Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Tạ Thị Thúy Khải

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG TRÊN CƠ SỞ
ỨNG DỤNG GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Tạ Thị Thúy Khải

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRONG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH SÓC TRĂNG TRÊN CƠ SỞ
ỨNG DỤNG GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA CHỈ TIÊU

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN QUỐC BÌNH

Hà Nội – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng gian của
đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành, tỉnh
Sóc Trăng trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, tài liệu nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Tạ Thị Thúy Khải


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình sau đại học và viết luận văn này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô trong
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy cơ đã
tận tình dạy bảo cho tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn khoa học PGS. TS.
Trần Quốc Bình đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận
văn tốt nghiệp.

Tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất bằng
tất cả khả năng của mình nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự đóng góp q báu của các thầy cơ và các bạn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Tạ Thị Thúy Khải


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHU CẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH
HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH .... 5
1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất ....................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất............................................................ 5
1.1.2. Mục đích, nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất......................................... 6
1.1.3. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ................................. 7
1.1.4. Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ........................................... 8
1.2. Vấn đề đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng gian của các đối tượng trong quy
hoạch sử dụng đất ................................................................................................... 8
1.2.1. Sự cần thiết phải đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối
tượng trong quy hoạch sử dụng đất ........................................................................ 8
1.2.2. Các yêu cầu đặt ra đối với bài tốn đánh giá tính hợp lý về phân bố không
gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất ............................................. 9
1.3. Tổng quan về GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ...................................... 10
1.3.1. Khái niệm về GIS ....................................................................................... 10
1.3.2. Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu.............................................................. 12

1.3.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
trong đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng gian của các đối tượng trong quy
hoạch sử dụng đất ................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG
GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QHSDĐ PHI NÔNG NGHIỆP................................. 20
2.1. Quy trình đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp ....... 20
2.1.1. Thu thập tài liệu, số liệu khu vực nghiên cứu và tài liệu chuyên môn ....... 20
2.1.2. Chuẩn bị dữ liệu đầu vào ............................................................................ 21
2.1.3. Chuẩn hóa các dữ liệu thu thập được.......................................................... 21
2.1.4. Lựa chọn loại đất cần đánh giá, xác định các yêu cầu đánh giá ................. 21
2.1.5. Phân loại tính điểm các lớp đầu vào, xác định trọng số cho các yếu tố, tính
giá trị hợp lý .......................................................................................................... 22
2.1.6. Tính điểm cho phương án quy hoạch ......................................................... 24
2.1.7. Đánh giá tính hợp lý của các phương án quy hoạch, hiển thị và trình bày
kết quả đánh giá .................................................................................................... 25
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của phương án quy hoạch sử
dụng đất ......................................................................................................................... 25


2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp ..................................... 26
2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục và đào tạo ........................ 28
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải............................ 29
2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ............................. 30
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CỦA ĐẤT
PHI NÔNG NGHIỆP TRONG PHƯƠNG ÁN QHSDĐ HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH SÓC TRĂNG ...................................................................................................... 32
3.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu ........................................................................... 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 32
3.1.2. Các nguồn tài nguyên ................................................................................. 34
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 35

3.2. Giới thiệu về phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Châu Thành,
tỉnh Sóc Trăng ....................................................................................................... 38
3.3. Phân tích dữ liệu ..................................................................................................... 41
3.3.1. Chuẩn bị dữ liệu đầu vào ............................................................................ 41
3.3.2. Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất cụm công nghiệp ..... 43
3.3.3. Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất giáo dục - đào tạo.... 51
3.3.4. Đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng gian của đất bãi thải, xử lý chất thải ... 57
3.3.5. Đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng gian của đất nghĩa trang, nghĩa địa .. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 77


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) .................................................. 15
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Châu Thành .................................. 35
Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất của huyện Châu Thành năm 2015 ................ 37
Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu các loại đất của huyện Châu Thành năm 2020 ................ 40
Bảng 3.4: Các lớp dữ liệu đầu vào ............................................................................... 43
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất cụm công nghiệp ....................... 44
Bảng 3.6: Trọng số các nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp ...... 45
Bảng 3.7: Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm kinh tế .............................................. 45
Bảng 3.8: Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm xã hội ............................................... 45
Bảng 3.9:Trọng số của các chỉ tiêu trong nhóm mơi trường ........................................ 45
Bảng 3.10: Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp ..... 46
Bảng 3.11: Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cụm công nghiệp ......... 47
Bảng 3.12: Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất cụm cơng nghiệp .................... 50
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất giáo dục - đào tạo .................... 51
Bảng 3.14: Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất giáo dục - đào tạo ... 52
Bảng 3.15: Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo...... 53

