Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Nâng cao chất lượng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa tại tỉnh hà nam giai đoạn 2018 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 87 trang )

1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

MÃ THỊ BÍCH NHẠN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC XỬ LÝ
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI
TỈNH HÀ NAM, GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2018


2
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC XỬ LÝ
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI
TỈNH HÀ NAM, GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

Người thực hiện: Mã Thị Bích Nhạn
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị Hà Nam (2016-2018)
Chức vụ: Phó giám đốc
Đơn vị công tác: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN và


Kiểm định kiểm nghiệm Hà Nam-Sở Khoa học và Công nghệ
Hà Nam

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2018


3

LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo và cán bộ Học viện Chính trị
khu vực I đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành
Đề án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Chu Thị Nhị – Học viện
Chính trị khu vực I đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện Đề án này.
Tôi xin cảm ơn Đảng ủy, Giám đốc Sở Khoa học và công n ghệ Hà
Nam, tập thể lãnh đạo Trung tân ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ và
kiểm định kiểm nghiệm Hà Nam và Phòng Khoa học và công nghệ thuộc sở
Khoa học và công nghệ Hà nam đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu xây dựng đề án.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nam, ngày 15 tháng 3 năm 2018
HỌC VIÊN

Mã Thị Bích Nhạn


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu
KH & CN
KSH
KHCN
KT - XH
PTNT
UBND

Chú giải
Khoa học và công nghệ
Khí sinh học
Khoa học công nghệ
Kinh tế xã hội
Phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC


5


6

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức
xúc của nhiều địa phương trong cả nước nói chung và Hà Nam nói riêng. Một
trong những nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường là từ các nguồn phế thải

chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngành chăn nuôi ở nước ta những năm gần đây đã
và đang phát triển nhanh chóng về cả chất lượng và quy mô. Cùng với sự phát
triển nhanh chóng của nền kinh tế ở nước ta, ô nhiễm môi trường trở thành
vấn đề cấp thiết hiện nay, việc quản lý và sử dụng các nguồn chất thải trong
chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Do chỉ tập trung đầu tư nâng cao năng suất và
chất lượng vật nuôi, phần lớn các trang trại chưa chú trọng đến công tác kiểm
soát, quản lý chất thải nên làm phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sức khỏe
cộng đồng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển bền vững của ngành
chăn nuôi. Một số trang trại lớn đã có những biện pháp xử lý nguồn chất thải
chăn nuôi, bên cạnh đó một số trang trại chưa quan tâm đến việc xử lý nguồn
chất thải và đặc biệt trong chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình trên thực tế thực trạng
chăn nuôi theo phương pháp truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế. Do thiết
kế chuồng hở và việc vệ sinh không đảm bảo, nên mùi hôi của thức ăn và
phân toả ra môi trường bên ngoài gây tình trạng hôi thối, mất vệ sinh. Nghiêm
trọng nhất là nạn ruồi, nhặng phát sinh từ trang trại chăn nuôi ảnh hưởng đến
sức khoẻ của con người. Việc thải phân và nước rửa chuồng trực tiếp ra môi
trường gây ra mùi hôi thối cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. việc
xử lý chất thải hầu như còn bị thả nổi. Một trong những nguyên nhân là do
người chăn nuôi chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc xử lý nguồn chất thải;
kinh phí phục vụ cho việc xử lý chất thải còn thấp; luật xử lý chất thải còn
chưa đồng bộ và khó áp dụng; chăn nuôi nhỏ lẻ là một trong những nguyên
nhân làm việc quản lý và xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn. Đây là một
trong các nguyên nhân gây ô nhiễm và lây truyền các dịch bệnh cho người,
vật nuôi và cây trồng.
Hiện nay, trên thế giới khoa học và công nghệ đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ và được ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói


7
chung và lĩnh vực xử lý môi trường nói riêng. Khoa học và công nghệ ngày

càng giữ vai trò quan trọng trong việc xử lý môi trường
Tỉnh Hà Nam, trong những khu vực chăn nuôi bò sữa trọng điểm của
tỉnh, số lượng đàn bò sữa ngày càng lớn kéo theo lượng chất thải như phân,
nước tiểu, chất độn chuồng, thức ăn thừa…càng tăng đã trở thành điểm nóng
về ô nhiễm môi trường do chất thải không được xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ rồi
thải ra môi trường đã gây tác động xấu đến nguồn nước, đất, không khí và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người chăn nuôi bò sữa nói riêng và các hộ
dân cư xung quanh nói chung
Những năm qua hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN trong xử lý chất
thải chăn nuôi của tỉnh Hà Nam đã được chú trọng và có bước phát triển. Một
trong những nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh quan tâm và thường xuyên chỉ đạo
thực hiện là triển khai ứng dụng các thành tựu KH&CN vào xử lý chất thải
chăn nuôi nói chung và xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa nói riêng.
Trong giai đoạn 2013 - 2017, ngành KH&CN tỉnh Hà Nam đã triển khai
6 đề tài, dự án thuộc lĩnh vực xử lý chất thải chăn nuôi. Thông qua các đề tài,
dự án đã chuyển giao 12 quy trình kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi. Tổ chức
24 lớp đào tạo, tập huấn cho 240 lượt cán bộ kỹ thuật và 360 lượt nông dân về
kỹ thuật xử lý môi trường trong chăn nuôi.
Kết quả của nhiều đề tài, dự án đã được ứng dụng và chuyển giao một
cách có hiệu quả. Trong chăn nuôi đã đưa nhiều các biện pháp xử lý môi
trường mới cho việc xử lý chất thải chăn nuôi làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, góp phần đáng kể trong việc giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường trong
cộng đồng dân cư. Trong lĩnh vực xử lý chất thải chăn nuôi bằng các thiết bị
máy móc hiện đại đã góp phần giảm tải ô nhiễm môi trường giải phóng sức
lao động của người nông dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động ứng dụng các
tiến bộ KH&CN vào xử lý chất thải chăn nuôi thời gian qua vẫn còn gặp một
số khó khăn, hạn chế cần khắc phục: việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào xử
lý chất thải chăn nuôi chưa toàn diện. Việc đưa công nghệ mới vào xử lý chất



