Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SƯU tầm NHỮNG mẫu CHUYỆN MANG TÍNH GIÁO dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.11 KB, 19 trang )

SƯU TẦM NHỮNG MẪU CHUYỆN MANG TÍNH GIÁO DỤC

C1. GIÁ TRỊ CỦA KHOẢNG TRỐNG
Hẳn em cũng biết thừa rằng nhiều khi khoảng trống chẳng phải là vô
nghĩa. Khoảng trống giúp em nhận biết âm tố này với âm tố kia, âm tiết
này với âm tiết nọ. Khoảng trống đôi khi còn có cả tên gọi. Ví dụ như
trong tiếng Việt có 5 thành phần âm vị trong một âm tiết. Vì một lẽ nào
đó mà “sún” mất một âm vì thì âm vị bị “sún” đó vẫn có tên hẳn hoi : Âm
vị zêrô, bởi chàng “sún” - khoảng trống – này đâu có hữu danh vô thực.
Dẫu không có mặt nhưng hắn ta vẫn đang “làm nhiệm vụ” hẳn hoi, đó là
nhiệm vụ phân biệt nghĩa của tiếng này với tiếng khác. Chẳng hạn với âm
tiết HOA. Dẫu nó không có phụ âm cuối nhưng vẫn coi như tồn tại âm vị
zêrô bởi chính khoảng trống zêrô này cho phép ta nhận diện ra âm tiết
HOA mà không phải là HOAN hay HOANG nào khác…
Và cứ như vậy khoảng trống cũng góp cho đời những giá trị nếu em
chịu khó “trò chuyện” cùng nó.
Khoảng trống của hàng cây cho em biết nâng niu bóng mát.
Khoảng trống của nấm đất nhắc nhở sự hữu hạn của phận người.
Khoảng trống trong thành quách, đền đài cho em ký ức quá khứ.

1


Khoảng trống trên chiếc ngai vàng cho em cảm phục ý chí của bước
chân người, mải miết và mải miết đi, cho đến tận cùng ánh sáng dân chủ,
cộng hoà.
Khoảng trống trong nồi cơm gợi nỗi ám ảnh về ngày giáp hạt.
Khoảng trống trong không gian cho người nhìn thấu lên tận các vì
sao.
Khoảng trống trên trận địa được viết lên mỗi mét vuông đất hai chữ
quý và giá. Quý là hương hoả. Giá là máu xương.


Khoảng trống trong mắt bạn cảnh báo em đã làm điều gì dại dột.
Khoảng trống một chỗ ngồi trong lớp học cho em thương cảm về
một giọt mực đã lặng lẽ rơi bên ngoài cửa lớp.
Khoảng trống của chiếc răng cửa trên “hàng tiền đạo” nhắc em kỷ
niệm ngày em đi qua thời mẫu giáo và trở thành nàng “sinh viên” lớp
một.
Khoảng trống sinh học nhắc nhủ em về một giá trị thiêng liêng
chẳng dễ gì bù đắp nổi.
Và hôm nay khoảng trống sân trường có cho em tiếc nuối năm học
đã qua cùng bao dự định, khi những chiếc lá vàng ngồi cô đơn trên ghế đá
mơ về một ngày trời đất sang thu?
C2. HÌNH ẢNH NGƯỜI CHA

2


1. Có một người cha giữ hai cuốn nhật ký viết về con gái. Trong đó
có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. Chín tháng mười
ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.
2. Có một người cha giữ một kỷ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo.
Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả hai mặt đều
ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì mà anh sợ mất nó hơn bất cứ
món nữ trang quý giá nào.
Những ngày đầu con gái chào đời là những ngày anh phấp phỏng
“lẻn” vào phòng sơ sinh mỗi ngày chục bận, để âu lo dòm vào đứa bé
mỏng mảnh đang nằm trong lồng kính và chưa chịu mở mắt. Đứa bé

3



mang số 34. Và những lần cô hộ lý đưa con anh đi tắm là một lần anh
mong ngóng hồi hộp nhìn con số 34 để biết chắc rằng con anh không bị
“lạc”. Ngày đón con từ bệnh viện về, khi thay áo cho con gái, anh mừng
rú lên khi thấy người ta bỏ quên “vật báu” 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con.
Anh biết đó sẽ là vật quí còn theo anh mãi mãi.
3. Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch
vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết
khắc, vạch vôi là những bức tranh nhân bản đẹp tuyệt vời trong bất cứ
ngôi nhà nào.
. Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm một tuổi.
Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc đớn đau của người
cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.
5. Tất cả những việc tưởng chừng như “ngớ ngẩn” của người cha
dành cho con, để làm gì?
“Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc
Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình”
Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người
cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị
vào tất cả là gia đình, là ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong
ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà
của người khác mất rồi. May mắn sao những kỷ vật kia, những vạch vôi,
vết khắc kia, “vườn cây-con gái” kia là hiện thân của con qua năm tháng,
vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những “hiện thân” ấy để
gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.
6. Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo
cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh
“Bố cho con ăn, con cười, bố cười. Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc”.
Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!
Mỗi người đều lưu giữ trong tim hình ảnh một người cha. Hình ảnh
thứ 7, thứ 8, thứ 7 tỉ xin dành cho bạn, cho những ai được may mắn sinh

ra trên Trái Đất này.
Chiều nay đưa tiễn thân phụ một người bạn về bên kia dương gian,
chợt thấy mọi thứ tình yêu đều cần phải vội vàng, đâu cứ chỉ tình yêu lứa
đôi. Mau lên chứ vội vàng lên với chứ...
C3. CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH TRÍ KHÔN CỦA TA ĐÂY (ĐCLH)
4


