Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đánh giá chế độ tài sản theo luật định trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.57 KB, 20 trang )

0


MỞ ĐẦU
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký kết hôn, vợ, chồng
bắt đầu phát sinh những quyền và nghĩa vụ với nhau. Đó là
những quyền và nghĩa về nhân thân và về tài sản. Trong đó,
các quyền và nghĩa vụ về tài sản là một quyền và nghĩa vụ
rất quan trọng. Nó đảm bảo cho đời sống chung của vợ
chồng cũng như cả gia đình. Bởi vậy, pháp luật đã đặt ra
chế định về chế độ tài sản của vợ chồng.
Để làm rõ hơn vấn đề này, con xin được triển khai Đê
bài số 4 “Đánh giá chế độ tài sản theo luật định
trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014” để làm bài tập
học kỳ.
NỘI DUNG
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA
VỢ CHỒNG
1. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm
pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các
quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của
vợ chồng đối tài sản chung, tài sản riêng: nguyên tắc phân
chia tài sản giữa vợ và chồng.
2. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng
Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ
tài sản này, thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp
với tư cách là vợ chồng của nhau. Do vậy, để trở thành chủ
1



thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài việc có đầy
đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi
hỏi họ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy định
trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, chế độ tài sản của vợ chồng có mục đích trước tiên
và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình, trong đó
có lợi ích cá nhân của vợ và chồng. Những quy định của
pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo điều
kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình đối với tài sản của vợ chồng.
Thứ ba, chế độ tài sản của vợ chồng chỉ tồn tại trong thời kì
hôn nhân.
3. Ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng
Tài sản của vợ chồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống
gia đình, là cơ sở kinh tế đảm bảo cho gia đình thực hiện tốt
các chức năng xã hội cơ bản. Trong thời kỳ hôn nhân, việc
xác định tài sản riêng, tài sản chung hay nói cách khác là
xác định chế độ tài sản của vợ chồng là nhằm hướng hành
vi hành vi ứng xử của vợ, chồng đối với tài sản, là cơ sở
pháp lý để vợ, chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình và là cơ sở để đảm bảo nhu cầu đời sống chung của
vợ chồng, của các thành viên gia đình.
Mặt khác, Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý
nghĩa là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài
sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác
trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về

2



tài sản cho các bên vợ chồng hoặc người thứ ba tham gia
giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng.
4. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp
luật
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định hai loại chế độ tài
sản của vợ chồng:
Thứ nhất, chế độ tài sản theo thỏa thuận. Quan hệ hôn
nhân là một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Vì vậy, các
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sinh và thực
hiện trong thời kỳ hôn nhân cũng có những đặc điểm như
các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hê
dân sự. Đó quyền tự do, tự nguyện, bình đẳng, tự thỏa
thuận. Vì vậy pháp luật cho phép trước khi kết hôn, hai bên
được quyền tự do ký kết hôn ước (hai còn gọi là khế ước)
miễm sao không trái với các quy định của pháp luật và đạo
đức xã hội: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài
sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận”
(Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Thứ hai, chế độ tài sản theo luật định. Một mặt tôn trọng
quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng nhưng mặt khác pháp
luật vẫn phải bảo vệ lợi ích chung của gia đình và của người
thứ ba. Do vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy
định các nguyên tắc chung cho chế độ tài sản, đồng thời,
quy định chế độ tài sản theo luật định để phòng ngữa các
trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận, thỏa thuận vô
hiệu, vi phạm điều cấm của xã hội hay không thể thực hiện
được,… Chế độ này đã dự liệu từ trước về căn cứ, nguồn gốc
3



thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ,
chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với
từng loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài
sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan
đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng. Chế độ tài
sản này được tất cả các nước dự liệu trong hệ thống pháp
luật của mình, nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ
chồng.
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
THEO LUẬT ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH 2014
1. Xác định Tài sản chung, Tài sản riêng của Vợ
chồng
a. Xác định Tài sản chung
Về nguyên tắc, những tài sản do vợ chồng tạo ra trong
thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ
chồng. Những tài sản đó bao gồm:
Tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân;
Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa
lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên trong thời
kỳ hôn nhân;
Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn
nhân gồm: Các khoản tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng
thưởng xổ số; tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu
theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị
chôn giấu, bị chìm đắm; vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc,