8
thải chăn nuôi chưa đồng bộ, kiến thức hạn chế. Cho nên tình trạng ô nhiễm
môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của
dân cư xung quanh khu vực.
Xuất phát từ những lý do và yêu cầu trên, tôi chọn vấn đề“Nâng cao chất
lượng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải chăn
nuôi bò sữa tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018- 2022” làm đề án tốt nghiệp
Chương trình cao cấp lý luận chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc xử
lý chất thải chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Hà Nam nhằm xử lý chất thải cho các
quy mô chăn nuôi khác nhau theo hướng: Công nghệ khí sinh học (KSH) cải
tiến cho chăn nuôi quy mô nhỏ và một số công nghệ bổ trợ khác nhằm khắc
phục các hạn chế về quá tải hầm KSH; Các thiết bị giúp sử dụng hết khí ga
sinh ra từ các hầm KSH; Công nghệ tách chất thải rắn từ phân lỏng do chăn
nuôi quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước tạo ra nhằm xử lý hiệu quả hơn
nước thải từ các trang trại chăn nuôi
2.2. Mục tiêu cụ thể
* Năm 2018:
- Triển khai mở rộng 02 đề tài khoa học và công nghệ đưa vào ứng dụng;
chuyển giao quy trình kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa
- Đào tạo, tập huấn cho 20 lượt cán bộ kỹ thuật, 10 trang trại và 60 hộ dân.
- Xây dựng 05 mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa để từ đó nhân
rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.
* Năm 2019:
- Triển khai 02 dự án khoa học và công nghệ đưa vào ứng dụng; chuyển
giao quy trình kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa, xử lý chất thải chăn
nuôi bò thịt



9
- Đào tạo, tập huấn cho 20 lượt cán bộ kỹ thuật, 10 trang trại và 60 hộ dân.
- Xây dựng 5 mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa để từ đó nhân
rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.
* Năm 2020:
- Triển khai 02 dự án khoa học và công nghệ đưa vào ứng dụng; chuyển
giao quy trình kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa, xử lý chất thải chăn
nuôi bò thịt
- Đào tạo, tập huấn cho 20 lượt cán bộ kỹ thuật và 10 trang trại và 60 hộ dân.
- Xây dựng 5 mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa để từ đó nhân
rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.
* Năm 2021:
- Triển khai 02 dự án khoa học và công nghệ đưa vào ứng dụng; chuyển
giao quy trình kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa, xử lý chất thải chăn
nuôi bò thịt
- Đào tạo, tập huấn cho 20 lượt cán bộ kỹ thuật và 10 trang trại và 60 hộ dân.
- Xây dựng 5 mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa để từ đó nhân
rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.
3. Giới hạn của đề án
3.1 Đối tượng của đề án: Chất lượng ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ trong việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa.
3.2 Không gian thực hiện đề án: Trên địa bàn tỉnh Hà Nam
3.3 Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2018 đến năm 2022


10
B. NỘI DUNG
1. Căn cứ xây dựng đề án

1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển
của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo
hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực
thành sản phẩm.
- Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu KH&CN hiện đại; tạo ra
sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện
với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất,
dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
- Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công
nghệ, dịch vụ KH&CN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm
phát triển KH&CN.
- Dự án khoa học và công nghệ là nhiệm vụ KH&CN giải quyết các vấn
đề KH&CN chủ yếu phục vụ việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm
trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành,
một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH)
của đất nước, được triển khai dưới hình thức đề tài KH&CN, dự án sản xuất
thử nghiệm và dự án đầu tư KH&CN có mục tiêu, nội dung gắn kết hữu cơ,
đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định.
- Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ KH&CN có nội dung chủ yếu
là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện
tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực
tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển


11

khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và
triển khai thực nghiệm.
- Ứng dụng khoa học và công nghệ là việc đưa những kiến thức thuộc về
bản chất của thông tin và những nguyên lý đã được con người khám phá ra,
đưa những phương tiện, vật chất, các phương pháp, quy tắc, các kỹ năng được
con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động trong sản xuất để tạo ra
năng suất cao hơn và tăng hiệu quả kinh tế, giảm hoạt động của con người.
- Chăn nuôi bò sữa:
Chăn nuôi bò lấy sữa là việc thực hành chăn nuôi bò cho mục đích lấy
sữa và các chế phẩm từ sữa, chăn nuôi bò lấy sữa là một giai đoạn trong chăn
nuôi nông nghiệp để sản xuất sữa tươi, các sản phẩm được chế biến tại chỗ
hoặc tại một nhà máy sữa để bán các sản phẩm từ sữa, hình thức chăn nuôi lấy
sữa chủ đạo được xuất phát từ trang trại bò sữa thương mại.
Ở các nước phát triển, trang trại bò sữa thường bao gồm bò sữa cao sản,
được sử dụng phổ biến để tạo ra một nguồn sữa thay thế cho trẻ sơ sinh. Mặc
dù vậy, bò sữa vẫn là gia súc cung cấp nguồn sữa chính trên thế giới.
Chăn nuôi gia súc lấy sữa mà đặc biệt là chăn nuôi bò sữa là một phần
của nông nghiệp từ lâu đời. Trong lịch sử nó đã được một phần nhỏ trong các
trang trại. Chăn nuôi bò sữa quy mô lớn chỉ khả thi khi mà một trong hai một
lượng lớn sữa là cần thiết cho sản xuất các sản phẩm sữa lâu bền hơn như pho
mát, bơ.
Việt Nam bắt đầu lai tạo bò sữa từ những năm 1959-1960 tại nông
trường Ba Vì. Giống bò sữa đầu tiên là Lang trắng đen được nhập từ Trung
Quốc, sau đó là nhập Holstein Friesian (HF) từ Cu Ba. Công tác nhân thuần
và lai tạo được tiến hành tại các cơ quan nghiên cứu và nông trường quốc
doanh tại Ba Vì và Mộc Châu. Sau ngày giải phóng Miền Nam, một số bò
thuần HF từ Mộc Châu chuyển vào Đức Trọng. Trong thời kì bao cấp, số
lượng và chất lượng đàn bò thuần và lai HF có chiều hướng đi xuống. Những
năm đầu của thời kì đổi mới, một số bò thuần HF được chuyển về các trại tư



12
nhân. Từ 1986 công tác lai tạo bò sữa phát triển mạnh ở TP. Hồ Chí Minh. Số
lượng bò lai HFvà số hộ nuôi bò lai sữa tăng nhanh. Năm 1990 Thành phố có
khoảng 5000 con và đến 1994 lên 10400 con. Vào năm 2000, tổng đàn bò sữa
cả nước gần 35 ngàn con, có hơn 17 ngàn cái sinh sản. Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh lân cận chiếm khoảng 31 ngàn con. Trên 90% số bò sữa nuôi
trong hộ dân. Bình quân 4-5 con/hộ. Tập trung ở vùng ven đô thị, thành phố
lớn.
- Chất thải chăn nuôi bò sữa: chia ra thành 3 nhóm:
+ Chất thải rắn: Phân, chất độn, lông, chất hữu cơ . . .
+ Chất thải lỏng: nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa cho bò, các dụng cụ…
+ Chất thải khí: CO2, NH3, CH4…
- Xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa:
Nhiều biện pháp xử lý kỹ thuật khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm
thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi bò sữa
Trong đó, việc quy hoạch và giám sát quy hoạch cả tổng thể và chi tiết chăn
nuôi theo quốc gia, miền, vùng sinh thái, cụm tỉnh cho bò sữa với số lượng
phù hợp để không quá tải gây ô nhiễm môi trường là biện pháp quan trọng có
tầm chiến lược. Kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa là áp dụng các
phương pháp lý học, hóa học và sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thông thường người ta kết hợp giữa các phương pháp với nhau để xử lý chất
thải chăn nuôi bò sữa hiệu quả và triệt để hơn.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải chăn
nuôi bò sữa: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, kỹ thuật
mới nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành
phần của chất thải (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập,
chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường
và sức khoẻ con người.
1.1.2. Căn cứ đánh giá chất lượng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

trong việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa
- Số lượng trang trại, hộ dân chăn nuôi bò sữa được đưa vào ứng dụng


13
thành công trong việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa ở Hà Nam.
- Số lượng quy trình kỹ thuật được ứng dụng, chuyển giao trong việc xử
lý chất thải chăn nuôi bò sữa.
- Số lượng cán bộ kỹ thuật, hộ dân được đào tạo tập huấn kỹ thuật trong
việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa.
- Số lượng vật nuôi mới, máy móc, thiết bị..., được đưa vào ứng dụng
thành công trong việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa.
- Tiêu chí kỹ thuật là có trình độ công nghệ tiên tiến để giảm tải ô nhiễm
môi trường ít nhất 60% so với công nghệ cũ.
- Tiêu chí kinh tế là sản phẩm do ứng dụng KH&CN có hiệu quả kinh tế
cao hơn ít nhất 30% so với công nghệ đang sử dụng ngoài ra còn có các tiêu
chí xã hội, môi trường khác đi kèm.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ trong việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Hà Nam
1.1.3.1 Các yếu tố bên trong
* Tuổi của chủ hộ: Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ
tuổi và những người trên/dưới độ tuổi tham gia hoạt động chăn nuôi bò sữa.
Trong thực tế, nguồn lao động bao gồm tất cả những đối tượng trên. Chủ hộ
cao tuổi thường có tâm lý ngại học hỏi, ngại đổi mới, không mạnh dạn áp dụng
tiến bộ KH&CN mới. Vì vậy, độ tuổi của các thành viên trong gia đình và nhất
là của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng KH&CN vào việc ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa.
* Giới tính của của hộ: Chủ hộ thường là người quyết định chính đến môi
trường sinh hoạt, cách thức làm việc của hộ. Chủ hộ là nam giới sẽ có tính
quyết đoán cao hơn, dễ chấp nhận áp dụng cái mới (tiến bộ KH&CN), dễ thành

công hơn trong việc đưa tiến bộ KH&CN vào việc ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ trong việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa của gia đình mình.
* Trình độ học vấn: Học vấn có vai trò quan trọng trong việc nhận thức
và ra quyết định mọi hành động của mình. Các thành viên trong gia đình nói
chung và chủ hộ nói riêng có học vấn cao sẽ giúp cho họ có nhận thức tốt hơn
khả năng áp dụng KH&CN vào sản xuất cao hơn. Trình độ học vấn thấp sẽ là