Thưa cô giáo, đây có phải là một câu chuyện cổ tích lạ không. Anh nông
dân đang cày ruộng. Thấy con trâu làm lụng vất vả lại còn bị quật roi, con
hổ hỏi làm sao con trâu khỏe thế mà lại chịu khổ sở và còn để bị người
đánh đập. Trâu trả lời vì người có trí khôn. Cọp lại hỏi, và muốn xem cái
trí khôn của anh nông dân ra sao. Anh nông dân nói trí khôn của anh để ở
nhà. Muốn xem thì phải chịu trói lại chờ anh về lấy, và nếu cần anh sẽ
cho hổ một ít. Hổ đồng ý. Anh nông dân trói hổ vào gốc cây rồi chất rơm
đốt. Vừa đốt vừa quát: Trí khôn của ta đây. Trâu thích chí cười lăn, va vào
đá rụng mất hàm răng trên. May nhờ lửa cháy đứt dây trói nên hổ như
mới chay thoát được vào rừng, về sau trên lưng luôn có vằn đen. Nội
dung câu chuyện là thế!
Nếu đây là câu chuyện nói về nỗi khó khăn khổ ải, và cả cái giá phải trả
trong hành trình đi tìm trí khôn, thì quả thực là một câu chuyện hay. Cũng
như ông Brunô đã bị giáo hội trung cổ thiêu trên giàn hỏa trong hành
trình đi tìm trí khôn để biết Trái Đất quay quanh Mặt Tròi chứ không phải
ngược lại như lời Kinh thánh dạy.
Nếu không đúng như vậy, thì đây là một câu chuyện khó hiểu đối với một
học sinh lớp 6 như em. Vì sao con hổ lại đáng bị đối xử như vậy? Nó chỉ
muốn biết một sự thật mà nó không hiểu. Nó tò mò, nhưng biết đâu là vì
5



lòng trắc ẩn trước một con trâu đang khốn khổ. Vì sao anh nông dân lại
đốt con hổ, một con hổ đáng yêu, muốn học hỏi, ham hiểu biết? Vì sao
anh nông dân lại lừa con hổ, một con hổ rất thân thiện và ngây thơ? Vì
sao lại dùng bạo lực để làm trực quan sinh động trả lời cho một câu hỏi
rất hoà bình? Vì sao còn trâu lại cười trước cảnh khổ đau của hổ? Một nụ
cười vô cảm vô tri. Đó có phải con trâu vốn khoan hoà, từ ái, là người
bạn đường nhân hậu ngàn đời của người nông dân vai lấm chân bùn của
nông thôn ta đấy không? Và cuối cùng, đó có phải là trí khôn của anh
nông dân không?Em nghĩ là không! Đó là sự lừa gạt. Một câu chuyện lạc
loài trong dòng chảy cổ tích thường có hậu của nhân loại chăng?
Dĩ nhiên, anh nông dân này không biết gì về sách đỏ, không biết bài học
môi trường, không biết bảo vệ động vật hoang dã. Câu chuyện này xảy ra
lâu lắm rồi. Ở đó, con người mới tách ra khỏi môi trường thiên nhiên với
cuộc đấu tranh sinh tồn nghiệt ngã, một mất một còn. Vậy thì, phải chăng
đây là một câu chuyện cổ tích quá đát, đã hết hạn sử dụng, thưa cô?
ĐOÀN CÔNG LÊ HUY
- Ghi lời thuyết trình của một học sinh lớp 6A14 trường G[KQĐ]
HÀNH TRÌNH ĐI TÌM TRÍ KHÔN
HAY MỘT CHUYỆN CỔ TÍCH ĐÃ HẾT HẠN SỬ DỤNG
C4. CHIỀU NGOẠI Ô

“Chiều buông nắng hoàng hôn khuất xa chân trời. Chiều ngoại ô gió
khẽ đùa tóc em. Kìa xa xa lũy tre dang tay đón chào. Cong cong con
đường uốn quanh. Chiều xa phố chiều mang chút hương thanh bình.
Chiều ngoại ô, gió theo từng bước chân…”
Ca khúc của nhạc sĩ teen Anh Minh được ca sĩ teen Thùy Chi hát lên
trong đĩa nhạc hoa học trò. Giọng ca trong vút chứa đựng niềm tin ngây
thơ, ước mơ bình thường mà rất đỗi tha thiết làm người lớn cũng muốn
khóc. Nhất là người lớn có kỉ niệm về ngoại ô và còn thương mãi đất
ngoại ô…..