4



gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước và các thu nhập khác
theo quy định của Pháp luật;
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho
chung;
Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn trừ trường hợp
vợ hoặc chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng hoặc có
được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế cuộc sống về hôn nhân
và gia đình và những 13 tranh chấp về tài sản của vợ
chồng. Pháp luật ghi nhận việc thoả thuận của các bên trên
nguyên tắc quyền tự định đoạt, giữa vợ và chồng có thể
thoả thuận tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng và tài
sản nào là tài sản riêng của vợ, chồng. Việc nhập hay không
nhập tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng vào khối tài sản
chung của vợ chồng có thể mặc nhiên hoặc được thoả
thuận bằng văn bản.
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất.
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định nguyên tắc
suy đoán về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, bảo đảm
quyền tự định đoạt của vợ chồng về tài sản và bảo đảm tính
công bằng, hợp lý khi giải quyết tranh chấp: Trong trường
hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản
đó là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng là bất động
sản hoặc động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký
quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở
hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng, trừ trường hợp vợ
5



chồng có thỏa thuận khác. Quy định này tạo căn cứ pháp lý
để xác định tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp
xảy ra.

b. Xác định Tài sản riêng
Việc ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng đã bảo đảm quyền
lợi chính đáng của vợ, chồng về tài sản. Tài sản riêng của vợ
hoặc chồng gồm:
Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi
bên vợ, chồng có từ trước khi kết hôn. Việc xác định tài sản
riêng này căn cứ vào nguồn gốc tài sản riêng của vợ, chồng
gồm những tài sản mà mỗi bên đã có từ trước khi kết hôn.
Những tài sản này thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên và
được pháp luật thừa nhận, bảo hộ; Những tài sản này không
phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu
sự tác động bởi tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân
và lợi ích chung của gia đình.
Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ,
chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ
hôn nhân. Những tài sản này không do vợ, chồng tạo ra
trong thời kỳ hôn nhân mà được định đoạt bởi ý chí của chủ
sở hữu. Quy định này nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt
của các chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về
chuyển dịch tài sản của mình cho bên vợ, chồng được
hưởng.
Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng như đồ
dùng, tư trang cá nhân. Đây là một trong những điểm mà
6



Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã kế thừa của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định này đảm bảo
được quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ
chồng.Tuy nhiên, thế nào là “đồ dùng, tư trang cá nhân” thì
rất khó xác định. Điều này đã gây khó khăn cho việc áp
dụng. Cần có văn bản giải thích và hướng dẫn cụ thể trường
hợp này để việc giải quyết được thống nhất, đáp ứng quyền
lợi hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà vợ,
chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân. Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản
1 Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014 đã dự liệu về hậu quả
pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân; những tài sản mà vợ, chồng được chia, kể cả
hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản riêng được chia, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những
thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản
chung là tài sản riêng của vợ, chồng.
Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở
hữu riêng của vợ, chồng gồm: Quyền tài sản đối với đối
tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí
tuệ; tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo
bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác; khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo
quy định của pháp luật về ưu đãi người có công cách mạng;
quyền tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
2. Quyên và nghĩa vụ của vợ chồng đối với Tài sản
chung, Tài sản riêng
7



a. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với Tài sản
chung
*Quyền:
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất nên
vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc xây dựng, phát
triển khối tài sản chung và bình đẳng trong việc chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung. Mọi giao dịch dân sự có
liên quan đến tài sản có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy
nhất của gia đình thì vợ chồng cần phải bàn bạc, thoả thuận
với nhau thì những giao dịch đó mới có giá trị pháp lý. Cụ
thể:
Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý, bảo vệ
tài sản chung. Vợ chồng cùng quản lý, nắm giữ tài sản
chung. Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau trong việc nắm
giữ tài sản chung. Người được ủy quyền có toàn quyền
chiếm hữu tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp vì
lý do nào đó mà cả vợ và chồng đều không thể chiếm hữu
tài sản chung thì vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác
chiếm hữu tài sản chung theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Trên nguyên tắc bình đẳng, việc sử
dụng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải được vợ
chồng bàn bạc, thỏa thuận. Nếu vợ chồng ủy quyền cho
nhau trong việc sử dụng tài sản chung thì người được ủy
quyền có toàn quyền sử dụng tài sản chung vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc

8



khai thác công dụng của tài sản là tài sản chung của vợ
chồng.
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu
tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Việc xác lập, thực hiện
và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung
của vợ chồng là bất động sản hoặc động sản mà theo quy
định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản
là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì phải có sự
thỏa thuận của bằng văn bản của vợ chồng. Văn bản phải
có chữ ký của cả vợ chồng, văn bản đó có thể được công
chứng, chứng thực. Nếu vợ chồng ủy quyền cho nhau trong
việc định đoạt tài sản chung thì người được ủy quyền có
toàn quyền định đoạt tài sản chung mà không cần phải bàn
bạc, thỏa thuận với bên kia.
*Nghĩa vụ:
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể phải thực hiện một
số nghĩa vụ tài sản (như các khoản nợ, bồi thường thiệt hại,
…). Đó là những nghĩa chung về tài sản của vợ chồng. Cụ
thể, vợ chồng có những nghĩa chung về tài sản của vợ
chồng như sau:
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa
thuận xác lập (như mua tài sản,…);
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của
pháp luật vợ chồng phải cùng chịu trách nhiệm;
Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình;