14
rào cản tiếp thu, làm chủ kỹ thuật, công nghệ mới và ảnh hưởng trực tiếp đến
việc thay đổi phương thức làm việc.
* Số lao động của hộ: Chăn nuôi bò sữa ở Hà Nam còn mang tính nhỏ lẻ.
Lao động chăn nuôi đang có xu hướng giảm về số lượng do một bộ phận
chuyển sang các ngành khác (công nghiệp, dịch vụ...), là những lao động trẻ, có
trình độ văn hoá và kỹ thuật. Vì thế, số lao động ở lại trong việc chăn nuôi bò
sữa thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu hướng
tăng lên. Số lao động trực tiếp tham gia chăn nuôi chủ yếu là lao động thời vụ,
ngoài độ tuổi lao động.
* Diện tích đất nông nghiệp của hộ: Hiện nay diện tích đất nông nghiệp
đang có nguy cơ ngày càng thu hẹp do có sự chuyển đổi mục đích sử dụng:
làm nhà ở, quy hoạch các khu công nghiệp, làm đường giao thông… Nhiều hộ
có nhu cầu chăn nuôi lớn thì thiếu đất trồng cỏ. Hơn nữa, diện tích đất của các
hộ vẫn trong tình trạng manh mún, phân tán. Vì vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến
việc ứng dụng KH&CN như: đầu tư máy móc hiện đại vào các khâu làm đất,
thu hoạch, bảo quản, chế biến…
* Vốn, tín dụng: Hầu hết các hộ nông dân còn nghèo, thiếu vốn để đầu tư
cho chăn nuôi. Việc giúp các hộ vốn đầu tư, cải thiện điều kiện làm việc, mở
rộng sản xuất sẽ giúp họ nhanh chóng tiếp cận được tiến bộ KH&CN và đưa
vào sản xuất, từ đó phát triển chăn nuôi và tăng thu nhập.
Thiếu vốn và kỹ thuật sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch đầu tư chăn

nuôi tiếp theo. Người nông dân thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận các
nguồn tín dụng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng là do
người nông dân thiếu hiểu biết, không có tài sản thế chấp...
* Công tác khuyến nông
Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động chăn nuôi bò sữa gồm:
- Tiếp thu, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khoa học - kỹ thuật chăn
nuôi và xử lý môi trường cho người nông dân.
- Tổ chức, tham gia thực hiện xây dựng các mô hình trình diễn về ứng
dụng KH&CN vào việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa tại các địa phương.


15
Từ những công việc trên cho thấy công tác khuyến nông có vai trò quan
trọng trong việc đưa tiến bộ KH&CN vào việc xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa.
1.1.3.2 Các yếu tố bên ngoài
* Chính sách của Nhà nước và của địa phương: Một chính sách tốt
được ban hành và áp dụng vào thực tiễn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận
thức và hiệu quả của các hoạt động ứng dụng KH&CN trong chăn nuôi. Ví
dụ: chính sách hỗ trợ vốn vay cho các hộ gia đình tham gia chương trình ứng
dụng, chuyển giao KH&CN; chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn chuyển giao
KH&CN...
Ngược lại, nếu thiếu chính sách hoặc chính sách được ban hành nhưng
không phù hợp với thực tiễn sẽ có tác động tiêu cực, làm giảm hiệu quả của
hoạt động ứng dụng KH&CN.
* Trình độ khoa học và công nghệ: Trình độ KH&CN ngày càng phát
triển và thay đổi liên tục. Trong chăn nuôi bò sữa ở Hà Nam, số lượng giống
vật nuôi mới với các quy trình kỹ thuật luôn thay đổi theo, đòi hỏi người chăn
nuôi phải thường xuyên tiếp cận và đưa vào ứng dụng trong chăn nuôi thì mới
nâng cao hiệu quả xử lý môi trường. Trong khi, người chăn nuôi thường
không theo kịp sự thay đổi của KH&CN.

* Cung, cầu, thị trường, giá cả sản phẩm: Các yếu tố cung, cầu, thị
trường và giá cả sản phẩm có vai trò quyết định rất lớn đến vấn đề đầu tư cho
ứng dụng KH&CN. Khi cầu về sản phẩm lớn, các hộ nông dân sẽ quyết định
mở rộng sản xuất và áp dụng tiến bộ KH&CN để tăng thêm sản phẩm đáp ứng
yêu cầu của người tiêu dùng. Đối với giá cả sản phẩm, hàng hoá, mặc dù có
ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua/không mua sản phẩm. Tuy nhiên, hiện
nay, người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua một sản phẩm/hàng hoá nếu sản
phẩm/hàng hoá đó có chất lượng, có "thương hiệu"...
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công