Bảng 3.16: Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo.......... 56
Bảng 3.17: Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải ............ 58
Bảng 3.18: Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý
chất thải......................................................................................................................... 59
Bảng 3.19: Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải ....... 60
Bảng 3.20: Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải ........... 63
Bảng 3.21: Các chỉ tiêu đánh giá vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa.............. 66
Bảng 3.22: Trọng số chung của các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang,
nghĩa địa ....................................................................................................................... 67
Bảng 3.23: Phân khoảng các chỉ tiêu đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa . 68
Bảng 3.24: Giá trị hợp lý của các vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa ............. 70


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ khái qt về GIS .................................................................................. 11
Hình 1.2: Thang điểm so sánh các chỉ tiêu .................................................................... 15
Hình 2.1: Quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của phương án quy hoạch
sử dụng đất phi nơng nghiệp ......................................................................................... 20
Hình 2.2: Cách tính trọng số của các chỉ tiêu ................................................................ 23
Hình 2.3: Phương pháp tính điểm cho phương án quy hoạch ....................................... 24
Hình 3.1: Vị trí của huyện Châu Thành trong tỉnh Sóc Trăng ...................................... 32
Hình 3.2: Lỗi topology của các đối tượng trong lớp dữ liệu đầu vào ........................... 42
Hình 3.3: Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất cụm cơng nghiệp ...... 47
Hình 3.4: Bảng tính Raster giá trị hợp lý của đất cụm công nghiệp ............................. 49
Hình 3.5: Raster giá trị hợp lý của đất cụm cơng nghiệp ............................................ 49
Hình 3.6: Vị trí quy hoạch đất cụm cơng nghiệp .......................................................... 50
Hình 3.7: Raster giá trị hợp lý của đất cơ sở giáo dục - đào tạo ................................... 55
Hình 3.8: Raster giá trị hợp lý của đất cơ sở giáo dục - đào tạo ................................... 56
Hình 3.9: Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất giáo dục- đào tạo ........... 57
Hình 3.10: Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất bãi thải, xử lý

chất thải.......................................................................................................................... 62
Hình 3.11: Raster giá trị hợp lý của đất bãi thải, xử lý chất thải ................................... 63
Hình 3.12: Một số hình ảnh về thu gom rác thải tại huyện Châu Thành ...................... 64
Hình 3.13: Biểu đồ thống kê giá trị hợp lý của quy hoạch đất bãi thải, xử lý chất thải ........ 64
Hình 3.14: Vị trí quy hoạch bãi chơn lấp rác xã Thuận Hịa ......................................... 65
Hình 3.15: Vị trí quy hoạch bãi chôn lấp rác xã Hồ Đắc Kiện ..................................... 65
Hình 3.16: Vị trí đề xuất quy hoạch bãi chơn lấp rác của luận văn .............................. 66
Hình 3.17: Raster giá trị của các lớp đầu vào đánh giá quy hoạch đất nghĩa trang,
nghĩa địa ........................................................................................................................ 69
Hình 3.18: Raster giá trị hợp lý của đất nghĩa trang, nghĩa địa ..................................... 70
Hình 3.19: Vị trí quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa chưa hợp lý ............................. 71