Tôi nằm trong số đó. Làm sao mà không nhớ khi đất ngoại ô đi ra từ
trang sách văn học rồi vào thẳng trái tim tuổi mới lớn thường đóng dấu
một lần là mãi mãi. Đó là nơi “tầm tã rụng bên dòng sông. Những người
dân nghèo về đây như vỏ hến chiều chiềutấp lên các bãi bến. Là bà con
6


chân đất đội áo nối vai le te chợ Hôm chợ Mai đầu tắt mặt tối…” Làm
sao có thể quên khi người ngoại ô đi ra từ võng mạc ấu thơ rồi lưu ảnh
vĩnh viễn. Bà con quê tôi gồng gánh than, củi, chủi, lá vằng, đi qua chợ
Hôm chợ Mai, vào phố để bán ở chợ An Cựu, xa hơn nữa là chợ Đông
Ba. Họ gánh hàng chạy bộ , rời ngoại ô từ lúc nửa đêm. Đôi khi gánh sim,
gánh nấm, gánh muồng,… Học trò ngoại ô là cậu tôi đội mưa qua hàng
chục cây số vào phố học. Mùa đông mưa dầm. Áo tơi đọt cho học sinh
nhà khấm khá. Áo tơi bằng lá của con nhà nghèo, chạm vào gót chân cậu
tôi tóe máu. Học trò ngoại ô là tôi đi xe đạp, về đêm, mưa tối trời mò
không ra. Là ông Mong, là chú Muốn là cậu Lời còng lủng trên những
chiếc xích lô mỗi tối về ngang ngõ.
Hẳn nhiên là có một thân phận ngoại ô. Là nơi rác thải đô thị tìm
đến. Là những bãi xà bần, sắt gỉ. Là cái ranh rới thành thị nông thôn đầy
khoảng cách. Là những dòng sông không còn xanh. “ Những dòng sông
sắp qua đời.” Là sự thua thiệt trong đua tranh.
Tôi cũng nghĩ đến thân phận “ ngoại ô” của đất nước trước những
vùng ánh sáng láng giềng mạnh mẽ hơn, phát triển hơn. Để rồi chỉ chuyên
cung cấp laô động giá rẻ, cung cấp không chính thức những thân phận
ngựa người, người ngựa. Trước một Hàn Quốc, Đài Loan. Trước một
Trung Hoa đại lục là “ đại công xưởng của thế giới”. Những chai bia rẻ,
những xe máy rác, những đồ chơi độc hại, những quả trứng hủy diệt
ngành chăn nuôi… Và không khéo vài chục năm sau, ngay cả trước Campu-chia, khi đất nước này đang bước đi ngày một mạch lạc với nhà nước
pháp quyền, từ ba năm nay tăng trưởng bình quân 11,4%, cao hơn chúng

ta rất đáng kể.
“ Ước mơ cho thời gian yên lặng khẽ trôi. Ước mơ cho tình yêu lên
hạt sắc xuân. Ước mơ như hạt mưa đâm trồi là non. Ước mơ là lá trên
cành…”
Trong cơn bão đô thị hóa, những cánh đông không còn. Lũy tre
không còn. Con đường quanh quanh rồi cũng sẽ bị bánh xe cày xới gập
gềnh. Những trong lành cũng ra đicùng biến cải bãi biển thành nương
dâu. Để rồi những diều bình thường cũng trở thành mơ ước của đôi trẻ thì
chiều ngoại ô chơt nhiên thật buồn.
Nó nhắc nhở chúng ta, trên phạm vi loài người, về bài toán phát
triển phải thường xuyên cân nhắc đến đáp số cuối cùng.
ĐOÀN CÔNG LÊ HUY
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm
- Chủi là chổi. Lá vằng, một loại lá vối. Sim, muồng là những loại
quả dại hái lượm từ trong rừng.
C5. NHỮNG LỜI KHEN CHỨA MỘT PHÀN XẤU XÍ
7


Năm 1859, một phụ nữ ngã lăn ra chết hai ngày sau đêm khiêu vũ.
Trong đêm này bà ta được ca tụng là người có tấm lưng ong đẹp nhất. Mổ
khám nghiệm tử thi mới hay bà ta bị dập 3 chiếc xương sườn, xương đâm
vào lá gan gây ra tử vong. Thủ phạm là chiêc corset thắt quá chặt. Một tư
liệu phương Tây đã dẫn nguồn tin đáng tin cậy.
Thì ai còn lạ gì chuyện ấy, khi cô nang Scaclet trong Cuốn theo
chiều gió phải nghiến răng kìm tiếng rên đau đớn để cho bà vú mạnh tay
siết chặt eo chiếc váy khi nàng chuẩn bị đi dự dạ hội khiêu vũ ở trang trại.
Mười hai cây sồi. Khổ chưa, cái giá phải trả thật là khốn khổ để được
cánh đàn ông khen đẹp!
Khi người Trung Quốc khen phụ nữ có gót sen nhỏ nhắn cũng là khi

