Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Địa danh trong phương ngôn tục ngữ ca dao ninh bình quyển 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
GIAO NHẬN MÁY MÓC NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ HÀNG HÓA NEW LOOK
Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn : GS. Đoàn Thị Hồng Vân
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1211140880

: Lâm Thị Ngọc Qúy
Lớp: 12DQN02

TP. Hồ Chí Minh, 2016


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
GIAO NHẬN MÁY MÓC NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ HÀNG HÓA NEW LOOK
Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn : GS. Đoàn Thị Hồng Vân
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1211140880

: Lâm Thị Ngọc Qúy
Lớp: 12DQN02

TP. Hồ Chí Minh, 2016


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp “Các Giải Pháp Hoàn Thiện Quy
Trình Giao Nhận Máy Móc Nhập Khẩu Bằng Đường Hàng Không Tại Công
Ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa New Look” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của Gs. Đoàn Thị Hồng Vân.
2. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong chuyên để khóa luận này được thu thập từ
những thông tin thực tế được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà nước của

Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa New Look.
3. Các giải pháp là do bản thân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và hoạt
động thực tiễn tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa New Look.
4. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trong bài báo cáo này chưa từng được công bố
ở các nghiên cứu khác.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm
TP.HCM, ngày 07 tháng 08 năm 2016
SINH VIÊN THỰC HIỆN

LÂM THỊ NGỌC QUÝ


iii
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong 4
năm qua, từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em
xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại Học Công
Nghệ TP.HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Để hoàn thành bài khóa luận này em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến GS.
Đoàn Thị Hồng Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan
tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận
này một cách tốt nhất. Ngoài ra, em muốn gửi lời cảm ơn đến của các anh chị tại
Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa New Look đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dạy
trong suốt thời gian em thực tập tại đây.
Chân thành cảm ơn quý Thầy Cô và Anh Chị.
TP HCM, ngày 07 tháng 08 năm 2016

Trân trọng

Lâm Thị Ngọc Qúy


iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : LÂM THỊ NGỌC QUÝ
MSSV : 1211140880
Khoá : 2012-2016
1. Thời gian thực tập : từ 22/02/2016 đến 17/04/2016
2. Bộ phận thực tập: Bộ phận chứng từ của Công ty TNHH Dịch vụ - Hàng hóa
New Look
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật:
…………………………………………………………………………………
………..………………………………………………………………………
…………………..……………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài:
………..………………………………………………………………………
……………..…………………………………………………………………
…………………..……………………………………………………………
5. Nhận xét chung:
………..………………………………………………………………………
……………..…………………………………………………………………
…………………..……………………………………………………………
Đơn vị thực tập



v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: LÂM THỊ NGỌC QUÝ
MSSV: 1211140880
Khóa: 2012-2016
Nhận xét của giáo viên:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………….………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2016
Ký tên

GS. Đoàn Thị Hồng Vân


vi
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. .............................................................................................. 2

3. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2
5. Kết cấu của đề tài. ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG. .................................................... 3
1.1 Tổng quan về hoạt động giao nhận hàng hóa....................................................... 3
1.1.1 Giao nhận hàng hóa (GNHH) .................................................................... 3
1.1.2 Người giao nhận hàng hóa ......................................................................... 4
1.2 Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không ......................................... 6
1.2.1. Khái niệm về giao nhận hàng không .......................................................... 6
1.2.2. Vai trò của người giao nhận bằng đường hàng không. .............................. 6
1.3 Sự cần thiết hoàn thiện quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường
hàng không đối với doanh nghiệp ............................................................................... 8
1.4 Các tổ chức giao nhận hàng hóa quốc tế chuyên chở bằng đường hàng không. 9
1.5 Quy trình lý thuyết giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không. .. 11
1.6 Các chứng từ được sử dụng trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
hàng không ................................................................................................................ 12
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN MÁY MÓC NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
HÀNG HÓA NEW LOOK ....................................................................................... 15
2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa New Look ................. 15
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 15


vii
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động. ............................................................ 15
2.1.3 Cơ cấu tổ chức. .......................................................................................... 16
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2013 – 201517
2.2 Thực trạng Thực trạng quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường

hàng không tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa New Look. .............................. 19
2.2.1 Giới thiệu chung về tình hình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường
hàng không tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa New Look. .............................. 19
2.2.1.1 Các loại máy móc nhập khẩu bằng đường hàng không ................... 20
2.2.1.2 Thị trường giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường hàng không.21
2.2.1.3 Khách hàng ủy thác nhập khẩu máy móc bằng đường hàng không. 22
2.2.1.4 Chất lượng của dịch vụ giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường
hàng không. ............................................................................................................... 23
2.2.2 Thực trang quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường hàng
không tại .................................................................................................................. 24
2.2.2.1 Nhận yêu cầu từ khách hàng. ........................................................... 25
2.2.2.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ .......................................................... 25
2.2.2.3 Làm thủ tục hải quan ........................................................................ 25
2.2.2.4 Lấy hàng và giao cho khách hàng .................................................... 28
2.2.2.5 Quyết toán và lưu hồ sơ ................................................................... 29
2.3 Nghiên cứu điển hình quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu cụ thể tại Công
ty TNHH DV-HH New Look.................................................................................... 29
2.3.1 Nhận yêu cầu của khách hàng. ................................................................. 30
2.3.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ .................................................................. 31
2.3.3 Làm thủ tục hải quan ................................................................................ 32
2.3.4 Lấy hàng và giao cho khách hàng ............................................................ 37
2.3.5 Quyết toán và lưu hồ sơ. .......................................................................... 38


viii
2.4 Đánh giá chung về quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường hàng
không tại công ty TNHH DV-HH New Look. .......................................................... 38
2.4.1 Ưu điểm. ................................................................................................... 38
2.4.2 Hạn chế..................................................................................................... 40
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 43

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO
NHẬN MÁY MÓC NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG
TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA NEW LOOK. .................................................. 44
3.1 Mục đích đề xuất giải pháp ................................................................................ 44
3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................... 44
3.3 Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện những hạn chế còn tồn tai trong quy
trình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường hàng không ................................. 45
3.3.1 Xây dựng chiến lược Marketing, tăng cường quảng cáo tiếp thị. ............ 45
3.3.1.1 Cơ sở của giải pháp. ......................................................................... 45
3.3.1.2 Nội dung của giải pháp .................................................................... 45
3.3.1.3 Kết quả dự kiến đat được. ................................................................ 46
3.3.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên. ............................................ 46
3.3.2.1 Cơ sở của giải pháp .......................................................................... 46
3.3.2.2 Nội dung của giải pháp. ................................................................... 47
3.3.2.3 Kết quả dự kiến đạt được ................................................................. 48
3.3.3 Thành lập đội xe riêng, tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất ................ 48
3.3.3.1 Cơ sở của giải pháp. ......................................................................... 48
3.3.3.2 Nội dung của giải pháp .................................................................... 49
3.3.3.3 Kết quả dự kiến đạt được ................................................................. 50
3.3.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ.................................................................... 50
3.3.4.1 Cơ sở của giải pháp. ......................................................................... 50
3.3.4.2 Nội dung của giải pháp .................................................................... 51


ix
3.3.4.3 Kết quả dự kiến đạt được ................................................................. 52
3.4 Kiến nghị ............................................................................................................ 52
3.4.1 Kiến nghị đối với công ty......................................................................... 52
3.4.2 Kiến nghị với nhà nước ............................................................................ 53
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 56



x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT

TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH

AWB

Vận đơn hàng không

Air Way Bill

DV-HH

Dịch vụ - Hàng hóa

---

TẮT

FIATA

Liên đoàn Các hiệp hội Giao
nhận Vận tải Quốc tế

International Federation of

Freight Forwarders
Associations

GNHH

Giao nhận hàng hóa

---

HAWB

Vận đơn của người gom hàng

House airway bill

Hiệp hội Vận tải Hàng Không

International Air Transport

Quốc tế

Association

MAWB

Vận đơn chủ

Master Airway Bill

NGN


Người giao nhận

---

NK

Nhập khẩu

---

Công ty TNHH Dịch vụ Hàng

Tan Son Nhat Cargo Services

hóa Tân Sơn Nhất

Company Limited

Trách nhiệm hữu hạn

---

IATA

TCS
TNHH

TPP


Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương

Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement

Hệ thống thông quan hàng hóa

Vietnam Automated Cargo And

tự động

Port Consolidated System

XK

Xuất khẩu

---

XNK

Xuất nhập khẩu

---

WTO

World Trade Organization


Tổ chức thương mại thế giới

VNACCS


xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
SỐ
HIỆU
2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

