Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh nam định trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.11 KB, 6 trang )

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam
Định trong giai đoạn hiện nay


Nguyễn Quý Cao


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý Giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Hậu
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
trung học phổ thông. Đánh giá thực trạng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn từ năm 2007
đến năm 2010. Đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường
trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.

Keywords. Cán bộ quản lý; Trung học phổ thông; Nam Định

Content
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trong bối
cảnh hội nhập Quốc tế hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã chọn giáo dục - đào tạo, khoa học -
công nghệ là khâu đột phá, phát huy yếu tố con người, coi con người "vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự phát triển". Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã ghi: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu". Chính vì vậy, mục tiêu của giáo dục
nước ta là "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mĩ, và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình


thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc".
Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và Đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, có nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đội ngũ
cán bộ quản lý giáo dục đóng vai trò quan trọng. Quản lý giáo dục và chất lượng của đội ngũ
cán bộ quản lý giáo dục là những yếu tố mang tính quyết định đối với việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi lẽ, người cán bộ quản lý giáo dục vừa giữ vai trò và trách
nhiệm của nhà giáo, vừa giữ vai trò và trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục, thực hiện việc
đảm bảo chất lượng giáo dục.
Sinh thời, Bác Hồ rất coi trọng công tác cán bộ, Bác nói: “Vấn đề cán bộ có ý nghĩa
quan trọng, quyết định sự thành công của một sự nghiệp”, “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”. Người cũng đã từng nói: “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hoặc xấu”.
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng
định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào
tạo, phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản phát triển nhanh chóng bền vững”, “Khâu
then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo và tiêu
chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư
tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”.
Ngày 15/4/2009, Ban Chấp hành Trung ương Đảng có văn bản số 242-TB/TW, thông
báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII),
phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Thông báo nêu rõ: “Nghị quyết
Trung ương 2 (khóa VIII) được toàn Ðảng, toàn dân hoan nghênh và tích cực hưởng ứng,
mau chóng đi vào cuộc sống. Sau 12 năm thực hiện, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã
có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, về cơ bản đã thực hiện
được các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Kết luận Hội
nghị Trung ương 6 (khóa IX) Tuy nhiên, so với yêu cầu của Nghị quyết và yêu cầu phát
triển của đất nước, vẫn còn nhiều nội dung chưa đạt được. Giáo dục và đào tạo chưa thật sự là

quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao;
công tác tổ chức, cán bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục còn thấp và
không đồng đều giữa các vùng, miền; quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng;
chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa. Công tác
quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác”.
Kết luận cũng nêu rõ bảy nhóm nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện tốt để phát triển giáo dục
đến năm 2020, trong đó nhóm giải pháp thứ ba là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”.
Ngành GD&ĐT Nam Định có truyền thống dạy tốt, học tốt, 16 năm liên tục được Bộ
GD&ĐT công nhận là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn Quốc về giáo dục - đào tạo. Năm
học 2009-2010, giáo dục trung học phổ thông tỉnh Nam Định đã đạt thành tích xuất sắc, xếp
thứ nhất toàn Quốc về các mặt: thành tích thi học sinh giỏi Quốc gia; tỉ lệ tốt nghiệp trung
học phổ thông; điểm trung bình ba môn thi đại học. Trong thành tích chung đó, đội ngũ cán
bộ quản lý trường trung học phổ thông đã góp phần không nhỏ và đang thực sự trở thành lực
lượng nòng cốt đi đầu trong các mặt công tác của các nhà trường. Tuy nhiên, một bộ phận đội
ngũ CBQL trường THPT vẫn còn những mặt hạn chế về trình độ và năng lực điều hành quản
lý, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng,
hiệu quả công tác chưa cao; còn bị ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, chưa tích cực,
chủ động học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính vì thế chưa bắt
kịp nhanh với cơ chế phân cấp quản lý giáo dục hiện nay.
Từ những vấn đề nêu trên đã đặt ra cho ngành GD&ĐT cả nước nói chung và ngành
GD&ĐT tỉnh Nam Định nói riêng một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, đó là: Phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý có trình độ, năng lực, phẩm chất để điều hành các hoạt động của các nhà
trường, đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội
nhập.
Với tư cách là người tham mưu cho lãnh đạo Sở GD&ĐT Nam Định về công tác cán
bộ, bản thân tôi luôn quan tâm, kỳ vọng sự nghiệp giáo dục của tỉnh Nam Định tiếp tục đổi
mới, đáp ứng yêu cầu xã hội, trong đó việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là một trong
những yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Đã có một số công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý

giáo dục nói chung. Những thành quả nghiên cứu về lĩnh vực này đã được ứng dụng vào thực
tiễn và đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy vậy, việc đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định thì chưa có công trình
nghiên cứu nào đề cập tới. Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ
thông.
3.2. Đánh giá thực trạng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trên
địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010.
3.3. Đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông
trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai
đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo ở
trường THPT.
Nếu triển khai thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT
trên địa bàn tỉnh Nam Định một cách hệ thống và đồng bộ theo lý thuyết phát triển nguồn
nhân lực sẽ đáp ứng được những yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện
nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT

(công lập) tỉnh Nam Định trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, từ đó đề xuất các biện
pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm
2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
Các nhóm phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tham khảo Luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào
tạo; nghiên cứu sách, tài liệu và báo cáo khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra xã hội học, lấy ý kiến; trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên
gia; phân tích tổng hợp, đánh giá, bình luận và tổng kết kinh nghiệm.
- Nhóm phương pháp dùng các thuật toán, thống kê.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT.
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn
tỉnh Nam Định.
Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn tỉnh
Nam Định trong giai đoạn hiện nay.