người phụ nữ xứ họ phải chịu cực hình trong tục bó chân tàn bạo, mỗi đôi
chân là một sự tàn phế man dai.
Khi người Nhật khen người phụ nữ xinh đẹp trong chiếc áo Kimônô
cũng là khi người phụ nữ Nhật phải chịu làm hình nộm cứng đờ, đau
nhức các khớp xương như là mạn tính.
Khi người đàn ông khen chiếc áo dài Việt cũng là rất có thể họ đang
hả hê thưởng thức 2 miếng phomát ở hai bên eo bạn, là khi họ đắc thắng
ngâm thơ: “Áo em trắng quá nhìn thâu da” hay “Trời Sài Gòn anh đi mà
chợt “thấy”…/Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Thấy hết, và kệ cái nóng
35 độ trong bó cứng của xứ Huế hay cái lạnh 10 độ trong phong phanh
của trời Hà Nội.
Khi giới chính trị đàn ông khen người phụ nữ “tòng phu” thì cũng là
khi họ vì họ, vì muốn giữ giọt máu nguồn gien của chính họ trong một xã
hội cha truyền con nối.
Khi người đàn ông khen người phụ nữ “tiết hạnh” chồng chết mà
vẫn “tòng tử” theo con thì cũng là khi họ muốn giữ mảnh ruộng của dòng
tộc họ không vào tay kẻ khác, mặc cho thân phận người phụ nữ có thể úa
tàn.
Khi họ muốn người phụ nữ phải hội đủ công dung ngôn hạnh, cũng
rất có thể là khi họ bày tỏ lòng tham không đáy, muốn có cả bốn phương
trong bàn tay mình, muốn có cả 4 mùa trong một ngày, muốn có cả 4

8


cung bậc chỉ trong một nốt nhạc, mặc cho người phụ nữ phải loay hoay
xoay xở hàng thiên niên kỷ trong một cổ bốn tròng.
Thế đấy bạn gái ạ, trong những lời khen đôi khi có chứa vài sự thật
đắng cay.
Cũng như khi người đàn ông khen người phụ nữ thắt đáy lưng ong là

khi họ muốn một người khéo chiều chồng và khéo nuôi con. Đúng thế,
chắc chắn chỉ có những người làm nhiều và ăn ít, thức khuya dậy sớm thì
mới thătý đáy lưng ong ở trong cái xã hội không có Aerobic cũng như thể
dục thẩm mỹ, chạy bộ, lắc vòng…
Nên chi bạn ạ, bạn phải coi chừng những lời khen.
Đôi khi họ khen mình là nữ tính để họ dễ bề thôn tính cả không gian
và âm thanh, khi bạn thu mình lại và ăn nói nhỏ nhẹ trước họ. Khen bạn
dịu dàng là để bạn không bộc lộ trí thông minh hơn họ: Không cãi lại họ
và họ dễ dàng áp đặt.
Họ khen bạn là phái đẹp để bạn đừng làm hơn những gì của một
bông hoa.
Họ khen bạn là hoa để họ làm ong làm bướm, đậu rồi lại bay. Họ
khen bạn là hoa để bạn làm vai trò trang trí, để bạn không ở địa vị cao,
không nhận nhiều lương của họ. Và đôi khi, cao hứng lên, họ còn trịch
thượng phán xét bạn là hữu sắc vô hương nếu bạn lỡ không hơn một vật
trang trí.
Họ khen vợ họ là bà nội tướng giỏi để họ yên tâm một mình tung
hoành nơi biên ngoại với tri thức, sự nghiệp, khoa bảng, quan trường, nhà
trò con hát…
Thế đấy! Đừng sung sướng với những lời khen để biến mình thành
người khác. Mỗi bạn gái đã là một kho tàng của chính mình. Mỗi người
chỉ cần là một nốt nhạc cũng đủ làm cho giai điệu cuộc sống rực rỡ âm
thanh. Có những lời khen chứa đựng một phần xấu xí. Hỡi một nửa nhân
loại, hãy cảnh giác với lời khen!
C6. HÌNH VUÔNG HÌNH TRÒN (ĐCLH)

