháp trên
thực tế.
* Nhóm các phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu; sử dụng phần mềm
tin học và sử dụng các bảng biểu, mô hình, sơ đồ và đồ thị để phục vụ nghiên cứu và
biểu đạt các kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về các yêu cầu của đội ngũ CBQL trƣờng
THPT theo Chuẩn HT trƣờng THPT của Bộ GD - ĐT.
- Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL và giải pháp phát triển đội ngũ CBQL
trƣờng THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, bao gồm: tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dƣơng và
tỉnh Bình Phƣớc.
- Đối tƣợng CBQL trƣờng THPT mà đề tài nghiên cứu là HT và PHT.
- Chủ thể quản lý công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT là UBND
tỉnh và Sở GD-ĐT.
8. Những luận điểm bảo vệ
- CBQL trƣờng THPT (trong đó hiệu trƣởng) là ngƣời đứng đầu nhà trƣờng phải
thực hiện tốt cả hai vai trò quản lý và lãnh đạo trƣờng học. Mục tiêu là chất lƣợng giáo
dục toàn diện của nhà trƣờng phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ
CBQL (đƣợc thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sƣ phạm; năng lực quản lý nhà trƣờng, trình độ ngoại ngữ, tin học...).
- Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT đạt chuẩn và trên chuẩn là quan điểm
quan trọng trong lý luận phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH
của các tỉnh Đông Nam Bộ.
- Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT các tỉnh Đông Nam Bộ góp phần thực
hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD trong bối cảnh hiện nay.


7

- Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT chịu sự tác động của nhiều yếu tố về
quản lý, kinh tế, môi trƣờng xã hội và tâm lý cá nhân. Thông qua các yếu tố này có thể
tác động đến quá trình phấn đấu của đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ
CBQL trƣờng THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
- Công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT các tỉnh Đông Nam Bộ thực
hiện có hiệu quả nếu có sự tham gia của các cơ quan quản lý, các tổ chức chính trị xã
hội, các trƣờng đại học ở địa phƣơng và của đội ngũ CBQL trƣờng THPT.
9. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển đội
ngũ CBQL nhà trƣờng nói chung, phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT nói riêng
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới căn
bản, toàn diện GD.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL về công tác phát triển đội ngũ CBQL
trƣờng THPT các tỉnh Đông Nam Bộ, xác định những hạn chế, bất cập của đội ngũ
CBQL trƣờng THPT về năng lực quản lý, lãnh đạo, về số lƣợng và cơ cấu trƣớc
những yêu cầu của đổi mới GD, những bất cập trong các giải pháp đã thực hiện của
các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phƣơng.
- Đề xuất 6 giải pháp nhằm phát triển đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng THPT các
tỉnh Đông Nam Bộ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và của địa phƣơng trong giai
đoạn hiện nay.
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác phát triển đội ngũ CBQL
trƣờng THPT các tỉnh Đông Nam Bộ nói riêng và cho các địa phƣơng khác có điều
kiện tƣơng tự.
10. Cấu trúc của luận án
* Phần mở đầu
* Phần nội dung: Có 3 chƣơng
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT.
- Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL
trƣờng THPT các tỉnh Đông Nam Bộ.
- Chƣơng 3: Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT các tỉnh Đông

Nam Bộ trong bối cảnh đổi mới GD.
* Phần kết luận và khuyến nghị
* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục


8

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường
trên thế giới
Ở phƣơng Đông cũng nhƣ phƣơng Tây, từ thời kỳ cổ đại, con ngƣời đã biết
quan tâm tổ chức, xây dựng những nhóm ngƣời làm công việc quản lý xã hội.
Giữa thế kỉ thứ XVIII, ở phƣơng Tây, các nhà khoa học Robert Owen (17711858), Charles Babbage (1792-1871) và Andrew Ure (1778-1875) đã đƣa ra ý tƣởng:
muốn tăng năng suất lao động, cần tập trung giải quyết một số yếu tố chủ yếu là tạo ra
phúc lợi công cộng tìm giải pháp giám sát công nhân, quan tâm đến mối quan hệ giữa
ngƣời quản lý đối với ngƣời bị quản lý và nâng cao trình độ quản lý cho các nhà quản
lý. Sau đó, Frederick Winslow Taylor (1856-1915) với tác phẩm “The Principles of
Scientific Management” (Những nguyên tắc quản lý khoa học) xuất bản năm 1911 đã
đƣa ra bốn nguyên tắc quản lý khoa học xác định các phƣơng pháp hoàn thành mỗi loại
công việc, tuyển chọn và huấn luyện công nhân, sự hợp tác cần thiết của ngƣời quản lý
với ngƣời bị quản lý, bổn phận của ngƣời quản lý. Tiếp đó, Henri Fayol (1841-1925)
ngƣời Pháp, đã có công trình “Adiministration Industrielle et Generale” (Tổng quát về
quản lý hành chính) xuất bản năm 1916, theo ông, nếu ngƣời quản lý có đủ phẩm chất
và năng lực kết hợp nhuần nhuyễn các chức năng, các quy tắc và nguyên tắc quản lý thì
chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của tổ chức sẽ đƣợc nâng cao.
Phát triển đội ngũ CBQL trong nhà trƣờng từ lâu đã đƣợc đề cập trong các