9



Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, đinh
đoạt tài sản chung;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy
trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu
nhập chủ yếu của gia đình;
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo
quy định của Bộ luật Dân sư thì cha mẹ phải bồi thường
thiệt hại như:
b. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với Tài sản
riêng
*Quyền:
Với tư cách là chủ sở hữu, vợ, chồng có quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Cụ thể:
Quyền chiếm hữu: Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý
tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản
lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
Quyền sử dụng: Vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản
của mình để đáp ứng các nhu cầu cá nhân hoặc thỏa thuận
cùng sử dụng tài sản riêng của mỗi bên nhằm đáp ứng nhu
cầu chung của gia đình. Vì lợi ích chung của gia đình, pháp
luật quy định trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng
không đủ để đảm bảo đời sống chung của gia đình thì người
có tài sản riêng phải có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của
mình để phục vụ nhu cầu chung của gia đình.
Quyền định đoạt: Về nguyên tắc, vợ, chồng có quyền
định đoạt tài sản riêng mà không phụ thuộc vào ý chí của
10



người kia. Tuy nhiên, vì lợi ích chung của gia đình, pháp luật
cũng quy định hạn chế quyền sở hữu của vợ, chồng đối với
tài sản riêng trong một số trường hợp nhất định: “Trong
trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa
vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là
nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản
riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng” (khoản
5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 4 Điều 44 Luật
HN&GĐ năm 2014).
Ngoài ra, từ quyền tự định đoạt tài sản riêng của mình, Vợ,
chồng có quyền quyền nhập hay không nhập tài sản riêng
vào tài sản chung của vợ chồng. Quyền này được pháp luật
công nhận và bảo hộ. Việc nhập những tài sản có giá trị lớn
như nhà ở, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu riêng của một
bên vào tài sản chung phải được lập thành văn bản, có chữ
kí của vợ và chồng, văn bản đó được công chứng hoặc
chứng thực theo quy định của pháp luật. Nếu việc nhập tài
sản riêng vào tài chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
về tài sản của người có tài sản riêng thì việc nhập tài sản đó
là vô hiệu.
*Nghĩa vụ:
Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng phát sinh từ các khoản nợ
mà vợ, chồng vay của người khác, sử dụng vào mục đích cá
nhân mà không vì mục đích của gia đình hoặc nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay
các loại nghĩa vụ khác theo luật định (nghĩa vụ cấp dưỡng
giữa các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng,
con mà vợ, chồng phải thực hiện). Cụ thể, theo Điều 45 Luật

11


Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ riêng về tài sản
của vợ, chồng bao gồm:
Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong
việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng
mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy
nhất của gia định và nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài
sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để
tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập,
thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của
vợ, chồng.
Về nguyên tắc, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ,
chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Nếu
tài sản riêng không có hoặc không đủ thì trích chia phần tài
sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng
(sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân) để thực hiện nghĩa vụ. Những quy định này là cơ sở
pháp lý cho việc xác định nghĩa vụ được thực hiện bằng tài
sản riêng của vợ, chồng.
3. Điêu kiện áp dụng chế độ Tài sản theo Luật định
Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Vợ
chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật
định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.”. Do vậy, chế độ


12


tài sản theo luật định sẽ được áp dụng trong trường hợp vợ
chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định.
Ngoài ra, trong trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản
của cợ chồng không đầy đủ, chưa rõ ràng hoặc việc thỏa
thuận vô hiệu thì áp dụng phần quy định tương ứng trong
chế độ tài sản theo luật định.
4. Điêu kiện, phương thức giải quyết tranh chấp
Khi có tranh chấp xảy ra, các bên cùng nhau thỏa thuận,
nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong từng trường hợp cụ thể, Tòa án sẽ giải quyết theo
những nguyên tắc sau:
a. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời ky
hôn nhân
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì vợ chồng
có thể thỏa thuận chia một phần hay toàn bộ Tài sản chung,
nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung
thì phải lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận phải ghi rõ
các nội dung như: Tài sản được chia cho mỗi bên, Tài sản
còn lại (nếu có), thời điểm có hiệu lực của việc chia,… Văn
bản này phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập, có chữ ký của cả
vợ lẫn chồng, được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng
hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ
chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tòa án áp dụng các quy định của chia Tài sản khi ly hôn để
giải quyết.