9


Hồi bé tôi ghét con cóc.Có thể vì nó xù xì.Có thể vì nó có độc.Sau này tôi

chịu ơn nó vì nó cứu em tôi qua mùa suy dinh dưỡng.Nhưng tôi cứ là
ghét nó.Tụi tôi cho nó hút thuốc lá , nó say lử , ho khù khụ .Nó ngốc ,
chẳng có vẻ gì là cụ đồ cóc thông thái hay xổ nho chùm như trong truyện
cũ.Có những ngày mùa hạ, triền miên nắng cháy 40 độ,đêm, mẹ tôi nhìn
sao trời sáng rực mà lòng thât vọng, trong khi nó vẫn ngiến răng báo sắp
mưa.Ra vẻ cậu ông trời - chỉ là hư danh.
Tôi thích con ếch. Nó là nhà vô địch bơi lội ,để lại tên tuổi cho đời trong
môn bơi căn bản.Dáng dấp cực xì-po, trông bộ vó đến Lý Đức còn thèm.
Điều siêu nhất là nó có thể sống ở cả hai thế giới,nó biết chuyện dưới
nước của thủy cung, nó biết chuyện trên cạn của loài nguời.Nếu không có
cụ rùa thượng thọ sống hàng mấy trăm năm tuổi thì chính tôi đã bỏ phiếu
bầu cho ếch làm đại sứ du lịch của thế gian.Vậy thì , hà cớ chi mà ếch lại
bị xem thường "ếch ngồi đáy giếng " ? Tôi thương con ếch chịu tiếng
mang lời.
Giá mà tôi đủ khôn lớn để tự mình nhận ra bao điều...
Đôi khi tôi cũng nhận ra những điều khác nữa.Tôi nhận ra con mèo không
bao giờ chịu đo ván.Chẳng sức mạnh nào có thể hạ nó tấm lưng trắng
bụng , trừ cái chết .Tôi học ở nó sự kiên cường,nó vỗ về tôi những lần
thất bại trong tuổi thơ ấu vụng dại.Tôi cố để được như anh bạn mèo có
chung giáp tuồi.Tôi theo con rắn hổ mang bành để biết trò ảo thuật của
pháp sư.Tôi theo con rùa biển để biết dậy-thì-muộn thì trẻ-lâu .Theo con
mèo để không sợ ngã. Theo hoa đào để biết hàm dưỡng 6 tháng trong
lòng đất trước khi khai hoa.Theo cỏ cây để vỗ về phiền muộn ," hoa dù rã
cánh, lá còn xanh cây", để biết cuộc đời ta còn dài rộng, những bông
10


hồng đâu dễ khuất lối cây xanh.Tôi theo hoa vạn thọ để biết ơn loài hoa
nở cho người nghèo.Theo cây tùng bách để biết ai người quân tử.Theo
con cú để biết đêm dài .Theo con sơn ca để bắt đầu 1 ngày sớm.Theo con

tằm để tạ ơn lá dâu , theo con trâu để biết ơn nhẫn nại.Theo con gái để
biết...vị đắng cay , theo máy bay để coi khinh ...tàu bay giấy .Theo chú
gấu để trợn mắt trước mùa đông , theo mưa dông để thương người làm
muối, theo cá chuối để biết thương con...
Tôi thương những em bé chỉ biết bài học hình vuông là trang sách, quyển
vở.Họ không có những bài học trong thiên nhiên trải tới đường chân trời
như một hình tròn bao la.Và vì thế, tôi cũng theo hình vuông để biết ơn
hình tròn.
C7. THƯ CHO CON
Ở tuổi nào con sẽ nặng nhất thưa cha? Hôm qua con đã hỏi cha câu
hỏi ngây thơ đó.
Bao nhiêu năm chăm chút cho con, vui buồn cùng con, lớn lên theo
từng bước chân con, cha thấy rằng con nặng nhất là lúc con còn trong
bụng mẹ. Mẹ bước đi nặng nhọc. Cha nặng lòng hồi hộp, lo âu. Trọng
lượng của con lúc này trong hai chữ “quan trọng”. Tất cả mọi người đều
hỏi thăm mẹ và con. Tất cả mọi người đều nhường bước cho mẹ và con,
khi lên xe, khi xuống phố, khi xếp hàng lên may bay…
Ngày con vuông tròn, mọi người như nhẹ đi một chút. Con cũng rất
nặng ngày cha mẹ đưa con đi nhà trẻ. Nào áo nào quần, rất nhiều quần, để
“dự bị”. Nào cháo nào sữa...
Đến lúc con vào mẫu giáo thì hành trang của con cũng nhẹ đi, chỉ
còn lại một chiếc ba lô, dù vẫn còn áo đơn áo kép, khẩu trang cho con
khỏi bụi, khăn bông bay cho con khỏi gió. Vì vậy mà mỗi lần cha đưa
đón con là một lần chiếc xe của cha vẫn nặng lên bao nhiêu thức mà cô
bác cứ đùa là “chuyến xe bão táp”.
Lúc con “lên” mẫu giáo lớn thì con mới thực sự nhẹ nhõm, chỉ một
bộ đồ trên người, con tung tăng vào lớp.
Con thân yêu, dẫu con có “nhẹ” đi theo năm theo tháng nhưng lòng
cha không vì thế mà bớt nặng. Rồi ngày mai con ngồi sau xe cha, váy xí
bay rợp trời bà lòng con phơi phới. Con ngựa sắt của hai cha con mình