16
nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân nông thôn;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam, lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015
- 2020: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng
cao giá trị gia tăng, chuyển dịch mạnh lao động nông nghiệp sang lĩnh vực
công nghiệp, dịch vụ, làm nền tảng để phát triển nhanh và bền vững. Tăng
cường hợp tác với Nhật Bản và Israel, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực nông nghiệp. Chuyển đổi hình thức tổ
chức sản xuất gắn với thực hiện tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông
nghiệp công nghệ cao, bền vững. Phát triển mạnh chăn nuôi nông hộ, nhóm
hộ theo hướng hợp tác xã kiểu mới gắn với các đề án ứng dụng công nghệ
tiên tiến trong chăn nuôi, xử lý môi trường...".
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 08 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh ủy về

đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá phát triển nhanh, bền
vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016 - 2025, định
hướng đến năm 2035;
- Chỉ thị số 09-CT/TU, ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Tỉnh ủy Hà Nam
về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với việc đẩy mạnh ứng
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ
“Chiến lược chăn nuôi đến năm 2020” là nhằm cho nước ta thực sự có ngành
chăn nuôi hàng hóa tiên tiến vững mạnh
- Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006
của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học công nghệ về việc: Hướng dẫn chế độ khoán
phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm
2010 của Bộ Tài chính-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc:
Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với


17
hoạt động khuyến nông;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khính doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/4/2012
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn
2011-2020;
- Quyết định số 3246/QĐ-BNN-KHCN ngày 27 tháng 12 năm 2012 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chiến lược phát triển
khoa học và công nghệ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn
2013-2020;
- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 1600/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Hà Nam
giai đoạn 2016-2020
- Quyết định số 267/QĐ –UBND ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chủ
tịch UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt kế hoạch phát triển chăn nuôi bò
sữa năm 2018
- Luật Khoa học và Công nghệ, Quốc hội khóa 13 (29/2013/QH13) ban
hành ngày 18 tháng 6 năm 2013, có hiệu lực ngày 01/01/2014.
- Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 22/08/2007 của UBND tỉnh
Hà Nam về việc Ban hành định mức phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề
tài, dự án khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
1.3. Cơ sở thực tiễn
Ngành Chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay có xu hướng chuyển dịch rõ
ràng, từ quy mô chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung
và thâm canh với quy mô lớn như trang trại, gia trại, ứng dụng khoa học công


18
nghệ kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh sự phát triển đạt được, ngành
chăn nuôi vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ những dịch bệnh, ô
nhiễm môi trường (ÔNMT) tại các vùng nông thôn ngày càng trở nên nghiêm
trọng. Theo một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng, nguyên nhân chính gây
ô nhiễm là do chăn nuôi nhỏ lẻ, không kiểm soát được xả thải ra môi trường.
Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát ở Việt Nam, chăn nuôi quy mô trang trại và
thâm canh, mặc dù có áp dụng biện pháp xử lý môi trường, nhưng vẫn gây

ÔNMT nghiêm trọng do các nguyên nhân về công tác quản lý môi trường và
áp dụng công nghệ chưa phù hợp.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có
khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và 23.500 trang trại chăn
nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi lợn (khoảng 4 triệu hộ)
và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362 triệu con gia cầm, 29 triệu
con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra
môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ
khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá
ăn,…), còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã bị lãng phí và phần lớn thải ra
môi trường gây ô nhiễm. Chất thải của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt
pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken ( là những kim loại nặng)… và các vi sinh vật
gây hại khác không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm
rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.
Nguyên nhân chính được xác định gây ÔNMT trong ngành chăn nuôi
là do các trang trại sử dụng nhiều nước. Kết quả khảo sát cho thấy, các trang
trại chăn nuôi sử dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn để bán
làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn từ các trang trại nuôi gà hầu như được tiêu
thụ hết cho mục đích trồng rau, hoa, cây cảnh; hiện nay hình thành tự phát
một hệ thống thu gom phân trâu bò khô từ đồng bằng sông Cửu Long đến
vùng Nam Trung bộ để bán cho các cơ sở chế biến phân bón hữu cơ tại Tây
Nguyên phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su…; chất thải
rắn thu gom từ chăn nuôi lợn nái (do nuôi lợn nái không được sử dụng nhiều
nước) luôn được tiêu thụ tốt. Do vậy, có thể nói trong chăn nuôi sử dụng ít
nước, chất thải rắn từ chăn nuôi luôn có thể thu gom để bán nên không còn


19
nhiều để thải ra môi trường. Chỉ có chăn nuôi lợn thịt hoặc chăn nuôi bò sữa
quy mô công nghiệp sử dụng nhiều nước (theo các quy trình chăn nuôi thâm