TÊN BẢNG
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty New
Look trong giai đoạn năm 2013-2015
Doanh thu các mặt hàng trong giai đoạn 2013 –
2015
Khối lượng vận chuyển máy móc, thiết bị nhập khẩu
bằng đường hàng không trong giai đoạn 2013- 2015
Thị trường giao nhận chính máy móc nhập khẩu
bằng đường hàng không
Chất lượng dịch vụ giao nhận máy móc nhập khẩu

trong giai đoạn 2013 – 2015

TRANG SỐ

17

18

20

21

23


xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
SỐ
HIỆU
1.1
2.1
2.2

2.3

2.4
2.5
2.6

TÊN HÌNH

Quy trình lý thuyết giao nhận hàng hóa nhận khẩu bằng
đường hàng không
Tổ chức doanh nghiệp
Cơ cấu thị trường giao nhận máy móc nhập khẩu bằng
đường hàng không năm 2015
Quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường
hàng không tại Công ty New Look
Quy trình giao nhận mặt hàng máy sấy khô nhập khẩu
từ Italy bằng đường hàng không tại Công ty New Look
Giao diện nhập liệu IDA (Minh họa)
Giao diện thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC
(Minh họa)

TRANG
SỐ
11
16
21

25

30
33
34


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây với xu hướng hội nhập, quốc tế hóa nền kinh tế, đổi

mới chính sách, mở cửa của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh XNK ở Việt
Nam được đặc biệt coi trọng. Gần đây khi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP) được ký kết không chỉ là bước ngoặt trong lĩnh vực đầu tư, thương
mại mà đặc biệt có ý nghĩa trong lĩnh XNK hàng hóa. Thông qua con đường ngoại
thương, các quốc gia được gắn kết với nhau, nhưng đồng thời sự gia tăng của ngoại
thương đã đặt ra nhiều vấn đề mới trong nhiệm vụ vận tải hàng hóa, đặc biệt vận tải
quốc tế.
Sự phát triển của ngành giao nhận vận tải luôn đồng hành cùng với nhịp độ tăng
trưởng của đất nước. Trong đó hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng
không dù còn non trẻ, chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng do tính ưu việt của nó là tốc độ
vận tải và tính an toàn nên hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không
sẽ ngày càng phát triển và là lựa chọn quan trọng trong hoạt động XNK trong tương
lai. Và tại Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa New Look các dịch vụ liên quan đến
giao nhận bằng đường hàng không luôn là các dịch vụ chủ lực mà công ty cung cấp.
Bên cạnh những khuyến khích XK thì NK cũng hết sức được quan tâm bởi nó đóng
vai trò trọng tâm cho sự phát triển thương mại nội địa. Trong đó giao nhận máy móc
nhập khẩu có vai trò đặc biệt cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng, tạo cơ sở hạ
tầng… để tăng cường sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Do đó hoàn thiện quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu ở các
doanh nghiệp nói chung và Công ty New Look nói riêng có ý nghĩa hết sức quan
trọng
Xuất phát từ những lý do nêu trên, cùng với những kiến thức được lĩnh hội ở
trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh và quá trình thực tập tại Công ty
TNHH Dịch vụ Hàng hóa New Look người viết đã lựa chọn đề tài “Các giải pháp
hoàn thiện quy trình giao nhập máy móc nhập khẩu bằng đường hàng không tại
Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa New Look” để làm khóa luận tốt nghiệp.


2
2. Mục đích nghiên cứu.

2.1 Mục đích chung.
Mục đích chung của vấn đề nghiên cứu là dựa trên những cơ sở lý luận về
giao nhận hàng hóa để phân thực trạng quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu
bằng đường hàng không của công ty, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của quy trình,
từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện thích hợp.
2.2 Mục đích cụ thể.
-

Tìm hiểu thực trạng và đưa ra đánh giá chung về quy trình giao nhận máy

móc nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH DV-HH New Look.
-

Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhầm hoàn thiện những hạn chế còn tồn

tại trong quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường hàng không tại
Công ty TNHH DV-HH New Look.
3. Phạm vi nghiên cứu.
-

Thời gian: Các số liệu sử dụng trong tài liệu vể công ty trong vòng 3 năm trở

lại đây, từ năm 2013 đến năm 2015.
-

Không gian: Công ty TNHH DV-HH New Look.

4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng cho đề tài là: Phương pháp thống kê,
tổng hợp, so sánh, mô tả - giải thích, phân tích định tính và phân tích định lượng.