11


tuy có bớt cồng kềnh đi nhưng không vì thế mà lòng cha đỡ lo âu, vì thêm
mỗi bước đường đi là thêm một thử thách đang chờ con phía trước. Con
biết gì về Trái Đất dưới chân con? Con biết gì về vũ trụ xung quanh con?
Và con biết gì về một tiểu vũ trụ đang lớn dần lên, đang nặng dần lên, đó
chính là bản thân con đấy, Cùng bao nhiêu tiểu vũ trụ như thế nữa, cùng
hướng với con, quay lưng với con, trước mặt con, sau lưng con…
Con còn nhớ chứ? Con vẫn thường chơi trò lái máy bay trên chân
cha, máy bay rơi và con ung dung nhảy dù lịch bịch xuống bụng cha. Con
vẫn thích chơi trò chơi đi bằng chân của gã “khổng lồ” ngay từ khi con
chưa biết đi và cho đến cả bây giờ. Con quay mặt vào cha, đứng trên hai
bàn chân của cha, vòng đôi tay nhỏ xíu ôm lấy chân cha để rồi điều khiển
"gã khổng lồ” đi đến “bất cứ nơi nào” con muốn.
Con thương yêu, rồi sẽ có lúc con không thể ngã kiểu “nhảy dù” vào
lòng cha được nữa. Con đã nặng lắm rồi nếu không muốn làm cha vỡ
bụng. Rồi cũng nhanh thôi, sẽ đến ngày con không thể đi trên đôi chân
của cha được nữa. Đời không là trò chơi mà bước chân của cha thì sẽ già
nua chật hẹp, cha không đủ khổng lồ trước sức lớn, sức vươn mạnh mẽ
của con.
Con sẽ lớn lên, sẽ tự mình vững vàng trên đôi chân của mình vững
vàng trên đôi chân của mình sẽ nặng them đến mức vô hạn về mặt kiến
thức nếu con chăm chỉ học, chăm chỉ đọc.
Có thể ngay từ hôm nay, cha sẽ tích lũy thêm nhiều thật nhiều, cả
những trang báo Hoa Học Trò, và những cuốn sách như thế này, cho con,
để ít ra là cha sẽ đỡ nặng lòng hơn chút nữa.
C8.CÂU CHUYỆN NHỮNG ÁNH LỬA
1. Từ trong bóng tối chập choạng của thời tiền sử, một ánh lửa loé
lên! Con Người xuất hiện. Chấm dứt một thời đại vượn người! Từ đó, ánh

lửa chiếu sáng, dẫn dắt con người miệt mài đi qua các thời đại văn minh,
cho tới ngày nay. Và từ đó, “muôn năm ánh sáng, bóng tối cút đi!”
(Puskin). Và kể từ đó, trong ký ức của con người luôn thường trực nỗi sợ
hãi bóng tối của buổi hồng hoang ăn sống nuốt tươi khi chưa phát hiện ra
lửa.

12


Nỗi sợ đó còn lưu lại trong những câu chuyện đêm 30, đêm tối trời,
với chập chờn những bóng ma xuất hiện. Nỗi sợ hãi đó lưu lại trong thế
giới trẻ con sợ bóng tối như là một ám ảnh bản năng. Trong ánh sáng văn
minh tràn ngập ngày nay, thảng hoặc con người thức dậy một nỗi lo sợ vu
vơ, “một ngày nào đó, ánh dương sẽ không còn, loài người chìm trong giá
băng…”
2. Cho đến cuối thế kỷ 19, thế kỷ của Andecxen, của con người đã
viết những hoan ca cổ tích vĩ đại về “thắng lợi của ánh sáng trước bóng
tối và của trái tim người trước cái ác”, những cây thông Giáng sinh giữa
đêm đông lạnh luôn được thắp sáng bằng hàng trăm ngọn nến. Những
ngọn lửa được giữ suốt tuần lễ từ Noel cho đến ngày đầu năm mới. Lửa
được giữ để truyền đi sự ấm áp, và để tri ân con người đã giữ lửa cho đời
sau xuyên qua hàng triệu năm. Đầu thế kỷ 20, khi có ánh điện, những cây
thông Noel mới thôi được thắp nến và thay bằng hằng trăm bóng đèn điện
lấp lánh.
3. Có một câu chuyện về ánh lửa nhỏ nhoi, một câu chuyện cổ
Andecxen viết cho trẻ em, nhưng đủ sức lay động bất cứ trái tim của
người lớn nào. Một câu chuyện của mọi thời đại, cho đến chừng nào trái
tim con người còn đập. Câu chuyện “Cô bé bán diêm”. Mỗi năm, khi
Giáng sinh về, ký ức ấu thơ của ta lại thổn thức về cái chết của em trong
giá lạnh, và ám ảnh trong ta một nỗi hối tiếc, ân hận, dẫu rằng chúng ta

vô can, nhưng ta lại không thể vô can, chỉ vì chúng ta là con người.
Đêm Giáng sinh. Bóng tối. Lạnh lẽo. Tuyết rơi. Em bé chân trần,
chân em đỏ ửng lên rồi tím bầm vì rét. Em đi bán diêm nhưng suốt ngày
chưa bán được bao diêm nào. Tuyết rơi thành từng bút trên mái tóc em.
Giáng sinh năm nào em còn ấm áp bên bà nội của em. Giờ đây bà không
còn nữa. Em nép mình trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà. Một tạp
dề đựng đầy diêm và trên tay còn cầm thêm một bao. Chà, giá em có thể
rút một que diêm đánh lửa và hơ tay nhỉ? Sợ cha em đánh chết. Nhưng
cuối cùng em cũng đánh liều rút một que. Ôi, ánh sáng mới kỳ diệu làm
sao! Hiện ra một lò sưởi ấm áp. Que thứ ba, hiện ra một cây thông Noel
với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Nhưng
hễ diêm tắt thì mọi thứ lại biến mất, trước mắt em lại là bức tường tối tăm
lạnh lẽo.
Một que diêm tiếp theo, bà em hiện ra. “Bà ơi, cho cháu đi với, cháu
biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây
13