References
1.
Ban Bí thư Trung ương Đảng. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc xây
dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục.
2.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII). Thông báo số 242-TB/TW ngày

15/4/2009.
3.
Đặng Quốc Bảo. Quản lý, quản lý giáo dục, tiếp cận từ những mô hình. Trường cán bộ
quản lý Giáo dục Đào tạo, 1997.
4.
Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp cao học QLGD khoá 8, Đại học
Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
5.
Đặng Quốc Bảo. Phát triển con người và chỉ số phát triển con người. Bài giảng lớp
cao học QLGD khoá 8, Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, 2009.
6.
Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng. Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề
và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004.
7.
Bộ giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường trung học. Hà Nội, 2008.
8.
Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ. Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ
sở giáo dục phổ thông công lập. Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV
ngày 23/8/2006.
9.
Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT. Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-
BGDĐT-BNV, 2008.
10.
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương về quản lý - Giáo trình dành cho
các lớp cao học quản lý giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Trường Cán bộ
quản lý giáo dục, Hà Nội, 1996.
11.
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những quan điểm giáo dục hiện đại. Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2001.

12.
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý đội ngũ. Đại học Quốc gia Hà Nội,
2003.
13.
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận quản lý và quản lý nhà trường. Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2005.
14.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo
dục 2001 - 2010. Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
15.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 116/2003/NĐ-
CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong
các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước.
16.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 43/2006/NĐ-
CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
17.
Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Bài giảng
lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
18.
Nguyễn Đức Chính. Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Bài giảng lớp cao học quản
lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
19.
Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn. Các học thuyết quản lý. Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.
20.
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương
khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997.
21.

Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ương
khoá VIII. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997.
22.
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Kết luận của hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung
ương khoá IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2002.
23.
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
24.
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
25.
Đảng bộ tỉnh Nam Định. Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Nam Định lần thứ XIV.
Nam Định, 2010.
26.
Vũ Cao Đàm. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý giáo dục. Bài giảng
lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
27.
Trần Khánh Đức. Một số vấn đề quản lý và quản trị nhân sự trong giáo dục và đào
tạo Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
28.
Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam, 2010.
29.
Phạm Minh Hạc. Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực. Nxb Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 1997.
30.
Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục. Hà Nội,
2009.
31.

Nguyễn Trọng Hậu. Đại cương Khoa học Quản lý giáo dục. Bài giảng lớp cao học
quản lý giáo dục. Hà Nội, 2009.
32.
Đặng Bá Lãm, Phạm Thành Nghị. Chính sách và kế hoạch trong quản lý giáo dục.
Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
33.
Đặng Bá Lãm. Giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, chiến lược phát triển. Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2003.
34.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nguồn nhân lực. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo
dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
35.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học quản lý. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục, Đại
học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
36.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật giáo dục. Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội, 2005.
37.
Sở GD&ĐT Nam Định. Báo cáo tổng kết các năm học từ năm học 2007-2008 đến
năm học 2009-2010.
38.
Hà Nhật Thăng. Xu thế phát triển giáo dục. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục,
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
39.
Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003
về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm
cán bộ công chức lãnh đạo. Hà Nội, 2003.
40.
Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 về việc phê
duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo

dục giai đoạn 2005 – 2010”. Hà Nội, 2005.
41.
Tỉnh ủy Nam Định. Kế hoạch số 12-KH/TU ngày 03/8/2005 về công tác quy hoạch
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nam Định, 2005.
42.
Tỉnh ủy Nam Định. Quyết định số 444-QĐ/TU ngày 05/6/2008 về việc ban hành quy
định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ. Nam Định, 2008.
43.
Tỉnh ủy Nam Định. Quyết định số 445-QĐ/TU ngày 05/6/2008 về việc ban hành Quy
chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Nam Định, 2008.
44.
Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về giáo dục
và công tác quản lý (tư liệu trích dẫn). Hà Nội, 1996.
45.
UBND tỉnh Nam Định. Đề án “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
CBQL giáo dục giai đoạn 2006-2010”.
46.
UBND tỉnh Nam Định. Quyết định số 88/2007/QĐ-UBND ngày 11/01/2007 về việc
ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy – cán bộ, công
chức, viên chức – lao động.
47.
UBND tỉnh Nam Định. Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 16/3/2009 về việc quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT Nam Định.

×