Phân tích trên cơ sở tư duy lý luận và tư duy khách quan trong quá trình nghiên
cứu và điều tra thực tiễn tại Công ty TNHH DV-HH New Look.
5. Kết cấu của đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường hàng không.
Chương 2: Thực trạng quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng đường
hàng không tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa New Look
Chương 3: Một số giải pháp nhầm hoàn thiện quy trình giao nhận máy móc
nhập khẩu bằng đường hàng không tại Công ty TNHH Dịch Vụ Hàng Hóa New
Look


3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.
1.1 Tổng quan về hoạt động giao nhận hàng hóa.
1.1.1 Giao nhận hàng hóa (GNHH)
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Luật Thương Mại Việt Nam 2005 “ Dịch vụ GNHH là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải, hoặc
người làm dịch vụ giao nhận khác”. Theo quy tắc mẫu của FIATA thì dịch vụ
GNHH được định nghĩa như bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom
hàng lưu kho, lưu bãi, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch
vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính,
mua bảo hiểm, thanh toán , thu nhập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên quan đến quá
trình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao
hàng.

1.1.1.2 Vai trò
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng giao
lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có vai trò
quan trọng. Điều này được thể hiện ở :
Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết
kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào
tác nghiệp.
Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các
phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải
trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ
trợ khác.
Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí
không cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay do
người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công.


4
1.1.2 Người giao nhận hàng hóa
1.1.2.1 Khái niệm
Theo điều 164, Luật Thương Mại Việt Nam 1997: “ Người làm dịch vụ giao
nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ
GNHH ”. Còn theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao
nhận là người lo toan để hàng hoá được chuyên chở theo hợp đồng uỷ thác và hành
động vì lợi ích của người uỷ thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên
chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp
đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm
hoá …”
Ta có thể hiểu người giao nhận (NGN) là người thực hiện các dịch vụ giao nhận
theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh

doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ
hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của
mình), là chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao
nhận), đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên
nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó.
1.1.2.2 Đặc điểm
NGN hoạt động theo hợp đồng uỷ thác ký với chủ hàng bảo vệ lợi ích của
người chủ hàng. NGN lo liệu vận tải nhưng không phải là người chuyên chở. Họ
cũng có thể có phương tiện vận tải, có thể tham gia chuyên chở nhưng đối với với
hàng hoá, họ chỉ là

NGN ký hợp đồng uỷ thác giao nhận, không phải là người

chuyên chở. Cùng với việc tổ chức vận tải, NGN còn làm nhiều việc khác trong
phạm vi uỷ thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những điều
khoản đã cam kết.
1.1.2.3 Vai trò
Khởi đầu NGN chỉ làm đại ý thực hiện một số công việc do các nhà xuất khẩu
uỷ thác, thay mặt cho họ như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục hải quan, lo liệu
vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng… Ngày nay, NGN không chỉ làm
các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá
trình vận tải và phân phối hàng hoá. Khi mới ra đời, vai trò truyền thống của người
giao nhận chỉ thể hiện ở trong nước. Hầu hết các hoạt động của NGN đều chỉ diễn


5
ra trong đất nước của họ, tại đó NGN tham gia vào các hoạt động XNK bằng việc
hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hoá vào nước nhập khẩu với vai trò là một môi
giới hải quan. Bên cạnh đó, NGN còn lưu cước với hãng tàu (trường hợp chuyên
chở bằng đường biển) với chi phí do người xuất khẩu hoặc nhập khẩu chịu tuỳ

thuộc vào điều kiện thương mại được chọn trong hợp đồng mua bán.
Khi đóng vai trò là đại lý theo điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy ước chung
của FIATA, NGN có quyền tự do lựa chọn người ký hợp đồng phụ và tuỳ ý quyết
định sử dụng những phương tiện và tuyến đường vận tải thông thường; giữ hàng
hoá để đảm bảo được thanh toán những khoản tiền khách hàng nợ. Mặc dù NGN có
các quyền của người đại ý đối với chủ hàng của mình, những quyền này không thực
sự đủ để bảo vệ cho họ trong thực tế giao nhận hiện nay. Theo điều kiện kinh doanh
tiêu chuẩn quy ước chung của FIATA, nghĩa vụ của NGN với tư cách là đại lý thì
phải thực hiện sự uỷ thác của khách hàng với một sự quan tâm hợp lý nhằm bảo vệ
lợi ích của khách hàng, tổ chức và lo liệu vận chuyển hàng hoá được uỷ thác theo sự
chỉ dẫn của khách hàng.
Về trách nhiệm với khách hàng, NGN phải chịu trách nhiệm về những mất mát
hoặc hư hỏng vật chất về hàng hoá nếu mất mát hoặc hư hỏng là do lỗi của NGN.
Mặc dù theo những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, NGN không phải chịu trách
nhiệm về những tổn thất hoặc hậu quả gián tiếp nhưng NGN nên bảo hiểm cả những
rủi ro đó vì khách hàng vẫn có thể khiếu nại. NGN cũng phải chịu trách nhiệm đối
với khách hàng về những lỗi lầm nghiệp vụ do gây thiệt hại về tài chính cho khách
hàng của mình
Đối với hải quan, hầu hết ở tất cả các quốc gia, NGN có giấy phép được tiến
hành công việc khai hải quan phải chịu trách nhiệm trong việc tuân thủ những quy
định hải quan về sự khai báo. Nếu vi phạm những quy định này NGN có thể sẽ phải
chịu phạt tiền mà tiền phạt đó không đòi lại được từ phía khách hàng. Riêng đối với
bên thứ ba có liên quan đến hàng hóa trong quá trình chuyên chở, NGN dễ bị bên
thứ ba khiếu nại về tổn thất vật chất về tài sản của bên thứ ba và hậu quả của tổn
thất. Tuy nhiên, NGN không chịu trách nhiệm đối với những hành vi hay sơ suất
của bên thứ ba miễn là NGN đã biểu hiện một sự cần mẫn hợp lý trong việc lựa
chọn bên thứ ba đó.