thông Noel ban nãy, nhưng bà đừng bỏ cháu ở nơi này”. Thế là em cuống
cuồng quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao, Bà cầm tay em. Hai
bà cháu bay lên, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa.
Sáng hôm sau, người ta thấy một em bé chết bên góc tường, môi
đang cười. Em nằm chết giữa bao nhiêu que diêm, có một bao đã đốt hết.
Người ta nghĩ chắc là em đốt cho ấm. Không ai biết là em đốt để được
nhìn thấy bà. Để được kết nối với tình yêu thương của bà. Ánh lửa còn có
một sứ mạng cao cả hơn là sưởi ấm, nó thắp lên yêu thương và hy vọng.
Ánh sáng đối lập với bóng tối mù loà niềm tin.
4. Bạn đọc Hoa Học Trò thân mến ạ, xoay ngược trái tim của em
lên, sẽ có hình ngọn lửa.
Đoàn Công Lê Huy (Theo Hoa Học Trò, 20-12-2004)


C9. EM LỚN LÊN RỒI ! TA SAO ?
1. Gặp lại trò sau 2 tháng hè, ta thấy trò lớn lên hẳn. Ta lại nhớ tới
bài tập đọc của các em lớp một: Năm nay em lớn lên rồi/ Không còn nhỏ
xíu như hồi lên năm/ Nhìn trời, trời bớt xa xăm / Nhìn sao sao cách ngang
tầm cánh tay. Trò, cùng với bao bạn bè, sẽ trở thành một lực lượng xã hội
hùng mạnh, kế thừa. Khi mình lớn, trời đất cũng bớt cao, các ngôi sao
cũng nhỏ lại.

14


2. Trong nỗi vui mong con khôn lớn từng ngày, trò có thấy nỗi ái
ngại của mẹ cha khi chưa kịp đổi cho trò một bộ quần áo giờ đã ngắn
cũn?
3. Trò có thấy nỗi ái ngại trong mắt thầy khi bàn ghế chưa kịp đóng
mới? Khi chỗ ngồi giờ cũng trở nên chật chội theo những cô cậu đã lớn
lên. Trò có thấy nỗi ái ngại trong mắt thầy khi chương trình giáo dục chưa
được mạch lạc, hiệu quả, để cho hôm nay, dù chưa đến ngày khai trường
nhưng trò đã phải đi học lại, đã phải tất tả đem mùa thu về trong mùa hạ?
4. Trò có nhìn thấy nỗi ái ngại trong mắt thầy khi hệ thống giáo dục
chưa ưu việt, để mẹ cha phải băn khoăn chọn trường chọn lớp? Khi
những cuốn sách, những bài học cải cách có thực sự có ích cho chính
tương lai của các em hay là có ích cho hiện tại của một ai khác?
5. Trò có nhìn thấy nỗi ái ngại trong mắt người lớn khi trò lớn lên
mà đất đai thì hẹp lại, đường sá không còn chỗ chen chân cho người sau?
Những con đường thì đầy bụi khói, những cánh đồng xanh không còn,
phù sa không còn, những cánh rừng cạn kiệt, những con thú còn lại bỏ ta
đi…Trẻ em Nhật 4 tuổi có thể một mình đi ra phố mua đồ giúp mẹ và để
chứng tỏ con đã lớn khôn, nhưng ở Việt Nam như thế là vi phạm luật

pháp. Trẻ em Việt Nam dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị phải có người
dắt tay, theo Điều 30 Bộ luật Giao thông đường bộ. Luật pháp bảo hộ các
em bởi vì đường phố bề bộn chưa thực sự dành những gì tốt đẹp nhất cho
trẻ em.
6. Phố phường phồn hoa, phát triển. Nhưng ta đang đi vay tiền. Em
có đọc thấy không nỗi ái ngại trong mắt người lớn khi người lớn đang
tiêu đi những khoản tiền của các em sẽ kiếm được trong tương lai?
7. Em lớn lên, là niềm vui trong mỗi gia đình, nhà trường và xã hội.
Nhưng vẫn còn đó là những âu lo nếu gia đình, nhà trường và xã hội chưa
kịp chuẩn bị vị thế cho em. Do đó mà em đã có thể nhìn thấy, đọc thấy
đôi điều ái ngại. Trẻ em có quyền tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến- theo
Bộ luật Bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em. Có thể trò chưa nói ra
nhưng người lớn cũng đã thấy trách nhiệm của mình. Vì có lẽ nào các em
thì lớn lên còn ta lại lớn xuống?
Nỗi niềm áy náy này như một lời tạ lỗi trước các em !