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên hữu hạn, tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn
vốn to lớn, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phịng; có ý nghĩa
kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với vị trí và vai
trò đặc biệt của đất đai, cần thiết phải có một chiến lược tổng thể sử dụng nguồn tài
nguyên quý giá của Quốc gia thông qua quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy, quy hoạch sử
dụng đất đã được thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản pháp luật.
Công tác quy hoach sử dụng đất đai được Nhà nước coi trọng. Luật Đất đai năm
2013 (chương 4, điều 35 – 51) quy định rõ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất theo ngành, theo cấp lãnh thổ hành chính và được cụ thể hóa tại Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thơng tư số 29/2014/TT-BTNMT
ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết việc lập, điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai nhằm đáp ứng yêu
cầu quản lý đất đai của Nhà nước, nó mang tính tổng qt và bao hàm, liên quan đến
nhiều ngành, nhiều đối tượng sử dụng đất với các mục đích khác nhau. Việc quy hoạch

sử dụng đất phải đi trước một bước, làm cơ sở cho các ngành tiến hành quy hoạch của
ngành mình, như vậy mới khắc phục được những tồn tại trong quá trình sử dụng đất đai.
Công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về cơ bản ngày càng hồn
thiện và đạt được kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề cần
phải giải quyết: việc lựa chọn địa điểm bố trí cơng trình quy hoạch gặp nhiều khó khăn,
đơi khi thực hiện theo cảm tính, tương đối, dựa trên đánh giá một vài yếu tố nổi bật nhất
với nhà quy hoạch, chưa tính đến các yếu tố tác động của mơi trường và xã hội. Vì vậy,
tính hợp lý của phương án quy hoạch không được quan tâm đúng mức, dễ gây nên tình
trạng quy hoạch treo, kém hiệu quả, thường xuyên phải điều chỉnh, gây tốn kém về kinh tế
và ảnh hưởng đến xã hội.
Đánh giá tính hợp lý của phương án QHSDĐ là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi
người đánh giá phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực và sử dụng phương
pháp đánh giá đúng đắn. Cơ sở để đánh giá là dựa trên các tiêu chí khác nhau về tự
nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. Các vấn đề nêu trên được giải quyết bằng phương
pháp phân tích đa chỉ tiêu. Ứng dụng GIS để thực hiện quy trình đánh giá giúp đạt được
1


kết quả tối ưu. GIS cho phép chúng ta phân tích, xử lý dữ liệu khơng gian, tính tốn đến
nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp thơng tin phục vụ cho việc đánh giá tính hợp lý về vị
trí không gian của các đối tượng QHSDĐ dựa trên việc tính tốn các chỉ tiêu.
Xuất phát từ những lý do này, đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tính hợp lý về phân
bố không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất huyện
Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa
chỉ tiêu” có tính cấp thiết cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng phương pháp đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối
tượng đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ cấp huyện Châu Thành, tỉnh Sóc
Trăng trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu.
3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan về QHSDĐ và nhu cầu đánh giá tính hợp lý về khơng
gian của đối tượng trong phương án QHSDĐ.
- Nghiên cứu quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
trong việc đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của đất phi nông nghiệp trong
phương án QHSDĐ cấp huyện.
- Ứng dụng quy trình trên để đánh giá tính hợp lý về vị trí khơng gian của một số
loại đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ của huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm điều chỉnh phương án QHSDĐ cho hợp lý hơn.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu trong vấn đề: Đánh giá tính hợp lý
về phân bố không gian của một số loại đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ
cấp huyện trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu. Cụ thể:
- Đất cụm công nghiệp;
- Đất cơ sở giáo dục – đào tạo;
- Đất bãi thải, xử lý rác thải;
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa.

2


5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, báo cáo thuyết minh
tổng hợp và bản đồ QHSDĐ đến năm 2020 của huyện Châu Thành, các số liệu thống
kê, kiểm kê về diện tích các loại đất của huyện Châu Thành để phục vụ cho việc
nghiên cứu;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp các tài liệu thu thập
được. Ngồi những tài liệu được thu thập trong quá trình điều tra, khảo sát tại huyện