6

Với vai trò mô giới, NGN chỉ là một trung gian giữa các khách hàng và chủ
hàng hoặc chuyên chở; chỉ thực hiện nhiệm vụ như một chiếc cầu nối giữa các
khách hàng và chủ hàng hoặc người chuyên chở với nhau và nhờ đó NGN được
hưởng phí môi giới hoặc tiền thưởng của khách hàng. Trách nhiệm của NGN trong
vai trò môi giới này nói chung rất thấp và hầu như không đáng kể.
Ngoài những vai trò đã nêu ở phần trên, người giao nhận còn có những vai trò
mới phát triển thêm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ giao nhận của minh như:
vai trò chuyên chở, vai trò gom hàng.
1.2 Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không
1.2.1. Khái niệm về giao nhận hàng không
Giao nhận hàng không là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải
hàng không nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi giao hàng tới nơi nhận
hàng. Giao nhận hàng không thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở hàng hoá và
giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường
hàng không. Người thực hiện dịch vụ giao nhận hàng không có thể là chủ hàng, các
hãng hàng không, NGN chuyên nghiệp hay bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được.
Hiện nay dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không thường do đại lý
hàng hoá hàng không và NGN hàng không thực hiện.
Đại lý hàng hoá hàng không là bên trung gian, giữa một bên là người chuyên
chở (các hãng hàng không) và một bên là chủ hàng (người xuất khẩu hoặc người
nhập khẩu). Nói đến đại lý hàng hoá hàng không, người ta thường gọi là đại ý IATA
và đây là đại ý tiêu chuẩn nhất.
1.2.2. Vai trò của người giao nhận bằng đường hàng không.
Vai trò của đại lý hàng hóa của hãng hàng không
Đại lý hàng hoá của hãng hàng không được coi như một mắt xích quan trọng,
cần thiết trong mối quan hệ giữa người gửi hàng, người nhận hàng, hãng hàng
không cũng như trong hoạt động vận chuyển hàng hoá. Với mạng lưới tiếp thị của
mình, các đại lý có thể đảm bảo nguồn hàng tương đối thường xuyên để các hãng
hàng không thực hiện nghiệp vụ vận chuyển của mình. Có thể nói tỷ trọng hàng hoá
vận chuyển bằng đường hàng không do các đại lý mang lại lớn hơn rất nhiều so với

những đơn hàng trực tiếp tới các hãng hàng không, tỷ trọng này thường tới 90% .