canh quy mô lớn) mới là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường do chất
thải lỏng từ các trang trại này không thể thu gom nên chỉ còn cách xả trực tiếp
hoặc gián tiếp (thông qua các hầm khí sinh học (KSH)) xuống nguồn nước.
Mặt khác, công tác quản lý môi trường chưa đáp ứng được với nhu cầu
của thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
theo QCVN 40:2011/BTNMT trước kia và QCVN 62-MT:2016/BTNMT hiện
nay đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công nghệ xử lý môi trường
hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp ứng yêu cầu đặt ra do
chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả để theo kịp các quy định
về xả thải môi trường. Do khó có thể đáp ứng quy định xả thải nên ở nhiều nơi,
việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường của các trang trại chỉ mang tính đối
phó. Vẫn còn tâm lý ưu tiên phát triển kinh tế, giảm nhẹ yếu tố môi trường ở
nhiều cấp chính quyền địa phương nên việc quản lý và xử lý môi trường chăn
nuôi còn mang nặng tính hình thức.
Những năm vừa qua, biện pháp KSH được người dân và các cấp chính
quyền ưu tiên sử dụng, tuy nhiên vẫn còn có nhiều khó khăn, bất cập. Đối với
các công trình KSH quy mô nhỏ, hiện tượng quá tải công suất xử lý (quy mô
chăn nuôi thay đổi thường xuyên trong khi dung tích của hầm KSH là cố
định) và khí ga thừa không sử dụng hết, xả trực tiếp ra môi trường là nguyên
nhân phổ biến gây ô nhiễm môi trường. Đối với chăn nuôi quy mô trang trại,
công nghệ KSH chưa thực sự đem lại lợi ích về kinh tế (làm hầm KSH tốn
diện tích đất, tốn chi phí đầu tư lớn nhưng không đem lại nguồn thu bổ sung
cho chủ trang trại), có tác động tiêu cực về môi trường (khí ga sinh ra hầu như
không sử dụng, xả trực tiếp ra môi trường, hầm KSH không được quan tâm
vận hành, hỏng không được sửa chữa do chủ trang trại không có động lực để
bỏ chi phí ra duy trì vận hành hệ thống nhằm đảm bảo hiệu quả xử lý môi
trường) và hậu quả xấu về xã hội (việc áp dụng biện pháp xử lý môi trường
chỉ mang tính hình thức, đối phó lẫn nhau giữa các chủ trang trại và các cấp
quản lý).



20
Qua khảo sát của Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP)
do Bộ NN&PTNT thực hiện, hầu hết các hộ dân lựa chọn xây lắp các công
trình KSH quy mô nhỏ dưới 15 m3 vì lý do đây là dung tích phù hợp với nhu
cầu sử dụng khí ga đun nấu của hộ gia đình, do vậy, đem lại hiệu quả đầu tư
cao nhất. Phần lớn khí ga sinh ra từ các công trình KSH quy mô lớn hơn 50
m3 đã và đang không được sử dụng hết và xả bỏ ra ngoài môi trường. Nguyên
nhân chính của việc xả bỏ khí ga là do các công nghệ sử dụng khí ga để phát
điện, thắp sáng, chạy máy... còn nhiều hạn chế như hay hỏng vặt, giá thành
cao, không phù hợp với điều kiện của Việt Nam,...dẫn đến không đem lại hiệu
quả kinh tế thực sự cho người sử dụng.
Có thể nói, hiện trạng quản lý môi trường chăn nuôi hiện nay đang
còn nhiều bất cập về quản lý, bế tắc về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi
quy mô trang trại, thiếu sự quan tâm thỏa đáng của các cấp chính quyền về
quản lý và sự đầu tư nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp,
bền vững, giúp vừa xử lý môi trường chăn nuôi lại vừa mang lại thu nhập bổ
sung, tạo động lực cho người dân áp dụng các biện pháp BVMT.
Tỉnh Hà Nam những năm qua đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ mới về xử lý chất thải chăn nuôi. Do đó, năng suất, sản lượng, vật
nuôi không ngừng được nâng lên.
Tuy nhiên, chăn nuôi bò sữa ở Hà Nam còn tồn tại một số hạn chế: Phát
triển chăn nuôi thiếu quy hoạch, không gắn kết được để phát triển thành vùng
tập trung. Các địa phương chưa quản lý tốt đàn bò, chưa có giải pháp quyết
liệt để bố trí dành đất trồng cỏ chăn nuôi bò sữa nên hầu hết các chủ hộ chưa
chủ động được hoàn toàn được thức ăn xanh cho bò. Hà Nam chưa có đội ngũ
kỹ thuật cơ sở chuyên về bò sữa nên hiệu quả tư vấn, chuyển giao kỹ thuật
cho các hộ chăn nuôi còn hạn chế. Quy mô chăn nuôi của các hộ dân còn nhỏ,
đất trồng cỏ còn hạn chế, chất lượng cơ giới hóa trong chăn nuôi thấp, chi phí
cho sản xuất cao, tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chưa được

cải thiện. Tốc độ phát triển đàn bò chậm, chăn nuôi còn mang tính thủ công,
hộ dân chưa thực sự đầu tư cho chăn nuôi bò sữa và gặp khó khăn về nguồn
vốn đầu tư. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm và sáng tạo công nghệ chưa
thật sự trở thành yếu tố quan tâm của nông dân và các nhà khoa học trong