Châu Thành đề tài còn sử dụng các tài liệu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như bài
viết, báo cáo trong và ngoài nước, sách tạp chí, giáo trình, mạng internet,...;
- Phương pháp đánh giá định lượng: đưa ra những số liệu có tính khách quan
cao phục vụ trợ giúp cho quyết định. Ưu thế của phương pháp đánh giá định lượng là:
có thể đánh giá tổng hợp được nhiều yếu tố cùng một lúc, có thể dễ dàng áp dụng cơng
nghệ thơng tin trong phần lớn các bước của quy trình lựa chọn vị trí. Vì vậy, độ tin cậy
tốt hơn so với phương pháp định tính và có thể đánh giá trên quy mơ lớn với mức độ
chi tiết cao, có sức thuyết phục cao hơn.
- Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu: để xác định mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá. Trong đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng
gian của đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ, thường sử dụng nhiều tiêu chí
khác nhau để phân tích tính hợp lý và kết quả tổ hợp các tiêu chí này được sử dụng
như là công cụ hỗ trợ ra quyết định. Trong phân tích đa chỉ tiêu, bước đầu tiên quan
trọng nhất là xác định tập hợp các phương án cần để đánh giá. Tiếp theo, lượng hóa
các tiêu chí, xác định tầm quan trọng tương đối của những phương án tương ứng với
mỗi tiêu chí.
- Phương pháp phân tích khơng gian bằng GIS: để đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến việc đánh giá tính hợp lý của phương án quy hoạch. Các chức năng xử lý
phân tích khơng gian của GIS bao gồm: Chuyển đổi tọa độ, chồng xếp các lớp bản đồ,
chuẩn hóa dữ liệu,...
- Phương pháp chuyên gia: thu nhận các tri thức tổng hợp từ nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực khác nhau để đánh giá vai trò của các chỉ tiêu không gian trong
QHSDĐ đất phi nông nghiệp; Tham khảo ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực đất đai,
3


kinh tế, xã hội, môi trường làm cơ sở để đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng gian
của đất phi nông nghiệp.
- Phương pháp thử nghiệm thực tế: dùng để kiểm chứng kết quả nghiên cứu tại
địa bàn huyện Châu Thành, tính Sóc Trăng.

6. Kết quả và ý nghĩa của đề tài
- Kết quả đạt được:
+ Quy trình và chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của một số
đối tượng quy hoạch sử dụng đất: đất cụm công nghiệp; đất cơ sở giáo dục và đào tạo;
đất bãi thải, xử lý chất thải; đất nghĩa trang, nghĩa địa.
+ Đưa ra đánh giá hợp lý về vị trí khơng gian của các đối tượng trong phương
án QHSDĐ huyện Châu Thành giai đoạn 2010-2020 và một số kiến nghị điều chỉnh
phương án QHSDĐ của huyện.
- Ý nghĩa của đề tài:
+ Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn là đã đưa ra được quy
trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng trong phương án quy
hoạch sử dụng đất trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu.
+ Ý nghĩa thực tiễn: góp phần đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng gian của
các loại đất chính trong phương án QHSDĐ huyện Châu Thành đến năm 2020.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu đánh giá tính hợp lý về phân bố
khơng gian của các đối tượng quy hoạch;
Chương 2. Phương pháp đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng gian của các
đối tượng QHSDĐ phi nơng nghiệp;
Chương 3. Đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của đất phi nông nghiệp
trong phương án QHSDĐ huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

4


Chương 1. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ NHU CẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH
HỢP LÝ VỀ PHÂN BỐ KHƠNG GIAN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH
1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất

1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế - xã hội có tính chất đặc thù.
Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ
thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân
tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội [9].
Có rất nhiều quan điểm về quy hoạch đất đai đã được đưa ra từ trước đến nay.
Về cơ bản quy hoạch sử dụng đất là tổng hợp của ba biện pháp [9]:
- Biện pháp pháp chế nhằm đảm bảo chế độ quản lý và sử dụng đất theo đúng
pháp luật, nó giao quyền hạn và nghĩa vụ cho các chủ sử dụng đất.
- Biện pháp kỹ thuật áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ sở
khoa học kỹ thuật.
- Biện pháp kinh tế, đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và
có hiệu quả cao tiềm năng của đất.
Như vậy quy hoạch sử dụng đất được hiểu đầy đủ như sau: Quy hoạch sử dụng
đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ
chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc
phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu
sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [9].
Theo điều 3, Luật Đất đai năm 2013, QHSDĐ được định nghĩa như sau: “Quy
hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích
ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các
ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một
khoảng thời gian xác định” [14].
5