7
Ngoài ra, với tư cách là người được các hãng hàng không uỷ thác, các đại lý hàng
không có thể thực hiện, cung cấp các dịch vụ cho người giao hàng và đảm bảo giao
hàng cho các hãng hàng không trong điều kiện hàng đã sẳn sàng để chuyên chở tạo
sự thuận tiện hơn cho các hãng hàng không. Vừa mang lại lợi ích cho các hãng hàng
không, vừa mang lại lợi ích cho các đại lý nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ có
chất lượng cao cho người giao hàng và người nhận hàng.
Đối với người gửi hàng hay người nhận hàng, đại lý thực sự là cần thiết vì bản
thân các thủ tục, nghiệp vụ để XK hay NK một lô hàng vốn đã rất phức tạp đòi hỏi
người tiến hành phải có trình độ, tinh thông nghiệp vụ. Ngoài ra, vận chuyển hàng
không phải tuân theo các quy định rất nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho chuyến
bay mà các quy định này ít có chủ hàng nào thông thạo như các đại ý hàng không.
Vai trò của người giao nhận hàng không
NGN hàng không có thể là đại lý IATA hoặc không phải là đại lý IATA nhưng
họ chuyên về dịch vụ gom hàng. Bởi vậy vai trò của NGN hàng không cũng tương
tự vai trò của đại lý hàng không, nhưng thêm một số vai trò về dịch vụ gom hàng.
Đối với người giao hàng, dịch vụ gom hàng làm giá cước thấp hơn. Hơn nữa,
khi giao dịch với người gom hàng, người gửi hàng cảm thấy thuận lợi hơn với
người vận tải bởi người gom hàng có thể lo việc vận tải cho lô hàng một cách thích
hợp. Đối với NGN hàng không làm dịch vụ gom hàng sẽ được hưởng giá cước thấp
hơn của các hãng hàng không cho những lô hàng lớn. Người này sẽ chuyển một
phần ích lợi này cho khách hàng bằng cách chiết khấu cho họ giá cước thấp hơn mà
người giao hàng phải trả cho hãng hàng không. Vì vậy, NGN hàng không có thể
đưa ra bản giá cước riêng của mình khi làm nhiệm vụ thu gom hàng và đồng thời sẽ
được hưởng khoản chênh lệch giá cước mà anh ta phải trả cho hãng hàng không và
tiền cước thu được của chủ hàng lẻ.
Đối với người chuyên chở, họ sẽ tiết kiệm được chi phí giấy tờ, thời gian, do

không phải trực tiếp giải quyết những lô hàng lẻ. Người chuyên chở có thể tận dụng
hết khả năng của phương tiện vận tải và họ cũng không sợ không thu được tiền của
các chủ hàng lẻ do đã có người gom hàng thu hộ.


8
1.3

Sự cần thiết hoàn thiện quy trình giao nhận máy móc nhập khẩu bằng

đường hàng không đối với doanh nghiệp
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa vì
vậy vai trò của hoạt động XNK đã trở thành hoạt động mang tính sống còn cho sự
phát triển của nền kinh tế, giúp nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế thế
giới. Nếu như hoạt động xuất khẩu cho phép ta có thể khai thác lợi thể so sánh của
đất nước, thiết lập các mối quan hệ văn hóa – xã hội, thúc đẩy sản xuất trong nước
phát triển. Thì hoạt động nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu máy móc thiết
bị sẽ giúp cho quá trình công nghiệp hóa được tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với
những công nghệ tiên tiến trên thế giới, giúp chúng ta có cơ hội rút ngắn và bắt kịp
trình độ của các nước phát triển.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Năm 2015, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, trong đó nhập khẩu nhập
khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Máy móc,
thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là mặt hàng nhập khẩu chiểm tỷ trọng cao nhất, giá trị
nhập khẩu của nhóm hàng này năm 2015 là 27,59 tỷ USD, tăng mạnh 23,1% so với
năm 2014. Thực trạng hiện nay cho thấy nhu cầu về máy móc thiết bị tăng cao bởi
Việt Nam đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới nên việc xây dựng
các yếu tố cơ sỡ hạ tầng như đường xá, nhà máy, các khu công nghiệp... là nền tảng
quan trọng cho việt phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đang là điểm điến hấp
dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhập khẩu

máy móc thiết bị và phụ tùng để phục vụ cho khai thác, sản xuất và hoạt động của
doanh nghiệp là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên quy trình để nhập khẩu
máy móc rất phức tạp và không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng và năng
lực để tự mình nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp thường ủy thác cho các đại lý
giao nhận vận tải để thực hiện hoạt động này.
Mặc khác, Hiện nay chính sách mở cửa và đổi mới kinh tế, cùng với các
ngành kinh tế khác, ngành vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng đã có
những bước tiến nhảy vọt. Mạng lưới vận tải hàng không nội địa được phủ kín,
nhiều đường bay quốc tế được mở rộng và nâng cấp. Nhờ đó khối lượng hàng hoá
xuất nhập khẩu bằng đường không đã tăng lên đáng kể, kim ngạch buôn bán giữa
Việt Nam và các nước ngày càng tăng nhanh, thị trường được mở rộng, thương mại


9
quốc tế ngày càng phát triển. Trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu,
giao nhận vận tải bằng đường hàng không tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng do tính
ưu việt về tốc độ vận tải và tính an toàn cao nên vận tải hàng không vận giữ vai trò
rất quan trọng.
1.4