15


HIỆN THỰC VỀ SỨ MỘNG MƠ
- Cha ơi, vì sao người Huế ăn ớt nhiều?
- Vì đó là một thói quen ẩm thực thú vị của người quê nội con.
- Vì sao nữa ạ?
- Vì xứ Huế nóng và ẩm, mùa đông thì lạnh và ẩm, ăn ớt cho dễ
thoát mồ hôi.
- Vì sao nữa ạ?
- Con ạ, vì ớt là món ẩm thực cho nhà nghèo. Một nhà thơ Huế nói
rằng cha ông dạy con cháu biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi. Chất cay bơm
thêm vị ngon vào những món ăn thiếu chất bổ béo.
- Cha ơi, vì sao người Huế hay mơ mộng?

- Vì đó là một nét tính cách dễ thương của người quê nội con.
- Vì sao nữa ạ?
- Vì mùa đông mưa trắng đất trắng trời, ngồi bó gối ước ao trời tạnh.
Vì mùa hạ đất cằn, trông trời mong một cơn mưa. Ước ao và mong ngóng
là cha và mẹ đẻ ra mơ mộng.
- Cha ơi, vì sao xứ Huế có nhiều món chè ngon?
- Vì người quê nội thích ngọt ngào.
- Vì sao nữa ạ?
- Vì người lao động thiếu ăn để chuyển hóa năng lượng cho cơ bắp,
nên triền miên thèm đường.
16


- Cha ơi, vì sao xứ Huế có nhiều loại bánh đến vậy?
- Vì người quê nội khéo tay tinh tế.
- Vì sao nữa ạ?
- Vì gọi là bánh để đánh lừa lỗ tai. Là bánh mà có thể chẳng có
nhân. Là bánh mà có thể chỉ là bột sắn, không thêm chất béo cũng chẳng
có chất đường. Nó chỉ là cục bột sắn luộc mà có tên là bánh sắn, bánh
ngang, bánh chây, bánh ép...
- ...
Cha muốn trả lời cho con bằng sự nen thơ, nhưng lại lo con hời hợt.
Cha muốn trả lời cho con bằng cảm xúc, nhưng con lại muốn đi đến tận
cùng lý tính. Cha muốn có thêm câu trả lời, nhưng hiểu biết của cha chỉ
đến thế. Cha muốn con dừng lại, nhưng lại muốn con đi xa hơn. Vì cha
không muốn con mãi ngây ngây thơ thơ với ký ức lụt bão là những ngày
nghỉ học xắn quần đi lội nước. Với thiếu thốn gầy gò là cánh xạc lãng
mạn, ảo huyền. Với ẩm thực khó khăn là nét tính cách độc đáo để nhâm
nhi, ca ngợi trong tùy bút, tản văn, lấy cảm hứng viết lách trên nỗi ưu
phiền của người quê nội. Cha muốn con hồn nhiên, nhưng lại sợ con suốt

đời không đủ lớn khôn.
- Để làm gì hả cha?
- Để con yêu thương người. Để con biết nhìn vào sự thật đã giải ảo.
Để sống có hiệu quả, để tiếp tục cố gắng và dựng xây. Và để mỗi mùa bão
lụt đi qua không còn để lại nỗi tan thương đến thế!
Đoàn Công Lê Huy
C10. HUYỀN THOẠI PHẦN MÍA NGỌN
Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui &
có người buồn. Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn
mưa dông chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần
trong làn mưa. Người vui vì khoai sắn mọc nhanh như thổi trên đồi,
người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng muối hoà theo hạt mưa rơi.
Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong những túi ni lông, như không
hay biết có hai đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang
ngồi thút thít trong góc nhà mình.

17


Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái, mặt
phải. Làm sao như chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt
trái cũng được may rất tinh tế, khéo léo. Để làn da trẻ con nhạy cảm
không đau khi tiếp xúc những đường gân áo (Vì thế mả quần áo trẻ con ở
nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn). Làm sao để niềm vui của
người này không là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa
một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi
nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao
để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai
sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng
sông thành sông chết. Làm sao để sân golf mang niềm vui cho người cầm

gậy nhưng không mang nỗi buồn cho người cầm cuốc cầm cày. Làm sao
cho 18 lỗ, 32 lỗ không thể không lấp đầy bởi nỗi lo của người nông dân
mất đất.
Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ
có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả
giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc mình
mặc ai kia khổ sở. Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng Thư kí tòa soạn
Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò mang tên Huyển thoại phần mía
ngọn. Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em
biết nhận phần mía ngọn, đề phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em
lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga.
Không ai muốn làm người xấu xí. Có phải vì thế mà ngày mùa,
người dân nghèo quê tôi có thể sống ấm bằng nghề mót lúa. Có phải vì
thế mà mỗi khi thu hoạch khoai lang, mẹ tôi để lại nhiều củ khoai nhỏ
không vặt hết, để rồi chiều tối có đám trẻ con làng bên qua vặt lại. Nhưng
đứa trẻ con sau cơn mưa, cứ nhìn những chồi non nhú lên ruộng khoai là
biết ngay dưới lớp đất mỏng có những củ khoai sót mẹ tôi có tình để lại.
Có phải vì thế mà truyện cố tích nói rằng chỉ nên may túi 3 gang không là
túi 7 gang.
Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu
năng trí tuệ. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt

18


tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏẻ mạnh, đẹp đẽ của
chính mình.

19




×