1.1.2. Mục đích, nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
Mục tiêu quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là việc sử dụng hiệu quả

và bền vững nhất tài nguyên đất đai - một tài nguyên hữu hạn. Có thể hiểu mục tiêu
này cụ thể như sau [9]:
- Sử dụng có hiệu quả đất đai: Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác
biệt giữa các chủ sử dụng đất. Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có
hiệu quả chính là việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một
đơn vị diện tích đất đai. Cịn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả của việc sử dụng
đất mang tính tổng hợp hơn bao gồm các nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an tồn lương
thực quốc gia, bảo vệ mơi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa...
- Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được: Sử dụng đất đai phải có tính
hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục đích này bao gồm các vấn đề về an ninh
lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và
phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm giảm sự không đồng đều về kinh tế giữa các
vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc
xóa đói giảm nghèo.
- Tính bền vững: Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang
lại hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên
đất đai đáp ứng được cho các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.
Theo Điều 35, Luật Đất đai năm 2013, việc lập quy hoạch sử dụng đất phải đảm
bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy
hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh
tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của
cấp xã;
6



3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; thích ứng với
biến đổi khí hậu;
5. Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
6. Dân chủ và công khai;
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi ích
quốc gia, cơng cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường;
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
1.1.3. Căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Ý chí của toàn Đảng, toàn dân về vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ
thống các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Những văn
bản tạo cơ sở vũng chắc cho công tác lập quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất đai,
giúp giải quyết về mặt nguyên tắc những câu hỏi đặt ra: sự cần thiết về mặt pháp lý
phải lập quy hoạch sử dụng đất đai. Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất đai, nội
dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai.
Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai quy định tại Khoản 4, Điều 22, Luật Đất đai năm 2013.
Trên nguyên tắc quy định của Luật, người sử dụng đất, cơ quan quản lý về đất đai
phải thực hiện việc sử dụng, quản lý theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt và có
hiệu lực thi hành. Do đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được lập, công bố, thực
hiện theo quy trình Luật định. Điều 40 Luật Đất đai, Khoản 3, Điều 7 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và Khoản 8, Điều
2 của Nghị định số 01/2017/NĐ- CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật Đất đai quy định
chi tiết nội dung này.
Quy định về bản đồ quy hoạch sử dụng đất, ký hiệu và thông số màu các loại
đất cần tuân theo Điều 3 của Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014. Ký
hiệu thủy hệ và các đối tượng khác trên bản đồ sẽ được thực hiện theo Thông tư số

7


28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
1.1.4. Nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và
dữ liệu như: QHSDĐ cấp tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp
tỉnh, cấp huyện; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, thành phố trực thuộc
tỉnh; hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng
đất cấp huyện kỳ trước; nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện,
của cấp xã; định mức sử dụng đất; tiến bộ khoa học và cơng nghệ có liên quan đến
việc sử dụng đất.
Nội dung QHSDĐ cấp huyện được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 40,
Chương IV, Luật Đất đai năm 2013:
- Định hướng sử dụng đất 10 năm;
- Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất
cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
1.2. Vấn đề đánh giá tính hợp lý về phân bố khơng gian của các đối tượng trong
quy hoạch sử dụng đất
1.2.1. Sự cần thiết phải đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối
tượng trong quy hoạch sử dụng đất
Việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất ở các nước trên thế giới được đề cập rất
nhiều, nhất là các nước phát triển, nơi mà quy hoạch là một yếu tố rất quan trọng.
Người ta luôn mong muốn làm thế nào để đánh giá được quy hoạch sử dụng đất có đạt
được mục tiêu của họ hay khơng và quy hoạch như thế nào để có thể đạt được mục

tiêu đó.
Ở Việt Nam, quy hoạch sử dụng đất đã được thực hiện trong một thời gian khá
dài. Tại khu vực nông thôn, quy hoạch sử dụng đất chủ yếu dựa trên việc đánh giá tính
thích hợp của đất cho sản xuất nông nghiệp và thể hiện rất nhiều số liệu thống kê. Tại
8