Các tổ chức giao nhận hàng hóa quốc tế chuyên chở bằng đường hàng

không.
Để thống nhất điều chỉnh các mối quan hệ giữa các bên, cũng như việc thống
nhất các thủ tục pháp lý, phân chia khu vực hoạt động của các hãng hàng không dân
dụng, trên thế giới đã hình thành các tổ chức quốc tế có liên quan đến các hoạt động
của nghiệp vụ hàng không dân dụng. Nhờ có hoạt động của các tổ chức này mà
mạng lưới hàng không quốc tế được thống nhất và đồng bộ, nhằm tránh được những
tranh chấp có thể xảy ra. Sau đây là một số tổ chức tiêu biểu:
1.4.1. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (INternational Civil

Aviation Organization - ICAO).
Đây là một cơ quan đặc biệt của Liên hiệp quốc, thành lập năm 1947 để quản lý
hoạt động của hãng hàng không trong các nước hội viên. Các cơ quan này được
thành lập trên cơ sở công ước về hàng không dân dụng quốc tế do Liên hiệp quốc
thông qua năm 1944 tại Chicago. Mục đích tôn chỉ hoạt động của ICAO là thiết lập
những nguyên tắc chung cho hoạt động hàng không của các nước thành viên đề ra
tiêu chuẩn chung cho kỹ thuật công nghiệp hàng không khuyến khích các hãng
thành viên tham gia kế hoạch vận chuyển hàng không quốc tế, thúc đẩy sự phát
triển của sự nghiệp hàng không dân dụng thế giới. Trụ sở của ICAO đóng tại
Montreal, Canađa, có cac văn phòng đại diện ở Paris, Dakar, Cairo, Bankok, Lima
& Mexico
1.4.2. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Trans port
Association - IATA).
IATA là một tổ chức tự nguyện phi chính trị của các hãng hàng không trên thế
giới được thành lập năm 1945. Thành viên của Hiệp hội này được dành cho tất cả
những hãng hàng không có danh sách đăng ký ở những nước là thành viên của
ICAO và một số thành viên khác. Tính đến ngày IATA có khoảng 170 hội viên và
ICAO có khoảng 162 hội viên. Những hội viên chính thức của IATA là những hãng


10
hàng không tham gia hoạt động quốc tế, còn những hãng khác của nước hội viên mà
hoạt động giới hạn kinh doanh nội địa thì đóng vai trò là cộng tác viên của IATA.
Mục đích của IATA là đẩy mạnh việc vận chuyển hàng không an toàn, thường
xuyên và kinh tế vì lợi ích của nhân dân thế giới, khuyến khích thương mại bằng
đường hàng không và nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vận chuyển hàng
không. Cung cấp những phương tiện để phối hợp hành động giữa các vụ vận tải
hàng không quốc tế hợp tác với ICAO và các tổ chức khác. Ngoài ra IATA còn
nghiên cứu để thống nhất các quy định luật lệ quốc tế về hàng không, nghiên cứu
tập quán hàng không. IATA có hai trụ sở chính ở Montreal (Canada) để giải quyết

các vấn đề ở Châu Mỹ và ở Geneva (Thụy Sĩ) để giải quyết các vấn đề ở Châu Âu,
Trung Đông và Châu Phi. Có một văn phòng khu vực ở Singapore kiểm soát các
hoạt động ở Châu á và Thái Bình Dương.
1.4.3. Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA.
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA được thành lập năm Liên
đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA được thành lập năm 1926, bao gồm
các hội viên chính thức là những hiệp hội quốc gia những người giao nhận và các
hội viên công tác là những hãng giao nhận cá thể trên thế giới. Tên viết tắt của
FIATA bắt nguồn từ tên tiếng Pháp : Fédération Internationale des associations de
transitaires et assmilés. Đây là một tổ chức phi chính trị tự nguyện, đại diện cho
35000 người giao nhận ở trên 130 nước. Các cơ quan của Liên hiệp quốc tế như Hội
đồng kinh tế xã hội Liên hiệp Quốc (ECOSOC), Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về
thương mại và phát triển (UNCTAD), ủy ban kinh tế Châu Âu ECE và ủy ban kinh
tế và xã hội Châu á - Thái Bình Dương (ESCAP) đã công nhân địa vị pháp lý toàn
cầu của tổ chức này. Đối với tất cả các tổ chức trên FIATA được hưởng quy chế tư
vấn. FIATA cũng được các tổ chức quốc tế có liên quan đến buôn bán và vận tải
thừa nhận như phòng Thương mại quốc tế (IATA) cũng như những tổ chức của
người vận chuyển và người gửi hàng. Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và phát
huy lợi ích của người giao nhận, nghiên cứu các biện pháp, thủ tục giao nhận nhằm
nâng cao hiệu quả của nó. Việc vận chuyển hàng không của FIATA giải quyết
những vấn đề cước hàng không nhằm bảo vệ lợi ích chung của các đại lý hàng
không FIATA & IATA cùng những tổ chức quốc tế khác liên quan đến công nghệ
chuyên chở hàng không có quan hệ với nhau