13


Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ
chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi
trong văn bản. Trường hợp văn bản không xác định thời
điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày
lập văn bản. Đối với trường hợp vợ chồng chia tài sản mà
theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản
đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản
chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm việc thỏa
thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. Trong
trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc
chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Kể từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực, tài sản chia cho ai thuộc
sở hữu riêng của người đó. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản đã được chia thuộc sở hữu riêng riêng của mỗi người trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản
không chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung đó
(nếu có) vẫn thuộc khối tài sản chung hợp nhất của vợ
chồng. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với
người thứ ba phát sinh trước thời điểm chia tài sản chung
vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác.
Việc chia tài sản chung sẽ bị Tòa án tuên bố vô hiệu nếu
việc chia tài sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích
của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc

mất khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi
14


sống mình. Ngoài ra, việc chia tài sản chung cũng vô hiệu
nếu chia tài sản nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ
nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, thanh toán khi
bị Tòa án tuyên bố phá sản, trả nợ cho cá nhân, tổ chức,
nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà
nước và nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật
Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dâm sự và quy định khác của
pháp luật có liên quan.
b. Chia tài sản khi một bên chết hoặc bị Tòa án
tuyên bố là đã chết
Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tóa án tuyên bố là đã
chết mà những người thừa kế yêu cầu chia di sản thì tài sản
chung của vợ chồng được chia đôi. Người vợ hoặc chồng
còn sống sở hữu phần tài sản của mình trong khối tài sản
chung của vợ chồng. Phần tài sản thuộc sở hữu của người
chết trong khối tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng
của họ là di sản thừa kế. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản
của nhau theo di chúc hoăc theo pháp luật.
Trong trường hợp những người thừa kế chưa yêu cầu chia
di sản hoặc người còn sống yêu cầu tạm hoãn chia do sản
thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng trừ
trường hợp trong di chúc có chỉ định người quản lý di sản
hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người quản lý di
sản.
Khi một bên vợ hoặc chồng chết, nếu những ngời thừa kế
yêu cầu chia di sản mà việc chia đó làm ảnh hưởng nghiêm


15


trọng đến cuộc sống của người chồng hoặc người vợ còn
sống và gia đình thì bên
còn sống có quyền yêu cầu Tòa án chưa cho chia di sản
trong thời gia nhất định nhưng không quá ba năm kể từ thời
điểm mở thừa kế. Khi hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc
bên còn sống kết hôn với người khác thì những người thừa
kế có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế.
c. Chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn
Giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn phụ
thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn.
Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo
thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản ly hôn được áp dụng
theo thỏa thuận. Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận
không đầy đủ, không rõ ràng hoặc vô hiệu thì Tòa án áp
dụng quy định tương ứng như chế độ tài sản theo quy định
của pháp luật để giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật
định thì khi ly hôn việc giải quyết tài sản do vợ chồng thỏa
thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết
theo nguyên tắc như sau: Tài sản chung của vợ chồng chia
đôi nhưng có tính đến hoàn cảnh của gia đình và của vợ,
chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập,
duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ,
chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao

động tạo thu nhập; lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền,
16


nghĩa vụ của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng được
chia bằng hiện vật , nếu không chia được bằng hiện vật thì
chia theo giá trị. Bên nào nhận phần hiện vật có giá trị lớn
hơn phần mình được nhận thì phải thanh toán cho bên kia
phần chênh lệch. Khi chia tài sản, cần bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định giải quyết
một số vấn đề tài sản khi ly hôn như Giải quyết quyền và
nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly
hôn; Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với
gia đình; Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng; Chia tài sản
chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh tại các Điều 60,
61, 62, 63, 64. Tuy nhiên, do dung lượng bài viết không cho
phép nên bài làm sẽ không phân tích sâu vào các vấn đề cụ
thể này.
PHẦN III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

KẾT LUẬN
Như vậy, ta thấy rằng chế định tài sản theo luật định trong
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã hoàn thiện và tiến bộ
hơn so với Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Bên cạnh đó
vẫn còn một số điểm hạn chế cần khắc phục. Em hy vọng
bài viết đã phần nào giúp mọi người có cái nhìn tổng quát
về chế độ tài sản theo luật định trong Luật Hôn nhân và Gia

đình 2014. Trên đây là toàn bộ bài làm của em. Trong quá
trình làm bài, dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức còn
nhiều hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi sai xót. Em
17


mong thầy cô bỏ qua và cho ý kiến để bài làm được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn
nhân và Gia đình Việt Nam, NXB CAND, 2007.
4. Bộ môn Luật Hôn nhân và Gia đình –Đại học Luật
Hà Nội, Hướng dẫn học tập – Tìm hiểu Luật Hôn nhân
và Gia đình Việt Nam, NXB Lao động, 2015.
5.

Đoàn Thị Ngọc Hải, Cơ sở lý luận, thực tiễn của chế
độ tài sản vợ chồng-một số vấn đề cần trao đổi,
/>doi.aspx?ItemID=1823

19




×