khu vực đô thị công tác quy hoạch sử dụng đất đã có tính đến các yếu tố cảnh quan và
môi trường nhưng ở một mức thấp và trong đa số trường hợp phương án quy hoạch
chưa phải là một phương án tối ưu nhất. Nội dung chủ yếu thiên về thống kê, phân bổ
về số lượng, mang tính khoanh định các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính;
việc tính tốn xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn mang nặng
tính tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực, chưa có tiêu chuẩn đầy
đủ để tính hết các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo sử dụng đất lâu
bền trên cơ sở các luận cứ khoa học, chưa phát huy cao nhất các tiềm năng đất đai nên
chất lượng của phương án quy hoạch sử dụng đất chưa cao, tính khả thi cịn thấp [9].
Quy hoạch sử dụng đất có những đặc điểm riêng biệt, khác với các chính sách
(bằng lời nói, văn bản). Quy hoạch sử dụng đất liên quan đến vị trí khơng gian, các
quy hoạch đều được thực hiện trong không gian mà ở đây là bề mặt Trái đất, vùng lãnh
thổ. Mọi sự bố trí sắp xếp, phân phối các hoạt động đều gắn với vị trí khơng gian. Do
đó, phải dựa trên các bản đồ, bản vẽ mà phân định các mối quan hệ không gian giữa
các đối tượng sử dụng hay chiếm đóng trên bề mặt đất đai. Vì vậy việc đánh giá tính
hợp lý của vị trí khơng gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất là một vấn đề
khó thực hiện nhưng rất quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất.
1.2.2. Các yêu cầu đặt ra đối với bài tốn đánh giá tính hợp lý về phân bố không
gian của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất
Bài tốn đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian của các đối tượng trong
quy hoạch sử dụng đất là có cơ sở khoa học, có tính khả thi trong thực tiễn, có tính đến
tác động của các đối tượng quy hoạch khác trong tương lai và được chấp nhận bởi xã
hội. Các phương án quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng trên cơ sở có sự hiệp

thương (thơng qua hội nghị, hội thảo để thỏa thuận và lấy ý kiến đóng góp) với các
ban ngành liên quan về nhu cầu diện tích, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng. Quá
trình được lặp lại nhiều lần cho đến khi thống nhất được các chỉ tiêu khung và chỉ tiêu
sử dụng các loại đất của ban ngành. Yêu cầu của phương án quy hoạch là: được các
ban ngành chấp nhận, phù hợp với tình hình thực tế và có tính khả thi cao.
Quy hoạch sử dụng đất là cần thiết trên cơ sở đánh giá đa diện theo nhiều khía
cạnh. Để đánh giá được tính hợp lý về vị trí không gian của phương án quy hoạch sử
dụng đất nhất thiết phải có những tiêu chí để đánh giá, đó là những tiêu chí được sử
9


dụng trong việc lựa chọn vị trí quy hoạch tối ưu, tuy nhiên nó cũng được sử dụng để
đánh giá lại phương án quy hoạch đó xem có hợp lý hay khơng. Mỗi một loại hình sử
dụng đất đều có những nét đặc trưng riêng vì thế chúng có những tiêu chí riêng để
đánh giá. Có thể thấy rằng các tiêu chí đánh giá hoặc phân tích cho việc lựa chọn vị trí
của các loại hình sử dụng đất có thể nhóm về 3 nhóm tiêu chí cơ bản: mơi trường; xã
hội và kinh tế. Việc quy hoạch một đối tượng sử dụng đất (loại hình sử dụng đất) nào
đó đều liên quan chặt chẽ đến 3 yếu tố cơ bản trên, quy hoạch đó phải đảm bảo được
về mặt môi trường sống (không gây ô nhiễm hay hủy hoại mơi trường sống,...), phải
mang lại lợi ích về kinh tế (như tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao,...), phải tạo sự
ổn định xã hội (có sự đồng thuận xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng,...).
Các yêu cầu đặt ra đối với bài tốn đánh giá tính hợp lý về phân bố không gian
của các đối tượng trong quy hoạch sử dụng đất cần được tính tốn cẩn thận và đảm
bảo từng bước tiến hành.
1.3. Tổng quan về GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
1.3.1. Khái niệm về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS)
được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây.
GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội,
quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan

chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân,... đánh giá được hiện trạng
của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu
thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thơng tin được gắn với một nền hình
học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào [10].
Có nhiều khái niệm về hệ thống thông tin địa lý khác nhau. Tuy nhiên ở mức độ
tương đối chúng ta có thể hiểu GIS theo định nghĩa sau:
“Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống các thông tin được sử dụng để
thu thập, lưu trữ, xây dựng lại, thao tác, phân tích, biểu diễn các dữ liệu địa lý phục vụ
công tác quy hoạch hoặc ra các quyết định sử dụng đất, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên môi trường, giao thơng, đơ thị và nhiều thủ tục hành chính” [7].