11
1.5 Quy trình lý thuyết giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng
không.
Hình 1.1: Quy trình lý thuyết giao nhận hàng hóa nhận khẩu bằng đường hàng
không


1
2
3
4

• Nhận các giấy tờ, chứng từ
• Nhận hàng tại sân bay
• Làm thủ tục hải quan
• Thanh toán các khoản và đưa hàng ra khỏi sân bay

Bước 1: Nhận các giấy tờ, chứng từ:
Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, người nhận phải đến hãng hàng không để
nhận được các giấy tờ, chứng từ liên quan.
Bước 2: Nhận hàng tại sân bay:
Người nhận hàng mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sân
bay. Khi nhận phải kiểm tra hàng hoá, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản
giám định, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này.
Bước 3: Làm thủ tục hải quan:
Trước khi làm thủ tục, phải đăng ký tờ khai. Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan
bao gồm (thường đăng ký trước một buổi): Vận đơn hàng không (AWB) bản gốc 2;
Phiếu đóng gói (Packing List); Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm và ký thông báo thuế.
Bước 4: Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bay.
Sau khi thanh toán cho sân bay các khoản lệ phí cần thiết, chủ hàng hoặc người
giao nhận sẽ đưa hàng rời khỏi sân bây về kho hàng của công ty.
Theo sự ủy thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, người
đại lý hay người giao nhận hàng không sẽ tiến hành giao nhận hàng hóa bằng chứng
từ được gửi từ nước xuất khẩu và những chứng từ do nước nhập khẩu cung cấp.
 Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạm giao

nhận hàng hoá của sân bay thì sau khi nhận được thông báo đã đến của hãng vận
chuyển cấp vận đơn (theo quy định của công ước Vac-sa-va thì người chuyên chở


12
có trách nhiệm thông báo ngay cho người nhận hàng, người giao nhận, đại lý ở
nước nhập khẩu khi hàng hoá được vận chuyển để họ đi nhận hàng) thì:
-

Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng

hoá (đã trình bày ở phần giao hàng xuất khẩu)
-

Sau khi thu hồi bản vận dơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhập

khẩu làm các thủ tục nhận hàng ở sân bay.
-

Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyên

bằng vận dơn chủ sau đó chia hàng và giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận
đơn gom hàng.
 Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến dích, thì ngoài việc thu
hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng, người giao nhận còn
phải yêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau: Giấy phép nhập khẩu,
Bản kê khai chi tiết hàng hoá, Hợp đồng mua bán ngoại thương, Chứng từ xuất
xứ, Hoá đơn thương mại, Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB, Tờ khai
hàng nhập khẩu, Giấy chứng nhận phẩm chất và các giấy tờ cần thiết khác.
1.6 Các chứng từ được sử dụng trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng

đường hàng không
Vận đơn hàng không (AWB - AirwayBill): AWB là một chứng từ vận chuyển
hàng hóa và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiệp nhận hàng hóa để vận chuyển
(Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định). Vận đơn hàng không là chứng từ
không giao dịch được bằng cách ký hậu thông thường. Vận đơn hàng không được
lập thành ba bản gốc, có các màu khác nhau, phân phối cho các người khác nhau:
bản gốc 1 màu xanh cây, có chữ ký của người giao hàng dành cho người chuyên
chở; bản gốc 2 màu hồng, có chữ ký của cả hai bên, đi theo hàng đến nơi đến và
dành cho người nhận; bản gốc 3 màu xanh da trời, có chữ ký của người chuyên chở,
dành cho người gữi. Ngoài ra, vận đơn còn có thể sao y từ 6 đến 11 bản để phân
phối cho những người liên quan khác nhau. Người gữi hàng phải chịu trách nhiệm
về tính đúng đắn của các chi tiết liên quan đến hàng hóa mà anh ta đã kê khai vào
AWB và phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của người chuyên chở hoặc
những người khác phát sinh do sự không chính xác hoặc không đầy đủ các nội dung
đó.


×