21
tỉnh, nên sự đóng góp từ kết quả nghiên cứu KH&CN vào phát triển chăn
nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi chưa nhiều. Chất lượng lao động trong lĩnh
vực chăn nuôi vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển (chủ yếu là lao
động phổ thông). Khó khăn về nguồn vốn đầu tư, trong khi điều kiện kinh tế
của người nông còn hạn chế, việc tiếp cận của người nông dân với tín dụng
của nhà nước còn nhiều khó khăn do thủ tục còn rườm rà. Việc tích tụ tập
trung những diện tích đất đai nhỏ lẻ để xây dựng cánh đồng cỏ cho bò còn hạn
chế, do đó khó có thể khuyến khích nông dân mở rộng chăn nuôi. Chính sách
đất nông nghiệp chưa khuyến khích nông dân bảo vệ đất và đầu tư dài hạn
vào đất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa còn hạn hẹp, không ổn định, khả
năng cạnh tranh còn thấp. Người nông vẫn phải tự tổ chức sản xuất, tự tìm
kiếm thị trường tiêu thụ. Thiếu sự vào cuộc, tham gia của các Doanh nghiệp.
Hiện tại, chỉ mới có hai Doanh nghiệp thu mua sữa: Công ty Friesland
Campina Hà Nam, Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk.
Năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã phê duyệt đề tài: “Xây
dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa sử dụng kỹ thuật tách rắn- lỏng
bằng thiết bị di động”cho công ty cổ phần gạch Nhân Hòa do ông Trần Đức
Năm làm chủ nhiệm đề tài. Được sự hướng dẫn của Cán bộ trung tâm ứng
dụng khoa tiến bộ khoa học công nghệ và chuyên viên phòng Khoa học- Sở
Khoa học và Công nghệ, công ty đã lắp đặt thiết bị, vận hành và nghiên cứu
xử lý chất thải chăn nuôi bò sữa cho 01 trang trại và 5 hộ chăn nuôi bò sữa.
Với công nghệ tách rắn, lỏng chất thải chăn nuôi, công suất mỗi giờ có thể xử
lý được từ 10-15 m3 chất thải. Với quy mô trang trại 100 con bò sữa và 5 hộ

dân chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Lý Nhân với quy mô mỗi hộ từ 10
đến 20 con/hộ thì thiết bị tách rắn lỏng di động phải vận hành 1 lần/ ngày là
có thể xử lý được toàn bộ lượng chất thải trước khi xả ra môi trường. Việc
ứng dụng công nghệ tách rắn, lỏng không những xử lý được ô nhiễm môi
trường chăn nuôi mà còn tận dụng được nguồn chất thải này để làm phân bón
cho cây trồng. Những ưu điểm của công nghệ này đã được sở Khoa học và
công nghệ Hà Nam tham gia giám sát và đang làm thủ tục nghiệm thu đề tài.
Việc vận hành sử dụng thiết bị tách rắn – lỏng hết sức đơn giản, chỉ cần
2 công nhân là có thể xử lý được chất thải hàng ngày của trang trại bò sữa.


22
Hơn nữa, sau khi xử lý chất thải, phần chất thải rắn đã được đóng vào bao để
bán cho người dân bón cho cây trồng, tăng thêm thu nhập, phần chất thải lỏng
được đưa vào hệ thống biogas xử lý tiếp. chất thải lỏng sau xử lý được thải ra
môi trường đảm bảo Quy chuẩn Việt Nam theo quy định.
Từ căn cứ thực tiễn trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề án: " Nâng cao
chất lượng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải
chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2018 - 2022" nhằm khắc phục
những hạn chế trong việc ứng dụng KH&CN trong xử lý chất thải chăn
nuôi bò sữa tỉnh Hà Nam.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà Nam ảnh hưởng đến việc nâng cao
chất lượng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải
chăn nuôi bò sữa
* Vị trí địa lý
Tỉnh Hà Nam nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Đông Bắc giáp
với tỉnh Hưng Yên; Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình; Phía Đông Nam giáp tỉnh
Nam Định; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía

Bắc giáp với thành phố Hà Nội. Gồm 6 đơn vị hành chính: thành phố Phủ Lý,
huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và
huyện Bình Lục, với 6 phường, 7 trị trấn và 103 xã.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 86.195,6 ha. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 54.409,1 ha, chiếm 63,12%
- Đất lâm nghiệp: 6.252,1 ha, chiếm 7,25% ha;
- Đất nhà ở: 5.777,6 ha, chiếm 6,7%;
- Đất chuyên dùng: 16.564,2 ha, chiếm 19,22%;
- Đất chưa sử dụng: 3.192,6 ha, chiếm 3,7% ha.
Hà Nam nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam, trên địa
bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua với chiều dài gần
50km và các tuyến đường bộ: quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên


23
huyện, liên xã, thị trấn đã được dải nhựa hoặc bê tông hoá, hơn 200 km đường
thuỷ với 42 cầu đã được xây dựng kiên cố và hàng nghìn km đường giao thông
nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá.
* Đặc điểm địa hình
Tỉnh Hà Nam có 3 dạng địa hình: núi đá vôi, đồi thấp và đồng bằng.
- Địa hình núi đá vôi: chiếm diện tích lớn, độ cao tuyệt đối lớn nhất
+419m. Đây là một bộ phận của dải đá vôi kéo dài từ Mỹ Đức (Hà Nội) qua
huyện Kim Bảng đến vùng Đồng Giao (Ninh Bình).
- Địa hình đồi thấp: gồm các dải đồi bát úp nằm xen kẽ hoặc ven rìa địa
hình núi đá vôi, tạo thành một dải (dải thôn Non - Chanh Thượng) hoặc các
chỏm độc lập ở các xã Thanh Bình và Thanh Lưu thuộc huyện Thanh Liêm.
- Địa hình đồng bằng: Chiếm diện tích rộng lớn ở các huyện Duy Tiên,
Bình Lục, Lý Nhân, thành phố Phủ Lý và một phần thuộc các huyện Kim
Bảng, Thanh Liêm.
* Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn

Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng và ẩm ướt.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung
bình khoảng 1.300-1.500giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ
trung bình trên 20oC (trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25 oC) và
chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưói 20 oC, nhưng không có tháng nào nhiệt
độ dưới 16oC.
Lượng mưa trung bình khoảng 1.900mm, năm có lượng mưa cao nhất là
3.176 mm (năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất là 1.265,3mm (năm 1998).
Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung
bình dưới 77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3
(95,5%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%).
Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi
khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng
năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m 3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển
qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ


24
các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng đủ đáp ứng cho
nhu cầu phát triển KT - XH. Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn: sông
Hồng, sông Đáy, sông Châu. Sông Hồng có vai trò tưới tiêu quan trọng và tạo
nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam ảnh hưởng đến
việc nâng cao chất lượng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong việc xử
lý chất thải chăn nuôi bò sữa
Theo báo cáo của UBND tỉnh, Tổng sản phẩm trong tỉnh trong tỉnh năm
2017 ước đạt 31.398,4 tỷ đồng, tăng 11,03% so với năm 2016. GRDP bình
quân đầu người ước đạt 47,24 triệu đồng, tăng 10,4% so với năm 2016.
Cơ cấu kinh tế ước đạt: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 11,6%, Công nghiệp

– xây dựng 60,4%, Dịch vụ 28%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
(giá SS2010) ước đạt 7.644 tỷ đồng, giảm 3,1% so với năm 2016; Giá trị sản
xuất công nghiệp (giá SS 2010) ước đạt 78.032,7 tỷ đồng, tăng 13,8% so với
năm 2016 Thu cân đối ngân sách Nhà nước ước đạt 6.150 tỷ đồng, tăng 31%
so với năm 2016 và đạt 127,8% dự toán Trung ương, 122% dự toán địa
phương Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.742 triệu USD, tăng 39,3% so với
năm 2016, bằng 116,1% kế hoạch năm Tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh
thu dịch vụ ước đạt 19.123 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2016, bằng
100,1% kế hoạch năm Vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 29.400 tỷ đồng, tăng
25,1% so với năm 2016, bằng 100% kế hoạch năm Giảm tỷ lệ sinh dân số ước
đạt 0,11%o, đạt kế hoạch Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn
11,8%, đạt kế hoạch Số bác sỹ/10.000 dân ước đạt 6,7 bác sỹ, đạt kế hoạch.
Số giường bệnh/10.000 dân ước đạt 21,8 giường, vượt kế hoạch. Tỷ lệ hộ
nghèo còn 3,44%, giảm 0,8% so với cuối năm 2016, vượt kế hoạch. Lao động
được giải quyết việc làm mới: 16.050 lao động, đạt 100% kế hoạch năm;
trong đó xuất khẩu 1.010 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn
3,2%, đạt kế hoạch. Năng suất lao động ước đạt 81,4 triệu đồng/người, tăng
10,3% so với năm 2016 Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 59%, trong đó qua
đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 49%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp/tổng lao
động xã hội còn 40%, đạt kế hoạch. Tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế ước đạt
84,5%, vượt kế hoạch. Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá ước đạt


25
88%, đạt kế hoạch. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch, nước
hợp vệ sinh theo tiêu chí mới ước đạt 93,5%, trong đó nước sạch theo TCYT
50%; đạt kế hoạch. Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom đạt 100%, trong đó xử
lý 100%. Tỷ lệ rác thải nông thôn được thu gom 95%, trong đó xử lý 75%; đạt
kế hoạch. Tỷ lệ các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có hệ thống xử lý
nước thải tập trung đạt 6,3%, đạt kế hoạch. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 78

xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt kế hoạch. Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 26,1%,
đạt kế hoạch.Diện tích nhà ở bình quân ước đạt 23,5 m 2/người, vượt kế hoạch.
Giảm tai nạn giao thông cả năm ước đạt > 5%, đạt kế hoạch. Vụ đông, diện
tích, năng suất, sản lượng các cây trồng tăng so với cùng kỳ. Vụ xuân, năng
suất lúa đạt 66,7 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ xuân năm 2016. Hoàn thành
gieo cấy 32.465,4 ha lúa mùa trong khung thời vụ song do ảnh hưởng của
mưa lũ bất thường đã làm giảm năng suất và sản lượng. Sản lượng lương thực
cả năm ước đạt 411.228,4 tấn, giảm 6,5% so với năm 2016.
Chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn gặp khó khăn về giá và thị trường tiêu
thụ cộng thêm thiệt hại do mưa lũ nên tổng đàn giảm mạnh. Ước thời điểm
1/10, tổng đàn lợn có 460.052 con, giảm 36%; đàn gia cầm có 6.490 nghìn
con, tăng 0,9% so với cùng kỳ 2016. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả
năm ước đạt 72.126,3 tấn, giảm 4,5%; gia cầm hơi 15.889,3 tấn, tăng 0,2% so
với năm 2016. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển chăn
nuôi bò sữa; chấp thuận chủ trương đầu tư, tập trung tháo gỡ khó khăn trong
thuê quyền sử dụng đất để Công ty Vinamilk triển khai dự án trang trại chăn
nuôi bò sữa (quy mô 4.000 con) tại xã Thanh Nguyên – huyện Thanh Liêm.
Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai mạnh
mẽ, tích cực, tập trung thực hiện các Chương trình, Đề án phát triển sản xuất,
nâng cao đời sống người dân, cứng hóa đường trục chính nội đồng, triển khai
Kế hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Duy Tiên, Kim Bảng. Đến hết năm
2017, toàn tỉnh dự kiến có 78 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 19 xã so với
cuối năm 2016; 2 huyện Kim Bảng và Duy Tiên đạt chuẩn nông thôn mới.
Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và phát
triển so với cùng kỳ. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trưởng 11%. Thực hiện
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, sản xuất sản phẩm


×