10


Phần cứng
Con người

Phần mềm

GIS

Phương pháp

Dữ liệu

Hình 1.1: Sơ đồ khái quát về GIS [7]
Theo sơ đồ khái quát, GIS có 5 thành phần cơ bản như sau:
- Phần cứng: Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi cho cài đặt và
vận hành phần mềm đó.
- Phần mềm: Cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để lưu trữ, phân tích

và hiển thị thơng tin địa lý.
- Dữ liệu: Dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được thu thập nội
bộ hoặc mua từ một nhà cung cấp dữ liệu thương mại.
- Phương pháp: Bao gồm toàn bộ các thủ tục và thuật toán liên quan đến nhập,
biên tập, chuyển đổi dữ liệu, truy vấn và phân tích dữ liệu.
- Con người: có thể là các chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và người thực
hiện hệ thống GIS.
GIS có chức năng cơ bản là [7]:
- Thu thập dữ liệu: GIS cung cấp cơng cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng
chung để so sánh và phân tích. Nguồn dữ liệu chính bao gồm số hóa thủ cơng, quét ảnh
hàng không, bản đồ giấy và dữ liệu số hóa có sẵn.
- Quản lý dữ liệu: Hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả phải đảm bảo các điều kiện về
an toàn dữ liệu, toàn vẹn dữ liệu, lưu trữ và trích xuất dữ liệu, thao tác dữ liệu.
- Phân tích khơng gian: Phân tích khơng gian cung cấp các chức năng như nội
dung không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp. Một số phép phân tích khơng gian chính
11


được sử dụng trong luận văn như: tính khoảng cách Euclidean, chuyển đổi dữ liệu từ
vector sang raster và ngược lại,…
+ Tính khoảng cách Euclidean: Khoảng cách Euclidean (khoảng cách Ơ-clit) là
khoảng cách đường thẳng (khoảng cách tính theo đường chim bay) giữa hai điểm trên
một mặt phẳng. Trong phương pháp phân tích khoảng cách Euclidean, khoảng cách
được tính là khoảng cách từ tâm của cell nguồn đến tâm của các cell xung quanh.
+ Chồng xếp các lớp thông tin (Overlay): Overlay là q trình chồng khít hai
lớp dữ liệu bản đồ với nhau để tạo ra một lớp bản đồ mới. Chồng xếp thực hiện điều
này bằng cách kết hợp thông tin một lớp này với một lớp khác để lấy ra dữ liệu thuộc
tính từ một trong hai lớp. Các thao tác phân tích địi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu
phải được liên kết vật lý. Sự chồng xếp này, hay liên kết khơng gian, có thể là sự kết
hợp dữ liệu về đất và độ dốc; đất và ơ nhiễm khơng khí;...

Để gộp hai lớp trên bản đồ phải thống nhất về hệ quy chiếu, thống nhất về tỷ lệ,
có được điều kiện này ta mới tiến hành overlay được. Quá trình chồng xếp thường
được tiến hành qua 2 bước: Xác định tọa độ các giao điểm và tiến hành chồng khít hai
lớp bản đồ tại giao điểm này và kết hợp dữ liệu không gian, thuộc tính của hai lớp bản
đồ. Các phép tốn overlay bao gồm: phép hợp (Union), phép giao (Intersect) và phép
đồng nhất (Identity). Có 2 dạng là chồng xếp lớp thơng tin raster và chồng xếp lớp
thơng tin vector.
- Phân tích dữ liệu thuộc tính: bao gồm chức năng soạn thảo, kiểm tra và phân
tích dữ liệu.
- Hiển thị kết quả: Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng chú ý
nhất của GIS, cho phép người dùng sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu.
1.3.2. Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (MCA - Multi-Criteria Analysis) là một phép
phân tích tổ hợp các chỉ tiêu khác nhau để cho ra một kết quả cuối cùng. Phân tích đa
chỉ tiêu MCA cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng khác nhau của
các tiêu chuẩn khác nhau hay là trọng số của các tiêu chuẩn liên quan. Để xác định
trọng số của các tiêu chuẩn, người ta thường dùng phương pháp tham khảo tri thức
12



×