nghiên cứu lý luận và đƣợc sử dụng rất sớm trong thực tiễn hoạt động GD ở các nƣớc
trên thế giới. Theo Nguyễn Mạnh Tƣờng thì từ thế kỷ XVI ở Châu Âu, khi đề cập đến
các biện pháp chấn hƣng GD, ngƣời ta đã nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển
đội ngũ CBQL. Các nội dung phát triển đội ngũ CBQL, cùng những biện pháp triển
khai chúng dần đƣợc bổ sung, ngày càng phong phú thêm, nhƣng yếu tố chất lƣợng đội
ngũ luôn luôn đƣợc nhấn mạnh. Đến những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, khi
mà các khái niệm “vốn con ngƣời” (Human capital) và “nguồn lực con ngƣời” (Human
resources) xuất hiện ở Hoa Kỳ và sau đó thịnh hành trên thế giới (xuất hiện cuối thập
niên 60 bởi nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Theodor Schoultz), sau đó thịnh hành vào những
năm 70, 80 với sự phát triển tiếp nối của nhà kinh tế ngƣời Mỹ nhận giải Nobel kinh tế
1992 Gary Backer, thì vấn đề phát triển đội ngũ GV và CBQLGD cũng đƣợc giải quyết
với tƣ cách là phát triển nguồn nhân lực của một ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, nội dung


9
và cách thức giải quyết vấn đề thì có sự khác nhau ở nhiều mức độ và phụ thuộc rất lớn
vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia và của mỗi giai đoạn lịch sử.
Từ năm 1980, nhà xã hội học ngƣời Mỹ Leonard Nadle đã đƣa ra sơ đồ quản lý
nguồn nhân lực để diễn tả mối quan hệ và các nhiệm vụ của công tác quản lý nguồn
nhân lực. Theo ông, quản lý nguồn nhân lực gồm 3 nhiệm vụ chính:
- Phát triển nguồn nhân lực (gồm GD, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển, nghiên
cứu, phục vụ);
- Sử dụng nguồn nhân lực (gồm tuyển dụng, sàng lọc, bố trí, đánh giá, đãi ngộ,
kế hoạch hóa sức lao động);
- Môi trƣờng nguồn nhân lực (gồm mở rộng chủng loại việc làm, mở rộng quy
mô làm việc, phát triển tổ chức).
Kết quả nghiên cứu của Leonard Nadle đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới sử
dụng. Christian Batal (Pháp) trong bộ sách “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực
nhà nƣớc” cũng đã khai thác theo hƣớng này và đƣa ra một lý thuyết tổng thể về phát
triển nguồn nhân lực. Trong đó, ông đã sử dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học

khác (GD học, dự báo, dân số học, toán học…) để đƣa ra một bức tranh hoàn chỉnh
của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, bao gồm từ khâu kiểm kê, đánh giá đến nâng
cao năng lực, hiệu lực của nguồn nhân lực. Các tác giả Brian E.Becker và Markv
A.Huselid cũng có sự khai thác tƣơng tự, nhƣng để phục vụ cho quản trị nhân sự
trong các doanh nghiệp.
Khi đề cập đến phát triển đội ngũ CBQL, ngoài sự thống nhất về nội dung các
nhiệm vụ với phát triển nguồn nhân lực, thời gian gần đây, các nghiên cứu đều đề cao
việc thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng nhanh của mỗi CBQL và của cả đội
ngũ. Trong đó, sự xuất hiện của các công nghệ dạy học mới, sự phát triển nhanh của
thế giới ngày nay… yêu cầu thay đổi vai trò và phƣơng pháp của ngƣời thầy càng trở
nên cấp thiết. Daniel R.Beerens chủ trƣơng tạo ra một “nền văn hóa” của sự thúc đẩy
có động lực và luôn học tập (Creatinga Cultureof Motivation and Learning) trong đội
ngũ; coi đó là giá trị mới, chính yếu tạo nhà giáo. Ông cho rằng tính động trong tăng
trƣởng, luôn luôn mới là tiêu chí trung tâm của đội CBQLGD. CBQLGD vừa là nhà
chuyên môn, chuyên nghiệp, ngƣời lãnh đạo đƣợc nhấn mạnh trong chuẩn nhà giáo và
CBQLGD của Australia (theo dự thảo khung về tiêu chuẩn nhà giáo và CBQLGD),
Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nƣớc khác.
Công trình nghiên cứu của 3 tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz
Eeihrich với tác phẩm nổi tiếng: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” (NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, 1992) [49]. Công trình này đã đề cập nhiều hơn về các yêu cầu
chất lƣợng của ngƣời quản lý. Gần đây, hai nhà khoa học Trung Quốc là Vƣơng Lạc
Phu và Tƣởng Nguyệt Thần đã có công trình “Khoa học lãnh đạo hiện đại” (NXB


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full











×